Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận tội phạm học trình bày nguyên nhân và điều kiện của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.24 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH TẾ
===========================

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN HỌC: TỘI PHẠM HỌC
ĐỀ TÀI: HÃY TRÌNH BÀY NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM
DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY?

Họ và tên :
Mssv:
Lớp:
Niên khóa:

\

Hồ Chí Minh, năm 2022
1


BÀI LÀM
I.

Tổng quan về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm.
I.1. Định nghĩa nguyên nhân của tội phạm.
Nguyên nhân của tội phạm: Là những yếu tố trực tiếp làm phát sinh
tội phạm.
Nguyên nhân của tội phạm: Là những hiện tượng, q trình xã hội
có khả năng làm phát sinh tình hình tội phạm trong thực tế.
Nguyên nhân của tội phạm Là những hiện tượng có trước tội phạm
về thời gian. Trong mối quan hệ giữa nguyên nhân điều kiện với tình hình


tội phạm thì nguyên nhân là nhân tố trực tiếp làm phát sinh tình hình tội
phạm, ln thể hiện những mâu thuẫn về nhiều mặt trong đời sống xã
hội, và những mâu thuẫn này luôn tồn tại 1 cách ổn định bền vững về mặt
thời gian.
Nguyên nhân của tội phạm là sự tác động qua lại giữa các yếu tố bên
trong của người phạm tội (yếu tố tâm lí, khí chất con người) với các yếu
tố bên ngồi của mơi trường sống (kinh tế, xã hội, gia đình, trường học...)
làm phát sinh tội phạm.
I.2. Định nghĩa điều kiện của tội phạm.
Điều kiện của tội phạm là những nhân tố khơng có khả năng trực
tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm, khơng chứa đựng những mâu thuẫn
và xung đột trong xã hội nhưng lại tạo ra những khả năng và hịan cảnh
thuận lợi để ngun nhân nhanh chóng làm phát sinh tình hình tội phạm.
Điều kiện thường biểu hiện sự sơ hở và thiếu sót trong các họat động
quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Điều kiện là những nhân tố tồn tại kém vền vững, không ổn định, dễ
bị phá vỡ và thay đổi.
Bản thân tội phạm trong xã hội cũng có thể trở thành nguyên nhân và
điều kiện của chính nó làm phát sinh tình hình tội phạm.
2


Ngun nhân và điều kiện ln có sự thay đổi liên tục về mặt lịch sử,
1 nhóm nguyên nhân và điều kiện có khả năng làm phát sinh nhiều nhóm
tội, lọai tố khác và bản thân tình hình tội phạm cũng được coi là hậu quả
đến từ các nhóm nguyên nhân và điều kiện.
Nguyên nhân và điều kiện tội phạm là tổng hợp những hiện tượng
quá trình xã hội, xác định tình hình tội phạm là hậu quả của chúng, đó là
tịan bộ những hiện tượng và q trình xã hội có khả năng làm phát sinh
II.


tồn tại tình hình tội phạm.
Tổng quan về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm do người chưa
thành niên phạm tội.
II.1. Khái niệm người chưa thành niên:
Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy
đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân.
Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành
niên.
Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất
trong Hiến Pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các
văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới
18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa
thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể.
Tóm lại, khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự
phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá
bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia.
Theo đó, người ta quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người
chưa thành niên.
3


Như vậy, có thể khái niệm: Người chưa thành niên là người dưới 18
tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ
các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.
II.2. Khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra:
Điều 12 Bộ luật Hình sự nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng”.
Như vậy, người chưa thành niên phạm tội và phải chịu trách nhiệm
hình sự có thể là:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do
-

cố ý, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Nguời từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm một tội được quy định

trong Bộ luật Hình sự.
Đối với người chưa thành niên, việc xác định một trường hợp cụ thể
người có hành vi phạm tội có trở thành tội phạm hay khơng cịn căn cứ
vào ngun tắc được quy định tại Điều 69 Bộ luật Hình sự:
“1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo
dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng
dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của
người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác
định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình
sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại
4


