TRẮC NGHIỆM LÂM SÀNG TIÊU HOÁ
Một số lưu ý:
* Đối với câu chọn Đ-S thì mỗi câu có nhiều ý với các ý này bạn phải chọn xem là
đúng or sai:
Ví dụ:
14. Vàng da huyết tán (Đ-S):
- Thiếu máu(Đ)
- Vàng da(Đ)
- Lách to(Đ)
- Phân bạc màu(S)
- Nước tiểu vàng(Đ)
Trong các ý sẽ có các ý nhỏ đúng or sai mà bạn phải chọn
Ví dụ:
Viêm: bờ thực quản nhẵn (S), có hình răng cưa nhỏ (Đ), các nếp niêm mạc thô
(Đ), nhỏ (S), sát nhau (S), không có phương hướng rõ ràng (Đ), có khi bị gián
đoạn rõ (S).
* Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các b để củng cố kiến thức nội tiêu hoá.
Thân!
*********************
1. Triệu chứng viêm thực quản (thêm từ, nhóm từ vào câu sau):
- nuốt.
- Co thắt làm cho khó thở vào.
- Đau ngay khi , nóng rát, đau lan ra sau lưng.
- Chảy
- Nôn ra
- Có khi viêm nặng gây rối loạn , loạn nhịp thở, suy tim…
2. Chụp Xquang thực quản viêm có các dấu hiệu (Đ-S):
a. Viêm: bờ thực quản nhẵn (Đ- S), có hình răng cưa nhỏ (Đ-S), các nếp niêm mạc
thô (Đ-S), nhỏ (Đ-S), sát nhau (Đ-S), không có phương hướng rõ ràng (Đ-S), có
khi bị gián đoạn rõ (Đ-S).
b. Loét thực quản: thành thực quản có hình đọng thuốc dài (Đ-S), có quầng phù nề
(Đ-S) ở phía nền (Đ-S) và hình quy tụ niêm mạc (Đ-S), về phía thành đối diện ổ
đọng thuốc có hình giãn rộng (Đ-S).
3. Chẩn đoán viêm thực quản (thêm từ, nhóm từ phù hợp):
Chẩn đoán viêm thực quản dựa vào:
a. Sau các nêu trên bệnh nhân thấy khó
b. Hội chứng Plummer- Vinson: khó nuốt kèm theo cảm giác ở họng.
c. Đau, nóng rát vùng
d. thực quản thấy tổn thương.
4. Biến chứng của viêm thực quản (thêm từ, nhóm từ phù hợp):
a. : đau dữ dội khú trú ở cổ , đau khú trú vùng sau xương ức, thượng vị
, mạch nhanh nhỏ khó thở, nhiệt độ cao 380-390C.
b. màng phổi.
c. Viêm quanh
d. thực quản.
5. Điều trị thực quản viêm (thêm từ, nhóm từ phù hợp):
a. Rử a miệng, thực quản, dạ dày để axid, kiềm gây bỏng, dùng sonde dạ dày
b. Nếu thì dùng dung dịch axid lactic loãng hoặc với nước limonat.
c. Nếu thì dùng dung dịch bicacbonat 2%, cho bệnh nhân uống sữa. Cần
phong bế quanh thận khi bị ngộ độc vì gây tan máu.
6. Kể các yếu tố thuận lợi dẫn tới ung thư thực quản (Đ-S):
a. Nghiện rượu, thuốc lá.
b. Các bệnh viêm cấp tính ống tiêu hoá.
c. ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh trong một thời gian dài
d. Sau bỏng hoặc sau chấn thương thực quản.
e. Sau bệnh túi thừa thực quản, co thắt thực quản
f. Sau nhiễm trùng mạn: lao, giang mai thực quản
g. Sau suy tim.
7. Triệu chứng ung thư thực quản (thêm từ, nhóm từ phù hợp):
Tại chỗ bệnh diễn ra với các triệu chứng:
- Cảm giác và
- Cảm giác vương vướng trong
- : lúc đầu nhưng không đau, về sau kèm theo đau, lúc đầu thức ăn
rấn, về sau lỏng.
- Đau âm ỉ, đè nén dọc theo
- Miệng
- Giọng do u chèn ép vào dây thần kinh quặn ngược.
8. Triệu chứng K thực quản toàn thân (thêm từ, nhóm từ phù hợp):
- Mệt mỏi, kém ăn, , nôn máu.
- sút.
- xanh nhợt.
- Kèm theo dấu hiệu giọng khàn ho như ếch kêu.
- Các dấu hiệu phổi- phế quản:
- Các dấu hiệu : đau ngực, sốt, ho.
- Biểu hiện : cảm giác khó thở ngột ngạt do chèn ép sau xương ức.
- Biểu hiện dạ dày:
9. Các yếu tố nội sinh (Đ-S):
a. Virus, vi khuẩn và độc tố của chúng.
b. Urê máu cao, tăng thyroxin, tăng đường máu.
c. Thuốc aspirin, APC, rượu, chè, cafê…
d. Chấn thương sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh, tim, shock, phổi cấp, xơ
gan.
