Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập lớn CNKHXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.66 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-------***-------

BÀI TẬP LỚN
Môn học: Chủ nghĩa khoa học – xã hội

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ GIA ĐÌNH VÀ SỰ
VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH GIA ĐÌNH
MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ tên: Vương Hoàng Minh Ngọc
MSV: 11202896
Lớp Học Phần: NNNL1107(220)CLC_17

MỤC LỤC
1


A. TÍNH QUAN TRỌNG
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt trong cơ cấu của xã hội. Sự ổn định và phát triển
của gia đình có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn định và phát triển xã hội. Việt
Nam là một trong số những nước có truyền thống tơn trọng gia đình. Ở Việt Nam, gia đình là
nền tảng, là tế bào của xã hội vì vậy tất cả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều có
tác động trực tiếp, liên quan mật thiết đến vấn đề gia đình. Tuy nhiên, đã có một thời gian dài do
phải tập trung giải quyết các vấn đề giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước nên
chúng ta đã khơng có điều kiện để nghiên cứu về gia đình. Trong số những gia đình ở nước ta,
bên cạnh những bước phát triển mới, tiến bộ, thuận lợi cũng phải đối diện với rất nhiều thách
thức và bước đầu có những dấu hiệu của sự khủng hoảng. Những định hướng về xây dựng giá
trị, chuẩn mực gia đình trong thời kỳ mới chưa rõ ràng và chưa trở thành học thuyết cho các gia
đình noi theo. Bởi vậy, nghiên cứu về gia đình nhằm xây dựng những luận cứ khoa học cho việc


củng cố và phát triển chính sách gia đình mới là một trong những vấn đề quan trọng đối với sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay. Và đây cũng là lí do để em chọn đề
tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đinh và sự vận dụng của Đảng ta trịn xây
dựng chính sách gia đình mới ở Việt Nam hiện nay”

B. NỘI DUNG CHÍNH
2


Phần I. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề nghiên cứu
1. Quan niệm
Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng “Quan hệ thứ ba tham
dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình,
con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ,
cha mẹ và con cái, đó là gia đình”. Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan
hệ hôn nhân (vợ với chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ với con cái)
Trong gia đình, ngồi hai mối quan hệ cơ bản, còn các mối quan hệ khác giữa ông bà với
cháu chắt, giữa anh chị em, giữa cơ dì chú bác với cháu,v.v.. Ngày nay, ở Việt Nam cũng như
trên thế giới còn thừa nhận quan hệ cha mẹ nuôi (người đỡ đầu) với con nuôi (được công nhận
bằng thủ tục pháp lý) trong quan hệ gia đình. Dù hình thành từ hình thức nào, trong gia đình tất
yếu nảy sinh quan hệ ni dưỡng, đó là sự quan tâm chăm sóc từ các thành viên về cả vật chất
và tinh thần. Nó vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là quyền lợi thiêng liêng.
Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và
củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với
những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
2. Vị trí của gia đình trong xã hội
Gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình có vai trị quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội.
Ph.Ăngghen chỉ rõ rằng theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định trong lịch sử là sản xuất

và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là
sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó, mặt khác là
sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những trật tự xã hội, trong đó những
con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống là do hai loại
sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là trình độ phát
triển của gia đình.
Gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội. Khơng có
gia đình để tái tạo con người thì xã hội khơng thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy, muốn có
một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt.
Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chất của từng
chế độ xã hội, đường lối chính sách của giai cấp cầm quyền và phụ thuộc vào bản thân mô mỗi
3


hình thức gia đình trong lịch sử. Vì vậy, trong mỗi giai đoạn của lịch sử, tác động của gia đình
đối với xã hội khơng hồn tồn giống nhau. Khi con người được n ấm, hịa thuận trong gia
đình thì mới có thể yên tâm lao động, sáng tạo, đóng hóp sư mình cho xã hội và ngược lại.
Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn
đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của
mỗi thành viên.
Trong suốt cả cuộc đời, từ khi nằm trong bụng mẹ đến lúc nhắm mắt, mỗi cá nhân đều gắn
bó chặt chẽ với gia đình. Gia đình là mơi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương,
chăm sóc và phát triển. Sự hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề quan trọng cho sự hình thành,
phát triển nhân cách, thể lực và trí lực để trở thành người cơng dân tốt. Chỉ trong mơi trường gia
đình yên ấm, cá nhân mới cảm thấy hạnh phúc, có động lực để trở thành con người tốt cho xã
hội.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống. Trong gia đình có những
mối quan hệ tình cảm thiêng liêng mà khơng cộng đồng nào có được và có thể thay thế.

