Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

NGOẠI GIAO văn hóa của NHẬT bản tại VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG của một số lễ hội văn hóa TIÊU BIỂU tại hà nội từ 2014 NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.69 KB, 26 trang )

NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM THƠNG
QUA HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ LỄ HỘI VĂN HĨA TIÊU BIỂU TẠI
HÀ NỘI TỪ 2014 - NAY

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay nhắc tới Nhật Bản là nhắc tới một trong những quốc gia có
nền kinh tế hùng mạnh cùng với nền văn hóa phát triển đa dạng, có sức ảnh
hưởng sâu rộng trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, nó có tầm ảnh hưởng
to lớn đối với các khu vực Đông Nam Á nhất là Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhật
Bản còn được biết đến với những mỹ danh như: “Xứ sở Hoa anh đào”, “
Quốc đảo”, “Đất nước Hoa cúc” hay “ Đất nước Mặt trời mọc”, ...
Người Nhật không chỉ sở hữu trí tuệ vượt trội mà cịn sở hữu một kho
tàng văn hóa khổng lồ. Khơng chỉ nổi tiếng với việc gìn giữ những truyền
thống độc đáo như những di sản, Nhật Bản còn biết cách quảng bá những nét
đẹp trong văn hóa của đất nước mình đến các vùng miền khác. Văn hóa Nhật
là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới đã phát triển mạnh mẽ
qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu
ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.
Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào
năm 1973. Trong 42 năm qua, quan hệ hai nước đã phát triển trên hầu khắp
các lĩnh vực, từ chính trị, quốc phịng, an ninh đến kinh tế, thương mại, khoa
học kỹ thuật, giáo dục - đào tạo và đặc biệt là văn hóa. Với nền văn hóa đa
màu sắc, nét truyền thống đan xen nét hiện đại, Nhật Bản trở thành một trong
những quốc gia không còn quá xa lạ với hầu hết các bạn trẻ trên thế giới đặc
biệt là những bạn trẻ Việt Nam qua những lễ hội được diễn ra xuyên suốt
trong năm. Những năm gần đây, các lễ hội của đất nước mặt trời mọc được tổ
chức thường lệ hơn ở Việt Nam, tạo ênn sự giao lưu văn hóa thú vị giữa hai


đất nước.
“ Xứ sở Hoa anh đào” qua những câu chuyện kể đi vào tiềm thức
cộng đồng quốc tế là một quốc gia có nhiều thiên tai và khơng được thiên
nhiên ưu ái. Tuy nhiên, chính văn hóa là nền tảng tinh thần, góp phần khẳng
2


định vị thế, nâng cao hình ảnh quốc gia, khẳng định vững chắc thêm cho vị
thế quốc gia trên trường quốc tế. Hiểu được điều đó, trong suốt chặng đường
dài vừa qua, Nhật Bản không ngừng nỗ lực quảng bá văn hóa của mình ra
khắp thế giới.
Từ những điều nêu trên có thể thấy hoạt động ngoại giao văn hóa
được coi là “sức mạnh mềm” hay “quyền lực mềm”, giữ một vị trí quan trọng
trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia, là một trong những phương
tiện góp phần bảo vệ an ninh, nâng cao hình ảnh, tăng cường ảnh hưởng chính
trị của quốc gia đối với quốc tế đưa Nhật Bản từ một quốc gia nhược tiểu
những năm đầu lập quốc thành một trong những cường quốc lớn mạnh trên
thế giới như hiện nay.
Vì vậy, việc tìm hiểu về hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản
đối với Việt Nam là điều cần thiết nhằm tiếp cận nền văn hóa tiên tiến giúp
nước ta rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong việc quảng bá văn hóa.
Từ đó, thay đổi những định hướng, chính sách hợp lý, phù hợp để ngày càng
nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Ti ểu l uận có mục tiêu tìm hiểu, phân tích và đánh giá những
hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật đối với Việt Nam thông qua một số các
hoạt động của một vài lễ hội văn hóa tiêu biểu tại Hà Nội từ 2014 đến nay. Từ
đó đánh giá hiệu quả triển khai của chúng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ được khái niệm ngoại giao văn hóa của Nhật và vai vai trị của
nó đối với Việt Nam. Làm rõ những hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật
qua các hoạt động tiêu biểu thu hút đông đảo nhân dân Việt Nam của các lễ
hội văn hóa tiêu biểu của Nhật tại Hà Nội. Sau đó đề xuất ra một số giải pháp
cơ bản nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam.
3. Kết cấu đề tài
3


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu
luận được kết cấu làm 3 chương 7 tiết.
Chương 1: Khái niệm và vai trò ngoại giao văn hóa của Nhật tại Việt
Nam.
Chương 2: Hoạt động nổi bật trong ngoại giao văn hóa của Nhật tại
Việt Nam thơng qua các lễ hội văn hóa tại Hà Nội từ 2014 – nay.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp đối với Việt
Nam.
Do kiến thức của em cịn hạn chế vì vậy, trong q trình làm tiểu luận
khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự đóng góp của thầy cơ để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.

