BÀI TẬP MÔN GHI NHANH
Đề bài: Chọn 3 bài ghi nhanh hay, đọc và chứng minh những đặc điểm của ghi nhanh.
I.
1.
Các bài ghi nhanh hay
Ghi nhanh giữa vùng tâm bão: Đêm không ngủ
* Cà Mau: đến 22g (24-11) bão cách mũi Cà Mau 100km
* Kiên Giang: gần 1.000 tàu công suất lớn chưa vào bờ
* Bạc Liêu: dân nôn nóng chạy bão
* Quân đội chuẩn bị trực thăng ứng cứu nạn nhân trên biển
Bão số 4 đang quét qua các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang (ảnh vệ tinh lúc 22g tối 24-11) Đài
Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết hôm nay, 25-11, bão số 4 đi vào vịnh Thái Lan,
ảnh hưởng đến vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang. Số liệu ghi nhận được cho thấy vùng biển
ngồi khơi từ Bình Thuận đến Cà Mau gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10,
giật trên cấp 10.
Cũng theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, hồi 16g ngày 24-11, vị trí tâm bão
số 4 cách bờ biển Cà Mau khoảng 350km về phía đơng. So với hồi 13g cùng ngày, bão số 4 di
chuyển được khoảng 50km về phía đất liền. Cũng vào thời điểm này sức gió ghi nhận được tại
Ba Tri (Bến Tre) 14m/giây (tương đương cấp 6); sức gió tại Cơn Đảo 22m/giây (tương đương
cấp 9). Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 4 vẫn di chuyển theo hướng tây tây nam, mỗi giờ đi được
10-15km và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau.
Ngoài ra, hiện ở phía bắc có một bộ phận khơng khí lạnh di chuyển xuống phía nam. Dự
báo chiều và đêm 25-11, bộ phận khơng khí lạnh này sẽ tăng cường xuống nước ta. Do đó, ở vị
Bắc bộ và ngịai khơi Trung bộ gió đơng bắc lại mạnh lên cấp 7, cấp 8, giật trên cấp 8. Biển động
rất mạnh. Các tỉnh ven biển Trung bộ có mưa vừa, mưa to. Miền Bắc trời trở rét.
Cà Mau: hồi hộp chờ... bão
Thông tin gần nhất cho biết hướng di chuyển của bão Muifa sẽ liếm ngang Cà Mau với
sức gió gần trung tâm bão mạnh nhất cấp 10 và giật trên cấp 10, khiến ban chỉ huy PCLB thức
trắng đêm hồi hộp chờ bão.
Cả buổi chiều hơm qua, tồn bộ lãnh đạo chủ chốt của BCH PCLB tỉnh đã tập trung tại
đại sảnh của UBND tỉnh để chỉ đạo tình hình chống bão của địa phương. Hai chiếc bản đồ VN to
tướng đặt ngay giữa phịng đã bị rạch chi chít bởi những đường mực xanh, mực đỏ chỉ hướng đi
của bảo. Cứ sau vài giờ đồng hồ thì đường đi của bão được nối dài hơn và khoảng cách từ trung
tâm của bão đến mũi Cà Mau vì thế cũng rút ngắn dần lại.
Các văn bản khẩn liên tục được fax tới và gửi đi. Đến tối mây đen bắt đầu ầm ầm kéo đến
và mưa bắt đầu trút nước kèm theo gió giật. dấu hiệu bão đến bắt đầu. Ngay lúc này, Trưởng ban
chỉ huy PCLB trung ương Lê Huy Ngọ cũng đã đến địa phương nắm và chỉ đạo tình hình.
Bên ngồi tối mịt, trời mưa như trút nước, ơng Lê Huy Ngọ đánh giá cao sự chỉ đạo quyết
tâm của tỉnh, nhưng cũng nhắc nhẹ: “Bão sẽ đến từ khuya nay cho đến sáng vì thế địa phương
phải chú ý đến yếu tố ban đêm và các phản ứng cho sự kiện xảy ra vào buổi tối”. Cũng tại buổi
làm việc này, đại tá Nguyễn Phước Lợi, chỉ huy trưởng Bộ đội biên phịng tỉnh cho biết một
thơng tin “nóng”: “còn một chiếc tàu số hiệu CM 8864 bị chết máy và cách Hòn Khoai khoảng 8
hải lý cầu cứu”.
Lúc 22g ngày 24-11, trao đổi với TS qua điện thoại, Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống lụt
bão trung ương Lê Huy Ngọ đang ở Cà Mau cho biết tại Cà Mau vẫn cịn mưa rất lớn, tình hình
cịn diễn biến phức tạp. Hiện có hơn 6.000 tàu thuyền của Cà Mau và các tỉnh trú ẩn tại đây,
trong đó khoảng 4.000 tàu thuyền tập trung tại sơng Đốc.
Tỉnh đang tìm cách di chuyển một số tàu thuyền sang các khu vực khác để tránh tình
trạng va đập, gây thiệt hại như cơn bão năm 1997. Đến thời điểm trên vẫn cịn 12 tàu thuyền
đang ở ngồi biển. Ơng Ngọ nói đang cho các tàu lớn ra gọi số tàu này về. Ngoài ra, tỉnh cũng đã
di chuyển 2.500 người dân ở ven sơng vào bờ và tìm cách đưa người dân từ các trại nuôi tôm ven
biển, trên tàu thuyền vào bờ, chỉ để lại một người canh giữ.
23g15, ông Võ Quốc Việt, chánh văn phòng UBND tỉnh, cho biết hiện mưa lớn, gió mạnh
và đến thời điểm này tồn bộ Ban chỉ huy PCLB đang trực chiến tại văn phòng UB, riêng các
thành viên đã xuống các địa bàn huyện thức trắng đêm này để chờ bão...
Lốc xoáy cực mạnh hất tung mái nhà ở thị xã Rạch Giá (Kiên Giang) tối 24-11. Ảnh:
H.T.D. Kiên Giang: gần 1.000 tàu công suất lớn chưa vào bờ
Tại Kiên Giang, theo báo cáo của Sở Thủy sản, cho đến chiều 24-11 vẫn cịn khoảng gần
1.000 tàu cơng suất lớn đánh bắt xa bờ (ngư trường biển Đơng) trong tổng số đồn tàu trên 7.000
chiếc hiện có của Kiên Giang chưa vào bờ (có thể đang tránh bão ở ngồi vùng tâm bão như Côn
Đảo, hoặc tránh bão ở Malaysia, Indonesia).