Tuy nhiên, mỗi cả nhân lại khơng thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình mà cịn có
nhu cầu quan hệ xã hội với những người khác. Gia đình là nơi đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ
xã hội của mỗi cá nhân, là nơi cá nhân học và thực hiện quan hệ xã hội.
Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân.
Nhiều thông tin, hiện tượng của xã hội thông qua gia đình mà tác động tiêu cực hay tích cực đến
sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống, v..v. Có những vấn đề quản lý xã
hội phải thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến cá nhân. Chính vì vậy, ở bất cứ xã
hội nào, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêu cầu của mình đều coi trọng việc xây
dựng và củng cố gia đình. Vậy nên, mỗi chế độ xã hội lại có đặc điểm của gia đình khác nhau.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, để xây dựng xã hội bình đẳng, phụ nữ được giải
phóng bởi giai cấp cơng nhân bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, thực hiện sự bình
đẳng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Nếu khơng giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa
xã hội chỉ một nửa”. Vì vậy, quan hệ gia đình trong chủ nghĩa xã hội có đặc điểm khác về chất
so với chế độ xã hội trước đó.
3. Chức năng cơ bản của gia đình
Chức năng tái sản xuất ra con người

4


Đây là chức năng đặc thù của gia đình mà khơng cộng đồng nào có thể thay thế. Chức năng
này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, nhu cầu duy trì nịi giống
mà còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội
Việc thực hiện chức năng này diễn ra trong riêng từng gia đình nhưng là lại là vấn đề xã hội
bởi nó quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lao động của một quốc gia và quốc tế, một yếu
tố cấu thành của tồn tại xã hội. Thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người liên quan chặt chẽ
đến sự phát triển mọi mặt của xã hội. Vì vậy, tùy theo nhu cầu ở từng nơi, chức năng này được
thực hiện theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích. Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
ảnh hưởng đến nguồn lực lao động mà gia đình cung cấp.
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

Bên cạnh việc tái sản xuất ra con người, gia đình cịn có trách nhiệm ni dưỡng, dạy dỗ con
cái trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng,
trách nhiêm của cha mẹ đối với con cái và đồng thời là trách nhiệm của gia đình đối với xã hội.
Thực hiện chức năng này, gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách,
lối sống con người bởi ngay từ khi sinh ra, mỗi người đều chịu sự giáo dục trực tiếp từ cha mẹ
và người thân. Vì vậy, gia đình là một mơi trường văn hóa, giáo dục mà mỗi thành viên đều là
chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa đồng thời cũng là người thụ hưởng, là khách thể chịu sự
giáo dục của các thành viên khác trong gia đình.
Chức năng ni dưỡng, giáo dục có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đến cuộc đời mỗi thành
viên. Với chức năng này, gia đình góp phần lớn vào việc đào tạo thế hệ tương lai của xã hội,
cung cấp và nâng cao chất lượng nguồn lao động để duy trì xã hội, đồng thời mỗi cá nhân từng
bước xã hội hóa. Vì vậy, giáo dục của gia đình gắn liền với giáo dục của xã hội. Do vậy, cần
tránh khuynh hướng coi trọng giáo dục gia đình mà hạ thấp giáo dục của xã hội hoặc ngược lại.
Bởi cả hai khuynh hướng ấy đều khiến mỗi cá nhân khơng thể phát triển tồn diện.
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu và tư liệu tiêu
dùng. Tuy nhiên, gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất sức
lao động cho xã hội. Bên cạnh đó, gia đình cịn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội. Gia đình
thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng để duy trì đời sống về lao động sản xuất cũng như các
sinh hoạt trong gia đình. Đó là việc sử dụng hợp lý các khoản thu nhập và sử dụng quỹ thời gian
nhàn rỗi đẻ tạo môi trường lành mạnh cho mỗi thành viên suy trì sở thích, nâng cao sức khỏe.
Ở các hình thức gia đình khác nhau hoặc cùng một hình thức nhưng tùy thuộc từng giai đoạn
phát triển của xã hội mà chức năng kinh tế của gia đình có sự khác nhau. Vị trí, vai trị và mối
quan hệ của kinh tế gia đình với các đơn vị khác cũng khơng giống nhau.
Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh
thần của các thành viên trong gia đình. Đồng thời, gia đình phát huy tiềm năng để đóng góp vào
5


quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải, sự giàu có của xã hội. Thực hiện tốt chức năng này

tạo cho gia đình có cơ sở để tổ chức tốt đời sống và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, thỏa mãn nhu cầu về tình cảm, tinh thần cho
các thành viên để đảm bảo sự cân bằng tâm lý. Gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là
nơi nương tựa về mặt tinh thần và cả vật chất. Việc duy tri tỉnh cảm gia đình quyết định đến sự
ổn định và phát triển của xã hội bởi khi tình cảm gia đình bị rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã
hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ.
Chức năng văn hóa, chính trị
Gia đình là nơi lưu truyền truyền thống văn hóa dân tộc cũng như tộc người. Những phong
tục tập quán của cộng đồng được thực hiện trong gia đình. Gia đình cịn là nơi sáng tạo và thụ
hưởng những giá trị văn hóa đạo đức xã hội. Với chức năng chính trị, gia đình là một tổ chức
chính trị của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy chế làng
xã, hưởng lợi từ hệ thống pháp luật. Gia đình là là cầu nối mối quan hệ giữa nhà nước với nhân
dân.

II. Lý luận về sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng chính sách gia đình mới ở Việt
Nam hiện nay
1. Sự quan tâm của Đảng trong việc xây dựng chính sách gia đình mới
Đảng và Nhà nước rất chú ý đến xây dựng gia đình hạnh phúc. Bởi vì gia đình là “tế bào xã
hội”, gia đình có vị trí quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội,
là một trong những nhân tố quyết định sự hưng thịnh của mỗi cộng đồng - quốc gia. Xã hội
muốn phát triển ổn định, bền vững, trước hết từng “tế bào” phải phát triển lành mạnh, bền vững.
Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hơn nhân và gia đình, tháng
10-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia
đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt
hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú
ý hạt nhân cho tốt” (Hồ Chí Minh tồn tập, 2011)
Vận dụng sáng tạo những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về gia đình, vị trí của gia
đình trong mối quan hệ cá nhân và xã hội, sự tác động biện chứng của những yếu tố ấy và sự
cần thiết phải giải quyết quan hệ bất bình đẳng trong gia đình là những định hướng có ý nghĩa

lý luận và thực tiễn sâu sắc. Từ đó có những định hướng đúng và biện pháp phù hợp để giải
quyết những vấn đề đang đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về gia đình ở nước ta là một
6


trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững hiện nay. Tại Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, một lần nữa, Đảng ta đã khẳng định thực hiện
mục tiêu: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” cũng chính là thể hiện
quyết tâm cao trong hiện thực hóa các mục tiêu trong “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” ở Việt Nam.
2. Những nội dung cơ bản trong việc xây dựng chính sách gia đình mới ở Việt Nam
Thứ nhất, gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội; là yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành
công của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để gia đình Việt Nam
phát huy đầy đủ vai trị của mình, Đảng và nhà nuớc chủ trương xây dựng gia đình no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, văn minh, là tế bào lành mạnh của xã hội. Mọi chính sách về gia đình đều nhằm
phục vụ mục tiêu này.
Thứ hai, xây dựng chính sách gia đình mới là sự tổng hịa, đồng bộ của hệ thống các đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan; đặc biệt là các chính sách
về kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục… nhưng
trong đó các yếu tố nội sinh từ gia đình là phát huy giá trị các mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình, giáo dục đạo đức, lối sống gia đình, phịng, chống bạo lực gia đình có vai trị
quyết định.
Thứ ba, gia đình có vai trò quyết định đến việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Được hội tụ đầy đủ các yếu tố như sức khỏe, trí tuệ, năng lực, bản lĩnh chính trị, nhân cách, đạo
đức. Vừa nắm bắt được những giá trị tiên tiến của thế giới, vừa lưu giữ được những giá trị
truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và phải dựa trên sự gắn kết ba mối quan hệ: gia đình nhà trường - xã hội, đó chính là nhân tố quyết định đến việc xây dựng gia đình hạnh phúc.
Thứ tư, gia đình là nơi lưu giữ, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của
dân tộc thơng qua giáo dục gia đình, sự truyền đạt tiếp nối giữa các thế hệ trong gia đình. Vì
vậy các cấp, các ngành liên quan nên tập trung nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia
đình; cung cấp và hướng dẫn những kiến thức, kỹ năng xây dựng đời sống gia đình.

