Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

THUYẾT MINH DI SẢN THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.3 KB, 8 trang )

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ:
PHẦN I : TƯỢNG ĐÀI TRUNG TÂM
- Thành cổ Quảng Trị nằm giữa trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2km
về phía Đơng, cách bờ sơng Thạch Hãn chừng 200m về phía Nam.
- Đứng soi mình xuống dịng sơng Thạch Hãn hiền hồ, Thành cổ Quảng Trị uy nghi, trầm
mặc, sáng ngời biểu tượng chủ nghĩa anh hùng cách mạng với khát vọng tự do, độc lập.Nơi đây,
dưới lớp cỏ non Thành cổ, lòng đất đã thấm đẫm máu của hàng ngàn chiến sĩ và đồng bào Quảng
Trị.
- Để trấn giữ phía bắc kinh đô Phú Xuân, năm 1809 Gia Long thứ 8 quyết định dời Dinh từ
phường Tiền Kiên, huyện Đăng Xương (Triệu Giang, Triệu Phong ngày nay) đến xây dựng trên một
khu đất cao tại xã Thạch Hãn- Hải Lăng (ngày nay thuộc thị xã Quảng Trị). Từ thành có thể đi vào
Nam hay ra Bắc bằng đường sông, đường bộ, đường biển đều thuận tiện. Với vị trí chiến lược về
chính trị, kinh tế, quân sự, Thành Cổ vừa là cơng trình thành luỹ qn sự, vừa là trụ sở hành chính
của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945.
- Thành lúc đầu, được đắp bằng đất, đến năm 1837, vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch.
Khn viên Thành cổ Quảng trị có dạng hình vuông với chu vi tường thành dài 2160m, thành cao
3m, dưới chân dày 13,5m, đỉnh dày 0,72m. Bên ngoài thành. có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn
góc thành là 4 pháo đài cao nhơ hẳn ra ngồi. Thành có 4 cửa nằm chính giữa 4 mặt thành: Tiền,
Hậu, Tả, Hữu xây vòm cuốn, vòm làm bằng gỗ lim. Mỗi cửa có chiều rộng 3,4m, phía trên có vọng
lâu, mái cong, lợp ngói âm dương. Nội thành có các cơng trình kiến trúc như Hành cung, cột cờ,
dinh Tuần Vũ, dinh án Sát, dinh Lãnh Binh, Ty Phiên, Ty Niết, kho thóc, nhà kiểm học, trại lính.
- Trong đó, Hành cung được xem là cơng trình nổi bật nhất: bao bọc xung quanh là hệ thống
tường dày, chu vi 400m, có hai cửa. Hành cung là một ngơi nhà rường, kết cấu 3 gian, 2 chái, mái
lợp ngói liệt, trên có trang trí các họa tiết: rồng, mây, hoa, lá...Nơi đây thường để Vua ngự khi đến
đây và thăng quan cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm. Cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ thì Thành cổ lại có thêm nhà lao,
tồ mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn... Từ năm 1929 đến năm 1972, nhà lao Quảng
Trị là nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước và chính nơi đây đã trở thành
trường học chính trị, để rèn luyện ý chí son sắt, đấu tranh trực diện với kẻ thù của những người yêu



