Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề bài: Âm vang Hào khí Đông A” trong bài thơ ”Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.31 KB, 4 trang )

Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

THUẬT HỒI
- Phạm Ngũ LãoĐề bài: Âm vang "Hào khí Đơng A” trong bài thơ ”Thuật hồi” của Phạm Ngũ Lão
I. MỞ BÀI
Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hòa
(Huy Cận)
Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã có biết baongười
anh hùng được lưu danh sử sách. Một trong những người anh hùng ấy là Phạm Ngũ
Lão. Ông là một danh tướng của nhà Trần, sinh ra trong thời kì loạn lạc bởi giặc
Nguyên Mông kéo sang giày xéo đất nước. Tên tuổi của ông gắn liền với giai thoại về
một chàng trai nghèo đan sọt, mải nghĩ kế giúp vua đánh giặc đến nỗi bị giáo đâm vào
đùi mà khơng biết. Ơng được người đời ca tụng là người văn võ toàn tài, là một vị
tướng hễ đánh là thắng và là tác giả hai tác phẩm xuất sắc là "Thuật hoài" và "Viếng
Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương". Trong đó “Thuật hồi” là bài thơ
nổi tiếng, thể hiện được tài chí, khí phách của một trang nam nhi trong cảnh đất nước
lâm nguy. Bài thơ là một khúc tráng ca hào hùng thể hiện rõ Hào khí Đơng A của thời
đại.
(Dẫn bài thơ)
I. THÂN BÀI
1. Giới thiệu khái quát:
- Khái niệm: Hào khí Đơng A là hào khí đời Trần vì trong chữ Hán, chữ Trần
được ghép thành từ hai bộ chữ là bộ chữ Đông và bộ chữ A. Cụ thể hơn, hào khí Đơng
A được hiểu là khí thế u nước sơi sục, hào sảng từ vua đến dân, từ tướng đến quân,
trên dưới một lòng đánh giặc ngoại xâm ở thời nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống
Ngun Mơng. Biểu hiện của hào khí Đơng A là biểu hiện của tinh thần yêu nước. Đó


là ý thức tự chủ, tự cường dân tộc, là lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng
với kẻ thù, là niềm vui chiến thắng, là khát vọng đất nước ngàn thu vững bền… Tuy
nhiên, hào khí Đơng A cịn được hiểu rộng hơn là tinh thần yêu nước của cả dân tộc
trong giai đoạn lịch sử từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.
- Hoàn cảnh ra đời: Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống, hào khí Đông
A từ lịch sử đã đi vào thơ văn trở thành một nội dung lớn trong văn học Việt Nam thời
Trung đại. “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão ra đời vào cuối nằm 1284 trong khơng khí
u nước, quyết chiến quyết thắng với giặc Nguyên Mông khi chúng sang xâm lược
nước ta lần thứ hai. Bài thơ chỉ có bốn câu với hai mươi tám chữ mà thấm đậm tinh
thần của cả thời đại.
- Nhan đề: Thuật hoài hay Cảm hoài là kiểu loại thơ được chia theo đề tài, thơ
để bày tỏ rất phổ biến trong thơ văn Trung đại. Trong đó, Thuật có nghĩa là bày tỏ,
1


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

hồi là nỗi lịng.Thuật hồi nghĩa là bày tỏ nỗi lịng. Người bày tỏ nỗi lịng trong bài
thơ chính là tác giả, một vị tướng trong quân đội nhà Trần.
- Bố cục: Bài thơ thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt, có thể chia bốn câu thơ thành hai
phần chính. Hai câu đầu là hình ảnh người tráng sĩ cứu nước được lồng trong hình ảnh
ba quân, thể hiện khung cảnh chung của cả thời đại nhà Trần. Hai câu sau là nỗi lịng
của nhà thơ, thể hiện cái chí và cái tâm của kẻ làm trai trong thời loạn.
2. Hai câu thơ đầu
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng khí nuốt trơi trâu
- Câu khai đề của bài thơ miêu tả hình ảnh người tráng sĩ cứu nước mang tầm
vóc vũ trụ, hiên ngang, kỳ vĩ. “Hồnh sóc” có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo. Bản dịch

