Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tác động của hiệp định EVFTA đến tình hình xuất khẩu thủy sản VIệt nam cá Tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.5 KB, 17 trang )

Mở đầu :
EVFTA là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã
được ký kết ngày 30/6/2019, đánh dấu mốc lịch sử cho quan hệ thương mại Việt Nam và
Liên minh Châu Âu. EVFTA là một Hiệp định toàn diện thế hệ mới và là FTA đầu tiên
của EU với một quốc gia có mức thu nhập trung bình như Việt Nam. Các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang đặt nhiều kỳ vọng vào Hiệp định thương mại tự do với
EU sẽ giúp đẩy mạnh các đơn hàng xuất khẩu thủy sản sang khu vực này và giúp các sản
phẩm thủy sản của Việt Nam có sức cạnh tranh hơn. Bài thảo luận của nhóm em sẽ tập
trung vào nghiên cứu những cam kết giữa 2 bên trong hiệp định chỉ ra được tác động của
hiệp định đến tình hình TMQT ( xuất nhập khẩu thủy sản của VN đặc biệt là cá ngừ )
NỘi Dung
1. Những dấu quan trong trong hiệp định EVFTA
Trải qua 14 vòng đàm phán, nhiều cuộc họp cấp Bộ trưởng, các phiên họp cấp Trưởng
đoàn đàm phán và các phiên họp cấp kỹ thuật chính thức và khơng chính thức, vượt qua
rất nhiều khó khăn, trở ngại, với sự quyết tâm và nỗ lực, kết tinh của một thập kỷ nỗ lực
khơng ngừng nghỉ chính là sự kiện Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực vào ngày 1
tháng 8 năm 2020. Đây chính là dấu mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử kinh tế thương
mại của đất nước. Cùng điểm lại những mốc quan trọng của EVFTA:
Tháng 10 năm 2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý khởi
động đàm phán Hiệp định EVFTA.
Tháng 6 năm 2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã
chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
Tháng 12 năm 2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu khởi động tiến trình rà sốt pháp lý để
chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.
Tháng 6 năm 2017: Hồn thành rà sốt pháp lý ở cấp kỹ thuật


Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư
và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định
EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm
quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên.


Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm:
- Hiệp định Thương mại tự do chính là tồn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng phần
đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với Hiệp định này, EU có
quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.
- Hiệp định Bảo hộ đầu tư bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu
tư (Hiệp định IPA). Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu
và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi.
Tháng 6 năm 2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA
thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp
định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc tồn bộ q trình rà sốt pháp lý Hiệp định
EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.
Tháng 8 năm 2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.
Ngày 17 tháng 10 năm 2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.
Ngày 25 tháng 6 năm 2019: Hội đồng châu Âu phê duyệt cho phép ký các Hiệp định.
Ngày 30 tháng 6 năm 2019: Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA.
Ngày 21 tháng 1 năm 2020: Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua
khuyến nghị phê chuẩn EVFTA.
Ngày 12 tháng 2 năm 2020: Nghị viện châu Âu chính thức phê chuẩn EVFTA


Ngày 30 tháng 3 năm 2020: Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA
Ngày 08 tháng 6 năm 2020: tại buổi họp đầu tiên giai đoạn 2, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội
khóa XIV, Nghị quyết phê chuẩn thơng qua Hiệp định EVFTA đã được 100% số đại biểu
(457/457 đại biểu) biểu quyết thông qua.
2. Những cam kết của hai bên cụ thể về mặt hàng cá ngừ :


Cam kết về thuế quan

EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh (trừ thăn/philê

cá ngừ đông lạnh mã HS0304) ngay khi hiệp định có hiệu lực;
Đối với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ đơng lạnh mã HS030487, EU sẽ xóa bỏ thuế
quan cho Việt Nam theo lộ trình 3 năm, từ mức thuế cơ bản 18%;
Với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ hấp (nguyên liệu để sản xuất cá ngừ đóng hộp), EU
sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam theo lộ trình 7 năm, từ mức thuế cơ bản 24%;
Riêng đối với các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp (như cá ngừ ngâm dầu đóng hộp,
đóng túi, các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng hộp…), EU sẽ miễn thuế cho Việt Nam
trong mức hạn ngạch 11.500 tấn/năm.


