Tải bản đầy đủ (.pdf) (299 trang)

Giáo trình Kí sinh trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 299 trang )

C
`Phần thứ nhất
ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH TRÙNG THÚ Y
Chương 1
HIỆN TƯỢNG KÝ SINH VÀ KÝ SINH TRÙNG HỌC
Mục đích
Giới thiệu hiện tượng sống ký sinh, ký sinh trùng học, đối tượng, nhiệm vụ của
ký sinh trùng học và những thiệt hại do ký sinh trùng gây ra cho động vật và người.
Yêu cầu
Nắm được bản chất, định nghĩa của hiện tượng sống ký sinh của sinh vật, nội dung
nghiên cứu, nhiệm vụ của môn học, những thiệt hại do ký sinh trùng gây ra cho động vật
và người.
1.1. Hiện tượng ký sinh (Parasitos)
Nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật cho thấy, buổi đầu các sinh vật đều
sống tự do. Trải qua thời gian dài biến đổi môi trường sống, một số bị tiêu diệt, một số
bị phân hóa, một số vẫn sống tự do, một số dần trở thành sống ký sinh (sống gửi) hoàn
toàn hoặc một phần vào sinh vật khác.
Xét về bản chất, hiện tượng ký sinh là một trong những hình thức sinh tồn của
sinh vật, là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên với đặc điểm: cơ thể sinh vật (vật ký
sinh) này sống trên hoặc trong cơ thể sinh vật khác (vật chủ) và sử dụng vật chủ như là
môi trường sống và nguồn thức ăn đồng thời thường xuyên liên hệ với mơi trường bên
ngồi thơng qua vật chủ của mình. Trong đời sống ký sinh, thức ăn mà ký sinh trùng
chiếm đoạt rất khác nhau có thể là thức ăn đang tiêu hóa, có thể là sinh chất như máu...
Hiện tượng ký sinh được nhà sinh vật V. R. Echov định nghĩa như sau: Hiện
tượng ký sinh là mối quan hệ tương hỗ phức tạp giữa hai sinh vật, trong đó một sinh
vật được gọi là ký sinh trùng, cư trú tạm thời hay vĩnh viễn ở sinh vật khác được gọi là
vật chủ, lấy dịch thể, tổ chức của vật chủ làm thức ăn đồng thời gây hại cho vật chủ.
1.2. Ký sinh trùng học
- Định nghĩa về ký sinh trùng
Ký sinh trùng là những sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang
sống để tồn tại và phát triển.


- Định nghĩa về ký sinh trùng học
Ký sinh trùng học là môn khoa học nghiên cứu về hiện tượng ký sinh, những
bệnh do ký sinh trùng gây ra và biện pháp phòng trừ chúng.
1.3. Lịch sử phát triển của ký sinh trùng học
a. Sơ lược lịch sử phát triển ký sinh trùng học trên Thế giới
Rất khó để khái quát đúng và đủ về lịch sử phát triển của ngành ký sinh trùng
trên Thế giới. Theo các tài liệu Y văn, lịch sử của ngành ký sinh trùng đã phát triển
qua 5 thời kỳ:
- Thời kỳ từ thế kỷ thứ VII về trước
Ở Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, các tác giả Aristoe, Hypocrate đã phát
hiện và mô tả về giun đũa, sán dây và giun chỉ.
- Thế kỷ thứ VIII đến XI
Thời kỳ này đã phát hiện thêm một số loại ký sinh trùng mới. Sau khi khi khoa

1


học mổ tử thi ra đời, đã mô tả được bệnh học ký sinh trùng kỹ hơn.
- Thời kỳ từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIII
Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều lồi ký sinh trùng, mơ tả kỹ và phân
loại chúng như Linnaeus đưa ra tiêu chuẩn phân loại, Plater mô tả sán dây, Owen định
loại giun xoắn, Leeuwenhoek mô tả đơn bào tự do, Busk phân loại sán lá ruột,
Rudolphi phân nhóm giun sán...
- Thời kỳ đến giữa thế kỷ XX
Thời kỳ này ngành ký sinh trùng có nhiều bước tiến xa trong nghiên cứu về
sinh lý, sinh thái và vòng đời của ký sinh trùng.
- Thời kỳ nửa sau thế kỷ XX
Những thành tựu của các khoa học mới như siêu cấu trúc, sinh học phân tử,
miễn dịch, bệnh lý học, dược lý, dịch tễ, điều trị và phòng bệnh đã khống chế được
một số bệnh ký sinh trùng trong thời kỳ này.

b. Sơ lược lịch sử phát triển của ký sinh trùng học ở Việt Nam
Lịch sử nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam phân chia theo hai giai đoạn:
- Trước 1955
Các nghiên cứu thuộc giai đoạn này ở Việt Nam rất tản mạn, lẻ tẻ. Phần lớn dựa
vào các kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Railliet, Bourger, Cattoin,
Evans, Rennie thực hiện, đã phát hiện sán lá gan Fassciola spp. Giam A. và Billet A
phát hiện sán lá tuyến tụy. Gai de L. phát hiện sán lá gan Opisthorchis felineus và
Clonorchis sinensis ở người. Barrois và Noc phát hiện sán lá Fascilopsis buski.
Bauche J. và Bemard N. Tìm thấy giun trịn Oxyspirura mansoni. Galliard H. và Đặng
Văn Ngữ đã công bố về sán lá ở người và động vật nuôi. Joyeux C., Baer J. và Gang J.
phát hiện sán dây ở chim bồ câu.
Blanchard, Carougean, Leger M., Yersin, Bodin, Brau, Levenran, Leger, M. &
Mathis C, Schein, Lagrangei, Larrousse F., Bergeon P. , Borel M., Houdemer E.,
Jacolot Hoàng Tích Trí, Trương Tuấn Ngọc đã đề cập đến các loài đơn bào họ
Trypanosomatidae ký sinh trong máu gia súc, gia cầm, chim thú hoang, bị sát, lưỡng
cư, cá, cơn trùng ve, muỗi, r̀i và mịng.
- Từ 1955 đến nay
Sau khi đất nước được giải phóng (1954), và thống nhất (1975), đội ngũ các nhà
khoa học nghiên cứu về ký sinh trùng hết sức đông đảo chủ yếu là người Việt Nam với
nhiều tác giả như Đặng Văn Ngữ, Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh, Đoàn Văn Phúc,
Bùi Lập, Phạm Văn Khuê, Phan Lục, Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Lê, Phan Thế Viêt,
Phạm Sĩ Lăng Lương Tố Thu, Lê Thị Mỹ San và sau này là Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị
Kim Lan, Nguyễn Văn Thọ, Lương Văn Huấn, Nguyễn Hữu Hưng và một số tác giả
khác. Trong giai đoạn này với những kỹ thuật, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại đã cơ
bản khống chế được nhiều bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi và người.
1.4. Đối tượng và nội dung nghiên cứu ký sinh trùng
Trong tự nhiên có rất nhiều loài ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh cho thực vật,
động vật và người. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu và phòng chống, người ta phân
chia ký sinh trùng theo các đối tượng như sau:
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu của ký sinh trùng

