Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Phân tích biến thể âm đầu trong các phương ngữ của tiếng việt và đặc trưng biến thể âm đầu trong truyện ngắn của nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.69 KB, 26 trang )

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT

Chuyên đề: Phân tích biến thể âm đầu trong các
phương ngữ của tiếng Việt và đặc trưng biến thể
âm đầu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

ĐÀ NẴNG – 2021


BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
Chuyên đề: Phân tích biến thể âm đầu trong các
phương ngữ của tiếng Việt và đặc trưng biến thể
âm đầu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

ĐÀ NẴNG – 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài:....................................................................................................................1

2.

Lịch sử vấn đề:......................................................................................................................... 1

3.


Mục đích nghiên cứu:.............................................................................................................. 2

4.

Nhiệm vụ nghiên cứu:.............................................................................................................2

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.........................................................................................2

6.

Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................................2

7.

Đóng góp của tiểu luận:..........................................................................................................2

8.

Bố cục bài tiểu luận:................................................................................................................2

NỘI DUNG................................................................................................................................... 2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............................................2
1.1. ĐẶC TRƯNG NGỮ ÂM TỔNG QUÁT CỦA CÁC ÂM ĐẦU:...........................................2
1.2. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ÂM ĐẦU:....................................................................................3
1.3. CÁC GIẢI PHÁP ÂM VỊ HỌC ÂM ĐẦU TRONG TIẾNG VIỆT:....................................5
1.4. SỰ THỂ HIỆN BẰNG CHỮ VIẾT CỦA CÁC ÂM ĐẦU:...................................................6
1.5. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ:.....................................................................................8
1.5.1.Ngơn ngữ tồn dân:................................................................................................................ 8

1.5.2.Tính chuẩn mực của ngơn ngữ:............................................................................................8
1.6. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG NGỮ:...............................................................................8
1.6.1.Phương ngữ:........................................................................................................................... 8
1.6.2.Việc phân chia các vùng phương ngữ:..................................................................................8

Chương 2: BIẾN THỂ CỦA CÁC ÂM ĐẦU TRONG CÁC PHƯƠNG NGỮ CỦA
TIẾNG VIỆT:................................................................................................................................ 9
2.1. BIẾN THỂ CỦA CÁC ÂM ĐẦU TRONG CÁC PHƯƠNG NGỮ:...................................10
2.1.1.Âm môi răng /v/:..................................................................................................................10
2.1.2.Âm đầu lưỡi – răng và đầu lưỡi – lợi:.................................................................................10
2.1.3.Cặp âm mũi và phi mũi:......................................................................................................10
2.1.4.Âm mũi ngạc cứng hữu thanh:...........................................................................................10
Trương Thúy Liên - 3170120172


2.1.5.Âm tắc đôi một vô thanh:....................................................................................................11
2.1.6.Âm quặt lưỡi:........................................................................................................................ 11
2.1.7.Âm mặt lưỡi:........................................................................................................................12
2.1.8.Âm tắc thanh hầu vô thanh:................................................................................................12
2.1.9.Phụ âm + cụm /w/:...............................................................................................................12
2.1.10.Hiện tượng ngạc hóa và mơi hóa:......................................................................................13
2.2. HỆ THỐNG BIẾN ĐỔI PHỤ ÂM ĐẦU Ở MỘT SỐ VÙNG PHƯƠNG NGỮ:...............13
2.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIẾN THỂ ÂM ĐẦU Ở BA PHƯƠNG NGỮ MIỀN BẮC,
TRUNG, NAM:............................................................................................................................. 14
2.3.1.Phương ngữ Bắc:..................................................................................................................14
2.3.2.Phương ngữ Trung:.............................................................................................................. 14
2.3.3.Phương ngữ Nam:................................................................................................................15

Chương 3: BIẾN THỂ ÂM ĐẦU ĐẦY CHẤT NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ.......................................................................................................15

3.1. XÁC ĐỊNH VÙNG PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ:.................................................................15
3.2. ĐẶC ĐIỂM BIẾN THỂ ÂM ĐẦU TRONG PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ:.........................15
3.3. VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ:......................16
3.4. NHỮNG BIẾN THỂ ÂM ĐẦU TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC
TƯ:…............................................................................................................................................. 17
3.5. GIÁ TRỊ CỦA BIẾN THỂ ÂM ĐẦU NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN NGỌC TƯ:..................................................................................................................18

KẾT LUẬN................................................................................................................................. 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................19

Trương Thúy Liên - 3170120172


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Biến thể âm đầu là một chủ đề được rất nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới và trong nước
nghiên cứu. Nói đến biến thể âm đầu trong tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học như Nguyễn Thiện
Giáp, Đoàn Thiện Thuật đã nêu lên khái niệm và các biến thể của chúng một cách rất rõ ràng,
thông qua đề tài này tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về các biến thể âm đầu để hiểu rõ hơn về ngôn
ngữ tiếng Việt và sự khác nhau của ngôn ngữ từng địa phương từ việc biến thể âm đầu so với
ngơn ngữ tồn dân. Cách phát âm các âm vị âm đầu ở từng địa phương khác nhau do sự khác
nhau từ lịch sử hình thành và phát triển của phương ngữ từng vùng miền, hiểu rõ nét đặc trưng
phương ngữ của từng vùng miền sẽ cho ta thấy được sự đặc biệt của ngôn ngữ và thuận lợi hơn
trong giao tiếp hằng ngày cũng như thấy được đặc điểm đặc sắc của các nhà thơ, nhà văn khi sử
dụng chúng để đưa vào những áng thơ, áng văn, tạo nên sự khác biệt và độc đáo vừa mang tính
cá nhân vừa mang tính cộng đồng địa phương nơi họ gắn bó hoặc yêu mến.
Văn chương là một nghệ thuật ngơn ngữ. Đó là ngơn từ của các tác phẩm văn học, của thế giới
nghệ thuật, kết quả sáng tạo của nhà văn. Sức mạnh của nghệ thuật không phải là sao chép cuộc
sống một cách đơn giản một chiều mà đã được khúc xạ qua lăng kính của tác giả. Vẻ đẹp của