nước. Hơn 160 năm tồn tại dưới thời quân chủ và thực dân, Thành cổ là trung tâm chính trị của
Quảng Trị.
- Dưới thời tạm chiếm Mỹ - ngụy biến Thành Cổ thành khu quân sự, làm kho tàng quân đội
và trung tâm chỉ huy chiến dịch toàn tỉnh, đồng thời mở thêm nhà giam để đàn áp phong trào cách
mạng. Vì vậy, nơi đây đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh chống Mỹ trong cuộc tổng tiến công và
nổi dậy mùa xuân 1968 và các trận chiến đấu oai hùng của quân và dân ta. Tiêu biểu là cuộc chiến
đấu ngoan cường đánh trả các đợt phản kích tái chiếm Thành Cổ của Ngụy quyền Sài Gòn trong
suốt 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972.
- Chiến công giữ vững Thành Cổ Quảng Trị là khúc tráng ca bất tử, đã đi vào lịch sử đấu
tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam những trang hào hùng nhất. Thành Cổ như một bảo tàng ghi
nhận hy sinh cao quý của biết bao chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị anh hùng. Cuộc
chiến đấu anh dũng 81 ngày đếm (từ 28/6 đến 16/9/1972) bảo vệ Thành Cổ là đòn chiến lược bẻ gãy
ý đồ cuồng vọng tái chiếm Quảng Trị của Mỹ ngụy, tạo thế mạnh cho ta trên bàn đàm phán Pa-ri.
Ngã ba Long Hưng- chốt bảo vệ Thành Cổ phía Nam được mệnh danh là "ngã ba bom", "ngã ba
lửa" mà hết đơn vị này, điều đơn vị khác quyết bám trụ đến cùng. Ngã ba cầu Ga 20 chiến sĩ án ngữ
đều hy sinh anh dũng.
- Thành Cổ Quảng Trị được bộ Văn hố - Thơng tin xếp hạng di tích Quốc gia theo quyết
định số 235/VH - QĐ ngày 12/12/1986. Năm 1994, Thành Cổ Quảng Trị lại được xếp vào danh
mục những di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng.
- Phải gánh chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ trong chiến tranh nên từ sau hồ bình lập
lại, Thành Cổ chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành, lao xá, cổng tiền, hậu... Từ năm 1993 - 1995,
hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạn thành, cổng tiền đã được tu sửa, hàng nghìn cây dừa đã mọc
lên phía trong thành. Đặc biệt một đài tưởng niệm lớn đã được xây dựng ở chính giữa Thành Cổ.
Đài tưởng niệm được đắp nổi bằng đất có hình một nấm mồ chung, bốn phía gia cố xi măng tạo
thành hình bốn cửa của Thành Cổ, phía trên là nơi để mọi người thắp hương tưởng niệm. Tượng đài
tạo ra 1 thế lưỡng nghi: phần nền lát gạch màu đỏ là biểu tượng dương, phần âm – là hồ nước hình
bán nguyệt có đặt cây thiên mệnh ở giữa, phần dương có 1 lỗ thông từ dương đến âm và 2 nửa vầng
trăng khuyết thể hiện trong âm có dương và trong dương có âm (âm dương hịa hợp). Trong phần
âm có đặt tư trang của người lính (mũ & ba lơ), phần âm hướng lên trời, 1 cây thiên mệnh với ý
nghĩa đưa linh hồn các liệt sĩ lên chốn thiên đường. cây thiên mệnh xuyên qua 3 áng mây thể hiện:

thiên, địa, nhân. Phía trên cây thiên mệnh có 1 ngọn nến tượng trưng cho ánh hào quang tỏa sáng,


