Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.75 KB, 25 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN:
KHOA HỌC LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ
Câu 1: Phân tích khái niệm và mối quan hệ giữa quản lý và lãnh đạo. Tại sao nói
quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật?
Câu 2: Nội dung, biểu hiện và những điểm cần chú ý khi vận dụng các nguyên tắc
quản lý?
Câu 3: Tại sao nói: “Kế hoạch hóa là chức năng cơ bản nhất trong số các cức năng
quản lý” ?
Câu 4: khái niệm, nội dung của chức năng tổ chức? nhà quản lý khi tực hiện chức
năng này cần chú ý tới vấn đề gì?
Câu 5: Nội dung, vai trò của chức năng kiểm tra trong hoạt động của nhà quản lý?
Câu 6: Khái niệm mục tiêu quản lý và động lực quản lý? Mối quan hệ giữa chúng?
Câu 7 : Bình luận câu: « Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quản lý »
Câu 8: Tại sao “ Thông tin là đối tượng lao động của nhà quản lý”?
Câu 9: Trình bày khái niệm Quyết định quản lý? Các bước ban hành quyết định quản
lý ?
Câu 10: Khái niệm, đặc điểm của quyết định quản lý? Yêu cầu cơ bản khi ban hành
quyết định quản lý? Tại sao nói: “Quyết định quản lý là thước đo năng lực của nhà
quản lý” ?
Câu 11: Trình bày khái niệm, đặc điểm lao động quản lý ? Nội dung cần chú ý trong
tổ chức khoa học quản lý?
Câu 12: Ai là cán bộ quản lý? Phân loại cán bộ quản lý? Xây dựng đội ngũ cán bộ
quản lý?
Câu 13: Trình bày nội dung, vai trị, ưu điểm hạn chế của PP tổ chức-hành chính?
Câu 14: Ưu nhược điểm và các lưu ý khi sử dụng Phương pháp kinh tế?
Câu 15:Đặc trưng, ưu, nhược điểm của loại hình cơ cấu tổ chức trực tuyến? Sơ đồ
minh họa?


Câu 16: Đặc trưng, ưu và nhược điểm của loại hình cơ cấu tổ chức chức năng ? Sơ đồ
minh họa?


Câu 1: Phân tích khái niệm và mối quan hệ giữa quản lý và lãnh đạo. Tại sao
nói quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật?
*Khái niệm
- Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng
quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Lãnh đạo là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để duy trì kỷ luật, kỉ cương của
tổ chức và hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ nhân viên nhằm phát huy cao nhất tiềm
năng và năng lực của họ hướng tới thực hiện mục tiêu của tổ chức.
*Mối quan hệ giữ quản lý và lãnh đạo
- Lãnh đạo:
+ Lãnh đạo là khả năng tác động, ảnh hưởng, thúc đẩy, hướng dẫn, chỉ đạo người
khác để đạt được mục tiêu đề ra.
+ Lãnh đạo là quá trình khởi xướng, xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa
chọn chiến lược, tác động, ảnh hưởng, tìm kiếm sự tự nguyện tham gia của mọi người
nhằm tập hợp, điều hòa, phối hợp các mối quan hệ.
+ Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng, động viên, chỉ dẫn, chỉ thị người khác hành
động nhằm thực hiện mục tiêu mong muốn.
+ Lãnh đạo là quá trình định hướng dài hạn cho chuỗi các tác động của chủ thể quản
lý.
+ Tác động đến con người.
+ Làm những cái đúng.
+ Đạt mục tiêu thông qua việc cổ vũ, động viên.
+ Nhà lãnh đạo đề ra phương hướng, viễn cảnh, chủ trương, sách lược
- Ví dụ: khen thưởng nhân viên tích cực.
- Quản lí:
+ Quản lí là hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hồn thành cơng việc qua
những nỗ lực của người khác.
+ Quản lí là phối hợp có iệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác trong
cùng một tổ chức.



+ Quản lý hướng vào trật tự và sự nhất quán của tổ chức (thông qua việc thực hiện các
chức năng quản lý).
+ Là quá trình chủ thể quản lý tổ chức liên kết và tác động lên đối tượng quản lý để
thực hiện các định hướng tác động dài hạn.
+ Tác động đến công việc.
+ Làm đúng.
+ Đạt mục tiêu thơng qua hệ thống chính sách, mệnh lệnh, u cầu công việc.
+ Nhà quản lý xây dựng kế họach, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát...
- Ví dụ: Lớp trưởng quản lí trật tự và tổ chức lớp, phối hợp với bcs, bch của lớp.
*Tại sao nói quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật?
- Quản lý là một loại lao động trí óc đặc thù nhằm tổ chức, điều khiển và phối hợp cac
hoạt động mà doanh nghiệp phải thực hiện để đạt mục tiêu. Nó khơng chỉ dựa trên
kinh nghiệm mà phải có cơ sở khoa học mà nó cịn là một nghệ thuật trong xử lí các
tình huống đa dạng, thể hiện dự tính đầy đủ; cần hết sức linh hoạt, sáng tạo, có hiệu
quả cao nhất.
- Quản lý là một khoa học được thể hiện ở các đòi hỏi sau :
+ Một là: phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật khách quan chung và
riêng( tự nhiên, kỹ thuật và xã hội) đồng thời còn dựa trên cơ sở lý luận của triết học,
kinh tế học đông thời đòi hỏi ứng dụng nhiều thành tựu của các nghành khoa học tự
nhiên, khoa học kỹ thuật như: toán học, tin học, công nghệ học….
+ Hai là: phải nghiên cứu các mqh quy luật, phải dựa trên các nguyên tắc tổ chức
quản lý( về xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn); về xây dựng
cơ cấu tổ chức, quản lý; về vận hành cơ chế quản lý ( đặc biệt là xử lý các mối quan
hệ qản lý).
+ Ba là: phải vận dụng các phương pháp khoa học(đo lường, định lượng hiện đại, dự
đoán, xử lý trữ dữ liệu..) và biết sử dụng các ký thuật( quản lý mục tiêu, lập kế hoạch,
kiểm tra tài chính..), sử dụng kết hợp kết quả từ các ngành KH khác.
+ Bốn là: phải sựa trên sự định hướng cụ thể đồng thời có sự nghiên cứu tồn diện,
đồng bộ các hoạt động hướng vào mục tiêu lâu dài, với các khâu chủ yếu tỏng từng

giai đoạn.