Tại xã đảo Thổ Châu (cách đất liền trên 200 hải lý) - nơi vào năm 1997 cơn bão Linda
tràn qua gây thiệt hại nặng nhất - chiều qua khi chúng tôi gọi điện thoại tìm gặp lãnh đạo xã để
nắm thơng tin việc đối phó với bão, nhưng nhân viên trực cho biết tất cả lãnh đạo xã cùng ban
chỉ huy đồn biên phòng, hải quân đều đã xuống bãi Ngự (bãi có nhiều tàu neo đậu) để chỉ đạo và
giúp dân kéo tàu thuyền lên bờ. Đến 16g30, chúng tôi đã nối được số máy di động của ông Phan
Văn Kháng, chủ tịch UBND xã, đang có mặt tại bãi Ngự.
Lúc 18g05 ngày 24-11, một cơn lốc xoáy cực mạnh cuốn tung mái tơn và tồn bộ địn tay
hai căn nhà lầu liền kề số 675A và 675B, khu cư xá tập thể Điện lực Kiên Giang (đường Nguyễn
Trung Trực, phường An Hòa, thị xã Rạch Giá, Kiên Giang) lên không trung treo vất vưởng trên
đường dây điện cao thế rồi rơi xuống đường Nguyễn Trung Trực (ảnh).
Sự cố đã làm cúp điện và tắc nghẽn giao thông trên tuyến đường này. Ba xe cẩu chuyên
dùng cùng 20 công nhân và 10 cảnh sát 113 làm việc cật lực đến 20g15 tối cùng ngày mới giải
phóng ùn tắc giao thơng.
Qua điện thoại ông Kháng cho biết: Diễn biến thời tiết năm nay giống hệt với lúc xảy ra
cơn bão Linda năm 1997, suốt buổi sáng và trưa thời tiết nóng bức và khó chịu, chiều xuống
sóng biển (sóng bạc đầu) đã bắt đầu lớn dần vỗ vào cầu cảng đảo Thổ Châu ầm ầm, cả chính
quyền và ngư dân trên đảo đang rất lo. Tuy nhiên rút kinh nghiệm cơn bão Linda, từ sáng sớm
ban chỉ huy phòng chống lụt bão xã, lãnh đạo đồn biên phòng, hải quân đã quyết định triển khai
phương án đối phó với bão.
Ơng Kháng băn khoăn: hiện ở Thổ Châu đang rất lo bởi ngoại trừ khoảng100 chiếc đã rời
đảo vào đất liền tránh bão từ tối qua, hiện dưới bãi Ngự còn đến khoảng hơn 180 phương tiện tàu
công suất lớn của ngư dân các tỉnh khác đang neo đậu san sát tránh bão khơng tài nào kéo nổi.
Để có thể giảm thiểu mức độ thiệt hại, xã và các chiến sĩ bộ đội biên phòng cũng đã
xuống từng tàu giúp ngư dân chuyển ngư lưới cụ lên bờ, yêu cầu thuyền trưởng dời tàu ra cách
xa nhau để tránh va đập.
Tối nay lực lượng biên phịng sẽ u cầu tồn bộ ngư dân rời tàu lên bờ tránh bão, cương
quyết không để ngư dân ở lại tàu khi gặp bão kẹt lại như hồi cơn bão Linda năm 1997.
Còn tại huyện đảo Kiên Hải, báo cáo nhanh của ủy ban phòng chống lụt bão (PCLB)
huyện này cho biết trong ngày 24-11, trên vùng biển Kiên Hải đã xảy ra ba sự cố: vào lúc 10g
ngày 24-11, một chiếc vỏ lãi chở vật tư xây dựng từ Rạch Giá ra đã bị sóng lớn đánh chìm tại
đảo Hịn Tre, rất may khơng thiệt hại về người.
Quân đội chuẩn bị trực thăng ứng cứu nạn nhân trên biển
Ngày 24-11, ông Kiều Dũng - tham mưu phó sư đồn 370 khơng qn - cho biết hai máy
bay trực thăng của đơn vị đã chuẩn bị 120 phao cứu sinh các loại để ứng cứu nạn nhân trên biển.
Cùng ngày đội bay đã trinh sát các vùng cửa sông Tây Nam bộ để thông báo tin bão cho
các phương tiện đánh bắt vào bờ. Đại tá Hồng Tấn Giặc, chỉ huy trưởng bộ đội biên phịng tỉnh
Bạc Liêu, cũng cho biết đơn vị đã bố trí 100 chiến sĩ biên phòng, 20 tàu chuyên dụng và 200 áo
phao... trực chiến tại cửa sông Gành Hào, Nhà Mát; huy động 22 phương tiện tàu thuyền, xe vận
tải di dời 4.000 người dân và tài sản từ vùng ven biển Gành Hào, Long Điền Tây, Hiệp Thành...
vào nơi an toàn.
Trong khi đó, Bộ chỉ huy bộ đội biên phịng tỉnh Cà Mau đã huy động 70% lực lượng
xuống cơ sở cùng các đồn biên phịng Sơng Đốc, Ngọc Hiển, Khánh Lâm, Đất Mũi phối hợp đối
phó khi bão xảy ra. 12 đồn trạm biên phòng đã dùng hệ thống thông tin giữ các tần số để liên lạc
ứng cứu kịp thời khi tình huống xấu xảy ra.
H.V. - Q.V.
Cùng thời điểm này một tàu thu mua từ đảo Thổ Châu trên đường vào tránh bão đã bị
chết máy khi cách đảo Nam Du (Kiên Hải) khoảng 12 hải lý nhưng được các chiến sĩ đồn biên
phòng 742 An Sơn phát hiện kéo vào bờ an tồn. Trước đó, hồi 7g sáng, một ngư dân đi trên một
cặp tàu cào đôi trên đường vào tránh bão khi cách đảo Nam Du khoảng 18 hải lý đã mất tích, các
lực lượng nỗ lực tìm kiếm nhưng đến chiều cùng ngày vẫn chưa gặp.