khơng lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ

chức nhận giám sát, giáo dục.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội
và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần
thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc
điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, nếu thấy khơng cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội, thì Tịa án áp dụng một trong các biện
pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.” …
Như vậy, tội phạm do người chưa thành niên gây ra chỉ xuất hiện
(phát sinh) khi có đầy đủ 3 điều kiện sau đây:
Một là, có hành vi phạm tội do người chưa thành niên thực hiện.
Hai là, người thực hiện hành vi phạm tội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự tương ứng với loại tội phạm và lỗi gây ra tội phạm.
Ba là, người đó thực tế phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi các cơ
quan có thẩm quyền cân nhắc tính cần thiết phải xử lý bằng hình sự mà
không thể áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp khác để
quản lý, giáo dục và phòng ngừa tội phạm.
Những điều kiện trên cũng cho thấy tầm quan trọng trong việc xác
định tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Tội phạm do người chưa
thành niên gây ra bao giờ cũng gắn liền với một người chưa thành niên
có hành vi phạm tội cụ thể nhưng không phải mọi trường hợp một người
chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội đều trở thành tội phạm.
Tội phạm do người chưa thành niên gây ra có những đặc điểm riêng
so với tội phạm do người đã thành niên gây ra. Tội phạm do người đã
thành niên gây ra là những hành vi nguy hiểm cho xã hội có đủ dấu hiệu
tội phạm và đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tội phạm do người chưa thành
niên gây ra ngoài những dấu hiệu và yếu tố pháp lý còn được xác định
5



bằng sự nhận định, cân nhắc cụ thể của cơ quan có thẩm quyền khi quyết
định truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội.
II.3. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện ở Việt Nam hiện nay:
Tình hình NCTN VPPL hiện đang là vấn đề bức xúc của xã hội. Nếu
trước đây, VPPL của NCTN thường đơn giản, tập trung trong một số
hành vi hoặc một nhóm hành vi nhất định về trật tự cơng cộng, thì hiện
nay, hầu hết là những hành vi xâm hại tài sản, xâm hại tính mạng, sức
khỏe và gần đây có thêm loại VPPL mới trong lĩnh vực truyền thông lại
đang phát triển phức tạp. Cần thiết phải nắm bắt được thực chất quá trình
diễn biến các VPPL của NCTN, đánh giá được cơ chế VPPL của họ, cũng
như nhận diện rõ hơn về cơ sở khách quan, điều kiện nội tại cho sự phát
triển các VPPL của NCTN, để nhận thức, xử lý và phịng ngừa có hiệu
quả cao hơn.
Có thể nói, hầu hết VPPL của NCTN đều có căn ngun từ sự tác
động của mơi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Song, quá trình hình
thành VPPL của NCTN khơng phải lúc nào cũng được biểu hiện rõ ràng
để có thể phân tích đơn giản và cũng không phải chỉ cần mô tả, chứng
minh và giải quyết một lần là xong. Vì vậy, nghiên cứu tồn diện về mơi
trường gia đình, nhà trường và xã hội - cơ sở và điều kiện cơ bản làm nảy
sinh VPPL của NCTN trong những hoàn cảnh cụ thể và trong từng mơi
trường, hồn cảnh cụ thể đó, loại VPPL phổ biến của NCTN là thế
nào - thì mới có cơ sở khách quan để đề ra việc xử lý và phòng ngừa
VPPL của NCTN một cách phù hợp.
II.3.1. Ngun nhân và điều kiện từ phía gia đình:

6



Trước hết, những ảnh hưởng tiêu cực từ phía gia đình như: sự thiếu
gương mẫu về đạo đức, lối sống, các hành vi đánh đập, chửi bới, gia đình
khơng hịa thuận, không tôn trọng lẫn nhau, một số thành viên trong gia
đình sống bng thả, sa đọa, trụy lạc, rượu chè, cờ bạc, thậm chí phạm
tội đã tác động trực tiếp đến nhận thức và hành động của người chưa
thành niên. Từ đó người chưa thành niên tỏ ra bi quan chán nản, mất
phương hướng trong cuộc sống dẫn đến việc bỏ nhà đi lang thang, có
những hành vi phạm tội.
Nguyên nhân gia đình là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi mơi
trường sống trong gia đình có tác động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới
quá trình phát triển nhân cách của trẻ em. Vai trò của gia đình trong việc
quản lý, giáo dục trẻ em - đặc biệt là vai trò của cha mẹ - là hết sức quan
trọng. Quản lý và giáo dục của gia đình là một quá trình liên tục và lâu
dài từ khi đứa trẻ sinh ra cho đến khi trưởng thành. Gia đình nào tạo dựng
được mơi trường giáo dục tốt, có nề nếp kỷ cương thì mặc dù điều kiện
kinh tế có khó khăn nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối
sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại, mơi trường giáo dục trong gia
đình khơng tốt sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm
pháp luật. Những thiếu sót, sai lầm từ phía gia đình có thể là do:
Một là, lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục không đúng, như:
thỏa mãn và đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất của con cái khi các u cầu
này là khơng chính đáng, khơng phù hợp với lứa tuổi hoặc điều kiện kinh
tế của gia đình. Sự nng chiều thái q, khơng bắt làm lụng, coi nhẹ
hoặc bỏ qua lỗi lầm, nghĩa vụ của con cái, từ đó tạo ra thói quen, tâm lý
địi hỏi, hưởng thụ sống ích kỷ, ỷ lại. Ngược lại, có gia đình do bố mẹ
thiếu hiểu biết nên khi thấy con có lỗi đã khơng tìm cách khun răn mà
7