Cam kết về phi thuế quan

Xuất xứ:
Để được hưởng mức thuế ưu đãi như trong Hiệp định EVFTA đã cam kết, mặt hàng cá
ngừ phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.
Tiêu chí xuất xứ đối với thủy sản nguyên liệu và thủy sản chế biến trong EVFTA là xuất
xứ thuần túy. Điều này có nghĩa là cá ngừ thơ, sơ chế và cá ngừ chế biến xuất khẩu của
Việt Nam được coi là có xuất xứ theo Hiệp định EVFTA khi nguyên liệu cá ngừ dùng


trong q trình sản xuất có xuất xứ thuần t từ Việt Nam (được sinh ra hoặc nuôi dưỡng,
đánh bắt và chế biến hồn tồn tại Việt Nam), khơng được phép nhập khẩu từ nước thứ
ba ngoài Hiệp định.
Mặc dù việc chứng minh tiêu chí xuất xứ thuần tuý là tương đối đơn giản hơn so với các
tiêu chí như Chuyển đổi mã số hàng hóa hay Hạn mức tối đa ngun liệu khơng có xuất
xứ, tiêu chí xuất xứ này đối với cá ngừ trong EVFTA thực chất lại chặt chẽ hơn so với các
Hiệp định ASEAN và ASEAN+ khác khi các Hiệp định này cho phép nhập khẩu cá ngừ
khơng có xuất xứ để chế biến sản phẩm xuất khẩu
Cam kết về TBT:
EVFTA chủ yếu bao gồm các cam kết chung hợp tác, minh bạch hóa trong lĩnh vực hàng

rào kỹ thuật (TBT), để có thể xuất khẩu vào EU, hàng hóa phải tuân thủ các nguyên tắc
TBT trong q trình chế biến, đóng gói sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Đối với cá ngừ, các nguyên tắc TBT chủ yếu quy định trong luật của EU bao gồm: Dấu
sức khỏe, nhận dạng và nhãn hàng hóa; các vật liệu nhựa tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm
(dùng trong q trình chế biến, đóng gói sản phẩm): EU quy định rất chặt chẽ với các loại
dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thủy sản trong quá trình sơ chế; bảo tồn mơi
trường: Các sản phẩm cá ngừ được nhập khẩu vào EU phải có Giấy chứng nhận đánh bắt
được hợp thức hóa bởi cơ quan có thẩm quyền. Chứng nhận áp dụng cho tất cả sản phẩm
đã chế biến hoặc chưa qua chế biến.
Cam kết về SPS:
EVFTA bao gồm các cam kết về thực thi các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS)
đối với hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm.
Ngồi ra có thêm cam kết về biện pháp SPS khẩn cấp gắn với các dịch bệnh và cam kết
về giới hạn phạm vi địa lý của dịch bệnh. EVFTA có một Chương riêng về thương mại và


phát triển bền vững, với các cam kết về lao động, về môi trường, kinh doanh và quản lý
bền vững các nguồn hải sản sống và sản phẩm nuôi trồng thủy sản; cam kết hợp tác chặt
chẽ trong vấn đề IUU; cam kết hợp tác, trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan tới việc
kiểm soát, giám sát, thực thi các biện pháp quản lý đánh bắt hải sản.
Như vậy, mặc dù dòng thuế đối với mặt hàng cá ngừ của Việt Nam giảm nhiều nhưng
việc Việt Nam bị áp dụng thẻ vàng với khai thác hải sản từ năm 2018 cũng có tác động
bất lợi đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần
áp dụng linh hoạt, trung thực quy tắc xuất xứ, chú trọng quy định, tiêu chuẩn về lao động,
môi trường… để thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản sang EU.