Bạc Liêu: dân nơn nóng chạy bão
Tại Bạc Liêu, từ chiều 24-11, khi trời nhiều mây, gió và có mưa rải rác, nhiều người dân
sống từ các vùng ven biển đã mướn xe ơm chở gia đình về thị xã Bạc Liêu. Dù ban PCLB và tìm
kiếm cứu nạn thị xã và các huyện đã bố trí xe cứu hộ để vận chuyển nhưng ai cũng tỏ ra rất nơn
nóng, nháo nhác, hối hả về trung tâm thị xã và các trung tâm huyện lỵ để lánh bão. Theo báo cáo
của ban PCLB&TKCN các huyện thị đến 19g ngày 24-11 các xã phường, thị trấn vùng ven biển
đã di dời trên 2.000 người dân dọc theo tuyến đê biển, bờ kè, các cửa sơng... vào các điểm an
tồn.
Đến 22 g ngày 24-11, trao đổi với TS, ông Nguyễn Tấn Khương, phó ban phịng chống
lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Đơng Hải, cho biết có một căn nhà bị sập, sáu căn bị tốc mái
hoàn toàn tại thị trấn Gành Hào và hai xã An Trạch, Long Điền Tây. Tuy mưa khơng to nhưng
gió rất mạnh, giật cấp 5 đến cấp 6 nên nhiều khả năng trong sáng nay (25-11) bão sẽ tàn phá
nặng nề hoa màu và nhà cửa. Thời tiết xấu nên địa phương cũng không liên lạc được với tàu của
ơng Lâm Văn Ích ở khu vực 1, thị trấn Gành Hào đang chở bảy thuyền viên lênh đênh ngồi
khơi.
Đến 23g, ơng Nguyễn Trường Giang, phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm trưởng ban chỉ huy
phịng chống lụt bão tỉnh, cho biết Bạc Liêu vẫn còn mưa lớn, gió xốy mạnh. Tại nội ơ thị xã
một số cây bị ngã đổ, gây mất điện cục bộ một vài khu vực, sau đó đã khắc phục kịp thời. Gió
cũng làm tốc mái chợ Hộ Phịng và 17 căn nhà của dân dọc quốc lộ 1A thuộc huyện Giá Rai.
Chính quyền địa phương đã di chuyển 11.500 dân đến nơi an tồn. Ơng Giang cho biết bão số 4
cịn cách tỉnh khoảng 250km.
Trong khi đó tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau đến thời điểm trên
vẫn cịn mưa, gió mạnh. Chính quyền tỉnh vẫn cịn đang họp tìm biện pháp chống bão.
NHĨM PV TS
Việt Báo (Theo_TuoiTre)
2.
Ghi nhanh: Ngày đầu thông xe hầm Thủ Thiêm
Đúng 6 giờ sáng ngày 21-11-2011, hầm Thủ Thiêm nối liền quận I và quận 2 nằm sâu
dưới lịng sơng Sài Gịn chính thức mở cửa cho người dân qua lại. Khơng chỉ có người dân ở
quận 2 náo nức chạy xe qua hầm từ sớm mà nhiều người dân từ các quận xa như Tân Phú, Bình
Chánh... cũng tập trung tại đây để trải nghiệm cảm giác lần đầu tiên lưu thơng qua hầm dìm.
Đơng đảo người dân lưu thông qua hầm trong ngày đầu tiên
Lần đầu tiên chạy xe qua đường hầm dài nhất và hiện đại nhất Đông Nam Á, người dân
rất phấn khởi. Những câu trả lời ngắn gọn: "Quá đẹp!”, "Quá đã!” kèm với nụ cười trên môi khi
được hỏi về cảm xúc sau khi qua hầm đã thể hiện rất rõ sự phấn chấn của người dân. Anh Huỳnh
Hòa Sáng, nhà ở tận quận Tân Phú là một trong những người chạy xe qua hầm từ sớm, anh cho
biết: "Từ hôm qua lúc làm lễ thông xe tôi đã đến đây xem, nhưng lúc đó chưa cho người dân đi
qua nên sáng nay tơi lại đến để được đi qua đường hầm, cảm giác đi dưới sơng Sài Gịn thiệt là
khó tả!”. Rất đơng người dân tương tự như anh Sáng, gác lại mọi công việc để chạy xe qua hầm
Thủ Thiêm với tâm trạng háo hức, thậm chí vịng qua, vịng lại vài lượt cho thỏa lòng chờ đợi
bao nhiêu năm qua.
Buổi sáng ngày đầu tiên đường hầm chính thức lưu thơng ngập tràn khơng khí hân hoan
phấn khởi của người dân. Em Nguyễn Tuấn Dũng sống với nhà ngoại bên quận 2, nhà nội thì ở
quận I cười toe tt: "Giờ có đường hầm, em chạy cái rẹt là qua tới nhà nội!”. Vợ chồng anh chị
Tạ Xuân Cảnh ở Giồng Ông Tố- Quận 2 thì tranh thủ chụp ảnh lưu niệm trước khu vực trạm thu
phí qua hầm để gửi cho hai con đang du học ở nước ngồi. "Chúng tơi chờ hơn 50 chục năm rồi,
từ hồi cịn bé xíu đã nghe về dự án xây cầu bắc qua sông Sài Gòn thay thế cho phà Thủ Thiêm.
Nay đã làm đường hầm xuyên qua sông như thế này đúng là người dân vui sướng khơng cịn gì
bằng!”, anh Cảnh hồ hởi.
Bên cạnh niềm vui ngày đầu tiên lưu thông qua hầm khơng ít người dân bày tỏ sự bất
bình khi một số người lưu thông qua hầm kém ý thức chở hàng hóa cồng kềnh mà cịn tranh chạy
vượt lên. "Nhỡ có va quệt té ngã là lập tức xe cộ dồn ứ ngay trong hầm rất nguy hiểm. Rồi có
người uống nước xong vứt ngay cái vỏ chai nước trong đường hầm. Cần nâng cao việc tuyên
truyền nhận thức của người dân khi lưu thông trong hầm để tránh những tai nạn đáng tiếc”, cơ
Phương Bình- quận 2 bày tỏ. Loa phóng thanh ở hai cổng hầm phát liên tục những quy định khi
lưu thông trong hầm như cấm dừng, cấm vượt, hạn chế chở trẻ em qua hầm bằng xe gắn máy, xe
gắn máy chỉ được lưu thông trong hầm từ 6 giờ đến 21 giờ... nhưng chỉ chạy qua một đoạn ngắn
và trong tiếng ầm ào xe cộ thật khó để nghe những điều đó. Cần tăng cường việc tun truyền
thơng tin đến người dân bằng nhiều hình thức là điều nhiều người cùng đề nghị.