- Ký sinh trùng thực vật (Phytoparasite)

2


Ký sinh trùng thực vật là môn học nghiên cứu những ký sinh trùng thuộc giới
thực vật và những bệnh do chúng gây ra cho động vật và thực vật như vi khuẩn, virus,
nấm. Bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh truyền nhiễm.
- Ký sinh trùng động vật (Zooparasite)
Ký sinh trùng động vật là môn học nghiên cứu những ký sinh trùng thuộc giới
động vật và bệnh do chúng gây ra ở động vật và thực vật.
Ký sinh trùng động vật gồm: đơn bào, giun sán, động vật chân đốt ký sinh.
Bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh ký sinh trùng (bệnh xâm nhiễm).
Ký sinh trùng học động vật lại phân chia thành các lĩnh vực khác nhau:
Ký sinh trùng thú y;
Ký sinh trùng y học;
Ký sinh trùng thuỷ sản;
Ký sinh trùng nông nghiệp;
Ký sinh trùng lâm nghiệp;.
Ký sinh trùng thú y nghiên cứu các ký sinh trùng thuộc giới động vật ký sinh ở
vật nuôi, những bệnh do ký sinh trùng gây ra và biện pháp phòng trừ chúng.
1.4.2. Nội dung nghiên cứu ký sinh trùng
Nội dung nghiên cứu của ký sinh trùng thú y gồm:
- Nghiên cứu hình thái học:
Nghiên cứu hình thái học ký sinh trùng nhằm phân loại ký sinh trùng. Trước
đây nghiên cứu hình thái học chủ yếu dựa vào hình thể bên ngồi. Ngày nay nghiên
cứu hình thể ký sinh trùng trong phân loại còn dựa vào các yếu tố sâu hơn như siêu
cấu trúc, nhiễm sắc thể và gen học, sinh lý, sinh hóa, bệnh học giúp phân loại ngày
càng chính xác hơn và đã giải quyết được các vấn đề trước đây chưa được làm rõ.
- Nghiên cứu sinh lý, sinh hóa và sinh thái:

Những nghiên cứu về sinh lý, sinh hóa, sinh thái giúp hiểu rõ hơn về bản thân
của loài ký sinh trùng cũng như tác hại và bệnh do chúng gây ra từ đó đề xuất các biện
pháp phịng trị bệnh có hiệu quả hơn.
- Nghiên cứu miễn dịch học trong bệnh ký sinh trùng:
Trong những thập niên gần đây, miễn dịch học đã phát triển mạnh mẽ, nhiều
thành tựu trong lĩnh vực này đã dược áp dụng vào lĩnh vực ký sinh trùng và đã thu
được nhiều kết quả khả quan trong nghiên cứu kháng nguyên chẩn đoán và vacxin
phòng bệnh ký sinh trùng như: vacxin cầu trùng, giun phổi ở vật ni, vaccin phịng
bệnh roi trùng đường máu ở người. Nghiên cứu miễn dịch học còn giúp cho phân loại
ký sinh trùng.
- Nghiên cứu dịch tễ học bệnh ký sinh trùng:
Ngày nay nhiều lĩnh vực của dich tễ học được áp dụng trong nghiên cứu về
bệnh ký sinh trùng như: dịch tễ học mô tả, dịch tễ học phân tích, dịch tễ học bệnh và
nghiên cứu các yếu tố nguy cơ cũng như thiết kế các nghiên cứu...
- Nghiên cứu bệnh học:
Hiện nay thành tựu của các ngành hóa sinh, sinh học phân tử, miễn dịch, giải
phẫu bệnh lý, dược học, chẩn đoán hình ảnh..đang được áp dụng khá phổ biến trong
lĩnh vực ký sinh trùng. Nhờ những áp dụng tích cực mà nhiều bệnh ký sinh trùng đã
được phát hiện nhanh và chính xác.

3


- Nghiên cứu điều trị bệnh:
Nghiên cứu điều trị bệnh ký sinh trùng tập trung chủ yếu vào điều trị cá thể và
điều trị cho toàn đàn với việc lựa chọn các loại thuốc ít độc cho vật chủ nhưng rất độc
với ký sinh trùng và có phổ tác dụng rộng với nhiều loại ký sinh trùng. Tích cực tìm và
khai thác các loại thuốc có ng̀n gốc từ động vật và thực vật vừa ít độc cho vật chủ
vừa có giá thành thấp.
- Nghiên cứu phịng bệnh

Để phịng bệnh ký sinh trùng có hiệu quả thì cần nghiên cứu áp dụng các thành
tựu của khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học, đất, mơi trường và các thành tựu của
thú y và y học cổ truyền cũng như tích cực nghiên cứu sản xuất vacxin phịng bệnh.
1.5. Quan hệ giữa ký sinh trùng với môn học khác
Môn học ký sinh trùng thú y có liên quan mật thiết với nhiều môn học sau:
- Động vật học
Môn động vật học là cơ sở phục vụ cho môn ký sinh trùng, cung cấp kiến thức
cơ bản để nghiên cứu hình thái, sự tiến hoá và định loại ký sinh trùng, tìm hiểu lịch sử
phát dục của ký sinh trùng.
- Bệnh lý và Nội khoa
Môn bệnh lý, nội khoa phục vụ cho việc hiểu biết về cơ chế sinh bệnh, chẩn
đoán và chữa bệnh ký sinh trùng.
- Sinh hóa và Miễn dịch học
Trong điều trị bệnh ký sinh trùng phải dùng thuốc hóa học để tác động làm rối
loạn các quá trình sinh hóa của ký sinh trùng. Mặt khác khi ký sinh trùng ký sinh ở vật
chủ chúng làm vật chủ sinh ra kháng thể. Vì vậy các kiến thức về sinh hóa và miễn
dịch học rất cần thiết cho chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng.
- Dược lý học
Kiến thức của môn dược lý học được áp dụng để phòng trị bệnh ký sinh trùng
bằng thuốc hoá học và thuốc thảo mộc (thuốc nam). Xu hướng hiện nay trên Thế giới
cũng như ở Việt Nam là cần khai tốt các nguồn thảo dược để điều trị các bệnh ký sinh
trùng.
- Dịch tễ và Y học
Bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng ở động vật cũng như ở người có
những đặc điểm giống nhau về dịch tễ học, miễn dịch học. Hai loại bệnh này lại
thường ghép với nhau ở cùng một con vật trong cùng một thời gian. Một số bệnh ký
sinh trùng có thể lây truyền từ động vật sang người và ngược lại. Vì vậy cần phải có
kiến thức về dịch tễ học cũng như y học mới có thể phịng chống bệnh ký sinh trùng có
hiệu quả.
1.6. Thiệt hại do ký sinh trùng gây ra