=> Tóm lại, quản lý cho ta những hiểu biết về các quy luật, nguyên tắc, phương pháp,
kỹ thuật quản lý, để trên cơ sở đó biết cách phân tích một cách khoa học những thời
cơ và những khó khăn trở ngại trong việc đạt tới mục tiêu. Tuy nhiên nó chỉ là cơng
cụ, sử dụng nó cần tính tốn đến điều kiện đặc điểm cụ thể từng tình huống để vận
dụng sáng tạo, uyển chuyển( đó là tính nghệ thuật)
- Quản lý là một nghệ thuật:
+ Linh hoạt trong sử dụng các kỹ năng, kiến thức của mình trong HĐQL.
+ Tính nghệ thuật của quản lý xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của các sự vật
hiện tượng trong các hoạt động quản lý, trong kinh doanh. Hơn nữa còn xuất phát từ
bản chất của kinh doanh, sáng tạo trong sản xuất kd.
+ Những mối quan hệ giữa con người( với những động cơ, tâm tư, tình cảm khó định
lượng) ln địi hỏi nhà quản lý phải khéo léo, phải linh hoạt và sử dụng có hiệu quả
nhất cac phương pháp, các tiềm năng, các cơ hội, kinh nghiệm được tích lũy trong
kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
+ Nói cách khác nghệ thuật quản lý là tổng hợp những bí quyết, những thủ đoạn để
đạt được mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao Từ năng lực của bản thân và trái tim
nhà QL.
=> Quản lý vừa là 1 khoa học, vừa là 1 nghệ thuật, là 1 nghề của xã hội.
Câu 2: Nội dung, biểu hiện và những điểm cần chú ý khi vận dụng các nguyên
tắc quản lý?
*Nguyên tắc quản lý là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan
quản lý và các nhà quản lý phải tuân thủ trong quá trình quản lý. Là kim chỉ nam đối
với lý luận và chính sách để tìm ra những hình thức, pp cụ thể và đặc thù của quản lý.
*Thứ nhất: Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Là nguyên tắc cơ bản của quản lý, phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng
quản lý cũng như yêu cầu và mục tiêu của quản lý.
- Khía cạnh tập trung trong nguyên tắc thể hiện sự thống nhất quản lý từ một trung

tâm.


- Khía cạnh dân chủ thể hiện sự tơn trọng quyền chủ động sáng tạo của tập thể và cá
nhân người lao động trong hoạt động của tổ chức.
*Nội dung của nguyên tắc:
- Phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý
- Tập trung trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải được thể hiện trong khuôn khổ tập trung
+ Biểu hiện của tập trung: hệ thống pháp luật, cơng tác kế hoạch hóa, chế độ một
thủ trưởng
+ Biểu hiện của dân chủ:
. Xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn cảu các cấp trong hệ thống quản lý;
. Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kinh doanh;
. Xây dựng hệ thống kinh tế nhiều thành phần, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
. Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương
*Chú ý khi vận dụng:
- Tránh tình trạng tự do vơ chính phủ do dân chủ quá trớn.
- Nhà quản lý phải có tính độc lập, quyết đốn
- Tránh tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc đoán do tập trung quá mức
- Nhà quản lý phải cởi mở và biết lắng nghe ý kiến của mọi người.
*Ví dụ: Khi lớp tổ chức KH đi chơi.
- Lớp trưởng cần xem xét ý kiến đi đâu? Mấy ngày? Ăn gì của cả lớp.
- Nhưng sau đó phải tổng hợp ý kiến và đưa ra qđ đi đâu.
*Thứ hai: Nguyên tắc kết hợp hài hịa các lợi ích:
- Nội dung:
- Lợi ích vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của con người
- Con người có những nhu cầu và lợi ích nhất định
- Quản lý thực chất là quản lý con người
- Quản lý phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích có hiệu quả tính tích
cực và sáng tạo của họ

- Nguyên tắc phải kết hợp hài hịa các lợi ích có liên quan đến họat động của tổ chức
trên cơ sở đòi hỏi của các quy luật khách quan để tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động
của con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
- Giải quyết tốt các mối quan hệ lợi ích trong quản lý tổ chức sẽ đảm bảo cho tổ chức
hoạt động có hiệu quả
- Biểu hiện của nguyên tắc:
+ Kết hợp các loại lợi ích
+ Kết hợp lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần
+ Kết hợp lợi ích trong tất cả các khâu từ quy hoạch, kế hoạch cho đến khâu phân
phối và tiêu dùng
*Chú ý khi vận dụng:


- Quan tâm đến lợi ích của người lao động, lực lượng trực tiếp tạo ra sản phẩm cho xã
hội.
- Chăm lo đến lợi ích tập thể và lợi ích xã hội
- Coi trọng lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần của người lao động và tập thể
- Tránh để quan hệ lợi ích bị rối loạn
- Giải quyết quan hệ lợi ích phải trên quan điểm tồn diện, lịch sử, cụ thể.
*Ví dụ: Quản lý nhân viên vừa phải động viên khi họ làm tốt, vừa phải có những
phần thưởng hiện vật để kích thích tinh thần làm việc.
Thứ ba: Nguyên tắc phối hợp toàn diện các phương pháp trong quản lý
- Nội dung:
- Là nguyên tắc thể hiện sự vận dụng tổng hợp các phương pháp: tổ chức hành chính,
kinh tế và tâm lý thành phương pháp chung để tác động đến đối tượng nhằm thực hiện
mục tiêu quản lý
- Đối tượng quản lý là con người, luôn chịu sự tác động của nhiều mối quan hệ, có
nhiều nhu cầu khác nhau và ln thay đổi theo thời gian và không gian
- Biểu hiện của nguyên tắc:
+ Kết hợp các phương pháp tạo thành sức mạnh tổng hợp

+ Giải quyết các quan hệ quản lý hợp lý, linh hoạt
+ Hình thức thưởng phạt đa dạng, tùy từng tình huống
- Chú ý khi vận dụng:
+ Nắm vững và sử dụng linh hoạt các phương pháp
+ Sử dụng phương pháp chủ đạo và bổ trợ dựa trên điều kiện hiện có và đối tượng
*Ví dụ: - Quản lý nhân viên khi họ gặp khó khăn có thể cho họ nghỉ 1,2 ngày rồi làm
bù lại sau để tạo khơng khí thoải mái.
- Thưởng tết, thưởng lương với những người có cố gắng để kích thích làm việc.
Câu 3: Tại sao nói: “Kế hoạch hóa là chức năng cơ bản nhất trong số các cức
năng quản lý” ? ( chém gió theo các định hướng sau )
*Chức năng QL là tập hợp những hoạt động của chủ thể ql được hình thành bởi sự
phân cơng, chun mơn hóa trong hoạt động quản lí nhằm thực hiện mục tiêu.
*Các chức năng QL cơ bản(7cn):
- Chức năng kế hoạch hóa; Chức năng tổ chức; Chức năng điều khiển, điều chỉnh;
Chức năng động viên; Chức năng kiểm tra; Chức năng đánh giá; Chức năng dự đốn.
- Trong đó, chức năng KHH là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng ql.
*Chức năng Kế hoạch hóa:


- Là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng ql, nhằm xd quyết định về mục
tiêu, chương trình hành động và bước đi cụ thể trong 1 thời gian nhất định của 1 hệ
thống ql.
- KHH là quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai
làm cái đó. Kết quả của chức năng KHH là 1 bản kế hoạch, 1 văn bản xác định những
phương hướng hành động mà tổ chức sẽ thực hiện. Kế hoạch hóa chính là phương
thức xử lý và giải quyết các vấn đề có kế hoạch cụ thể từ trước.
*Ví dụ: Khi lớp trưởng quản lý tổ chức cho lớp đi du lịch, trước tiên phải có KH đi
đâu, ở đâu, làm gì thì mới có thể thực hiện đc buổi đi chơi.
*Mục đích:
- Đảm bảo khai thác 1 cách tối ưu nhất, chi phí thấp nhất các nguồn lực.

