Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Phan Bội Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.65 KB, 7 trang )

Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
- Phan Bội ChâuI. MỞ BÀI
“Phan Bội Châu là một nhà chí sĩ yêu nước, một bậc tiền bối cách mạng hàng hải
kiên quyết, đã thể hiện được một cách hùng hồn, rực rỡ tinh thần bất khuất của dân tộc
trong thời kì hai mươi lăm năm đầu thế kỉ” (Đặng Thai Mai). Ông là một trong những
người đầu tiên ở nước ta mở ra con đường cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng dân chủ tư sản. Mặc dù sự nghiệp khơng thành, nhưng ơng mãi mãi là tấm
gương sáng chói về lịng u nước thiết tha và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất.
Không chỉ là một lãnh tụ cách mạng, Phan Bội Châu còn là một nhà thơ yêu nước mà
nói như Tố Hữu "Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng". Tên tuổi Phan Bội Châu gắn liền với
hàng trăm bài thơ, hàng chục cuốn sách, một số bài văn tế và vài ba vở tuồng chứa chan
tình yêu nước. Trong kho tàng thư văn của ông, ta không thể không nhắc đến bài thơ “Lưu
biệt khi xuất dương”.
II. THÂN BÀI
1. Khái quát
- Hoàn cảnh ra đời: Phan Bội Châu sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan,
tận mắt chứng kiến sự thất bại của phong trào Cần Vương chống Pháp. Bên cạnh đó, chế
độ phong kiến suy tàn kéo theo sự sụp đổ của cả một hệ thống tư tưởng phong kiến già cỗi,
lỗi thời. Tình hình đó đặt ra cho các chí sĩ yêu nước đương thời một câu hỏi lớn: Phải cứu
nước bằng con đường nào? Trong khơng khí u ám bao trùm khắp đất nước thời đó, những
tia sáng hi vọng hé rạng qua nguồn sách Tân thư truyền bá tư tưởng cách mạng dân chủ tư
sản của phương Tây với nội dung khác hẳn với các sách thánh hiền thuở trước. Người ta có
thể tìm thấy ở đó những gợi ý hấp dẫn về một con đường cứu nước mới, những viễn cảnh
đầy hứa hẹn cho tương lai. Vì thế, các nhà Nho tiên tiến của thời đại như Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh đã tiên phong dấn bước, bất chấp nguy hiểm, gian lao. Năm 1904, Phan
Bội Châu sáng lập ra một tổ chức yêu nước là Hội Duy Tân. Năm 1905, Hội tổ chức phong
trào Đông du với chủ trương sang Nhật để tìm đường cứu nước. Bài thơ “Xuất dương lưu


biệt” được tặng các đồng chí trong buổi đầu lên đường. Có thể nói bài thơ này như một
mốc son chói lọi trong sư nghiệp giải phóng dân tộc của nhà chí sĩ Phan Bội Châu.
- Giới thiệu chung về bài thơ: “Xuất dương lưu biệt” được viết bằng chữ Hán, theo
thể thất ngôn bát cú Đường luật, là khúc ca biểu lộ tư thế, quyết tâm hăm hở, và những ý
nghĩ cao cả mới mẻ của chí sĩ Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước. Tác
phẩm có ý nghĩa động viên, cổ vũ tinh thần cho người ra đi, đồng thời cũng có tác dụng
củng cố tinh thần, niềm tin, hướng người ở lại về một tương lai tốt đẹp hơn, sáng lạn hơn
của đất nước.
2. Hai câu đề: Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu
1


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Thời trung đại, một trong những quan niệm phổ biến về thơ là “Thi dĩ ngơn chí”,
nghĩa là thơ là để nói chí, tỏ lịng. Thơ nói chí thường là của các bậc anh hùng, hào kiệt,
những đấng trượng phu lẫy lừng thiên hạ. Tư thế của họ là tư thế kì vĩ, tư thế vũ trụ, chẳng
“Hồnh sóc giang san cáp kỉ thu” (Cắp ngang ngọn giáo bảo vệ giang sơn đã mấy thu Phạm Ngũ Lão), thì cũng “Kỉ độ long tuyền đới nguyệt ma” (Bao phen mang gươm báu
mài dưới trăng - Đặng Dung), chẳng "Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư” (Kêu to một
tiếng làm lạnh cả hư khơng - Khơng Lộ thiền sư) thì cũng “Bay thẳng cánh mn trùng
Tiêu Hán, Phá vịng vây bạn với Kim ơ” - Nguyễn Hữu Cầu... Thời kì Nho học phát triển
mạnh mẽ, chí làm trai đặc biệt được đề cao. Nam nhi phải vẫy vùng bốn bể, phải có cơng
danh, sự nghiệp lẫy lừng. Chẳng vậy mà trong bài thơ "Tỏ lịng", Phạm Ngũ Lão đã viết:
"Cơng danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu"
Hay Nguyễn Cơng Trứ cũng từng viết:
"Chí làm trai nam, bắc, tây, đông
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể".