3. Những tác động đến tình hình TMQT về mặt hàng thủy sản ( cụ thể là cá ngừ )
3.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2019
3.1.1 Thế giới
Năm 2019 là năm khó khăn của ngành Thủy sản khi một số ngành hàng phải đối mặt với

nhiều thách thức, đồng thời, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã ảnh hưởng đến ngành
Nông nghiệp nói chung và các mặt hàng thủy sản nói riêng, rào cản kỹ thuật của một số
nước nhập khẩu ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, lũy kế đến hết tháng 10/2019, tổng sản lượng ước
đạt 7.07 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó sản lượng ni trồng
đạt 3.55 nghìn tấn, sản lượng khai thác đạt 3.52 nghìn tấn. Tình hình xuất khẩu thủy sản
tính đến ngày 31/10/2019, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản 10 tháng đầu
năm ước đạt 7,084 tỷ USD (giảm 2% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó, kim ngạch
xuất khẩu tôm đạt 2,8 tỷ USD (giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái), cá tra 1,64 tỷ USD
(giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái), cá ngừ đạt 609,6 triệu USD (tăng 12,7% so với
cùng kỳ năm 2018), nhuyễn thể đạt 562,7 triệu USD (giảm 9,1% so với cùng kỳ năm
2018) và các loại thủy sản các đạt 1.493,7 triệu USD. (Bảng 1)


Nguồn: Tổng cục thủy sản, 2019

Bảng 1 : Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2019
Năm vừa qua, các thị trường xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chính của Việt Nam là
Trung Quốc và Hồng Kông, Mỹ, EU, ASEAN và Nhật Bản chiếm thị phần lần lượt là
28% (giá trị giảm 3% so với cùng kỳ năm 2018), 21,9% (+13,8%), 11,7% (-6,9%), 10,1%
(+0,8%) và 8,8% (+8,9%). Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước tính cả năm 2019 đạt
8,9 triệu USD, tăng 1,4% so với năm 2018 (theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng
thơn). (Xem Hình)


Hình: Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2019

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2019
3.1.2 Châu Âu
Thủy sản là mặt hàng có giá trị quan trọng trong trao đổi lương thực giữa Việt Nam và

EU. Xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang thị
trường các nước thành viên EU, đặc biệt là Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và
Bỉ
Theo báo cáo của Hiệp hội VASEP về tình hình xuất khẩu thủy sản cho biết, trước khi có
thẻ vàng, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau Mỹ.
EU luôn chiếm trên 17% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 3 năm qua.
Riêng xuất khẩu hải sản các loại như cá ngừ, bạch tuột, mực, cá thu... luôn đạt kim ngạch
350 - 400 triệu USD/năm, chiếm khoảng 30% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy, hải
sản của Việt Nam sang EU.
Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam bị EU phạt thẻ vàng IUU hồi tháng 10/2017, giá trị xuất
khẩu hải sản sang thị trường này đã giảm nhiều. Cụ thể năm 2018, kim ngạch xuất khẩu
đạt gần 390 triệu USD, giảm 7% so với năm 2017. Trong 8 tháng đầu năm 2019, xuất
khẩu hải sản sang EU đạt 251 triệu USD, giảm 0,3% so với cùng kì năm trước. Trong đó,
giảm chủ yếu ở sản phẩm cá ngừ bị giảm 6,3%, mực và bạch tuộc giảm hơn 13%... Thị


trường EU từ vị trí thứ 2 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tuột xuống vị trí thứ 5
và tỉ trọng của thị trường sụt giảm từ 18% xuống 13%. Không những vậy, các doanh
nghiệp cho biết qui trình kiểm tra thơng quan đối với các lơ hải sản nhập khẩu vào EU
cũng trở nên gắt gao hơn, từ 7 - 10 ngày, thậm chí lên đến 20 ngày.
3.2 Những tác động tích cực của Hiệp định EVFTA đến mặt hàng thủy sản nói chung
và phân tích cụ thể về mặt hàng cá ngừ
3.2.1 Đối với thủy sản nói chung :
Hiệp định EVFTA được đánh giá là cú hích lớn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam,
đặc biệt là các mặt hàng thủy sản vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh tại thị trường này: gần
50% số dịng thuế đang có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22%,
sẽ được giảm về 0% (khoảng 840 dòng thuế). Khoảng 50% số dòng thuế cịn lại có thuế
suất cơ sở 5,5-26% sẽ được về 0% sau từ 3 đến 7 năm. Riêng cá ngừ đóng hộp và cá viên,
EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn. Ngoài ra,
hầu hết các sản phẩm mực, bạch tuộc đơng lạnh đang có mức thuế cơ bản 6-8% sẽ được

