Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.67 KB, 45 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU............................................................3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU.................................................................3
1. Khái niệm về xuất khẩu.........................................................................3
2. Vai trò của ngành thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam....................3
2.1. Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của
quốc gia...............................................................................................3
2.2. Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại
quốc tế.................................................................................................5
2.3. Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo
việc làm, xoá đói giảm nghèo:.............................................................5
PHẦN II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG EU TRONG NHỮNG NĂM QUA..............................................7
I . THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG EU TRONG
THỜI GIAN QUA...................................................................................................7
1. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU hiện nay
...................................................................................................................7
1.1.Những nét chung về thị trường thuỷ sản EU..................................7
1.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU hiện nay...10
II. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT
KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG EU........................................................15
1. Hệ thống chính sách............................................................................15
1.1. Chính sách thuế lệ phí.................................................................15
1.2. Chính sách đầu tư và quản lý vốn...............................................16
1.3. Chính sách về khai thác thủy sản................................................17
Th©n V¨n Hµ C«ng nghiÖp 48A
1.4. Vấn đề đảm bảo chất lượng thủy sản chế biến cho xuất khẩu.....18


2. Đặc điểm thị trường thủy sản EU........................................................19
2.1. Về kinh tế - chính trị....................................................................19
2.2. Cấu trúc mậu dịch thị trường thủy sản EU.................................20
2.3. Về mức sống dân cư....................................................................21
2.4. Về thói quen tiêu dùng.................................................................22
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT
NAM SANG EU TRONG NHỮNG NĂM QUA.................................................23
1. Những thành tựu đạt được...................................................................23
2. Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục..............................................24
PHẦN III
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG
EU...................................................................................................................26
I. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG NHỮNG
NĂM TỚI...............................................................................................................26
1. Những quan điểm và định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản........26
1.1. Quan điểm...................................................................................26
1.2. Các định hướng cho từng lĩnh vực..............................................27
2. Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển xuất khẩu thủy sản..........................29
2.1. Mục tiêu......................................................................................29
2.2. Nhiệm vụ đối với từng lĩnh vực...................................................29
II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG
EU ..........................................................................................................................35
1. Nhóm giải pháp về thị trường.............................................................35
2. Nhóm giải pháp về nguyên liệu .........................................................36
3. Giải pháp về chế biến thuỷ sản...........................................................36
4. An toàn vệ sinh thực phẩm..................................................................37
5. Khoa học công nghệ, khuyến ngư và đào tạo.....................................38
6. Giải pháp về cơ chế, chính sách.........................................................38
Th©n V¨n Hµ C«ng nghiÖp 48A
KẾT LUẬN....................................................................................................42

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................43
Th©n V¨n Hµ C«ng nghiÖp 48A
MỞ ĐẦU
Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế giới
của thế kỷ 21, không một quốc gia nào có thể phát triển nền kinh tế của mình mà
không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó không ngoại
trừ đối với Việt Nam, để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền kinh tế,
Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục khẳng định đường lối đổi
mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH-HĐH hướng mạnh vào
xuất khẩu.
Để tăng xuất khẩu trong thời gian tới, Việt nam chủ trương kết hợp xuất
khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất
khẩu truyền thống: hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, hàng giầy dép và dệt
may) và một số mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm: ôtô, xe
máy, hàng điện tử và dịch vụ phần mềm ...
Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trong thời
gian qua đã gặt hái được sự thành công rực rỡ. Từ mức kim ngạch xuất khẩu là
550,6 triệu USD vào năm 1995, đã tăng lên mức 971,12 USD vào năm 1999,
trung bình mỗi năm tăng gần 100 triệu USD, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam và là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong nhiều năm vừa qua. Thị trường
xuất khẩu thủy sản đã và đang được mở rộng đáng kể, thủy sản của Việt Nam đã
chiếm được vị trí quan trọng trong thị trường nhập khẩu thuỷ sản của thế giới.
Liên minh Châu Âu (EU), một thị trường nhập khẩu thủy sản đầy tiềm
năng trong thời gian qua đã có những tác động rất tích cực đến việc xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu to lớn của xuất khẩu thủy sản
sang EU, vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực, cố gắng
trong thời gian tới để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, nhằm tăng nhanh
kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước.
Th©n V¨n Hµ - 1 - C«ng nghiÖp 48A