các tác phẩm văn học là vận dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, tài hoa. Ngôn ngữ là công cụ,
là chất liệu cơ bản của văn học. Trong tác phẩm, ngôn ngữ thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn.
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn tiêu biểu góp phần cho kho tàng truyện ngắn Việt Nam hiện đại và
góp phần thay đổi diện mạo truyện ngắn ở thế kỷ 21. Phương ngữ trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư không chỉ là ngôn ngữ của nhân vật mà là ngôn ngữ của người kể chuyện, của
tác giả. Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ta sẽ thấy đậm chất Nam Bộ bởi ngôn ngữ Nam Bộ
đã tạo nên một cảnh vật, một tính chất rất Nam Bộ.
Vì những lý do trên, tơi chọn đề tài nói về “Phân tích biến thể âm đầu trong các phương ngữ
của tiếng Việt và đặc trưng biến thể âm đầu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” để
nghiên cứu với mong muốn góp phần nhỏ bé vào lĩnh vực nghiên cứu biến thể âm đầu và văn
chương Nguyễn Ngọc Tư.
2. Lịch sử vấn đề:
Biến thể âm đầu trong các phương ngữ của tiếng Việt đã được các nhà ngơn ngữ học trong và
ngồi nước nghiên cứu và đưa ra các kết luận, các quan điểm rất nhiều, nhưng vẫn chưa có kết
luận nào là tối ưu cho các giải pháp âm vị âm đầu và biến thể của âm đầu trong các phương ngữ
là một nội dung rất rộng, mỗi vùng miền, tỉnh thành trên Việt Nam lại có biến thể âm đầu riêng
biệt nên để bao qt tồn bộ chúng thực sự khơng phải việc đơn giản.

1


Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành cái tên quen thuộc với bạn đọc, đặc biệt là miền
Nam với phong cách Nam Bộ rất mộc mạc và bình dị, hiện nay có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu, bài đánh giá nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Đặc biệt là chất Nam Bộ
trong nghệ thuật ngôn ngữ của tác giả.

3. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu các biến thể âm đầu trong các phương ngữ của tiếng Việt giúp hiểu hơn về đặc
trưng ngôn ngữ của từng địa phương. Thông qua khảo sát biến thể âm đầu của Nguyễn Ngọc Tư
phần nào giúp hiểu hơn về phong cách nghệ thuật ngơn từ rất mộc mạc, bình dị của tác giả.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khái quát được một cách đầy đủ về những vấn đề liên quan đến biến thể âm đầu trong các
phương ngữ của tiếng Việt. Tìm ra được nét độc đáo cá nhân trong truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là phân tích biến thể âm đầu trong các phương ngữ của
tiếng Việt và đặc trưng biến thể âm đầu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
Phạm vi nghiên cứu là các quan điểm, các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài đã được các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ nghiên cứu thơng qua các sách, báo, bài viết và tìm hiểu những đặc trưng
ngôn từ trong các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Bài tiểu luận sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp so sánh, phương pháp đánh giá – khái quát, phương pháp hệ thống – cấu trúc, phương
pháp khảo sát, phương pháp phân loại.
7. Đóng góp của tiểu luận:
Tiểu luận giúp có cái nhìn cụ thể hơn về các biến thể âm đầu trong tiếng Việt tùy thuộc vào từng
vùng miền, qua đó cho thấy sự đa dạng và phong phú của tiếng Việt. Thông qua đặc trưng về
biến thể âm đầu được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng đưa vào văn chương giúp người đọc hiểu rõ
hơn về phong cách nghệ thuật ngôn từ của tác giả.
8. Bố cục bài tiểu luận:
2


Bài tiểu luận gồm mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung và kết luận. Trong đó nội dung bài tiểu
luận được chia làm 3 chương cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
Chương 2: Biến thể của các âm đầu trong các phương ngữ của tiếng Việt.
Chương 3: Biến thể âm đầu đầy chất Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.

NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.

ĐẶC TRƯNG NGỮ ÂM TỔNG QUÁT CỦA CÁC ÂM ĐẦU:

Tất cả các âm tiết tiếng Việt về mặt cấu âm đều bắt đầu bằng động tác khép lại, dẫn đến chỗ cản
trở không khí hồn tồn hoặc bộ phận, sau đó mở ra, tạo nên một hiệu quả âm học, một tiếng
động đặc thù. Cách mở đầu của những âm tiết như “bút”, “chì”, “học”, “sinh” là những ví dụ để
minh họa.
Những âm tiết như “ăn”, “uống”, “uể”, “oải” cũng bắt đầu bằng động tác khép kín khe thanh,
sau đó mở ra đột ngột, gây nên một tiếng bật. Sự cản trở không khí này về thực chất cũng giống
như cách cấu âm của [b, t,k] ở đầu âm tiết, sự khác nhau chỉ ở vị trí cấu âm: một đằng khơng khí
bị cản trở ở môi, hoặc ở răng, hoặc ở ngạc mềm, một đằng khơng khí bị cản trở ở thanh hầu.
Hiện tượng tắc thanh hầu trước khi phát âm [ă] , [uo] trong những âm tiết “ăn”, “uống” thường
được coi như thuộc tính của ngun âm nhưng thực ra nó có đầy đủ đặc tính của một phụ âm,
xét về mặt cấu âm và hoàn toàn đủ tư cách để tồn tại như một âm vị độc lập, đóng vai trò âm
đầu. Như vậy, phẩm chất ngữ âm chung của các âm đầu là tính phụ âm. Nói khác đi, các âm vị
đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là các phụ âm.
Các âm đầu trong tiếng Việt hiện đại đều là phụ âm và là các phụ âm đơn. Trong quá khứ,
tiếng Việt đã từng có âm đầu là phụ âm đơi. Qua cuốn từ điển Việt-Bồ-Latin của Alenxandre
de Rhodes, vào thế kỷ 17, tiếng Việt vẫn cịn các phụ âm đơi như: bl, tl, ml…(ví dụ: “blời”
(trời),” “tlâu” (trâu), “mlẽ” (lẽ),…). Nay các phụ âm này đã biến thành âm đơn.
1.2.

PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ÂM ĐẦU:

Tiếng Việt có tất cả 23 phụ âm làm nhiệm vụ âm đầu. Đó là /p, b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ,
ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/

3



Vì các âm đầu trong tiếng Việt đều là phụ âm nên ta phân loại âm đầu tiếng Việt theo cách phân
loại phụ âm
-

Tiêu chí phương thức âm:
+ Tắc:
 Vang (mũi): /m, n, ŋ, ɲ/
 Ồn:
o Bật hơi: /t’/
o Không bật hơi:
 Vô thanh: /p, t, c, k, ʔ, ʈ/
 Hữu thanh: /b, d/
+ Xát:
 Vang (bên): /l/
 Ồn:
o Vô thanh: /f, s, x, h, ş/
o Hữu thanh: /v, z, ʐ, ɣ/

-

Tiêu chí vị trí cấu âm:
+ Mơi – mơi: /p, b, m/
+ Môi – răng: /f, v/
+ Đầu lưỡi – lợi (bẹt): /t, d, n, s, t’, z, l/
+ Đầu lưỡi – ngạc (quặt): / ʈ, ş, ʐ/
+ Mặt lưỡi: /c, ɲ/
+ Gốc lưỡi: /k, ŋ, x, ɣ/
4



+ Thanh hầu: / h, ʔ/
Bảng 1.2. Bảng thống kê hệ thống phụ âm đầu
Vị trí cấu âm

Mơi

Mơi

Đầu lưỡi

Răn
g

Lợi

Ngạ
c

Mặt
lưỡi

Gốc Thanh
lưỡi hầu

Phương thức phát âm

t’
Bật hơi

Tắc


than
h

Ồn
Khôn
g bật
hơi

Hữu
than
h

Vang

Vô thanh

p

t

b

d

m

n


f

s

ʈ

ş

c

k

ɲ

ŋ

χ

ʔ

h

5


Ồn
Hữu thanh
v


z

ʐ

ɣ

Xát

Vang
l

Ví dụ:
/f/: phụ âm xát, ồn, vơ thanh, mơi – răng
/ ɲ/: phụ âm tắc, vang mũi, mặt lưỡi
/ ʐ/: phụ âm xát, ồn, hữu thanh, đầu lưỡi – ngạc
1.3.

CÁC GIẢI PHÁP ÂM VỊ HỌC ÂM ĐẦU TRONG TIẾNG VIỆT:

Giải pháp có 23 âm đầu trong tiếng Việt như mục 1.2 trên, thừa nhận âm /ʔ/ (tắc thanh hầu), ở
những âm tiết được chữ viết ghi bắt đầu bằng nguyên âm như “ăn”, “uống”. Sự thừa nhận tư
cách âm vị của /ʔ/ làm cho /h/ có đơi, tạo nên một thế cân đối trong hệ thống: ở bất kỳ vị trí nào
tối thiểu cũng có hai âm vị đối lập và tiêu chí tắc/ xát được tận dụng đến mức tối đa. Đối với
những từ kép láy kiểu “lục ục” sự tồn tại của /ʔ/ như một phụ âm đầu cho ta một cách miêu tả
nhất quán với mọi trường hợp. Nói ngắn gọn là với âm vị /ʔ/ cách miêu tả các từ kép láy sẽ đơn
giản và thống nhất. Giải thuyết /ʔ/ như một âm vị còn đưa đến xây dựng được một mơ hình tổng
qt của âm tiết với ba thành tố trực tiếp của âm tiết (thanh điệu, âm đầu, và vần) bao giờ cũng
có mặt. Đó là chưa kể đến thế tất yếu phải thừa nhận /ʔ/ như một âm vị phụ âm đầu đối với
những ai muốn nói đến sự thể hiện mơi hóa của phụ âm trong những âm tiết có yếu tố [u] trước
ngun âm như “khoản, tốn”. Nếu khơng, chúng ta sẽ lúng túng hoặc giải thuyết không nhất

quán khi gặp những âm tiết như “uể, oải”.

6


Giải pháp có 21 âm đầu: L.C.Thompson cho rằng âm đầu /ʔ/ chẳng những tồn tại trong các âm
tiết kiểu “uể, oải” mà cả các âm tiết kiểu “bầu, đàn” nghĩa là trước những phụ âm vốn được coi
là hữu thanh hoặc lơi. Quả thực trong cách phát âm các âm tiết kiểu thứ hai, trước khi các phụ
âm được thể hiện, ở thanh hầu đã xuất hiện một âm thanh nào đó so sự hoạt động của dây thanh.
Hiện tượng này cũng được một số tác giả nhận thấy và được gọi là “tiền thanh hầu hóa”
(preglottalization). L.C. Thompson đã gán cho nó một giá trị âm vị học thay thế cho tính hữu
thanh của phụ âm và tách riêng nó thành âm vị độc lập, vì vậy các phụ âm /d, b/ sẽ được thay
thế bằng những tổ hợp âm vị /ʔt, ʔp/. Cách giải thuyết này có ưu điểm là hệ thống âm vị phụ âm
đầu sẽ rút đi được hai âm vị. Tuy nhiên khó có thể coi là một giải pháp tốt. Trước hết, cần thấy
ngay rằng hiện tượng “tiền thanh hầu hóa” khác với hiện tượng “tắc thanh hầu” về bản chất.
Thứ hai, nếu hiện tượng “tiền thanh hầu hóa” có xảy ra đồng thời với tính hữu thanh của các
phụ âm đầu thì chỉ nên coi là một nét rườm (redonant) chứ không thể thay thế cho tính hữu
thanh, vốn vẫn là một tiêu chí khu biệt được sử dụng thường xuyên trong tiếng Việt và tạo nên
tính cân đối của hệ thống. Thứ ba, cách giải quyết này đưa ra những nhóm phụ âm đầu, một
điều trái với khuôn mẫu chung của cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Ngoài tổ hợp âm vị /ʔt, ʔp/ đang
được thảo luận sẽ không bắt gặp được ở đâu những nhóm phụ âm đầu như trong các ngôn ngữ
Ấn Âu. Tập quán ngôn ngữ này lộ rõ phong cách phát âm sai lạc phổ biến củ người Việt khi gặp
những tổ hợp phụ âm trong các ngôn ngữ trên. Cuối cùng, với giải pháp này đang xét, tuy tiết
kiệm được 2 âm vị nhưng lại sa vào một cách miêu tả cấu trúc âm tiết phức tạp với số lượng các
thành phần cồng kềnh.
Giải pháp có 22 âm đầu trong tiếng Việt như bảng 1.2 và khơng có /p/: âm này có thể gặp trong
một số từ phiên âm từ tiếng nước ngoài như đèn “pin”, “pa – tê”. Số lượng từ như vậy không
nhiều, /p/ thường được thay bằng /b/, đèn “bin”, “ba tê”. Trong danh mục âm vị phụ âm của
nhiều tác giả thường có /p/, đấy lại là một vấn đề khác. Đa số các tác giả coi các âm vị đứng đầu
âm tiết và đứng cuối âm tiết là một và khi liệt kê các phụ âm thì ngồi âm vị, theo họ có thể vừa