dưới tầng mây cuối cùng có gắn hình tượng chung cho 3 bát cơm cúng người đã khuất. ngồi vịng
trịn có gắn 81 tờ lịch từ ngày 28-6 đến 16-9 năm 1972 được làm bằng 81 bức phù điêu tượng
trưng cho 81 ngày đêm lịch sử. Phía dưới tượng đài làm theo hình bát quái.
- Nhân kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, Ngân hàng Cơng thương VN đã
hỗ trợ kinh phí để xây dựng tháp chng.Tháp chuông được xây dựng trong quần thể Thành cổ
Quảng Trị - Sơng Thạch Hãn. Chng đồng có chiều cao 3,9 mét, đường kính 2,15 mét, trọng lượng
gần 9 tấn, được treo trang trọng trên tháp chng có chiều cao gần 10 mét.
- Đứng ở trên tháp chng có thể bao qt được cả Thành cổ Quảng Trị và dịng sơng Thạch
Hãn, nơi đã ghi dấu trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ năm 1972. Trên quả chuông đã khắc
lời ghi nhớ những chiến công của quân và dân Việt Nam tại Thành cổ của cố Tổng bí thư Lê Duẩn:
“Chúng ta chịu đựng được khơng phải vì chúng ta là gang thép vì gang thép cũng chảy với bom đạn
của chúng. Mà chính chúng ta là những con người, những con người thật sự. Những con người Việt
Nam với truyền thống 4.000 năm đã giác ngộ thật sâu sắc trách nhiệm trọng đại trước dân tộc, trước
thời đại". Trên quả chng cịn khắc những vần thơ của Nhà thơ, nhà báo Trần Bạch Đằng:
"Hễ có Việt Nam có cổ thành,
Kết vịng hoa lửa nối Khe Sanh,
Hn chương khó đủ từng viên gạch,
Tấc đất từng dây mỗi lá cành".
- Tháp chuông được đặt tại quảng trường từ thành cổ đến bờ sông Thạch Hãn,để đến ngày lễ,
ngày rằm, tiếng chng vang lên, siêu thốt linh hồn các liệt sĩ đã hy sinh.Quảng trường đã nối liền
không gian giữa thành cổ và dịng sơng Thạch Hãn - dịng sơng nghĩa trang. Dịng sơng này là nơi
n nghỉ của khơng biết bao nhiêu chiến sĩ từ bờ bắc vượt sông vào thành cổ để chiến đấu. Hàng
năm, cứ đến ngày 30.4 hay ngày 27.7, nhân dân ở đây lại thả những bó hoa xuống dịng sơng để
tưởng nhớ các liệt sĩ. Tưởng nhớ đồng đội đã không trở về, cựu chiến binh Lê Bá Dương ngày hịa
bình trở về chất đầy một thuyền hoa huệ trắng thả xuống sông viếng bạn bè, và từ tim anh, những
câu thơ yêu thương ứa máu dành cho đồng đội
Đị xi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/

Đáy sơng cịn đó bạn tơi nằm/
Những tuổi đơi mươi thành sóng nước/
Giữ yên bờ bãi mãi ngàn năm".


PHẦN II: BẢO TÀNG THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ:
- Bảo tàng Thành cổ có 2 tầng là nơi lưu giữ những chiến tích của quân và dân ta, những
ngày này thu hút được đông đảo người dân thập phương về thăm. Nơi đây cịn lưu giữ ghi danh
chiến cơng của Trung đoàn 236 tên lửa, Trung đoàn pháo binh, pháo cao xạ, đặc công... cùng nhiều
tranh ảnh, đồ vật quý của quân ta đã từng tham gia bảo vệ Thành.
- Thành cổ Quảng Trị không chỉ mọi người dân trong nước mà cả thế giới biết đến là qua 81
ngày đêm đỏ lửa. ngày 1-5-1972 toàn bộ tỉnh Quảng Trị được giải phóng sau 18 năm chia cắt. sau
khi bị thất thủ ở Quảng Trị, Ngụy quyền Sài Gòn được sự chi viện tối đa của Mỹ đã dốc toàn bộ lực
lượng để tái chiếm Thành Cổ lần 2. tái chiếm được Thành Cổ chúng sẽ gây sức épvới ta tại Hội
nghị Paris sắp tới. Mỹ- Ngụy bắt đầu mở cuộc hành quân vào ngày 28-6, lấy tên là “Lam Sơn 72”
- Địch đã huy động vào cuộc phản kích này mỗi ngày bình qn 150-170 lần, có ngày cao
nhất là 220 lần chiếc máy bay phản lực, 70-90 lần B52, 12-16 tàu khu trực hạm….. đây là cuộc
hành quân đẫm máu, cực kì tàn bạo mà chúng khơng từ một hành động tội ác nào: ném đủ các loại
bom phá, bom na-pan, bom bi, bom 7 tấn, bom điều khiển bằng lade, bắn đủ các loại pháo chơm,
pháo khoan, thả chất độc hóa học, hơi độc và hơi ngạt. riêng đêm 4-7-1972 máy bay B52 của chúng
đã ném vào đây 4 nghìn tấn bom, ngày 31-7 khoảng 2 vạn quả đại bác cỡ lớn từ 105-203 mm . trong
lịch sử chiến tranh hầu như chưa có 1 cuộc hành quân nào mà mục tiêu chủ yếu chỉ là đánh chiếm 1
tịa thành cổ có chu vi hơn 2 ngàn mét, người ta lại có thể huy động 1 lực lượng hải, không, lục
quân đông như vậy và sử dụng 1 khối lượng chất nổ khổng lồ như vậy. trung bình mỗi chiến sĩ ở
đây phải hứng chịu trên 100 quả bom, và trên 200 quả đạn pháo. Số bom mà chúng ném xuống đây
khoảng trên 328 ngàn tấn, tương đương với 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xúông thành phố
Hi-rô-si-ma của Nhật năm 1945. Bốn dãy tường thành 4 phía của thành cổ dày đến 12m vậy mà bị
vỡ tan dần, khơng chỉ vỡ vì bom đạn mà cịn vì sự chấn động của mặt đất. ở đây tất cả mọi cơng
trình, mọi thứ đều sụp đổ hoàn toàn, bầu trời Quảng Trị là 1 màu đen xám xịt bom đạn. riêng chỉ
còn lại trường trung học Bồ Đề là còn đứng vững, nhưng vẫn bị bom đạn bắn lỗ trỗ.