4


CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM VÀ VAI TRỊ NGOẠI GIAO VĂN HĨA
CỦA NHẬT TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về ngoại giao văn hóa
Mặc dù Ngoại giao văn hóa đã hình thành từ lâu và được nhiều quốc
gia áp dụng với các hình thức biểu hiện khác nhau nhằm góp phần xây dựng

hình ảnhTổ quốc. Tuy nhiên, cho đến nay có khá nhiều quan niệm khác nhau
về “ ngoại giao văn hóa”.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia: “ Ngoại giao
văn hóa là một thuật ngữ để chỉ một hình thức ngoại giao với một loạt những
phương sách làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả, những
phương sách này bao gồm sự thừa nhận và hiểu biết rõ ràng về động lực văn
hóa của nước ngồi và sự tuân thủ những nguyên lý phổ biến chỉ đạo quá
trình đối thoại cơ bản”.
Nhà nghiên cứu Simeo Adebolu, thành viên Hiệp hội các nhà ngoại
giao thương mại Anh cho rằng: “Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại
giao nhấn mạnh tới sự thừa nhận văn hóa và hiểu biết lẫn nhau như là một cơ
sở của đối thoại. Nhà nghiên cứu Milton C. Cummings Jr (Trung tâm nghệ
thuật và văn hóa Mỹ tại Washington) định nghĩa: Ngoại giao văn hóa là sự
giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị,
truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện khác nhau của văn hóa nhằm
thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đưa ra một số khái
niệm về ngoại giao văn hóa, trong đó đáng chú ý là khái niệm của lý trí:
“Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao kiểu mới lấy riêng văn hóa
làm nội dung. Hoạt động của ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao của
quốc gia có chủ quyền lấy việc bảo vệ lợi ích văn hóa nước mình cùng việc
5


thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia làm mục đích, tiến hành dưới sự chỉ
đạo của chính sách văn hóa nhất định và dựa vào thủ đoạn văn hóa.”
Ở Việt Nam, khái niệm ngoại giao văn hóa vẫn cịn mới mẻ. Các nhà
học giả, các nhà hoạch định chính sách đều có những định nghĩa riêng của
mình về ngoại giao văn hóa. Theo nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cho
rằng: “Ngoại giao văn hóa là một trong những trụ cột của ngoại giao chứ

không phải là bộ phận của văn hóa đối ngoại. Đó là việc thực hiện chính sách
đối ngoại để đạt được mục tiêu chính trị bằng cơng cụ văn hóa, biện pháp văn
hóa. Trong đó các giá trị văn hóa sẽ là chỗ dựa tinh thần bền vững cho các
hoạt động ngoại giao, làm áp lực đối với các đối tác để thực hiện có kết quả
các chính sách chính trị, kinh tế và văn hóa quốc gia”.
Từ những ý kiến nêu trên có thể khái qt, Ngoại giao văn hóa là hình
thức ngoại giao, do nhà nước làm chủ đạo, điều phối, với sự tham gia của
nhiều chủ thể phi nhà nước khác trong xã hội, thể hiện qua sự quảng bá, giới
thiệu, giao lưu các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật, phong tục, tập quán,
tín ngưỡng và các phương diện khác nhau của văn hóa giữa một quốc gia với
một hoặc nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhằm đạt được những mục tiêu
của chính sách đối ngoại của đất nước”.
1.2. Vai trị của Ngoại giao văn hóa
Ngoại giao văn hóa góp phần củng cố và làm sâu sắc mối quan hệ
ngoại giao giữa các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tăng cường hiểu biết lẫn
nhau, gia tăng sự gắn kết và củng cố lịng tin, qua đó góp phần gìn giữ hịa
bình ổn định và hợp tác trên thế giới; gắn kết chặt chẽ và làm sâu sắc hơn hợp
tác đa phương; góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong quan hệ
quốc tế; đóng góp xây dựng hệ giá trị văn hóa chung của nhân loại, tơn trọng
bản sắc văn hóa và đa dạng văn hóa, thúc đẩy sự phát triển của các nền văn
hóa trên thế giới; hỗ trợ cho ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế; nâng
cao và củng cố quyền lực mềm của quốc gia trên trường quốc tế.

6


Mỗi quốc gia nhìn nhận nội hàm của ngoại giao văn hóa theo những
cách của riêng mình. Khơng nhằm lợi nhuận, ngoại giao văn hóa quảng bá
hình ảnh và nâng cao vị thế của đất nước, dân tộc. Mục tiêu của ngoại giao
văn hóa là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế,

nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.
Nhật Bản sử dụng ngoại giao văn hóa như là một công cụ để mở rộng
ảnh hưởng, tăng cường vị thế của mình trên thế giới. Ngồi ra đằng sau đó
cịn có mục tiêu kinh tế như phát triển ngành cơng nghiệp văn hóa, du lịch
hay tạo điều kiện hợp tác kinh tế thuận lợi với các quốc gia, lãnh thổ khác…

7


CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA
NHẬT TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC LỄ HỘI VĂN HÓA
TẠI HÀ NỘI TỪ 2014 – NAY
2.1. Khái quát về văn hóa lễ hội ở Nhật Bản
2.1.1. Khái niệm và vai trị của lễ hội
Theo từ điển Bách khoa tồn thư: “Lễ hội là một sự kiện văn hóa
được tổ chức mang tính cộng đồng” . Trong đó “Lễ” được hiểu là hệ thống
những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tơn kính của con người với thần
linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà
bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tơn giáo,
nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Lễ hội thường có liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo. Con người xưa
kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ảnh hiện tượng đó.
Tơn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ
hội, tính tơn giáo dần giảm bớt và chỉ cịn mang nặng tính văn hóa.
Có thể hiểu tóm gọn Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao
gồm các mặt tinh thần và vật chất, tơn giáo tín ngưỡng và văn hố nghệ
thuật, tâm linh và đời thường… là một sinh hoạt có sức hút lớn những hiện
tượng của đời sống xã hội. Như vậy lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể
của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc là một dịp để mọi người

hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến
những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hay đôi khi chỉ đơn thuần là những
hoạt động mang tính chất giải trí.
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu
về đời sống tâm linh của con người. Nó giúp con người có dịp nhìn lại một
chi trình sản xuất đã qua và hướng đến chu kỳ sắp tới với những chờ đợi điều
8