10. Các yếu tố nội sinh (Đ-S):
a. Các chất ăn mòn: muối kim loại nặng như đồng, kẽm thuỷ ngân, kiềm axid
sunfuric…
b. Các yếu tố nội sinh tràn vào máu gây ra viêm dạ dày cấp, các bệnh nhiễm khuẩn
cấp như cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn…
c. Bỏng, nhiễm phóng xạ ( 1000 R- 2500R), các stress nặng, chấn thương sọ não, u
não…
d. Dị ứng thức ăn tôm, sò,ốc, hến.
11. Viêm dạ dày có thể có các triệu chứng rầm rộ sau (thêm từ, cụm từ phù hợp):
a. Đau vùng cồn cào, nóng rát, có khi ậm ạch khó tiêu.
b. Buồn nôn hoặc , ăn xong , nôn hết.
c. Lưỡi bự, miệng hôi, sốt
d. Gõ đau.
e. Có thể bị
12. Chẩn đoán (+) viêm dạ dày dựa vào (thêm từ, nhóm từ phù hợp):
a. Lâm sàng: đau thượng vị , nóng rát.
b. Xquang: không thấy chỉ thấy
c. Soi dạ dày và sinh thiết:
13. Chẩn đoán phân biệt (Đ-S):
a. Viêm tụy cấp: dựa vào amylaza máu, nước tiểu tăng cao.
b. Thủng dạ dày; thấy liềm hơi khi Xquang ổ bụng
c. Viêm túi mật cấp: sốt, sờ thấy túi mật to
d. Cơn đau cấp của loét dạ dày: Xquang có ổ loét
e. Phân biệt với viêm ruột thừa (sốt, Macburney (+))
f. Phân biệt với sỏi niệu (đái buốt)
14. Vàng da huyết tán (Đ-S):
- Thiếu máu.
- Vàng da.
- Lách to.
- Phân bạc màu.
- Nước tiểu vàng.
15. Vàng da do tắc mật (Đ-S):
- Đau hạ sườn phải lan lên vai phải.
- Sốt, rét run, nóng.
- Khi sốt hết vàng da.
- Phân vàng.
- Nước tiểu trong.
16. Vàng da do viêm gan cấp (Đ-S):
- Sốt.
- Đau hạ sườn phải.
- Vàng da, khi vàng da còn sốt.
- Nước tiểu vàng.
- Phân vàng.
17. ở bệnh nhân vàng da, tắc mật (Đ-S):
- Khó ngủ đêm, ngày ngủ gật.
- Ngứa toàn thân.
- Nhịp tim nhanh.
- Phân vàng.
- Nước tiểu vàng.
18. Xét nghiệm Bilirubin máu (Đ-S):
- Huyết tán: bilirubin trực tiếp tăng.
- Tắc mật: bilirubin toàn phần tăng
- Tắc mật bilirubin gián tiếp tăng
19. Đau bụng xuất hiện khi (Đ-S):
a. Tạng rỗng giãn đột ngột quá mức.
b. Nhu động tạng rỗng co bóp quá mức
c. Màng bụng bị kích thích: thủng dạ dày
d. Kích thích bệnh lý các tạng: áp xe gan, viêm tụy cấp
e. Không rõ lý do: sau ăn như mọi ngày, đau bụng, đi ngoài thì hết
20. Đau do loét dạ dày (Đ-S):
a. Có chu kỳ ăn vào hết đau
b. Đau lan ra sau lưng, sang phải
c. Khi ấn vào điểm thượng vị ngoài còn đau (+)
d. Nôn xong hết đau
21. Đau do giun chui ống mật (Đ-S):
a. Nằm thẳng và ngửa đỡ đau
b. Nằm chổng mông: đau
c. Cho uống nabicacbonat đỡ đau
d. Khi đau bụng có thể nôn ra giun
22. Đau do viêm dạ dày cấp (Đ-S):
a. Đau có chu kỳ
b. Đau lan xuyên
c. ăn vào đỡ đau
d. Đói đỡ đau
e. Gõ vùng thượng vị không đau
23.