giảm ngay về 0%, các sản phẩm khác như surimi được giảm từ 14,2% về 0%, cá cờ kiếm
từ 7,5% về 0%.
Đối với sản phẩm tôm, tôm sú đông lạnh (HS 03061792) được giảm thuế từ mức cơ bản
20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Các sản phẩm tơm khác theo lộ trình 3-5
năm, riêng tơm chế biến lộ trình giảm thuế 7 năm. Đối với sản phẩm cá tra lộ trình giảm
thuế 3 năm, riêng cá hun khói lộ trình 7 năm. Sản phẩm cá ngừ đông lạnh được giảm thuế
về 0% ngay, trừ thăn cá ngừ đơng lạnh (loin) cần lộ trình 7 năm và sản phẩm cá ngừ hộp
có hạn ngạch hưởng thuế 0% là 11.500 tấn. (Bảng 2)


Bảng 2. Lộ trình giảm thuế các sản phẩm chính theo EVFTA
Nguồn: VASEP, 2019
Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong 6 tháng đầu năm đạt
khoảng 485,3 triệu USD và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Mức tăng này cao hơn
nhiều so với mức tăng 14,4% của xuất khẩu thủy sản của cả nước. Với kết quả này, EU là
thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư của nước ta (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung
Quốc), chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 0,6 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ lực của Việt Nam tại
khu vực EU đều đạt mức tăng trưởng tốt: Hà Lan (chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU, đạt 99 triệu USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm
2020), Đức (chiếm 19%, đạt 92 triệu USD, tăng 19,3%), Italy (chiếm 13%, đạt 63 triệu
USD, tăng 78,7%), Bỉ (chiếm 11,7%, đạt 57 triệu USD, tăng 3,3%), Pháp (chiếm 7,8%,
đạt 37 triệu USD, tăng 11,8%),... Ngoài ra, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ
lại đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, cho thấy tiềm năng xuất khẩu: Bungari (tăng 192,7%),
Estonia (tăng 153,5%), Litva (tăng 66,3%), Thuỵ Điển
3.2.2 XUẤT KHẨU CÁ NGỪ TĂNG TRƯỞNG TÍCH CỰC NHỜ NHỮNG LỢI
THẾ TRONG EVFTA


Kim ngạch xuất khẩu tăng

Với những cam kết cắt giảm thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực từ ngày
1/8/2020, nhóm sản phẩm cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu tới EU đã và đang có những
lợi thế lớn. Tuy nhiên rào cản lớn nhất chính là đáp ứng được các yêu cầu về khai thác
IUU của phía thị trường EU. Với những nỗ lực của các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp
và ngư dân, các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam hiện đã đáp ứng được các yêu cầu về
IUU trong nửa đầu năm 2021. Đây được coi là “chìa khóa” để các doanh nghiệp xuất
khẩu cá ngừ Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU.
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tới EU theo q năm 2020-2021
Đơn vị tính: Nghìn tấn – Triệu USD

Nguồn: Tính tốn từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ các loại của
Việt Nam tới thị trường EU trong quý II/2021 đạt 9,36 nghìn tấn với trị giá 45,05 triệu
USD, tăng 43,9% về lượng và tăng 59,3% về trị giá so với quý I/2021; tăng 41,3% về
lượng và tăng 50,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung nửa đầu năm 2021,


xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tới thị trường EU đạt 15,87 nghìn tấn với trị giá 73,33
triệu USD, tăng 39,3% về lượng và tăng 31,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020,
chiếm 15,2% về lượng và chiếm 15,1% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới
EU.
Giá xuất khẩu cá ngừ tới EU trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt bình quân 4,62 USD/kg,
giảm 0,27 USD/kg so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó giá xuất khẩu sang các thị trường
Đức, Hà Lan và Bỉ giảm; giá xuất khẩu tới Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tăng so
với cùng kỳ năm 2020 . Cụ thể, giá xuất khẩu cá ngừ tới Đức nửa đầu năm 2021 giảm
1,07 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2020, đạt bình quân 3,47 USD/kg. Giá xuất khẩu tới Bỉ
giảm 0,79 USD/kg; giá xuất khẩu tới Rumani, Bungari, Hy Lạp, Ba Lan đều giảm so với
thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực.
Nguyên nhân khiến giá xuất khẩu cá ngừ sang EU giảm một phần là do giá cá ngừ trên
tồn cầu đang có xu hướng giảm trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp trên

toàn cầu trong nửa đầu năm 2021 ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên,
ưu đãi thuế quan từ EVFTA là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho xuất khẩu
của Việt Nam. Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực đã cho phép xóa bỏ thuế quan đối với
các sản phẩm cá ngừ tươi sống, đông lạnh (trừ filet cá ngừ đông lạnh) và 11.500 tấn cá
ngừ đóng hộp của Việt Nam.
Giá xuất khẩu trung bình cá ngừ của Việt Nam tới EU năm 2019 – 2021
ĐVT: USD/kg


Nguồn: Tính tốn từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm
2021 nhờ vào cả hai yếu tố tăng lượng xuất khẩu và tăng giá xuất khẩu như Italia, Tây
Ban Nha,… Trong khi đó, một số thị trường có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào tăng
lượng xuất khẩu như Bungari (lượng tăng 289%, kim ngạch tăng 229%), Ba Lan (lượng
tăng 989%, kim ngạch tăng 608,6%). Trong số các thị trường xuất khẩu lớn thì Hà Lan và
Bỉ có ghi nhận sự sụt giảm trong 6 tháng đầu năm 2021, với kim ngạch lần lượt là 6,47
triệu USD và 5,51 triệu USD, giảm lần lượt 21,4% và 3,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Cụ thể tình hình xuất khẩu cá ngừ đến thị trường của 1 nước cụ thể :
Xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng trưởng mạnh nhờ EVFTA
- Các sản phẩm từ cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Italy đã có sự tăng
trưởng liên tục với tốc độ cao tới ba con số trong nửa đầu năm nay nhờ tác động tích cực
của Hiệp định Thương mại tự do giữ Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA).


Theo đó, chỉ tính riêng trong tháng 6, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này tăng
283% so với cùng kỳ năm 2020, đạt gần 2,1 triệu USD. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021,
giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Italy đạt gần 22,5 triệu USD, tăng 130% so với cùng kỳ
năm 2020.
- Phân tích nguyên nhân xuất khẩu cá ngừ tăng, hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản
Việt Nam (VASEP) cho rằng, đây là hiệu ứng từ Hiệp định EVFTA. Các thống kê từ

VASEP cho thấy, hiện có khoảng 7 doanh nghiệp cá ngừ tham gia xuất khẩu cá ngừ sang
thị trường Italy.
-Bên cạnh đó, việc dịch bệnh bùng phát mạnh tại các nước xuất khẩu cá ngừ lớn như
Indonesia hay Ecuador từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021 đã làm ảnh hưởng tới hoạt
động xuất khẩu cá ngừ của các nước này. Nhờ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội
để mở rộng thị phần.

Thị phần cá ngừ của Việt Nam ở EU tăng nhờ EVFTA
(Tỷ giá sử dụng trong bài: 1 EUR = 1,18052. Nguồn www.xe.com) Theo số liệu thống kê
từ Eurostat, tổng nhập khẩu cá ngừ của EU trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 314 nghìn tấn
với trị giá 1,29 tỷ EUR (tương đương 1,523 tỷ USD), giảm 12,7% về lượng và giảm 12%
về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó nhập khẩu cá ngừ của EU từ các thị trường
ngoại khối chiếm 59,7% về lượng và chiếm 69,9% về trị giá, đạt 219,4 nghìn tấn với trị
giá 820,7 triệu EUR (tương đương 968,9 triệu USD), giảm 15% về lượng và giảm 15%
về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường
ngoại khối cung cấp cá ngừ lớn thứ 8 của EU, chiếm 4,9% về lượng và chiếm 5,8% về trị
giá, đạt 10,7 nghìn tấn với trị giá 47,5 triệu EUR, (tương đương 56,7 triệu USD), tăng
23,9% về lượng và tăng 22,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 và cao hơn so với mức
thị phần 4% về lượng của cùng kỳ năm trước - thời điểm EVFTA chưa có hiệu lực. Trong
khi nguồn cung cạnh tranh lớn nhất đối với cá ngừ của Việt Nam tại EU ở khu vực