đứng đầu vừa đứng cuối (t, k, m, n, ŋ) họ kể thêm cả /p/, vốn chỉ đứng cuối. Điều đó có nghĩa là
mặc dù liệt kê /p/ nhưng các tác giả khơng hề nói rằng /p/ có thể làm âm đầu trong tiếng Việt.
Cũng có tác giả giải thuyết [p-t] như những biến thể vị trí của cùng một âm vị, đây là giải thuyết
khơng có cơ sở. Trong tiếng Việt, khơng tìm thấy một lí do gì để sát nhập các âm tố đứng đầu và
đứng cuối âm tiết vào một âm vị.
Ngồi ra cịn có các giải pháp âm vị học âm đầu như: 21 âm đầu (ngoại trừ /p/ và /ʔ/), 22 âm
đầu (ngoại trừ /ʔ/),…
1.4. SỰ THỂ HIỆN BẰNG CHỮ VIẾT CỦA CÁC ÂM ĐẦU:
Âm vị

Phát âm

Chữ viết

/p/

pờ

p

Ví dụ
pin
7


/b/

bờ

b


ba

/m/

mờ

m

mẹ

/f/

phờ

ph

phở

/v/

vờ

v

vở

/t’/

thờ


th

thu

/t/

tờ

t

ta

/d/

đờ

đ

đỏ

/n/

nờ

n

nắng

/s/


xờ

x

xa xôi

/z/

dờ

d, gi

/l/

lờ

l

lo

/ʈ/

trờ

tr

trời

/ş/


sờ

S

sân

/ ʐ/

rờ

r

rung

/c/

chờ

ch

chợ

/ɲ/

nhờ

nh

nhà


/k/

cờ

k (i, ê, e, iê), q (/k/ + /w/),
c (còn lại)

/ŋ/

ngờ

ngh (i, ê, e, iê), ng (còn lại)

/χ/

khờ

kh

/ɣ/

gờ

gh (i, ê, e, iê), g (cịn lại)

/h/

hờ


h

/ʔ/

zero

zero

dân; gian

kí, kể, kén, kiến; quê quán;
cá, cơm
nghĩ, nghề, nghe, nghiêng;
ngà, ngọc
khỉ
ghi, ghế, ghe, ghiền; gà gô
hoa
ăn uống, ồn ào

8


-

Mỗi âm vị đều được thể hiện bằng một con chữ. Nhưng cũng có một số âm vị được ghi bằng
cách ghép hai hoặc ba con chữ (th, ng, ngh,…).

-

Có 18 âm vị đầu được ghi bằng một hình thức duy nhất (tương ứng với một âm vị chỉ có một

hình thức chữ viết) nhưng lại có những âm vị được ghi bằng hai hay ba hình thức khác nhau.
Cụ thể có bốn âm vị sau:
+ âm vị /z/ được viết bằng “d” hoặc “gi”. Nói cách khác, hai cách viết “d” và “gi” ngày nay
đều được phát âm /z/.
+ âm vị /k/ được viết bằng “k” khi đi trước các nguyên âm /i, e, ie, ε/; bằng “q” khi đi trước âm
đệm /w/, ví dụ: quên, qua; bằng “c” trong các trường hợp còn lại.
+ âm vị /ŋ/ được viết bằng “ngh” khi đi trước /i, e, ie, ε/ và viết bằng “ng” trong các trường
hợp còn lại.
+ âm vị /ɣ/ được viết bằng “gh” khi đi trước /i, e, ie, ε/ và viết bằng “g” trong các trường hợp
cịn lại.

1.5.

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGƠN NGỮ:

1.5.1. Ngơn ngữ tồn dân:
Tiếng Việt chuẩn hóa được coi là ngơn ngữ chung (tiếng Việt phổ thơn) hay ngơn ngữ tồn dân
phân việt với ngôn ngữ được dùng ở các địa phương – thường được gị là phương ngữ, Ngơn
ngữ tồn dân với chức năng là công cụ giao tiếp giữa người với người, sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ phải được thống nhất giữa mọi thành viên trong cộng đồng. Đó là những ràng buộc
hiển nhiên được cộng đồng ngôn ngữ thừa nhận và tuân theo tỏng hoạt động ngôn ngữ. Ngôn
ngữ tồn dân mang tính chuẩn hóa và thống nhất. Nó là sự pha trộn, tập trung các phương ngữ
của tất cả các vùng miền, tromg đó có một phương ngữ chiếm vai trị chủ đạo. Ngơn ngữ này
trùng khít với ngơn ngữ tồn dân. Trong tiếng Việt, phương ngữ vùng Bắc Bộ, chủ yếu là tiếng
Hà Nội chuẩn chiếm vai trị chủ đạo.
1.5.2. Tính chuẩn mực của ngơn ngữ:
Chuẩn ngơn ngữ như một tổng thể những khả năng diễn đạt phù hợp với cấu trúc ngôn ngữ mà
xã hội lựa chọn, đánh giá và chấp nhận. Có nhiều cách xây dựng ngơn ngữ chuẩn, nhưng thơng
thường nó được xây dựng trên một phương ngữ tiêu biểu của ngôn ngữ dân tộc, người ta gọi là
9



ngôn ngữ cơ sở. Quan hệ giũa chuẩn và biến thể địa phương thực chất và chủ yếu là quan hệ
giữa biến thể của phương ngữ cơ sở với các biến thể của các phương ngữ khác.
1.6.

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG NGỮ:

1.6.1. Phương ngữ:
Phương ngữ (dialect) là biến thể địa lí của một ngơn ngữ. Cùng một ngơn ngữ, nhưng ở những
địa phương khác nhau, nó được nói với những hình thức khác nhau. Những hình thức khác nhau
ấy được gọi là phương ngữ. Thí dụ: tiếng Việt miền Bắc khác với tiếng Việt miền Trung và tiếng
Việt miền Nam. Trong tiếng Anh, thuật ngữ dialect không chỉ biểu thị tiếng địa phương mà còn
biểu thị cả những biến thể xã hội của ngôn ngữ: trong một cộng đồng ngôn ngữ, ngơn ngữ có
thể được các thành viên của những nhóm xã hội khác nhau nói một cách khác nhau. Ở Vương
quốc Anh, thuật ngữ dialect chỉ bao gồm những đặc trưng về ngữ pháp và từ vựng, còn đặc
trưng về phát âm được xử lý dưới một cái nhãn hoàn toàn khác: giọng (accent). Ở Mĩ, giọng
được xem như là một bộ phận của tiếng địa phương. Ở Việt Nam, các nhà Việt ngữ học miêu tả
các tiếng địa phương về tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ nghĩa.
1.6.2. Việc phân chia các vùng phương ngữ:
Tiếng Việt có bao nhiêu vùng phương ngữ khác nhau, đây là vấn đề mà các nhà nghiên cứu
cũng chưa hồn tồn thống nhất, có nhiều ý kiến khác nhau, cụ thể như sau: Hoàng Thị Châu,
Võ Xuân Trang, Trần Thị Ngọc Lang và nhiều tác giả khác chia tiếng Việt theo ba phương
ngữ: phương ngữ miền Bắc, phương ngữ miền Trung và phương ngữ miền Nam.
Có ý kiến chia tiếng Việt thành hai vùng phương ngữ: tiếng miền Bắc và tiếng miền Nam
(Hồng Phê). Nguyễn Kim Thản thì chia tiếng Việt thành bốn vùng phương ngữ: phương ngữ
Bắc, phương ngữ Trung Bắc, phương ngữ Trung Nam và phương ngữ Nam. Nguyễn Bạt Tụy,
Huỳnh Cơng Tín chia tiếng Việt thành năm vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc, phương ngữ
Trung trên, phương ngữ Trung dưới, phương ngữ Trung giữa và phương ngữ Nam. Các ý kiến,
quan điểm trên đều lấy trước hết ngữ âm là tiêu chí chính để phân chia các vùng phương ngữ.