Xuất phát từ nhận thức trên đây, cũng như vai trò to lớn của xuất khẩu thủy
sản trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, tôi đã chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất
khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU”.để viết đề án môn học.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề án gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về xuất khẩu
Phần II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU trong
những năm qua.
Phần III: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU
Phương pháp nghiên cứu mà tôi sử dụng trong quá trình xây dựng đề án
này là: kết hợp những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập với những
quan sát đã thu thập trong thực tế, kết hợp tổng hợp tài liệu, sách báo với việc đi
sâu phân tích tình hình thực tế nhằm tìm ra hướng đi hợp lý nhất để giải quyết
những vấn đề đặt ra trong đề án.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Cô Trần Thị Phương Hiền đã
nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện đề án của mình.
Th©n V¨n Hµ - 2 - C«ng nghiÖp 48A
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU
1. Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho (ra) nước ngoài
dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trường
nhằm mục đích lợi nhuận.
Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế thể hiện ở những điểm sau:
-Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng
ngoại .
-Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống dân cư.
-Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại

của nước ta.
2. Vai trò của ngành thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam
2.1. Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc
gia
Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản
giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Tính tới tháng
12/2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 2,5 tỷ USD, ngành thủy sản
chiếm 21% GDP nông - lâm - ngư nghiệp và chiếm hơn 4% GDP trong nền
kinh tế quốc dân (Nguồn: Sở thủy sản Hải Phòng ngày 4/12/2007). Trong các
hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai
thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng
Th©n V¨n Hµ - 3 - C«ng nghiÖp 48A
năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê). Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò
quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ
động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất
- ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi
miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003,
đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản.
Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Năm 2006,
tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên 1.050.000 ha (Nguồn: Trích Trung
Tâm Tin học Bộ Thủy sản ngày 18/1/2006).
Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới
được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống
thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi
mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi
trồng thuỷ sản…Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có
bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai
ngọc,… với các hình thức nuôi lồng, bè. Đồng thời với sự xuất hiện hàng loạt

các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng
thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh
cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế
khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục
tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003
( Nguồn: Trung Tâm Tin hoc Bộ Thủy sản). Tính tới tháng 9/ 2007, tốc độ tăng
GDP của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.02% (Nguồn:
www.hoinhap.gov.vn ngày 5/2/2007).
Th©n V¨n Hµ - 4 - C«ng nghiÖp 48A
2.2. Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại
quốc tế
Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở
rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm
1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và
vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ. Năm 2006, hàng thủy sản
của Việt Nam đã có mặt trên 105 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
( Nguồn: Trung Tâm Tin học Bộ Thủy sản).
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản
đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật
và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của
ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là
Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần
còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ. Tháng 7/2007, các thị trường
xuất khẩu chính của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước
ASEAN, Trung Quốc- Hồng Kông, Nga... (Nguồn: Trung tâm tin học Bộ Thủy
sản).
Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành

thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học
kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu
vực và thế giới.
2.3. Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc
làm, xoá đói giảm nghèo:
Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người
dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân
Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn 17,1
kg/người và thịt gia cầm 3,9 kg/người ( Nguồn: Trung Tâm Tin học Bộ Thủy
Th©n V¨n Hµ - 5 - C«ng nghiÖp 48A
sản). Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người
dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể
nói ngành thuỷ sản có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương
thực quốc gia.
Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc
làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công
đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước.
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản
chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng
lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói
giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ
sản phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải
thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền
núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%.
Th©n V¨n Hµ - 6 - C«ng nghiÖp 48A
PHẦN II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG EU TRONG NHỮNG NĂM QUA
I . THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG EU
TRONG THỜI GIAN QUA

1. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU hiện nay
1.1.Những nét chung về thị trường thuỷ sản EU
1.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản của EU hiện nay
Liên minh Châu Âu (EU) hiện nay bao gồm 27 thành viên, là một khối liên
kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới và cũng là một khu vực phát triển
kinh tế ổn định và có đồng tiền riêng khá vững chắc. Mặt khác, thị trường EU
được xác định là một thị trường có nhu cầu lớn, đa dạng và phong phú về sản
phẩm. Đây là thị trường liên kết chặt chẽ thành một khối mậu dịch thống nhất
mạnh hạng nhất thế giới, có sức mua lớn, ổn định và cũng là một thị trường khó
tính về tiêu dùng các mặt hàng nói chung và mặt hàng thủy sản nói riêng.
Trong những năm gần đây, EU là một trong ba thị trường xuất nhập khẩu
thủy sản lớn nhất thế giới cùng với Nhật Bản và Mỹ. Đặc điểm nổi bật trong
hoạt động thương mại thủy sản của các nước EU là kinh doanh xuất nhập khẩu
thủy sản chủ yếu được diễn ra trong nội bộ các nước thành viên nội khối (83%).
Hiện nay, EU nhập khẩu thủy sản từ trên 180 quốc gia trên thế giới và là thị
trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất với sản lượng là 9,7 triệu tấn với giá trị là
23.791 triệu EUR (số liệu năm 2004). Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Italy, Anh là
những thị trường nhập khẩu chính, giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm vượt 1
tỷ USD và các nước này cũng chiếm gần 80% giá trị nhập khẩu thủy sản của
EU.
Th©n V¨n Hµ - 7 - C«ng nghiÖp 48A
Giá trị nhập khẩu thủy sản của EU
Đơn vị: triệu ECU/ EUR
Tên nước 2000 2003 2004
EU-25 22.645 24.182 23.791
EU-15 21.969 23.411 22.918
Ailen 124 109 111
Anh 2.383 2.245 2.284
Áo 179 216 242
Ba Lan 242.770

Bỉ 1.138 1.226 1.243
Bồ Đào Nha 963 1.009 1.017
Đan Mạch 1.942 1.929 1.851
Đức 2.560 2.420 2.246
Hà Lan 1.372 1.587 1.483
Hy Lạp 356
Italy 2.812 3.219 3.146
Luxămbua 77 68 67
Phần Lan 132 162 166
Pháp 3.329 3.427 3.402
Tây Ban Nha 3.831 4.452 4.216
Thụy Điển 771 931 1.053
(Nguồn trích : eurostat)
Th©n V¨n Hµ - 8 - C«ng nghiÖp 48A
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU năm 2005
Nước Kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD)
Sản lượng xuất khẩu
(nghìn tấn)
Bỉ 76,48 23,71
Đức 67,81 20,68
Italia 62,2 19,9
Tây Ban Nha 53,66 19,5
Hà Lan 41,03 10,64
Pháp 38,44 7,65
Anh 38,26 6,1
Ba Lan 13,76 5,76
Bồ Đào Nha 7,35 2,87
Đan Mạch 5,89 1,64
( Nguồn: Trung tâm Tin học Thủy sản ngày 2/7/2007)

