Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Quy luật lượng – chất: Sự chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.82 KB, 14 trang )

Mục lục
Lời nói đầu.................................................................................................................1
1. Nội dung quy luật lượng – chất.............................................................................2
2. Phân tích nội dung quy luật lượng – chất:.............................................................2
2.1 Phạm trù “chất” và phạm trù “lượng”:.............................................................2
2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất
theo quy luật lượng – chất......................................................................................5
3. Ý nghĩa phương pháp luận....................................................................................7
3.1 Để có tri thức đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất
của nó.....................................................................................................................8
3.2 Ta phải tổ chức hoạt động thực tiễn dựa trên sự hiểu biết đúng đắn vị trí, vai
trị và ý nghĩa của sự thay đổi về lượng cũng như sự thay đổi về chất trong sự
phát triển xã hội......................................................................................................8
3.3 Ta phải kiên trì đổi mới trên từng lĩnh vực để tiến tới đổi mới toàn diện đời
sống xã hội.............................................................................................................9
4. Liên hệ thực tiễn....................................................................................................9
4.1 Quy luật lượng chất biểu hiện trong quá trình học tập.....................................9
4.2 Liên hệ ở bản thân..........................................................................................11
5.Kết luận................................................................................................................12
Tài liệu Tham Khảo.................................................................................................13


Lời nói đầu
Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại”
là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của
sự vận động, phát triển. Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng
trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Nếu nhận
thức không đúng quy luật này sẽ dẫn đến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh. Tả
khuynh là phủ nhận sự tích luỹ về lượng, muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn
hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá giới hạn độ nhưng không dám thực
hiện sự thay đổi căn bản về chất Quy luật chuyển đổi giữa lượng và chất và chất là


quy luật cơ bản, phổ biến của phương thức chung của các quá trình vận động, phát
triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Khi lượng thay đổi tất yếu sẽ làm thay đổi
chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại, khi chất thay đổi sẽ tạo nên những biến
đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Đây là quy luật tất yếu, khách quan, phổ
biến của sự vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Chính điều đó nên em đã chọn “ Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng
dẫn đến những thay đổi về chất và ý nghĩa của nó với việc nâng cao chất lượng học
tập của sinh viên” làm đề tài nghiên cứu.
Bài tiểu luận sử dụng những dẫn chứng thực tiễn mới nhất, vận dụng tư duy khoa
học, kiến thức lí luận về Triết học Mác_Lênin và các kiến thức có liên quan để áp
dụng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên khơng vì thế tránh được những thiếu xót nhất
định, rất mong thầy cô thông cảm, và mong nhận được những ý kiến đóng góp để
em hồn thiện trong những bài tiểu luận tiếp theo ạ.

1


1. Nội dung quy luật lượng – chất
Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại, đây là một trong ba quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật trong triết học Mac – Lênin.
Theo quan điểm của triết học Mac – Lênin thì mọi sự vật, hiện tượng trên trái đất
đều tồn tại hai vật là mặt chất và mặt lượng, trong đó:
Chất là một phạm trù của triết học, dùng để xác định tính quy luật khách quan vốn
có của sự vật, hiện tượng. Hiểu một cách đơn giản thì đó là sự thống nhất hữu cơ
của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành lên sự vật, hiện tượng.
Thông qua đó mà nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì? Các đặc điểm để phân biệt nó
với các sự vật, hiện tượng khác.
Theo triết học Mac – Lênin thì chất được coi là cái vốn có của sự vật, hiện tượng,
do những thuộc tính hay những yếu tố khác cấu thành quy định. Và theo đó, mỗi sự

vật thì đều có rất nhiều các thuộc tính, trong mỗi thuộc tính thì lại biểu hiện ra một
chất khác nhau của sự vật.
Lượng cũng vậy, nó cũng được xác định là một phạm trù của triết học dùng để xác
định tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mơ cũng như là trình độ
của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính khác của sự vật khác1.