Kế thừa tư tưởng Nho giáo, Phan Bội Châu đã đưa ra một quan điểm về chí làm trai
với một tuyên ngơn đầy khí thế:
Sinh vi nam tử yếu hi kỳ,
Khẳng hứa càn khơn tự chuyển di.
Ơng đã thuyết phục các bạn trẻ thời bấy giờ bằng sự táo bạo, bay bổng và lịng nhiệt
tình của mình khi cho rằng làm trai phải "lạ" (yếu hi kì) có nghĩa là phải khác mọi người,
khơng được giống với bất kì ai để tạo nên điểm riêng biệt. "Lạ" cũng có nghĩa là làm trai
phải làm nên những điều phi thường, hiển hách, kinh thiên động địa. Theo quy luật, con
tạo xoay vần vốn là lẽ thường tình nhưng Phan Bội Châu cho rằng kẻ làm trai phải xoay
chuyển trời đất theo ý mình chứ khơng để trời đất tự chuyển xoay. Kẻ làm trai phải biết
sống hiển hách, dám mưu đồ những việc lớn, phải can dự vào việc xoay chuyển càn khơn,
biến đổi thời thế chứ khơng phải dương mắt nhìn thời cuộc đổi thay và an phận thủ thường.
Làm trai là không thể sống tầm thường, thụ động một cách vô vị, nhạt nhẽo mà phải chủ
động, không chùn bước, nản chí, phải dám đối mặt với đất trời, vũ trụ để tự khẳng định bản
thân, phấn đấu đạt được hồi bão và lí tưởng.
Hai câu thơ như vậy đã làm nổi bật chân dung nhân vật trữ tình là con người có tầm
vóc vũ trụ, ý thức rằng mình có trọng trách lớn lao nên đã vượt lên trên tư tưởng phong
kiến lỗi thời để vươn đến xã hội rộng lớn, cao cả. Tư thế, tâm thế đẹp của kẻ làm trai luôn
tự tin ở đức độ, tài năng của mình và muốn dùng đức độ, tài năng ấy với bầu nhiệt huyết để
giúp nước, giúp đời còn được Phan Bội Châu thể hiện trong một bài thơ khác:
“Dang tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù”.
2


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Gắn hai câu thơ với sự nghiệp cách mạng vô cùng sôi nổi của Phan Bội Châu, ta mới

cảm nhận được cái khẩu khí anh hùng của nhà chí sĩ vĩ đại. Tuy nhiên, ý thơ của Phan Bội
Châu không chỉ nằm ở việc thể hiện tráng chí của bản thân mà bên cạnh đó cịn có ý nghĩa
khích lệ các thanh niên trong thời đại mới, biết đứng lên tự lực, tự cường, rũ bỏ cuộc đời
tầm thường để theo đuổi lý tưởng cao đẹp, phụng sự cho Tổ quốc.
3. Hai câu thực: Khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc
Con người mang tầm vóc lớn lao, tầm vóc vũ trụ ấy ln mang trong mình ý thức,
trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc:
"Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vơ thùy"
Cụm từ “bách niên trung” có nghĩa là trong một trăm năm, “ngã” là ta tức là chỉ tác
giả, “tu hữu ngã” nghĩa là phải có ta trong cuộc đời. Phan Bội Châu đã khẳng định trong
khoảng trăm năm này khơng thể thiếu được mình và sự hiện diện của mình trong một trăm
năm khơng phải là ngẫu nhiên, vơ ích. Vì đã hiện diện trên cõi đời nên “ta” phải làm một
cái gì đó lớn lao, hữu ích để lịch sử trong vòng một trăm năm cần phải nhắc đến tên mình.
Ta phải trở thành nhân vật lịch sử, ta có sứ mệnh xoay chuyển càn khơn để thay đổi cả bộ
mặt lịch sử của thế kỉ này. Câu thơ đã khẳng định một cái tôi lớn lao, phi thường, chủ động
tích cực và đầy ý thức trách nhiệm trước cuộc đời, thời cuộc chứ không phải cái tơi vị kỉ,
chỉ biết lo nghĩ cho lợi ích của cá nhân.
“Thiên tải hậu” là nghìn năm sau, là lịch sử của đất nước và dân tộc trong vịng
nghìn năm, “cánh vơ thùy” có nghĩa há lại khơng có ai để lại tên tuổi? Với cách sử dụng
ngôn từ như vậy, Phan Bội Châu đã giúp ta nhận ra lịch sử là một dịng chảy liên tục, cần
có sự góp mặt và gánh vác của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Và trong cuộc đời trăm năm hữu
hạn của mình, ông muốn cống hiến sức mình cho đất nước, làm nên những công trạng phi
thường, lớn lao để xứng đáng làm một nam nhi lưu danh vào thiên cổ ngàn năm. Ở đây, ta
thấy có sự đối lập giữa sự vô hạn của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Phan Bội
Châu đã dùng cái nghi vấn, phủ định để làm nền, làm nổi bật lên điều ông khẳng định. Ông
muốn làm những điều phi thường, lưu lại tên tuổi của mình trong sử sách để khơng hổ thẹn
với chí làm trai mà mình đã lấy làm lí tưởng sống. Cống hiến cho đời vừa là nghĩa vụ vừa
là trách nhiệm của bậc trượng phu. Ông đã tự khẳng định bản thân mình, tự khẳng định vai
trị của mình trong xã hội và trong lịch sử. Đó là một ý thơ sâu sắc thế hiện vai trò cá nhân

trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó. Ý tưởng đẹp đẽ này
là sự kế thừa những tư tưởng vĩ đại của các vĩ nhân trong lịch sử: “Dẫu cho trăm thân này
phơi ngồi nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”. (Trần Quốc Tuấn).
Lấy cái hữu hạn - bách niên - của một đời người đối với cái vô hạn - thiên tải - của lịch sử
dân tộc, Phan Bội Châu đã tạo nên một giọng thơ đĩnh đạc. hào hùng, biểu lộ một quyết
3


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

tâm và khát vọng lớn trong buổi lên đường. Vì quyết tâm đủ lớn nên dù trên bước đường
cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua mn vàn thử thách và hiểm nguy, ông vẫn bất
khuất, lạc quan:
Thân ấy hãy cịn, cịn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!
Từ chỗ viết về tráng chí, lý tưởng cao đẹp của mình, Phan Bội Châu đã khơi dậy và
thúc giục tinh thần xả thân vì nghĩa lớn của con người, đặc biệt là những thanh niên trai
tráng sinh ra trong thời đại đầy biến động, giúp họ ý thức được vai trị của bản thân mà góp
hết sức mình vào cơng cuộc cứu nước, tìm ra hướng đi mới cho dân tộc. Ở những năm đầu
thế kỉ XX, sau thất bại liên tiếp của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp, một nỗi bi
quan, thất vọng đè nặng lên tâm hồn những người Việt Nam yêu nước. Tâm lí an phận thủ
thường lan rộng. Trước tình hình đó, bài thơ Lưu biệt khi xuất dương có ý nghĩa như một
hồi chng thức tỉnh lịng u nước, động viên mọi người đứng lên chống giặc ngoại xâm.
4. Hai câu luận: Quan niệm về nguyên tắc hành xử mới của Phan Bội Châu trước vận
mệnh đất nước
Gắn chí làm trai và khát vọng khẳng định tên tuổi với hoàn cảnh thực tại của đất
nước, Phan Bội Châu đã nêu lên trách nhiệm mà người nam nhi cần có đối với vận mệnh
dân tộc:

"Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si"
“Non sơng đã chết” là cách nhân hóa rất chân thực cho hiện tại của nước nhà. Kẻ thù
ngoại bang chiếm lấy chủ quyền thì coi như đất nước đã chết. Câu thơ uất nghẹn trước thực
trạng đau thương của dân tộc. Nhưng cái mạnh mẽ của đấng nam nhi trước vận mệnh đất
nước là ở chỗ đã nhận ra “sống thêm nhục”. Bằng sự đối lập giữa sống và chết, vinh và
nhục tác giả đã thể hiện rõ khẩu khí anh hùng. Đó là khí tiết cương cường, bất khuất của
những con người không cam chịu cuộc đời nô lệ tủi nhục. Lẽ nhục – vinh mà tác giả đặt ra
gắn liền với sự tồn vong của đất nước và dân tộc. Ý nghĩa của nó đồng nhất với quan điểm:
Chết vinh còn hơn sống nhục trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu cuối thế kỉ XIX.
Đến câu thơ sau “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”, người ta lại càng khâm phục
nhân cách và nhận thức của Phan Bội Châu. Bởi vốn dĩ Phan Bội Châu là một nhà nho chịu
ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ nền giáo dục phong kiến, thế nhưng ông không như một số
những nhà nho cố chấp ôm khư khư giấc mộng hão huyền về việc phục hưng những thứ
vốn đã cũ kỹ, lạc hậu. Trái lại, ơng lại chính là một trong những người đầu tiên nhìn thẳng
vào vấn đề, thấy rõ sự tụt hậu của nho học, khẳng định giữa lúc nước mất nhà tan thì nền
giáo dục nho học là vô tác dụng, việc học sách thánh hiền cũng chỉ ngu thôi. Nho học quả
thực là một kho tàng rộng lớn, mang đến cho con người sự giáo dục tốt đẹp nhưng rõ ràng
ở bối cảnh hiện tại nó chẳng giúp ích được gì trong buổi nước mất nhà tan, khơng có ích
trong việc giành lại chủ quyền dân tộc. Việc làm quan trọng và thiết thực nhất lúc này là
4