lại dạy con bằng cách đánh đập, hành hạ. Đây cũng là một trong những

nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.
Hai là, gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý
và giáo dục con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội như: bố mẹ lo làm ăn
buôn bán, do phải đi công tác xa thường xuyên, bố mẹ ốm đau bệnh tật
không quản lý chặt chẽ việc học tập, sinh hoạt của con cái. Có trường
hợp con cái bỏ học hàng tháng, đi chơi qua đêm, nghiện hút và có hành vi
vi phạm pháp luật mà bố mẹ khơng hề hay biết, chỉ đến khi nhận được
thông báo của cơ quan cơng an hoặc hàng xóm, bạn bè mách bảo thì mọi
việc đã muộn.
Ba là, một số gia đình có hồn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hơn; bố mẹ
đang chấp hành án phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết, sống với gì ghẻ hoặc bố
dượng, mồ cơi cả bố mẹ các em phải ở với ông bà, anh chị em ruột, sống
một mình, sống lang thang. Những trẻ em rơi vào hoàn cảnh này thường
bị tổn thương về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu thốn tình cảm, thiếu điều
kiện học tập vui chơi, thiếu quản lý, giáo dục dẫn đến mất phương hướng
khi hành động dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, phạm tội.
Bốn là: Gia đình có kinh tế khó khăn nên con cái khơng có điều kiện
để học tập và sớm phải bươn chải, xoay xở kiếm sống, sớm va chạm với
cuộc sống, tiếp xúc với các tệ nạn, chúng có thể làm mọi việc để kiếm
sống, kể cả phạm tội.
II.3.2. Nguyên nhân và điều kiện từ phía nhà trường:
Hiện nay, hầu hết các trường học đều tổ chức cho học sinh tham gia
ký cam kết không vi phạm pháp luật, nhưng thực tế đây cũng chỉ có tính
hình thức. Trong khi đó, các chương trình giáo dục pháp luật lại chưa
được chú trọng, chưa có nhiều giải pháp quản lý, giáo dục và giúp đỡ các
học sinh chưa ngoan. Thông thường, khi phát hiện học sinh vi phạm kỷ
8


luật thì hình thức xử lý là đuổi học, mà hình thức này khi áp dụng lại vơ

tình tạo ra khoảng trống thiếu vắng sự quản lý, giáo dục nên dễ đưa học
sinh vào con đường vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, sự phối hợp trao đổi thông tin, liên lạc giữa gia đình và nhà
trường thiếu chặt chẽ nên nhiều học sinh tự ý bỏ học đi lang thang hoặc
tìm niềm vui qua các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm mà
nhà trường và gia đình khơng hay biết. Đây là điều kiện để các đối tượng
xấu ngồi xã hội lợi dụng để lơi kéo các em vào con đường vi phạm pháp
luật.
Công tác giáo dục công dân trong nhà trường phổ thơng cịn chưa
được chú trọng đúng mức. Giáo viên còn nặng về dạy chữ, học sinh chưa
chú trọng học tập các mơn đạo đức. Chính sự thiếu giáo dục về đạo đức
cùng với thiếu sự kiểm tra, uốn nắn, kịp thời của thầy cô giáo, đặc biệt
đối với những em có hồn cảnh éo le, gặp trắc trở trong cuộc sống, dẫn
đến các em có tư tưởng chán học, bỏ giờ lang thang gặp bạn bè xấu rủ rê,
lôi kéo dẫn đến phạm tội.
Nhà trường chưa chú trọng đến sự phối hợp, liên lạc thường xuyên với
gia đình học sinh dẫn đến việc quản lý khơng tốt giờ giấc của các em. Do
đó các em làm nhiều việc mà nhà trường và gia đình khơng nắm bắt
được, khơng có sự điều chỉnh uốn nắn kịp thời.
Các biện pháp xử lý kỷ luật đối với các học sinh vi phạm trong trường
học hiện nay còn nhiều bất hợp lý; đơn cử như việc xử lý đối với các học
sinh vi phạm kỷ luật ở hình thức buộc thôi học, nhà trường đã từ bỏ trách
nhiệm giáo dục và đẩy các em vào môi trường xã hội. Từ việc thất học,
khơng có việc làm, bị bọn xấu lôi kéo. Đây là nguyên nhân quan trọng
đẩy người chưa thành niên đến con đường phạm tội.
II.3.3. Nguyên nhân và điều kiện từ phía xã hội
9


