Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.45 KB, 7 trang )

Các yếu tố nguy cơ của bệnh
đái tháo đường?

Bệnh đái tháo đường có 4 nhóm nguy cơ lớn: di truyền, nhân chủng, hành
vi lối sống và nhóm nguy cơ chuyển tiếp (các nhân tố trung gian)
1. Các yếu tố gen Có vai trò quan trọng trong bệnh đái tháo đường týp 2.
Những người có bố, mẹ hoặc anh chị em ruột của mình bị bệnh đái tháo đường có
nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4-6 lần những người khác. Nguy cơ này sẽ cao hơn khi
cả hai bên nội ngoại đều có người mắc bệnh đái tháo đường.
Khi bố hoặc mẹ mắc đái tháo đường thì tỷ lệ nguy cơ là 30%,
Khi cả bố và mẹ đều mắc đái tháo đường thì nguy cơ là 50%,
Trường hợp sinh đôi cùng trứng, nếu một người mắc bệnh thì người kia sẽ
được xếp vào nhóm bị đe dọa thật sự đối với bệnh đái tháo đường.
2. Các yếu tố nhân chủng học (giới, tuổi, chủng tộc)
Theo sắc tộc: Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh đái tháo đường thay đổi
theo sắc tộc. Ở Tây âu, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 ở người da vàng cáo
hơn người da trắng từ 2-4 lần; tuổi mắc bệnh ở người da vàng trẻ hơn, thường trên
30 tuổi, người da trắng thường hơn 50 tuổi.
Theo độ tuổi: Đây là yếu tố được xếp lên vị trí đầu tiên trong số các yếu tố
nguy cơ của bệnh đái tháo đường týp 2. Khi cơ thể già đi, đặc biệt là từ 50 tuổi trở
lên, thì các chức năng tụy nội tiết cũng bị suy giảm theo và khả năng tiết insulin
của tụy cũng bị giảm. Khi đó, nồng độ glucose trong máu có xu hướng tăng, đồng
thời sự nhạy cảm của các tế bào đích với kích thích của insulin giảm đi. Khi tế bào
tụy không còn khả năng tiết insulin đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể, glucose
máu khi đói tăng và bệnh đái tháo đường thực sự xuất hiện.
3. Các yếu tố hành vi, lối sống
Béo phì
Ở người béo phì, lượng mỡ phân phối ở vùng bụng nhiều, dẫn đến tỷ lệ
vòng bụng/mông tăng hơn bình thường. Béo bụng có liên quan mật thiết với hiện
tượng kháng insulin do thiếu hụt sau thụ thể; dẫn đến sự thiếu hụt insulin tương
đối do giảm số lượng thụ thể ở các mô ngoại vi (chủ yếu là mô cơ, mô mớ). Do


tính kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn đến sự giảm tính thấm của
màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hóa và
oxy hóa glucose, làm chậm chuyển carbohydrat thành mỡ, giảm tổng hợp
glycogen ở gan, tăng tân tạo đường mới, và bệnh đái tháo đường xuất hiện!
Theo số đo vòng eo, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường được lưu ý như sau:
- Vòng eo < 90 cm (nam), hoặc < 80 cm (nữ): bình thường
- Vòng eo ≥ 90 cm (nam), hoặc ≥ 80 cm (nữ): có nguy cơ!
Theo nghiên cứu của Trần Đức Thọ và cộng sự, ở Việt nam, những người
có BMI (body mass index) >25 có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường týp 2 nhiều hơn
gấp 3,74 lần so với người bình thường.
Theo chỉ số khối cơ thể BMI, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường được xếp
loại như sau:
BMI < 18,5: không có nguy cơ,
18,5 < BMI < 22,9: nguy cơ thấp,
23 < BMI < 24,9: có nguy cơ ở mức trung bình,
25 < BMI < 29,9 (béo độ 1): nguy cơ cao,
BMI ≥ 30 (béo phì độ 2): nguy cơ rất cao.
Theo nghiên cứu của Thái Hồng Quang, những người béo phì độ 1 tỷ lệ
mắc bệnh đái tháo đường tăng 4 lần, béo phì độ 2, tỷ lệ mắc bệnh tăng 30 lần so
với người bình thường.
Tuy vậy, béo phì là một nguy cơ có thể phòng tránh được, bạn hãy loại bỏ
nguy cơ này bằng cách duy trì và phát huy lối sống lành mạnh: vận động và ăn
uống khoa học, điều độ!
Ít hoạt động thể lực
Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, việc tập luyện thể lực thường
xuyên có tác dụng làm giảm nồng độ glucose huyết tương ở bệnh nhân đái tháo
đường týp 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết áp, cải thiện
tình trạng kháng insulin, và một điều tuyệt vời nữa là cải thiện tích cực về mặt tâm
lý.
Sự phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể

giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 một cách rất đáng kể!
Chế độ ăn
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng cao ở những
người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, nhiều carbonhydrat tinh chế. Ngoài ra,
các chế độ ăn này thiếu vitamin, các yếu tố vi lượng góp phần làm thúc đẩy sự tiến
triển bệnh ở những người trẻ cũng như người cao tuổi. Đặc biệt ở người già mắc
bệnh đái tháo đường, cơ thể có sự tăng sản xuất gốc tự do (là nhân tố làm tăng quá
trình lão hóa cơ thể), do vậy việc bổ sung các chất chống oxi hóa như vitamin C, E
sẽ phần nào giúp cải thiện được hoạt động của insulin và quá trình chuyển hóa.
Một số người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường bị thiếu hụt magie và kẽm, khi
được bổ sung những chất này, quá trình chuyển hóa glucose đã được cải thiện rất
tích cực.
Khuyến cáo: chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn ngũ cốc ở dạng chưa tinh chế
(khoai, củ nguyên, bánh mỳ nguyên cám), trong khẩu phần ăn nhiều rau xanh sẽ
góp phần đáng kể vào việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường!
Các yếu tố khác
Stress: Tình trạng Stress kéo dài do áp lực từ công việc, căng thẳng trong
cuộc sống hàng ngày là một “tay nội gián” cho bệnh đái tháo đường.
Lối sống công nghiệp và hiện đại hóa: Từ phương tiện đi lại hiện đại hơn
làm giảm cơ hội vận động; công việc văn phòng, các bữa ăn với thức ăn nhanh
nhiều năng lượng,…đây là những yếu tố tiếp tay cho sự tấn công của bệnh đái tháo
đường vào loài người của xã hội hiện đại!

×