- Phía dưới bức tranh thành cổ Quảng Trị - một màu đen xám xịt của mưa bom bão đạn là 1
ngọn lửa đỏ rực. đó là biểu tưởng của niềm hi vọng vào ngày mai tươi sáng, biểu tượng của sự vĩnh
cửu, của sự trường tồn mãi mãi.


- Mưa bom bão đạn là thế. Vậy mà các chiến sĩ giải phóng quân vẫn bám trụ, chiến đấu ròng
rã gần 3 tháng trời để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Thành Cổ vừa được giải phóng. Cuộc
chiến đấu ở đây đã diễn ra như 1 huyền thoại và cách đánh cũng thần kì. Súng cối 60mm được các
chiến sĩ kẹp nách mà bắn liên thanh mấy chục quả 1 lần, lựu đạn phải để xì khói trên tay mới
ném,phải trèo lên tường cao mà ném xuống hoặc bò sát miệng hầm của địch mà liệng vào. ở đây
người bị thương không về tuyến sau ; Phan Văn Ba nát 1 bàn tay vẫn xin ở lại, Hán Duy Long dùng
trung liên kẹp nách truy kích 58 tên, 3 lần bị thương vẫn giữ trận địa. không kể bộ binh hay công
binh thông tin, quân y, thậm chí cả cha con ơng lái đị cũng tham gia chiến đấu. 2 cha con ơng lái đị
đã phục vụ đưa bộ đội qua Sông Thạch Hãn vào chiến đấu bảo vệ Thành Cổ.
- Đặc biệt ngày 15-9 là ngày cận chiến cực kì căng thẳng của tồn bộ các chiến sĩ giữ thành
Cổ. quân địch ồ ạt xông lên đột phá 2 cổng thành, tiến sát vào nhà lao, nhưng không trụ nổi với hỏa
lực của ta. Địch lại xả phi pháo mạnh làm cho sức phản kích của quân ta giảm dần, xong mọi người
vẫn không rời trận địa,kiên quyết chống trả với địch. Đến chiều ngày 16-9 khi có lệnh của cấp trên
rút sâu vào góc sơng Thạch hãn để bảo toàn lực lượng và máu của các anh đã nhuộm đỏ dịng Thạch
Hãn. Sơng thạch Hãn đã trở thành nơi yên nghỉ của các chiến sĩ thành cổ anh hùng. Họ mãi mãi
không trở về, người mẹ già, người vợ trẻ đã cạn khô nước mắt. Họ mãi mãi nằm lại trong dịng sơng
hiền hồ Thạch Hãn.
- Tuy mưa bom bão đạn là vậy, khó khăn khổ cực như vậy nhưng các chiến sĩ giải phóng
quân vẫn lạc quan, yêu đời, vui cười dưới chân thành cổ- đó là nụ cười thách thức bom đạn.
- Tầng 2 của bảo tàng là nơi trưng bày các hiện vật của các chiến sĩ, các bức tranh về các anh
giải phóng quân đang chiến đấu, những súng đạn mà ta đã sử dụng trong cuộc chiến 81 ngày
đêm……….
- Trước tiên chúng ta sẽ thấy sơ đồ thành cổ Quảng Trị do người Pháp vẽ vào năm 1889.
trước năm 1972 thành cịn có tên là Thành Đinh Cơng Tráng. Năm 1809 vua Gia Long cho đắp
thành bằng đất. đến năm 1837 vua Minh Mạng cho xây bằng gạch. Thành cổ Quảng Trị có kiến trúc