Thứ năm, việc xây dựng gia đình hạnh phúc phải gắn với xây dựng từng gia đình và trong
các phong trào khác ở khu dân cư, thơn, xóm, ấp,..v.v.
3. Thực trạng sự vận dụng của Đảng trong việc xây dựng chính sách gia đình mới ở Việt
Nam hiện nay

7


Sau hơn 30 năm đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi tạo thời cơ và thách
thức mới đối với từng gia đình Việt Nam. Quan điểm và chính sách của Đảng và nhà nước ta về
gia đình đã có những biến đổi rõ nét dựa trên nền tảng tư tưởng từ giai đoạn trước.
Thông báo kết luận số 26 của Ban Bí thư đã khẳng định “Xây dựng gia đình là vấn đề lớn,
hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại”. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao
nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đồn thể và cộng đồng về tầm
quan trọng, vị trí và vai trị của gia đình và cơng tác xây dựng gia đình trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Ban Bí thư, 2011).
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 đã nêu ra các mục tiêu cụ thể trong đó
nhấn mạnh “Phát huy vai trị của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng mơi trường
văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân
cách”. Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cần được tập trung là “Thực hiện chiến lược phát triển
gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, ni dưỡng nhân cách văn hóa
và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no
ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu
biểu, có nền nếp, ơng bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hịa thuận, anh chị em
đồn kết, thương u nhau...”.
Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng khi đề cập đến lĩnh vực gia đình trong nội dung
“Xây dựng, phát triển văn hóa, con người” đã đưa ra nhiệm vụ sau “Thực hiện chiến lược phát
triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,
hạnh phúc, văn minh” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2016). Cũng tại Báo cáo này, Đảng
xác định “Coi trọng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo

vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em; xây dựng gia đình hạnh phúc. Tiếp tục đổi mới, hồn
thiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, chế độ thai sản, nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh,
bình đẳng giới. Thực hiện tốt chiến lược dân số, gia đình, chương trình hành động vì trẻ em...
đầu tư nâng cao chất lượng dân số, chỉ số phát triển con người, bảo đảm tổng tỷ suất sinh thay
thế, giảm dần sự mất cân bằng tỷ lệ giới tính khi sinh và bảo đảm quyền trẻ em” (Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, 2016).
So với thời kỳ trước, thời kỳ này, vai trị của gia đình trong việc giáo dục đạo đức, lối sống
hình thành nhân cách người Việt Nam và việc gìn giữ phát huy văn hóa gia đình được nhấn
mạnh hơn; gia đình phải tập trung thực hiện vai trị, chức năng này, cũng chính là để xây dựng
gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển bền vững.
Cụ thể hóa đường lối chủ trương của Đảng về gia đình, nhà nước ta ban hành các chính sách,
văn bản cụ thể về gia đình, tập trung vào mục tiêu xây dựng “gia đình no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc và bền vững” đã quy định trong Nghị định số 02/2013/NĐ-CP (Bộ VHTTDL,
2013).
Các văn bản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như Chiến lược phát triển gia đình Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Nghị quyết Chương trình hành động của Chính phủ thực
8


hiện Thơng báo kết luận số 26 của Ban Bí thư, Đề án tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày
Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm, Chương trình hành động quốc gia về phịng chống bạo lực
gia đình, Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình, Quyết định lấy tháng
6 hàng năm là Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Đề án về phát huy
mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, Chương trình giáo dục đời sống gia đình đến năm 2020, Chỉ
thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình… Điều
này một mặt hồn thiện hơn chính sách về gia đình của nhà nước ta, mặt khác thể hiện rõ quyết
tâm của Đảng và nhà nước về tập trung nguồn lực xây dựng chính sách gia đình mới.
3.1. Thành tựu
Sau khi có đường lối do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trên lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Việt Nam đã có những tiến bộ tích cực. Cơng tác dân số, kế hoạch hố gia đình, chăm sóc và