tốt lành, tránh rủi ro, bất hạnh. Ngoài ra, lễ hội cịn góp phần hình thành
truyền thống u nước cũng như tạo nên nét riêng biệt về bản sắc văn hóa của
mỗi nước.
2.1.2. Những nét đặc trưng trong văn hóa lễ hội ở Nhật hiện nay
Nhật Bản từ một đất nước nghèo ở Đông Á, đây là một đất nước chịu
sự thất bại từ chiến tranh thế giới thứ 2 và sự tàn phá của thiên nhiên. Bằng nỗ
lực của mình, Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi lại đất nước và ngày nay đã
vươn lên trở thành một trong những nước cơng nghiệp hàng đầu trên thế giới.
Có được những thành tựu như vậy, văn hóa Nhật cũng được đánh giá là một
yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công ấy, là động lực thúc đẩy sự thay đổi
của đất nước.
Trong q trình phát triển, văn hóa Nhật khơng bảo thủ đóng kín mà
nhạy cảm tiếp nhận những cái mới. Tuy nhiên, người Nhật ln biết giữ gìn
bản sắc dân tộc. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây đến văn
hóa Nhật Bản là khơng nhỏ, nhưng người Nhật đã biết tiếp nhận ở một cách
riêng, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa Nhật.
Với nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, Nhật Bản kết hợp
hài hòa cái mới và cái cũ tạo nên nét đặc trưng riêng biệt cho văn hóa. Vì thế,
mỗi năm ở Nhật có rất nhiều lễ hội khác nhau. Lễ hội Nhật Bản mang đậm
phong cách truyền thống phương Đơng, độc đáo và mang đậm tính dân
tộc. Nền văn hoá Nhật Bản cũng như các lễ hội ở Nhật Bản chính là niềm tự

hào của mỗi người dân nơi đây.
Lễ hội của Nhật Bản thường gắn liền với thời điểm chuyển mùa. Mỗi
mùa đều có những lễ hội khác nhau, mang đậm bản sắc văn hoá của từng
vùng miền. Hiện nay, các lễ hội hầu hết tính theo dương lịch với các hoạt
động đặc sắc, cầu nguyện sự bình an, khoẻ mạnh cho tất cả mọi người. Các lễ
hội của Nhật cũng có thể được xem là một trong những thú vui lớn nhất của
đất nước, thu hút rất nhiều du khách suốt 4 mùa.

9


Mùa xuân của Nhật Bản bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 5 với lễ hội
được biết đến nhiều nhất thế giới: lễ hội ngắm hoa anh đào. Vào lễ hội hoa
anh đào, người dân thường tụ tập cùng nhau dưới tán hoa anh đào, thưởng
thức rượu sake, ngắm hoa và làm thơ.
Mùa hè từ tháng 6 đến giữa tháng 9 với lễ hội múa truyền thống Nhật
Bản - Bon Odori được tổ chức vào tháng 8 hàng năm. Điệu múa Bon Odori
đơn giản, lặp đi lặp lại, độ tuổi nào cũng có thể học được. Ngày 17/7, TP
Kyoto cổ kính và trang nghiêm lại nhộn nhịp đặc biệt trong khơng khí của
những chiếc xe rước lớn được trang hồng rực rỡ với thảm, cồng chiêng, sáo
và trống diễu hành khắp các phố tại Lễ Hội Gion. Đặc biệt, do khí trời nóng
và trời sáng đến tận 19h tối nên tại Nhật hay tổ chức bắn pháo hoa vào mùa
hè.
Mùa thu bắt đầu từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11 với các lễ hội đặc
sắc như lễ hội Nagoya với cuộc diễu hành của những toán thanh thiếu niên
mặc trang phục của các chiến binh Nhật thời cổ, những chiếc thuyền hoa
trang trí các hình chạm khắc và thêu tay đặc sắc, những chiếc xe kết hoa
tươi... để tái hiện hình ảnh của 3 lãnh chúa thời phong kiến.
Ngày 15/11 lại có lễ hội Shichi-Go-San với hình ảnh các ông bố bà mẹ
dẫn những đứa con 3, 5, 7 tuổi đến các chùa, đền để cám ơn các vị thần hộ

mệnh và xin được chúc phúc. Du khách đến trong dịp này sẽ tha hồ say mê
với hình ảnh đáng yêu của hàng nghìn trẻ nhỏ, các em gái mặc kimono sặc sỡ
và các em trai mặc váy xếp nếp tối màu (hakama), đi trên các con đường đá
dẫn vào các đền, chùa.
Mùa đông đến từ giữa tháng 12 đến hết tháng 2 với lễ hội lớn nhất: lễ
hội năm mới. Đây là dịp mọi người đến đền chùa để cầu nguyện cho sức
khỏe, cũng như mong ước những điều may mắn, sức khoẻ, tiền tài, tình yêu sẽ
đến trong năm mới. Các gia đình tại Nhật chào đón năm mới bằng cách nấu
nướng, cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống, mặc kimono hoặc
những trang phục đẹp nhất để đến viếng chùa, thăm người thân. Một số lễ hội
10