Nhiều người chưa rõ việc phân luồng phải dừng lại để hỏi
Bến phà Thủ Thiêm vắng vẻ khác hẳn ngày thường, chị Phan Thị Dáng- nhân viên bán vé
cho biết: Hôm qua người dân qua phà nườm nượp để xem trực tiếp lễ thông xe nhưng nay thì...”.
Từ ngày 1-1-2012 bến phà Thủ Thiêm hơn 100 năm tuổi sẽ chấm dứt vai trò lịch sử của mình.
Từ nay đến đấy cũng chỉ cịn hơn một tháng, việc sắp xếp, bố trí chỗ làm cho khoảng 44 nhân
viên đã được chuẩn bị chu đáo. "Một số nhân sự, phương tiện sẽ chuyển về bến phà Cát Lái tiếp
tục thực hiện nhiệm vụ và tùy theo nguyện vọng của lao động Cơng ty sẽ có sự sắp xếp bố trí chỗ
làm phù hợp”, anh Trần Ngọc Đình Phương – Tổ trưởng sản xuất bến phà Thủ Thiêm cho biết.
Hạ tầng đường bộ của TP.HCM trong những năm qua được đánh dấu bằng những cơng
trình nổi bật như cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ... Hôm nay hầm Thủ Thiêm chính thức thơng xe
nối liền hai bờ quận I và quận 2 có thể được xem là cơng trình giao thông ấn tượng nhất kể từ khi
đất nước thống nhất. Cơng trình khơng chỉ giúp đẩy nhanh sự phát triển mọi mặt kinh tế xã hội
của vùng đất Thủ Thiêm mà đây cịn là cơng trình trọng điểm đánh dấu sự hợp tác hữu nghị, gắn
bó lâu dài của hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản.
BẢO HẠNH
3.
Ghi nhanh không khí ngày hội bầu cử trên cả nước
Ngay từ đầu giờ sáng 22/5, trên khắp mọi miền đất nước trong khơng khí náo nức của
ngày hội tồn dân, đơng đảo cử tri đã có mặt tại các địa điểm bỏ phiếu vào giờ khai mạc, với ý
thức trách nhiệm cao về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc lựa chọn những đại biểu tiêu
biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân
trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Tại Thủ đô Hà Nội, cử tri nô nức đến các điểm bỏ phiếu. Tại Khu vực bầu cử số 4
(phường Trần Hưng Đạo), bác Lê Châu Phương, sinh năm 1925, vừa nhận Huy hiệu 70 năm tuổi
Đảng, nguyên đại biểu Quốc hội khóa II, khóa III, khóa IV, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động
-Thương binh-xã hội cho biết: “Nhớ lại lần đầu tiên được đi bầu đại biểu Quốc hội khóa I, lúc đó
tơi là Chủ tịch Hội phụ nữ tỉnh Hà Nam. Phấn chấn lắm. Giờ đây thấy Quốc hội của mình ngày
càng vững mạnh, nhất là về công tác giám sát, liên hệ với cử tri, chúng tôi thấy vô cùng phấn
khởi và tự hào. Đặc biệt sự ra đời của tờ báo Người Đại biểu Nhân dân đã giúp cho người dân
hiểu hơn về Quốc hội và khi cầm lá phiếu trên tay họ sẽ thấy đó là trách nhiệm và nghĩa vụ cao
cả của công dân.”
Là điểm cầu truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam, khơng khí ở đơn vị bầu
cử số 2 (phường Tràng Tiền - quận Hoàn Kiếm) diễn ra nhộn nhịp. Rất đông cử tri đến sớm để
dự lễ khai mạc.
Vừa bỏ phiếu xong, gương mặt rạng ngời, không giấu nổi niềm vui, đứng bên cạnh mẹ,
em Nguyễn Ngọc Anh, sinh tháng 5/1993, học lớp 12 trường Nguyễn Tất Thành, chia sẻ: “Lần
đầu tiên được cầm lá phiếu trên tay, tự nhiên cháu hồi hộp quá. Tối hôm qua, hai mẹ con cháu
vẫn còn đọc lại tiểu sử, chương trình hành động của các ứng cử viên để có thể lựa chọn một cách
chính xác nhất những ứng cử viên tiêu biểu, có năng lực, có phẩm chất tốt tham gia các cơ quan
quyền lực nhà nước.”
Tại 2 tổ bầu cử do các đơn vị thuộc trường Đại học Bách khoa phụ trách, các cán bộ, viên
chức, sinh viên của trường cũng đã cố gắng góp sức mình vào ngày hội chung của toàn dân tộc.
Ngay từ sáng sớm, các nhân viên và sinh viên tình nguyện Khu vực bầu cử số 7, số 8 phường
Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã có mặt tại điểm bỏ phiếu để làm công tác
chuẩn bị. Đây là 2 điểm bỏ phiếu dành riêng cho sinh viên tại Ký túc xá trường Đại học Bách
Khoa. Hơn 4.000 cử tri trẻ ở đây sẽ bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân
cấp quận và thành phố Hà Nội.
Mặc dù chưa đến giờ khai mạc nhưng nhiều sinh viên đã có mặt tại nơi bỏ phiếu với
gương mặt phấn chấn. Hầu hết họ đều là những cử tri trẻ lần đầu tiên đi bỏ phiếu bầu những
người đại diện cho mình vào các cơ quan quyền lực Nhà nước. Tại điểm bầu cử số 7, cử tri
Nguyễn Ngọc Đức, sinh năm 1991, sinh viên năm thứ 2 Khoa Điện không giấu được xúc động
bày tỏ: “Lần đầu tiên được cầm tấm Thẻ cử tri trên tay, em cảm thấy mình đã trưởng thành hơn
đồng thời thấy mình phải có trách nhiệm hơn với xã hội, với bản thân. Em sẽ lựa chọn những
người có đức, có tài, đặc biệt là những người có kiến thức và trình độ học vấn để đủ năng lực đại
diện cho dân, gánh vác trách nhiệm trước đất nước.”
Trong không khí trang nghiêm, phấn khởi, các sinh viên, những cử tri trẻ tuổi dường như
không giấu nổi vẻ hồi hộp trước giờ phút lần đầu tiên thực hiện quyền và trách nhiệm cơng dân
của mình.
