Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đề bài 1: Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.91 KB, 12 trang )

Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn
TẤM CÁM
-Truyện cổ tíchGIỚI THIỆU VỀ THỂ LOẠI CỔ TÍCH
1. Khái niệm:
- Theo sách giáo khoa: Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và
hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã
hội thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
2. Phân loại: Gồm 3 loại
2.1. Truyện cổ tích về lồi vật: truyện về những con vật ni trong nhà, khi miêu
tả đặc điểm các con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó: Trâu và ngựa,
Chó ba cẳng...; hệ thống truyện về con vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các
con vật mạnh hơn nó: Cóc kiện Trời, Sự tích con sam, Thạch Sùng cịn thiếu mẻ kho,
Sự tích con dã tràng, truyện Cơng và Quạ. Truyện dân gian Nam Bộ về lồi vật có:
Tại sao có địa danh Bến Nghé, Sự tích rạch Mồ Thị Cư, Sự tích cù lao Ơng Hổ...;
chuỗi Truyện Bác Ba Phi: Cọp xay lúa...
2.2. Truyện cổ tích thần kỳ: chuyện Cổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra
trong đời sống gia đình và xã hội của con người. Đó có thể là những mâu thuẫn giữa
các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã
hội (Tấm Cám, Cây khế, Sự tích con khỉ, Sự tích Trầu Cau...). Nhóm truyện về các
nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện,
mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ Chằng). Nhóm
truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thịi về quyền
lợi, về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng, nhân vật xấu xí
mà có tài (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây khế, Cây tre trăm đốt)
2.3. Truyện cổ tích sinh hoạt: Truyện tiếu lâm Truyện cũng kể lại những sự kiện
khác thường ly kỳ, nhưng những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần
kỳ, nếu có, thì khơng có vai trị quan trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong
cổ tích thần kỳ. Nhóm truyện có đề tài nói về nhân vật bất hạnh (Trương Chi, Sự tích
chim quốc...); nhóm có nội dung phê phán những thói xấu: (Đứa con trời đánh, Gái


ngoan dạy chồng...); nhóm truyện về người thơng minh: (Quan án xử kiện hay Xử
kiện tài tình, Em bé thơng minh, Cái chết của bốn ơng sư, Nói dối như Cuội...); nhóm
truyện về người ngốc nghếch: (Chàng ngốc được kiện, Làm theo vợ dặn, Nàng bị
tót...)
Nhưng hấp dẫn và được u thích nhất là truyện cổ tích thần kì.
3. Đặc điểm của truyện cổ tích thần kì
- Yếu tố hư cấu, ảo tưởng trong truyện cổ tích: Có sử dụng các yếu tố thần kì như
tiên, bụt, sự hố thân, những vật có phép màu... Đặc trưng này có lẽ là quan trọng nhất
trong các nội dung của truyện cổ tích thần kì. Những yếu tố ảo tưởng, hư cấu đã góp
phần tạo nên sự thú vị, lôi cuốn cho các câu chuyện. Các yếu tố này góp phần dẫn dắt
câu chuyện di đến phần cao trào, nhằm giải quyết các xung đột, vấn đề trong truyện
và nó cũng giúp cho các ước mơ của những nhân vật trung tâm của truyện thực hiện
được khát vọng, ước mơ mong muốn của mình.
1


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn
- Kết cấu phổ biến của truyện cổ tích thần kì:
+ Nhân vật chính trải qua những cuộc phiêu lưu hoặc hoạn nạn, thử thách.
+ Được giúp đỡ.
+ Đạt được ý nguyện của mình.
- Các loại nhân vật trong cổ tích thần kì:
+ Nhân vật chính diện: Một điều mà các bạn có thể dễ dàng nhận thấy trong các
nội dung của truyện cổ tích đó là việc xây dựng hình tượng nhân vật chính ln là
người hiền lành, bị kẻ ác ức hiếp, luôn chịu sự thua thiệt áp bức từ các tầng lớp cao
hơn…Và qua tất cả các kiếp nạn thì cuối cùng các nhân vật chính của truyện sẽ có kết
cục đẹp. Qua cách xây dựng nhân vật của truyện cổ tích thì tác giả cịn gửi gắm một
thơng điệp cho các bạn đọc đó là đạo lý của ông cha ta “Ở hiền gặp lành” đồng thời

thể hiện một khát vọng cho nhân dân lao động về cuộc sống công bằng, hạnh phúc .
+ Nhân vật phản diện: ác
+ Nhân vật siêu nhiên: thần phật, bụt, tiên…
+ Nhân vật chức năng: Ví dụ như nhân vật nhà vua trong Tấm Cám là nhân vật
có chức năng như phần thưởng cho Tấm.
- Ý nghĩa tư tưởng: Mọi câu chuyện cổ tích đều là một bài học ý nghĩa về cách sống,
cách làm người và quy luật nhân quả về cuộc sống. Các kết thúc của tất cả câu truyện
cổ tích đều mang tư tưởng, niềm tin về đạo lý sống ở hiền gặp lành, tinh thần luôn vui
vẻ, lạc quan dù cuộc sống có khó khăn và vất vả bao nhiêu. Ngoài ra, các bài học đạo
đức cũng được lòng ghép khéo léo vào cốt truyện để nhắc nhở mỗi ai đọc truyện cổ
tích nên sống có ý nghĩa, tốt hơn.
Đề bài 1: Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”
I. MỞ BÀI
Tơi u truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Từ xa xưa, trong kho tàng văn học Việt Nam đã có vơ vàn những truyện cổ tích
có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong những câu chuyện cổ tích ấy, cái thiện ln ln
hiện hữu và chiến thắng cái ác. Một trong những truyện cổ tích hấp dẫn nhất là truyện
"Tấm Cám". Truyện cổ tích "Tấm Cám" thuộc loại cổ tích thần kì, với kiểu nhân vật
mồ cơi, người con riêng chịu nhiều thiệt thịi, bất hạnh rất phổ biến trong kho tàng
truyện cổ tích thế giới. Mơ típ quen thuộc của truyện là nhân vật hiền lành lương
thiện sau bao biến cố và gian nan sẽ được hạnh phúc, còn kẻ ác sẽ bị trừng trị. Trong
đó, Tấm là hình ảnh tiểu biểu cho kiểu nhân vật hiền lành, lương thiện, chịu nhiều áp
bức, bất công sau đó đã đấu tranh khơng khoan nhượng với cái ác để giành được
hạnh phúc.
II. THÂN BÀI
1. Khái quát
2



Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn
- Khái niệm truyện cổ tích: Truyện cổ tích là thể loại tự sự dân gian mà cốt
truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định kể về số phận con người bình thường
trong xã hội thể hiện tinh thần nhân đạo, lạc quan của nhân dân lao động.
- Giới thiệu về nhân vật: Tấm là một cô gái mồ cơi cha mẹ, mẹ Tấm chết khi
Tấm cịn nhỏ, cha lấy vợ khác sau đó cũng sớm qua đời. Tấm ở cùng dì ghẻ và em gái
cùng cha khác mẹ là Cám. Là mồ côi, con riêng, Tấm phải chịu bao cay đắng, tủi
nhục. Đọc truyện chúng ta không chỉ thương cho cơ Tấm có hồn cảnh bất hạnh, chịu
nhiều bất cơng mà cịn u mến cơ tấm vì sự chịu thương chịu khó, cần cù, chăm chỉ
và hiền thảo, chân thật.
2. Tấm – cô gái hiền lành, yếu đuối, cam chịu và con đường đi đến hạnh phúc.
- Tấm hiện lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp, trước hết Tấm là cô gái chăm chỉ,
thảo hiền. Tấm từ nhỏ sinh ra đã vốn hiền lành nhân hậu, dì ghẻ lại là người nham
hiểm độc ác đúng như cha ông ta nhận xét:
"Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng
Dì ghẻ phân biệt đối xử, cay nghiệt với Tấm, bắt Tấm phải làm hết mọi việc
nặng nhọc “hết chăn trâu gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo, đêm lại còn xay lúa giã
gạo". Tấm phải làm việc vất vả quần quật từ sáng tới tối mà khơng hết việc trong khí
đó mẹ con nhà Cám luôn ăn trắng mặc trơn, quanh quẩn trong nhà. Ấy vậy mà nàng
Tấm hiền lành nhân hậu chỉ biết vâng lời và chấp nhận. Vậy mà vẫn bị mẹ con Cám
ghen ghét, đố kị.
- Mâu thuẫn giữa mẹ con Cám và Tấm trước hết là mâu thuẫn trong gia đình,
giữa mẹ ghẻ con chồng và chị em cùng cha khác mẹ. Chính trong mâu thuẫn này, cơ
Tấm mới bộc lộ ra phẩm chất của mình.
+ Mâu thuẫn đầu tiên của Tấm và Cám trong tác phẩm là việc dì ghẻ sai hai chị

em đi xúc tép, ai xúc được nhiều thì dành cho cái yếm đỏ. Các cơ gái trẻ thời xưa thì
được cái yếm mới có màu sắc sặc sỡ như thế thì thích lắm và Tấm cũng ln ao ước
có được cái yếm đỏ ấy nên Tấm chăm chỉ, cần mẫn để xúc thật nhiều tép. Việc vốn
quen làm nên chẳng mấy chốc mà Tấm đã được đầy giỏ. Ngược lại, Cám vì lười lại
mải chơi chẳng xúc được con nào. Cám đã lừa Tấm đi gội đầu để trút hết cả tép của
Tấm, rồi về và chiếm lấy cái yếm đỏ. Cô Tấm sau khi phát hiện mình bị lừa, thì bất
lực chỉ biết ngồi khóc mà khơng thể làm gì hơn. Nhưng biết rõ sự lương thiện của Tấm
nên Bụt đã xuống giúp Tấm, chỉ cho Tấm đem cá bống về nuôi và Bống trở thành
phần thưởng của Tấm. Ở đây, ta thấy một cô Tấm lương thiện khi cơ nhường cơm và
chăm sóc Bống chu đáo. Câu nói gọi bống của Tấm "Bống bống bang bang... " trở
thành lời yêu thương được bao người yêu thích.
+ Bống trở thành bầu bạn và chỗ dựa tinh thần của Tấm. Nhưng không ngờ mẹ
con Cám đã sớm theo dõi Tấm từ lâu, đang tâm lừa Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, rồi ở
nhà giết thịt cá Bống. Có lẽ, hai mẹ con Cám khơng phải chỉ vì ham ăn thịt con cá
Bống mà tất cả chỉ vì lịng ghen ghét đố kỵ và muốn hãm hại Tấm. Cô Tấm thật thà
nghe lời đi làm lụng vất vả, tối về thì lại phát hiện cá đã chết, chỉ còn lại cục máu nổi
trên mặt nước. Lần này, Tấm cũng chỉ biết ịa khóc. Bụt lại hiện ra chỉ cho Tấm nhặt
lấy xương của Bống bỏ vào lọ chôn ở chân giường.
3