khác đặc sắc trong mùa đông là hội Hoa đăng ở Kobe, lễ hội tuyết tại
Sapporo.
2.2. Một số lễ hội văn hóa nổi bật của Nhật tại Hà Nội từ 2014 – nay
Giao lưu văn hóa là hoạt động nổi bật nhất trong quan hệ văn hóa giữa
Việt Nam - Nhật Bản kể từ khi quan hệ ngoại giao được hâm nóng trở lại.
Hàng năm, Festival Văn hóa - Du lịch Việt Nam được tổ chức tại nhiều thành
phố của Nhật Bản và ngược lại Lễ hội văn hóa Nhật Bản cũng được tổ chức ở
Việt Nam, thu hút sự quan tâm của nhân dân hai nước. Những lễ hội văn hóa
nổi bật của Nhật được diễn ra tại Hà Nội có thể kể đến như:
Lế hội “ Obon” 2014
Lễ hội “Obon” mang ý nghĩa tương tự như lễ Vu Lan ở Việt Nam. Tại
Nhật Bản, đây là một sự kiện hàng năm vô cùng quan trọng của người Nhật,
nhằm mục đích tưởng nhớ về tổ tiên, những người đã khuất và sum họp gia
đình. Trong lễ hội, đèn lồng sẽ được treo trước cửa mỗi nhà hay trên các nơi
cao để dẫn đường cho người thân trở về và những ngọn lửa sẽ được đốt lên
như một nghi thức thể hiện lịng thành kính với ơng bà, tổ tiên. Kết thúc lễ
hội, những chiếc đèn lồng này sẽ được thả theo các con sông.


Ngày thứ bày, mùng 9/8/2014,Câu lạc bộ Văn hóa Nhật Bản trường
Trung học phổ thơng Hà Nội - Amsterdam liên kết với Trung tâm văn hóa
Yotsuba đã tái hiện thành công hai trong ba nghi lễ quan trọng nhất của Obon:
Treo đèn lồng và nhảy điệu Bon Odori - điệu nhảy tượng trưng cho sự đoàn
kết, hịa hợp, đem lại cảm giác bình n.

11


Trong điệu nhảy Bon Odori, mọi người cùng nhảy và múa những động
tác truyền thống vòng quanh đài Obon theo điệu nhạc vui tai tươi sáng. Điệu
nhảy thú vị và đặc biệt này đã thu hút rất nhiều người cùng ngắm nhìn và vui
vẻ hịa mình vào vịng trịn Bon Odori. Bên cạnh những nghi lễ truyền thống
của Obon, lễ hội cịn có rất nhiều những gian hàng hội chợ, gian trị chơi khắc
họa những nét văn hóa của Nhật Bản như gian hàng cho thuê trang phục
Yukata, gian hàng bán đồ ăn Nhật takoyaki, taiyaki, gian hàng bán truyện
tranh, đồ lưu niệm.,… Hội chợ với những gian hàng mái đỏ đã đem lại màu
sắc rực rỡ tô điểm thêm cho vẻ đẹp của ngày hội văn hóa.
Bên cạnh đó cịn có sự tham gia ca nhạc, beatbox và màn biểu diễn võ
thuật Judo hết sức ấn tượng đồng thời trao giải cuộc thi viết “Nhật Bản của
tôi” và tổ chức trị chơi trên sân khấu chính.
Lễ hội “ Hoa Anh Đào” 2015
Chưa có lễ hội hoa nào nổi tiếng và có sức lan tỏa như lễ hội hoa anh
đào, bắt nguồn từ đất nước Nhật Bản với tên gọi “lễ hội Hanami”, Hana ( 花)
trong tiếng Nhật có nghĩa là “hoa” (hoa anh đào hay hoa mơ), Mi (花) có nghĩa
là “ngắm”.

Ở Nhật, hoa Anh đào là “Quốc hoa” và luôn được trân trọng, đã đi vào
thơ ca, nghệ thuật từ xưa đến nay. Nó cịn được coi là điềm báo của sự may

12


mắn, cũng như là biểu tượng của tình yêu, khát vọng của tuổi trẻ, của sự
thành công và thịnh vượng. Lễ hội Hanami là tập quán thưởng thức vẻ đẹp
của hoa anh đào Sakura, chúc mừng nhau và cảm nhận khơng khí mùa xn
của người Nhật.
Lễ hội hoa Anh đào được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội vào ngày
8/4/2007 đã gây xúc động cho nhiều người. Các lễ hội thường được tổ chức 12 lần trong năm. Vốn là Quốc hoa, do đó lễ hội hoa Anh Đào mang ý nghĩa
thiêng liêng, mong muốn quan hệ hữu nghị hai nước giống như quan hệ anh
em, máu mủ ruột già.
Trong lễ hội thường có sự xuất hiện của cây hoa anh đào to lớn được
mang trực tiếp từ xứ sở mặt trời mọc. Bên cạnh đó, khán giả được đến với
nhiều nét văn hóa truyền thống Nhật Bản như nghệ thuật trà đạo, thư pháp,
múa võ Judo, thưởng thức ẩm thực cũng như các điệu múa truyền thống của
người Nhật Bản.
Lễ hội “Oshougatsu”2016
Đây là chương trình phi lợi nhuận do câu lạc bộ tiếng Nhật HEDSPI
Nichibu tổ chức. Lễ hội tái hiện lại khơng khí ngày tết truyền thống
Oshougatsu của đất nước mặt trời mọc, đồng thời phát triển hoạt động giao
lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động như giới thiệu nét đặc sắc về văn hóa
trong ngày Tết Oshougatsu qua các phong tục, tập qn, món ăn và trị chơi

13


truyền thống. Những người tham gia có cơ hội trải nghiệm những điều thú vị,
được giao lưu với người Nhật.