thơ dịch thành “Múa giáo” là chưa thể hiện đúng tinh thần của nguyên tác. Múa giáo
là tư thế động, nghiêng về sự phơ trương, biểu diễn, trong khi đó thế “hồnh” của
ngọn giáo là thể hiện một tư thế tĩnh, sự hiên ngang, vững chãi, sẵn sàng chiến đấu.
Hình ảnh người tráng sĩ vệ quốc oai phong lẫm liệt cầm ngang ngọn giáo sẵn sàng
chiến đấu, hi sinh vì đất nước được đặt trong khơng gian rộng lớn, kì vĩ là “non sông”,
chiều dài của ngọn giáo bằng với chiều dài của non sông đất nước, trong thời gian dài
lâu là “trải mấy thâu”. Người tráng sĩ ấy đã thực hiện sứ mệnh trấn giữ giang sơn, giữ
yên bờ cõi ròng rã mấy năm rồi mà vẫn bền bỉ, vẫn tràn đầy nhiệt huyết và không hề
mệt mỏi. Ngọn lửa quyết tâm chống giặc ngoại xâm rực cháy sáng là để khẳng định
đanh thép một lần nữa nền độc lâp tự chủ, tự cường của dân tộc:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời
- Nếu câu thơ đầu thể hiện vẻ đẹp của người tráng sĩ cứu nước hiên ngang, kì vĩ,
mang tầm vóc vũ trụ thì câu thơ thứ hai miêu tả sức mạnh và khí thế của quân đội nhà
Trần. Trong đó, tam quân là ba loại quân trong quân đội thời Trần gồm tiền quân,
trung quân, hậu quân. Tam quân là để chỉ quân đội nhà Trần. Biện pháp so sánh, ẩn dụ
"tì hổ" làm hiện lên sự dũng mãnh, sức mạnh vô địch, bất khả chiến bại của quân đội
nhà Trần. Cụm từ "khí thơn ngưu" là cách nói cường điệu và có hai cách hiểu. Cách
hiểu thứ nhất chỉ sức mạnh, khí thế của quân đội nhà Trần như hổ báo có thể nuốt trơi
trâu. Cách hiểu thứ hai là chí khí của qn đội nhà Trần có thể lấn át và làm lu mờ cả
sao Ngưu, át cả trời đất vũ trụ. Tuy bản dịch chỉ theo một trong hai nghĩa, nhưng dù
thế nào câu thơ vẫn thể hiện sức mạnh và khí thế ngất trời của ba quân. Nhìn chung,
nghệ thuật so sánh, ẩn dụ và cường điệu đã tạo nên một hình tượng thơ rất hồnh
tráng, có tính sử thi, nhấn mạnh sức mạnh và khí thế quyết chiến quyết thắng của đội
quân "Sát thát". Chính sức mạnh ấy đã tạo nên những chiến thắng Hàm Tử, Chương
Dương, Vân Đồn, Tấy Kết, Vạn Kiếp... trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.
Sau chiến thắng giặc Nguyên Mơng, hình ảnh qn đội nhà Trần trở thành một điển
2



Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

tích, tư liệu văn học sáng giá cho nền văn học dân tộc. Sau này Trương Hán Siêu cũng
tái hiện lại chiến thắng lịch sử ấy trong "Bạch Đằng giang phú":
Khác nào:
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hồn tồn chết trụi.
Đến nay sơng nước tuy chảy hồi,
Mà nhục qn thù khơn rửa nổi.
Hình ảnh người tráng sĩ và ba quân được đặt gần nhau, lồng vào nhau và làm
tôn thêm vẻ đẹp của nhau. Hình ảnh vị tướng bên ba quân hùng dũng càng trở nên oai
phong lẫm liệt, hình ảnh ba quân bên vị tướng mang tầm vóc vũ trụ càng tăng khí thế
và sức mạnh. Hai hình tượng ấy trong mối quan hệ mật thiết tạo nên bức tranh tồn
cảnh về thời đại nhà Trần với “Hào khí Đơng A” của thời đại.
3. Hai câu sau
Giọng điệu hào sảng ở hai câu thơ đầu đến hai câu thơ sau chuyển thành suy tư,
đầy tâm trạng. Trong bài thơ thì đây mới thực sự là hai câu thơ để bày tỏ:
Cơng dang nam tử cịn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
Tác giả đã bày tỏ nỗi lòng, tâm tư của kẻ làm trai trong thời buổi đất nước lâm
nguy. Thời phong kiến, kẻ làm trai phải có chí, phải biết đem tài năng, trí tuệ để thi
thố với đời, để giúp nước giúp đời. Bởi vậy một trong những quy phạm của thơ trung
đại là "Thi dĩ ngôn chí", nghĩa là thơ phải nói chí. Chí làm trai ấy đã từng được thể
hiện trong thơ Nguyễn Cơng Trứ:
Chí làm trai nam, bắc, tây, đông
Cho phỉ sức vẫy vùng bốn biển

