Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

02 ĐỀ THI GIỮA HK II – MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 (có lời giải chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.34 KB, 13 trang )

ĐỀ ƠN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – ĐỀ SỐ 1
MÔN LỊCH SỬ: LỚP 7
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
MỤC TIÊU
Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về các nội dung sau:
- Lịch sử thế giới trung đại.
- Lịch sử Việt Nam từ buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê đến thời Lý (Từ thế kỉ X - thế kỉ XII).
Câu 1: (ID: 507578) Nước ta dưới thời Đinh – Tiền Lê có tên là
A. Văn Lang.

B. Âu Lạc.

C. Đại Việt.

D. Đại Cồ Việt.

Câu 2: (ID: 507579) Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là
A. Hình thư.

B. Quốc triều hình luật.

C. luật Hồng Đức.

D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 3: (ID: 507580) Lực lượng lao động chính trong lãnh địa phong kiến là
A. nông nô.

B. nông dân.

C. thợ chủ công.



D. thương nhân.

Câu 4: (ID: 507581) Bốn phát minh quan trọng của Trung Quốc là
A. giấy, kĩ thuật in, la bàn, súng.
C. giấy, la bàn, đại bác, kĩ thuật đóng thuyền.

B. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D. la bàn, thuốc súng, kĩ thuật hàng hải, đại bác.

Câu 5: (ID: 507582) Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở châu Âu là
A. lãnh địa.

B. công xưởng.

C. thị tộc.

D. thành thị.

Câu 6: (ID: 507583) Lược đồ dưới đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

A. Loạn 12 sứ quân.
C. Kháng chiến chống Tống dưới thời Tiền Lê.

B. Kháng chiến chống Tống dưới thời Lý.
D. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Câu 7: (ID: 507584) Kinh đô của nhà Ngơ ở
A. Hoa Lư – Ninh Bình.
C. Thăng Long – Hà Nội.


B. Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội.
D. Phố Hiến – Hưng Yên.

1


Câu 8: (ID: 507585) Nhân vật lịch sử nào được nhắc trong câu đố dưới đây?
“Vua gì từ thuở ấu thơ
Cờ lau tập trận, đợi giờ khởi binh”
A. Ngô Quyền.

B. Đinh Bộ Lĩnh.

C. Lê Đại Hành.

D. Lý Công Uẩn.

Câu 9: (ID: 507586) Năm 1010, nhà Lý đã dời đô từ…về Thăng Long – Hà Nội.
A. Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội.
C. Hoa Lư – Ninh Bình.

B. Phú Xuân – Huế.
D. Phố Hiến – Hưng Yên.

Câu 10: (ID: 507587) Quân đội nhà Lý gồm
A. cấm quân.
C. quân thường trực.

B. quân địa phương.

D. cấm quân và quân địa phương.

Câu 11: (ID: 507588) Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
“Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính
giữa nam bắc đơng tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà
sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là
nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?”
(Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư,
Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản lịch sử nào?
b. Từ đoạn văn trên, em hãy trình bày ít nhất hai lợi thế của Đại La khiến Lý Công Uẩn quyết định dời đô.
c. Đặt trong bối cảnh lịch sử nước ta đầu thời Lý, em có đồng ý với quan điểm dời đơ của Lý Cơng Uẩn khơng?
Đưa ra ít nhất hai lý do lý giải cho quan điểm của em.
Câu 12: (ID: 507589) Quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

a. Bức ảnh trên nhắc đến di tích lịch sử nào của Trung Quốc.
b. Hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về di tích lịch sử trên.