Cùng với cử tri cả nước, hơn 4,8 triệu cử tri Thành phố Hồ Chí Minh đã bước vào ngày
hội của non sông với niềm phấn khởi và tự hào của những công dân thành phố mang tên Bác, khi
đây cũng là dịp chào mừng 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, từ chính mảnh đất
thân u này, Sài Gịn-Thành phố Hồ Chí Minh. Đúng 7 giờ sáng, 2.673 khu vực bỏ phiếu trên
toàn thành phố đồng loạt khai mạc ngày hội bầu cử.
Tại khu vực bầu cử số 38 - đơn vị bầu cử số 1 (phường 9, quận 3), Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết là người đầu tiên thực hiện quyền công dân. Tại khu vực bầu cử số 7 - đơn vị bầu cử
số 1 (phường Tân Định, quận 1), Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang
là người bỏ lá phiếu đầu tiên. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh
Đảm đã có mặt để bỏ phiếu bầu đầu tiên của khu vực bầu cử số 27 đơn vị bầu cử số 4 (phường 7,
quận 10).
Tại khu vực bầu cử số 31 - đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội số 1 và đơn vị bầu cử đại
biểu Hội đồng Nhân dân thành phố số 3 (phường 7, quận 3), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành
ủy Lê Thanh Hải đã bỏ những lá phiếu đầu tiên bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
Nhân dân thành phố.
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận và lãnh đạo thành phố bày tỏ niềm phấn khởi khi
được tham gia ngày hội bầu cử toàn dân, vinh dự được bỏ lá phiếu đầu tiên cùng với cử tri góp
phần cho thành cơng của cuộc bầu cử. Các lãnh đạo tin tưởng cử tri thành phố sẽ lựa chọn, bầu ra
những người xứng đáng nhất, có đủ tài, đức, tâm và tinh thần trách nhiệm tham gia Quốc hội
khóa XIII và Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VIII, để xây dựng Quốc hội thực sự là cơ quan
quyền lực tối cao đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Tại nhiều khu vực bầu cử khác, nhiều cử tri tranh thủ dành thời gian đến sớm để xem lại
lần nữa danh sách ứng cử viên trước khi có sự quyết định “chọn mặt gửi vàng”, gửi gắm sự tín
nhiệm và kỳ vọng của mình qua lá phiếu. Trong dòng người đổ về khu vực bỏ phiếu số 30 trên
đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, thật xúc động khi nhận ra nhà nữ cách mạng lão thành Ngô
Thị Huệ (bà Bảy Huệ, phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh), đảng viên 75 năm tuổi Đảng,
đại biểu Quốc hội khóa I, dù đã ở tuổi 93, nhưng vẫn nhờ người nhà đưa ra tận nơi để trực tiếp
bỏ phiếu.
Vẫn đầy ưu tư, trăn trở với việc nước, bà Bảy Huệ chia sẻ: “Tôi hy vọng ở khóa XIII này,
làm sao các đồng chí phải cố gắng phản ánh được nguyện vọng của dân, về với dân, gần dân để
nghe dân, từ đó đưa tiếng nói của nhân dân tới diễn đàn Quốc hội, đó là điều dân mong. Các ứng
cử viên đã hứa, khi đắc cử phải thực hiện lời hứa, khơng vì cái ghế, cái chức của mình mà né
tránh, khơng làm trịn trách nhiệm với dân. Hứa mà khơng làm thì quần chúng sẽ mất lòng tin
vào người đại biểu.”
Lần đầu tiên đi bầu cử, anh Huỳnh Thanh Nhân, sinh năm 1990, cử tri ấp 1, xã Phước
Kiểng, huyện Nhà Bè (nhân viên Công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp 007) cho biết, mong
muốn của anh là đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân thành phố được bầu lần này sẽ quan
tâm cải thiện đời sống người dân tốt hơn, cũng như mạnh tay trong việc dẹp bỏ, kéo giảm các tệ
nạn xã hội để môi trường sống của người dân được an tồn và tốt đẹp hơn.
Cơng tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho cuộc bầu cử cũng được các cơ quan chức
năng triển khai tốt. Tại các giao lộ, ngã tư lớn, các khu vực trọng điểm về giao thơng đều có sự
hiện diện của lực lượng cảnh sát giao thơng; cịn tại các khu vực nơi có điểm bỏ phiếu, cơng an
và lực lượng dân quân địa phương đã túc trực từ sáng để bảo vệ trật tự cho điểm bỏ phiếu và kịp
thời giải tỏa nếu có ùn tắc lưu thơng xảy ra tại những khu vực này.
Tại cuộc bầu cử lần này, Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 4,8 triệu cử tri (2,53 triệu cử tri
nữ) tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII tại 10 đơn vị bầu cử với 51 ứng cử viên để bầu
30 đại biểu, đồng thời trong số này sẽ có 4,65 triệu cử tri (2,48 triệu cử tri nữ) tham gia bầu cử
đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VIII tại 32 đơn vị bầu cử với 160 ứng cử viên để
bầu 95 đại biểu.
Do thành phố được tiếp tục thí điểm thực hiện không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện,
quận, phường nên tại kỳ bầu cử lần này, chỉ có khoảng 880.000 cử tri của 65 xã, thị trấn thuộc 5
huyện ngoại thành sẽ tham gia bầu cử ĐB Hội đồng Nhân dân cấp xã tại 503 khu vực bầu cử, để
bầu ra 1.961 đại biểu từ 2.977 ứng cử viên. Tính đến 9 giờ, đã có 20% cử tri thành phố tham gia
bỏ phiếu.
Thời tiết Đà Nẵng sáng 22/5 thật lý tưởng, đường phố rực rỡ bởi cờ đỏ sao vàng,
băngrôn, phướn, pa-nô, từ sáng sớm hệ thống loa truyền thanh liên tục phát những bản nhạc cổ
động bầu cử và những bản tin ngắn gọn về bầu cử, cùng lúc đó 33 xe tuyên truyền lưu động của
các quận, huyện diễu hành trên các trục đường phố chính để tuyền truyền bầu cử... Các Tổ bầu
cử đều được trang hồng nghiêm trang, hình thức đẹp, thùng phiếu chính đặt tại trung tâm Khu
vực bỏ phiếu và có thùng phiếu phụ.
Là địa phương duy nhất trên địa bàn thành phố tổ chức bầu đại biểu Hội đồng Nhân dân
xã, vì vậy cả hệ thống chính trị huyện Hịa Vang đều xác định công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 là
nhiệm vụ trọng tâm.