- Đau do sỏi niệu: lan lên ngực, lên vai phải (Đ-S)
- Đau do sỏi mật: lan xuống bộ phận sinh dục, đái buốt (Đ-S)
24. Nguyên nhân nào gây bệnh tâm vị không giãn (Đ-S):
- Chấn thương tâm thần
- Bỏng nhiệt, hoá chất
- Viêm niêm mạc thực quản
- Loét thực quản
- Xước thực quản
- Các bệnh nhiễm trùng: cúm, sốt, bạch hầu
- Trào ngược dạ dày, thực quản
25. Triệu chứng nào gặp trong bệnh tâm vị không giãn (Đ-S):
- Nuốt khó: lúc đầu với thức ăn rắn về sau với cả thức ăn lỏng
- Đau ngực: đau dưới mũi ức, lan ra sau lưng
- Cảm giác đè ép, tức ngực
- ợ, trớ
- Nôn
- Xquang có hình ảnh giãn to thực quản và thắt hẹp tâm vị nhất thời làm đầu dưới
thực quản nhọn như hình thoi
- Soi thực quản: phát hiện được đoạn hẹp của thực quản
26. Triệu chứng nào gặp trong viêm thực quản (Đ-S):
- Khó nuốt
- Đau nóng rát ngay sau khi nuốt, nóng rát lan ra sau lưng
- Co thắt cổ họng làm khó hít vào
- Chảy nước bọt
- Nôn ra máu
- Có khi viêm nặng gây rối loạn tim mạch, loạn nhịp thở, suy kiệt cơ thể
- Xquang thực quản: thấy viêm hoặc loét
- Soi thực quản: thấy niêm mạc đỏ, mạch máu cương tụ có những mảng biểu mô
bong ra thấy ổ loét, ổ hoại tử
27. Các biến chứng của viêm thực quản (Đ-S):
- Thủng
- Hội chứng Plummer- Vinson (nuốt khó kèm theo cảm giác đè nén ở họng)
- Đau nóng rát vùng giữa ức
- Xquang thực quản thấy tổn thương
- Viêm màng phổi
- Viêm màng tim
- Viêm quanh thực quản
- Hẹp thực quản
28. Triệu chứng lâm sàng (thêm nhóm từ):
a. Cảm giác , ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ, cảm thấy đắng miệng vào (buổi sáng),
buồn nôn, nôn thất thường.
b. Nóng rát vùng thượng vị xuất hiện đặc biệt rõ sau khi ăn uống một số thứ
như gia vị chua cay hoặc ngọt.
c. Đau vùng thượng vị không dữ dội thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ thường
xuyên tăng lên
e. Thực thể: thể trạng gầy chút ít hoặc bình thường, da , có vết ấn của trên rìa
lưỡi, lở loét chảy máu Lưỡi , đau tức vùng thượng vị khi
29. Xét nghiệm dịch vị (thêm nhóm từ phù hợp):
a. Trong viêm dạ dày nồng độ acid clohydric giảm nhưng khối lượng dịch tiết
bình thường hoặc hơi tăng.
b. Trong viêm dạ dày: lượng dịch tiết và nồng độ acid clohydric giảm nhiều dẫn
tới vô toan.
30. Xquang viêm dạ dày (Đ-S):
a. Hình ảnh các nếp niêm mạc thô
b. Niêm mạc thô đồng đều
c. Bờ cong lớn nham nhở
d. Bờ cong lớn có hình răng cưa
31. Nội soi phát hiện được các thể (thêm nhóm từ phù hợp):
a. : thường có tăng tiết, niêm mạc xung huyết, phù nề đôi khi xuất huyết lốm
đốm.
b. : ngoài viêm dạ dày thể phì đại thực thụ có nếp niêm mạc thô to còn có thể
nổi cục, thể khảm, thể polyp, thể giả u, cần phân biệt với ung thư.
c. : các tổn thương ở niêm mạc hình tròn, nông có bờ rõ.
d. : mới đầu niêm mạc phẳng, không mượt về sau dần mất nếp, teo, nhạt màu).
32. Hình ảnh mô học của viêm dạ dày mạn thể nông (Đ-S):
a. Lớp đệm xung huyết, phù nề
b. Xâm nhiễm tế bào viêm
c. Tróc biểu mô
d. Các tuyến vẫn bình thường về số lượng và hình thái
33. Hình ảnh mô bệnh học viêm teo dạ dày (Đ-S):
a. Rất ít bạch cầu trong tổ chức đệm
b. Giảm số lượng tuyến và các tuyến teo nhỏ
34. Hình loạn sản ruột (Đ-S):
a. Nếu các tế bào tuyến của dạ dày có hình thái giống như tế bào tuyến của ruột
b. Là thể nhẹ hơn của viêm teo dạ dày
35. Tiến triển của viêm dạ dày mạn (Đ-S):
a. Viêm dạ dày mạn tiến triển nhanh
b. Hình thái niêm mạc thay đổi mau lẹ từ viêm phì đại tới viêm teo (Đ-S) thể teo
đơn thuần, thể teo loạn sản(Đ-S)
36. Các biến chứng của viêm dạ dày mạn (Đ-S):
a. Ung thư dạ dày
b. Xuất huyết tiêu hoá
c. Viêm quanh dạ dày, tá tràng
d. Viêm túi mật mạn
e. Viêm tụy mạn
f. Viêm ruột thừa cấp
37 Ngoài việc điều trị các thuốc viêm dạ dày mạn cần điều trị các bệnh kết hợp
(Đ-S):
a. Viêm nhiễm ở răng, miệng
b. Viêm tai, mũi họng
c. Tẩy giun, sán
38. Sự thường gặp loét dạ dày- tá tràng (Đ-S):
a. Loét dạ dày tá tràng là bệnh ít phổ biến trong các bệnh tiêu hoá
b. Mọi lứa tuổi đều gặp biểu hiện loét dạ dày tá tràng (Đ-S) nhưng hay gặp ở tuổi
già và trẻ (Đ-S).
c. Nam giới hay gặp nhiều hơn nữ giới
d. Thành thị gặp ít hơn ở nông thôn
e. Thời chiến tranh gặp ít hơn ở thơì bình
f. Loét tá tràng gặp nhiều hơn loét dạ dày
39. Các yếu tố thuận lợi gây bệnh (Đ-S):
a. Yếu tố thần kinh: các kích thích thần kinh căng thẳng quá mức kéo dài
b. ăn uống quá nhiều dinh dưỡng như đạm, vitamin (Đ-S), giờ giấc ăn không hợp
lý (Đ-S), uống rượu nhiều, ăn giấm ớt nhiều (Đ-S), thức ăn nấu nhừ quá (Đ-S).