giáo dục trẻ em đã tích cực góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, xã hội ngày càng ổn
định và phát triển. Cùng với đó là ý thức xây dựng gia đình được nâng cao, các chức năng từng
bước thực hiện đầy đủ, lợi ích gia đình dần được đảm bảo. Hoạt động kinh tế gia đình từng
bước được phát triển, đời sống vật chất và tinh thần gia đình được cải thiện rõ rệt, trong đó có
một bộ phận gia đình trở nên giàu có. Các mối quan hệ trong gia đình ngày càng được tơn
trọng, bình đẳng và dân chủ,vai trị của phụ nữ được đề cao. Quyền trẻ em, quyền tự do và bình
đẳng trong hơn nhân của các thành viên được khẳng định và tơn trọng. Kết cấu và quy mơ gia
đình ngày càng thu hẹp để hình thành các gia đình "hạt nhân" và sinh đẻ ít con hơn, tạo cơ hội
chăm sóc và ni dạy con tốt hơn. Cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn
hố” đã làm cho xã hội ngày càng có nhiều gia đình văn hố, gia đình hiếu học, tộc họ văn hố,
thơn bản văn hố, góp phần tạo dựng cuộc sống bình n, văn hố hơn, hướng thiện hơn trong
mỗi gia đình và trong tồn cộng đồng xã hội. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người
có cơng thu hút sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, thể hiện tinh thần “uống nước
nhớ nguồn” của dân tộc và tô đậm thêm giá trị nhân văn của gia đình Việt Nam.
Xây dựng gia đình mới XHCN trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp nhất của gia đình
truyền thống, đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại về gia đình đó là, phải biết "gạn đục
khơi trong" gạt bỏ và hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm tạo sự phát triển của từng gia đình và
xã hội, phải dựa trên cơ sở "Hơn nhân tiến bộ" coi tình u chân chính là cơ sở tinh thần chủ
yếu. Hôn nhân "một vợ một chồng" đồng thời phải xây dựng mối quan hệ bình đẳng, thương
u, có trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình. Xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và
cộng đồng với các tổ chức chính trị, xã hội khác, đảm bảo các quyền lợi cho phụ nữ và bảo đảm
sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.
3.2. Tồn tại, hạn chế
9


Tuy nhiên, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và trước những tác
động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Việt đang có nhiều thay
đổi sâu sắc, nhiều giá trị gia phong truyền thống tốt đẹp bị mai một.
Xu hướng rõ nét nhất là gia đình ở cả khu vực thành thị và nông thôn đang thay đổi sang mơ

hình gia đình hạt nhân. Điều này dẫn tới thực trạng là giảm thiểu các giá trị truyền thống và
tăng thêm trạng thái lỏng lẻo, thiếu gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Một số vấn đề
tiêu cực của gia đình trong xã hội hiện đại đã tác động đến việc xây dựng, phát triển văn hóa, xã
hội lành mạnh, trong đó đáng báo động nhất là tình trạng bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng
do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em. Một trong
những nguyên nhân là do sự tác động của mặt trái xu thế tồn cầu hố, nhận thức về vị trí, vai
trị của gia đình chưa đầy đủ vì thế mà những giá trị của gia đình truyền thống chưa thật sự
được quan tâm, chưa thấy hết và khai thác tốt tiềm lực kinh tế gia đình.
Tình trạng ly hôn, ly thân ngày càng gia tăng kéo theo những hệ lụy khơng nhỏ đối với từng
gia đình và tồn xã hội: trẻ em không được quan tâm, tiếp thu văn hóa phẩm tiêu cực, bỏ học
lang thang kiếm sống, vi phạm pháp luật…
Mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội, nhiều tệ nạn
xã hội "tấn công" vào các gia đình, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của con người
và các mối quan hệ trong gia đình; quan hệ vợ chồng, anh em, làng xóm bị phai mờ, giá trị tinh
thần bị xem nhẹ; những thay đổi của xã hội đã kéo theo sự thay đổi của gia đình, khiến cho các
quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo; nhiều gia đình có điều kiện, cha mẹ mải lo làm ăn, cơng
tác, khơng có thời gian quan tâm giáo dục con cái dẫn đến con cái hư hỏng, sa vào tệ nạn xã
hội.
4. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng chính sách gia đình mới ở Việt Nam hiện nay
Vì vậy, để thực hiện thành cơng “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030” và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng sắp tới về gia đình, xây dựng gia
đình thực sự no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh cần phải có một số giải pháp như sau:
Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các
cấp và sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể nhân dân đối với cơng tác gia
đình nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc bền vững
Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp cần xác định cơng tác gia đình là một trong những nội
dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
xem đây là nhiệm vụ thường xuyên; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể giải quyết những
khó khăn về gia đình và cơng tác gia đình; xố bỏ các tập qn lạc hậu trong hơn nhân và gia
đình; phịng chống các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình; đấu tranh chống lối sống thực dụng, vị