2


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
1.D

2.A

3.A

4.B


5.A

6.A

7.B

8.B

9.C

10.D

Câu 1 (NB):
Cách giải:
Nước ta dưới thời Đinh – Tiền Lê có tên là Đại Cồ Việt.
Chọn D.
Câu 2 (NB):
Cách giải:
Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là Hình thư.
Chọn A.
Câu 3 (NB):
Cách giải:
Trong lãnh địa phong kiến, lực lượng sản xuất chính là nơng nơ.
Chọn A.
Câu 4 (NB):
Cách giải:
Bốn phát minh quan trọng của Trung Quốc là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
Chọn B.
Câu 5 (NB):

Cách giải:
Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở châu Âu là lãnh địa.
Chọn A.
Câu 6 (NB):
Cách giải:
Lược đồ trên nhắc đến sự kiện Loạn 12 sứ quân.
Chọn A.
Câu 7 (NB):
Cách giải:
Kinh đô của nhà Ngô ở Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội.
Chọn B.
Câu 8 (NB):
Cách giải:
Nhân vật được nhắc đến trong hai câu thơ dưới là Đinh Bộ Lĩnh.
Chọn B.
Câu 9 (NB):
Cách giải:
Năm 1010, nhà Lý dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình về Thăng Long – Hà Nội.
Chọn C.

3


Câu 10 (NB):
Cách giải:
Quân đội nhà Lý gồm cấm quân và quân địa phương.
Chọn D.
Câu 11 (VDC):
Phương pháp: Đọc tư liệu, phân tích, nhận xét, đánh giá.
Cách giải:

a. Đoạn văn trên được trích từ Chiếu dời đơ của Lý Cơng Uẩn.
b. Những lợi thế của Đại La là: được thế rồng chầu, hổ phục, chính giữa nam bắc đơng tây, tiện nghi núi sông
sau trước. Thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm…
c. Học sinh đưa ra quan điểm có thể đồng ý hoặc không đồng ý với cách dời đô của Lý Công Uẩn. Học sinh có
thể dựa vào những ưu/hạn chế của kinh đô Hoa Lư cũ là hiểm trở, phù hợp phịng thủ, khơng thuận lợi cho giao
lưu phát triển kinh tế và những ưu điểm của thành Đại La để đưa ra quan điểm. Yêu cầu: lý giải chặt chẽ, logic.
Câu 12 (VD):
Phương pháp: Quan sát hình ảnh, hố thân, liên hệ.
Cách giải:
a. Bức ảnh trên nhắc đến Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.
b. Học sinh đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu được Vạn Lý Trường Thành, đảm bảo được các yếu tố:
Thời gian xây dựng/ Mục đích xây dựng/ Điểm nổi bật – độc đáo của cơng trình.

4


ĐỀ ƠN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – ĐỀ SỐ 2
MÔN LỊCH SỬ: LỚP 7
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
MỤC TIÊU
Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về các nội dung sau:
- Lịch sử thế giới trung đại.
- Lịch sử Việt Nam từ buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê đến thời Lý (Từ thế kỉ X - thế kỉ XII).
Câu 1: (ID: 363567) Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Trần diễn ra như thế nào?
A. Nhà nước cấm buôn bán, họp chợ.
B. Buôn bán trong nước phát triển, buôn bán với nước ngồi chưa hình thành.
C. Nhà nước khuyến khích họp chợ nhưng hạn chế ngoại thương.
D. Buôn bán trong nước và với nước ngoài đều phát triển.
Câu 2: (ID: 363566) Điểm giống nhau trong chính sách tuyển dụng quân đội của nhà Trần và nhà Lý là:
A. Chú trọng lực lượng cấm quân


B. Chú trọng lực lượng ở địa phương

C. Quân lính cốt tinh nhuệ, khơng cốt đơng

D. Ngụ binh ư nông

Câu 3: (ID: 439825) Tướng giặc nào phải chui vào ống đồng, bắt quân lính khiêng chạy về nước?
A. Ngột Lương Hợp Thai

B. Thốt Hoan

C. Toa Đơ

D. Ơ Mã Nhi

Câu 4: (ID: 290636) Hồ Quý Ly lấy quốc hiệu là Đại Ngu với mong ước gì?
A. Đất nước phát triển thịnh vượng.

B. Ước vọng bình yên rộng lớn.

C. Đất nước trường tồn ngàn năm.

D. Nhân dân được ấm no.

Câu 5: (ID: 290635) Ý nào sau đây không phù hợp khi nhận xét về Hồ Quý Ly?
A. Mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt cải cách.
B. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.
C. Là một nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử thời phong kiến.
D. Là nhà u nước tài năng, có hồi bão, tiến bộ.