40. Giải phẫu bệnh (thêm từ, nhóm từ phù hợp):
a. ổ loét loét mới: ổ loét có hình tròn hoặc hình bầu dục, miệng rộng, đáy thu
nhỏ dần, quanh ổ loét có phản ứng viêm xung huyết, mềm mại.
b. ổ loét : quá trình xơ phát triển mạnh, đáy ổ loét rộng, quanh bờ ổ loét trở nên
dúm dó, cứng chắc.
41. Triệu chứng lâm sàng (Đ-S):
a. Đau:- Thượng vị: + Loét dạ dày đau khi đói (Đ-S).
+ Loét hành tá tràng đau khi no (Đ-S).
- Đau lan xuyên ra sau lưng, sang phải: loét hành tá tràng (Đ-S). Đau lan lên ngực,
sang trái: loét dạ dày (Đ-S).
- Điểm đau (+) khi có cơn đau là điểm thượng vị gặp trong loét dạ dày (Đ-S).
Điểm đau (+) là môn vị hành tá tràng gặp trong loét hành tá tràng (Đ-S).
b. Rối loạn tiêu hoá:
- Đi ngoài hay táo gặp trong loét dạ dày (Đ-S).
- Đi ngoài phân lỏng hay gặp trong loét hành tá tràng (Đ-S).
42. Biến chứng của loét (Đ-S):
a. Loét dạ dày:
- Thủng
- Hẹp môn vị
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết
- Ung thư không gặp
b. Loét hành tá tràng:
- Thủng
- K hoá
- Hẹp môn vị
- Viêm quanh tá tràng
- Xuất huyết tiêu hoá
43. Nêu các nguyên tắc điều trị bệnh loét (thêm các từ, nhóm từ cần thiết):
a. ( ): nghỉ ngơi, ăn uống, thuốc men.
b. ( ): đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian.
c. ( ): không máy móc rập khuôn cho mọi bệnh nhân giống nhau.
44. Kể các nhóm thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng (Đ-S):
a. Giảm tiết, giảm toan:
- Atropin
- Belladon
b. Thuốc ức chế thụ cảm thể H2 tại dạ dày:
- Cimetidin.
- Ranitidin
- Nisatidin
- Omeprazon
- Trymo (
c. Băng se niêm mạc:
- Denol
- Maalox
- Histidin
45. Các thuốc nam y (Đ-S):
- Mật ong
- Lá khôi
- Cao dạ cẩm
- Chè dây
- Đơn số 12
- Chuối tiêu
46. Sự thường gặp của ung thư dạ dày (Đ-S):
a. Tuổi thường gặp: 50-60 tuổi
b. Giới nữ gặp nhiều hơn nam: tỉ lệ nữ /nam là 2/ 1,5
c. Cơ địa dễ bị ung thư dạ dày:
- Người có nhóm máu B
- Người có viêm dạ dày thể teo
- Bệnh polyp to trên 2cm
- Yếu tố gia đình: gia đình có người bị ung thư tỉ lệ gặp ung thư dạ dày gấp 4 lần
gia đình không có người bị ung thư
47. Triệu chứng cơ năng của ung thư dạ dày (Đ-S):
a. Các rối loạn tiêu hoá:
- Đầy bụng sau ăn, khó tiêu, lúc đầu thỉnh thoảng, sau liên tục
- ăn ngon miệng
- Buồn nôn và nôn sau khi ăn
b. Đau: mất chu kỳ
c. Thiếu máu đơn thuần, ỉa phân đen
d. Suy nhược, mệt mỏi, cân không sút
e. Sốt dai dẳng không tìm được lý do cụ thể
48. Triệu chứng thực thể của K dạ dày:
a. Có khối u ở trên rốn hoặc ngang rốn.
b. Các triệu chứng do biến chứng gây ra (thêm nhóm từ):
- ( ): nôn ra thức ăn cũ.
- ( ): bụng cứng như gỗ, choáng, mất vùng đục trước gan.
- ( ): nôn máu ỉa phân đen.
c. Các dấu hiệu của di căn ung thư dạ dày (thêm nhóm từ):
- ( ): gan to, mặt gan lổn nhổn.
- ( ): sờ thấy hạch ở hố thượng đòn trái.