“Lễ hội Văn hóa Nhật Bản Oshougatsu 2016” có nhiều điều đặc biệt
như: chương trình được trang trí với 100 bức ảnh trải dài gần 40m, 8.000 con
hạc giấy treo phủ kín trên 200m² giàn trúc. Ngồi ra, các bạn đến tham dự có
thể mặc trải nghiệm trang phục truyền thống Yukata, hay xăm quẻ và tham gia
các trò chơi miễn phí để nhận phần thưởng.
Bên cạnh đó, những người tham gia lễ hội cũng có thể tự tay học và
làm các sản phẩm văn hóa như: búp bê cầu mưa teru teru, paper craft, viết thư
pháp, vẽ chibi, làm bánh giày Mochi đón Tết và thưởng thức các món ăn
truyền thống của Nhật Bản.
Năm 2015, lễ hội Tết Oshougatsu đã được tổ chức với sự tham gia của
gần 5.000 sinh viên – học sinh và các tổ chức, cá nhân Nhật Bản tại Hà Nội.
Năm nay, chương trình đẩy mạnh thêm nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa
mang đến cho mọi người khơng khí vui vẻ, ấm cúng của ngày Tết đến từ đất
nước mặt trời mọc.
2.3. Những kết quả thu được
Hàng chục nghìn người Việt Nam đặc biệt là các bạn trẻ luôn coi Nhật
Bản là đối tác giao lưu văn hóa gần gũi nhất của đất nước mình. Không phải
ngẫu nhiên mà các bạn trẻ Việt Nam lại thường chọn cho mình những phong
cách ăn mặc có hơi hướng Nhật Bản, có thể nói văn hóa Nhật ngày nay đang
ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng cũng như thu hút được nhiều sự quan tâm
của các bạn trẻ trên thế giới đặc biệt là Việt Nam.
Các hoạt động tại lễ hội đều được diễn ra dưới hình thức miễn phí. Do
đó, mỗi lễ hội diễn ra đều thu hút được số lượng đông đảo người tham gia.
Đúng như khái niệm, lễ hội diễn ra dưới hình thức vui chơi với nhiều hoạt
động đa dạng phong phú giúp các bạn trẻ Việt Nam khơng chỉ có khơng gian
vui chơi sáng tạo mà cịn là một hình thức tuyệt vời giúp các bạn có thể tiếp

14



cận văn hóa Nhật một cách dễ dàng . Đây được xem là một cách ngoại giao
văn hóa hiệu quả của đất nước này đối với Việt Nam.
Thông qua các chương trình ca nhạc, các khu vui chơi đặc sắc,.. Các
lễ hội diễn ra giúp các bạn trẻ tiếp cận văn hóa Nhật trên nhiều lĩnh vực: trang
phục truyền thống, các biểu tượng đặc trưng của người Nhật, mỗi lễ hội lại
mang một sắc thái ý nghĩa khác nhau giúp các bạn học hỏi thêm nhiều nét đặc
sắc trong văn hóa Nhật. Lịch trình lễ hội diễn ra khá dày đặc. Tuy nhiên,
khơng vì thế mà số lượng người biết đến tham gia vào lễ hội ít đi. Ngược lại,
mỗi hoạt động, mỗi chương trình đều có sức ảnh hưởng lớn đến các bạn trẻ tại
Việt Nam.
Có thể lấy ví dụ như Lễ hội Tết Nhật Bản “Oshougatsu 2016” diễn ra
tại trường Đại học Bách Khoa – Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội từ
8h00 sáng đến 18h00 chiều ngày 16/01/2016 đã thu hút nhiều bạn trẻ tham
gia.

Nhờ hoạt động đẩy mạnh qua mạng lưới facebook, có thể thấy trên
fanpage của lễ hội nhận được sự tương tác lớn của các bạn trẻ Việt Nam. Gần
10 nghìn người quan tâm tâm và 7, 2 nghìn người đã tham gia. Đây quả thực

15


là con số cực kỳ ấn tượng đối với bất cứ lễ hội nào. Điều đó càng chứng tỏ
sức hút của văn hóa Nhật đối với các bạn trẻ Việt Nam.
Hay như Lễ hội Hoa Anh Đào 2015, mỗi năm đều thu hút được hơn
100 ngàn người đến tham dự. Đây được coi là sự kiện nổi bật nhất tại Việt
Nam về việc giới thiệu và truyền tải những tinh hoa của nước Nhật tới những
người yêu mến đất nước mặt trời mọc này.

Hàng nghìn người kéo nhau tham dự Lễ hội Hoa Anh Đào 2015

Từ những lễ hội trên có thể thấy nhiều giá trị của văn hóa Nhật Bản đã
đi vào đời sống văn hóa hàng ngày của người Việt Nam góp phần làm phong
phú và đa dạng thêm đời sống văn hóa Việt Nam đương đại. Tham gia vào
những lễ hội này chúng ta sẽ có dịp hiểu thêm về lịch sử, văn hóa và con
người tại đây, cũng như thêm yêu mến đất nước hoa anh đào.

16


CHƯƠNG 3
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
ĐỐI VỚI VIỆT NAM
3.1. Bài học kinh nghiệm
Qua các lễ hội trên có thể thấy thành cơng trong ngoại giao văn hóa
của Nhật Bản khơng chỉ sử dụng hiệu quả các hình thức quảng bá văn hóa, cả
đặc trưng và đại chúng. Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thơng đại chúng
đều được sử dụng một cách hiệu quả để phát tán các thơng điệp văn hóa từ
trong nước ra ngồi thế giới.
Tuy nhiên, sức lan tỏa của một nền văn hóa khơng chỉ phụ thuộc vào
các phương tiện giúp nó khuếch tán; mà quan trọng hơn cả là còn phụ thuộc
vào tỷ trọng văn minh (các giá trị duy lý, nhân văn, sáng tạo và lợi ích) mà
nền văn hóa đó chuyển tải vào trong các sản phẩm của nó khi đưa ra bên
ngoài.
Các lễ hội Nhật Bản tại Hà Nội từ năm 2014 – nay diễn ra khá sôi nổi
và có chiều hướng khơng ngừng tăng trong tương lai. Qua các hoạt động trên,
có thể thấy nước Nhật thực hiện phương pháp ngoại giao văn hóa tại Việt
Nam theo hình thức linh hoạt và sáng tạo.
Các lễ hội đã tái hiện thành công những nét nổi bật trong văn hóa
truyền thống của Nhật Bản, dễ dàng tiếp cận với người dân Việt Nam đặc biệt
là những bạn trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Những lễ hội này đã thực

hiện mục tiêu 2 bên cùng có lợi, vừa giúp các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận với
môi trường Nhật dễ dàng với nhiều hoạt động bổ ích cùng các khu vui chơi,
ca nhạc đặc sắc giúp các bạn trẻ được tham gia vào môi trường năng động,
học hỏi thêm nhiều kiến thức về văn hóa đất nước, con người Nhật Bản. Bên
cạnh đó, lễ hội cũng dễ dàng đưa hình ảnh nước Nhật tới gần hơn với các bạn
trẻ Việt Nam.
17