Một số bệnh ký sinh trùng khi phát sinh có khả năng lây lan mạnh, lưu hành ở
từng vùng làm vật nuôi cảm nhiễm nhiều, tỷ lệ chết cao nhất là ở những con non..
Thí dụ: bệnh lê dạng trùng ở bò sữa nhập nội, bệnh cầu trùng ở gà và thỏ.
Phần lớn bệnh ký sinh trùng gây ra cho gia súc thường âm thầm, dai dẳng, làm
vật nuôi chậm sinh trưởng, phát triển, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh khác.
Bệnh ký sinh trùng gây tâm lý chủ quan cho người chăn nuôi. Những thiệt hại mà ký
sinh trùng gây ra cho vật nuôi thường biểu hiện ở những khía cạnh sau:

4


- Làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của vật nuôi:
Ký sinh trùng khi ký sinh đồng nghĩa với vật chủ bị mất dinh dưỡng và sinh
chất. Mức độ mất dinh dưỡng và sinh chất của vật chủ phụ thuộc vào độ lớn, nhỏ của
ký sinh trùng, số lượng và phương thức chiếm đoạt, tuổi thọ của ký sinh trùng cũng
như độc tố do ký sinh trùng tiết ra.
Những bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là các bệnh do giun sán gây ra thường làm
gia súc giảm sinh trưởng và phát triển, tiêu tốn nhiều thức ăn.
Thí dụ: lợn con bị nhiễm giun đũa (Ascaris suum) thì còi cọc, giảm tăng trọng
đến 30%. Lợn nhiễm sán lá ruột (Fasciolopsis buski) giảm 5,8kg trong 35 ngày so với
lợn không nhiễm sán. Gà bị bệnh sán dây, bệnh cầu trùng thì chậm lớn, giảm sản
lượng trứng. Trâu bò bị bệnh do trùng roi (Trypanosoma enansi), thì kiệt sức nhanh
chóng, thậm chí dễ bị chết.
- Giảm phẩm chất da, lơng của vật nuôi:
Cừu khi mắc bệnh ghẻ do Psoroptes spp. gây rụng lông, làm giảm sản lượng
lông, ảnh hưởng tới ngành cơng nghiệp dệt len. Dịi da Hypoderma bovis thường làm
rách, thủng da bò gây thiệt hại cho ngành thuộc da.
- Giảm sản lượng sữa:
Bò bị mắc bệnh dòi da do Hypoderma bovis sản lượng sữa giảm từ 10 - 20%,
nhiễm sán lá gan (Fasciola spp.) giảm sản lượng sữa tới 40%.

- Giảm khối lượng các sản phẩm khác:
Bệnh ký sinh trùng thường làm giảm phẩm chất thịt hoặc phải tiêu hủy.
Thí dụ: thịt lợn, thịt bị nhiễm ấu trùng sán dây (Cysticercus spp). Phủ tạng gia
súc nhiễm Echinococcus sp., Fasciola spp. phải hủy bỏ. Thịt trâu, bò bị nhiễm tiên
mao trùng Trypanosoma evansi, thì dai và chứa nhiều nước.
- Giảm sức cầy, kéo:
Những gia súc cầy, kéo khi nhiễm ký sinh trùng thì giảm khả năng cầy kéo.
- Ghép thêm nhiều bệnh khác:
Thời kỳ ấu trùng ký sinh trùng di hành, thời kỳ ký sinh trùng trưởng thành gây
tổn thương cho nhiều khí quan trong cơ thể vật chủ, mở đường cho các bệnh khác phát
sinh. Khi gia súc mắc bệnh ký sinh trùng thì sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho các
bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.
- Lây truyền bệnh sang người:
Nhiều bệnh ký sinh trùng từ gia súc còn lây truyền sang người như: bệnh sán lá
gan ở trâu bò do Fasciola spp., bệnh sán lá gan nhỏ ở chó, mèo do Chlonorchis
sinensis, bệnh sán lá phổi ở lợn, chó do Paragonimus spp., bệnh giun đầu gai ở lợn do
Macracanthorhyncus hyrudinaceus, bệnh gạo lợn, gạo bò, bệnh giun xoắn, một số
bệnh giun móc ở chó do Ancylostoma caninum, giun đũa chó do Toxocara canis... Do
đó phịng chống bệnh ký sinh trùng ở gia súc cũng là bảo vệ sức khoẻ cho người.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Bản chất và định nghĩa về hiện tượng ký sinh?
2. Định nghĩa về ký sinh trùng và ký sinh trùng học?
3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của ký sinh trùng là gì?
4. Ký sinh trùng gây thiệt hại cho vật ni như thế nào?