49. Triệu chứng Xquang ung thư tâm vị và phình vị có hình ảnh (thêm từ):
a. ở đoạn cuối thực quản và tâm vị có ( ) lam nham, khúc khuỷu.
b. Đổi hướng của luồng ( ) khi đi qua tâm vị.
c. Thay đổi góc ( ).
d. Dấu hiệu Hammer: chụp với cản quang kép thấy rõ ( ) qua tâm vị giống như
nước suối tràn lên các hòn đá ở lòng suối.
e. Mất hơi ở phình vị: do thiểu năng ( ) làm thoát hơi ra ngoài.
f. Có hình ( ) ở phình vị trong tư thế Trendelenburg hoặc có sự tăng khoảng
cách giữa hình hơi ở phình vị và vòm hoành.
50. Triệu chứng nội soi của ung thư dạ dày (thêm cụm từ, từ cần thiết):
a. Thể loét: thường là một số ( ) loét sùi, ( ) méo mó, không đều, đáy bẩn,
( ), bờ cao, dày, nham nhở, có nhiều hạt to nhỏ ( ), thường có chảy máu trên
bờ ( ), niêm mạc xung quanh ổ loét nhạt màu và nếp ( ) “đứng lại” ở cách xa
ổ loét.
b.Thể sùi: thường là một ( ) sù sì, to nhỏ không đều, không có cuống, trên mặt
và giữa các ( ) có đọng chất hoại tử lẫn với dịch nhầy ( ). Đáy và niêm mạc
xung quanh các ( ) đều cứng và không có ( ).
51. Chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn sớm (Đ-S):
Dựa vào các triệu chứng cơ năng, thực thể:
- Bệnh nhân trên 40 tuổi
- Đột nhiên ăn khó tiêu
- Đau vùng thượng vị dữ dội
- Đau có chu kỳ rõ
- Mệt mỏi
- ỉa táo (
- Thiếu máu
52. Chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn muộn (Đ-S):
- Có khối u vùng thượng vị
- Khối u di động dễ dàng
- Đã di căn: + Hạch Troisier (Đ-S).
+ Hạch nách (Đ-S).
+ Hạch bẹn (Đ-S).
- Xquang, nội soi đã rõ tổn thương ung thư
53. Sự thường gặp (Đ-S):
- Xuất huyết tiêu hoá là cấp cứu nội- ngoại khoa
- Nữ gặp nhiều hơn nam
- Tuổi hay gặp 20-50 tuổi
- Gặp khi thay đổi thời tiết: xuân- hè- thu- đông
- Cảm cúm
- Sau khi uống corticoid (
- Chấn động mạnh tinh thần, quá bực tức, quá lo nghĩ
54. Các nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá (Đ-S):
- Loét dạ dày- tá tràng
- Rối loạn chức năng dạ dày
- Ung thư dạ dày
- Viêm dạ dày
- Do suy gan
- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa
- Bệnh đường mật
- Bệnh máu
- Sau chấn thương sọ não
- Sau suy hô hấp nặng
- Sau suy thận nặng
- Sau bỏng nặng
- Rối loạn chức năng đại tràng
- Hẹp tâm vị
55. Xuất huyết tiêu hoá có tiên lượng tốt (Đ-S):
a. Nôn máu hoặc ỉa phân đen với khối lượng ít.
b. Đo huyết áp và sờ mạch bệnh nhân 3h / lần trong 24h nếu mạch huyết áp dao
động
c. Xét nghiệm hồng cầu, Hb, hematocrit 3h/lần, các xét nghiệm lần sau tăng lên so
với lần trước
d. Toàn trạng bệnh nhân tỉnh táo, dễ chịu, đái nhiều, có cảm giác đói, thèm ăn
e. Không nôn nữa, phân đóng khuôn, cuối bãi có màu vàng
56. Xuất huyết tiêu hoá tiên lượng dè dặt (Đ-S):
- Nôn ra máu, ỉa phân đen với số lượng lớn kéo dài
- Đo huyết áp, sờ mạch bệnh nhân 3h/lần trong 24h, nếu mạch huyết áp không dao
động ổn định
- Xét nghiệm hồng cầu, Hb, hematocrit 3h/lần các xét nghiệm lần sau cao hơn lần
trước
- Toàn trạng: mệt, hoảng hốt, vật vã, đái ít, vô niệu
- Đã điều trị rất tích cực, được truyền máu cùng nhóm, máu tươi 500-1000ml mà
bệnh nhân vẫn tiếp tục nôn máu, ỉa phân đen nhiều lần
Bệnh sau cắt đoạn dạ dày.
57. Sự thường gặp (Đ-S):
a. Sau nối vị tràng:
- Thế giới gặp: 30-35% (Đ-S)
- Việt Nam gặp: trên 30% (Đ-S)
b.Sau cắt 2/3 dạ dày: 2-3%
c. Sau cắt dạ dày và cắt dây X: 10%
d. Sau cắt dây X, nối vị tràng hoặc mở thông môn vị 4%
58. Nguyên nhân (thêm nhóm từ cho đầy đủ):
a. Do cắt đoạn chưa đủ (2/3) dạ dày còn để lại nhiều phần dạ dày tiết ( ).
b.Do cắt chưa đủ hết 2 thân dây ( ) sau cắt dây X và cắt hang vị.
c.Do u Adenome của tuyến ( ) “hội chứng Zollinger- Ellison” loại u này gây tăng
tiết, còn u tụy thì còn loét tái phát.
d.Do chỉ cắt bỏ ổ loét nhưng còn để lại phần ( ) , còn niêm mạc hang vị còn tiết
( ) kích thích tiết HCl.