Vì vậy, qua các hoạt động nổi bật trên của các lễ hội Nhật Bản được
diễn ra tại Hà Nội từ năm 2014 – nay chúng ta có thể rút ra được những bài
học kinh nghiệm trong việc đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa của nước
nước ta với các nước trên thế giới. Thứ nhất là bài học coi lợi ích quốc gia,
dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc cao nhất trong ngoại giao. Tất cả
các hoạt động ngoại giao văn hóa diễn ra phải hướng đến mục tiêu chung của
đất nước. Đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
Bài học thứ hai là giữ vững bản sắc riêng trong ngoại giao văn hóa. Tiếp thu
có chọn lọc với phương châm “ hịa nhập nhưng khơng hịa tan”.
Và bài học thứ ba là hợp tác hai bên cùng có lợi. Nghĩa là hiểu nhau
để đạt được những lợi ích chung hiệu quả hơn nâng cao vị thế cho nhau bằng
sự hiểu biết,giúp nhau khai thác tối đa tiềm năng của chúng ta và cùng thúc
đẩy một tầm nhìn chung về một thế giới hồ bình và công bằng hơn.
Xét trường hợp Việt Nam hiện nay, sức mạnh cứng chưa đủ mạnh, mà
sức mạnh mềm cũng đang yếu, khả năng tác động quốc tế chưa nhiều, sức hấp
dẫn về văn hóa cũng chưa đáng kể.Tuy nhiên, văn hóa là một lợi thế của Việt
Nam, chúng ta hồn tồn có thể tăng cường và phát huy sức mạnh mềm của
mình, bắt đầu từ văn hóa.
3.2. Đề xuất giải pháp cho Việt Nam
Để áp dụng những kinh nghiệm của Nhật Bản đã nêu trên một cách
hiệu quả, có thể đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Việt Nam cần xác định rõ mục tiêu của các hoạt động
ngoại giao văn hóa trong từng giai đoạn cụ thể. Ví dụ như hiện nay, hình ảnh
con người Việt Nam đang trở nên xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế qua các vụ
việc trộm cắp trong siêu thị nước ngồi, tiếp viên hàng khơng ăn trộm đồ,
biểu tình bạo động chống Trung Quốc ở Bình Dương…, thì mục tiêu trước
mắt cần làm đó là xây dựng lại hình ảnh con người Việt Nam với những giá
trị đạo đức tốt đẹp trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, thì cơng tác

18


giáo dục tư tưởng, ý thức văn hóa dân tộc, các giá trị sống tử tế cho mỗi người
dân Việt Nam trong và ngoài nước là rất quan trọng.
Bên cạnh đó thì việc nâng cao dân trí cũng rất thiết yếu trong bối cảnh
hiện nay, khi Việt Nam còn thua kém các nước về kinh tế, trình độ khoa học
kỹ thuật. Giáo dục Việt Nam xưa vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của giáo dục
Nho giáo: hiếu cổ (sùng bái cái cũ, “xưa bày, nay làm”), chủ trương chỉ “thuật
nhi bất tác, vô vi vô cải”, chuộng từ chương, háo danh hiệu, bằng cấp, coi nhẹ
thực nghiệp, khoa - kỹ,… Bản chất của giáo dục không phải chỉ là lưu giữ,
truyền bá tri thức cũ, rồi đóng khung lại, “vơ vi vơ cải”, mà cái chính là phải
nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm, phát minh,…để sản xuất ra tri thức mới (nhất
là giáo dục ở bậc đại học), biến tri thức khoa học thành công nghệ, tạo ra năng
suất cao hơn, sản phẩm nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, thúc đẩy kinh tế phát
triển, tiến tới hình thành nền kinh tế tri thức. Đến lượt nó, sự phát triển của
khoa học - công nghệ lại thúc đẩy cuộc đua tranh sản xuất tri thức mới lên
một tầm cao hơn.
Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
cho cơng tác ngoại giao văn hóa. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp
trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về văn hóa và ngoại giao văn

hóa cho các cán bộ làm công tác đối ngoại, cán bộ công tác tại các cơ quan
đại diện của Việt Nam, các Trung tâm văn hóa/Nhà văn hóa của Việt Nam ở
nước ngồi.
Nâng cao kiến thức về ngoại giao văn hóa cho các cán bộ làm cơng tác
ngoại vụ và văn hóa thuộc các tỉnh, thành phố; tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng
về kiến thức đối ngoại nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng, kiến thức
về tổ chức sự kiện văn hóa có yếu tố nước ngồi tại các địa phương.
Đưa nội dung ngoại giao văn hóa vào giảng dạy một cách phù hợp tại
một số trường Đại học chuyên ngành như Học viện Ngoại giao, Đại học Văn
hóa, Học viện Báo chí và tun truyền và các trường có chun ngành liên
19