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn
+ Ngày Vua mở hội chọn Hồng hậu, Mụ dì ghẻ không muốn cho Tấm đi hội
nên ép ở nhà nhặt thóc. Tấm muốn đi hội nhưng vẫn phải nghe theo lời dì ghẻ nên
cũng chỉ biết khóc, Bụt lần nữa hiện ra, sai chim nhặt thóc giúp Tấm, bảo Tấm đào lọ
đã chôn lấy đồ đẹp mặc đi dự hội. Cuối cùng, Tấm được vua chọn vào cung trở thành
hoàng hậu và hạnh phúc hơn lại được nhà vua hết lòng yêu thương.
=> Sự xuất hiện của Bụt và các chi tiết hoang đường, tố kì ảo như gà giúp Tấm

bới xương, chim sẻ giúp Tấm nhặt thóc, con voi đi qua chỗ Tấm đánh rơi giày không
chịu đi tiếp... là sự hóa thân của nhân dân để bênh vực, bảo vệ kẻ yếu, đứng về phía
cái thiện, để làm sáng tỏ con đường đi đến hạnh phúc của cơ Tấm là con đường "ở
hiền gặp lành". Chính vì tấm lịng lương thiện, chịu thương chịu khó nên khi gặp gặp
phải những trớ trêu bất hạnh, Tấm đều được giúp đỡ và cuối cùng được hưởng hạnh
phúc.
3. Tấm – cô gái mạnh mẽ, dám đấu tranh không khoan nhượng chống lại cái ác
- Nếu như nàng Lọ Lem, chỉ dừng lại ở việc ướm giày xong và thành hoàng hậu
sống một cuộc đời hạnh phúc, mẹ con dì ghẻ trốn biệt, khơng cịn gặp lại nữa thì mẹ
con Cám vẫn ghien tị và tiếp tục hãm hại, bức tử Tấm hết lần này đến lần khác. Dù
ban đầu yếu đuối, chỉ biết cam chịu và khóc nhưng trải qua bao lần bị chà đạp, hãm
hại cô Tấm dần trở thành người có sức sống mãnh liệt, dám đấu tranh giành lại sự
sống và hạnh phúc. Điều này giúp cho câu chuyện "Tấm Cám" trở nên sâu sắc, giàu ý
nghĩa hơn những câu chuyện cổ tích cũng nội dung phổ biến trên thế giới.
- Sự sung sướng, hạnh phúc của Tấm lại trở thành nỗi ghen ghét oán hận của
hai kẻ hám danh lợi là mẹ con Cám nên chúng tìm mọi cách giết Tấm, để đưa Cám
thế vào vị trí hồng hậu. Tấm đến lúc này vẫn là người con gái hiền thảo, chân thật
nên tuy là hoàng hậu, nhưng ngày giỗ cha nàng vẫn về nhà làm giỗ, đích thân leo lên
cây để hái cau cúng cha mà không thể nhận ra những âm mưu ác độc của mẹ con
Cám. Tuy nhiên, cái chết do mẹ con Cám gây ra đã khiến Tấm trở nên mạnh mẽ,
khơng cịn thụ động khóc lóc, hay cam chịu như trước đây. Nhà nghiên cứu Bùi
Mạnh Thị đã nhận xét: “Thật kì lạ khi thể xác của cô Tấm bị giết hại thì ý thức của cơ
thức tỉnh. Dường như có một cô Tấm khác sống dậy không phải để bưng mặt khóc,
để bị lừa dối mà tỉnh táo nhận diện, vạch mặt kẻ thù, để tìm lại hạnh phúc đã mất và
tự tay trả thù”. Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám lúc này cũng khơng cịn chỉ là
mâu thuẫn trong gia đình nữa mà chuyển sang một mâu thuẫn gay gắt hơn ấy là sự
tranh đoạt về địa vị, quyền lợi xã hội và quan trọng nhất là mạng sống.
- Khơng chấp nhận việc hồn tồn chết đi để được lợi cho kẻ thù, Tấm đã đấu
tranh mạnh mẽ, khéo léo và thần kì qua bốn lần hóa thân:
+ Tấm biến thành chim vàng anh quay về cung quấn quýt bên vua, khiến Cám

bị ghẻ lạnh. Trong hóa thân chim vàng anh, Tấm thể hiện sự phản kháng qua lời trách
mắng Cám "Phơi áo chống tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao".
+ Khi chim vàng anh bị Cám giết, vứt lông ra vườn thì lập tức mọc thành hai
cây xoan đào để ngày ngày vua mắc võng hóng mát, Cám tiếp tục nhận lấy sự thờ ơ
của vua. Tấm giành lại hạnh phúc của mình, đồng thời để cho Cám nếm trải cảm giác
bị ghẻ lạnh.
4


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn
+ Càng bị ghẻ lạnh, Cám càng cố tìm cách tiêu diệt Tấm và Tấm càng bị hãm
hại càng đấu tranh không khoan nhượng. Cám chặt cây xoan đào làm khung cửi nhưng
Tấm vẫn hiện thân qua khung cửi với lời cảnh báo, dự báo trước một kết cục đầy bi
thảm cho sự tàn nhẫn của Cám “Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”.
+ Sự phản kháng của Tấm đã khiến Cám sợ hãi. Nhưng Cám vẫn không từ bỏ
âm mưu tiêu diệt Tấm bèn đem đốt khung cửi và ném tro ra thật xa hoàng cung, những
tưởng đã diệt trừ tận gốc hậu họa. Nhưng không ngờ từ chỗ tro tàn lại mọc lên cây thị,
ra độc một trái to và thơm, rồi được một bà lão bán nước xin mang về để trong nhà.
Quả thị thơm mang vẻ đẹp của cô Tấm thảo hiền là hình ảnh vừa dân dã vừa giàu giá
trị thẩm mĩ, thể hiện tình cảm của nhân dân dành cho cô Tấm. Rồi Tấm tái sinh, trở lại
làm người sau nhiều lần hóa kiếp và có cuộc gặp gỡ với nhà vua nhờ miếng trầu têm
cánh phượng. Hai người lưỡng tình tương duyệt, cuộc hội ngộ bất ngờ đã khiến nhà
vua vơ cùng hạnh phúc, liền lập tức đón Tấm về cung, trả lại vị trí hồng hậu cho
nàng. Tấm trở về trừng trị mẹ con Cám khiến Cám phải chết, mụ dì ghẻ nghe tin con
chết thì cũng lăn đùng ra chết theo.
=> Những vật hóa thân như: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả
thị… là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt với cái ác để giành lại hạnh
phúc đều là những hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc với đời sống của nhân dân. Đặc