59. Triệu chứng (Đ-S):
a. Đau do loét miệng nối có đặc điểm:
- Đau giảm hơn trước khi mổ
- Đau khu trú bên trái đường trắng giữa, ngang rốn hoặc thấp hơn
- Đau nhiều hơn khi ấn vùng ngang rốn phía bên trái
b. Nôn: thường đi kèm với đau. Tính chất nôn gần giống như hẹp môn vị
c. Nội soi bằng ống mềm: thấy tổn thương loét vùng miệng nối
60. Điều trị (Đ-S):
a. Nếu đau không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, công tác thì điều trị nội khoa như
loét hành tá tràng
b.Nếu trước đây nối vị tràng thì mổ lại cắt dây X
c.Nếu cắt 2/3 dạ dày thì mổ lại kết hợp cắt 2 nhánh dây X đi vào dạ dày
61. Lâm sàng thể xơ gan còn bù tốt (Đ-S):
a. Cơ năng:
- Rối loạn tiêu hoá: ăn không tiêu, đầy bụng, chướng hơi
- Đau dữ dội vùng hạ sườn phải
- Chảy máu cam không rõ nguyên nhân
- Nước tiểu trong
- Suy giảm tình dục: nam liệt dương, nữ vô kinh, vô sinh
b.Thực thể:
- Có gan hơi to và chắc, lách to hơi quá bờ sườn
- Có sao mạch ở lưng, ngực, bàn tay son
- Lông ở nách, bộ phận sinh dục bình thường
- Móng tay khô trắng
- ở nam giới tinh hoàn teo nhẽo, vú to (
62. Lâm sàng của xơ gan còn bù (Đ-S):
a. Toàn thân:
- Gầy sút nhiều
- Chân tay khẳng khiu
- Huyết áp cao
b. Cơ năng:
- Rối loạn tiêu hoá từng đợt
- Mệt mỏi thường xuyên, ít ngủ, giảm trí nhớ
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng
c. Thực thể:
- Da mặt hồng hào
- Nhiều đám xuất huyết ở bàn chân, tay, vai, ngực
- Có cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ
- Gan thường teo, chắc, bờ sắc, mặt gan có u cục
- Phù 2 chân
- Lách to hơn bình thường
63. Thời gian sống thêm cho các bệnh nhân xơ gan mất bù như sau tuỳ theo thể
bệnh (Đ-S):
- Xơ gan do rượu và virus sống thêm:
8 năm
4 năm
2 năm
- Xơ gan mật thứ phát sống thêm:
6 năm
8 năm
10 năm
- Xơ gan mật tiên phát sống thêm:
10 năm
7 năm
64. Dự phòng xơ gan (Đ-S):
a. Phòng ngừa viêm gan virus B, C
b.Chống thói quen uống rượu
c.Chế độ ăn uống đủ chất
d.Phòng nhiễm sán lá gan nhỏ: không ăn cá sống
e.Điều trị tốt các bệnh đường mật
g.Thận trọng khi dùng các thuốc có thể gây hại cho gan
h.Dự phòng và điều trị tốt các bệnh viêm gan cấp, mạn
65. Để xác định viêm gan mạn có 2 yếu tố sau (Đ-S):
a. Về thời gian: tình trạng tổn thương gan viêm:
- Trên 4 tháng
- Trên 6 tháng
- Trên 9 tháng
b. Tổn thương bệnh lý:
+ Chủ yếu là thâm nhiễm ở khoảng cửa và quanh khoảng cửa:
- Bạch cầu đa nhân trung tính
- Bạch cầu đơn nhân, lympho
+ Thoái hoá tế bào nhu mô gan nặng nhẹ tuỳ theo loại bệnh:
- Có thể có xơ hoá Fibrosis nhất định
- Cấu trúc tiêu thuỳ gan đảo lộn
- Chưa có u cục tận tạo gan
66. Triệu chứng lâm sàng của viêm gan mạn tồn tại (Đ-S):
+ Hoặc nhiều bệnh không có triệu chứng lâm sàng
+ Có bệnh nhân thấy:
- Hơi đau tức hạ sườn phải
- Chán ăn, buồn nôn
- Mệt mỏi, sút cân không rõ lý do
- Không đau đầu trí nhớ tốt, ngủ tốt
- Gan to dưới hạ sườn phải 4,5cm, mật độ mềm
- Không có lách to
- Không có tuần hoàn bàng hệ
- Không phù nề
- Có sao mạch
- Có bàn tay son
67. Hoá sinh viêm gan tồn tại (Đ-S):
- Chức năng gan bất thường:
+ Phosphataza kiềm tăng
+ Bilirubin tăng
- Men gan SGOT, SGPT tăng cao gấp 5 lần bình thường
- Nghiệm pháp BSP rối loạn nhẹ
- Globulin miễn dịch IgA, IgM tăng mạnh, kéo dài
- Điện di albrumin bình thường, gamma globulin tăng nhẹ
- Không có kháng thể kháng cơ trơn, kháng nhân…
- Kháng nguyên HBs (AgHBs) có thể (+)
68. Tiến triển và tiên lượng viêm gan mạn tồn tại (Đ-S):
a. Viêm gan mạn tồn tại thường là nhẹ (Đ-S):
- Tiên lượng tốt (Đ-S).
