Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BỘ câu hỏi vào 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.11 KB, 6 trang )

ÔN PHẦN TRUYỆN TRUNG ĐẠI
1. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
CÂU 1: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“… Thiếp sở dĩ nương tựa vào chồng… núi Vọng Phu kia nữa…”
1. Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và xuất xứ của tác phẩm CNCGNX. Em hiểu gì về
thể loại truyền kỳ và tác phẩm TKML.
2. Giải thích nghĩa của cụm từ nghi gia nghi thất có trong đoạn trích dân trên.
3. Ghi lại ngắn gọn nội dung của lời thoại trên
4. Trong lời thoại trên, Vũ Nương đã nói rõ lí do khiến nàng phải tìm đến cái chết. Em hãy
diến đạt lí do ấy bằng ngơn ngữ của mình. Từ đó em có suy nghĩ gì về niềm mơ ước và thân
phận của người phụ nữ trong xã hội xưa?
5. Những hình ảnh VN dùng trong lời nói có gì đặc biệt? điều đó thể hiện tâm trạng của nàng
ntn?
6. Câu: Nay đã bình rơi trâm gãy… núi Vọng Phu kia nữa được sắp xếp ý theo cách nào? Hãy
cho biết tác dụng của cách sắp xếp ý đó.
7. Trong đoạn trích trên Nguyễn Dữ đã sử dụng bút pháp NT gì? Em biết gì về bút pháp NT
ấy? Chép 4 câu thơ liền nhau trong một VB đã học cũng sử dụng bút pháp NT này và ghi rõ
tên tác giả, tác phẩm.
CÂU 2: Đọc đoạn văn bản sau: “ Chàng bèn theo lời…mà biến mất”
1. Chi tiết “ VN ngồi trên chiếc kiệu hoa… lúc ẩn lúc hiện” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì?
2. Tìm yếu tố kì ảo khác trong truyện. Nhận xét cách đưa các yếu tố kì ảo và tác dụng của các
yếu tố kì ảo trong truyện.
CÂU 3: Cho đoạn trích: “Chàng vội gọi, nàng vân ở giưa dịng mà nói vọng vào:
Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề soosngs chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng,
thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang lống mờ nhạt dần và biến mất.”
1. Dẫn lời nói của nhân vật được trích bằng cách nào? Hãy thuật lại bằng cách dẫn khác.
2. Qua lời thoại trên, em cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn của Việt Nam?
3. Có ý kiến cho rằng: Câu chuyện kết thúc song tính bi kịch vẫn tiềm ẩn trong cái lung
linh kì ảo. Hãy viêt đoạn văn TPH khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về kết thúc trên.
(ĐV có thể sử dụng phép thế và thành phần tình thái)


CÂU 4: “Kẻ bạc mệnh này, duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay
buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sơng có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang
giữ tiết, trinh bạch gìn lịng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ.
Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm
cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”
1. Những từ xưng hô được in đậm trong đoạn văn trên có cùng chỉ một người khơng?
Đó là ai?
2. Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
3. Theo em, có nên đổi vị trí của các từ, cụm từ in đậm cho nhau khơng? Vì sao?
CÂU 5: Cho đoạn văn bản sau: “… Đứa con ngây thơ nói:
- Ơ hay! Thế ra ơng cũng là cha tơi ư? Ơng lại biết nói, chứ khơng như cha tơi trước kia
chỉ nín thin thít.
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:


- Trước đây, thường có một người đàn ơng, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ
Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
Tính chàng hay ghen, nghe đứa con nói vậy, tin chắc đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ
ngày càng sâu, không cịn cách gì gỡ ra được.”
(Trích “Chuyện người con gái Nam Xương” - theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2014)
1. Tìm và giải nghĩa 2 từ mượng trong đoạn trích trên và cho biết nó có nguồn gốc từ
đâu?
2. Hãy thuật lại lời của bé Đản trong đoạn trích trên theo cách dẫn gián tiếp.
3. Phân tích giá trị nghệ thuật trong lời thoại trên của bé Đản.
4. Từ tính đa nghi và cách cư xử của Trương Sinh dẫn đến bi kịch của Vũ Nương em hãy
nêu vai trò của lòng tin trong cuộc sống hiện nay bằng một đoạn văn có độ dài khoảng 1,5
trang giấy kiểm tra.
2. HỒNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (HỒI THỨ 14, TRÍCH)
CÂU 1:
Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Người phương Bắc khơng phải nịi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán
đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người
mình khơng thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”
1. Lời nhận định trên là của ai? Trích trong tác phẩm nào? Tác giả? (0,75 điểm)
2. Từ nào mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc khơng phải nịi giống
nước ta, bụng dạ ắt khác”?
3. Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra thành phần chủ ngữ và
vị ngữ trong câu ấy?
CÂU 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“…Các ngươi đều là những người có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm
hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát
giác ra, sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta khơng nói trước!”
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu một vài hiểu biết của em về tác giả
của đoạn trích?
2. Đoạn văn trên là lời nói của ai? Ở đâu? Đọc đoạn văn này em thấy giống thể loại gì trong
văn học cổ?
3. Những câu văn trên em liên tưởng tới lời văn trong bài nào của văn học cổ? Do ai viết?
Mục đích viết?
4. Nội dung của đoạn văn trên nói lên điều gì?
CÂU 3: Cho đoạn văn: “.. Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh
đã tính. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn
gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế
thì việc binh đao khơng bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy.
Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì
khơng ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy
giờ nước giàu qn mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?
2. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Trong hồn cảnh nào? Nội dung của lời nói đó
là gì?
3. Vì sao các tác giả của Hồng Lê Nhất Thống Chí vốn là những trí thức trung thành

với nhà Lê mà lại có những trang viết hay về người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ?


4. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của
nhân vật Ta qua đoạn trích, có gạch chân, chú thích 1 câu bị động, 1 phép nối em sử dụng
trong đoạn văn.
5. Em hiểu gì về nhân vật có lời nói trong đoạn văn trên?
6. Trong câu: Lần này ta ra, thân hành cầm qn,phương lược tiến đánh đã có tính sẵn.
Nhân vật Ta đã thực hiện kiểu hành động nói nào?
Hành động nói đó được thực hiện theo cách trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao em lại khảng
định như vậy?
7. Lời nói: khơng phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy gợi em nhớ tới 2 câu
văn nào trong đoạn trích Nước Đại Việt ta (Bình Ngơ đại cáo - Nguyễn Trãi)
8. Đoạn trích trên giúp ta hiểu gì về phẩm chất của người nói?
9. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 có hai tác phẩm được sáng tác cùng giai đoạn với
tác phẩm trên, em hãy nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.
CÂU 4: Cho đoạn văn: “… Quân Thanh sang xâm lấn nước ta… ta khơng nói trước”
(SGK trang 68).
1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác
giả?
2. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? ở nơi nào và nhằm mục đích gì?
3. Đọc đoạn văn này, em thấy giống thể loại gì trong văn học cổ? hai câu văn cuối đoạn
khiến em liên tưởng đến văn học cổ mà em đã được học trong trình THCS? văn bản đó do ai
viết và viết với mục đích gì?
4. Viết đoạn văn dài khoảng 12 câu theo phép lập luận TPH nêu cảm nhận của em về
đoạn trích trên, trong đoạn có sử dụng một câu bị động và phép nối (gạch chân và chú thích).
5. Văn bản nào lớp 7, lớp 8 có những câu thơ câu văn có nội dung tương tự như đoạn
văn trên. Chép chính xác một trong những câu văn câu thơ ấy.
6. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa
trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của