quan nhằm nâng cao kiến thức của sinh viên, thanh niên đối với cơng tác
ngoại giao văn hóa.Tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa giữa học sinh,
sinh viên, thanh niên Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.
Thứ ba, bảo đảm nguồn lực cho ngoại giao văn hóa. Bảo đảm các
điều kiện về tài chính, vật chất để cơng tác ngoại giao văn hóa có thể hoạt
động một cách hiệu quả bằng các nguồn kinh phí được bố trí từ ngân sách nhà
nước.Thành lập Quỹ Ngoại giao văn hóa do Bộ Ngoại giao quản lý theo các
quy định của Nhà nước và trên cơ sở cân đối với các quỹ hiện có của Bộ
Ngoại giao.
Xây dựng các chương trình sử dụng Quỹ nhằm tạo điều kiện cho các
văn nghệ sỹ, học giả, nhà văn hóa, nhà báo… Việt Nam tham dự các cuộc thi
quốc tế về các lĩnh vực văn hóa như mỹ thuật, hội họa, âm nhạc, điện ảnh,
thời trang… Đăng cai tổ chức các cuộc thi này tại Việt Nam.
Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng một phần nguồn
Ngân sách địa phương cho các hoạt động ngoại giao văn hóa định kỳ và đột
xuất tại địa phương, lồng ghép với hoạt động tổ chức lễ hội quốc gia ở địa
phương và xây dựng hồ sơ cho các danh hiệu quốc tế.Đẩy mạnh việc xã hội

hóa, thu hút các doanh nghiệp, tư nhân tài trợ, đóng góp cho các hoạt động
ngoại giao văn hóa phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ tư, việc đẩy mạnh quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế
giới cần được thực hiện một cách hiệu quả hơn. Triển khai kế hoạch cụ thể,
các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam
với những thơng điệp về một dân tộc có bề dày văn hóa đặc sắc, lịch sử hào
hùng, một đất nước có sức sống mãnh liệt, giàu tiềm năng, đạt nhiều thành
tựu trong đổi mới, người dân cần cù, sáng tạo, thân thiện, yêu chuộng hịa
bình. Đồng thời, tăng cường giới thiệu con người Việt Nam thơng qua hình
ảnh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa cũng như những nét đẹp tiêu
biểu của con người Việt Nam. Gắn kết các hoạt động ngoại giao văn hóa và
các hoạt động thơng tin đối ngoại trong công tác này.
20


Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong các ngành, nghề vào
việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và
của đất nước nói chung. Tập trung triển khai các hoạt động ngoại giao văn
hóa vào các lĩnh vực có thế mạnh của Việt Nam như du lịch sinh thái, du lịch
lễ hội, du lịch các làng nghề truyền thống và tổ chức các cuộc triển lãm quốc
tế, tiếp thị các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản vật địa phương, giới thiệu
văn học, nghệ thuật của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Xây dựng hình ảnh
quốc gia phù hợp với văn hóa Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam
trên trường quốc tế.
Đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao văn hóa tại các địa bàn, trọng tâm
là các nước lớn, các nước láng giềng và các nước ASEAN nhằm tranh thủ các
điều kiện hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Tăng cường
hợp tác trên lĩnh vực ngoại giao văn hóa tại các diễn đàn song phương và đa
phương như UNESCO, ASEAN, ASEM, EAS, Tổ chức Pháp ngữ, Liên Hợp
Quốc… để góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam với các nước, làm cho các

mối quan hệ này sâu sắc, ổn định và bền vững.
Chú trọng xuất bản và phổ biến ra nước ngồi các tác phẩm nghệ thuật
có giá trị, chất lượng, các ấn phẩm của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu
có tên tuổi, giới thiệu phong tục tập quán, lễ hội, trang phục các dân tộc Việt
Nam, danh lam thắng cảnh, làng nghề truyền thống, các tác phẩm trên các
lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc, hội họa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc.
Sử dụng các phương tiện và công nghệ thông tin, truyền thông hiện
đại, truyền thông đa phương tiện, xây dựng các Website riêng của các Hội
nghệ thuật… để giới thiệu về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam bằng
nhiều ngơn ngữ; xây dựng các chương trình truyền hình vệ tinh bằng một số
tiếng nước ngồi, giúp bạn bè quốc tế có cơ hội tiếp cận và hiểu hơn về Việt
Nam.
Tiến hành quy hoạch, tạo dựng bản sắc riêng cho các lễ hội, festival
cấp quốc gia và quốc tế được tổ chức định kỳ tại các tỉnh, thành phố lớn trong
21


cả nước, các cuộc thi về văn hóa như vẽ tranh, sáng tác phim, viết sách, chơi
các loại nhạc cụ… phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và phong tục,
tập quán, văn hóa của Việt Nam và với thông lệ quốc tế.
Các địa phương chủ động phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ
chức các chương trình văn hóa có yếu tố nước ngồi tại địa phương mình
hoặc ở nước ngồi nhằm giới thiệu, quảng bá những nét văn hóa độc đáo của
địa phương; đồng thời chủ động mở rộng giao lưu, hợp tác với các thành phố,
địa phương trên thế giới.Quan trọng hơn là cần chú trọng xây dựng hình ảnh
con người Việt Nam hiện đại - với tư cách là “sứ giả” của văn hóa - để họ biết
nên có, cần có thái độ như thế nào khi tiếp xúc với du khách nước ngồi (nụ
cười thân thiện, lịng hiếu khách, sự giúp đỡ vô tư không vụ lợi, rồi ngôn ngữ,
y phục, cách ứng xử, giao tiếp,…phải tỏ ra là người dân của một nước văn
hóa).

