Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Các yếu tố của một chiến dịch bán hàng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.09 KB, 4 trang )

Các yếu tố của một chiến dịch bán hàng



(CRM Việt Nam) - Bán hàng được coi là công đoạn vô cùng quan trọng sau
khi đã hoàn thành các quy trình về sản xuất, quảng cáo, tiếp thị,… Tuy nhiên, đôi khi
doanh nghiệp lại không biết phải bắt đầu từ đâu và lên kế hoạch, chiến dịch bán hàng
như thế nào. Một chiến dịch bán hàng bắt đầu từ những khách hàng tiềm năng, và kết
thúc là những khách hàng mới. Quá trình này có thể diễn ra rất nhanh chóng, chỉ trong
12 ngày, nhưng ngược lại cũng có thể kéo dài tới 12 tháng thậm chí hàng năm, nhưng
luôn bao gồm những nhân tố cơ bản, và có thể được hỗ trợ thực sự hiệu quả nhờ hệ
thống CRM.

Danh sách khách hàng:

Là những dữ liệu về khách hàng như tên tuổi, thông tin liên hệ, được tập hợp từ
nhiều kênh khác nhau như thư tín, quảng cáo, quan hệ công chúng, các buổi triển lãm,
danh mục các công ty,…

Các cuộc điện thoại:

Là những cuộc điện thoại không theo kế hoạch nhằm giới thiệu ngắn gọn về sản
phẩm, dịch vụ tới khách hàng tiềm năng. Mục tiêu của những cuộc gọi như thế này là
nhân viên phải gây ấn tượng với khách hàng và sắp xếp một cuộc hẹn với khách hàng
mà họ đang tiếp cận.

Thư giới thiệu:

Nhân viên bán hàng cũng có thể sử dụng thư giới thiệu để tiếp cận với khách
hàng tiềm năng, tuy nhiên đa số khách hàng không thích bị làm phiền, vì vậy trước khi
giới thiệu sản phẩm, hãy cho khách hàng biết bạn có được thông tin của họ từ đâu,


công ty bạn đã từng hỗ trợ những khách hàng tương tự như thế nào,… Sau khi gửi thư
giới thiệu, nhân viên có thể tiếp tục bằng cách liên lạc qua điện thoại để hiểu thêm về
nhu cầu và thông tin của khách hàng.

Tài liệu quảng cáo:

Hãy gửi và giải đáp những thông tin khách hàng yêu cầu, tài liệu quảng cáo
thông qua email, đồng thời thông báo về thời gian mà bạn có thể gặp khách hàng.

Các cuộc hẹn:

Là những cuộc gặp trực tiếp giữa đại diện bán hàng và các khách hàng tiềm
năng, tại đây đại diện bán hàng phải hết sức lắng nghe nhằm nắm bắt được những nhu
cầu của khách hàng, đồng thời đưa ra những giải pháp, thương lượng nhằm làm hài
lòng khách hàng.

Sự tiếp tục:

Giúp doanh nghiệp phát triển hơn nữa mối quan hệ với khách hàng, và nâng cao
doanh số bán hàng. Các nhân viên có thể thực hiện quá trình này bằng nhiều cách,
chẳng hạn như gửi thư cảm ơn vì khách hàng đã dành thời gian cho buổi hẹn hay tiếp
chuyện với bạn qua điện thoại,… Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng khách hàng
mà còn làm cho khách hàng nhớ đến hình ảnh, văn hoá của doanh nghiệp.

Liên hệ sau bán hàng:

Nếu nhân viên cũng như đại diện bán hàng, biết cách và luôn nỗ lực duy trì,
vun đắp cho mối quan hệ với bạn hàng, khả năng mua lại của khách hàng không phải
là nhỏ. Hãy gọi điện và xem khách hàng có điều gì hài lòng hay chê trách sản phẩm,
dịch vụ của công ty bạn, từ đó có những điều chỉnh, cải thiện phù hợp. Cần luôn nhớ

rằng việc duy trì quan hệ với khách hàng cũ là rất quan trọng, và chi phí bỏ ra để thu
hút khách hàng mới lớn hơn nhiều so với việc duy trì lượng khách hàng cơ sở mà
doanh nghiệp đã sở hữu được.

Bên cạnh việc áp dụng những bước bán hàng mang tính lý thuyết như trên,
doanh nghiệp cần tỏ ra linh hoạt và nhân viên cũng phải hết sức thông minh, nhanh trí
và nỗ lực phục vụ khách hàng tốt hơn nữa nhằm có được kết quả như ý muốn.







×