- Đảm bảo cho các hoạt động triển khai theo trình tự thời gian xác định.
- Tạo khả năng chủ động ứng phó với các tình huống thay đổi của mơi trường.
*Vai trị:
- Là phương tiện để liên kết, phối hợp các bộ phận với nhau trong tổ chức
- Là nhịp cầu nối giữa hiện tại và tương lai
- Giúp các nhà quản trị đề ra các nhiệm vụ, thiết lập mục tiêu, tiêu chuẩn
- Hướng tới đạt mục tiêu vào các thời điểm khác nhau
- Phát triển tinh thần làm việc tập thể
- Giúp tổ chức có thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường
- Giúp các nhà quản trị kiểm tra tình hình thực hiện mục tiêu
=> Tóm lại, nhà ql thực hiện KHH tốt phải trả lời được 4 câu hỏi (4Wh)
+ What? Mục tiêu cần đạt là gì?; Who? Ai thực hiện?; Where? Thực hiện ở đâu?;
When? Khi nào thực hiện(thời gian bđầu và kthúc)?
- Thực hiện tốt chức năng KHH sẽ tạo nên nền tảng vững chắc cho cơng việc về sau.
Khi đã có kế hoạch rõ ràng và cụ thể hệ thống ql có thể xđịnh được từng bước đi với
những mục tiêu, chương trình đã được định sẵn.
- Nếu khơng có chức năng KHH thì mọi công việc của hệ thống ql sẽ diễn ra chồng
chéo, thiếu sót, khơng khoa học.
=> KHH là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng ql.
Câu 4: khái niệm, nội dung của chức năng tổ chức? nhà quản lý khi tực hiện
chức năng này cần chú ý tới vấn đề gì?


*Khái niệm: - Tổ chức làhoạt động hứơng tới hình thành cấu trúc tối ưu của hệ thống
quản lý và phối hợp tốt nhất giữa các hệ thống quản lý (mqh giữa chủ thể và đối
tượng quản lý).
- Tổ chức chính là sự kết hợp, liên kết những bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống,
hoạt động nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất.Một cơ cấu tổ chức được coi là hợp
lý khi nó tuân thủ nguyên tắc thống nhất trong mục tiêu, mỗi cá nhân đều góp phần
cơng sức vào các mục tiêu chung của hệ thống.Một tổ chức cũng được coi là hiệu quả

khi nó được áp dụng để thực hiện các mục tiêu của hệ thống với mức tối thiểu về chi
phí cho bộ máy.
+ Thành lập các đơn vị, bộ phận đảm nhận những công việc cần thiết.
+ Thiết lập và các nhận các mqh về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ
phận nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.
*Nội dung:
- Phân chia công việc tổng thể cần triển khai thành các công việc cụ thể và các ban
- Gắn các nhiệm vụ và trách nhiệm với các công việc cụ thể
- Phối hợp các nhiệm vụ khác nhau trong tổ chức.
- Nhóm các cơng việc (jobs) thành các đơn vị
- Thiết lập quan hệ giữa các cá nhân, nhóm, phịng ban.
- Thiết lập các tuyến quyền hạn chính thức.
- Phân bổ và triển khai các nguồn lực tổ chức.
*Chú ý:
- Bố trí người phải phù hợp với cv vì con người là ytố trung tâm của tổ chức
- Chi phí cho bộ máy 1 cách tối thiểu vì 1 tổ chức được coi là hiệu quả khi nó thực
hiện các mục tiêu với chi phí thấp nhất.
*Ví dụ
Câu 5: Nội dung, vai trò của chức năng kiểm tra trong hoạt động của nhà quản
lý?
*Nội dung: - Kiểm tra là hoạt động xem xét, đánh giá kết quả và qtrình vận động
nhằm làm cho các hoạt động đó ngày càng hoàn thiện, đạt kết quả tốt hơn.
- Kiểm tra làđể đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống, bao gồm cả việc đo
lường các sai lệch nảy sinh trong q trình hoạt động, là một chức năng có liên quan
đến mọi cấp quản lý căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch đã định.


- Kế hoạch hướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hồn thành các mục tiêu, cịn
kiểm tra xác định xem chúng hoạt động có phù hợp với mục tiêu và kế hoạch hay
khơng

- Tiến hành kiểm tra vì:
+ Thực tiễn luôn vận động, phát triển theo quy luật khách quan
+ Nhận thức cũng là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến
hoàn thiện
- Mục đích của kiểm tra
+ Phát hiện các sai sót;
+ Hạn chế sai sót và hoạt động sẽ được thực hiện tốt hơn
- Vai trị
+ Góp phần hồn thiện các quyết định trong quản lý
+ Đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao
+ Đảm bảo thực thi quyền lực quản lý của người lãnh đạo
+ Giúp cơ quan, tổ chức có thể đối phó với sự thay đổi của môi trường
+ Tạo tiền đề cho q trình hồn thiện và đổi mới
- Kiểm tra phức tạp cần đáp ứng các u cầu
+ Tính tồn diện
+ Tính cơng khai
+ Tính liên tục
+ Tính thực tiễn
Câu 6: Khái niệm mục tiêu quản lý và động lực quản lý? Mối quan hệ giữa
chúng?
*Mục tiêu quản lý là:
- Mục tiêu quản lý được hiểu là trạng thái mong đợi, có thể có của đối tượng quản lý
(hệ thống) tại một thời điểm nào đó trong tương lai hoặc sau một thời gian nhất định
- Mục tiêu quản lý là tiêu chí định hướng và chi phối tồn bộ sự vận động của hệ
thống quản lý
- Được đề ra trên cơ sở đòi hỏi của các quy luật khách quan
- Chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan của chủ thể quản lý
=> Chủ thể quản lý phải nhận thức và vận dụng đúng đắn hệ thống quy luật khách
quan phù hợp với các điều kiện cụ thể
*Động lực quản lý là:



- Động lực là tổng hợp các yếu tố, nhân tố thúc đẩy cho sự vật, hiện tượng vận động,
biến đổi
- Động lực trong quản lý là tổng hợp các sức mạnh, nguồn lực, yếu tố quyết định sự
vận động phát triển của toàn bộ hệ thống quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã xác định
*Mối quan hệ giữa mục tiêu và động lực trong quản lý :
- Trong quản lý mục tiêu và động lực có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn
nhau, không tách rời:
+ Khơng có động lực sẽ khơng tiếp cận được mục tiêu. Mục tiêu tạo tạo ra động lực
và động lực à nhắm đến mục tiêu.
+ Mục tiêu đúng tự nó sẽ trở thành động lực, mục tiêu khơng phù hợp sẽ không tạo ra
sức mạnh của hệ thống. Và ngược lại, mục tiêu sai hoặc không phù hợp sẽ triệt tiêu
động lực.
+ Mục tiêu phải phù hợp, nếu quá cao thì khơng thể đạt được, nếu q thấp thì lãng
phí động lực, dễ rối loạn tổ chức
+ Trên cơ sở mục tiêu, chủ thể quản lý đưa ra những chủ trương, biện pháp quản lý
đúng đắn.
+ Vấn đề chính của mối quan hệ giữa mục tiêu và động lực đó là con người. bởi vì
con người chính là nhân tố khơi dậy động lực trong quản lý. Con người vừa là mục
tiêu vừa là động lực của quản lý.Xuất phát từ bản chất con người để đưa ra phương
thức quản lý phù hợp.Con người sáng tạo ra mọi hệ thống quản lý, vận hành, đổi mới
và hoàn thiện hệ thống đó.Khơi dậy động lực, kết hợp, phát huy trí tuệ và sức mạnh
của các cá nhân, sức mạnh của cả hệ thống quản lý.
+ Mối quan hệ này là mối quan hệ thể hiện sự kết hượp hài hòa lợi ích. Trong quản lý,
lợi ích là những hoạt động nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của chủ thể quản lý và
đối tượng quản lý. Lợi ích là động lực hành động của cả chủ thể và đối tượng quản lý.
Kết hợp hài hịa lợi ích là ngun nhân gắn kết và phát triển tổ chức quản lý
+ Không ngừng nâng cao đời sống nhân dân là mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh
tế - xã hội. Lợi ích kinh tế là động lực trong cơ chế quản lý. Kết hợp hài hịa lợi ích cá

nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội là động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội.
Hiệu quả kinh tế là thước đo hiệu quả của quản lý


=> Mục tiêu và động lực có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại vã
hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động quản lý.

Câu 7 : Bình luận câu: « Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quản
lý »
*Mục tiêu quản lý được hiểu là trạng thái mong đợi, có thể có của đối tượng quản
lý(hệ thống) tại 1 thời điểm nào đó trong tương lai hoặc sau 1 thời gian nhất định.
Mục tiêu quản lý là tiêu chí định hướng và chi phối toàn bộ sự vận động của hệ thống
quản lý.
*Động lực quản lý là tổng hợp các sức mạnh nguồn lực, yếu tố quyết định sự vận
động phát triển của toàn bộ hệ thống quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã xđịnh.
*Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quản lý :
- Nguồn gốc và bản chất của mục tiêu, động lực xuất phát từ nhu cầu của con người,
con người quyết định toàn bộ sự vận động, phát triển của hệ thống quản lý.
- Xuất phát từ bản chất con người để đưa ra phương thức quản lý phù hợp. Con người
sáng tạo ra mọi hệ thống ql, vận hành đổi mới và hoàn thiện hệ thống đó.
- Con người là mục tiêu của phát triển KT-XH
+ Chiến lược phát triển kt-xh của nước ta là đặt con người vào vị trí trung tâm. Lấy
mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người.
+ Kh-cn càng phát triển người ta càng đề cao vai trò của con người. Một mặt phục vụ
con người, mặt khác khai thác sức sáng tạo của con người.
+ Suy cho cùng việc phát triển kt-xh mục tiêu tất yếu và quan trọng nhất là hướng về
con người, phục vụ cuộc sống của con người.
- Ví dụ: Nước ta đang trong thời kì q độ lên CNXH, xd nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xh dân chủ, công
bằng, văn minh…

- Sức sáng tạo của con người là nguồn lực vô hạn :


+ Ngày nay với những thành tựu và bước tiến kì diệu của kh-cn càng chứng minh
rằng khả năng sáng tạo của con người là vô hạn. Những khả năng sáng tạo của con
người xét về thể lực là có giới hạn nhưng xét về sức sáng tạo, trí tuê, kĩ năng thì là vơ
tận.
+ Những thập kỉ qua và tới đây, con người sẽ vẫn khai thác chính những khả năng của
con người với tư cách là 1 sản phẩm kì diệu mà thiên nhiên đã sáng tạo ra.
+ Tiềm năng của con người cần thiết và được xem xét ở từng các nhân trong mqh với
cộng đồng. Nhưng với 1 tập thể, 1 quốc gia thì cơ bản nhất vẫn là tiềm năng của tập
thể, dân tộc. Nhất là trong thời đại hiện nay, mỗi tập thể, mỗi hệ thống nhỏ, mỗi quốc
gia không phát triển cô lập, mà phải phát triển qua lại, hợp tác, giao lưu với quốc tế.
- Ví dụ: Con người sáng tạo ra tàu xe, máy bay phục vụ đi lại, sáng tạo ra máy tính,
cơng nghệ thơng tin để tìm kiếm, quản lí thơng tin 1 cách nhanh chóng và lâu dài
nhất…
- Đáp ứng nhu cầu của con người là động lực quản lí :
+ Động lực của quản lí là đáp ứng những nhu cầu chính đáng của con người, tạo điều
kiện để cho mọi người được cống hiến nhiều hơn để được hưởng thụ nhiều hơn cả về
vật chất lẫn tinh thần.
+ Quản lí trong chế độ XHCN từ trong bản chất của mình đã ln ln là để đáp ứng
nhu cầu con người. Điều đó phù hợp với thời đại, vừa thể hiện bản chất ưu việt của
chế độ XHCN.
- Ví dụ: Việc phân loại quản lí tên sách, loại sách trong thư viện theo từng ngành lĩnh
vực để giúp con người tìm kiếm sách nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và sức lực.
=>Con người sáng tạo ra mọi quản lí, trực tiếp vận hành, đổi mới, hồn thiện nó
nhưng lại bị hệ thống quản lý chi phối rất mạnh mẽ, nhưng suy cho cùng thì vẫn là lấy
con người làm trọng tâm. Vì vậy nên nói, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của quản lí.



Câu 8: Tại sao “ Thông tin là đối tượng lao động của nhà quản lý”?
- Thông tin quản lý là tất cả những tin tức nảy sinh trong quá trình cũng như trong
mơi trường quản lý và cần thiết cho việc ra quyết định hoặc để giải quyết một vấn đề
nào đó trong hoạt động quản lý ở một tổ chức.
- TT đầu vào: thực trạng
- TT đầu ra: các quyết định
- TTQL là những thông điệp, tin tức được nhận thức và sử dụng bởi chủ thể QL.
- Thông tin là đối tượng lao động của nhà quản lý:
Nói cách khác thì thơng tin chính là cơ sở, tiền đề của quản lí.
+ Thơng tin chính là đối tượng mà người quản lí hướng đến. Là những thơng điệp, tin
tức được nhận thức bởi chủ thể quản lí và có ích cho hoạt động quản lí. Bất cứ người
ql, lãnh đạo nào muốn duy trì quyền lực của mình, duy trì sự thống nhất hành động
của hệ thống đều phải sử dụng thơng tin với vai trị là đối tượng, công cụ và phương
tiện.
+ Thông tin ql gắn liền với quyết định ql và mục tiêu ql. Mọi thông tin ql đều nhằm
phục vụ cho việc ra quyết định ql và đạt mục tiêu ql.
+ Bất cứ quyết định ql nào đều phải chứa đựng thông tin và sản phẩm của quyết định
ql cũng là thông tin.
+ Thông tin là đối tượng, con người(nhà ql) là chủ thể. Nhà ql tác động lên TLSX là
thông tin để tạo ra sản phẩm. Sản phẩm này chính là các quyết định hành chính-kết
quả lao động của nhà ql.
+ Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học đã coi thông tin ql như hệ thần kinh của hệ thống
ql, có mặt và có tác động đến tất cả mọi khâu của quá trình ql.
=> Thơng tin vừa là sản phẩm vừa là đối tượng của hoạt động ql.

