Tiểu luận triết học "Phân tích nội dung qui
luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất và ngược lại. Việc nhận thức
và vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn của
anh chị vào trong hoạt động thực tiễn"
1
MỤC LỤC
Ti u lu n tri t h c "Phân tích n i dung qui lu t t nh ng thay i v ể ậ ế ọ ộ ậ ừ ữ đổ ề
l ng d n n s thay i v ch t v ng c l i. Vi c nh n th c v v n ượ ẫ đế ự đổ ề ấ à ượ ạ ệ ậ ứ à ậ
d ng v o trong ho t ng th c ti n c a anh ch v o trong ho t ng th c ụ à ạ độ ự ễ ủ ị à ạ độ ự
ti n"ễ .....................................................................................................................1
.............................................................................................................................1
M C L CỤ Ụ ...........................................................................................................2
M UỞĐẦ .............................................................................................................3
PH N IẦ ................................................................................................................5
NH NG V N LÝ LU N C A QUY LU T T NH NG THAY I V Ữ Ấ ĐỀ Ậ Ủ Ậ Ừ Ữ ĐỔ Ề
L NG D N N S THAY I V CH T VÀ NG C L IƯỢ Ẫ ĐẾ Ự ĐỔ Ề Ấ ƯỢ Ạ .....................5
1- Các khái ni mệ ................................................................................................5
1.1- Khái ni m v ch tệ ề ấ ......................................................................................5
1.2-L ng c a s v tượ ủ ự ậ ........................................................................................5
1.3- Khái ni m v ệ ề Độ........................................................................................6
1.4- i m nút Đ ể ....................................................................................................6
2- N i dung quy lu t t nh ng thay i d n v l ng d n n s thay iộ ậ ừ ữ đổ ầ ề ượ ấ đế ự đổ
v ch t v ng c l i.ề ấ à ượ ạ ........................................................................................6
3- Ý ngh a ph ng pháp lu nĩ ươ ậ ..............................................................................8
PH N IIẦ ...............................................................................................................9
V N D NG VÀO TH C TI N PHÁT TRI N KINH T TH TR NG NH Ậ Ụ Ự Ễ Ể Ế Ị ƯỜ ĐỊ
H NG XHCN VI T NAMƯỚ Ở Ệ .........................................................................9
1-Tính t t y u khách quan c a kinh t th tr ng nh h ng CNXH ấ ế ủ ế ị ườ đị ướ ở
n c taướ ................................................................................................................9
2-Nh ng th nh t u m chúng ta ã t c sau 15 n m i m i.ữ à ự à đ đạ đượ ă đổ ớ ..........10
PH N K T LU NẦ Ế Ậ ............................................................................................11
2
MỞ ĐẦU
Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con
người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các
hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “quy luật”. Với tư cách là phạm trù của
lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học, phản ánh
sự liên hệ của các sự vật và tính chỉnh thể của chúng.
Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều
mang tính khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc tự ý xoá bó được quy luật
mà chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn.
Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược
lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức
của sự vận động, phát triển. Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng
trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Nếu nhận
thức không đúng quy luật này sẽ dẫn đến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh. Tả
khuynh là phủ nhận sự tích luỹ về lượng, muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu
khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá giới hạn độ nhưng không dám thực hiện sự
thay đổi căn bản về chất.
Nước ta đang quá độ lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển của CNTB, việc
nhận thức đúng đắn quy luật lượng- chất sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình
thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Trong phạm vi của tiểu luận này, tôi xin được trình bày nhứng cơ sở lý luận
chung về nội dung của quy luật lượng- chất, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn
3
của việc nhận thức quy luật này, sự vận dụng quy luật này để phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt nam.
"Phân tích nội dung qui luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất và ngược lại. Việc nhận thức và vận dụng vào trong hoạt động
thực tiễn của anh chị vào trong hoạt động thực tiễn"
Kết cấu của tiểu luận gồm 3 phần:
Phần mở đầu
Phần I: Những vấn đề lý luận của quy luật, từ những thay đổi về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất và ngược lại.
Phần II: Vận dụng vào quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt nam.
Phần Kết luận.
Do trình độ nhận thức về vấn đề này nên tiểu luận không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được những nhận xét góp ý của cô giáo.
4
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI
VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là
một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ
tính chất và cách thức của sự phát triển.
1- Các khái niệm
1.1- Khái niệm về chất
Chất là tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng được biểu hiện thông qua
các thuộc tính và đặc điểm cấu trúc của sự vật. Tính quy định là cái vốn có của sự
vật, hiện tượng để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Tính quy định này được thể
hiện thông qua các thuộc tính. Có thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Thuộc tính cơ
bản quy định chất của sự vật. Nếu thuộc tính cơ bản mất đi thì chất của sự vật thay
đổi. Còn thuộc tính không cơ bản thì trong quá trình tồn tại của sự vật, có những
thuộc tính không cơ bản mới nảy sinh vàcó những thuộc tính không cơ bản mất đi
nhưng chất của sự vật không thay đổi. Thuộc tính chỉ bộc lộ thông qua quan hệ với
sự vật khác.
Trong sự vật, hiện tượng, chất không tách rời với lượng
1.2-Lượng của sự vật
Là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ về mặt quy mô, tốc độ,
trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng. Nói đến lượng sự vật tức là sự vật đó lớn
hay bé, tốc độ phát triển nhanh hay chậm, trình độ cao hay thấp..v..v..đo bằng các
đại lượng cụ thể, bằng số tuyệt đối như trong lượng, thể tích hoặc so sánh với vật
thể khác, thời kỳ này với thời kỳ khác.
Ví dụ tốc độ của ánh sáng là 300.000km/giây, một cái bàn có chiều cao 80
phân, một nước có 50 triệu dân..v..v
5