5


6



Chương 2
CƠ SỞ SINH HỌC CỦA KÝ SINH TRÙNG
Mục đích
Mơ tả đời sống của sinh vật trong tự nhiên, sự hình thành đời sống ký sinh,
nguyên lý của ký sinh trùng học.
Yêu cầu
Nắm vững nguồn gốc của ký sinh trùng, những đặc điểm của ký sinh trùng và
mối quan hệ giữa ký sinh trùng với vật chủ.
2.1. Quan hệ giữa các cơ thể sống trong tự nhiên
Trong tự nhiên, các sinh vật luôn quan hệ mật thiết với nhau qua các mối quan
hệ phức tạp bao gồm các hình thức sau:
a. Sớng tự do
Hiện tượng sống tự do có đặc điểm là mỗi cá thể sinh vật đều có khả năng lấy
thức ăn cho mình từ mơi trường bên ngồi.
b. Sống chung
- Sống chung lưỡng lợi: hiện tượng hai cơ thể sinh vật khác loài chung sống với nhau
và cả hai đều cùng có lợi.
Thí dụ: mối Tesmit và roi trùng Hypermastigina cộng sinh với nhau, roi trùng
sống trong ruột của mối có men tiêu hóa chất xơ, nhờ đó mà mối hấp thu được dinh
dưỡng. Mặt khác mối thường xuyên lấy chất xơ vào cơ thể giúp roi trùng ln có thức
ăn để sống. Như vậy trong mối quan hệ này mối và roi trùng đều cùng có lợi.
- Sống chung phiếm lợi (Hội sinh): sống chung phiếm lợi là hiện tượng chung sống
giữa hai sinh vật, ở đó mợt sinh vật được lợi cịn sinh vật kia khơng bị tởn hại gì.
Thí dụ: mao trùng (Ciliata) bắt buộc phải sống và lấy thức ăn trong ruột già của
ngựa nhưng không làm hại gì cho ngựa, nếu mao trùng ra khỏi ruột ngựa sẽ bị chết.
Ngược lại, ngựa mang mao trùng nhưng khơng bị ảnh hưởng gì.
- Sớng chung nhà trọ (Cộng cư): mối quan hệ giữa hai sinh vật, trong đó sinh vật này
lợi dụng sinh vật kia làm nơi ẩn nấp.
Thí dụ: cá chép đẻ trứng trong vỏ hến, vỏ hến bảo vệ cá con khi nở ra.

- Sống chung ăn thừa: hiện tượng cơ thể sinh vật này lợi dụng thức ăn thừa và chất
cặn bã của sinh vât kia để ni sớng bản thân.
Thí dụ: trích trùng thường bám xung quanh hậu mơn cá để ăn phân cá.
c. Sống chung thù địch
- Hiện tượng ăn thịt: Mới quan hệ được hình thành giữa mợt sinh vật là vật ăn mồi và
sinh vật kia là con mồi. Trong mối quan hệ này, vật ăn mồi thường to khỏe hơn con mồi.
- Hiện tượng ký sinh: Mối quan hệ giữa hai sinh vâều dài hơn chiều rộng và dài hơn ngực. Rận hút
máu cừu
Linognathus vituli: đầu và thân dài, hút máu bê.
Linognathus setosus: hút máu chó, cáo, chờn, ít khi ở người.
Linognathus stenopsis: hút máu dê.

Hình 222. Hình thái một số lồi rận họ Linognathiae
A - Linognathus ovilus, B - Linognathus vituli, C - Solenopoles capillatus, D - Linognathus Stenopsis: 1
- Con cái, 2 - Con đực

4.4. Bợ rận ăn lơng (Mallophaga)
4.4.1. Đặc điểm hình thái
Rận ăn lông không hút máu, chúng chỉ ăn cặn bẩn trên da vật chủ, phần lớn ký
sinh trên chim nhưng cũng gặp ở lồi có vú.
Đầu rận hình tam giác có góc trịn, râu có 5 đốt, mắt kém phát triển. Phần phụ
miệng kiều nghiền, hàm có nhiều lơng nhỏ. Ngực ln hẹp hơn đầu. Bụng có 8 - 10
đốt. Bàn chân các lồi ký sinh trên chim có 2 móng, trên thú chỉ có một móng.
4.4.2. Vịng đời
Rận cái đẻ trứng, trứng dính vào lơng tơ, lơng vũ hoặc trên da nhờ chất nhờn tử
cung. Trứng màu trắng, hình bầu dục, một đầu có nắp và thường có móc phụ.

289



Hình 222. Vịng đời rận ăn lơng (Mallophaga)
a - Rận trưởng thành, b - Trứng, c - Ấu trùng, d - Thiếu trùng 1, e - Thiếu trùng 2
( />
Rận sinh sản rất nhanh, sau 5 - 12 ngày, trứng nở thành ấu trùng. Sau 3 lần lột
xác, qua 12 - 16 ngày, ấu trùng thành dạng trưởng thành. Có thể có vài lồi ký sinh
trên một ký chủ và trên những phần nhất định của cơ thể. Chúng lây lan rất nhanh khi
điều kiện nuôi nhốt gia cầm, gia súc quá chật, qua các dụng cụ chăn nuôi hoặc qua tiếp
xúc giữa các con vật.
4.4.3. Phân loại
Bộ rận ăn lông được chia ra 2 bộ phụ là Isehnocera và Amblycera
4.4.3.1. Bợ phụ Isehnocera

Hình 223. Hình thái một số lồi rận bộ phụ Isehnocera
A - Goniocotes gallinae, b - Liperus caponis, c - Damalinia bovis, d - Colola columbae, e - Trichodectes canis

Đầu rận rộng, râu hình sợi có 3 - 5 đốt nằm ở hai bên đầu. Các đốt bụng 1 và 2,
9 và 10 dính liền nhau, đốt 11 có thể khơng thấy. Lồi này ký sinh trên thú và chim.
Lipeurus caponis: thân dài, ký sinh trên gà và gà lôi.
Goniodes gigas: thân rộng, con đực dài 3,2 mm, con cái dài 5mm, ký sinh trên
thân và lông gà..
Goniocotes gallinae: ký sinh trên gốc lông tơ của gà, gà lôi và chim bồ câu.
Rận nhỏ, con đực dài 1mm, con cái dài 1,6mm. thân rộng, đầu ngắn và rộng.
Columbicola cohembae: thường ký sinh ở chim bồ câu nhà và bồ câu rừng.
Anticola crassicornis và Anticola anseris ký sinh trên vịt.

290


Damalinia bovis ký sinh trên bò, D. equi ký sinh trên ngựa, D. ovis ký sinh trên
cừu, D. capra ký sinh trên dê, Trichodectes canis ký sinh trên chó.

4.4.3.2. Bợ phụ Amblycera
Râu nằm trong rãnh ở hai bên đầu, có 4 đốt, đốt thứ 3 dính vào đốt thứ 4. Xúc
biện nếu có thì cũng 4 đốt, nhưng đốt thứ 3 khơng có thân. Đầu rộng, góc đỉnh trịn
rộng. Rận thuộc bộ phụ này ký sinh cả trên chim và thú.
Rận ký sinh ở chim có các lồi:
Menopon gallinae: màu vàng nhạt, rận đực dài 1,71mm, rận cái dài 2,04mm.
Mặt lưng của mỗi đốt ngực và bụng có một vịng lông cứng. Chúng di chyển rất
nhanh, ký sinh ở gà, gà con và chim bồ câu. Rận đẻ trứng thành từng đám trên lông vật
chủ.
Trinoton auserinum ký sinh trên vịt và thiên nga.
Rận ký sinh ở thú có các lồi:
Helerodexus spiniger: ký sinh chủ yếu ở chó ở các vùng nhiệt đới.
Gyropus ovalis và Gliricola poreelli: ký sinh ở chuột lang.