Năm 2006, nhập khẩu thủy sản của EU (25 nước) đạt mức kỷ lục 28,2 tỷ
EUR (38,9 tỷ USD), tăng 10,7% so với 25,5 tỷ EUR năm 2005. Trong khi đó,
xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 15,7 tỷ EUR (21,7 tỷ USD) cho thấy thâm hụt thương
mại thủy sản của EU ngày càng lớn. Ba nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong
khối EU là Tây Ban Nha với kim ngạch nhập khẩu đạt 4,9 tỷ EUR (6,8 tỷ USD),
Pháp (3,9 tỷ EUR), và Italia (3,6 tỷ EUR). Nhập khẩu thủy sản của 3 nước này
chiếm tới 45% tổng nhập khẩu vào EU. Bỉ là nước duy nhất có giá trị xuất khẩu
cao gấp đôi giá trị nhập khẩu nhờ ngành chế biến và thương mại phát triển. Ba
nhà cung cấp thủy sản hàng đầu cho thị trường EU là Na Uy (2,7 tỷ EUR),
Trung Quốc (1,1 tỷ EUR) và Aixơlen (1,1 tỷ UR). Ngoài ra, Mỹ, Marốc,
Áchentina và Việt Nam cũng là những nhà cung cấp lượng lớn thủy sản cho thị
trường EU. Bên cạnh đó, 80% thủy sản được sản xuất tại EU dành cho tiêu thụ
Th©n V¨n Hµ - 9 - C«ng nghiÖp 48A
nội địa, 20% còn lại được xuất khẩu sang các nước ngoài EU. Trong đó, Nhật
Bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất (Nguồn: tháng
8/2007).
1.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU hiện nay
1.2.1.Về kim ngạch xuất khẩu
Từ những năm 1980, sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã xuất
hiện tại thị trường EU với một nhãn hiệu chung là Seaprodex. Ngay từ những
năm đầu xâm nhập vào thị trường EU, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu chung
với những mặt hàng nông sản khác với số lượng ít nhưng đã gây được cảm tình
của người tiêu dùng Châu Âu.
Nhận thức được rằng, quá trình tiêu thụ sản phẩm cuối cùng đặc biệt là tiêu
thị với giá trị gia tăng thông qua xuất khẩu, là động lực cho sự tăng trưởng và
phát triển của các hoạt động nuôi trồng và khai thác, bên cạnh việc giữ vững
những thị trường truyền thống, ngành thủy sản Việt Nam đã chủ trương đa dạng
hóa thị trường xuất khẩu, trong đó EU là một trong những lựa chọn hàng đầu.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có những bước
phát triển đáng ghi nhận. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói

chung và xuất khẩu vào thị trường EU nói chung liên tục đạt mức tăng trưởng
cao.

Th©n V¨n Hµ - 10 - C«ng nghiÖp 48A
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU
Đơn vị: Triệu USD
723.5
367.3
231.5
116.7
73.790.7
71.8
0
100
200
300
400
500
600
700
800
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
(Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thủy sản)
Hiện nay, EU dần trở thành một bạn hàng quen thuộc đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Cùng với xu hướng tăng trưởng và
phát triển mạnh mẽ xuất khẩu của toàn ngành thủy sản nói chung, có thể thấy
tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
EU trong giai đoạn 1996-1999 hết sức khả quan với tốc độ tăng trung bình hàng
năm là 54,92 %. Theo số liệu thống kê của EU, kim ngạch nhập khẩu thủy sản
từ Việt Nam đạt 65,0 triệu USD năm 1997, năm 1998 tăng lên 92,5 triệu USD.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Tin học Bộ Thủy sản, kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU năm 1999 đạt 89,1 triệu USD
đồng thời đây cũng là năm đánh dấu sự thành công của ngành thủy sản Việt
Nam tại thị trường EU. Từ tháng 11/1999, Việt Nam được công nhận vào danh
sách 1(List A) các nước xuất khẩu thủy sản vào EU, sản phẩm thủy sản của Việt
Nam đã chính thức được công nhận về pháp lý để khẳng định được chỗ đứng tại
15 nước của EU.
Th©n V¨n Hµ - 11 - C«ng nghiÖp 48A
Trong những năm 2000-2002, hoạt động xuất khẩu thủy sản bị chững lại và
có xu hướng giảm sút, sau khi EU tăng cường kiểm tra dư lượng các chất kháng
sinh và hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng các chất này trong sản phẩm. Nhờ
những nỗ lực khắc phục của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và nông ngư
dân Việt Nam, từ năm 2003 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng
trưởng nhanh chóng trở lại. Theo bảng số liệu 2.4, năm 2003, kim ngạch xuất
khẩu thủy sản Việt Nam đạt 116,7 triệu USD, năm 2004 đạt 231,5 triệu USD,
năm 2005 đạt 367,3 triệu USD. Hàng thủy sản hiện nay là mặt hàng có kim
ngạch đứng thứ tư trong số các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường
EU. Khối lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2005 đạt gần
120 nghìn tấn, trị giá 367,3 triệu USD, chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu thủy sản
của cả nước. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng lên 723, triệu
USD với sản lượng đạt 219 nghìn tấn.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU
Năm
Kim ngạch
(triệu USD)
Tốc độ tăng
(%)
Sản lượng (tấn)
Tốc độ tăng
(%)