dân tộc.
7. Nhà vua nói: đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc
chia nhau mà cai trị nhằm khảng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bái Sơng núi nước Nam
có nội dung tương tự.
CÂU 5: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: … Các ngươi đem thân thời ta, đã làm
đến chức tướng sối. Ta giao cho tồn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà
giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng:
“Quân thua chém tướng”.
1. Đoạn trích trên là lời nói của ai? Nói trong hồn cảnh nào?
2. Chỉ ra hàm ý trong câu: Binh pháp dạy rằng: “Quân thua chém tướng”.
3. Em có suy nghĩ gì về bộ mặt của bè lũ cướp nước và bán nước trong hồi thứ 14 của
tác phẩm Hồng Lê Nhất Thống Chí. Trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn diễn dịch, chỉ ra
một từ mượn gốc Hán trong đoạn văn.
CÂU 6: Nội dung, ý nghĩa lời phủ dụ của vua Quang Trung
TÀI LIỆU ÔN THI VÀO 10 MÔN VĂN FILE WORD Zalo 0946095198
330 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT, THI THỬ VĂN 9
42 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 THPT 2021-2022
240 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 THPT 2017-2022

160k
80k
160k


TRUYỆN KIỀU
ĐOẠN TRÍCH: CẢNH NGÀY XUÂN
CÂU 1:
“Ngày xuân con én đưa thoi
………………………………………
Cành lê trắng điểm một vài bơng hoa”

1. Hình ảnh con én đưa thoi trong đoạn thơ có thể hiểu như thế nào?
2. Trong một bài thơ đã học ở lớp 9, hình ảnh thoi cũng được dùng để tả một loài cá. Em
hãy nhớ và chép lại câu thơ đó (ghi rõ tên bài thơ và tên tác giả). Nghĩa chung của hình ảnh
thoi trong Ngày xuân con én đưa và thơ em tìm được là gì?
3. Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10caay có dùng lời dẫn trực tiếp và 1 câu ghép. Nội dung
trình bày cảm nhận của em về cảnh mùa trong đoạn thơ đã dẫn ở trên.
CÂU 2 :
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ , hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
1. Tìm 4 từ ghép Hán Việt trong đoạn thơ trên ?
2. Câu thơ nào là câu ghép ?
3. Câu thơ nào dùng đảo ngữ ?
4. Câu thơ nào là câu trần thuật đơn có mơ hình C-V ?
CÂU 3: Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du không những có vị trí quan trọng trong
lịch sử văn học nước nhà mà cịn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc.
Trong truyện Kiều có đoạn miêu tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh rất hay:
“Thanh minh trong tiết tháng ba,
………………………………………
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay…”
1. Nêu rõ tên tác giả và nguồn gốc của Truyện Kiều.
2. Trong khung cảnh lễ hội trên có hai hoạt động chính được diễn ra. Đó là những hoạt
động nào? Em hiểu gì về ý nghĩa của hoạt động đó?.
3. Viết một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về
khung cảnh lễ hội trên. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu có thành phần biệt
lập tỉnh thải.
4. Từ xa xưa, lễ hội là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc

dân tộc của người Việt Nam ta. Theo em,lễ hội truyền thống ấy ngày nay có cịn được duy trì
hay khơng? Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó bằng một đoạn văn có độ dài khoảng
2/3 trang giấy.
CÂU 3: Tà tà bóng ngả về tây.
……………………………………
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
1. Nêu ngắn gọn xuất xứ và nội dung đoạn thơ.
2. Phân tích ý nghĩa các từ láy trong đoạn thơ


2. Theo em việc dùng từ nao nao có gì đặc biệt, mang lại ý nghĩa gì cho câu thơ? Trong
TK, tác giả không chỉ một lần dùng từ như vậy, hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn
trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có cách dùng từ tương tự.
3. Viết đoạn văn T- P- H khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về khung cảnh thiên
nhiên và tâm trạng con người trong đoạn thơ trên. Yêu cầu đoạn văn sử dụng ít nhất 1 câu
cảm thán và phép lặp để liên kết.
ĐOẠN TRÍCH: CHỊ EM THÚY KIỀU
CÂU 1:
Chỉ ra sự giống và khác nhau trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Thúy Vân,
Thúy Kiều qua hai câu thơ sau:
- Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
- Hoa ghe thua thắm, liễu hờn kém xanh.
CÂU 1:
Chỉ ra sự giống và khác nhau trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Thúy Vân,
Thúy Kiều qua hai câu thơ sau:
- Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
- Hoa ghe thua thắm, liễu hờn kém xanh.
* Giống: Đây là hai câu thơ trong TK của ND. Câu đầu miêu tả TV, câu sau miêutả TK.
- Cả hai câu thơ đều sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên
làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của con người, qua đó làm nổi bật vẻđẹp của con