2. Phân tích nội dung quy luật lượng – chất:
2.1 Phạm trù “chất” và phạm trù “lượng”:
2.1.1 Phạm trù “chất”

1 />
2


Định nghĩa: Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan
vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó
là nó mà khơng phải là cái khác.
Ta cần lưu ý mối quan hệ giữa chất và thuộc tính như sau:
– Tổng hợp các thuộc tính của sự vật làm nên chất của sự vật đó. Thuộc tính ở đây
có thể hiểu là “tính chất”, như tính dẫn điện, tính co giãn, tính chua, tính ngọt…
– Để nhận thức được chất của sự vật, ta phải nhận thức được những thuộc tính của
sự vật đó. Và để nhận thức được thuộc tính nhất định của sự vật, ta cần nhận thức
thuộc tính đó trong mối quan hệ giữa các sự vật. Ở mức độ cao hơn, để nhận thức
được chất của sự vật, ta phải nhận thức sự vật trong tổng hợp các mối quan hệ có
thể có giữa sự vật đó với các sự vật khác.
– Nếu nhận thức sự vật A trong 01 mối quan hệ giữa sự vật A với sự vật B, ta hiểu
phần nào về chất của A. Nếu nhận thức sự vật A trong 02 mối quan hệ là giữa A với
B và giữa A với C, ta hiểu hơn về chất của A. Cứ như vậy, nhận thức càng nhiều
mối quan hệ của A với các sự vật B, C, D, E.., Z, ta sẽ hiểu ngày càng đầy đủ về
chất của A.

– Ta cũng có thể hiểu mỗi sự vật có vơ vàn chất.
Vì mỗi sự vật có mn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính lại có một phức hợp những
đặc trưng về chất của mình, khiến mỗi thuộc tính ây lại trở thành một chất.
– Chất căn bản và giới hạn tồn tại của sự vật:
+ Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính khác nhau; có thuộc tính cơ bản và thuộc tính
khơng cơ bản. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất căn bản của sự
vật.

3


+ Ở mỗi sự vật chỉ có một chất căn bản. Đó là loại chất mà nếu mất đi, sự vật cũng
mất đi. Chất can bản sẽ quy định sự tồn tại, phát triển hay tiêu vong của sự vật.
+ Mỗi sự vật đều có giới hạn tồn tại của mình. Khi xem xét sự vật trong tính xác
định về chất của nó, ta thường so sánh sự vật đó với các sự vật khác. Sự so sánh
này giúp ta hình thành về giới hạn tồn tại của sự vật.
Vượt qua giới hạn của mình, sự vật khơng cịn là nó mà trở thành một cái gì đó
khác. Điều đó có nghĩa chất của sự vật đồng nghĩa với tính có hạn của nó.
2.1.2 Phạm trù “lượng”

Định nghĩa: Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của sự
vật, biểu thị số lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
của sự vật cũng như các thuộc tính của nó.
Ta cần lưu ý một số điểm sau liên quan phạm trù lượng:
– Lượng có thể được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể và chính xác. Ví
dụ: dài 3 mét, nặng 20 ki-lơ-gram.
Đồng thời, có những tính quy định về lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu
tượng, khái quát. Ví dụ: anh A yêu chị B rất nhiều, trình độ dân trí cao, ý thức pháp
luật thấp…
– Cũng như chất của sự vật, lượng của sự vật cũng mang tính khách quan. Trong sự

tồn tại khách quan của mình, sự vật có vơ vàn chất. Do đó, sự vật cũng có vơ vàn
lượng.
– Chất và lượng là hai mặt không thể tách rời và quy định lẫn nhau. Một chất nhất
định của sự vật có lượng tương ứng với nó.