2000 71,8 -19,4 20.290,8 -
2001 90,7 26,32 26.659,1 31,38
2002 73,7 - 18,74 29.612,8 11,08
2003 116,7 58,34 38.186,8 28,95
2004 231,5 98,4 73.459,2 92,36
2005 367,3 58,66 110.911,2 50,98
2006 723.5 97 219.967 98,33
(Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thủy sản)
Tính tới tháng 8 năm 2007, xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 175,4 nghìn tấn
với kim ngạch 586.8 triệu USD, tăng 24,56% về lượng và 29,2% về kim ngạch
so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 30,88% về lượng và 25,13% về kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam (Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thủy sản).
1.2.2..Về cơ cấu sản phẩm
Th©n V¨n Hµ - 12 - C«ng nghiÖp 48A
Nhìn chung, các mặt hàng xuất khẩu vào EU là khá đa dạng với nhiều
chủng loại. Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là các mặt hàng cá, tôm, bạch
tuộc, cá ngừ, đồ hộp. Trong giai đoạn từ 2000-2001, mặt hàng có khối lượng
nhập khẩu lớn nhất của EU từ Việt Nam là tôm đông lạnh. Kim ngạch xuất khẩu
tôm đông lạnh năm 2000 đạt 38,6 triệu USD, năm 2001 đạt 43,6 triệu USD.
Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam có giảm sút, chỉ còn 15,7
triệu USD (Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 4/2/2004). Trong thời gian đó,
một số lô hàng tôm đông lạnh của Việt Nam xuất sang EU bị phát hiện có dư
lượng kháng sinh cao quá mức cho phép và bị hủy, gây thiệt hại lớn cho nhà
xuất khẩu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta chưa đáp ứng được
yêu cầu vệ sinh thực phẩm từ khâu nuôi trồng đến bàn ăn được công bố trong
Sách Trắng của EU đối với thực phẩm chế biến nhập khẩu.
Từ năm 2002, thương mại tôm giữa Việt Nam và EU đã có những dấu hiệu
phục hồi và có sự gia tăng cả về giá trị và khối lượng tôm xuất sang thị trường
này trong năm 2003 – 2004. Năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 5316 tấn
tôm sang EU, tăng 28% so với năm 2002 là 4000 tấn (Nguồn: Trung tâm Tin