ASEAN là Phi-lip-pin lại có thị phần giảm mạnh. Kết quả này ghi nhận sự cố gắng đáp
ứng các quy định IUU của thị trường EU để được hưởng các ưu đãi từ EVFTA đối với
sản phẩm cá ngừ của Việt Nam.
Trong 4 tháng đầu năm 2021, giá nhập khẩu cá ngừ của EU từ các thị trường ngoại khối
đạt bình quân 3,74 EUR/kg bằng với mức giá nhập khẩu bình quân cùng kỳ năm 2020.
Mức giá nhập khẩu cá ngừ từ nội khối EU đạt bình quân 4,97 EUR/kg, giảm 0,02
EUR/kg so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 1,23 EUR/kg so với giá nhập khẩu từ các
thị trường ngoài EU. Riêng đối với Việt Nam, giá nhập khẩu cá ngừ của EU từ Việt Nam

trong 4 tháng năm 2021 đạt bình quân 7,82 EUR/kg, giảm 0,78 EUR so với cùng kỳ năm
2020.

Bảng So sánh giá nhập khẩu cá ngừ vào EU từ Eucador, Indonesia và Việt Nam
năm 2020 – 2021 (ĐVT: EUR/kg)
Nguồn: Tính tốn từ số liệu thống kê của Eurostat
3.2.3 Thách thức của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu cá ngừ dưới tác động của
hiệp định EVFTA:


-Mặc dù tăng về lượng, nhưng sản phẩm cá ngừ của Việt Nam lại có sự sụt giảm về trị
giá. Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá xuất khẩu cá ngừ tới EU
trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm 0,27 USD/kg so với cùng kỳ năm 2020, đạt bình quân
4,62 USD/kg. Cụ thể, giá xuất khẩu cá ngừ tới Đức nửa đầu năm 2021 giảm 1,07
USD/tấn so với cùng kỳ năm 2020, đạt 3,47 USD/kg. Giá xuất khẩu tới Bỉ giảm 0,79
USD/kg. Giá xuất khẩu tới Romania, Bulgaria, Hy Lạp, Ba Lan đều giảm so với thời
điểm trước khi EVFTA có hiệu lực.
-Nguyên nhân khiến giá xuất khẩu cá ngừ sang EU giảm một phần là do giá cá ngừ trên
tồn cầu đang có xu hướng giảm chung, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp trên toàn cầu
trong nửa đầu năm 2021 cũng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU vẫn
đạt những thành tựu nhất định, kể cả khi giảm giá, vì những ưu đãi thuế quan từ EVFTA
đã tạo nên lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng này. Cụ thể, EU đã xóa bỏ thuế quan cho các
sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh (trừ thăn/philê cá ngừ đơng lạnh) ngay khi
EVFTA có hiệu lực.
- Cá ngừ Việt Nam vẫn sẽ chịu sức ép cạnh tranh lớn và những quy định, rào cản kỹ thuật
vẫn đang và sẽ tiếp tục gây khó khăn tại thị trường lớn thứ 2 về nhập khẩu cá ngừ
của Việt Nam. Các quốc gia xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục cạnh tranh gay gắt hơn cùng
với việc một số thị trường sở tại châu Âu đang có xu hướng đưa ra quy định, tiêu chí khắt
khe hơn đối với cá ngừ nhập khẩu vào thị trường này.

- Bên cạnh đó, mặc dù được hưởng các ưu đãi thuế suất từ EVFTA, nhưng mức giá cá
ngừ Việt Nam đang cao hơn so với nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác. Đồng thời, các
nhà nhập khẩu cá ngừ EU luôn ưu tiên nhập khẩu những sản phẩm cá ngừ trong nội khối
EU cho dù có mức giá cao hơn. Đây là những thách thức lớn trong thời gian tới khi các
doanh nghiệp muốn đẩy mạnh thị phần cá ngừ tại thị trường EU.