Hình 224. Hình thái của Menopon gallinae

4.4.4. Vai trị của rận trong thú y
Rận bị trên da và lơng, kích thích các đầu mút thần kinh làm ký chủ ngứa, khơng
n tĩnh. Gia súc, gia cầm có nhiều rận sẽ giảm ăn, chậm lớn, chậm béo, giảm đẻ, gia
cầm luôn rỉa lông, rút lông và mổ da. Vết đốt của rận gây viêm biểu bì nặng hay viêm
bao lơng, làm rụng lơng lỗ chỗ, khơng rụng tồn bộ.
Rận cịn là vật môi giới truyền một số bệnh truyền nhiễm và là ký chủ trung
gian của một số ký sinh trùng khác của gia súc, gia cầm. Rận ăn lông mang ấu trùng
sán dây Dipylidium spp.
4.4.5. Chẩn đoán
Quan sát lông sẽ thấy rận và trứng rận. Để tránh nhầm với bệnh ghẻ, cần xét
nghiệm bệnh phẩm và kiểm tra chất nhầy trên da qua kính hiển vi.
4.4.6. Điều trị và phịng trừ
Diệt rận trên cơ thể gia súc, gia cầm bằng các chế phẩm hóa học dạng bột, dung
dịch hoặc hun khói. Thuốc nước xoa bằng tay hay tắm trong bể tắm. Thuốc bột thì rắc

bằng tay hay bơm thuốc ngược chiều lơng. Ở gia cầm thì tắm khơ tự do trong thùng gỗ
chứa cát trộn thuốc diệt rận. Hiện nay dùng Neocidol 0,05%; Takitic 0,05% để phun
tắm, xoa sát lên lông, da con vật.

291


Ch̀ng ni phải khơ sạch, thống mát và rộng. Gia súc, gia cầm mới nhập đàn
cần cách ly khoảng nửa tháng. Định kỳ kiểm tra rận cho gia súc và gia cầm mỗi tháng
1 lần để phát hiện rận. Khi diệt rận trên cơ thể vật chủ cần tiêu độc chuồng nuôi, dụng
cụ và sân chơi.
4.5. Bộ bọ chét (Siphonaptera)
4.5.1. Đặc điểm hình thái
Bọ chét có thân rộng theo chiều hông, vỏ kitin tương đối cứng, màu vàng, nâu
hoặc đen, thân phủ nhiều lơng cứng, hướng về phía sau. Bọ chét khơng có cánh, cơ thể
chia thành đầu, ngực và bụng. Đầu nhỏ, trịn hay gãy góc, có 2 mắt kép lớn, râu 3 đốt,
hẹp và ẩn trong hốc. Mặt dưới của đầu có một hàng gai đen gọi là lược. Phần phụ
miệng kiểu chích hút.
Ngực có 3 đốt rõ, mỗi đốt mang một đôi chân. Trên các đốt ngực trước và giữa
có những hàng gai cứng gọi là lược ngực. Đôi chân thứ ba rất phát triển dùng để nhảy.
Bụng có 10 đốt, đốt thứ 8 và 9 dính với nhau và mang bộ phận sinh dục. Đốt 10
chứa hậu môn và cơ quan cảm giác. Một vài đốt bụng có thể mang lược giống lược ngực và
lược má.

Hình 225. Hình thái các giai đoạn của Siphonaptera
A – Trưởng thành: 1 – Mắt, 2 – Lược ngực, 3 – Lược miệng
B - Ấu trùng, C – Nhộng, d – Trứng
(theo />
4.5.2. Sinh học
Bọ chét chỉ ký sinh tạm thời trên chim và thú. Con cái của một vài loài ký sinh

vĩnh viễn. Chúng có thể chuyển từ ký sinh tạm thời sang vĩnh viễn, ký sinh rộng trên
nhiều loài vật chủ. Cùng một lồi bọ chét có thể gặp trên nhiều loài chim, thú. Ngược
lại trên một loài thú có thể gặp nhiều lồi bọ chét. Bọ chét có kích thước nhỏ, bước
nhảy xa nên chúng dễ dàng chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác.
Bọ chét đực và cái đều hút máu vật chủ. Nếu nhiệt độ thích hợp, chúng hút máu
nhiều và no. Ấu trùng ăn vẩy da vật chủ và phân khô của bố mẹ chúng vì trong phân
đó cịn nhiều hemoglobin, một loại thức ăn tốt. Ở Việt Nam, thời gian bọ chét phát
triển là từ tháng 10 đến tháng 4 do thời gian này độ ẩm thích hợp nhất với chúng.
Trường hợp bọ chét khơng có vật chủ, chúng sẽ tiêu hóa máu chậm lại để dự trữ thức
ăn. Trường hợp vật chủ chết, chúng nhanh chóng đi tìm vật chủ mới. Bọ chét thường
ký sinh ở chó, mèo, chuột và người.
4.5.3. Vịng đời
Bọ chét phát triển qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.

292


Hình 226. Vòng đời Siphonaptera
A - Vật chủ cuối cùng, B - Trứng, C - Ấu trùng, d - Nhộng, e - Bọ chét trưởng thành
(theo />
Cả bọ chét đực và cái đều hút máu, sau khi giao phối con cái đẻ trứng trong đất
cát nơi chúng khu trú hoặc trên lông vật chủ. Mỗi ngày đẻ 2 - 5 trứng, đẻ trong nhiều
tháng, trứng hình bầu dục. Sau 2 - 10 ngày trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng khơng có
chân, đầu rõ, có 12 đốt thân. Sau 8 - 10 ngày, ấu trùng nhả tơ dệt thành kén quanh
mình làm thành nhộng. Sau thời gian ngắn nhất là một tuần và dài nhất là một năm,
nhộng phát triển thành bọ chét trưởng thành. Tuổi đời của bọ chét trưởng thành trung
bình 10 tháng.
4.5.4. Phân loại