4


Ví dụ: Một cậu bé 10 tuổi (chất là “cậu bé”) có lượng kiến thức vừa phải. Khi cậu
bé trở thành thanh niên (chất là “thanh niên”), anh ta có lượng kiến thức lớn hơn.
Như thế, sự biến đổi tương quan giữa chất và lượng tạo nên tiến trình phát triển của
sự vật.
2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất
theo quy luật lượng – chất
Để nắm được mối quan hệ này, ta cần nắm được định nghĩa về “độ”, “điểm nút” và
“bước nhảy”.
2.2.1 “Độ”
– Định nghĩa: “Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng
và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay
đổi căn bản về chất của sự vật”.
– Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Khi sự vật vận động và phát
triển, chất và lượng của nó cũng vận động, biến đổi, thay đổi. Sự thay đổi của
lượng và của chất không diễn ra độc lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nhưng khơng phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi
căn bản chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong giới hạn nhất định
mà không làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó. Giới hạn đó chính là “độ”.
– Ví dụ về “độ”:
+ Từ 0 đến dưới 100 độ C, nước vẫn ở thể lỏng. Trong khoảng 0 < t < 100 độ C, sự
thống nhất giữa trạng thái nước lỏng và nhiệt độ C tương ứng là “độ” tồn tại của
nước lỏng. (Ở đây cần phân biệt “độ C” và “độ tồn tại” là hai khái niệm khác

nhau). Nếu quá 100 độ C, nước sẽ chuyển thành hơi nước. Nếu ở dưới 0 độ C,
nước sẽ ở thể rắn.
5


2.2.2 “Điểm nút”
– Định nghĩa: “Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay
đổi về chất của sự vật gọi là điểm nút”.
Ví dụ: Ở những ví dụ đã nêu trên, 0 độ C, 100 độ C, 146 tuổi là những điểm nút.
– Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự
thống nhất giữa lượng mới và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới.
2.2.3 “Bước nhảy”
– Định nghĩa: “Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển
hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra”.
Ví dụ: Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là một bước nhảy. Có bước
nhảy này là do nước lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100 độ C.
– Trong lịch sử triết học, do tuyệt đối hóa tính dần dần, tính tiệm tiến của sự thay
đổi về lượng nên các nhà triết học siêu hình đã phủ nhận sự tồn tại của “bước
nhảy”. Triết học Mác – Lênin cho rằng phải có “bước nhảy” thì mới giải thích
được sự vận động, phát triển của thực tế.
– Các hình thức của bước nhảy có thể phân loại như sau:
+ Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần:
Sự phân chia này dự trên thời gian và tính chất của sự thay đổi về chất của sự vật.
Những bước nhảy gọi là đột biến khi chất của sự vật biến đổi một cách nhanh
chóng ở tất cả các bộ phận cơ bản cấu thành nó.
Những bước nhảy dần dần xuất hiện khi quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con
đường tích lũy dần dần, lâu dài những nhân tố của chất mới và mất đi dần những
nhân tốc của chất cũ.
6



+ Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ:
Sự phân chia này dựa trên sự xuất hiện của bước nhảy ở số lượng bộ phận cấu
thành của sự vật.
Nếu bước nhảy làm thay đổi về chất của tất cả các mặt, bộ phận, yếu tố cấu thành
sự vật…, thì đó là bước nhảy tồn bộ.
Cịn bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi một số mặt, bộ phận… cấu thành
sự vật.
+ Khi xem xét sự thay đổi về bản chất của xã hội, ta có thể chia sự thay đổi ra
thành thay đổi cách mạng và thay đổi có tính chất tiến hóa.
Cách mạng là sự thay đổi mà trong q trình đó diễn ra sự cải tạo căn bản về chất
của sự vật, không phụ thuộc vào sự cải tạo đó được diễn ra như thế nào.
Tiến hóa là sự thay đổi về lượng cũng với những biến đổi nhất định về chất, nhưng
là chất không căn bản của sự vật.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại giúp chúng ta nhận thức được phương thức vận động và phát
triển của sự vật. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn.
- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong
tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau do đó trong thức tiễn
và nhận thức phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng.
- Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất trong điều kiện nhất
định và ngược lại do đó cần coi trọng q trình tích lũy về lượng để làm thay đổi

7


chất của sự vật đồng thời phát huy tác động của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi
về lượng của sự vật.

- Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy đến giới hạn
điểm nút do đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nơn nóng tả khuynh, bảo thủ trì
trệ.
- Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú do vậy cần vận
dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Đặc
biệt trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện
khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần
phải nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển
hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.