theo kiểu vauban. Thành cổ Quảng Trị là cơng trình thành lũy qn sự dưới thời nhà Nguyễn. khi
thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ ở Trung Kì thì ở mỗi tỉnh nói chung và Quảng Trị nói riêng
chúng cho xây dựng thêm nhà lao chiếm diện tích gần ¼ khu vực thành cổ,nằm ở góc Đơng
nam(Thành Cổ có diện tích 18,20 ha). Ngày 20-7-1954 Hiệp định Giơnever chia đôi Việt nam thành
2 miền. lấy vĩ tuyến 17 – sông Bến Hải (Quảng Trị) làm giới tuyến.Từ 1954 đến 1975 thành cổ là


trung tâm kinh tế chính trị. Thời kỳ khó khăn của những năm 68-70, để ngăn chặn nguồn chi viện từ
miền bắc Việt Nam vào miền nam, buộc đế quốc Mỹ phải xây dựng hàng rào điện tử mang tên của
bộ quốc phòng Mỹ - MacNamara Tại Dốc Miếu (Gio Linh) và đường 9 Nam Lào. Đó là một hàng
rào gồm 12 lớp kẽm gai chồng nhau cao 3m, phía trên có cài mìn tự động, phía dưới là chi chít bải
mìn. Ngồi ra cịn có hệ thống đèn pha để kiểm soát mọi sự thâm nhập vào ban đêm. Và Dốc Miếu
đã trở thành căn cứ quan trọng nhất trong dảy hàng rào điện tử này. Tuy nhiên nó đã bị vơ hiệu hố
bởi qn ta một thời gian sau.
- Kính thưa quý vi, những người lính ở mặt trận Thành cổ mang những nét riêng bởi hầu hết
họ là sinh viên của các trường đại học tại Hà Nội, tất cả đều còn rất trẻ cùng lên đường theo tiếng
gọi của Tổ quốc.
- Nếu Nguyễn Văn Thạc không hi sinh rất có thể anh đã là một nhà văn. Nếu Hồng Tích
Minh, Hồng Thượng Lân cịn sống có lẽ sẽ là những họa sĩ tài hoa. Và bao nhiêu nữa những sinh
viên ĐH ngày ấy đã xếp bút nghiên lên đường... Nhiều người nói rằng lẽ ra họ là “của để dành” cho
công cuộc tái thiết non sông mai ngày hịa bình, nhưng rồi khơng ai có thể yên tâm ngồi với giảng
đường khi Tổ quốc gọi! họ chiến đấu rất anh dũng,kiên cường. quý vị có thể nhìn thấy bức ảnh giản
dị về một người chiến sĩ, dù bị thương rất nặng, vải trắng quấn quanh đầu nhưng bàn tay anh vẫn
khơng rời vũ khí, đơi mắt sáng nhằm thẳng phía quân thù. Khoảnh khắc chiến trường ấy đã khiến
hàng triệu trái tim rơi lệ như một khúc tráng ca về người lính trong những năm tháng Quảng Trị rực
trời máu lửa. Và sau đúng 36 năm, người lính "lên hình" năm xưa ở giữa đời thường...Đó là ông
Lương Văn Bạo- quê ơ Hưng Yên , ông Bạo nở nụ cười đã hở một nửa hàm móm mém của mình
hồi niệm: "Đã vào trận mạc là xác định một mất một còn, xác định là đạn tránh mình chứ mình
khơng tránh được đạn". Đạn đã khơng tránh ông nhưng cũng không lấy được mạng ông.
- Cuối cùng mời quý vị dừng chân tại nơi trưng bày những di vật của các chiến sĩ. Thưa quý