Thứ năm, cần tăng cường sức mạnh mềm của ngoại giao công chúng
để giúp nhân dân thế giới cập nhật những thông tin đúng đắn về Việt Nam.
Nội dung của ngoại giao cơng chúng cịn được thực hiện thơng qua hoạt động
của các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế, các hội thảo khoa học,
các khóa tập huấn, các chươg trình tài trợ cho du học sinh, các cuộc trao đổi,
giao lưu văn hóa - nghệ thuật,… với sự tham gia của các nhà hoạt động xã
hội, nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo có tên tuổi,… Trong các cuộc giao lưu, tiếp xúc
với công chúng ở các nước sở tại thường diễn ra các cuộc phỏng vấn, tọa
đàm, đối thoại hai chiều, trao đổi trong phạm vi hẹp, những thông tin công
chúng họ thu được tại đây sẽ có tính thuyết phục hơn, trở nên đáng tin cậy
hơn.
Việt Nam, tùy theo khả năng hiện nay, có thể từng bước tham gia
vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, vào giải quyết các vấn đề như biến đổi
khí hậu, bảo vệ mơi trường sinh thái, cho quân đội tham gia cứu trợ, cứu nạn
trên Biển Đơng hay tham gia các lực lượng bảo vệ hịa bình của LHQ,

22


v.v..Thơng qua những hoạt động đó, hình ảnh Việt Nam sẽ được cải thiện rất
nhiều trong con mắt của thế giới.
Thứ sáu, gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và
ngoại giao kinh tế. Hàng năm, căn cứ theo nhu cầu thực tế, tổ chức các
chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài, các sự kiện văn hóa nhân dịp các
sự kiện quan trọng như kỷ niệm năm chẵn, năm tròn ngày thiết lập quan hệ
ngoại giao giữa Việt Nam và các nước, ngày Quốc khánh… hoặc nhân dịp các
chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến các nước và Lãnh đạo cấp
cao các nước đến Việt Nam, góp phần đưa quan hệ Việt Nam với các nước đi
vào chiều sâu, bền vững, tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết, tin cậy lẫn
nhau, giữa nhân dân các nước với Việt Nam, đồng thời vận động thu hút đầu

tư nước ngoài, khách du lịch quốc tế, trao đổi thương mại, tạo điều kiện mở
rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác.
Thứ bảy, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tăng cường cơng tác
nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, tri thức, kinh nghiệm hay,
khoa học tiên tiến thế giới vào Việt Nam, kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc, để hồn thiện và phong phú hơn kho tàng văn hóa, tri thức của Việt
Nam, đồng thời đưa tinh hoa văn hóa của Việt Nam ra thế giới, góp phần bổ
sung tinh hoa văn hóa nhân loại.
Đấu tranh chống lại những sản phẩm văn hóa khơng lành mạnh từ bên
ngoài xâm nhập vào Việt Nam. Đồng thời phản bác kịp thời, hiệu quả những
luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực chống phá nhà nước thông qua
việc tuyên truyền không đúng sự thật về Việt Nam, về các lãnh tụ, danh nhân
của đất nước, về lịch sử của dân tộc, về đất nước và con người Việt Nam.

23


KẾT LUẬN
Được tổ chức hàng năm với không gian sống động cùng nhiều hoạt
động vui chơi giải trí bổ ích, các lễ hội Nhật Bản không chỉ cung cấp nhiều
kiến thức bổ ích mà cịn có khả năng lan truyền cảm hứng sáng tạo cho những
người trẻ yêu thích học hỏi. Những kiến thức về văn hóa từ q trình tham gia
vào các lễ hội với những cuộc thi tìm hiểu văn hóa Nhật được lồng ghép một
cách khéo léo tại đây giúp cộng đồng Việt Nam hiểu hơn về giáo dục, văn hóa
của một trong những quốc gia đứng đầu thế giới này.
Trong xu thế hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng và thời đại tồn
cầu hóa hiện nay, cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại
giao văn hóa được xác định là một trong ba trụ cột của ngoại giao hiện đại.
Ngoại giao văn hóa được ví như “quyền lực mềm” vừa có khả năng lan tỏa
bền bỉ, vừa có tác dụng thẩm thấu lâu dài, góp phần thắt chặt hơn nữa mối

quan hệ chính trị với các nước, xóa nhịa những bất đồng chính trị, từ đó góp
phần vào hịa bình, ổn định và nâng cao vị thế của đất nước.
Để có thể đạt được các thành cơng trong ngoại giao văn hóa, mỗi nước
cần sử dụng hiệu quả các cơng cụ đó là truyền thơng đại chúng và văn hóa đại
chúng, tuy nhiên đối với mỗi quốc gia, việc làm thế nào để đáp ứng được mục
tiêu một cách hiệu quả lại khơng hề đơn giản.
Việt Nam cần phân tích các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội một cách
kỹ lưỡng để có thể áp dụng hiệu quả các kinh nghiệm quốc tế về ngoại giao
văn hóa, để xây dựng một hình ảnh Việt Nam đẹp đẽ và vị thế lớn mạnh trong
mắt bạn bè quốc tế.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam: />
2.

luu-van-hoa-tru-cot-phat-trien-quan-he-vietnhat-281589.vov
Bộ văn hóa, thể thao và du lịch: />
3.

articleid=21983&sitepageid=609
Cổng thông tin lao động du học: />
4.

ban.html
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng:

/>
5.

2016-ket-noi-moi-luong-duyen.html
Nghiên cứu Nhật Bản INAS:

6.

/>Ngoại giao văn hóa và vai trị của nó đối với chính trị Việt Nam từ 1986
đến nay ( Trần Thu Hà, khoa lịch sử Đảng, Sư phạm 2, Vĩnh Phúc):

7.

/>Tạp chí Cộng Sản: />
8.

va-loi.aspx
Trung tâm đào tạo và giao lưu Việt- Nhật:

9.

/>Tư vấn du học quốc tế: />
ban.html
10. />
25


×