người.
- Cả hai đều đẹp hơn thiên nhiên.
- Mỗi câu thơ đều miêu tả ngoại hình và dự báo tính cách, số phận nhân vật.
* Khác: - Khi miêu tả TV, NG miêu tả cụ thể, chi tiết gợi tả vẻ đẹp của mái tóc, làn da.
Cịnvới TK, ND sử dụng bút pháp tả để gợi ấn tượng chung về nhân vật, khơng miêu tảcụ thể.
- Vẻ đẹp của TV thì thiên nhiên “ thua, nhường”; với vẻ đẹp của TK thì thiên nhiên“
ghen, hờn”. Sự khác nhau trong cách miêu tả đó dự đốn sự khác nhau về cuộcđời của hai
người. Chân dung TV dự báo một số phận phong lưu, an nhàn, suôn sẻ.Chân dung TK dự báo
một số phận long đong, vất vả nổi chìm.
CÂU 2: Câu thơ:
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Có bạn chép nhầm từ “hờn” thành từ “buồn”
1. Em hãy giải thích ngăn gọn cho bạn hiểu chép sai như vậy có ảnh hưởng tới ý thơ như
thế nào?
2. Em hiểu như thế nào về hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thủy” “xuân son”? Cách
nói “làn thu thủy” “nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Hãy nói rõ vì sao em
chọn nghệ thuật ấy?
CÂU 3: Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” có đoạn:
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một thương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
1. So sánh nghĩa của từ “trương” và “chương”
2. “khúc nhà” và “một thiên bạc mệnh” dùng để chỉ một đối tượng hay hai đối tượng.


3. Giải nghĩa “não nhân”.
ĐOẠN TRÍCH: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
CÂU 1:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
………………………………………
Tâm son gột rửa bao giờ cho phai
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
1. Nội dung của đoạn thơ trên là gì? Bốn câu thơ đó nhắc đến mấy người, là những ai?
2. Nói “người dưới nguyệt chén đồng” là chỉ ai? Nói như vậy là dùng biện pháp tu từ
nào? Cách nói ấy cho ta hiểu gì về Kiều?
3. Viết đoạn văn theo cách diễn dịch để phân tích tâm trạng Kiều trong 4 câu thơ trên.
Trong đoạn có câu cảm thán và câu dùng khởi ngữ.
CÂU 2: Trong Truyện Kiều có câu: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”
1. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo câu thơ trên.
2. Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai?
3. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương trong đoạn thơ đó có hợp lí khơng? Vì sao?
4. Viết 1 đoạn văn ngắn theo cách lập luận diễn dịch, nội dung phân tích tâm trạng của
nhân vật trữ tình trong đoạn thơ đã chép ở câu 1.
CÂU 3: Không mấy ai chưa từng nghe lời hát ru quen thuộc:
“Buồn trong con nhện chăng tơ
Nhện ơi,nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ai, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?”
1. Điệp ngữ “Buồn trơng” đã mang lại hiệu quả gì trong việc diễn tả?
2. Điệp ngữ này còn xuất hiện ở đoạn trích nào trong “Truyện Kiều” mà em đã được
học? Chép thuộc đoạn thơ này và nêu hiệu quả nghệ thuật của điệp ngữ “Buồn trông” trong
đoạn thơ.
3. Đoạn thơ em vừa chép là tiêu biểu cho bút phát tài hoa của nhà thơ trong nghệ thuật tả
cảnh ngụ tình. Em hãy cho biết thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×