Theo thống kê, huyện Hịa Vang có 79.848 cử tri tham gia bỏ phiếu ở 89 tổ bầu cử. Ngay
từ sáng sớm cử tri đã tập trung khá đông tại các tổ bầu cử đề thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm
của cơng dân, sau đó tranh thủ ra đồng. Lần đầu tiên thực hiện quyền công dân của mình, anh
Trần Hồng Anh ở xã Hịa Khương cho biết: Tơi mong có được những đại biểu biết lo cho dân,
ngay cả chuyện giải quyết việc cho mọi người khi đất nơng nghiệp dần bị thu hẹp do q trình đơ
thị hóa.
Ông Nguyễn Văn Cần, già làng thôn Phú Túc (xã Hịa Phú) bộc bạch suy nghĩ: Nương
rẫy nhà mình có còn trồng bắp hay chuyển sang cây trồng khác, con cháu mình có được hỗ trợ
tiền đi học hay khơng, mình ốm đau muốn chữa bệnh hay muốn có cái nhà ở kiên cố từ tiền hỗ
trợ của Nhà nước… Tất cả, cũng do mình lựa chọn ai trong lá phiếu bầu cử để họ nói thay tâm
tư, nguyện vọng của mình.
Ở tổ bầu cử số 1, 2 và 3 thuộc phường Tam Thuận, quận Hải Châu, nơi tập trung đơng
giáo dân, khơng khí bầu cử rộn ràng, một số giáo dân đi lễ sớm và đến thẳng điểm bỏ phiếu để
thực hiện nghĩa vụ cơng dân của mình. Trưởng ban đại diện giáo xứ Tam Tòa Nguyễn Mạnh
Hùng cho biết: những ngày qua, giáo dân đã tập trung nghiên cứu rẫt kỹ về danh sách ứng cử
viên và thể lệ bầu cử để chọn ngững người có tài có đức ra giúp dân giúp nước.
Tại ký túc xá Trường Đại học Sư phạm, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Kinh tế...
(Đại học Đà Nẵng), các sinh viên rất háo hức khi lần đầu đi bỏ phiếu. Nguyễn Ngọc Dũng, sinh
viên Đại học Bách khoa Đà Nẵng cho biết: Chúng tôi đã được cán bộ lớp, cán bộ Đoàn phổ biến
những điều cần biết về bầu cử và trực tiếp tìm hiểu danh sách, tiểu sử các ứng cử viên. Chúng tôi
quan tâm đến các ứng cử viên đề cập đến vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cũng được tạo điều
kiện tốt để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Ông Phạm Việt Hùng, Trưởng ban Quản lý
các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng cho biết: Ban đã phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức
tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2011-2016 cho các chủ doanh nghiệp; đồng thời vận động các chủ doanh nghiệp bố trí
thời gian thuận lợi cho cán bộ, công nhân viên đi bầu cử, thực hiện quyền và nghĩa vụ cơng dân.
Tại Vùng C Hải qn, khơng khí ngày bầu thật rộn ràng. Từ 6 giờ 30 cử tri các đơn vị đã
tập trung đông đủ tại 2 tổ bầu cử số 14 và 15 thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà để thực
hiện nhiệm vụ của cử tri. Do đặc thù của đơn vị không thể rời vị trí trực nên Ban chỉ đạo bầu cử
của Vùng đã có kế hoạch đưa hịm phiếu phụ lên để bộ đội tham gia bầu cử. Đúng 7giờ 30 theo
chân tổ cơng tác, chúng tơi có mặt trên đỉnh cao 696 của bán đảo Sơn Trà, nơi đóng quân của cán
bộ, chiến sĩ Trạm Rađa 545, Tiểu đoàn 351, Vùng C. Ai nấy đều phấn khởi khi được trực tiếp
bầu cử ngay trên đỉnh núi.
Chiến sĩ Nguyễn Thanh Tuấn cho biết, lần đầu tiên đi bầu cử, lại đang ca trực và được
bầu cử trên đỉnh núi Em rất tự hào và hy vọng sẽ chọn những người đủ đức, đủ tài để vào Quốc
hội và Hội đồng Nhân dân kỳ này. Theo Trung úy Trần Kỉnh Tuyến, Phó Trạm trưởng Trạm ra đa
đang trực chỉ huy tại Trạm cho biết, cán bộ, chiến sĩ của Trạm đều đã tìm hiểu kỹ về tiểu sử các
ứng cử viên tại Tiểu đoàn và nên trong ca trực vẫn đảm bảo việc chọn lựa những người đủ tài, đủ
đức để bầu.
Với sự chuẩn bị rất kỹ càng và chu đáo, Đại tá Bùi Văn Tám, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh
Vùng C Hải quân, Trưởng ban Bầu cử của Vùng cho biết: Vùng C có 2 Tổ bầu cử tập trung,
ngồi ra các đơn vị đóng qn tại các nơi núi cao, đảo xa và các tàu trực chiến trên biển, Vùng đã
liên hệ với chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng quân và các huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn để
bộ đội được tham gia bầu cử. Đến 10 giờ tại 2 tổ bầu cử tập trung của đơn vị, 100% cử tri đi bỏ
phiếu. Theo báo cáo của Ủy ban bầu cử thành phố Đà Nẵng đến 9 giờ, tồn thành phố có 54,9%
cử tri đi bầu, quận Hải Châu đạt cao nhất 60,23%.
Gần 680.000 cử tri Ninh Bình nơ nức đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Ở khắp các địa phương trong tỉnh, từ vùng núi cao huyện
Nho Quan cho đến miền ven biển Kim Sơn, khơng khí ngày hội bầu cử đã thực sự rộn ràng.
Tại Giáo xứ Phát Diệm, huyện Kim Sơn, ghi nhận khơng khí ngày hội thật nhộn nhịp.
Nơi đây có trên 45% đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo, tồn huyện có hơn 120.500 cử tri; trong
đó đặc biệt có những xã như: Văn Hải, Cồn Thoi, tỷ lệ đồng bào có đạo chiếm tới trên 80%.
Mọi người đều rất quan tâm tới cuộc bầu cử, nên bình minh trên vùng đất biển này như
được đánh thức sớm hơn thông lệ. 5 giờ sáng, khi tiếng chuông nhà thờ ngân vang, ở các ngả
đường bà con giáo dân đã tấp nập kéo về nhà thờ để hành lễ cầu nguyện và sau đó tập trung về
các khu vực bỏ phiếu bầu cử.
