Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên Apatit Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.36 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG THỊ KHUYÊN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN APATIT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG THỊ KHUYÊN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN APATIT VIỆT NAM

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8.34.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ LOAN

THÁI NGUYÊN - 2020



i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân và không
sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của
riêng mình. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết
quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung
thực chưa từng được ai công bố trước đây. Tác giả hồn tồn chịu trách nhiệm
về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020
Tác giả

ĐẶNG THỊ KHUYÊN


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn với đề tài “Nâng cao chất lượng nhân lực tại
công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam”.
Tôi xin cảm chân thành cảm ơn TS. Vũ Thị Loan - Người hướng dẫn
khoa học đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện đề tài; Cảm ơn
các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo và các thầy cô
giáo của Trường Đại Học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã giúp đỡ tôi trong
học tập và nghiên cứu;
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ quản lý, nhân viên của Công
ty TNHH MTV Apatit Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong nghiên
cứu thực tiễn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hồn thiện bản luận văn, tuy nhiên do trình
độ của bản thân học viên nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót,
rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.


Tác giả

ĐẶNG THỊ KHUYÊN


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 4
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NHÂN LỰC ..................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nhân lực ......................................... 5
1.1.1. Khái niệm về nâng cao chất lượng nhân lực ........................................... 5
1.1.2. Vai trò của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.................................... 6
1.1.3. Nội dung nâng cao chất lượng nhân lực ................................................. 7
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng lao động .................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng nhân lực .................................... 17
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nhân lực tại một số công ty ........... 17
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công ty TNHH một thành viên Apatit
Việt Nam ......................................................................................................... 20

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 22
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 22
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin ............................................. 24


iv
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 25
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu về cơng tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng nhân lực .... 25
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.................. 25
2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu về chế độ chính sách................................................. 25
2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu về nâng cao chất lượng thực hiện công việc ........... 26
Chương 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN APATIT VIỆT NAM ...... 27
3.1. Tổng quan về công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam .............. 27
3.1.1. Khái quát về công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam ............ 27
3.1.2. Tổ chức bộ máy và cơ cấu nguồn nhân lực của công ty TNHH một
thành viên Apatit Việt Nam ............................................................................ 28
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH một thành viên
Apatit Việt Nam .............................................................................................. 37
3.2. Thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty TNHH một thành
viên Apatit Việt Nam ...................................................................................... 39
3.2.1. Cơng tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng nhân lực ..................................... 39
3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ................................................................. 45
3.2.3. Chế độ chính sách ................................................................................. 52
3.2.4. Nâng cao chất lượng thực hiện công việc ............................................. 56
3.3. Các yếu tố tới nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty TNHH một thành
viên Apatit Việt Nam ...................................................................................... 57
3.3.1. Chất lượng hệ thống giáo dục- đào tạo và y tế ..................................... 57

3.3.2. Xu hướng phát triển của thị trường lao động ........................................ 60
3.3.3. Điều kiện mơi trường làm việc ............................................................. 61
3.3.4. Chính sách khen thưởng phi tài chính, khuyến khích người lao động . 62
3.3.5. Mối quan hệ giữa các nhân viên ........................................................... 64
3.4. Đánh giá chung về hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty
TNHH một thành viên Apatit Việt Nam ......................................................... 66


v
3.4.1. Thành tựu .............................................................................................. 66
3.4.2. Hạn chế.................................................................................................. 67
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 68
Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN APATIT VIỆT NAM .............. 70
4.1. Phương hướng và mục tiêu nâng chất lượng nhân lực của công ty TNHH
một thành viên Apatit Việt Nam ..................................................................... 70
4.1.1. Mục tiêu................................................................................................. 70
4.1.2. Phương hướng ....................................................................................... 71
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của công ty TNHH một thành
viên Apatit Việt Nam ...................................................................................... 72
4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng người lao
động ................................................................................................................. 72
4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo .................................................. 75
4.2.3. Nâng cao chất lượng môi trường làm việc ............................................ 78
4.2.4. Nâng cao sự đồn kết gắn bó giữa các nhân viên trong công ty........... 79
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84
Phụ lục ............................................................................................................ 86



vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thực trạng nguồn nhân lực của công ty TNHH một thành viên
Apatit Việt Nam .............................................................................. 36
Bảng 3.2: Tình hình kinh doanh của cơng ty TNHH một thành viên Apatit
Việt Nam trong giai đoạn 2015- 2019 ............................................ 39
Bảng 3.3: Công tác tuyển dụng tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt
Nam giai đoạn 2015- 2019.............................................................. 40
Bảng 3.4: Đánh giá của nhân viên về kế hoạch đào tạo ................................. 47
Bảng 3.5. Đánh giá của nhân viên về công tác đánh giá sau đào tạo ............. 51
Bảng 3.6: Mức độ hài lòng của người lao động về chất lượng của lớp nâng
cao kỹ năng làm việc nhóm ............................................................ 57
Bảng 3.6: Đánh giá của nhân viên về điều kiện mơi trường làm việc tại khu
vực hành chính ................................................................................ 61
Bảng 3.7: Đánh giá của nhân viên về điều kiện môi trường làm việc tại khu
vực khai thác ................................................................................... 62
Bảng 3.8: Đánh giá về hoạt động văn hóa, nghệ thuật ................................... 63
Bảng 3.9. Đánh giá của nhân viên về mối quan hệ với lãnh đạo .................... 66


vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Công ty.............................. 28

Biểu đồ 3.1. Đánh giá của nhân viên về chất lượng công tác tuyển dụng ...... 42
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của nhân viên về thông tin tuyển dụng ....................... 43
Biểu đồ 3.3: Đánh giá của nhân viên về sự phù hợp giữa vị trí cơng việc đang
làm và chun ngành đào tạo........................................................ 44
Biểu đồ 3.4: Đánh giá của nhân viên về chất lượng nhân viên làm công tác

tuyển dụng..................................................................................... 45
Biểu đồ 3.5: Đánh giá của nhân viên về xác định nhu cầu đào tạo ................ 46
Biểu đồ 3.6. Đánh giá của nhân viên về sự phối hợp của các bộ phận trong
công tác đào tạo ............................................................................ 48
Biểu đồ 3.7. Đánh giá của nhân viên về chất lượng giáo viên........................ 49
Biểu đồ 3.8. Đánh giá của nhân viên về chất lượng công tác đào tạo ............ 50
Biểu đồ 3.9. Đánh giá của nhân viên về áp dụng bài học vào thực tiễn ......... 51
Biểu đồ 3.10: Mức tiền lương bình quân trên đầu người tại công ty Apatit... 53
Biểu đồ 3.11. Đánh giá của nhân viên về chính sách tiền lương .................... 53
Biểu đồ 3.12. Đánh giá của nhân viên về chính sách liên quan tới cơng tác đào
tạo, bồi dưỡng ............................................................................... 54
Biểu đồ 3.13. Đánh giá của nhân viên về chính sách cải thiện mơi trường làm
việc cho người lao động ................................................................ 55
Biểu đồ 3.14. Người lao động tham gia lớp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm
....................................................................................................... 56
Biểu đồ 3.15. Đánh giá của nhân viên về mối quan hệ với đồng nghiệp ....... 65


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tồn cầu hóa và hội nhập đang là xu hướng phát triển kinh tế của tất
cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trong thời gian qua,
Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế lớn tổ chức thương mại thế giới
– WTO (World Trade Organization), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC),
diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và ký kết nhiều
hiệp định thương mại lớn như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP), hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam và hiệp
định thương mại tự do với một số nước phát triển như Canada, Nhật Bản,
Úc… Những hiệp định thương mại này đã mang lại cho các doanh nghiệp