- Thêm vào đó, thách thức cũng chính là chúng ta phải tuân thủ những quy định nghiêm
ngặt của thị trường châu Âu về lộ trình thuế quan, phi thuế quan, tiêu chuẩn về an toàn
thực phẩm,…
3.3 Một số giải pháp cho việc xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU
Chính vì vậy, Việt Nam phải thực hiện đầy đủ những quy định về chống khai thác, đánh
bắt bất hợp pháp, chống không khai báo, không theo quy định, đồng thời phải truy xuất
hàng hóa và vệ sinh an tồn thực phẩm, cộng thêm miễn giảm thuế thì chắc chắn sức
mạnh về xuất khẩu thủy sản nói chung và cá ngừ nói riêng sẽ càng được củng cố trong
giai đoạn khó khăn này.
+ phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu, minh bạch trong
khâu đóng gói dự trữ đơng.
+ cần có các phương án phù hợp để tăng hàm lượng nội địa hóa của sản phẩm; áp dụng
mọi biện pháp để gỡ thẻ vàng IUU từ EU; cần có các chương trình nghiên cứu diễn biến
thị trường thủy sản EU và cập nhật thông tin cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp chế
biến và xuất khẩu thủy sản;
+

tích cực nâng cao nhận thức của các hộ nuôi trồng, khai thác và các doanh nghiệp chế

biến thủy sản xuất khẩu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; tuyên truyền và
quản lý chặt các hoạt động đánh bắt hải sản để không vi phạm quy định đánh bắt hải sản
không hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); tổ chức các hoạt động
xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho thủy sản

Việt Nam; theo dõi các diễn biến về thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, biến động của tỷ
giá, biến động của tình hình khai thác, đánh bắt và ni trồng thủy sản của các đối thủ
cạnh tranh nhằm thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước; tập trung triển khai Luật
thủy sản 2017 trong các hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến thủy hải sản, đồng thời
tiếp tục chỉ đạo hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020, quy
hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 tầm nhìn 2030.


+ các doanh nghiệp cần đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng sử dụng tối đa
công suất, tự động hóa nhằm giảm chi phí nhân cơng trong quá trình sản xuất và nâng cao
khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa trên lợi thế về giá; đa dạng hóa các sản phẩm chế
biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của từng thị trường các
nước châu Âu trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của thủy sản Việt Nam; tuân thủ
nghiêm ngặt hệ thống các quy định, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Châu
Âu
Kết luận :
Trong nửa cuối năm 2021, mặt bằng giá cá ngừ thế giới nói chung và tại EU nói riêng dự
kiến tiếp tục duy trì xu hướng tăng trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu cá ngừ
của EU hồi phục trong khi nguồn cung cá ngừ của thế giới còn hạn chế. Tuy vậy, sức ép
cạnh tranh và những quy định, rào cản kỹ thuật vẫn đang và sẽ tiếp tục gây khó khăn cho
ngành cá ngừ Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh quốc tế nói chung và ngay cả một số thị
trường sở tại châu Âu nói riêng, hiện đang có xu hướng đưa ra quy định, tiêu chí khắt khe
hơn đối với cá ngừ nhập khẩu vào thị trường châu Âu - thị trường lớn thứ 2 về nhập khẩu
cá ngừ Việt Nam. Bên cạnh đó, các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam mặc dù được hưởng
các ưu đãi thuế suất từ EVFTA nhưng mức giá cá ngừ EU nhập khẩu từ Việt Nam vẫn
cao hơn so với nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác. Đồng thời, các nhà nhập khẩu cá ngừ
EU luôn ưu tiên nhập khẩu những sản phẩm cá ngừ trong nội khối EU cho dù có mức giá
cao hơn. Đây là những thách thức lớn trong thời gian tới khi các doanh nghiệp muốn đẩy
mạnh thị phần cá ngừ tại thị trường EU.




×