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

tìm được con đường, hướng đi cho đất nước để thốt khỏi sự xâm lược, bóc lột của thực
dân Pháp. Rõ ràng, Phan Bội Châu chưa đến mức hoàn toàn phủ nhận cả nền học vấn Nho
giáo, nhưng đưa ra một nhận định như thế thì quả là táo bạo đối với một người từng là đệ

tử của chốn cửa Khổng sân Trình. Quả thực, hai câu thơ của Phan Bội Châu đã cho ta thấy
một sự chuyển mình vĩ đại của thời đại, khép lại thời vàng son suốt ngàn năm của Nho
giáo để mở rộng ra bên ngoài, bắt kịp xu thế thời đại. Và đó cũng chính là ý nghĩa của
phong trào Đông du mà Phan Bội Châu là ngun sối, của việc ra đi tìm đường cứu nước
của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Lịch sử dân tộc đã chứng minh con
đường của họ là rất đúng đắn.
Cũng với quan niệm từ bỏ lối học hành cử tử, trong bài “Bài ca chúc tết thanh niên”
viết vào dịp Tết năm 1927, Phan Bội Châu đã thiết tha kêu gọi thanh niên:
“Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi
Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần
Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn
Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ...”
5. Hai câu kết: Tư thế và khát vọng buổi lên đường
Không thể sống như thực tại, muốn mưu đồ việc xoay chuyển càn khôn phải tiến đến
hành động. Và hành động ấy chỉ có thể là xuất dương.
Muốn vượt bể đơng theo cánh gió,
Mn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Bài thơ khép lại trong một niềm hứng khởi trào dâng mãnh liệt của nhà chí sĩ cách
mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. Việc xuất dương thể hiện dũng khí, nhận
thức sáng suốt và bắt nguồn từ lòng yêu nước thiết tha và khát vọng cháy bỏng muốn tìm
ra con đường đi mới để đưa nước nhà thốt khỏi cảnh nơ lệ lầm than. Thực tế thì cuộc ra đi
của Phan Bội Châu là một cuộc ra đi bí mật, tiễn đưa chỉ có vài ba đồng chí thân thiết nhất.
Dù phía trước chì mới le lói vài tia sáng của ước mơ, nhưng người ra đi tìm đường cứu
nước vẫn hăm hở, đầy khát vọng và tin tưởng. Với tâm thế ấy, hình ảnh con người lúc lên
đường được miêu tả cùng các hình ảnh kì vĩ, mang tầm vũ trụ: bể Đơng, cánh gió, mn
trùng sóng bạc. Tất cả tạo thành một bức tranh hoành tráng mà con người là trung tâm,
lồng lộng giữa trời biển mênh mông trong tư thế bay lên. Con người đuổi theo ngọn gió
lớn qua biển Đơng vươn đến vũ trụ bao la và bên dưới đôi cánh đại bàng đó là mn trùng
sóng bạc dâng cao, bọt tung trắng xóa, dường như muốn tiếp sức cho con người bay thẳng

tới chân trời mơ ước. Đây thực sự là những hình ảnh phi thường thể hiện cảm hứng lãng
mạn, bay bổng.
III. KẾT LUẬN
1. Nghệ thuật:
5