của Việt Nam nhiều cơ hội phát triển thương mại, giao thương, thu hút vốn
đầu tư… Tuy nhiên, bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập này cũng khiến các
doanh nghiệp gặp khơng ít thách thức trong việc cạnh tranh với những cơng
ty nước ngồi về chất lượng sản phẩm, thương hiệu, nguồn lực về vốn…
Thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp lao đao, thậm chí phá sản do không đủ
khả năng cạnh tranh và phát triển trên thị trường. Các nhà nghiên cứu kinh tế
đã đưa ra nhiều ngun nhân giải thích cho vấn đề này, trong đó, yếu tố
được nhắc tới nhiều nhất là chất lượng nhân lực của các doanh nghiệp.
Theo tiến sĩ Lê Kim Dung (2017), so với chất lượng nhân lực toàn cầu,
chất lượng nhân lực của Việt Nam còn khá hạn chế. Số lượng người trong độ
tuổi lao động đã qua đào tạo cịn thấp. Tình trạng thiếu hụt lao động có tay
nghề cao vẫn diễn ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp. Hầu hết lao động có
bằng cấp thì lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Nhìn chung, chất lượng nhân lực
đầu ra tại các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao
động và bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay.
Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam trước đây là mỏ
Apatiti Lào Cai với hoạt động chính là khai thác, chế biến các loại Quặng.


2
Sau thời gian hoạt động, công ty đã phát triển nhiều ngành nghề khác nhau
như sản xuất phân bón NPK, và các phụ gia phục vụ ngành phân bón - hóa
chất trong và ngồi nước, kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn phục vụ du
lịch, kinh doanh xăng dầu…Trải qua nhiều năm hoạt động với những nỗ lực
không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên, công ty TNHH một thành viên
Apatit Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước, các cấp Bộ, Ngành, UBND tỉnh
Lào Cai tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và nhận được
nhiều Huân chương, Huy chương, Bằng khen và Giấy khen các loại.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây thực trạng phát triển kinh tế
của công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam đã và đang gặp nhiều

khó khăn. Nguyên nhân của vấn đề này là do Chính phủ mở cửa thương
mại với các nước trên thế giới khiến thị trường cạnh tranh trở nên căng
thẳng trong khi đó nguồn nhân lực của công ty chưa thực sự linh hoạt.
Thực tế, hầu hết nhân lực của công ty là nhân viên làm việc tại cơng trường
trình độ tay nghề khơng cao. Số lượng cán bộ có trình độ đáp ứng được các
tiêu chuẩn quốc tế là khan hiếm.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, nhân lực là nguồn lực
quan trọng nhất của các công ty. Nhân lực là yếu tố giúp hình thành một cơng
ty, duy trì các hoạt động và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh
cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh của các công ty trên thị trường. Những lý
luận này cho thấy, để phát triển kinh tế nhanh chóng cũng như nâng cao năng
lực cạnh tranh trên thị trường công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam
cần phải chú trọng vào các chiến lược, giải pháp nâng cao chất lượng nhân
lực. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nâng cao chất lượng nhân lực đối vơi sự
phát triển của công ty, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất
lượng nhân lực tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam” làm
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Căn cứ vào cơ sở lý luận, luận văn thực hiện đánh giá thực trạng chất
lượng nhân lực của công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam trong giai
đoạn 2015- 2019. Dựa vào kinh nghiệm của một số công ty, nguyên nhân hạn
chế và các yếu tố ảnh hưởng, luận văn đề xuất một số giải pháp giúp công ty
TNHH một thành viên Apatit Việt Nam nâng cao được chất lượng nhân lực
trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nhân lực.

- Đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực của công ty TNHH một thành
viên Apatit Việt Nam .
- Phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng nhân lực của công ty
TNHH một thành viên Apatit Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giúp cơng ty tìm ra phương án hợp lý, nâng
cao chất lượng nhân lực tại công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nâng cao chất lượng nhân lực tại
công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng
nhân lực tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại công ty
TNHH một thành viên Apatit Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng nhân
lực của công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam từ năm 2015- 2019.


4
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nhân, thực
trạng nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty TNHH một thành viên Apatit
Việt Nam, luận văn đã đề xuất một số giải pháp giúp công ty TNHH một
thành viên Apatit Việt Nam tìm ra phương án hợp lý để nâng cao chất lượng
nhân lực trong thời gian tới.
5. Bố cục của luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nhân lực
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty TNHH

một thành viên Apatit Việt Nam.
Chương 4. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty TNHH
một thành viên Apatit Việt Nam.


