Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Các quá trình địa chất ngoại sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.57 KB, 2 trang )


1
Modul 5: Các quá trình địa chất ngoại sinh
Bài 3: Thủy quyển
3.2.5. Trượt đất
ở nhiều nơi trên các sườn núi cao, sườn thung lũng, các bờ dốc của sông, hồ, bờ
biển và ở các hẻm núi đá hay bị trượt đổ, nhất là về mùa mưa. Nguyên nhân chủ yếu
gây ra hiện tượng trượt đất là do hoạt động của nước ngầm rửa trôi, làm suy yếu sự
liên kết giữa các khối đất đá trượt và thân sườn dốc. Hiện tượng trượt có thể xẩy ra
từ từ và lâu dài, nhưng cũng có thể xẩy ra trong giây lát và gây ra những hậu quả
nghiêm trọng.
Dựa theo tính chất và quy mô
người ta chia trượt đất thành ba loại:
Trượt chảy là những trượt đất
nhỏ, chỉ bao gồm một phần đất trên
mặt do đá bị phong hoá; khi bị ướt
đất này chảy từ từ xuống dưới.
Trượt đất là trường hợp những
khối đất đá lớn, có thể gồm nhiều
loại đá khác nhau từ trên sườn núi
trượt xuống.
Lở núi là trường hợp những khối
đất đá lớn đột ngột tách rời khỏi núi và đổ sập xuống. Lở núi đôi khi có quy mô
khổng lồ như vào năm 1911 ở Pamir có khối núi lở tới 7- 8 tỉ tấn, chặn ngang một
con sông tạo nên một hồ dài tới 80 km và một đập chắn cao 600m, dài 2km, đáy
rộng tới 5km.
Điển hình và phổ biến nhất trong ba loại trên là trượt đất, chúng đã gây rất
nhiều thiệt hại cả về kinh tế lẫn tính mạng con người. Trường hợp trượt đất điển
hình nhất như trên hình 1 Trên hình 18 mô tả một trường hợp trượt đất điển hình;
đường chấm chấm biểu diễn sườn
trước khi lở; sau khi lở vách có


dạng khác hẳn. Bề mặt trượt là mặt
theo đó khối đá trượt xuống, bề mặt
này thường bóng láng, bị khía, còn
được gọi là gương trượt. Khối đất

Hình 18. Sơ đồ trắc diện trượt đất. 1- Vị
trí ban đầu của sườn dốc; 2- Phần không bị
trượt; 3- Thể trượt; 4- Bề mặt trượt; 5- Đường
khâu đuôi; 6- Vách trượt; 7- Đáy trượt; 8-
Mạch (nguồn).
A
A
B
B
1
M
M
13
13
13
13
13
13
13
12
12
12
12
12
12

12
11
11
11
11
11
11
11
10
10
10
10
10
10
8
8
8
8
7
7
7
9
9
9
9
9
9
C
C
C

1
D
D
E
F
F
1
6 6
6
a)
b)
B

Hình 19. Sơ đồ trượt đất và “rừng say”
(Sarưgin M. M. 1962)

2
đá bị trượt xuống gọi là thể trượt. Phần vách dựng đứng ở bên trên thể trượt gọi là
vách trượt. Nhìn mặt cắt ngang của thể trượt giống như một bậc thềm sông, nên còn
được gọi là thềm trượt. Nơi tiếp xúc giữa thể trượt và vách trượt gọi là đường khâu
đuôi. Nơi mặt trượt lộ ra ở dưới sườn gọi là đáy trượt. Tùy theo thành phần đá ở
sườn núi và kiểu trượt mà đáy trượt có thể nằm ở các mức cao khác nhau, đa số
trường hợp đáy trượt nằm ở trên sườn núi. Thể trượt có thể chỉ là một khối hoặc
nhiều khối đá liền nhau mà mỗi khối còn giữ được thứ tự các lớp đá, ở phía dưới đá
bị ép mạnh. Dưới chân các khối trượt lớn, đá có thể bị dồn ép ùn lại thành một gò
cao và được gọi là gò dồn ép, trên mặt trượt có thể có dăm kết. Nhiều cây cối ở chỗ
trượt thường bị nghiêng ngả tạo thành “rừng say”. Để hiểu rõ quá trình hình thành
“rừng say”, chúng ta hãy xem xét ví dụ trên hình 19. Trên hình này hãy quan sát các
lớp 6 -13, trong đó 9 là lớp cát chứa nước, 8 và 10 là hai lớp sét. Dọc theo chân bờ
sông có hàng loạt khe nước chảy từ lớp chứa nước (9) mang theo cát. Do lớp cát cứ

trôi dần và dưới tác dụng của trọng lực nên khối đất đá ACEFB sẽ đứt rời ra và trượt
đi. Nhìn theo trắc đồ dọc đường đáy của khối đất đá trượt là một đường cong dạng
parabon (đường CEFB) giống như trắc diện cân bằng dọc của thời kỳ sông đứng tuổi.
Kết quả là khối đất đá ACEFB vỡ thành hàng loạt khối nhỏ với hàng loạt khe nứt toác
rồi sau đó lại khép lại nhanh chóng, cỏ cây sẽ mọc phủ lên.
Mặt khối đất đá nguyên thuỷ (AC) sau khi trượt sẽ nghiêng về phía bờ kéo theo
cây cối hoặc những công trình xây dựng cũng nghiêng theo. Về sau cây cối lại tiếp
tục phát triển cao lên; phần cây trước khi trượt vẫn nghiêng, còn phần mới mọc lại
hướng thẳng theo quy luật hướng dương và như vậy tạo thành khu vực cây nghiêng
ngả gọi là “rừng say”. Tại đây hiện tượng trượt có thể xẩy ra nhiều lần, quá trình
cây nghiêng lại lặp lại; trong trường hợp đó đếm các đợt cây ngả nghiêng ta biết
được số lần trượt đã xẩy ra.
Như vậy trượt đất phát sinh do nhiều nguyên nhân như cấu trúc địa chất của
vách, vách dốc đứng, điều kiện thoát nước ngầm, dao động của mực nước sông,
v.v , trong đó hoạt động của nước ngầm đống vai trò rất quan trọng. Do tác dụng
của nước ngầm, kéo theo sự mất vật chất ở trên tầng chứa nước cơ sở nên lực liên
kết giữa các lớp bị mất. Khi các lớp có độ dốc lớn thì do trọng lực mà các lớp phía
trên sẽ trượt và đổ về phía dưới.

×