biệt hình ảnh miếng trầu cánh phượng là vật nối duyên giúp nhà vua nhận ra Tấm đã
khiến truyện cổ tích "Tấm Cám" đậm đà bản sắc dân tộc. Sự tái sinh của Tấm qua các
hình ảnh ấy chính là để khẳng định triết lí và quan niệm của nhân dân.
- Kết thúc của truyện hiện nay vẫn gây nhiều tranh luận. Một số nhà nghiên cứu
hiện đại cho rằng, chi tiết đó thể hiện sự độc ác, đó là cách trừng phạt của thời trung
cổ, quá ư tàn nhẫn. Nhưng nếu đặt lăng kính về thời điểm tác phẩm ra đời, thì cái kết
đó có thể chấp nhận được. Vì nó là minh chứng cho triết lí nhân sinh của nhân dân “ác
giả ác báo”. Hơn nữa cần phải nhận thức được rằng nếu cơ Tấm khơng trừng trị, tiêu
diệt mẹ con Cám thì mẹ con Cám sẽ còn tiếp tục hãm hại và tiêu diệt Tấm.
6. Đánh giá chung
- Nghệ thuật:
Xây dựng những mâu thuẫn có sự tăng tiến để thể hiện sự phát triển trong hành
động nhân vật. Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập để khắc họa nhân vật. Nghệ thuật
xây dựng nhân vật thành cơng, mang tính khái qt cao, biểu trưng cho một kiểu
người trong xã hội. Tính cách nhân vật chủ yếu bộc lộ qua hành động. Cốt truyện đa
tình tiết, phát triển tự nhiên, hợp lí, ngoài ra kết cấu hai phần sáng rõ cho thấy sự phát
triển trong tính cách nhân vật. Ngồi ra cần phải kể đến những yếu tố, nhân vật thần kì
làm phù trợ cho nhân vật cũng là yếu tố làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
- Nội dung:
Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích hay, lâu đời và có nhiều ý nghĩa giáo dục,
răn dạy con người phải sống lương thiện, không nên làm những việc sai trái, tước đoạt
đi vật chất, quyền lợi và cả tính mạng của người khác. Nhân vật cô Tấm là một nhân
vật có vai trị quan trọng trong tác phẩm giúp phản ánh sức sống mãnh liệt, ước mơ
nhân dân về một xã hội công bằng, tốt đẹp, quan niệm Thiện thắng Ác và quan niệm ở
hiền gặp lành, muốn hạnh phúc thì phải đấu tranh.
5


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107

Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn
Đề bài số 2: Triết lí nhân quả trong truyện cổ tích “Tấm Cám”
I. MỞ BÀI
Trong nhiều quy luật đời sống, quy luật nhân quả bao trùm tất cả mọi quy luật.
Từ triết học cổ đại như Bà-la-môn giáo, Phật giáo, Đạo giáo đến triết học Mac-Lê-nin
đều thừa nhận quy luật nhân quả. Quy luật này chi phối mọi hoạt động đời sống, có
nhân ắt có quả. Ngay trong lĩnh vực tự nhiên cũng tuân theo quy luật này. Lomonosov
trong định luật bảo toàn năng lượng đã phát biểu: Năng lượng không tự sinh ra cũng
không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay chuyền từ vật này
sang vật khác. Trong văn học, ở thể loại truyện cổ tích, triết lý nhân quả là bộ xương
sống xuyên suốt, chi phối kết cấu, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện. Mỗi câu
chuyện trong truyện cổ tích là một bài học đầy ý nghĩa, mang đậm tính triết lý nhân
sinh. Truyện cổ tích Tấm Cám là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tuyện cổ
tích, mang triết lý nhân quả sâu sắc.
II. THÂN BÀI
1. Giải thích
Để đi vào vấn đề nghiên cứu, trước hết cần làm rõ một số thuật ngữ trong đề tài
này.
"Triết lý" là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ là philosophia, nghĩa
là con đường, hướng đi. Martin Heidegger, nhà triết học Đức định nghĩa triết lý là suy
lý, suy tưởng. Cịn theo Từ điển Tiếng Việt (Hồng Phê, Từ điển bách khoa, 2010),
triết lý có nghĩa là lý luận. Triết lý, theo nghĩa rộng là quan điểm, phương hướng tư
duy của con người về một đối tượng, vấn đề nào đó.
"Nhân quả", theo nghĩa chiết tự, nhân là hạt (hột), quả là trái. Nghĩa khái quát,
nhân quả là cặp phạm trù chỉ mối quan hệ sản sinh của các sự vật hiện tượng, hiện
tượng trong hiện thực khách quan, chỉ mối liên hệ tất yếu, phổ biến giữa các sự vật,
hiện tượng. Trong đó, cái sản sinh là nguyên nhân, cái được sản sinh là kết quả.
Truyện cổ tích: một thể loại của văn học dân gian, phản ảnh mâu thuẫn trong xã
hội có có cấp, thơng qua xung đột giữa cái thiện và cái ác. Qua đó, phản ánh khát vọng
dân chủ, cơng bằng, hạnh phúc của nhân dân lao động.

"Tấm Cám" là một truyện cổ tích thần kỳ, tiêu biểu cho thể loại cổ tích*, mang
đậm đặc trưng của thể loại cổ tích. Nét đặc biệt ở Tấm Cám là triết lý nhân quả biểu
hiện rất sâu sắc, vừa mang nét chung của truyện cổ tích, vừa có nét độc đáo, sáng tạo
riêng.
2. Triết lý nhân quả trong truyện cổ tích nói chung
Triết lý nhân quả chi phối tồn bộ q trình hình thành và phát triển của truyện cổ
tích về nhiều mặt : đề tài, chủ đề, xây dựng cốt truyện, nhân vật ... Nếu thiếu nó thì
truyện cổ tích thần kỳ khơng đứng vững hoặc khơng cịn là nó nữa.
Theo quan niệm dân gian, triết lý nhân quả chính là triết lý "Ở hiền gặp lành", "Ở
ác gặp dữ", đây là niềm tin và mơ ước của nhân dân về lẽ cơng bình. Đối với các nhân
vật chính diện như Sọ Dừa, Thạch Sanh, người em trong truyện "Cây khế" tác giả dân
gian không chỉ dừng lại ở sự phản ánh và cảm thông với với nỗi đau khổ, đắng cay,
6