Do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với những

thiếu sót trong việc quản lý văn hóa - xã hội của các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội, vì vậy chúng ta chưa đánh giá hết tính chất phức tạp,
nghiêm trọng của tình hình vi phạm và tội phạm người chưa thành niên
để đề ra những chủ trương, biện pháp phòng ngừa ngăn chặn và đấu tranh
phù

hợp.

Hệ thống pháp luật về trẻ em và người chưa thành niên thiếu đồng bộ,
việc thi hành chưa nghiêm. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo
vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, các ngành, các cấp chính quyền chưa coi
trọng đúng mức và chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong cơng
tác phịng, chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, coi đó là
trách nhiệm chủ yếu của gia đình và nhà trường. Môi trường xã hội nơi
các em sinh sống hiện đang tồn tại nhiều hiện tượng tiêu cực, tệ nạn và
các hành vi phạm tội, các dịch vụ và các điểm kinh doanh khơng lành
mạnh. Chính những hiện tượng tiêu cực mà người chưa thành niên trực
tiếp quan sát được đã hình thành trong chúng những suy nghĩ tiêu cực và
dễ bị sa ngã.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn nhiều hạn chế. Đồng
thời, việc thực thi còn chưa hiệu quả các quy định của pháp luật đã được
ban hành nhất là Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự dẫn đến tình
trạng trật tự, kỉ cương xã hội chưa nghiêm.
Các đối tượng phạm tội hình sự hoạt động với nhiều thủ đoạn tinh vi
xảo quyệt. Chúng tìm mọi cách dụ dỗ, lơi kéo người chưa thành niên vào
con đường ăn chơi, hư hỏng, dẫn đến phạm tội. Đặc biệt, chúng lôi kéo
con em của những cán bộ có chức quyền làm “lá chắn” cho chúng.

10



Cơng tác quản lý xã hội nói chung, quản lý các loại hình dịch vụ nói
riêng chưa được hồn thiện. Sự trôi nổi của các sách báo, băng đĩa lậu có
nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động, bạo lực có tác động xấu đến
nhận thức và hành động của người chưa thành niên. Các em khi tiếp xúc
với các nội dung đó lại khơng nhận thức hết được tính nguy hiểm của
chúng, bắt chước các hành động trên phim ảnh từ đó dẫn đến phạm tội.
Vai trị của các đoàn thể xã hội, đặc biệt là Đoàn Thanh niên trong
cơng tác giáo dục và phịng ngừa vi phạm pháp luật của người chưa thành
niên cịn mờ nhạt. Thơng thường những người vi phạm pháp luật thuộc
đối tượng ở tổ chức nào thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao cho
tổ chức đó giáo dục, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi của họ, nhưng thực tế
thì rất ít trẻ em vi phạm pháp luật được giao cho Đồn Thanh niên quản
lý, giáo dục, nếu có thì cũng chưa được các cơ sở đoàn quan tâm đúng
mức. Sự mờ nhạt của các tổ chức đoàn cùng với việc thiếu quan tâm của
gia đình dẫn đến nhiều thanh niên sau khi trở về từ trường giáo dưỡng lại
tiếp tục đi vào con đường tái phạm.
II.3.4. Nguyên nhân và điều kiện từ chính bản thân người chưa
thành niên:
Người chưa thành niên có những đặc thù riêng, đó là nhóm đối tượng
cịn chưa được hồn thiện về thể chất và tinh thần. ở độ tuổi này, họ luôn
hướng tới sự ham thích mới lạ, hiếu động, muốn thể hiện tính anh hùng,
hảo hán, do đó có trường hợp chỉ vì cái nhìn thiếu thiện cảm hay chỉ vì
xích mích nhỏ mà các em thực hiện những hành vi phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng như cố ý gây thương tích, giết người hoặc dễ bị các đối
tượng xấu trong xã hội kích động, lôi kéo vào con đường vi phạm pháp
luật.
11