Câu 6: (ID: 290634) Đặc điểm nổi bật nhất về chính sách qn sự, quốc phịng của Hồ Quy Ly là gì?
A. phát huy tối đa tác dụng.

B. Khơng mang lại quyền lợi cho nhân dân.

C. tích cực, sáng tạo.

D. được nhân dân ủng hộ.

Câu 7: (ID: 292302) Cho câu thơ sau:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đơng Hải khơng rửa hết mùi”
(Bình Ngô đại cáo) Hai câu thơ trên phản ánh điều gì?
A. Tội ác, chính sách thống trị tàn bạo của quân Minh.

1


B. Ý chí quyết tâm chống giặc của nhân dân ta.
C. Phê phán thói nhu nhược của nhà Hồ.
D. Kêu gọi nhân dân đấu tranh chống quân Minh xâm lược.
Câu 8: (ID: 292301) Tại sao khi kéo quân vào xâm chiếm nước ta, quân Minh lại lấy khẩu hiệu “Phù Trần diệt
Hồ”?
A. Giúp nhà Trần gây dựng lại sự nghiệp.

B. Giúp nhà Trần tiêu diệt thế lực nhà Hồ.

C. Thực hiện sứ mệnh chính nghĩa của nhà Minh.

D. Có cớ để kéo quân vào xâm lược nước ta.


Câu 9: (ID: 372221) Những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng nghĩa quân Lam Sơn như thế nào?
A. Rất mạnh.

B. Còn yếu.

C. Còn yếu, gặp nhiều khó khăn.

D. Gặp nhiều thuận lợi.

Câu 10: (ID: 372220) Nguyễn Trãi từ đâu bí mật về Lam Sơn theo Lê Lợi khởi Nghĩa và dâng bản Bình Ngơ
Sách?
A. Thăng Long.

B. Nghệ An.

C. Đơng Quan.

D. Hải Phịng.

Câu 11: (ID: 310058) Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức theo hệ thống nào?
A. Đạo – phủ - huyện – châu – xã.

B. Đạo – phủ - huyện hoặc châu – xã.

C. Đạo – phủ - châu – xã.

D. Phủ - huyện – châu.

Câu 12: (ID: 309766) Từ thời vua Lê Thánh Tông, cả nước được chia lại thành 13 đạo thừa tuyên, đạo thừa

tuyên thứ 13 có tên là gì?
A. Nghệ An.

B. Thanh Hóa.

C. Quảng Nam.

D. Trung Đơ (Thăng Long).

Câu 13: (ID: 301046) Tại sao Nguyễn Hồng lại xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam?
A. Bảo vệ bản thân và dòng họ trước họa tiêu diệt của Trịnh Kiểm.
B. Không muốn tranh chấp quyền lực với anh rể Trịnh Kiểm.
C. Chạy trốn sự truy sát của anh rể Trịnh Kiểm.
D. Giành chiến thắng trong chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
Câu 14: (ID: 301044) Chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã gây ra hậu quả gì lớn nhất?
A. Hình thành chính quyền chúa Trịnh.

B. Thiết lập chính quyền chú Nguyễn.

C. Đất nước bị chia cắt thành hai miền.

D. Tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu.

Câu 15: (ID: 439510) Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay, trước đây thuộc dinh nào của phủ Gia Định?
A. Dinh Trấn Quốc.

B. Dinh Phiên Trấn.

C. Dinh Trấn Biên.


D. Dinh Gia Định.

Câu 16: (ID: 439507) Khác với chính quyền Lê – Trịnh ở Đảng Ngoài, ở Đảng Trong, các chúa Nguyễn đã
A. ra sức khai thác vùng Thuận – Quảng, tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập làng lập ấp.
B. ra sức rèn đúc vũ khí, tập trận để chuẩn bị cho các trận chiến đấu mới với chính quyền Lê – Trịnh.
C. ra sức chiêu mộ binh sĩ, hiền tài, chuẩn bị lương thực để phịng tránh dịch bệnh và thiên tai có thể xảy ra.
D. ra sức phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp, thống nhất đơn vị đo lường, giảm thuế khóa.