kỷ; tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, nhất là trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình.
Quan tâm một cách thiết thực và toàn diện hơn nữa đối với phụ nữ, nâng cao trình độ và đời
sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò
10


người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người để xây dựng gia
đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc bền vững".
Thứ hai: Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận thức của
các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên gia đình về vị trí, vai trị của gia đình trong
thời kỳ cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của
Nhà nước về hôn nhân và gia đình; giúp các gia đình có kiến thức và kỹ năng sống, chủ động
phòng chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá
truyền thống của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã
hội phát triển.
Thứ ba: Tiếp tục chăm lo, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, bảo đảm cho mỗi gia đình có
đủ điều kiện vật chất để nuôi dưỡng và cho con cái được học hành, được chăm sóc sức khỏe cả
thể chất và tinh thần. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ có liên quan để góp phần củng
cố, ổn định và phát triển kinh tế gia đình; có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình
cho các gia đình chính sách, gia đình các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình đang sinh
sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Thứ tư: Xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ gia đình và cộng đồng;
tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được kiến thức pháp luật, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa
học kỹ thuật và phúc lợi xã hội....

C. KẾT LUẬN
Sau hơn Ba mươi năm Đổi mới đất nước, nhất là từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về xây
dựng gia đình thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, gia đình Việt Nam đã có những đổi thay
tiến bộ vượt trội về mọi mặt. Kinh tế hộ gia đình đã có bước phát triển nhanh, trở thành bộ

phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần to lớn vào quá trình xố đói giảm nghèo.
Cơng tác xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc được Đảng và nhà nước luôn quan tâm, chú
trọng, dành nhiều công sức, nguồn lực chỉ đạo, thực hiện các chương trình, đề án quốc gia
nhằm nâng cao năng lực các gia đình, tạo điều kiện cho các gia đình tiếp cận các chính sách an
sinh xã hội cơ bản... đặc biệt là các gia đình khó khăn có điều kiện vươn lên xây dựng cuộc
sống no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Tuy nhiên, trước những biến đổi của xã hội, tác động của kinh tế thị trường, hội nhập quốc
tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại những thuận lợi và cơ hội phát triển mạnh mẽ
nhưng mặt trái của nó dự báo sẽ có những rủi ro, thách thức khơng nhỏ đến gia đình. Vì vậy,
muốn xây dựng gia đình hạnh phúc cần phải có sự vào cuộc của tồn bộ hệ thống chính trị. Các
cấp, các ngành, các tổ chức đồn thể chính trị xã hội cần quan tâm đẩy mạnh hơn nữa thực hiện
11


Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trong giai đoạn mới. Đảng và Nhà nước phải có những
giải pháp đồng bộ, khơng chỉ hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, mà cần quan tâm hơn nữa
đến cơ quan quản lý nhà nước về gia đình các cấp, đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của công tác gia đình, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm
nhìn 2045.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội – khoa học
2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bổ sung, phát triển
năm 2011
3. Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 – Quyết định số
629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/5/2012.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2013. Văn bản quản lý nhà nước về gia đình và cơng tác gia
đình ở Việt Nam hiện nay. Nxb. Lao động, Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh tồn tập, tập 12. 2011. Nxb. Chính trị quốc gia.
6. Ban Bí thư (2011) Thơng báo kết luận số 26/-TB/TW ngày 09/5/2011.

7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2014. Nghị quyết số 33-NQ/TW Ban Chấp hành Trung
ương Đảng. 2016. Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ Khóa XII của Đảng.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2016. Văn kiện Đảng tồn tập, tập 60. Nxb. Chính trị Quốc gia.

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×