Nếu lấy thêm tiêu chí từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp thì cũng chỉ dừng ở những vùng phương
ngữ lớn mà thơi. Đó là phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam.
Do lịch sử hình thành và phát triển khác nhau giữa các vùng miền. Tiếng Việt gặp phải những
khó khăn khi phân chia các vùng phương ngữ. Cho đến nay, dựa trên những điều đã biết,
chúng ta có thể phân chia tiếng Việt thành các vùng phương ngữ như cách phân chia của
Hồng Thị Châu là có ba vùng phương ngữ chính:
- Phương ngữ Bắc: Bắc Bộ.
- Phương ngữ Trung: từ Thanh Hóa đến bắc đèo Hải Vân.
- Phương ngữ Nam: Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
10


1.7.

KHÁI NIỆM BIẾN THỂ ÂM VỊ:

Biến thể âm vị (allophone) là một trong những hình thức khác nhau của một âm vị. Nếu sự khác
nhau về âm không gây ra sự khác nhau về nghĩa trong một ngơn ngữ thì nó khơng có giá trị khu
biệt. Những âm khơng khu biệt là những thành tố của cùng một âm vị, được gọi là các biến thể
của âm vị. Các ngôn ngữ khác nhau có hệ thống âm vị khác nhau. Các â m vị khác nhau ở ngơn
ngữ này có thể chỉ là những biến thể âm vị ở ngôn ngữ kia. Hay nói một cách dễ hơn thì âm
vị được thể hiện ra bằng các âm tố, những âm tố khác nhau cùng thể hiện một âm vị được
gọi là các biến thể của âm vị.
Về biến thể ngữ âm, theo Nguyễn Thiện Giáp đó là: “Những sự biến dạng của từ về mặt ngữ âm
và cấu tạo từ chứ khơng phải là những hình thái ngữ pháp của nó. Ở đây, có hiện tượng cùng
một ý nghĩa từ vựng được định hình một cách khác nhau. Muốn những cách định hình đó là
những biến thể của một từ cần phải: Trong khi khác nhau chúng phải có phần gốc từ chung, và
do đó, có sự giống nhau về nghĩa được thể hiện cụ thể trong vỏ ngữ âm của chúng. Sự khác
nhau về vật chất ngữ âm không biểu hiện sự khác nhau nào về ý nghĩa.”
Ví dụ: Tiếng Việt có những cặp biến thể:

Trời - giời, trăng - giăng, nhíp - díp, nhịp - dịp, sờ - rờ…
Trong bài viết: Biến thể ngữ âm trong báo Hoa Học Trị, Nguyễn Thị Trúc cho rằng: Trong lời
nói của con người đều có những âm sắc của vùng miền nhất định, có những đặc trưng ngữ âm
cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp khi viết ra nó khác vỏ ngữ âm của từ ngữ trong ngơn
ngữ văn hóa dân tộc.
Ví dụ: Mênh mơng viết là minh mơng.
Hi sinh viết là hi sanh
Trầy viết là sầy

Chương 2: BIẾN THỂ CỦA CÁC ÂM ĐẦU TRONG CÁC PHƯƠNG NGỮ
CỦA TIẾNG VIỆT:
2.1. BIẾN THỂ CỦA CÁC ÂM ĐẦU TRONG CÁC PHƯƠNG NGỮ:
2.1.1. Âm mơi răng /v/:
Trong các âm mơi thì /f, v/ được phát âm môi-răng. Ở miền Nam /v/ lại được thể hiện như một
âm xát, mặt lưỡi, hữu thanh [j] hoặc với một yếu tố môi ở đầu [bj] ( cách phát âm của người đô
thị).
Ở miền Nam, mẫu tự v thường được đọc là /j/ trong văn nói thường ngày, ví dụ: “đi về” đọc là
“đi dìa”, nhưng người đọc thường đọc là /v/ khi đọc văn bản. Nó được phát âm là /v/ hoặc
là /ʋ/ hoặc là /w/ trong từ mượn (va li đọc như wa li, ti vi đọc như ti wi, van đọc như wan,…).
Có một số người phát âm như phụ âm chùm với "âm đệm" /j/ [vj, bj, βj], môi khép lúc đầu môi
mở và chuyển ngay qua âm /j/, cách đọc này còn được bảo lưu trong các loại hình diễn xướng
truyền thống như Hát bội (Tuồng), Đờn ca Tài tử, Cải Lương. Đây chính là hệ quả của việc
11


hợp nhất và biến đổi âm /v/ trong phương ngữ miền Nam (/v/ ln có ở các phương ngữ miền
Bắc và miền Trung).
2.1.2. Âm đầu lưỡi – răng và đầu lưỡi – lợi:
Các âm vị thuộc loại định vị đầu lưỡi bẹt được thể hiện trong lời nói thành hai nhóm:
- Nhóm đầu lưỡi-răng gồm có /t, t’/ (có thể gồm cả /s, z/)