vị và các bạn,Trong quá trình quy tập mộ liệt sĩ ở khu di tích Thành Cổ thì tất cả những gì người ta
tìm thấy đều đáng trân trọng nhưng ''nóng và ấm'' nhất là những lá thư của các liệt sĩ nhờ một chút
may mắn nào đó được ''gửi'' cho đời sau. Và từ mỗi bức thư này, chiến tranh tưởng chừng như vừa
mới kết thúc hôm qua .lá thư ''đặc biệt'' của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh ở Xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương,
tỉnh Thái Bình gửi về cho gia đình như điềm báo trước lúc anh ra đi. Nhiều người đã không cầm
được nước mắt khi đọc bức thư này: ''Quảng Trị ngày 11-9-1972,
+ Tồn thể gia đình kính thương...


+ Hơm nay con ngồi đây biên vài dịng chữ cuối cùng phịng khi đã ''đi nghiên cứu bí mật
trong lịng đất'' thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.
...Mẹ kính mến ! Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ
đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi... Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống
trọn đời cho tổ quốc mai sau...''.
- Lá thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh như vừa được viết hôm qua, ngay sau những trận đánh ác
liệt nhất vừa tạm dừng tiếng súng, hình như vẫn cịn phảng phất mùi bom đạn... Nhưng trong bối
cảnh của chiến tranh, của sự sống và cái chết luôn cận kề đó anh vẫn giành cho mình chút thời gian
q giá để viết thư về dặn dò mẹ, vợ, anh chị, cháu và bà con thân thuộc. Trước khi trở thành đất,
thành cỏ nằm lại với Quảng Trị khói lửa, anh vẫn khơng qn được trách nhiệm của mình... Anh
viết cho vợ: ''Em thương yêu! Nếu thực sự thương anh thì em sẽ làm theo lời anh căn dặn, hàng
năm cứ đến ngày này em hãy thắp vài nén nhang tưởng nhớ tới anh. Nếu có điều kiện em hãy cứ
bước đi bước nữa...". Và anh chỉ đường cho vợ, cho gia đình sau này thống nhất sẽ vào Quảng Trị
tìm mộ anh về.
- "Năm 2000, Công ty Hương Giang được giao tơn tạo thành cổ. Khi đào hào tình cờ gặp
một chiếc hầm bị bom đánh sập và bức thành cổ đổ đè lên. Trong đó có 5 hài cốt bộ đội ta ở tư thế
bị kẹt khác nhau. Có một chiến sĩ mang theo tư liệu gói cẩn thận, trong đó có những bức thư của gia
đình gửi, một bản về 7 yêu cầu đối với đảng viên... Tên anh là Lê Binh Chủng, chính trị viên phó
tiểu đồn, quê ở Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lưu, Nghệ An". - một chuyện tình thời chiến cảm động của
chàng trai xứ Nghệ và cô giáo làng Lê Thị Biển Khơi (Bố Trạch- Quảng Bình). Đó là một lần hành
qn qua huyện Bố Trạch, mối tình đơn sơ nhưng thắm đượm giữa hai người đã nảy sinh. Chưa