- Không tiến tới xơ gan (Đ-S).
- Sau nhiều năm có thể hồi phục, lành hẳn (Đ-S).
b.Viêm gan mạn tồn tại có thể trở thành viêm gan mạn tấn công (Đ-S):
- Người viêm gan mạn tồn tại uống rượu nhiều (Đ-S).
- Bội nhiễm thêm HBV, virus Delta, virus C… (Đ-S).
- Những người viêm gan mạn tồn tại vcó xét nghiệm HbsAg (+) tiên lượng tốt hơn
người viêm gan mạn thể tồn tại có xét nghiệm HbsAg (-)
69. Điều trị viêm gan mạn thể tồn tại (Đ-S):
a. ăn uống đủ chất bổ: đạm, vitamin (Đ-S), tăng mỡ (Đ-S).
b. Dùng corticoid (S) chỉ cần cho vitamin B1, C, nhuận mật (Đ-S).
c. Nghỉ ngơi trong đợt tiến triển (Đ-S).
d. Khám định kỳ 6-12 tháng / lần (Đ-S).
70. Giải phẫu bệnh viêm gan mạn hoạt động (thêm nhóm từ phù hợp):
a. Khoảng cửa bị thâm nhiễm dày đặc các tế bào ( ) làm cho khoảng cửa ( )
thâm nhiễm phát triển vào trong ( ) gan.
b. Hoại tử tế bào gan ở rìa khoảng cửa, lớp tế bào giới hạn bị ( ) từng chỗ tạo
nên hình ảnh nham nhở ở rìa khoảng cửa, hoại tử kiểu ( ).
71. Giải phẫu bệnh viêm gan mạn hoạt động (thêm nhóm từ phù hợp):
a. Nội thuỳ gan có hoại tử từng ổ quanh các tĩnh mạch ( ) với những biểu hiện tái
tạo của gan như: tế bào gan xếp thành hình ( ) hay hình giả ( ), ở những trường
hợp nặng có thể thấy hình ảnh tế bào ( ) xếp thành ( ) nhiều thuỳ.
b. Các vách ngăn mô ( ) lan toả như các ngón tay, lan từ các khoảng cửa vào sâu
trong ( ) gan.
c. Có thể thấy trên cùng một mảnh ( ) có hình ảnh viêm gan mạn hoạt động và
hình ảnh ( ) gan.
72. Triệu chứng lâm sàng của viêm gan mạn hoạt động (thêm từ, nhóm từ phù
hợp):
a. ( ): tương tự như triệu chứng viêm gan mạn thể tồn tại nhưng ở mức độ nặng
nề hơn, kéo dài hơn. Ngoài ra thấy vàng da, phù nề có khi chảy máu.
b.( ): mất kinh, ỉa lỏng có máu do viêm loét đại tràng kết hợp, tràn dịch phế
mạc, thiếu máu, suy thận, khô giác mạc, khô miệng.
73. Các xét nghiệm viêm gan mạn hoạt động (Đ-S):
a. Sinh hoá gan:
- Gros, Maclagan (-) (Đ-S).
- Men transaminaza tăng gấp 5 lần chỉ số bình thường (Đ-S.
- Bilirubin máu giảm trong đợt tiến triển (Đ-S).
- Phosphataza kiềm giảm nhẹ (Đ-S).
- Gamma globulin tăng cao vượt 25% có khi lên 70% (Đ-S).
- Tỷ lệ prthrombin thường giảm giai đoạn muộn (Đ-S).
b. Xét nghiệm miễn dịch:
- Globulin miễn dịch tăng nhất là IgG (Đ-S).
- ở một số bệnh nhân tìm thấy HbsAg và HbeAg trong huyết thanh (Đ-S).
- Có thể không thấy kháng thể kháng cơ trơn, kháng thể kháng nhân hoặc kháng
thể kháng ti lạp thể (Đ- S).
74. Kể các phương pháp thăm dò với viêm gan mạn hoạt động để có được các hình
ảnh tổn thương sau (thêm đoạn từ cho đủ):
a. ( ): gan to hơn bình thường, màu sắc loang lổ, chỗ nhạt màu, chỗ đỏ rực, mặt
gan nhăn nheo ở những trường hợp nặng gần như nổi cục dễ nhầm với xơ gan.
b. ( ): có hình ảnh mô bệnh học đã nói kỹ trong phần giải phẫu bệnh lý.
c. ( ): kích thước gan tăng nhưng nhu mô gan chưa có biến đổi rõ rệt.
Ung thư gan nguyên phát.
75. Sự thường gặp và yếu tố liên quan K gan nguyên phát (Đ-S):
- Tỉ lệ mắc K gan: 5-6% tổng số các K (Đ-S).
- Tuổi hay gặp: trên 70 tuổi (Đ-S).