Ở lứa tuổi các em đang trong giai đoạn phát triển nên tâm tư và tình
cảm của các em thường khơng ổn định, nhạy cảm và khó kiểm sốt. Nói
cách khác là các em nặng về cảm tính, yếu về lý trí. Trong một nhóm hội
tụ với nhau thì mỗi em có một hồn cảnh riêng khác nhau, có đời sống
tâm lý phức tạp khơng cân bằng. Vì vậy, khi gặp kích thích, các em dễ
nảy sinh những tiêu cực, thái quá và lệch chuẩn. Điển hình là các vụ bạo
lực học đường hay những vụ án mạng xảy ra như: ghen tng, thất tình,
trả thù…do các em gây ra trong thời gian vừa qua. Ở độ tuổi các em ln
muốn thể hiện bản lĩnh và tính cách độc lập của mình, trong khi về mặt tư
duy của các em chưa phát triển đầy đủ khả năng tự phê phán và đặc biệt
là ý thức pháp luật chưa cao, không thấy được đầy đủ hậu quả pháp lý
cũng như mức độ nghiêm trọng do hành vi của mình gây ra. Các em ln
muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm sốt của gia đình và có xu hướng gần
gũi với bạn bè cùng lứa hơn là gắn bó với gia đình và chịu ảnh hưởng tác
động rất lớn từ phía bạn bè. Điều nghiêm trọng là một số bạn bè của các
em lại có những sở thích tiêu cực, do đó dần tiêm nhiễm những thói hư
tật xấu, rồi cùng nhau dẫn đến con đường phạm tội.
Do tinh thần tự lực, tự lập của lứa tuổi này quá cao, có khi quá trớn,
nhưng lại gặp sự đối xử mang tính gia trưởng hoặc thiếu sự quan tâm của
người lớn nên thường phản ứng lại, gây căng thẳng, xung đột với người
lớn. Từ đó tìm đến nguồn an ủi thơng cảm từ bạn bè và dễ dàng sa ngã
vào con đường phạm tội khi gặp những kẻ xấu lơi kéo.
Do những địi hỏi vật chất quá cao so với sự đáp ứng của bản thân và
gia đình cũng như những nhu cầu ích kỷ về sự hưởng thụ, nên có hành vi
phạm tội để thỏa mãn những nhu cầu đó.

12


Ý thức tổ chức kỷ luật kém, ngại tham gia các hoạt động tập thể, ương

bướng với người lớn, bố mẹ hình thành cho người chưa thành niên cách
cư xử không đúng mực. Trong cuộc sống coi thường người lớn, ngược lại
có tư tưởng nhanh nhạy trong các quan hệ lén lút, giỏi ngụy trang trong
III.

các hành vi sai trái.
Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế tình trạng người chưa thành niên
phạm tội.
Với những nguyên nhân đã được phân tích ở trên, trong thời gian tới,
để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây
ra, theo em, cần phải thực hiện một số giải pháp sau nhằm hạn chế tình
trạng người chưa thành niên phạm tội như sau:
Một là: Việc chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa thành niên trở thành
công dân tốt, không vi phạm pháp luật là nghĩa vụ, trách nhiệm của tồn
xã hội địi hỏi phải có sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của mọi
cơ quan, tổ chức, mọi cấp, mọi ngành. Cần có kế hoạch xây dựng và thực
hiện tốt việc phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân, đảm bảo các em đều có điều kiện ăn ở, mặc, sinh
hoạt, học hành, trên cơ sở đó triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện xã hội
của tội phạm nói chung và tội phạm trẻ em nói riêng. Làm tốt cơng tác
quản lý và loại trừ các văn hóa phẩm đồi trụy với lối sống thực dụng để
tránh làm tác động xấu đến các em, quản lý chặt chẽ các điểm giải trí có
tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật. Xử lý nghiêm minh và kịp thời các
cơ sở vi phạm để góp phần làm giảm yếu tố tiêu cực. Lành mạnh hóa mơi
trường xã hội, ngăn chặn tình trạng trẻ em lang thang, “đi bụi”, tụ tập ở
các cơ sở này thành các băng, nhóm vi phạm pháp luật.
Hai là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật,
thông qua việc xây dựng và tổ chức những phong trào hoạt động thiết
13