Hình 227. Hình thái đầu một số loài bọ chét chủ yếu

A - Đầu Ctenocephalus canis: 1 - Lược trước ngực, 2 - Lược đầu. B - Ctenocephalus felis : 1- Lược đầu, 2 –
lược trước ngực. C - Pulex irritans: khơng có lược
(theo />
Bộ bọ chét (Siphonaptera) có khoảng 2000 lồi. Ở Việt Nam đã phát hiện được
34 loài. Một số loài quan trọng trong thú y và y học gồm:
- Pulex irritans
Ký sinh ở người, lợn và hiếm thấy ở chó, mèo. Con đực dài 2,00 - 2,50mm, con
cái dài 3,00 - 4,00mm. Thân hình bầu dục màu nâu óng ánh, đầu trịn, phía trên mang
một lơng tơ ở bờ sau và một lơng ở dưới mắt. Khơng có lược đầu và cũng khơng có
lược ở ngực trước. Lồi này phân bố rộng thấy ở các tỉnh miền núi đông bắc và tây bắc
cũng như các tỉnh phía nam Việt Nam.
- Pulex irritans truyền bệnh dịch hạch từ người sang người. Mặt khác nó cịn là
vật chủ trung gian của sán dây Dipylidium caninum và giun chỉ Dirofilaria immitis ở
chó.

293


- Ctenocephalus canis
Ký sinh ở chó, mèo, chờn, nhiều dã thú, loài ăn thịt, thỏ và người
Bọ chét đực dài: 2,00mm, con cái dài : 3,00mm, màu đỏ nâu nhạt. Đầu trịn ở phía
trên, có một lược ở đầu và một lược ở đoạn trước ngực, loài này phân bố rộng ở mọi vùng
của nước ta.
Bọ chét phổ biến ở chó ni nhốt, chó con và chó cho con bú. Bọ chét làm cho
chó ngứa nên khơng nghỉ ngơi và khơng ngủ được. C. canis cịn là ký chủ trung gian
của sán dây Dipylidium caninum và giun chỉ Dirofilaria immitis ở chó.
- Ctenocephalus felis felis
Lồi bọ chét này nhỏ hơn lồi ở chó, có lược má và lược ngực. Răng thứ nhất
lược má dài bằng 4/5 răng thứ 2, lược má có 7 - 8 răng. Lược ngực mỗi bên có 8 răng.
Đầu tương đối dài, bờ trán nghiêng hợp với má thành góc nhọn.

Bọ chét C. felis có nhiều vật chủ nhưng chủ yếu là mèo và chó, ngồi ra cịn
gặp trên một số lồi gặm nhấm, thú ăn sâu bọ, loài này phân bố rộng ở các tỉnh của
nước ta. C. felis là ký chủ trung gian của sán dây Dipylidium caninum và giun chỉ
Dirofilaria immitis ở chó.
- Ctenocephalus felis orienlis Jorian
Lồi bọ chét này có đầu tương đối ngắn, bờ trán uốn cong khơng thành góc
nhọn. Chiều dài răng lược má thứ nhất bằng 1/2 - 2/3 răng thứ 2. Bọ chét ký sinh chủ
yếu trên chó, mèo, chuột, thỉnh thoảng gặp trên thú ăn thịt. Phân bố rộng khắp các tỉnh
ở Việt Nam.
- Echidnophaga gallinacea
Cơ thể dài 1,50mm, màu nâu đỏ, đầu có góc hơi lời, ký sinh chủ yếu ở gà, vịt,
chim trời, chó và mèo. Loài này chủ yếu ký sinh ở những con non, chúng thường bám
rất nhiều ở phần đầu, cổ gà tây, gà con và vịt con. Khi nhiễm bọ chét cường độ cao thì
gia cầm sẽ mất tiếng, lơng non rụng và hình thành những mụn loét sau thời gian ngắn
thì chết.
4.5.5. Vai trị của bọ chét trong thú y
Bọ chét ký sinh trên gia súc, gia cầm, người và động vật làm vật chủ ngứa
không yên, gây viêm da, mụn loét, rụng lông non, làm cho vật chủ gày yếu và có thể
chết.
Bọ chét là ký chủ trung gian, mang ấu trùng sán dây Dipylidium caninum và ấu
trùng giun chỉ Dirofilaria immitis. Nhưng nguy hiểm nhất là bọ chét làm môi giới
truyền bệnh dịch hạch từ động vật hoang dã sang gia súc và người.
5. Biện pháp phòng và diệt cơn trùng ký sinh
Phịng và diệt các lồi cơn trùng ký sinh để hạn chế phát triển và gây bệnh,
truyền bệnh của chúng, hoặc tiêu diệt hoàn toàn một lồi nào đó. Phịng và diệt phải đi
song song với nhau theo 3 biện pháp sau:
5.1. Giảm mức độ sinh sản của côn trùngký sinh
Làm giảm số lượng, tiến tới thanh toán chân đốt ký sinh và các bệnh do chúng
truyền. Cần thực hiện một số biện pháp sau:
Bảo vệ gia súc không cho muỗi, ruồi, hút máu.

Triệt nơi sinh đẻ của côn trùng ký sinh: phát quang bụi rậm trên đồng cỏ, dọn
sạch phân rác quanh chuồng nuôi, ủ phân diệt trứng và ấu trùng.

294


Dùng hóa chất hoặc sinh vật tiệt sinh để làm mất khả năng sinh sản.
5.2. Xua đuổi
Không để côn trùng hút máu người và gia súc. Có thể dùng hóa chất để xua
đuổi côn trùng hút máu.
5.3. Diệt côn trùng ký sinh
Dùng các loại hóa chất để diệt cơn trùng ký sinh.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Đặc điểm hình th, cấu tạo, vòng đời, phân loại và biện pháp phòng chống cơn
trùng ký sinh ?
2. Đặc điểm hình thái, vịng đời và tác hại của mịng (Tabanus spp.), r̀i trâu
(Stomoxyst spp.) ?
3. Đặc điểm của bệnh dòi da của bò ?
4. Đặc điểm của bệnh dòi xoang của cừu và dê ?
5. Đặc điểm của bệnh dòi dạ dầy của ngựa ?
6. Đặc điểm hình thái, vòng đời và phân loại rận hút máu ?
7. Vai trò của rận hút máu và biện pháp phòng trừ rận trâu, bò và lợn ?
8. Đặc điểm hình thái, vòng đời và phân loại rận ăn lơng ?
9. Vai trị của rận ăn lơng và biện pháp phịng trừ rận ăn lơng ở gia súc gia cầm ?
10. Đặc điểm hình thái, vòng đời và phân loại bọ chét ?
11. Vai trò của bọ chét trong thú y và biện pháp phòng chống bọ chét ?