- Nam gặp ít hơn nữ (Đ-S).
- Các yếu tố liên quan:
+ Nấm mốc: aflatoxin và luteoskynin … (Đ-S).
+ Virus B, C (Đ-S).
- Các chất độc, hoá chất:
+ Chất da cam (2,4.5T và 2,4D) (Đ-S).
+ Chất trắng (2-4D picbrem) (Đ-S).
+ Chất xanh (muối axenic) (Đ-S).
- Vai trò tiền ung thư gan: 65-80% K gan gây ra sau xơ gan (Đ-S).
- Một số yếu tố đang tiếp tục nghiên cứu:
+ Dinh dưỡng kém (Đ-S).
+ Giống người (Đ-S).
+ Vấn đề di truyền (Đ-S).
76. Một số triệu chứng khêu gợi K gan khởi phát (Đ-S):
- Rối loạn tiêu hoá nhẹ: ăn ít, chậm tiêu có thể có bệnh nhân ăn nhiều lên nhưng
không béo mà lại gầy đi (Đ-S).
- Tức nặng hay hơi đau vùng hạ sườn phải đây là triệu chứng sớm thường được
chú ý (Đ-S).
- Gầy sút cân, mệt mỏi rõ lý do (Đ-S).
- Tình cờ sờ thấy có một khối u vùng hạ sườn phải. Toàn trạng vẫn bình thường vì
có một khối u nên bệnh nhân đi khám (Đ-S).
- Hoặc bệnh nhân khám bệnh vì lý do khác, qua khám xét toàn thân thầy thuốc
phát hiện gan to (Đ-S).
77. Giai đoạn toàn phát của K gan nguyên phát các triệu chứng sau thuộc nhóm
triệu chứng cơ năng hay thực thể (thêm các nhóm từ):
a. ( ):
- Rối loạn tiêu hoá: bụng có thể chướng to, sau ăn thấy tức bụng đầy hơi, đôi khi
có buồn nôn, nôn.
- Mệt mỏi tăng nhiều, không lao động được, gầy sút cân nhanh 5-6kg/ tháng.
- Đau tức vùng hạ sườn phải có khi đau dữ dội như cơn đau quặn gan nhưng
thường xuyên liên tục hơn.
b. ( ):
- Gan to toàn bộ hay một phần, cứng mặt ghồ ghề, ấn đau, di động hạn chế.
- Lách không sờ thấy hoặc đôi khi thấy dưới bờ sườn trái 2-3cm chắc.
- Có thể có cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ.
- Gầy, cơ bắp teo nhỏ, suy kiệt.
- Da vàng rơm, xanh bủng, vàng bẩn.
- Phù, xuất huyết, sao mạch, bàn tay son.
- Có cơn đau bụng như viêm phúc mạc cấp.
78. Các kỹ thuật chẩn đoán nào cho biết các hình ảnh tổn thương K gan nguyên
phát dưới đây (thêm cụm từ phù hợp):
a. ( ): bóng gan to, vòm hoành phải lên cao, di động cơ hoành kém.
b. ( ): cho biết khu vực tăng tưới máu hoặc hình ảnh biến dạng của thân động
mạch lớn trong gan.
c. ( ): cho biết vị trí tổn thương của u, K gan.
d. ( ): tìm khối u tăng âm, giảm âm.
e. ( ): thấy trên mặt gan có u cục to, nhỏ màu trắng ngà, xung quanh khối u có
mạch máu nổi rõ (tăng tưới máu), hoặc trên mặt gan có u cục sần sùi như hoa
suplơ hoặc như chùm nho dễ chảy máu. Kết hợp sinh thiết làm mô bệnh học.
f. ( ): định lượng alphafeto Protein (AFP).
Bình thường AFP< 5ng/ml. Trong K gan AFP> 100ng/ml.
Arginaza bình thường Arginaza >120 UI, trong K gan Arginaza giảm < 30UI.
79. Chẩn đoán xác định K gan nguyên phát dựa vào (Đ-S):
Lâm sàng:
a. Gan to chậm, mềm, trên mặt gan không có u cục to cứng (Đ-S).
b. Cơ thể suy sụp chậm 1-1,5kg/1 năm, ăn uống bình thường (Đ-S).
c. Đau vùng mũi ức (Đ-S).
80. Dựa vào các xét nghiệm nghi ngờ K gan nguyên phát (Đ-S):
a. U gan cứng kết hợp AFP> 100ng/ml (Đ-S).
b. U gan kết hợp với sinh thiết gan có tế bào ung thư (Đ-S).
c. U gan kết hợp với Arginaza <30 đơn vị quốc tế (Đ-S).
81. Nhờ các kỹ thuật nào để phân biệt K gan với các bệnh khác của gan (thêm từ,
nhóm từ thích hợp):
a. U nang gan gan ( ).
b. áp xe gan ( ).
c.Xơ gan phì đại ( ).
d.Gan to ứ mật ( ).
e.Giang mai gan ( ).
g.Lao gan ( )
h.Gan to trong bệnh tim ( ).
j.U nang sán, u máu, nấm gan ( )