5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC
1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nhân lực
1.1.1. Khái niệm về nâng cao chất lượng nhân lực
* Khái niệm về nhân lực
Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008), nhân lực là sức lực của
con người nằm trong mỗi con người giúp cho con người có thể hoạt động. Sức
lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con 7 người và đến
một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động (con
người có sức lao động).
Theo Nguyễn Ngọc Quân (2007): Nhân lực có thể được hiểu là nguồn
lực của mỗi con người bao gồm thể lực và trí lực. Trong đó, thể lực chỉ các
yếu tố liên quan tới tình trạng sức khỏe con người và trí lực chỉ sự suy nghĩ,
hiểu biết, kiến thức, và tài năng… của mỗi cá nhân đó.
Tóm lại, nhân lực có thể được hiểu là sức lực của nằm trong mỗi con
người giúp cho họ có thể hoạt động, làm việc…
* Khái niệm về chất lượng nhân lực
Theo Bùi Văn Nhơn (2008), chất lượng nhân lực là trạng thái nhất định
của nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên
trong của nguồn nhân lực. Đó là yếu tố phản ánh trình độ kiến thức, kỹ năng
và thái độ của người lao động trong quá trình làm việc.
Theo Đỗ Văn Phức, chất lượng nhân lực của doanh nghiệp là mức độ đáp
ứng nhu cầu nhân lực về mặt toàn bộ và về mặt đồng bộ (cơ cấu) các loại. Nhu
cầu nhân lực cho hoạt động của doanh nghiệp là toàn bộ và cơ cấu các loại khả

năng lao động cần thiết cho việc thực hiện, hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ
của doanh nghiệp trong thời gian trước mắt và trong tương lai xác định
Dựa theo những quan điểm mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra, chất
lượng nhân lực có thể hiểu là những giá trị của con người bao gồm các yếu tố


6
về phẩm chất, trí tuệ và thể chất. Trong kinh doanh, các yếu tố đại diện cho
chất lượng lao động có thể hiểu như sau:
Phẩm chất: bao gồm tác phong, tinh thần mà một người lao động có
như sự tương tác với đồng nghiệp, quản lý, tác phong trong công việc (giờ
giấc đi làm, thời gian hồn thành cơng việc…), ý thức và trách nhiệm
trong những cơng việc được giao.
Trí tuệ: hay cịn được gọi là trí lực, là trình độ học vấn, năng lực trí tuệ
mà một người lao động có. Trí tuệ bao gồm cả năng lực làm việc, kinh
nghiệm trong cơng việc. Trí tuệ là yếu tố quan trọng quyết định phần lớn hiệu
quả trong công việc mà người lao động được giao.
Thể chất: hay còn được gọi là thể lực, là trạng thái sức khỏe, tinh thần của
người lao động trong công việc. Mọi công việc dù nặng hay nhẹ đều đòi hỏi
người lao động cần có thể lực tốt, có vậy cơng việc mới đạt được hiệu quả cao.
Tóm lại, xét trong bối cảnh doanh nghiệp chất lượng nhân lực là mức
độ mà người lao động có thể đáp ứng u cầu trong cơng việc về kiến thức,
kỹ năng…
1.1.2. Vai trò của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng trong
mọi hoạt động của quốc gia, tổ chức, công ty hay doanh nghiệp. Chất lượng
nguồn nhân lực là sự phản ánh năng lực của một quốc gia, tổ chức, công ty
trong các hoạt động phát triển, sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là yếu tố giúp
các tổ chức, công ty xác định tiềm năng phát triển trong tương lai. Về cơ
bản, chất lượng lao động có vai trị quan trọng trong các hoạt động sản xuất,

phát triển kinh doanh và nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Thứ nhất, nâng cao chất lượng nhân lực có vai trị quan trọng trong các
hoạt động sản xuất, phát triển kinh doanh. Chất lượng nhân lực là một cơng
cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất,
kinh doanh trên thị trường. Nếu doanh nghiệp chú trọng đầu tư, nâng cao chất












×