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội (2001), giáo trình Ký sinh
trùng y học, Nxb Y học, Hà Nội.

2. Giáp Mạnh Hồng (2011), Nghiên cứu mợt sớ đặc điểm bệnh cầu trùng bê,

295


nghé ở ba huyện thuộc tỉnh Bắc Giang và biện pháp phịng trị, Luận văn thạc sĩ
khoa học Nơng nghiệp - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3. Lâm Thị Thu Hương, Đường Chi Mai (2002), "Tình hình nhiễm
Cryptosporidium trên heo tại một số trại và lò mổ thuộc thành phố Hờ Chí
Minh "Tạp chí Khoa học kỹ tḥt Thú y, Hội thú y Việt Nam Tập IX, số 2, tr.
47 - 52.
4. Lâm Thị Thu Hương (2005), “Khảo sát bệnh tích đại thể và vi thể trên gà nhiễm
Leucocytozoon ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XII, số 5, tr. 39 - 44.
5. Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương, (1997). Bệnh Ký sinh trùng ở gia súc, Nxb
Nơng nghiệp, Tp. Hờ Chí Minh.
6. Kolapxki N. A., Paskin P. L. (1980), Bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm, (Bản
dịch từ tiếng Nga của Nguyễn Đình Chí và Trần Xuân Thọ), Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội, tr 11 - 48.
7. Lê Hữu Khương, Nguyễn Văn Khanh, Huỳnh Hữu Lợi (2001). “Tình hình nhiễm
sán lá gan trên trâu, bò thuộc các vùng sinh thái ở Việt Nam”. Tạp chí Khoa học kỹ
thuật thú y, số 1,
8. Phạm Văn Khuê (1982) Giun sán ký sinh ở lợn vùng đồng bằng sông Cửu Long
và sơng Hờng, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Thú y, Trường Đại học Nông
nghiệp I.
9. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Giáo trình Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Trương Thị Tính, Vũ Đức Hạnh, Nguyễn Thị
Bích Ngà (2011), "Một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng thỏ ở thành phố Hải
Phòng và biện pháp phòng trị", Tạp chí khoa học kỹ tḥt Chăn ni, số 9, tr.
23 - 28.

11. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang
(2008), Ký sinh trùng học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Kim Lan (2013), Giáo trình Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng
thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), Bệnh đơn bào ký sinh ở vật nuôi, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Phạm Sỹ Lăng (1982), Một số đặc điểm dịch tễ học và bệnh học bệnh tiên mao
trùng trâu, bò do T. evansi, (Steel, 1885) ở phía Bắc Việt Nam. Luận án PTS
Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Bá Hiên, Trần Xuân Hạnh, Nguyễn Thị Kim Lan,
Huỳnh Văn Kháng, Nguyễn Hữu Nam, Hoàng Văn Năm, Nguyễn Văn Quang,
Phạm Quang Thái, Tô Long Thành, Nguyễn Văn Thọ, Đỗ Kim Tuyên, (2009),
Bệnh trâu bị ở Việt Nam, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.
16. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Kim Thành,
Nguyễn Văn Thọ, Chu Đình Tới, (2009), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở
vật nuôi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Bá Hiên, Trần Xuân Hạnh, Nguyễn Hữu Hưng, Huỳnh
Thị Mỹ Lệ, Lê Ngọc Mỹ, Phạm Quang Thái, Phạm Ngọc Thạch, Đỗ Ngọc
Thúy, Nguyễn Văn Thọ, (2011), Bệnh gia cầm ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp,

296


Hà Nội.
18. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn văn Diên, Trần Đức Hạnh, Hạ Thúy
Hạnh, Nguyễn Hữu Hưng, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Năm, Phạm Ngọc Thạch,
Nguyễn Văn Thọ, (2014), Bệnh của lợn tại Việt Nam, Nxb Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Văn Lực, Hà Huy Ngọ, Nguyễn Thị
Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia cầm Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật
20. Võ Thị Hải Lê (2012). “Nghiên cứu sự biến đợng nhiễm giun trịn đường tiêu há

của chó ở mợt số tỉnh Bắc Trung bộ và một số đặc điểm sinh học của Ancylostoma
caninum, bệnh lý học do chúng gây ra, biện pháp phòng trừ”. Luận án Tiến sĩ,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
21. Võ Thị Hải Lê, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Thọ (2017), “Tình hình
nhiễm sán lá gan lớn Fasciola gigantica của trâu, bò ở một số huyện thuộc tỉnh
Nghệ An”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. Tập XXIV– số 2, tr 49 – 55.
22. Phan Địch Lân (1978). Bệnh sán lá gan trâu bị do F. gigantica. Cơng trình
nghiên cứu ký sinh trùng thú y, tập II, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr 176 - 185.
23. Phan Địch Lân (1980), Bệnh sán lá gan trâu, bị Fasciola gigantica ở phía Bắc
Việt Nam, luận án Phó tiến sĩ thú y, Viện thú y Trung Ương, Hà nội.
24. Bùi Lập, 1976, Khu hệ giun sán lợn miền Bắc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.
25. Phan Địch Lân (1994, 2004), Bệnh ngã nước trâu, bò. Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội, tr 5 - 55.
26. Đỗ Đức Ngái, Phạm Văn Lực, Nguyễn Văn Đức, Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn
Văn Hà, Nguyễn Thị Minh (2006), “Tập quán chăn nuôi và tình hình nhiễm
bệnh sán lá gan ở trâu, bò ở tỉnh Đắc Lắc”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 3
(5): 68 – 72.
27. Phan Địch Lân (1974), "Thành phần họ mòng Tabanidae và vai trò truyền bệnh
của nó ở miền Bắc Việt Nam", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 8/
1974.
28. Phan Địch Lân (1994, tái bản năm 2004), Bệnh ngã nước trâu, bị; Nxb Nơng
nghiệp, Hà Nội, tr. 56 - 73.
29. Lê Ngọc Mỹ, Phạm Thị Tâm, Wicher Holland (2000), “Các phương pháp ký
sinh trùng học chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở trâu gây nhiễm thực nghiệm T.
evansi", Kết quả nghiên cứu KHKT Thú y 1996 - 2000, Viện Thú y.
30. Lê Văn Năm (2003), Bệnh cầu trùng gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.,tr. 5 - 55, 77 - 81.
31. Lê Văn Năm (2011) “Bệnh do ký sinh trùng Leucocytozoon”, Tạp chí Khoa
học kỹ thuật Thú y, tập XVIII, số 4, tr. 77 - 84.