2


Câu 17: (ID: 304074) Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài nổ ra vào khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII
phản ánh quy luật gì?
A. Nơng dân là lực lượng thứ yếu của mỗi phong trào.
B. Sự khủng hoảng cuối mỗi triều đại phong kiến.
C. Các cuộc khởi nghĩa nơng dân lãnh đạo đều thất bại.
D. Chính quyền phong kiến đã khủng hoảng, mục nát.
Câu 18: (ID: 402775) Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân tháng
A. 5/1786.

B. 6/1786.

C. 5/1787.

D. 6/1787.

Câu 19: (ID: 402774) Trong những năm 1786 - 1788, với việc đánh đổ lại tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê,
đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?
A. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
B. Hoàn thành việc thống nhất đất nước

C. Thiết lập vương triều Tây Sơn
D. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc
Câu 20: (ID: 312430) Vua Quang Trung đã chọn khu vực nào làm nơi đóng đơ sau khi đánh bại giặc ngoại
xâm?
A. Bình Định.

B. Thăng Long.

C. Phú Xuân.

D. Gia Định.

Câu 21: (ID: 312429) Đặc điểm nổi bật trong mối quan hệ giữa Việt - Trung dưới thời trị vì của Quang Trung
là gì?
A. đối đầu gay gắt.

B. mềm dẻo, kiên quyết bảo vệ chủ quyền.

C. mâu thuẫn sâu sắc.

D. tuyệt giao hoàn toàn.

Câu 22: (ID: 317116) Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của các phong trào đấu tranh chống phong
kiến vào nửa đầu thế kỉ XIX?
A. Nổ ra liên tục, số lượng lớn.

B. Hầu hết đều giành thắng lợi.

C. Nổ ra ngay từ đầu triều đại.


D. Nhiều cuộc khởi nghĩa quy mô lớn.

Câu 23: (ID: 320721) Sự kiện nào đánh dấu sự phát triển vượt bậc của kĩ thuật đóng tàu của Việt Nam?
A. Nguyễn Văn Tú học được nghề làm kính thiên lý.
B. Đóng được tày chạy bằng hơi nước.
C. Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng than.
D. Chế tạo được tàu hỏa chạy bằng sức nước.
Câu 24: (ID: 320720) Phan Huy Chú đã viết tác phẩm lịch sử nổi tiếng có tên là gì?
A. Lịch triều hiến chương loại chí.

B. Đại Nam thực lục.

C. Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ.

D. Đại Việt sử kí tồn thư.

Câu 25: (ID: 320719) Đâu là vị thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII?
A. Tuệ Tĩnh.

B. Hồ Đắc Di.

C. Lê Hữu Trác.

D. Hoa Đà

3


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

1.C

2.C

3.B

4.B

5.B

6.C

7.A

8.D

9.C

10.C

11.B

12.C

13.A

14.C

15.C


16.A

17.B

18.B

19.A

20.C

21.B

22.B

23.B

24.A

25.C

Câu 1 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 54, loại trừ
Cách giải:
Thương nghiệp nhà Trần:
- Trong nước: ở các làng, xã chợ mọc lên ngày càng nhiều, ở Thăng Long có tới 61 phố phường
- Ngoại thương: tại các cửa biển thương nhân nước ngồi bn bán tấp nập
⟹ Bn bán trong và ngoài nước đều phát triển
Chọn C.
Câu 2 (VD):
Phương pháp: Dựa vào chính sách tuyển dụng quân đội thời Lý (SGK Lịch sử 7, trang 37 - 38) và chính sách

tuyển dụng quân đội thời Trần (SGK Lịch sử 7, trang 52) để so sánh.
Cách giải:
Nhà Lý và nhà Trần tuyển sụng quân đội theo chính sách “ngụ binh ư nông” tức là gửi binh ở nhà nông, khi
trong nước khơng có việc thì cho qn lính về làm ruộng; khi có việc chinh chiến thì hết thảy mọi người dân
đều là quân lính
Chọn C.
Câu 3 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 61.
Cách giải:
Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2, khi quân ta phản cơng, đánh bại qn địch ở nhiều
nơi, Thốt Hoan – tổng chỉ huy quân Nguyên đã rất vất vả mới chạy thoát được về nước (tướng giặc là Lý Hằng
hoảng sợ phải giấu Thoát Hoan vào ống đồng, bắt quân lính khiêng chạy).
Chọn B.
Câu 4 (VDC):
Phương pháp: Liên hệ kiến thức để giải thích.
Cách giải:
Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hịa bình". “Đại Ngu” có thể hiểu là
ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn.
Chọn B.