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

“Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu được viết bằng thể thơ thất ngôn bát
cú đường luật. Sự kết hợp đầy mới mẻ giữa cách thể hiện đậm chất thơ văn trung đại với
những tư tưởng nội dung đậm hơi thở của nhịp sống đương thời đã hình tượng hóa một
cách lãng mạn và hào hùng của người chí sĩ yêu nước những năm đầu thế kỉ XX. Những
câu thơ mang đậm nét lãng mạn, sử thi với cảm hứng dạt dào, trở thành mạch cảm xúc
xuyên suốt của bài thơ. Giọng thơ nhiệt huyết, lay động này đã tiếp thêm sức mạnh, đã thổi
bùng khát khao cho biết bao kẻ sĩ thời ấy có mong muốn thực hiện chí lớn vì sự nghiệp dân
tộc của mình.
2. Nội dung:
Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” là bài thơ từ biệt mà cũng là lời kêu gọi, thúc giục
lên đường cứu nước của người cách mạng Phan Bội Châu. Nó đã thể hiện chí khí của
người anh hùng mang tầm vóc thời đại ở những năm đầu thế kỉ XX: Là đấng nam nhi
muốn làm nên “điều lạ” ở trên đời, có một “bầu máu nóng" sơi sục: “Tơi được trời phú cho
bầu máu nóng cũng khơng đến nỗi ít, lúc cịn bé đọc sách của cha tơi, mỗi khi đến những
chỗ nói người xưa chịu thuế để thành đạo nhân, nước mắt lại đầm đìa nhỏ xuống ướt đẫm
cả giấy...” (Ngục trung thư), có chí khí lớn lao và táo bạo, dám đối đầu với đất trời, vũ trụ
để khẳng định bản thân. Ngoài ra trong bài thơ, Phan Bội Châu còn đặt đến vấn đề của
thực tại lúc bấy giờ. Khi đất nước lâm nguy, thì mỗi người cơng dân phải có trách nhiệm
và thái độ khơng cam chịu, dám ra đi để tìm chân lý mới. Tầm vóc bài thơ vì thế hồn tồn

tương xứng với tầm vóc của một con người được cả dân tộc ngưỡng mộ. Ngay cả chủ tịch
Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động ở Pháp, khi viết tác phẩm “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu” (1925) cũng đã suy tôn Phan Bội Châu là: bậc anh hùng, vị thiên
sứ, đấng xả thân vì độc lập được hai mươi triệu đồng bào trong vịng nơ lệ tơn sùng.
LUYỆN ĐỀ
Đề bài 1: Tính chất giao thời thể hiện qua bài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan
Bội Châu.
Gợi ý:
1. Giải thích
- Tính chất giao thời là gì: Sự chuyển giao giữa cũ (văn học trung đại) và mới (văn
học hiện đại) trên các mặt nội dung và nghệ thuật.
- Phạm trù trung đại: là văn học chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc.
- Phạm trù hiện đại: Thoát khỏi ảnh hưởng của thi pháp trung đại chuyển dần sang
chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây.

6


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

- Tại sao lại xuất hiện văn học giao thời: do bối cảnh thời đại, văn hóa, văn học...
Xét riêng trên lĩnh vực văn học, văn học trung đại với mĩ học và hệ thống thi pháp của nó
đã tỏ ra khơng cịn phù hợp với những nhu cầu biểu hiện mới => địi hỏi phải thay đổi.
2. Tính chất giao thời thể hiện ở nội dung:
- Đặc điểm trung đại:
+ Vẻ đẹp của người chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. Khí phách ngang tàng, sẵn sàng
đối đầu với mọi thử thách. Đây là đặc điểm ảnh hưởng từ thơ văn yêu nước cuối thế kỉ
XIX.
+ Nội dung vẫn mang hơi hướng tỏ chí tỏ lịng - đặc trưng quan niệm mĩ học về con

người trong văn học trung đại...)
- Đặc điểm hiện đại:
+ Nhận thức tỉnh táo, tư tưởng cách tân táo bạo, mới mẻ (Hiền thánh cịn đâu, học
cũng hồi)... mở ra con đường ra nước ngoài để học tập.
+ Khát vọng cháy bỏng, cảm hứng lãng mạn bay bổng.
3. Tính chất giao thời về mặt nghệ thuật
- Dấu ấn trung đại: thất ngôn bát cú; kết cấu cổ điển: khai, thừa, chuyển, hợp.
- Dấu hiệu của văn học hiện đại: giọng thơ sôi trào, đầy nhiệt hứng => âm vang của thời
đại dội vào thơ mãnh liệt.
4. Đánh giá
- Cơ sở của tính chất giao thời là do bối cảnh thời đại và đặc điểm con người, cá tính của
nhà thơ.
- Tính chất giao thời về mặt nghệ thuật làm nên vị trí văn học sử của Phan Bội Châu.

7



×