được hưởng hạnh phúc của hôn nhân thì anh đã phải vượt qua vĩ tuyến 17 vào chiến đấu ở Thành
Cổ Quảng Trị. Lá thư cuối cùng chị viết cho anh vẫn chưa phai mực đề ngày 15/5/1972. Thật may,
tình yêu giữa thời bom đạn ác liệt của họ đã ''khai hoa kết nhuỵ''. Lá thư cuối cùng chị viết cho anh
cũng là lá thư chị báo tin vui. Nhưng anh chưa kịp nhìn mặt con đã mãi mãi nằm lại với cỏ cây
Thành Cổ. Và 30 năm sau, anh đã linh thiêng giúp vợ con nhận gia đình bên nội. Dù muộn màng
nhưng cuộc hội ngộ này mang thật nhiều ý nghĩa và nước mắt mặn mòi”.Đây là một trong hai bức
thư của vợ mà anh Chủng vẫn ơm bên mình khi anh ngồi đợi chờ cái chết đến dần dần.
- Tại bờ sông Thạch Hãn, trong 1 lần phát hiện hài cốt liệt sĩ, ko ai khỏi nghẹn ngào rơi nước
mắt trước 1 người lính khi ra đi mang theo lời hẹn hị, thề ước được khắc vào phần cuối của cây bút


máy Trường Sơn: “Hoài em yêu……..! Ngày 11/12/1971. anh Nguyễn Văn Trung. 1 kỉ vật của
người chiến sĩ nằm lại với bộ hài cốt trong lòng đất sau 25 năm. Đi xem từng hiện vật, đọc từng bức
thư này, ta tưởng chừng như chiến tranh vừa mới kết thúc ngày hôm qua...Nụ cười những chiến sĩ
dưới chân Thành Cổ. Mô hình những người chiến sĩ trong bảo tàng. Quý vị có thể thấy hành trang
của người lính chỉ có 1 chiếc ba lô, 1 cây súng aka, 1 bi đông nước, 1 cái chén, 1 đôi dép cao su,1
chiếc mũ. Chỉ từng ấy thôi mà họ làm nên lịch sử. Họ hi sinh không phải là để được anh hùng, mà
họ hi sinh cho non sơng đất nước được hồ bình, hi sinh cho nhân loại. Như nhà thơ Tạ Quỳnh
Phương viết “những dịng ngược xi đã ai từng biết? - bao cuộc đời xanh đổi lấy màu xanh”. Máu
của chiến sĩ và đồng bào ta đã đổ xuống, tô thắm cho trang sử vẻ vang của dân tộc, để xanh ngời cỏ
non Thành cổ hôm nay. “Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ, bình minh Thành Cổ cỏ mềm
theo gió đong đưa.
- Và đã từ lâu lắm rồi, người dân thị xã Quảng Trị từ tấm lòng cứ lặng lẽ thả hoa trên dịng
sơng, viếng hưong hồn các anh. Cũng từ hành động tự phát ấy, hàng năm vào dịp 30/4 và 27/7, tỉnh
Quảng Trị tổ chức lễ thả hoa đăng trên dịng sơng Thạch Hãn. Dịng sơng tràn ngập hoa, ngưịi dân
Quảng Trị khơng bao giờ quên những người con của mọi miền đất nước đã nằm lại mãi mãi trong
lịng dịng sơng Thạch Hãn.Dịng sơng máu lửa năm xưa nay thành dịng sơng hoa lửa - ngọn lửa
của tâm linh thắm đượm nghĩa tình. “Cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ, xin chớ vô tình với người hi
sinh cho mảnh đất quê mình”. Các chiến sĩ năm xưa về lại thành cổ thắp hương cho đồng đội mà
lịng xót sa nhắn nhủ rằng, nhẹ bước chân và nói khẽ thơi cho đồng đội tơi nằm in dưới cỏ. Và mỗi

người dân Việt nam sống trong cảnh đất nước hịa bình như bây giờ khơng bao giờ có thể quên
được bài ca bất hủ đó “bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngả. Bài ca tôi không
quên, tôi không quên gửi trọn đời cho tất cả.....»



×