4


Câu 5 (VDC):
Phương pháp: Nhận xét về những tiến bộ và hạn chế trong cải cách của Hồ Qúy Ly.
Cách giải:
Nhận xét về Hồ Quý Ly:
- Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính
sách cải cách trên nhiều mặt. Cuộc cải cách của ơng có nhiều mặt tiến bộ giúp đất nước thốt khỏi tình trạng
khủng hoảng.

⟹ Điều đó cho thấy, ơng là một nhà u nước có tài năng, có hồi bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải
cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.
- Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến
sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.
Chú ý khi giải:
Đáp án B: cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại.
Chọn B.
Câu 6 (VD):
Phương pháp: Phân tích, đánh giá về chính sách qn sự, quốc phịng của Hồ Quy Ly.
Cách giải:
Chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly mang những đặc điểm nổi bật sau:
- Những chính sách của Hồ Quý Ly là những chính sách tích cực, sáng tạo, thể hiện mưu lược của một nhà
quân sự tài ba.
- Tuy nhiên, những chính sách này khơng thể phát huy hết tác dụng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh
vì khơng được quần chúng nhân dân ủng hộ.
Chọn C.
Câu 7 (TH):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 83, suy luận.
Cách giải:
Hai câu thơ trên trong bài “Bình Ngơ đại cáo” phản ánh chính sách thống trị tàn bạo của nhà Minh đối với nhân
dân ta. Chúng không chỉ giết hại tàn bạo của nhân dân ta làm cho “thay chất thành núi”, “moi ruột quấn vào
cây”, “rán thịt người lấy mỡ” mà còn “mổ bụng moi thai cắt lấy hai hai đầu để ứng lệnh”,… Sự tàn bạo này
đến “trúc Nam Sơn” cũng không thể ghi hết tội, đến “nước Đơng Hải” cũng khơng thể rửa sạch hết mùi.
Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh đã làm mâu thuẫn dân tộc càng thên gay gắt.
Chọn A.
Câu 8 (TH):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 82, suy luận.
Cách giải:

5



Khi kéo quân vào nước ta xâm lược, quân Minh đã sử dung khẩu hiệu “Phù Trần diệt Hồ” – tuy nói là giúp nhà
Trần gây dựng lại vương triều, tiêu diệt nhà Hồ vì triều đại này cướp ngơi nhà Trần (khơng chính nghĩa).
Nhưng thực chất qn Minh chỉ lấy đó làm cái cớ để xâm lược nước ta mà thôi
Chọn D.
Câu 9 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 85
Cách giải:
Những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan.
Chọn C.
Câu 10 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 85, phần chữ nhỏ
Cách giải:
Từ thành Đông Quan, Nguyễn Trãi bí mật trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa.
Chọn C.
Câu 11 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 94.
Cách giải:
Dưới thời Lê, bộ máy chính quyền chia thành các đạo, dưới đạo là phủ, huyện (miền núi gọi là châu) và xã.
Chọn B.
Câu 12 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 94.
Cách giải:
Từ thời vua Lê Thánh Tông, cả nước được chia lại thành 13 đạo thừa tuyên, đạo thừa tuyên thứ 13 có tên là
Quảng Nam.
Chọn C.
Câu 13 (TH):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 108, suy luận.
Cách giải:

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của
Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Mục đích ra đi của Nguyễn Hồng
là bảo vệ bản thân cùng dịng họ tránh bị Trịnh Kiểm tiêu diệt. Cũng từ đây, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng
một thế lực riêng ở vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam.
Chọn A.
Câu 14 (TH):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 109, suy luận.