Câu 9: Trình bày khái niệm Quyết định quản lý? Các bước ban hành quyết định
quản lý ?



*Quyết định quản lý là hành vi sáng tạo với tư cách là sản phẩm lao động của người
lãnh đạo, nhằm định ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức trên
cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan và phân tích các thông tin về hiện
trạng của tổ chứ và môi trường.
*Các bước ban hành quyết định quản lý:
Bước 1: Phát hiện vấn đề, sơ bộ đề ra nhiệm vụ
- Phát hiện vấn đề:
+ Cụ thể hóa nghị quyết của cấp trên
+ Giải quyết yêu cầu của cấp dưới
+ Xử lý tình huống đột xuất
- Xác định nhiệm vụ cần làm rõ những vấn đề sau:
+ Vì sao phải đề ra nhiệm vụ?
+ Nhiệm vụ đó thuộc loại nào?
+ Tính cấp bách của việc giải quyết nhiệm vụ đó?
+ Tình huống phát sinh nhiệm vụ, những nhân tố ảnh hưởng tới việc giải quyết nhiệm
vụ?
+ Mục tiêu cần đạt được của quyết định?
Bước 2: chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả
- Chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cho phù hợp dựa vào:
+ Quan điểm đánh giá toàn diện về kết quả trên nhiều mặt
+ Xác định các chỉ tiêu đánh giá cả về số lượng và chất lượng
- Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cần đáp ứng các yêu cầu:
+ Phản ánh đóng góp của phương án vào việc thực hiện các mục tiêu quyết định
+ Các chỉ tiêu dùng làm tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả có thể lượng hóa được
+ Số lượng tiêu chuẩn khơng q nhiều
Bước 3: Thu thập thông tin và xử lý thông tin
- Thông tin phải được thu thập đầy đủ, chính xác và được xử lý đúng đắn, khoa học
Bước 4. Chính thức xác định nhiệm vụ và dự kiến các phương án
- Một vấn đề có thể được giải quyết bằng nhiều cách khác nhau
- Xây dựng các phương án có thể được thực hiện bởi chủ thể quản lý nhưng cũng có

thể do bộ phận tham mưu hoặc đối tượng quản lý
Bước 5: So sánh các phương án theo tiêu chuẩn hiệu quả đã xác định
- Việc lựa chọn phương án tối ưu phải căn cứ vào tiêu chuẩn hiệu quả đã xây dựng
Bước 6: Ra quyết định chính thức
- Thơng qua quyết định chính thức có thể là cá nhân hoặc tập thể tùy thuộc quy mơ tổ
chức và tính chất vấn đề được quyết định, nhất là chế độ quản lý hiện hành.


Câu 10: Khái niệm, đặc điểm của quyết định quản lý? Yêu cầu cơ bản khi ban
hành quyết định quản lý? Tại sao nói: “Quyết định quản lý là thước đo năng lực
của nhà quản lý” ?
*Quyết định quản lý là hành vi sáng tạo với tư cách là sản phẩm lao động của người
lãnh đạo, nhằm định ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức trên
cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan và phân tích các thơng tin về hiện
trạng của tổ chứ và môi trường.
*Đặc điểm:
- Quyết định quản lý là sản phẩm trí tuệ của chủ thể quản lý, được thể hiện chủ yếu
dưới dạng thông tin
- Quyết định quản lý là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý trên cơ sở nhận thức
và vận dụng các quy luật khách quan, nắm bắt thực trạng và tình huống cụ thể
- Chất lượng quyết định quản lý không chỉ phụ thuộc vào số lượng, chất lượng thông
tin tin mà cịn phụ thuộc vào trình độ, năng lực của chủ thê quản lý
- Quyết định quản lý chỉ tác động trong phạm vi nhất định
*Yêu cầu cơ bản khi ban hành Quyết định quản lý:
- Tính hợp pháp
+ Quyết định được đưa ra trong phạm vi thẩm quyền
+ Không trái pháp luật
+ Ban hành đúng thủ tục và thể thức
- Tính khoa học
+ Phù hợp với định hướng và mục tiêu của tổ chức

+ Phù hợp với quy luật khách quan và nguyên tắc quản lý
+ Đưa ra trên cơ sở vận dụng các phương pháp khoa học
+ Phù hợp với điều kiện cụ thể
- Tính thống nhất
+ Ban hành bởi các cấp và các bộ phận chức năng phải thống nhất theo cùng một
hướng
+ Các quyết định đang có hiệu lực khơng được mâu thuẫn, trái ngược, phủ định nhau
- Tính kịp thời, chính xác, dễ hiểu
+ Quyết định phải được đề ra đúng thời điểm, đúng đối tượng và tình huống cần thiết,
phải cụ thể về thời gian và người thực hiện, phải rõ ràng, dễ hiểu...
- Phù hợp với điều kiện và cơ sở vật chất để thực hiện quyết định


+ Để thực hiện quyết định phải có điều kiện nhất định như tài chính, vật tư, cơng
nghệ, nhân lực..., đặc biệt cần chú ý đến yếu tố kích thích về vật chất để mọi người
hăng hái tích cực thực hiện quyết định
*Tại sao nói: “Quyết định quản lý là thước đo năng lực của nhà quản lý”?
- Hàng ngày nhà quản lý phải ra nhiều quyết định liên quan tới mọi vấn đề hoạt động
của tổ chức. Thực chất, quản lý là quá trình ra quyết định. Việc ra một quyết định
quản lý có liên quan chặt chẽ đến việc giải quyết vấn đề và đóng một vai trị quan
trọng trong cơng tác quản lý.
- Quyết định quản lí là sản phẩm trí tuệ của nhà quản lý, quyết định có đúng hay
khơng có tốt hay khơng, đạt được hiệu quả đến đâu là do nhà quản lý vận dụng năng
lực, khả năng của mình, sự hiể biết, nắm bắt thực tiễn, khoa học, các công cụ khác để
đưa ra quyết định quản lý.
- Chất lượng của việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định ql là thước đo
năng lực của người lãnh đạo, ql ở mọi lĩnh vực, mọi cấp khác nhau. Nếu việc ra quyết
định đúng đắn và tổ chức thực hiện tốt các quyết định ql thì sẽ đưa đến các kết quả
mong muốn. Ngược lại, thiệt hại sẽ càng nghiêm trọng nếu nhà ql đưa ra quyết định
không đúng.