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn
oan ức của họ mà còn đặc biệt quan tâm, tìm cách để tìm đường giải thốt cho họ, để
họ được đền bù xứng đáng. Nhờ vậy mà nhân vật chính diện trong truyện cổ tích được
đổi đời, làm cho người kể lẫn người nghe đều hả hê, sung sướng (Sọ Dừa thi đỗ trạng
nguyên và lấy được con gái phú ông, Thạch Sanh lấy công chúa và lên làm vua...).
Đối với các nhân vật phản diện (Lý Thông, người anh tham lam trong truyện Cây
khế ...) thì tác giả dân gian không chỉ phản ánh, tố cáo, lên án sự tham lam, ích kỷ, độc
ác, dã man của chúng mà cịn tìm cách loại trừ, tiêu diệt chúng để cho người lương
thiện được sống yên vui. Vì thế hầu hết các nhân vật phản diện trong truyện cổ tích
đều dẫn đến kết cục bi thảm và bị trừng phạt đích đáng.
Mức độ thưởng, phạt (quả) đối với các nhân vật được thực hiện có phân biệt,
tương ứng với tài đức, tội trạng (nhân) của từng nhân vật. Thạch sanh có tài năng, đức
độ, có nhiều cơng tích được lấy cơng chúa và làm vua, Sọ Dừa thì đỗ trạng. Người em

(trong truyện Cây khế) là người nghèo khổ, hiền lành, thật thà nhưng khơng có tài
năng, cơng tích gì đặc biệt nên chỉ được chim thần cho vàng (vừa đầy túi ba gang) để
trở thành giàu có mà thơi. Đối với các nhân vật phản diện, sự trừng phạt cũng có sự
phân biệt rõ rệt, Lý Thơng tham của, tham sắc, tham danh vọng, địa vị, vong ân bội
nghĩa, lợi dụng, lừa gạt, cướp công và hãm hại Thạch Sanh thì bị trời đánh hóa thành
kiếp bọ hung, đời đời chui rúc nơi hôi hám. Người anh trong truyện cây khế ích kỷ
tham lam thì chim thần cũng chiều theo tham vọng của hắn để cho hắn phải tự chuốc
lấy cái chết nhục nhã.
Vậy, sự thưởng phạt trong truyện cổ tích đối với các nhân vật tuân theo triết lý
nhân quả : nhân nào quả ấy. Triết lý nhân quả có mục đích giáo dục đạo lý làm người,
khẳng định niềm tin và ước mơ của nhân dân vào cơng lý, chính nghĩa. Về phương
diện nghệ thuật, triết lý nhân quả có vai trị tạo nên mạch logic để xây dựng cốt truyện,
cũng như có tác dụng liên kết các tình tiết, sự việc trong truyện cổ tích.
3. Triết lý nhân quả trong truyện cổ tích Tấm Cám
Truyện cổ tích Tấm Cám có sự kết hợp, hịa trộn giữa niềm tin và triết lý truyền
thống "Ở hiền gặp lành" của nhân dân và thuyết luân hồi quả báo (thiện giả thiện báo,
ác giả ác báo) của đạo Phật. Vì vậy triết lý nhân quả trong truyện cổ tích Tấm Cám có
sự đặc biệt hơn với nhiều truyện cổ tích khác.
* Tấm hiền lành, lương thiện nên được Bụt giúp đỡ đắc lực :
Bản chất của Tấm là hiền lành, thật thà, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, hiếu
thảo. Đây là cái "nhân" tốt để Tấm nhận "quả" lành. Điều này thật rõ ràng và dễ dàng
nhận thấy qua việc Tấm luôn nhận được sự giúp đỡ của Bụt trong những hồn cảnh
khó khăn, đau khổ, bế tắc. Tại sao Bụt giúp Tấm ? Vì Tấm hiền lành, lương
thiện nhưng bị mẹ con dì ghẻ chèn ép, đày đọa. Bụt đứng về cái thiện, bênh vực, ủng
hộ cái thiện nên Bụt giúp đỡ Tấm trong bất kỳ tình huống khó khăn, đau khổ, bế tắc
nào. Bụt xuất hiện rất nhanh, bất ngờ, đúng lúc và giúp đỡ Tấm một cách hồn tồn vơ
tư, sẵn lịng - điều mà Tấm khơng ngờ tới, không nghĩ đến chuyện cầu cứu ở Bụt. Tấm
bị Cám lừa trút mất giỏ tôm tép, Bụt cho Tấm con cá bống (và thần chú) để Tấm có
người bạn an ủi. Mẹ con Cám giết bống ăn thịt, Bụt bày cho Tấm cách chôn xương
bống, chứa đựng phép màu mà Tấm khơng ngờ tới. Mụ dì ghẻ bày việc trộn chung