6


Cách giải:
Chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã để lại hậu quả lớn nhất là: Đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong
và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
đất nước.
- Ở Đàng Ngồi: đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây dựng phủ chúa bên cạnh triều Lê. “Chúa Trịnh” nắm
mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn. Nhưng mối quan hệ giữa hai thế lực này là dựa dẫm vào nhau để bảo vệ
quyền lợi của dịng họ mình, gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".
- Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, gọi là "chúa Nguyễn".
Chọn C.
Câu 15 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 110.
Cách giải:
Phủ Gia Định gồm hai dinh là dinh Trấn Biên (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và
dinh Phiên Trấn (Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh).
⟹ Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay, trước đây thuộc dinh Trấn Biên của phù Gia Định.
Chọn C.
Câu 16 (TH):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 99 - 100, suy luận.
Cách giải:

Trong khi chính quyền Lê – Trịnh rất ít quan tâm đến cơng tác thủy lợi và khai hoang thì ở Đảng Trong, các
chúa Nguyễn đã ra sức khai thác vùng Thuận – Quảng, tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập
làng lập ấp.
Chọn A.
Câu 17 (VD):
Phương pháp: Phân tích sự khủng hoảng cuối mỗi triều đại để chỉ ra quy luật.
Cách giải:
Quy luật chung nhất trong suốt chiều dài lịch sử nước ta từ thế kỉ X đến XVIII, cứ cuối mỗi triều đại lại lâm
vào khủng hoảng do vua, quan ăn chơi sa đọa, làm cho đời sống nhân dân cực khổ. Từ đó, mâu thuẫn giữa nhân
dân với chính quyền phong kiến ngày càng gắt hơn (là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các phong trào đấu
tranh của nông dân). Suy ngược lại, các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra cũng là minh chứng cho sự khủng
hoảng của chính quyền đang cai trị.

⟹ Như vậy, các cuộc khởi nghĩa của nơng dân Đảng Ngồi nổ ra vào khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII minh
chứng cho quy luật: Sự khủng hoảng của cuối mỗi triều đại phong kiến.
Chọn B.
Câu 18 (NB):

7


Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 125.
Cách giải:
Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân tháng 6/1786.
Chọn B.
Câu 19 (TH):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 127, suy luận.
Cách giải:
Trong những năm 1786 - 1788, với việc đánh đổ lại tập đồn phong kiến Trịnh – Lê, đóng góp của phong trào
Tây Sơn là: Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

Chọn A.
Câu 20 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 131.
Cách giải:
Sau khi chiến thắng ngoại xâm, vua Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đơ ở Phú
Xn.
Chọn C.
Câu 21 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 133.
Cách giải:
Khi xây dựng vương triều mới, Quang Trung chủ trương xây dựng một mối quan hệ hòa hỏa với nhà Thanh,
mềm dẻo chấp nhận triều cống nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc
Chọn B.
Câu 22 (VD):
Phương pháp: Phân tích đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Cách giải:
Đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến nửa đầu thế kỉ XIX gồm:
- Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu triều đại
- Nổ ra liên tục, số lượng lớn
- Nhiều cuộc khởi nghĩa với quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.
⟹ Loại trừ đáp án B: các cuộc khởi nghĩa hầu hết đều bị triều Nguyễn đàn áp nên thất bại.
Chọn B.
Câu 23 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 146.
Cách giải:

8


Trên cơ sở nghiên cứu tàu thủy của phương Tây, năm 1839, các thợ thủ công Việt Nam đã đống được một chiếc

tàu thủy chạy bằng hơi nước. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển vượt bậc của kĩ thuật đóng tàu của Việt
Nam
Chọn B.
Câu 24 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 146.
Cách giải:
Tác phẩm lịch sử nổi tiếng được Phan Huy Chú viết có tên là: Lịch triều hiến chương loại chí.
Chọn A.
Câu 25 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 146.
Cách giải:
Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ơng) là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII. Ơng đã có cống hiến xuất
sắc vào nền y học và dược học dân tộc, đặc biệt là bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh.
Chọn C.

9



×