học, Bộ Thủy sản). Năm 2004, tôm Việt Nam đã thâm nhập mạnh hơn vào các
thị trường mới tại khu vực EU, khi các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam chuyển
hướng từ Bỉ (thị trường truyền thống số một tại khu vực EU) sang các thị trường
tiềm năng khác như Anh, Đức, Italy. Hiện nay, Bỉ và Italy vẫn là hai thị trường
nhập khẩu tôm chính của Việt Nam tại EU, chiếm 53% tổng lượng hàng xuất
sang EU năm 2005. Việt Nam nằm trong tốp 10 nhà cung cấp tôm hàng đầu của
Bỉ với 4% thị phần nhập khẩu. Mặt hàng chính là tôm nước ẩm đông lạnh. Việt
Nam đồng thời cũng là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 9 của Anh.
Bên cạnh đó, cá đông lạnh cũng là mặt hàng có mức tăng xuất khẩu sang
EU đều và đáng kể. Xuất khẩu cá của Việt Nam sang thị trường này đã vượt xa
tôm không những về khối lượng và giá trị, vươn lên trên cả Nhật (66 triệu USD
năm 2003), chỉ sau Mỹ (141 triệu USD) và chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu cá
Th©n V¨n Hµ - 13 - C«ng nghiÖp 48A
của Việt Nam (552 triệu USD). Năm 2004, xuất khẩu cá của Việt Nam sang EU
tiếp tục tăng trưởng với giá trị xuất khẩu đạt 231,5 triệu USD, gấp 3 lần so với
năm 2003, chiếm gần một nửa giá trị xuất khẩu thủy sản sang EU (nguồn: Trung
tâm Tin học, Bộ Thủy sản). Sản phẩm cá chủ lực của Việt Nam xuất sang thị
trường này là cá tra, các basa và cá ngừ.
Tuy cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU có sự thay đổi qua
các năm những trong tất cả các sản phẩm mà Việt Nam xuất khẩu sang EU thì
mặt hàng cá tươi, cá đông lạnh vẫn chiếm tỷ lệ cao với 517,476 triệu USD
(chiếm 71,5%), còn mặt hàng khô vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất với con số 1,451
triệu USD (chỉ chiếm 0,2%).
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU năm 2006
STT Sản phẩm
Khối lượng
(tấn)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị

(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
1 Tôm đông lạnh 21.265 9,67 154,3 21,33
2 Cá tươi/đông lạnh:
Trong đó
- Cá da trơn
- Cá ngừ
179.374
123.212
14.045
81,55
56,01
6,39
517,476
343,427
33,085
71,52
47,46
4,57
3 Mực và Bạch tuộc
đông lạnh
18.976 8.63 50,278 6,95
4 Hàng khô 352 0,15 1,451 0,2
(Nguồn: Tạp chí thương mại Thủy sản tháng 2/2007)1
Th©n V¨n Hµ - 14 - C«ng nghiÖp 48A
II. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT
KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG EU.
1. Hệ thống chính sách
1.1. Chính sách thuế lệ phí.

Thuế là công cụ điếu tiết nền kinh tế, đồng thời là nguồn thu ngân sách cho
Nhà nước. Đối với nghề cá, tính từ khâu đầu là sản xuất tạo ra nguyên liệu đến
sản phẩm cuối cùng phục vụ cho tiêu dùng hoặc xuất khẩu, thông thường chịu
các loại thuế: môn bài, tài nguyên, thuế sử dụng đất cho nuôi trồng thủy sản và
nhiều loại phí như: phí trước bạ, đăng kiểm tàu đánh bắt, giấy di chuyển ngư
trường, bến bãi. Ngoài ra, ngư dân còn phải nộp nhiều khoản khác như tham gia
bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm nhân mạng... Để phù hợp với thực tiễn và khuyến
khích sản xuất phát triển, thuế và lệ phí đối với nghề cá đã được sửa đổi tích
cực.
Về Luật thuế tài nguyên, khung thuế suất 2-7%, theo Nghị định của Chính
phủ, Thông tư số 30 BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thống nhất thuế suất là
4% với khai thác hải sản và 3% với khai thác cá sông.
Những hộ nuôi trồng thủy sản tư nhân không phải đóng thuế doanh thu vì
họ đã đóng thuế sử dụng đất nông nghiệp. Ngư dân sẽ phải đóng thuế suất bằng
2% giá trị sản lượng đưa vào bờ hàng năm.
Ngày 2/6/1998, Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 103 QĐ/BTC về việc
đánh thuế 0% đối với hàng thủy sản xuất khẩu. Việc đánh thuế 0% này đã làm
tăng sức cạnh tranh về giá cả hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường thế
giới, đồng thời với mức thuế này là sự phù hợp của nó với công nghệ sản xuất
và chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu hiện nay của nước ta so với các nước
xuất khẩu thủy sản khác.
Th©n V¨n Hµ - 15 - C«ng nghiÖp 48A

×