7


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn
một đấu gạo và một đấu thóc rồi bắt Tấm nhặt để không cho Tấm đi xem hội, Bụt sai
chim sẻ giúp Tấm.
* Tấm biết vực dậy đấu tranh đến cùng để chống lại cái ác, cái xấu nên Tấm mới có
được hạnh phúc đích thực và bền vững:
Trong truyện cổ tích, nhân vật thần kỳ có vai trị "mở nút" cho sự bế tắc của nhân
vật chính. Nếu khơng có nhân vật thần kỳ, nhân vật chính - người hiền lành, lương
thiện mà yếu đuối, thân cô thế cô - sẽ hồn tồn bế tắc, khơng có lối thốt. Nếu thế,
câu chuyện sẽ không được tiếp tục phát triển, đi đến kết thúc nhanh chóng, khơng có
kịch tính, thiếu hấp dẫn và mối quan hệ nhân quả sẽ không xảy ra.
Truyện Tấm Cám vừa tuân theo đặc điểm thi pháp này, vừa có sự dị biệt so với
những truyện cổ tích khác (Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây khế...) ở chỗ nhân vật thần kỳ
chỉ có vai trị hỗ trợ chứ khơng có vai trị quyết định. Khơng thể phủ nhận vai trò rất
quan trọng của Bụt trong truyện Tấm Cám, nhưng ở truyện này Bụt không quyết định
được sự đổi thay cuộc đời, số phận, hạnh phúc của Tấm.
Trong thời kỳ sống chung với mẹ con Cám, Tấm hiền lành tới mức yếu đuối, cam
chịu và hoàn toàn thụ động - Tấm chỉ biết khóc, khóc và khóc trước sự đối xử bất
công, tàn nhẫn của mẹ con Cám. Bị Cám lừa trút hết giỏ tôm tép, Tấm ngồi khóc. Khi
biết mẹ con Cám giết bống ăn thịt, Tấm "ơm mặt khóc rưng rức". Bị mụ dì ghẻ tìm cớ
khơng cho đi xem hội, Tấm lại khóc. Quần áo rách rưới, không thể đi xem hội, Tấm
cũng chỉ biết khóc.
Khi trở thành hồng hậu, Tấm vẫn thể hiện bản chất của mình. Tấm khơng qn
ngày giỗ cha. Khi dì ghẻ bảo Tấm trèo hái cau để cúng cha, Tấm vâng lời ngay. Mụ dì
ghẻ chặt gốc cau để hại Tấm, Tấm hỏi, mụ bảo đập kiến để khỏi cắn Tấm, Tấm cũng
tin, không một chút mảy may nghi ngờ hành động của dì ghẻ.

Nhưng từ khi bị mẹ con Cám giết hại (chặt gốc cau để Tấm ngã xuống ao chết),
từ một cô Tấm yếu đuối, cam chịu, thụ động, Tấm đã biết vực dậy để đấu tranh cho
chính mình. Khi là chim vàng anh, Tấm cảnh báo với Cám sự có mặt của mình với lời
lẽ cứng cỏi : "Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng
tao". Khi biến thành khung cửi, Tấm nguyền rủa và đe dọa Cám : "Cót ca cót két, lấy
tranh chồng chị, chị khoét mắt ra". Khi Tấm trở lại kiếp người, Cám thấy Tấm trở về
trẻ đẹp như xưa, Cám hỏi Tấm "làm thế nào mà đẹp thế ?", nhân cơ hội này Tấm đã trả
thù Cám. Cái chết của Cám kéo theo cái chết của mụ dì ghẻ độc ác đã kết thúc quá
trình đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng của Tấm đối kẻ thù để giành lấy hạnh
phúc chính đáng của bản thân.
Như vậy, để địi lại cơng bằng, giành lại hạnh phúc, Tấm phải tự mình đấu tranh
với mẹ con Cám. Ở chặng này, Bụt khơng xuất hiện nữa, cịn việc Tấm hóa từ kiếp
này sang kiếp khác chẳng qua là sự hiện thân của Tấm, tức là sự hiện thân của cái
thiện - không bao giờ bị tiêu diệt, không bao giờ chịu đầu hàng trước cái ác, cái xấu.
* Mẹ con Cám độc ác, tàn nhẫn nên cuối cùng chịu kết cục thê thảm
Trước hết là hành động Cám lừa trút hết giỏ tôm tép của Tấm :
Từ chỗ lười biếng, ỷ lại được mẹ cưng chiều, Cám lừa trút hết giỏ tôm tép của Tấm.
Hành động này của Cám là hành động cướp công, cướp sức lao động của người khác.
8


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn
Mụ dì ghẻ khơng nhúng tay vào việc này, nhưng mụ đã tiếp tay cho Cám, tạo nên sự
bất công giữa con đẻ và con chồng.
Hành động lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để ở nhà giết bống ăn thịt của mẹ con
Cám là hành động tàn nhẫn. Họ đã cướp đi "người bạn" của Tấm, lấy đi niềm vui,
niềm an ủi tinh thần duy nhất của Tấm.
Nếu hai hành động trên mang tính lừa lọc, che đậy thì hành động trộn chung một đấu

gạo và một đấu thóc rồi bắt Tấm nhặt của mụ dì ghẻ là hành động trắng trợn, hành hạ,
dày dọa Tấm. Hành động này vừa độc ác vừa tàn nhẫn.
Khi Tấm trở thành hoàng hậu, mẹ con mụ dì ghẻ càng ganh ghét, đó kỵ với Tấm.
Cùng với đó là lịng tham, muốn Cám, con đẻ của mình trở thành hồng hậu, nên mụ
dì ghẻ đã dã tâm giết Tấm trong ngày giỗ cha Tấm. Thậm chí khi biết Tấm chết, hóa
thân thành kiếp những khác nhau, rất nhỏ bé, yếu đuối và vô hại như chim vàng anh,
cây xoan đào, khung cửi, Cám cũng khơng chịu bng tha cho Tấm. Tất cả vì lòng
ganh ghét, đố kỵ và độc ác của Cám.
Điều này giải thích vì sao Tấm trả thù Cám một cách quyết liệt, mạnh mẽ đến
như vậy (Tấm sai quân hầu đào một hố sâu, Tấm lừa Cám xuống đó, rồi sai quân hầu
dội nước sôi vào hố cho Cám chết). Sở dĩ Tấm phải hành động mạnh mẽ như vậy vì
mẹ con dì ghẻ quá tàn nhẫn và độc ác, họ không từ bỏ một dã tâm nào để hãm hại
Tấm, quyết hãm hại Tấm đến cùng. Ngày nào họ cịn tồn tại thì ngày đó họ cịn hãm
hại Tấm, họ dồn Tấm vào đường cùng. Chính vì thế Tấm khơng có sự lựa chọn nào
khác. Có ý kiến cho rằng, hành động trả thù của Tấm là khác lạ với bản chất hiền lành
của cô, nhưng đa số ý kiến cho rằng Tấm hành động như vậy là hợp lý và cũng là cách
duy nhất để bảo vệ mình.
Cách kết thúc của truyện Tấm Cám khác với cách kết thúc trong những truyện cổ
tích khác. Thơng thường trong truyện cổ tích, nhân vật chính diện khơng trực tiếp trả
thù nhân vật phản diện. Thạch Sanh hoàn toàn tha bổng cho mẹ con Lý Thông; người
em trong truyện Cây khế khơng hề phàn nàn, ốn trách người anh tham lam; Sọ Dừa
và vợ chàng khơng hề đả động gì đến tội trạng của hai người chị gái (con phú ông)...
Việc trừng phạt các nhân vật phản diện trong cổ tích phần lớn do các nhân vật thần kỳ
(trời, Phật, thần linh...) thực hiện, hoặc do bản thân các nhân vật phản diện tự chuốc
lấy. Trái lại, ở truyện cổ tích Tấm Cám, tác giả dân gian để cho Tấm trả thù và trả thù
một cách quyết liệt, dữ dội. Truyện Tấm Cám dù kết thúc khơng có hậu, nhưng nó vẫn
tuân theo đúng quan niệm dân gian trong các thành ngữ "Tức nước vớ bờ", "Con giun
xéo lắm cũng quằn". Còn về mối quan hệ nhân - quả, tất nhiên là quá rõ ràng, nhân
nào quả ấy, "gieo gió gặt bão", "ác giả ác báo", kết cục thê thảm của mẹ con Cám
tương xứng với tội ác của mẹ con mụ hành xử với Cám.