- Nhóm đầu lưỡi-lợi gồm /d, s, z/
Cách phát âm /s, z/ đầu lưỡi-răng thường gặp ở những người thành thị, nhất là ở những thiếu
nữ Hà Nội, thường được gọi là cách phát âm “làm dáng”. Đa số phát âm với đầu lưỡi-lợi. Lê
Văn Lý còn miêu tả [s] như một âm ngạc trước.
Ở Hà Nội /s, z/ là âm răng-phiến lưỡi-chân răng, ở miền Nam /s/ là âm đầu lưỡi-chân răng.
/t, t’/ được Mkhitarian coi là một âm uốn lưỡi thì e rằng khơng đúng. Duy có điều đáng lưu ý là
trong số 7 âm vị đầu lưỡi thì tới 5 âm vị được phát âm với đầu lưỡi-lợi. Có tác giả cho rằng
trong tiếng Việt chỉ có âm lợi mà thơi thì thật là q đáng, nhưng khơng phải hồn tồn sai lạc.
Một số người miền Nam phát âm d như là [j], và gi như là [z] trong các tình huống cần phân
biệt, đa phần phát âm cả hai thành [j].
Những từ “con dao”, “dưới nhà” hiện nay còn một số đồng bào tỉnh Quảng Ninh phát âm với
một phụ âm gần giống âm vị /d/ mềm trong tiếng Nga, tức là một âm tắc, đầu lưỡi, ngạc hóa.
2.1.3. Cặp âm mũi và phi mũi:
Cặp âm mũi - phi mũi /n/ và /l/: tại nhiều vùng ở miền Bắc Bộ Việt Nam, cặp âm mũi - phi mũi
/n/ và /l/ đã hợp nhất làm một, chúng khơng cịn là hai âm vị đối lập nhau nữa. Một số người
bản ngữ tiếng Việt thiếu hiểu biết về ngôn ngữ học cho rằng việc phát âm phụ âm đầu của từ
có hình thức chính tả bắt đầu bằng tự mẫu l thành /n/, n thành /l/ là “nói ngọng”. Hiện tượng
khơng cịn phân biệt /n/ với /l/ trong các từ có hình thức chính tả bắt đầu bằng tự
mẫu n hoặc l có ba kiểu biểu hiện:
- Phụ âm đầu của mọi từ có hình thức chính tả bắt đầu bằng n hoặc l đều là /n/.
- Phụ âm đầu của từ đều là /l/.
-

Ở một số từ phụ âm đầu đối ứng với tự mẫu n đứng đầu hình thức chính tả của từ là /n/,
với l là /l/, ở một số từ khác âm đối với n là /l/, với l là /n/.

Ở miền Bắc /l/ là âm đầu lưỡi-chân răng, ở miền Nam /l/ là âm phiến lưỡi-vòm lợi.
Một số người ở miền Bắc khơng thể đọc lưu lốt câu “ lúa nếp là lúa nếp làng, lúa lên lớp lớp
lòng nàng lâng lâng”.
2.1.4. Âm mũi ngạc cứng hữu thanh:

Trong phương ngữ Bắc Bộ, một số từ có phụ âm đầu là âm mũi ngạc cứng hữu thanh /ɲ/,
chẳng hạn như nhuộm, nhức, nhỏ (nhỏ trong nhỏ giọt, không phải nhỏ trong nhỏ bé), nhổ,
nhốt, cịn có biến thể ngữ âm có phụ âm đầu là /z/. Âm /z/ này được ghi lại bằng tự mẫu d
hoặc
r tuỳ từng từ (ít nhất là một trong ba tự mẫu đó, có khi là hai, thậm chí là cả ba)

12


2.1.5. Âm tắc đôi một vô thanh:
Trong phương ngữ Bắc Bộ, âm tắc đôi một vô thanh /p/ chỉ là phụ âm đầu trong một số ít từ
ngữ được vay mượn từ các ngôn ngữ khác, chủ yếu là từ tiếng Pháp. Trên văn tự, âm /p/ được
ghi lại bằng tự mẫu p. Không phải từ nào trong ngôn ngữ khác có phụ âm đầu /p/ thì từ tiếng
Việt bắt nguồn từ từ đó cũng sẽ có phụ âm đầu là /p/. Ở một số từ âm /p/ được thay thế bằng
âm /ɓ/.
Thí dụ: cả hai âm tiết của từ búp bê (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp poupée /pu.pe/) đều có phụ âm
đầu là /ɓ/ chứ khơng phải là /p/. Trong phương ngữ Nam Bộ, phụ âm đầu của các từ có hình
thức chính tả bắt đầu bằng tự mẫu p là /ɓ/.
2.1.6. Âm quặt lưỡi:
Các âm vị quặt lưỡi ít gặp trên miền Bắc. Các âm vị này chủ yếu tồn tại trong các tiếng địa
phương ở miền Trung, miền Nam được phát âm với đầu lưỡi cong lên đến phía trên lợi, nơi
tiếp giáp với ngạc cứng, ví dụ “tre, trâu, trước”. [ʂ, ʐ] cũng có vị trí phát âm như vậy. Ví dụ:
“sáng sủa, rộng rãi”. ( xem hình 4.1)

Hình 2.1.6.1

Người Hà Nội và ở nhiều địa phương trên miền Bắc không phân biệt c/ʈ, s/ ş, z/ ʐ, trong giao
tiếp hằng ngày, nghĩa là phát âm như nhau các âm đầu đang xét trong các từ sau đây: “che
chở” và “cây tre”, “xa xôi” và “nước sơi”, “da thịt” và “gia đình” và “đi ra”. Tất cả các âm đầu
này đều được phát âm với đầu lưỡi bẹt. Nhưng trong nhà trường phổ thông ở Hà Nội và nhiều

nơi trên miền Bắc, theo truyền thống, nhiều người vẫn sử dụng 3 âm vị /ʈ, ş, ʐ/ và coi như dấu
hiệu của các phát âm văn học. Duy có điều đáng lưu ý là người ta gán / ʐ/ cho nhóm con chữ
“gi” ví dụ “gia đình”, “thầy giáo” cịn những âm tiết có âm đầu được ghi bằng chữ “r” thì được
phát âm rung đầu lưỡi, ví dụ: rực rỡ, ra vào. Cách phát âm này có phần giả tạo vì khác với
cách phát âm phổ biến. Người ta đã thêm vào một âm vị/r/ và căn cứ vào cách viết của các từ
trong chính tả mà phát âm. Ở đây / ʈ/ được thể hiện như một âm tắc-xát [/t∫], giống trong tiếng
Anh ở những từ như “chalk”, / ş, ʐ/ được phát âm với đầu lưỡi hơi đưa ra trước cấu thành một
khe hở ở ngang lợi, đồng thời mặt lưỡi nâng cao lên phía ngạc, tức là với tư thế gần giống / ∫,ʒ/
của tiếng Pháp.
Trong phương ngữ miền Nam, mẫu tự r có nhiều cách đọc khác nhau tùy thuộc vào người nói.
Một người cịn có thể có nhiều cách phát âm. Nó có nhiều dạng như âm đầu lưỡi vịm cứng
xát [ʐ], âm chân răng tiếp cận [ɹ], âm chân răng vỗ [ɾ], âm chân răng rung [r], hoặc âm xát
13


vỗ/rung [ɾɾ̞, rr̝]. Ở khu vực giáp ranh giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Long An (các huyện Bình
Chánh, Cần Giuộc, Cần Đước) mẫu tự r phát âm là [j]. Tại nhiều khu vực ở đồng bằng sông
Cửu Long mẫu tự r phát âm là [ɣ].