32. Vương Thị Lan Phương (2004), “Nghiên cứu kháng nguyên bề mặt
Trypanosoma evansi phân lập từ trâu, bò phía Bắc Việt Nam và tinh chế kháng
nguyên dùng trong phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp”. Luận án Tiến
sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.
33. Lê Đức Quyết, Nguyễn Đức Tân, Lê Hứa Ngọc Lực, Huỳnh Vũ Vỹ, Nguyễn
Văn Thoại, Nguyễn Thị Sâm (2009), “Điều tra tình hình nhiễm đơn bào
Leucocytozoon trên gà tại một số tỉnh Nam Trung bộ”, Tạp chí Khoa học kỹ

297


thuật Thú y, tập XVI, số 5, tr. 62- 68.
34. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1976) Cơng trình nghiên cứu ký sinh trùng
ở Việt Nam, Tập 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
35. Trịnh Văn Thịnh (1963) Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông thôn, Hà nội.
36. Trịnh Văn Thịnh, Phan Trọng Cung, Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1982), Giáo
trình Ký sinh trùng thú y, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.
37. Nguyễn Văn Thọ (2002) “Môi giới truyền bệnh của sán lá ruột lợn
Fasciolopsis buski” Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, (4) tr.38 - 42. Hội thú y.
38. Nguyễn Văn Thọ (2003) “Sự phân tán và khả năng phát triển của một số trứng
giun, sán lợn qua hệ thống biogas” Tạp chí Khoa học và kỹ thuật thú y (3) tr 22
– 27, Hội Thú y Việt Nam.
39. Nguyễn Văn Thọ (2005) “Khảo sát một số đặc điểm sinh học, dịch tễ học, biện
pháp phòng trừ Fasciolopsis buski ở lợn vùng đồng bằng sông Hồng”. Luận án
Tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
40. Nguyễn Văn Thọ (2009) “Một số đặc điểm dịch tễ của Fasciola spp. ở người và
động vật ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng,” Tạp chí Y dược học quân
sự. Học viện Quân y, tr 13-19.
41. Nguyễn Văn Thọ, La Văn Cơng (2013). “Tình hình nhiễm giun trịn đường
tiêu hóa ở lợn tỉnh ở tỉnh Cao Bằng, hiệu lực tẩy của thuốc levamisole

ivermectin và mebendazole”. Tạp chí Khoa học Chăn nuôi, trang 80 - 87 số 12.
42. La Văn Công, Nguyễn Văn Thọ (2013), “Tình hình nhiễm giun dạ dày
Gnatostoma doloresi ở lợn tại tỉnh Bắc Kạn, hiệu lực của thuốc levamisole
ivermectin và mebendazole” Tạp chí Khoa học Chăn nuôi, trang 72 - 79 số 10.
43. Hồ Thị Thuận, Nguyễn Ngọc Phương (1986). “Tình hình nhiễm sán lá gan trâu
bị”. Kết quả hoạt đợng KHKT 1975 – 1985 của Trung tâm thú y Nam Bộ, Nxb
Khoa học & Kỹ thuật, tr 253 - 264.
44. Lương Tố Thu, Lê Ngọc Mỹ và cs. (1996), "Nghiên cứu ứng dụng các phương
pháp ngưng kết trên bản nhựa (CATT) để chẩn đoán tình hình bệnh tiên mao
trùng do T. evansi trên đàn trâu ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y,
Tập IV, số 2.
Tài liệu tiếng Anh
45. Ahmed W. M., Soad E. H. (2007), “Applied Studies on Coccidiosis in
Growing Buffalo - Calves With Special Reference to Oxidant/Antioxidant
Status, World Journal of Zoology, 2(2), pp. 40 - 48.
46. Arun M., Placid E., Souza D., Ananda K. J. (2008), “Prevalence of
Sarcocystosis in Goats slaughtered at an abattoir in Bangalore, Karnataka
state”, Entre of Advanced Studies, Department of Parasitology, Veterinary
College, Hebbal, KVAFSU, Bangalore, pp. 24.
47. Fayer R. and Johnson A. J. (1975), “Effect of Amprolium on Acute
Sarcocystosis in Experimentally Infected Calves ”, The journal of parasitology,
No 5 October 1975, pp. 932 - 936.
48. Gregory V. LaMann (2010), Veterynary parasitology. Copyright by Nova
sciense publishers. Inc New York.
49. Kaufmann J. (1996), Parasitic Infections of Domestic Animals: A Diagnostic

298


Manual, Basel, Boston, Berlin.

50. Leland S., Shapiro (2005), Pathology & Parasitology for Veterinary
technicians.
51. Levine N. D. (1985), Veterinary Protozoology, The Iowa Stale University
Press Ames, Iowa, USA.
52. Philippe Claes F., My L. N., Thanh N. G., (2001). ”A comparative evaluation
of parasitological test and a PCR for T. evansi in experimentally infected water
buffaloes”, Vet Parasitol Volume 97, pp. 23 - 33.
53. Raper J., Portela Molina M. P., (2002), Natural immunity to human African
trypanosomiasis: Trypanosomelytic factor and the blood incubation infectivity
test. Trans. R. Soc. Trop. Med. Hyg, Apr, 96.
54. Reid S. A. (2002), Command and retenue T. evansi in Autralia, Tedences
Parasitology, 18 (5).
55. Soulsby E. J. L. (1982), Helminth, Arthropods and Protozoa of domestic
animal, Lea, Febiger - Philadelphia.
56. Stanek F., Stich R. W., Dubey J. P., Reed S. M., Njoku C. J., Lindsay D. S.,
Schmall L. M., Johnson G. K., LaFaveand B. M., Saville W. J. A. (2003),
“Epidemiology of Sarcocystis neurona infections in domestic cats (Felis
domesticus) and its association with equine protozoal myeloencephalitis (EPM)
case farms and feral cats from a mobile spay and neuter clinic”, Department of
Veterinary Preventive Medicine, College of Veterinary Medicine, The Ohio
State University, Columbus, USA.
57. Tuntasuvan D. (2000), "Detedtion of T. evansi in brains of the naturally hog
deer by Streptavidine - biotin immunohistochemistry", Vet Parasitol. Volume
87, Issues 2-3, January.
58. Urquhart G. M, Armour J., Duncan J. L., Dunn A. M., Jennings F. W. (1996),
Veterinary Parasitology, Blackwell Science.
59. William J. Foreyt (2001), Veterinary parasitology. Blackwell publishing.

299




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×