4. Ý nghĩa của triết lý nhân quả trong truyện cổ tích Tấm Cám
* Thể hiện niềm tin, ước mơ công lý của nhân dân vào lẽ công bằng, vào cuộc đấu
tranh và chiến thắng của cái thiện đối với cái xấu, cái ác
Cũng như truyện cổ tích nói chung, truyện Tấm Cám phản ánh sự xung đột giữa
cái thiện và cái ác. Đó là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt, nói theo ngơn ngữ triết học
là khơng thể điều hịa mâu thuẫn. Cái thiện và cái ác là hai đối cực. Cái ác không có lý
do để tồn tại vì tính phi nhân đạo, phản nhân văn của nó, vì thế, muốn tồn tại nó phải
9


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn
tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để triệt tiêu cái thiện. Truyện Tấm Cám thể hiện rất rõ
điều này qua hành vi độc ác, tàn nhẫn của mẹ con Cám. Sự tấn công của cái ác vào cái
thiện bao giờ cũng chủ động, lấn lướt, trấn áp, nhất là đối với cái thiện (nhân vật lương
thiện) bị thân cô, thế cô, bất hạnh (người mồ côi, người em út, người nghèo khổ, người
có ngoại hình xấu xí...). Trong hồn cảnh ấy, cái thiện yếu đuối vơ cùng, vì vậy truyện
cổ tích mới có nhân vật thần kỳ (tiên Bụt, thần, thánh...) hoặc vật thần kỳ (chim thần,
sách ước, đàn thần...) để bảo vệ, bênh vực cho cái thiện. Ở truyện Tấm Cám, nhân vật
Bụt nhiều lần xuất hiện để giúp đỡ Tấm vượt qua những bế tắc, đó chính là ước mơ cái
thiện được bảo vệ, được ủng hộ của nhân dân ta xưa, vì mỗi khi xã hội cịn bất cơng,
người hiền khơng dễ gì sống n ổn với điều lành, thậm chí có nơi có lúc cái thiện, cái
đúng, cái lẽ phải bị cô lập, bơ vơ trước phường "giá áo túi cơm" cơ hội, thực dụng, xu
thời hoặc trước hạng người an phận thủ thường, ích kỷ, thấy đúng không dám bảo vệ,
thấy sai không dám đấu tranh.
Sự chiến thắng của Tấm đối với mẹ con Cám thể hiện niềm tin vào công lý, vào
lẽ công bằng của nhân dân ta. Một cô Tấm hiền lành, chịu thương chịu khó, đẹp
người, đẹp nết hồn tồn xứng đáng trở thành hoàng hậu, sống hạnh phúc. Hai mẹ con
mụ dì ghẻ vơ lương, tàn độc, ích kỷ hại nhân nên cuối cùng đi đến kết cục bi thảm.

Nhân dân ta gửi gắm niềm tin vào cuộc đấu tranh và chiến thắng của cái thiện đối với
cái xấu, cái ác rất sâu sắc qua truyện cổ tích Tấm Cám.
* Khẳng định triết lý nhân quả "Ở hiền gặp lành", "Gieo gió gặt bão" của nhân
dân ta
Triết lý nhân quả trong truyện cổ tích Tấm Cám khơng chỉ thể hiện niềm tin, ước
mơ của nhân dân vào cơng lý, mà cịn khẳng định triết lý nhân - quả như một quy luật
trong cuộc đời. Người "ở hiền" sẽ "gặp lành", kẻ "gieo gió" ắt "gặt bão" - nhân dân ta
ln khẳng định điều đó như một lẽ tất yếu. Đấy khơng phải là tư tưởng duy tâm, siêu
hình mà là quy luật thực sự. Từ triết học Bà-la-môn giáo, Phật giáo, Khổng giáo đến
triết học Mác-Lênin đều khẳng định quan hệ nhân - quả mang tính quy luật.
Bằng hình tượng nhân vật chính diện và phản diện sinh động, tác giả dân gian
truyện cổ tích Tấm Cám đã khẳng định chân lý nhân - quả đó. Nhân vật Tấm biết bao
nhiêu lần bị mẹ con Cám hãm hại, biết bao nhiêu lần Tấm đau khổ, bế tắc nhưng cuối
cùng Tấm đã giành chiến thắng. Mẹ con mụ dì ghẻ khơng từ bỏ một dã tâm nào để bóc
lột, đày đọa, hành hạ, tiêu diệt Tấm nhưng cuối cùng kẻ thất bại thê thảm chính là họ.
Vậy thất bại của cái thiện chỉ là cái nhất thời, thất bại của cái ác mới là tất yếu. Do đó,
có thể nói, "Ở hiền gặp lành", "Gieo gió gặt bão" là sự khẳng định của nhân dân ta về
triết lý nhân quả.
* Triết lý nhân quả trong truyện cổ tích Tấm Cám có ý nghĩa giáo dục đạo đức con
người vô cùng sâu sắc
Phật giáo khẳng định rằng : nhân - quả là chân lý, sớm muộn gì cũng xảy ra.
Đừng vì lý do mau chậm của quả mà vội vàng hấp tấp, mà cho rằng cái luật nhân quả
khơng hồn tồn đúng, khi thấy có những cái nhân chưa phát sinh ra quả. Luật nhân
quả chi phối tất cả vũ trụ vạn vật, khơng có một vật gì, sự gì thốt ra ngồi luật nhân
quả được.
10