3.1 Để có tri thức đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt
chất của nó.
Những nhận thức ban đầu về chất của các sự vật chỉ trở nên đúng đắn và sâu sắc
hơn khi đạt tới tri thức về sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật đó.
Để nhận thức được sự vật, ta phải nhận thức trong mối quan hệ tác động qua lại
giữa sự vật đó với những sự vật khác, cũng như giữa các mặt, thuộc tính của sự vật
đó. Vì chỉ khi đó, mặt lượng và mặt chất của sự vật mới bộc lộ ra.
3.2 Ta phải tổ chức hoạt động thực tiễn dựa trên sự hiểu biết đúng đắn vị trí,
vai trị và ý nghĩa của sự thay đổi về lượng cũng như sự thay đổi về chất trong
sự phát triển xã hội.
Ta phải biết kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất, từ những thay đổi mang tính tiến hóa sang thay đổi mang tính cách mạng.
8


Để xây dựng chiến lược và sách lược cách mạng, ta phải xem xét tiến hóa và cách
mạng trong mối quan hệ biện chứng của chúng. Hiểu đúng đắn mối quan hệ này sẽ
giúp chúng ta có cái nhìn nghiêm khắc với chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa xét lại
và chủ nghĩa tả khuynh.
3.3 Ta phải kiên trì đổi mới trên từng lĩnh vực để tiến tới đổi mới toàn diện

đời sống xã hội.
Nắm được quy luật lượng – chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan, tồn diện
và xác định đúng phương pháp, lộ trình thực hiện công cuộc đổi mới theo định
hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam hiện nay.
Theo tính chất, ý nghĩa và phạm vi bao quát của nó, đổi mới là một q trình mang
tính cách mạng. Ta cần phải thực hiện đổi mới thành công trên từng lĩnh vực của
đời sống xã hội để tạo ra bước nhảy về chất ở đó. Với sự thành cơng trên nhiều lĩnh
vực, ta có cơ sở thực tế để đổi mới thành cơng tồn diện đất nước Việt Nam. Đó là
khi ta tạo được bước nhảy về chất của tồn bộ xã hội nói chung.
Những bước nhảy trong quá trình đổi mới hiện nay chỉ có thể là kết quả của qúa
trình thay đổi về lượng thích hợp. Do đó, bất kỳ sự nơn nóng, chủ quan, ảo tưởng
nào đều có thể gây ra những tổn thất lớn cho đất nước.
4. Liên hệ thực tiễn
4.1 Quy luật lượng chất biểu hiện trong quá trình học tập
Là học sinh, sinh viên, ai cũng phải trải qua q trình học tập ở các bậc học phổ
thơng, từ mẫu giáo đến cấp ba, kéo dài trong suốt 12 năm.
Trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh đều được trang bị những
kiến thức cơ bản của các môn học thuộc hai lĩnh vực cơ bản, đó là: Khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội. Bên cạnh đó, mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình
9


những kĩ năng, những hiểu biết riêng về cuộc sống, về tự nhiên, xã hội. Ta thấy rõ
rằng là:
- Quá trình tích lũy về lượng - tri thức của mỗi học sinh là một q trình dài, địi
hỏi nỗ lực khơng chỉ từ phía gia đình, nhà trường mà cịn chính từ sự nỗ lực và khả
năng của bản thân người học.
- Quy luật lượng chất thể hiện ở chỗ, mỗi học sinh dần tích lũy cho mình một khối
lượng kiến thức nhất định qua từng bài học trên lớp cũng như trong việc giải bài
tập ở nhà. Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua các kì học, trước hết là các