Chánh chương Đỗ Văn Bằng, xứ Trì Chính, Kim Sơn, sau khi bỏ phiếu bầu cử tại đơn vị
bầu cử số 1, phố Kiến Thái, thị trấn Phát Diệm, phấn khởi nói: "Tơi rất vui mừng vì đã trực tiếp
đi bỏ phiếu. Cùng với 1.300 giáo dân của Xứ, tôi gửi gắm nhiều kỳ vọng và đặt niềm tin vào các
đại biểu mình đã lựa chọn. Tơi và bà con trong Xứ nói riêng, cũng như cử tri cả nước nói chung
hi vọng những người được bầu là đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân hãy phát huy hết
khả năng trí tuệ và tài đức của mình, bám sát cơ sở, gắn bó với quần chúng để kịp thời phản ánh
tâm tư nguyện vọng chính đáng của bà con."
Em Trần Thị Hồng Điệp, học sinh trường Trung học phổ thông Kim Sơn A, cử tri xã
Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, lần đầu tiên tham gia bỏ phiếu, hồ hởi: Em thấy rất vui và có lẽ
đây là một trong những dấu mốc đậm nét trong đời, vì lần đầu tiên được cầm lá phiếu thực hiện
quyền bầu cử của mình. Dù là lần đầu tham gia bầu cử nhưng em ý thức đầy đủ quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của người công dân đối với việc lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt cho
nhân dân.
Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi bầu cử, huyện Kim Sơn đã tập trung
chỉ đạo lực lượng bảo vệ, cảnh sát giao đảm bảo an ninh tại các khu vực bỏ phiếu. Đối với 3 xã
bãi Ngang, ngư dân chủ yếu sống trên thuyền gắn với nghề đi biển, huyện đã phối hợp với đồn
biên phịng Ninh Bình kêu gọi tàu thuyền của các hộ có người đang làm ăn trên biển vào bờ
trước ngày 22/5 để tham gia bầu cử. Huyện cũng đã chuẩn bị các hòm phiếu phụ đưa đến tận nơi
cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, người già yếu không thể đi bầu cử được bỏ phiếu
tận nhà, tại giường bệnh.
Tất cả các điểm bầu cử trong tỉnh Thừa Thiên-Huế đều tổ chức trọng thể lễ khai mạc bầu
cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp trong khơng khí trang nghiêm, dân chủ và đúng luật
định. Tồn tỉnh có 988 khu vực bỏ phiếu với 75 781.867 cử tri đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội và
Hội đồng Nhân dân các cấp. Các địa điểm bỏ phiếu đều đảm bảo ở khu vực trung tâm, trang
hoàng rực rỡ, tạo được khơng khí sơi nỗi, phấn khởi.
Tại phường Phước Vĩnh (thành phố Huế), nơi có đến 60% cử tri là đồng bào có đạo, chủ
yếu là đạo Phật và đạo Thiên chúa. Tại tổ bầu cử số 1, các sư thầy trụ trì chùa Từ Đàm đi bỏ
phiếu từ sáng sớm để kịp giờ về làm lễ chùa. Chị Huỳnh Thị Hòa, 21 tuổi, cử tri phường Phước
Vĩnh, thành phố Huế cho biết: Lần đầu tiên cầm lá phiếu đi bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân
dân các cấp, thấy thực sự tự hào vì được thực hiện quyền làm chủ đất nước.
Là thế hệ trẻ của đất nước, tôi mong muốn, những người trúng cử đại biểu Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ này sẽ quan tâm hơn nữa đến đời sống của thanh niên;
trong đó, chú trọng đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm và bồi dưỡng kỹ năng sống, lối sống
cho thanh niên. Tạo nhiều điều kiện hơn nữa để thanh niên phát huy được sức sáng tạo, năng
động, dám nghĩ, dám làm. Các đại biểu nếu trúng cử cũng cần tiếp xúc với người dân nhiều hơn
để kịp thời nắm bắt những phản ánh, đề xuất, nguyện vọng của nhân dân, nhất là về những vấn
đề đời sống dân sinh và pháp luật.
Ngay từ 7 giờ sáng, hơn 300.000 công nhân vùng đất mỏ Quảng Ninh đã nô nức đến các
điểm bỏ phiếu để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài nhất để đại diện ý chí và nguyện vọng của
nhân dân đứng trong các cơ quan quyền lực nhà nước. Ngay sau đó, họ lại nhanh chóng có mặt
tại các cơng trường hăng say lao động để lập thành tích chào mừng ngày hội non sơng đất nước ngày bầu cử tồn dân.
Có mặt tại khai trường khu mỏ than của Công ty cổ phần than Đèo Nai (thị xã Cẩm Phả),
công nhân trẻ Vũ Hồng Hải ( 22 tuổi) ở phân xưởng vận tải 6, hồ hởi cho biết: là lần đầu tiên
được quyền thực hiện nghĩa vụ công dân đi bầu cử, trong nhiều ngày qua đã nghiên cứu kỹ tiểu
sử và chương trình hành động của các ứng cử viên. Vào sáng ngày bầu cử, Hải dậy rất sớm đi bỏ
phiếu từ đầu giờ để kịp thời gian đến công trường vào ca 1 làm việc. Hải nói, làm như vậy tơi
vừa hồn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân với Đảng, Nhà nước vừa đảm bảo tiến độ
sản xuất của công ty.
Buổi sáng tại các điểm mỏ của Công ty than Đèo Nai, mọi hoạt động lao động sản xuất
diễn ra với khơng khí hăng say hơn, nhộn nhịp hơn. Phó Giám đốc phụ trách sản xuất của Công
ty than Đèo Nai, Nguyễn Ngọc Tùng cho biết: trong ngày bầu cử 22/5, cơng ty đã bố trí các xe
chở công nhân đi bầu cử, lịch làm việc các ca sẽ điều chỉnh cho phù hợp như vào ca chậm 1 giờ
đồng hồ và cho công nhân nghỉ sớm hơn để cơng nhân có thời gian thực hiện nghĩa vụ và quyền
cơng dân của mình đi bỏ phiếu tại địa phương.