- Trong điều kiện nước ta hiện nay với sự chuyển biến của nền ktxh, năng lực của nhà
ql thể hiện ở việc đưa ra những quyết định ở tâm chiến lược, chính sách quốc gia để
tác động lên toàn bộ đời sống tinh thần của xh, dân cư trong 1 thời gian dài hoặc là cụ
thể hóa 1 cách đúng đắn những quyết định quản lý của cấp trên…
- Năng lực lãnh đạo quản lí được thể hiện thơng qua kiến thức, kỹ năng , sự am hiểu
xã hội, thực tiễn, tầm nhìn xa trơng rộng, hướng tới mục tiêu cuối cùng, có khả năng
nhìn nhận ra những mục tiêu chiến lược, lâu dài và đặc điểm cá nhân cần để hoàn
thành tốt một vai trị/cơng việc.
=> Từ đó đưa ra quyết định quản lý phù hợp, đúng đắn, kịp thời, tốt nhất, hiệu quả
nhất trong thời điểm đó.
- Do đặc trưng, vai trị của quyết định quản lí


+ Quyết định quản lý là sản phẩm trí tuệ của chủ thể quản lý, được thể hiện chủ yếu
dưới dạng thông tin
+ Quyết định quản lý là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý trên cơ sở nhận thức
và vận dụng các quy luật khách quan, nắm bắt thực trạng và tình huống cụ thể
+ Chất lượng quyết định quản lý không chỉ phụ thuộc vào số lượng, chất lượng thơng
tin tin mà cịn phụ thuộc vào trình độ, năng lực của chủ thê quản lý.
+ Quyết định quản lý chỉ tác động trong phạm vi nhất định
=> “Quyết định quản lý là thước đo năng lực của nhà quản lý”

Câu 11: Trình bày khái niệm, đặc điểm lao động quản lý ? Nội dung cần chú ý
trong tổ chức khoa học quản lý?
*Khái niệm: - Lao động quản lý là hoạt động điều hành, phối hợp, chỉ đạo một tập
hợp đông người liên kết trong một tổ chức xác định, nhằm thực hiện mục tiêu quản lý
trong điều kiện biến đổi của môi trường
- Theo nghĩa rộng: lao động quản lý là lao động của tất cả những người tham gia vào
bộ máy quản lý (cán bộ quản lý, chuyên gia, nhân viên nghiệp vụ)
- Theo nghĩa hẹp: lao động quản lý là lao động của những người trực tiếp làm các

chức năng quản lý trong bộ máy quản lý (cán bộ có chức vụ nhất định)
*Đặc điểm: (5 đặc điểm)
Thứ nhất: Là dạng lao động mang tính gián tiếp
- Là lao động trí óc, phối hợp các dạng lao động xã hội trực tiếp làm ra sản phẩm
- Thực chất là chức năng của lao động tập thể được phân cơng riêng cho một nhóm
người
- Ngày càng quan trọng trong việc tìm ra các phương án họat động của tổ chức
Thứ hai: Là dạng lao động phức tạp
- Đối tượng là con người rất đa dạng, phức tạp
- Mục tiêu, yêu cầu và hệ thống quản lý ln biến đổi
- Địi hỏi có kiến thức toàn diện, nhiều lĩnh vực và trở thành kỹ năng, kỹ xảo và nghệ
thuật ứng xử với con người
- Đòi hỏi người quản lý phải có bản lĩnh, quyết đốn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm khi thời cơ chín mùi
Thứ ba: Là dạng lao động sáng tạo
- Xử lý thông tin, ban hành và tổ chức thực hiện quyết định, đòi hỏi sự sáng tạo


- Đối tượng quản lý và môi trường luôn biến đổi địi hỏi lao động quản lý phải ln
sáng tạo để thích nghi và phát triển
- Sự sáng tạo có tính chất hướng đích, trong khn khổ pháp luật và điều kiện vật chất
cho phép
Thứ tư: Là công tác lãnh đạo, gây ảnh hưởng đến con ngườ
- Phải bố trí, sử dụng, đãi ngộ, động viên khích lệ, đối xử phù hợp để kích thích mọi
người làm việc tự giác, sáng tạo
- Lao động vừa dựa vào kiến thức khoa học vừa bao hàm nghệ thuật ứng xử, khả năng
gây ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm con người
Thứ năm: Có tính cộng đồng
- Chỉ xuất hiện khi có lao động hiệp tác của nhiều người thực hiện mục tiêu chung
- Là yếu tố bên trong của hệ thống, gắn liền với một tổ chức thực hiện mục tiêu chung

- Hiệu quả lao động phải được đánh giá bằng hiệu quả của một hệ thống, tổ chức nhất
*Nội dung tổ chức khoa học lao động quản lý
Thứ nhất, Phân chia cơng việc, bố trí cán bộ
- Phương thức phân chia công việc
+ Phân cấp quản lý: Phân chia công việc gắn với hệ thống cương vị quản lý theo thứ
bậc trừ trên xuống dưới
+ Ủy quyền quản lý: Tổ chức hay cá nhân ủy quyền cho một cá nhân hay tổ chức thực
hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình một công việc hoặc một thời gian nhất định
+ Tư vấn, tham mưu: Phương thức phân chia công việc phục vụ cho việc ra quyết
định (xử lý thông tin đề ra phương án)
- Nguyên tắc cần tuân thủ:
+ Phân chia cơng việc khơng bỏ sót, khơng trùng lặp
+ Quyền hạn gắn với trách nhiệm, tránh không đủ thực quyền hoặc lộng quyền
+ Thực hiện mục tiêu với chi phí ít nhất, hiệu quả cao nhất (bộ máy tinh gọn, trong
sạch, có năng lực)
Thứ hai, Điều hịa, phối hợp các hoạt động quản lý
- Mục đích:
+ khắc phục các xu hướng đi chệch mục tiêu của các phân hệ, bộ phận và các cán bộ
quản lý
- Phương thức: thông qua vai trò quản lý tổng hợp, lãnh đạo chung của thủ trưởng các
đầu mối
+ Phương thức hiệp thương thỏa thuận
+ Phương thức quản lý theo chương trình mục tiêu
Thứ ba, Xây dựng phương pháp làm việc khoa học cho lãnh đạo quản lý
- Sắp xếp thời gian hợp lý: có kế hoạch làm việc


- Bố trí nơi làm việc khoa học, hợp lý :
+ Phịng làm việc thuận tiện giao dịch, có khơng gian, ánh sáng, nhiệt độ phù hợp
+ Màu sắc, kích cỡ bàn ghế thoải mái