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107

Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn
Triết lý dân gian Việt Nam chắc chắn chịu ảnh hưởng của thuyết luân hồi, quả
báo (thiện giả thiện báo, ác giả ác báo) của Phật giáo, nhưng nó khơng cao siêu, lý
luận trừu tượng mà rất cụ thể, sinh động. Ông cha ta xưa sáng tạo nên những câu
chuyện cổ tích với triết lý nhân quả "Ở hiền gặp lành" như truyện Tấm Cám để giáo
dục đạo đức, đạo lý làm người một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà vơ cùng sâu sắc.
Những câu chuyện cổ tích hồn nhiên, hấp dẫn, đẹp nên thơ như cô Tấm bước ra từ quả
thị thơm tho sẽ in đậm dấu ấn khó phai mờ trong tâm hồn trẻ thơ. Để rồi từ đó cùng
với nền nếp gia phong, luân lý xã hội, giáo dục của nhà trường, các em lớn lên trở
thành những công dân tốt, những con người hiền lành lương thiện, biết tin vào cái
thiện và điều nhân nghĩa.
* Triết lý nhân quả trong truyện cổ tích Tấm Cám là bài học đấu tranh để bảo vệ
cái thiện, cái chính nghĩa
Nét độc đáo, sáng tạo trong truyện cổ tích Tấm Cám, là bài học đấu tranh. Nhân
vật chính diện phải đấu tranh trực diện, không khoan nhượng với kẻ thù để tự bảo vệ
hạnh phúc của chính mình. Nhân vật thần kỳ chỉ xuất hiện ở nửa đầu truyện với vai trò
phụ trợ. Nửa sau tác phẩm (từ khi Tấm trở thành hồng hậu), nhân vật Bụt khơng xuất
hiện nữa, dù tồn tại dưới nhiều hình thức biến hóa nhưng Tấm luôn chủ động đấu
tranh với Cám để giành lấy hạnh phúc. Vậy, ý nghĩa của triết lý nhân quả trong đấu
tranh là : trong cuộc đấu tranh với cái ác, cái thiện không thể cam chịu, thụ động ngồi
chờ sự trợ giúp nào bên ngồi mà phải tự mình đứng lên đấu tranh. Có ý chí đấu tranh
(tư tưởng), hành động đấu tranh và phương pháp đấu tranh (nhân) thì mới có thắng lợi
(quả). Ngược lại, chỉ tin rằng thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà mà khơng đấu
tranh (cam chịu hoặc thỏa hiệp) thì thắng lợi chỉ là ảo tưởng, khi đó triết lý nhân - quả
chỉ là duy tâm, siêu hình. Cuộc đấu tranh với cái ác, cái xấu có tính mất cịn nên cái
thiện, cái tốt phải kiên trì, quyết liệt đấu tranh đến cùng. Vì sao ? Vì cái ác, cái xấu có
bao giờ chịu nhường bước, nhượng bộ cái thiện, cái tốt đâu ! Hành động xấu xa, độc
ác của mẹ con Cám đối với Tấm là minh chứng cụ thể và sinh động cho điều đó.
III. KẾT LUẬN
Maxim Gorki từng nói "Văn học là nhân học". Văn học góp phần phát triển nhân

cách con người. Văn học xuất phát từ con người, dù nó sâu xa, thăng hoa đến đâu
cũng hướng đến con người. Trách nhiệm của người giáo viên dạy văn là qua những
bài giảng phải làm cho học sinh thấy được ý nghĩa, lợi ích, giá trị đích thực của việc
học văn. Theo tơi, một trong những hướng đi đó là qua mỗi bài học học sinh phải rút
ra được ý nghĩa tác phẩm và biết liên hệ bài học đối với bản thân. Nói cách khác, học
sinh phải rèn luyện được kỹ năng tự nhận thức. Học văn cũng là một hình thức "học
sống".
Đề số 3: Những mâu thuẫn, xung đột trong truyện cổ tích “Tấm Cám”
Gợi ý:
- Gồm hai mâu thuẫn, xung đột chính:

11


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn
+ Mâu thuẫn thuẫn trong gia đình: dì ghẻ và con chồng. Nguyên nhân bắt nguồn từ
việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên (con cái)
trong gia đình. (Phân tích giai đoạn Tấm chưa trở thành hoàng hậu)
+ Mâu thuẫn xã hội: về quyền lợi và địa vị nhưng không phải là chủ đạo. ý nghĩa
chung nhất của tác phẩm toát lên từ mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. (Phân tích mâu
thuẫn khi Tấm đã trở thành hồng hậu)
- Ý nghĩa của các mâu thuẫn, xung đột:
Qua cách giải quyết xung đột, truyện nêu cao khát vọng, ước mơ được sống tự do,
hạnh phúc, công bằng và tinh thần lạc quan của nhân dân lao động về cuộc sống.
Những người hiền lành sẽ được sống cuộc đời hạnh phúc, ấm no, n bình. Những kể
có tâm địa xấu xa, độc ác sẽ bị trừng trị.

12




×