Hoặc:
Đã mang tiếng làm trai trong trời đất
Phải có danh gì với núi sơng
Cịn Phan Bội Châu, làm trai phải làm nên việc lớn kinh thiên động địa, phải
xoay chuyển được trời đất chứ không phải để trời đất tự chuyển xoay:
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khơn tự chuyển rời
Trong "Chinh phụ ngâm" thì chí làm trai coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, chiến
đấu, hi sinh để lập cơng danh:
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
Giã nhà một bức chiến bào
Thét roi cầu vị ào ào gió thu
Phạm Ngũ Lão tự nhận là một trang “nam nhi” và ý thức sâu sắc được vai trò,
trọng trách và nghĩa vụ của kẻ làm trai. Theo ơng chí làm trai là phải lập nên hai chữ
công danh, tức là phải lập lên nghiệp lớn và để lại tiếng thơm cho đời. Chưa lập được
cơng danh là cịn mắc nợ. Mặc dù đã vào sinh ra tử, có cơng lớn trong cuộc kháng
3


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

chiến chống Nguyên Mông nhưng chưa đánh tan quân xâm lược ơng vẫn thấy mình
cịn mang nợ. Cái nợ ấy thể hiện ý thức trách nhiệm của người làm trai, thể hiện rõ lí
tưởng sống cao đẹp của Phạm Ngũ Lão, đó là chí làm trai gắn liền với lí tưởng trung
quân ái quốc, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Không chỉ riêng Phạm Ngũ Lão mà thời đại
nhà Trần còn sản sinh ra những người trai đầy trách nhiệm với đất nước. Đó là Trần
Hưng Đạo với câu nói "Bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng", là Thái sư Trần Thủ Độ

với thái độ quyết chiến với giặc "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì
khác", là người anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng "Phá
cường địch, báo hoàng ân"...
Từ ý thức về chí làm trai, tự thấy làm trai mà chưa trả được nợ công danh nên
tác giả “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Thẹn ở đây là cảm thấy xấu hổ, cụ thể
là xấu hổ vì chưa được bằng như Vũ hầu. Vũ hầu là Gia Cát Lượng Khổng Minh, là
quân sư của Lưu Bị, đã giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán. Khổng Minh trở thành tấm
gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng, hết lịng trả món nợ cơng danh
để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế. So mình với Vũ hầu, Phạm Ngũ
Lão thấy mình kém cỏi vì chưa trả xong nợ nước. Xưa nay, những người có nhân
cách vẫn thường hay thấy thẹn. Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Thu vịnh" cũng từng
bày tỏ nỗi thẹn khi nghĩ tới Đào Tiềm – một danh sĩ cao khiết đời Tấn:
"Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn vơi ông Đào"
Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão là nỗi thẹn của một con người luôn dành trọn cái
tâm cho đất nước, cho cộng đồng. Ẩn sau cái thẹn cao cả, khiêm tốn và ấy là cả một
nỗi niềm khao khát được cống hiến hơn nữa cho Tổ quốc, cho dân tộc. Ông
nguyện học tập binh thư, rèn luyện cung tên chiến mã, sẵn sàng chiến đấu để Tổ quốc
Đại Việt được trường tồn bền vững: "Non sơng nghìn thuở vững âu vàng".
4. Đánh giá chung
“Thuật hồi” là một bài thơ Đường luật ngắn gọn nhưng hàm súc với thủ pháp
gợi, thiên về ấn tượng, khái quát kết hợp với bút pháp hoành tráng mang âm hưởng sử
thi đã khắc họa vẻ đẹp của người anh hùng hiên ngang, hùng dũng với sức mạnh lý
tưởng lớn lao cao cả, tâm hồn sáng ngời nhận cách cùng khí thế hào hùng, quyết chiến
quyết thắng của "hào khí Đơng A"- hào khí thời Trần. Bài thơ có tác dụng giáo dục rất
sâu sắc về nhân sinh quan và lối sống tích cực cho thanh niên mọi thời đại. Ngày nay,
mỗi thanh niên chúng ta cần học tập thật tốt, rèn luyện nhân cách đạo đức, xác định
cho mình lí tưởng sống đúng đắn và quan trọng hơn là phải biết ước mơ và hành động
vì sự nghiệp đất nước, đưa Việt Nam sánh ngang tầm với các cường quốc khắp năm
châu.


4



×