Hình 2.1.6.2: So sánh cách phát âm
của người miền Trung, miền Nam
(đường vạch) với cách phát âm của
đa số người miền Bắc trong ngôn
ngữ văn học ( đường chấm)

Cách phát âm của đa số người miền Bắc trong ngôn ngữ văn học cho ta một phụ âm “mềm”
hơn, nghĩa là có ít tính ngạc hóa, so với cách phát âm của người miền Trung và miền Nam.
(hình 6.2)
Trong giọng Hà Nội, d, gi và r đều được phát âm là /z/, còn x và s đều được phát âm là /s/.
2.1.7. Âm mặt lưỡi:

Các âm vị mặt lưỡi sau gồm / χ, ɣ/. Hai âm vị đều được cấu tạo với luồng khơng khí xát nhẹ
vào mặt lưỡi sau và ngạc mềm. Ở một số người /χ/ được thể hiện như có một âm tắc nhỏ âm ở
đầu, có thể ghi là /k χ/, nghĩa là dường như một âm tắc-xát, nhưng không phải là một âm bật
hơi [k’]. Cách phát âm bật hơi được coi là không hợp chuẩn.
Âm vị / ɣ/ cũng vậy, có thể có một âm tắc nhỏ âm đầu; nhưng nó khơng bao giờ được phát âm
thành một âm tắc thực sự như trong tiếng Pháp, tiếng Nga.
Một số từ có phụ âm đầu là âm mũi ngạc mềm hữu thanh /ŋ/ cịn có biến thể ngữ âm có phụ
âm đầu là âm xát ngạc mềm hữu thanh /ɣ/, được sử dụng tại một số nơi ở Bắc Bộ. Thí dụ: từ
ngáy( ngáy trong ngáy ngủ), ngẫm (ngẫm trong suy ngẫm), cịn có biến thể ngữ âm
là gáy, gẫm.
Cịn có một số từ biến âm như khảy- gảy (χ-ɣ)
2.1.8. Âm tắc thanh hầu vô thanh:
Một âm tắc thanh hầu vô thanh /ʔ/ được chèn vào từ bắt đầu bằng một nguyên âm hay bán
nguyên âm /w/ trong giọng Hà Nội.
ăn

/ăn/



[ʔăn]

uỷ
/wi/

[ʔwi]
2.1.9. Phụ âm + cụm /w/:
Trong tiếng Sài Gòn, tất cả phụ âm đầu + cụm /w/ đều bị lược giảm.
Sau phụ âm vòm mềm /k, ŋ, ɣ/ và phụ âm thanh hầu /h, ʔ/, phụ âm đi trước được lược bỏ, phụ
âm xát vịm mềm vơ thanh /x/ mẫu tự kh biến đổi thành phụ âm môi-môi, môi-răng vô thanh

tương ứng /ɸ/, /f/ và âm đệm /w/ được lược bỏ, ví dụ: cá khoai đọc như cá phai, khóa máy đọc
14


như phá máy, khỏe không? đọc như phẻ không?
Sau phụ âm môi-môi, môi răng /m, ɓ, f, v/ với âm đệm trịn mơi /w/ theo sau chỉ có một số ít
từ và hầu hết là từ mượn tiếng Pháp, ví dụ: tiền boa (pourboire), đậu pơ-ti-poa (petit pois), xe
buýt (bus), vải voan (voile). Phụ âm giữa nguyên và âm đệm được lược bỏ và đọc như: tiền
bo, đậu bo, xe bít, vải von.
Các phụ âm chùm thuộc các cơ quan cấu âm còn lại (chân răng, chân răng sau, vòm cứng) với
âm đệm /w/, phụ âm giữ nguyên và âm đệm bị lược bỏ như trên, ví dụ: vơ dun đọc như vô
diên, cái loa (hát) đọc như cái lo.
2.1.10. Hiện tượng ngạc hóa và mơi hóa:
Trước các ngun âm hàng trước, nhất là /i/ các phụ âm đều bị ngạc hóa. Trước các ngun âm
trầm, tức hàng sau trịn môi và bán nguyên âm /u/ các phụ âm đều bị mơi hóa. Tuy nhiên sự
biến dạng này khơng hề ảnh hưởng gì tới việc nhận diện các ký hiệu ngôn ngữ.
2.2. HỆ THỐNG BIẾN ĐỔI PHỤ ÂM ĐẦU Ở MỘT SỐ VÙNG PHƯƠNG NGỮ:
Vùng
phương
ngữ Bắc
Vị
trí

Phụ
âm
đầu

Chính
tả


Vùng phương ngữ
Trung

Hải
Hà Quảng
Hà Phịng Tĩnh Bình
Nội (Phục (Lộc (Phong
Lễ)
Hà)
Nha)

x

[s]

[s]

[s], [ɕ]

Huế

[s]

Vùng phương ngữ Nam

Quảng Bình Sài
Nam Định Gòn

[s]


[s]

Trà Vinh

[s]

[s]

[s]

s

[ʂ]

[ʂ]

[ʂ]

[ʂ]

[ʂ]

[ʂ]

[ʂ]

ch

/c/


[c]

[c]

[c]

[c]

[c]

[c]

[c]

/ʈ/

[ʈ]

[ʈ]

[ʈ]

[ʈ]

[ʈ]

[ʈ]

[ʈ]


[ʐ]

[ʐ]

[ʐ], [r]

[ʐ], [r]

[r]

[r]

[r]

[ɣ]

[tɕ]
tr
r

[z]

15


d

[dʱ]

[z],

[dʱ]

[ʑ], [ð]
[j]

gi

v

[z]

[v]

[v]

[z]

[v]

[j]

[j]

[j]

[ʑ], [ʝ],
[c], [ʈ]

[v]


[j]

[v]

[v], [j]

[v],
[j]

[j],
[vj],
[v]