+ Tài liệu sắp xếp ngăn nắp, tiện dụng
+ Áp dụng kỹ thuật hiện đại và trang thiết bị cần thiết để giảm nhẹ sức lao động
+ Phương pháp làm việc tiên tiến, hiện đại
Thứ tư, Tạo môi trường họat động thuận lợi cho hoạt động quản lý
- Môi trường vật chất
+ Điều kiện làm việc thuận lợi
+ Cơ hội thăng tiến
+ chế độ lương bổng thỏa đáng
- Mơi trường tinh thần
+ Có uy tín, dư luận ủng hộ
+ Dân chủ, bình đẳng
+ Chuẩn mực đạo đức
Thứ năm, Đào tạo lao động quản lý
- Đào tạo qua trường lớp
+ Ưu điểm: chủ động về nội dung, thời gian
+ Nhược điểm: thiếu kinh nghiệm và kỹ năng thực hành
- Đào tạo qua thực tiễn
+ Ưu điểm: dày dặn kinh nghiệm và vững vàng trong công tác
+ Nhược điểm: thiếu kiến thức lý luận và tốn nhiều thời gian
- Đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức
+ Ưu điểm: phù hợp với cán bộ đương chức, giảm chi phí
+ Nhược điểm: Đòi hỏi khâu tổ chức phải mềm dẻo, linh hoạt chương trình đa dạng

Câu 12: Ai là cán bộ quản lý? Phân loại cán bộ quản lý? Xây dựng đội ngũ cán
bộ quản lý?
*Khái niệm: Cán bộ quản lý là người thực hiện những chức năng, nhiệm vụ quản lý
nhất định của bộ máy quản lý nhằm đảm bảo cho tổ chức đạt được những mục đích
của mình với kết quả và hiệu quả cao
*Phân loại cán bộ quản lý
- Theo cấp quản lý

+ Quản lý cấp cao: Là những người có thẩm quyền ra các quyết định chiến lược hoặc
những người ảnh hưởng lớn tới các quyết định mang tính chiến lược.
Ví dụ: Chủ tịch nước, phó Chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội.


+ Quản lý cấp trung: Là những người có thẩm quyền ra các quyết định chiến thuật,
liên quan đến những bộ phận, phân hệ của hệ thống.
+ Quản lý cấp cơ sở: Là những người có thẩm quyền ra các quyết định mang tính tác
nghiệp cho các cơ quan đơn vị cơ sở của hệ thống.
- Theo phạm vi quản lý
+ Cán bộ quản lý chức năng, Ví dụ: Giám đốc Sở xây dựng, Sở tài chính…
+ Cán bộ quản lý tổng hợp
*Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
Một là, Kế hoạch hóa đội ngũ cán bộ quản lý
- Xuất phát từ mục tiêu và kế hoạch hoạt động của toàn bộ hệ thống quản lý để xác
định số lượng cán bộ, sắp xếp, đề bạt, bố trí sử dụng và đánh giá cán bộ quản lý
- Trình tự kế hoạch hóa đội ngũ cán bộ quản lý
+ Dự báo tình hình cán bộ, những biến động và nhu cầu về số lượng, chất lượng cán
bộ
+ Lập kế hoạch bổ sung cán bộ và kế hoạch luân chuyển cán bộ
+ Lập kế hoạch cho từng mặt riêng biệt
Hai là, Phân định chức năng, quyền hạn và trách nhiệm cho cán bộ trong bộ máy
quản lý
- Lựa chọn cán bộ quản lý là công việc rất quan trọng đảm bảo cho tổ chức hoạt động
có hiệu quả đạt được mục tiêu đề ra
- Lựa chọn cán bộ quản lý phải xuất phát từ yêu cầu thực tế đối với cơng việc, phải trả
lời các câu hỏi:
+Cơng việc địi hỏi làm gì?
+ Phải thực hiện chúng như thế nào?
+ Kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết là gì?

- Những phẩm chất cần thiết của người quản lý khi lựa chọn cán bộ quản lý
+ Ước muốn làm công việc quản lý
+ Quan hệ với sự đồng cảm: hiểu và thơng cảm đối với mọi người
+ Chính trực và trung thực: trung thực trong các vấn đề về tiền bạc, vật chất và trong
quan hệ với người khác. Trung thực là cơ sở đạo đức của người cán bộ quản lý
Ba là, Lựa chọn cán bộ quản lý
- Việc đánh giá cán bộ quản lý có ý nghĩa trong việc đào tạo, phát triển cán bộ quản lý
- Mục đích của đánh giá cán bộ quản lý là nhằm phát huy được mọi khả năng sáng tạo
và cống hiến của từng người và sử dụng cán bộ có hiệu quả hơn


- Những nhận xét, đánh giá, kết luận về cán bộ nhất thiết phải do tập thể có thẩm
quyền quyết định
Bốn là, Đánh giá cán bộ
- Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ với tư cách là người quản lý
- Việc làm của từng người, cả việc làm được và chưa làm được, cả ưu điểm và khuyết
điểm trong từng thời kỳ nhất định
- Dựa vào các tiêu chuẩn và yêu cầu về phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý để
đánh giá
Năm là, Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ
- Nhằm tạo cho họ khả năng thích nghi được với những u cầu mới, khó khăn và
thách thức mới
- Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần xét đến:
+ Nhu cầu đào tạo trong công việc hiện tại: phân tích so sánh mục tiêu cần đạt được
với việc thực hiện
+ Nhu cầu đào tạo cho công việc tương lai: dựa vào những dự báo về thay đổi trong
tương lai của cả hệ thống
- Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải theo kế hoạch, kết hợp đào tạo ở trường, lớp với
rèn luyện thực tiễn
- Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thường theo trình tự:

+ Đào tạo trước khi vào làm việc ở bộ máy quản lý
+ Đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian làm việc ở bộ máy quản lý
+ Đào tạo trước khi nhận chức vụ mới
- Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được lựa chọn hợp lý nhằm nâng cao
trình độ của cán bộ quản lý
- Các nhóm phương pháp:
+ Nhóm thứ nhất: các phương pháp cung cấp cho người được đào tạo những kiến thức
cần thiết qua các buổi lên lớp, tọa đàm, phụ đạo
+ Nhóm thứ hai: các phương pháp đào tạo tích cực, giúp cán bộ nắm bắt được kinh
nghiệm tiên tiến; tri thức mới; hồn thiện kỹ năng...
Sáu là, Bố trí, sử dụng cán bộ
- Việc bố trí đúng cán bộ quản lý tạo điều kiện bổ sung những mặt mạnh, khắc phục
những mặt hạn chế của cả tập thể qua đó mà nâng cao trình độ của từng người
- Khi bố trí cán bộ quản lý phải làm cho cán bộ đó nhận thức đầy đủ chức năng, quyền
hạn, trách nhiệm và các mối quann hệ cơng tác của mình


- Sau khi bố trí, phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi và kịp thời phát hiện những chỗ
mạnh, chỗ yếu, những bố trí khơng phù hợp để uốn nắn, sắp xếp lại