Chị Diệp Thị Gái, dân tộc Sán Dìu, công nhân phân xưởng tuyển than Huyền Phù của
Công ty than Đèo Nai đang cố gắng tăng năng suất lao để sớm hồn thành khối cơng việc được
giao và trở về nhà đi bỏ phiếu bầu cử. Chị nói: Ngay sau khi tan ca, chị sẽ trở về nhà vận động
người thân cùng đi bỏ phiếu rồi mới nghỉ ngơi.
Tại Công trường khu mỏ của Công ty cổ phần than Cao Sơn (thị xã Cẩm Phả), Bí thư
Đảng ủy cơng ty Phạm Hồng Lương cho biết: Đảng ủy công ty đã quán triệt các công nhân cũng
như người thân trong gia đình khơng được đi bỏ phiếu hộ, phiếu của ai người ấy đi bầu. Đồng
chí Bí thư Đảng ủy Công ty cho biết thêm: tháng 5 này, Công ty cũng đã phát động phong trào
thi đua với khẩu hiệu “An toàn, đổi mới, hiệu quả, phát triển”, tổ chức hội thi thợ giỏi để nâng
cao năng suất, phấn đấu tăng năng suất trên 10%, bình quân mỗi ngày thực hiện đào 130 ngàn
m3 đất đá và 380.000 tấn than nhằm lập thành tích chào mừng ngày Bầu cử đại biểu Quốc hội và
Hội đồng Nhân dân các cấp.
Tại khu vực Tây Ngun, khơng khí ngày bầu cử ở Gia Lai tưng bừng như ngày hội, hơn
80 vạn cử tri trong tỉnh nô nức đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2015. Gương mặt ai nấy đều rạng rỡ một niềm vui - niềm tin, bởi đây
là cơ hội để mình được trực tiếp chọn lựa bầu các đại biểu đủ tài, đủ đức, mang lại cuộc sống ấm
no, hạnh phúc cho nhân dân.
Từ thành phố Pleiku cho tới các buôn làng ở vùng sâu, vùng xa trong tỉnh đều rợp cờ hoa
với băng rôn, khẩu hiệu trên khắp nẻo đường chào mừng ngày hội non sông. Gần 1.600 điểm bầu
cử trên khắp các địa bàn cũng được trang hoàng lộng lẫy và nghiêm trang, tại các điểm bầu cử
đều đảm bảo các điều kiện cần thiết để cho cử tri đi bỏ phiếu được thuận lợi và đúng luật. Bầu cử
lần này, Gia Lai khơng có địa bàn nào tổ chức bầu cử sớm bởi việc đi lại khơng cịn khó khăn,
bn làng dân tộc nào cũng đều có đường giao thơng thơng suốt đi lại thuận lợi cả 2 mùa mưa
nắng.
Tại xã biên giới Ia O (huyện Ia Grai), bà con người J'rai với những bộ trang phục dân tộc
truyền thống màu sắc rực rỡ tập trung đến các điểm bỏ phiếu rất đông trước giờ khai lễ. Cả xã có
4.700 cử tri với 9 tổ bầu cử ở các buôn làng, ai nấy cũng đều hân hoan cầm tấm thẻ cử tri trong
tay để chờ nhận lá phiếu bầu sớm để rồi trở về ra đồng sản xuất.
Làng nào cũng chuẩn bị những ché rượu cần, một ít xâu thịt...để mở "tiệc" mừng ngày
hội non sông vào tối nay dưới mái nhà rông. Trai làng với tinh thần phải đánh chiêng hay, cịn
gái làng thì phải đi những vịng Xoan đẹp và uyển chuyển. Già làng K'sor Bơng ở làng Bi bộc
bạch: "Già năm nay đã ngoài 70 tuổi, thấy dân làng hồ hởi đi bầu cử đông đủ là già vui lắm rồi.
Già muốn dân làng có niềm tin với Đảng, với Bác Hồ để ra sức sản xuất và xây dựng cuộc sống
ấm no, hạnh phúc, không theo bọn xấu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc..."
Công tác chuẩn bị bầu cử lần này ở Gia Lai rất chu đáo, nhất là công tác tuyên truyền đối
với cử tri được coi trọng, ý thức quyền và nghĩa vụ của cử tri được nâng cao. Do vậy ngay trong
giờ đầu khai lễ, cử tri trong toàn tỉnh đi bỏ phiếu rất đông, điểm bầu cử nào cũng đông người.
Theo báo cáo của Ủy ban bầu cử tỉnh, đến 9 giờ sáng ngày 22/5 đã có trên 70% cử tri
trong tồn tỉnh đi bầu, đặc biệt có nhiều buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn các huyện
Chư Pảh, Chư Sê, K'bang... đã có tỷ lệ cử tri đi bầu đạt hơn 90%./.
(TTXVN/Vietnam+)
II.
Nhận xét
Ba bài ghi nhanh đều có chung 1 đặc điểm là cung cấp những thông tin mới
nhất về những sự kiện mới diễn ra. Qua đó có thể rút ra một số nhận xét như sau về
thể loại Ghi nhanh:
- Ghi nhanh là một thể ký báo chí nhạy bén trong việc phản ánh những sự
kiện nổi bật vừa xuất hiện, thông qua vai trò của nhân vật trần thuật nhằm
cung cấp ngay lập tức cho công chúng một phác thảo đa diện về cái thời
điểm ban đầu sinh động nhất của sự kiện với những chi tiết tiêu biểu
nhất, gây ấn tượng nhất và sự chứng kiến trực tiếp của công chúng.
- Ghi nhanh luôn xuất hiện sớm nhất khi các sự kiện, sự việc xảy ra, tuy
nhiên tác giả có thể lựa chọn nhân chứng, nhân vật để phỏng vấn lấy ý
kiến chứ không cần phải lấy theo số đông.
- Thơng tin chính xác, nhạy bén.
- Ghi nhanh tập trung phản ánh 1 sự kiện chứ không lan man nhiều vấn đề.
- Cái “tôi” trần thuật trong ghi nhanh được thể hiện rõ và có vai trị hết sức
quan trọng, là nhân tố để quyết định liên kết các chi tiết theo 1 thể thống
nhất. đồng thời tạo ra thần thái của bức phác thảo về sự thật.
- Bút pháp: tường thuật, tả và phỏng vấn kết hợp, đồng thời tác giả cịn
trình bày số liệu cụ thể, hồi tưởng,… để làm rõ vấn đề.
- Gồm 3 phần chính:
+ Nêu sự kiện trung tâm
+ Minh họa, soi sáng sự kiện từ nhiều góc độ khác nhau
+ Tóm lược những nét chính.