kì thi học kì và cuối cấp là kì thi tốt nghiệp.
Với việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết sẽ giúp học sinh vượt qua các kì thi
và chuyển sang một giai đoạn học mới.
=> Như vậy, ta có thể thấy: Trong q trình học tập, rèn luyện của học sinh thì quá
trình học tập tích lũy kiến thức chính là độ, các kì thi chính là điểm nút, việc vượt
qua các kì thi chính là bước nhảy làm cho việc tiếp thu tri thức của học sinh bước
sang giai đoạn mới, tức là có sự thay đổi về chất. Trong suốt 12 năm học phổ
thơng, mỗi học sinh đều phải tích lũy đủ khối lượng kiến thức và vượt qua những
điểm nút khác nhau, nhưng điểm nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về
chất và lượng mà học sinh nào cũng muốn vượt qua đó là kì thi đại học. Vượt qua
kì thi tốt nghiệp cấp 3 đã là một điểm nút quan trọng, nhưng vượt qua được kì thi
đại học lại còn là điểm nút quan trọng hơn, việc vượt qua điểm nút này chứng tỏ
học sinh đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng, tạo nên bước nhảy vọt, mở ra một thời
kì phát triển mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên.
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần
dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất
và việc học tập Của sinh viên chúng ta cũng sẽ khơng thể nằm ngồi điều đó. Để
10


có một tấm bằng Đại học chúng ta phải tích lũy đủ số lượng các học phần và để
học phần có kết quả tốt chúng ta cần phải tích lũ đủ sống lượng đơn vị học trình
của các mơn học. Như vậy các kỳ thi Có thể coi thời gian học là độ, các kỳ thi là
các điểm nút và kết quả kỳ thi đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả kỳ thi tốt –
bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn tích lũ tri thức trong quá trình học tập rèn
luyện của chúng ta.

4.2 Liên hệ ở bản thân

Là một sinh viên đại học em nhận thấy quá trình học tập của bản thân mình là một

q trình dài, khó khăn và cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ
của bản thân.
Bản thân em và các bạn sinh viên khác cũng cần tích lũy lượng (kiến thức) cho
mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách
tham khảo,… thành quả của q trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài
kiểm tra, những bài thi học kỳ và các kì thi khác.
Phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực. Trong
thực tiễn đời sống của con người, muốn có sự thay đổi về chất, cần có sự tích lũy
về lượng, sự tích lũy ấy là do tự bản thân mỗi chúng ta phấn đấu, đánh đổi bằng
sức lao động mà có được, chứ khơng nhờ vào một sự giúp đỡ nào khác.
Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy
giai đoạn. Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính
khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực
hiện được.

11


Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan. khi bước chân
vào Đại học, bản thân em đã tự mãn với những gì đã đạt được, không tiếp tục nỗ
lực và phấn đấu vươn lên, sống khơng có lý tưởng, hồi bão. Nhưng sau khi được 1
anh khóa trên chia sẻ kinh nghiệm từ đó em đã có ý thức rèn luyện và phấn đấu
học tập để có trình độ tri thức cao nhất.
5.Kết luận
Từ việc nghiên cứu sự thay đổi về lượng và chất, chúng ta có thể rút ra một số kết
luận về việc rèn luyện và học tập của sinh viên: muốn tốt nghiệp đại học (chất
lượng) thì chúng ta cần phải tích lũy dần lượng-kiến thức trongmột thời gian dài (5
năm). Luôn làm việc chăm chỉ để vượt qua mức độ và nhảy. Trong mỗi mơn học,
chúng ta phải tích lũy đủ số tín chỉ. Mỗi năm học phải thi đủ các mơn mới đủ điều
kiện học tiếp. Ngồi ra, họ phải tham gia các hoạt động xã hội, học cách giao tiếp

và xây dựng các mối quan hệ. Những người thành công trở thành tỷ phú luôn học
hỏi được nhiều điều từ cuộc sống hơn là từ trường học. Những điều tuyệt vời đến
từ những điều nhỏ bé. Vì vậy, việc xác lập một mơ hình học tập tốt và phấn đấu
thay đổi “phẩm chất” của mỗi chúng ta là việc làm cần thiết và cấp bách trong cuộc
đời sinh viên.

12


Tài liệu Tham Khảo
1. Giáo trình triết học Mác-Lênin khơng chuyên 2019
2. />3. />4. />portalid=khoagddc&selectpageid=page.256&n_g_manager=897&newsdetail
=4178
5. />
13



×