Câu 13: Trình bày nội dung, vai trị, ưu điểm hạn chế của PP tổ chức-hành
chính?
*Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể ql tác động và đối tượng quản lý
nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
*Phương pháp hành chính – tổ chức: Là pp dựa vào quyền uy của người quản lý để
bắt buộc người dưới quyền phải chấp hành mệnh lệnh quản lý.
- Nhóm phương pháp hành chính – tổ chức là các phương pháp tác động dựa vào các
mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý. Nhóm phương pháp này có vai trị rất to
lớn trong cơng tác quản lý nhằm xác lập trật tự, kỷ cương trong tổ chức; giải quyết
các vấn đề đặt ra trong quản lý một cách nhanh chóng và là khâu nối các phương pháp

khác thành một hệ thống.
- Trong bất kỳ một tổ chức nào cũng hình thành những mối quan hệ tổ chức trong hệ
thống quản lý.Về phương diện quản lý nó biểu hiện thành mối quan hệ giữa quyền uy
và phục tùng. Người quản lý dử dụng quyền lực của mình để buộc đối tượng quản lý
phải thực hiện nhiêm vụ.
- Nhóm phương pháp hành chính – tổ chức trong quản lý là cách thức tác động trực
tiếp của chủ thể quản lý đến các tập thể và cá nhân dưới quyền bằng các quyết định
dứt khốt mang tính chất bắt buộc, địi hỏi cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh,
nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng. Các quyết định được cụ thể hóa dưới
dạng các quy chế, quy định, quyết định, nội quy của tổ chức.
Vai trò:
- Xác lập trật tự, kỷ cương, chế độ hoạt động trong hệ thống
- Giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý 1 cách nhanh chóng, giấu được ý đồ hoạt
động của chủ thể


- Là khâu nối các phương pháp khác thành 1 hệ thống
Ưu điểm:
- Sử dụng mệnh lệnh, quyền lực buộc cấp dưới thực thiện nhiệm vụ nhất định. Giúp
duy trì kỷ cương trật tự cho mơi trường tổ chức. Có tác đụng lớn đối với các tình
huống ql cấp bách, khẩn trương.
- Khi sử dụng không cần phải đi kèm những phương pháp khác mà vẫn đảm bảo hiệu
quả.
Nhược điểm:
- Tạo ra áp lực, sức ép tâm lý, làm giảm khả năng sáng tạo.
- Lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến quan liêu trong tổ chức dẫn đến hậu quả xấu.
- Nhà quản lý phải là những người rất có bản lĩnh để quan sát nắm bắt được đối tượng
để có sự tác động chuẩn xác, phù hợp thì mới có hiệu quả cao.
Vận dụng:
- Việc ban hành các quy chế chuyên môn, nội quy cơ quan, các quy định về giờ giấc,

hồ sơ sổ sách … chính là việc vận dụng phương pháp hành chính – tổ chức. Phương
pháp này được vận dụng thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị.

Câu 14: Ưu nhược điểm và các lưu ý khi sử dụng Phương pháp kinh tế?
*Phương pháp kinh tế làphương pháp mà chủ thể tác động vào đối tượng quản lý
thơng qua các lợi ích kinh tế để ràng buộc, kích thích, định hướng đối tượng thực hiện
mục tiêu quản lý.
- Cơ sở khách quan của các phương pháp kinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế
trong quản lý.
- Là pp chủ yếu nhất
- Là pp tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế
- Tác động đến đối tượng quản lý bằng lợi ích
- Mở rộng quyền chủ động, tăng trách nhiệm kinh tế cho cấp dươi.
Ưu điểm:


- Là pp phổ biến thường đạt hiệu quả cao trong quản lý hiện nay.
- Tác động lên đối tượng quản lý một cách nhẹ nhàng, không gây ra sức ép tâm lý, tạo
ra bầu khơng khí thoaỉ mái, dễ được chấp nhận.
- Kết hợp hài hịa các lợi ích
- Phát huy tính độc lập, tự giác, sáng tạo của đối tượng trong thực hiện cv
- Biến qtrình ql thành tự ql ở đối tượng, tăng hiệu lực ql tối đa
Nhược điểm:
- Nếu coi nó là duy nhất sẽ lệ thuộc vào vật chất, quên các giá trị tinh thần, đạo đức,
truyền thống văn hóa, hủy hoại mơi trường sống…
- Địi hỏi phải có điều kiện kinh phí, vật chất nhất định mới thực hiện được
- Khơng có sự dảm bảo thực hiện cao vì nó khơng bắt buộc.
- Dễ bị đối tượng quản lý xem thường nếu không kèm theo các phương pháp tác động
khác.
Vận dụng:

- Định hướng cho đối tượng quản lý bằng mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch, phương án
để họ tự tìm cách hồn thành cơng việc.
- Điều chỉnh đối tượng bằng đòn bẩy kinh tế như chế độ lương bổng, thưởng phạt,
phụ cấp, trợ cấp… hợp lý, kịp thời.

Câu 15:Đặc trưng, ưu, nhược điểm của loại hình cơ cấu tổ chức trực tuyến? Sơ
đồ minh họa?
*Cơ cấu tổ chức trực tuyến là mơ hình tổ chức quản lý trong đó mỗi người cấp dưới
chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo cấp trên trực tiếp
- Đặc trưng: + có mối quan hệ giữa các cấp trong tổ chức được thực hiện theo một
đường thẳng (trực tiếp từ cấp trên xuống cấp dưới)


+ Phạm vi áp dụng:phù hợp giữa quy luật hoạt động của tổ chức với điều kiện mơi
trường ở trình độ phát triển thấp của lực lượng sản xuất và áp dụng cho các bộ phận
có quy mơ nhỏ.
- Ưu điểm:
+ Đảm bảo nguyên tắc tập trung trong quản lý
+ Đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân nhà quản lý
+ Tạo điều kiện cho cấp dưới thực hiện triệt để các quy định quản lý
- Nhược điểm:
+ Dễ rơi vào tình trạng độc đốn cửa quyền
+ Khơng tận dụng được trí tuệ của các bộ phận
+ Thiếu sự sáng tạo khi ra quyết định
+ Nhà quản lý phải có kiến thức rộng
Câu 16: Đặc trưng, ưu và nhược điểm của loại hình cơ cấu tổ chức chức năng ?
Sơ đồ minh họa?
*Cơ cấu tổ chức chức năng là mơ hình cơ cấu tổ chức quản lý, trong đó từng chức
năng được tách riêng do một bộ phận hay một cơ quan đảm nhiệm và cơ quan chức
năng trực tiếp điều khiển các bộ phận thực hiện ở cấp dưới.

- Đặc trưng:
+ Từng chức năng quản lý được tách riêng do một bộ phận hay một cơ quan đảm
nhiệm
+ Nhân viên chức năng là những người am hiểu chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ
trong phạm vi quản lý của mình
- Ưu điểm:
+ Thực hiện chun mơn hố chức năng quản lý
+ Tận dụng được trí tuệ của các chuyên gia giỏi
+ Giảm bớt khối lượng công tác quản lý của toàn cơ quan cho nhà lãnh đạo
- Nhược điểm:
+ Vi phạm nguyên tắc tập trung trong quản lý
+ Người thừa hành nhận và hành động cùng một lúc nhiều mệnh lệnh
+ Gây khó khăn cho việc chấp hành khi có mệnh lệnh trái ngược nhau.


×