thực để hướng các em tham gia và tiếp cận vào những hoạt động, sinh
hoạt về nét đẹp truyền thống, tránh xa những thói hư tật xấu, những cám
dỗ trong xã hội, không tham gia vào những hoạt động phạm pháp. Để
làm tốt cơng tác này thì cần phải có sự tham gia và phối hợp của gia đình,
nhà trường, các sở, ban ngành và các tổ chức xã hội làm cầu nối cho việc
tuyên truyền, giáo dục, giúp các em có những kiến thức về kỹ năng sống,
về giới tính để giúp các em tránh bị các đối tượng xấu lôi kéo…Thường
xuyên tiến hành công tác vận động, giáo dục cá biệt đối với những trẻ em
có những biểu hiện vi phạm.
Ba là: Phát huy vai trò của gia đình trong quản lý và giáo dục trẻ em
chưa thành niên. Mỗi gia đình phải thật sự là tổ ấm, là chỗ dựa đầu tiên
cho các em lớn khôn và trưởng thành, không vi phạm pháp luật hay sa
vào tệ nạn xã hội. Các bậc cha mẹ cũng cần phải được trang bị những tri
thức, kiến thức về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội để có định hướng
và có biện pháp quản lý, giáo dục con cái; điều quan trọng nhất là phải
thực sự quan tâm đến con cái, dựa trên đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh
gia đình, cần lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, đúng để hướng
các em vào hoạt động tích cực, lành mạnh. Thường xuyên kiểm tra các
hoạt động hằng ngày của các em để phát hiện các biểu hiện bất bình
thường để có thể kịp thời uốn nắn, sửa chữa những biểu hiện lệch lạc
trong suy nghĩ và hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào
con đường tiêu cực dẫn đến phạm tội.
Bốn là: Giữa nhà trường và gia đình cần phải tăng cường phối hợp
trong việc quản lý, giáo dục và phòng chống vi phạm pháp luật đối với
các em. Về phía nhà trường cần quản lý chặt chẽ các em trong thời gian
các em học ở trường cũng như phối hợp với gia đình để giám sát, nắm
14



tình hình hoạt động của các em trong các buổi ngoại khóa; bảo vệ an ninh
trật tự trong khu vực nhà trường, phịng ngừa, ngăn chặn khơng để xảy ra
tình trạng bạo lực học đường do các học sinh gây ra trong thời gian vừa
qua; thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình để trao đổi thơng tin về
q trình học tập và rèn luyện cũng như các biểu hiện lệch lạc trong suy
nghĩ, lối sống của học sinh để kịp thời phối hợp giáo dục và uốn nắn.
Ngược lại, các bậc phụ huynh cũng cần phải quan tâm, nắm bắt những
suy nghĩ và hành động, các mối quan hệ của con em mình, kịp thời đề
nghị với nhà trường để có biện pháp tác động cần thiết.
Năm là: Cần phát huy vai trò, trách nhiệm của lực lượng Cơng an cơ
sở trong phịng ngừa trẻ em chưa thành niên phạm tội. Nắm tình hình để
phát hiện kịp thời các trường hợp trẻ em có khả năng, điều kiện và biểu
hiện vi phạm pháp luật; các trường hợp tụ tập thành băng, nhóm…từ đó
có biện pháp xử lý, ngăn chặn, nâng cao hiệu quả việc áp dụng các biện
pháp phòng ngừa cá biệt đối với các trường hợp trẻ em đã có tiền án, tiền
sự hoặc đang có biểu hiện nghi vấn vi phạm pháp luật, tham gia hoạt
động tệ nạn xã hội…Trong trường hợp phát hiện vi phạm, cần xác định
cơ bản khơng phải áp dụng các hình phạt nghiêm khắc, mà quan trọng là
có biện pháp giáo dục, giúp đỡ để giúp các em nhận ra và sữa chữa sai
lầm. Chủ trì phối hợp và phát huy vai trò của các tổ chức như: tổ dân phố,
Hội phụ nữ, cơ sở Đồn thanh niên xã, phường, dịng họ, dịng tộc… để
kèm cặp, giáo dục các em, lơi cuốn các em vào các hoạt động bổ ích tại
cộng đồng.

15



×