2.3.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIẾN THỂ ÂM ĐẦU Ở BA PHƯƠNG NGỮ MIỀN
BẮC, TRUNG, NAM:
2.3.1. Phương ngữ Bắc:
Phương ngữ Bắc lại có thể được chia thành 3 vùng nhỏ hơn:
- Phương ngữ vòng cung biên giới phía bắc nước ta: Phần lớn người Việt ở khu vực này đều
mới đến từ các tỉnh đồng bằng có mật độ cao như (Thái Bình, Hà Nam Ninh) do q trình cơng
cư xảy ra gần đây nên phương ngữ này phát triển theo hướng thống nhất với ngôn ngữ văn học
mang những nét khái quát chung của phương ngữ Bắc và không phân thành nhiều thổ ngữ làng
xã như phương ngữ Bắc ở các vùng đồng bằng.
- Phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh xung quanh (Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hịa Bình, Hải
Hưng, Hải Phịng). Đây là vùng mang những đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Bắc.
- Phương ngữ vùng hạ lưu sông Hồng và ven biển (Thái Bình, Hà Nam Ninh, Quảng Ninh):
vùng này còn lưu trữ lại cách phát âm khu biệt d với gi, r, s với x, tr với ch mà các phương ngữ
Bắc khác không phân biệt nữa.
Xét theo tiếng chuẩn ở miền Bắc trong tất cả các tỉnh thành là Hà Nội thì phương ngữ miền Bắc

có 20 phụ âm đầu, trừ các phụ âm đầu là quặt lưỡi ra thì phương ngữ miền Bắc có đầy đủ và
phát âm đúng các âm đầu cịn lại. Đơi khi, ở một số người vẫn không phân biệt được /l/ và /n/.
Biến thể âm đầu trong phương ngữ miền Bắc là nhiều nhất.
2.3.2. Phương ngữ Trung:
Phương ngữ Trung có thể chia thành 3 phương ngữ nhỏ hơn:
- Phương ngữ Thanh Hóa
- Phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh
16


- Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên
Trong ba miền thì miền Trung có đầy đủ phụ âm đầu nhất, phân biệt được tất cả các phụ âm đầu
2.3.3. Phương ngữ Nam:
Phương ngữ Nam có thể chia thành 3 vùng nhỏ hơn:
- Vùng phương ngữ Quảng Nam - Quảng Ngãi
- Các phương ngữ từ Quy Nhơn đến Thuận Hải
- Phương ngữ Nam Bộ
Giọng miền Nam không phân biệt được /z/ và /v/, các phụ âm đầu còn lại đa số đều phát âm
đúng.

Chương 3: BIẾN THỂ ÂM ĐẦU ĐẦY CHẤT NAM BỘ TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
3.1.

XÁC ĐỊNH VÙNG PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ:

Hoàng Phê cho rằng tiếng Việt ở khu vực địa lý từ Thuận Hải trở vào là tiếng miền Nam, nơi có
Sài Gịn là trung tâm. Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báo, Nguyễn Văn Tu gọi là phương
ngữ Nam. Tiếng Việt ở khu vực địa lí từ Bình Tuy trở vào, Nguyễn Bạt Tụy cũng gọi là phương
ngữ Nam. Tiếng Việt ở khu vực địa lí trải dài từ đèo Hải Vân đến cực Nam tổ quốc, Hoàng Thị

Châu gọi là phương ngữ Nam. Tiếng Việt ở vùng địa lí từ Quảng Nam trở vào, Cao Xuân Hạo
cho là phương ngữ miền Nam.
Từ thế kỉ XVII, xuất hiện tiếng Việt ở địa phương Nam Bộ - vùng đất địa lí từ Đồng Nai, Sơng
Bé đến mũi Cà Mau. Tiếng Việt ở vùng này được Nguyễn Văn Ái, Trần Thị Ngọc Lang, Hồ Lê,
Bùi Khánh Thế, Cao Xuân Hạo gọi là phương ngữ Nam Bộ.
Như vậy, không gian địa lí của tiếng miền Nam, phương ngữ miền Nam hay phương ngữ Nam
được các tác giả xác định khá rộng. Khơng gian địa lí của phương ngữ Nam Bộ được xác định
hẹp hơn. Ranh giới phương ngữ Nam Bộ trùng với ranh giới địa lí tự nhiên Nam Bộ mà chúng
ta đang quan niệm hiện nay.
3.2.

ĐẶC ĐIỂM BIẾN THỂ ÂM ĐẦU TRONG PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ:

Theo Huỳnh Cơng Tín: Với thành phần phụ âm đầu, phần lớn trong cách phát âm của người
Nam Bộ không phân biệt giữa các phụ âm đầu “tr” và “ch”, “s” và “x”, “v” và “d, gi” [16; 52].
Theo Bùi Thị Tâm: “Hệ thống phụ âm đầu của vùng này khơng có phát âm /v, z/. Vì vậy, thế
tương liên tắc - xát, vơ thanh - hữu thanh bị phá vỡ. Phụ âm /s/ thường được phát âm thành /x/
các phụ âm /tr, r/ vẫn giữ nguyên. Đặc biệt trong phát âm Nam Bộ có phụ âm đầu [w] (giá trị
ngữ âm học của [w] đang là vấn đề tranh cãi). Xát- môi tương ứng với các phụ âm tắc - mặt lưỡi
sau, trong Bắc Bộ khi kết hợp với âm đệm [-u-]”.
17


Ví dụ: Qua [wa]
Ngoại [wai]
Hoa [wa]
Nguyễn Hữu Quỳnh quan niệm: Có thể xem cách phát âm khác nhau ở địa phương là các biến
thể của các âm. Âm /v/ là phụ âm xát môi răng, nhưng người Nam Bộ lại phát ra như một âm
xát, hữu thanh, mặt lưỡi như /j/.
Đoàn Thiện Thuật cho rằng: “Ở người miền Nam /v/ lại được thể hiện như một âm xát, mặt

lưỡi, hữu thanh [j] hoặc với một yếu tố môi ở đầu [bj]”. Cách phát âm [bj] phản ánh nguồn gốc
của âm “v” là một phụ âm môi và trước đây được xem là cách phát âm chuẩn của Nam Bộ.
Tiếng Việt của người Nam Bộ có sự khác biệt với tiếng Việt ở các vùng miền hác trên cả ba
phương diện: ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp và phong cách diễn đạt. Về đặc điểm
phương ngữ Nam Bộ, tơi thống nhất với ý kiến của Hồng Thị Châu là “…một phương ngữ
được xác định bằng một tập hợp những đặc trưng ở nhiều mặt: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng ngữ
nghĩa đối lập với các phương ngữ khác. Có thể nói rằng, phương ngữ Nam Bộ là tiếng Việt của
người Nam Bộ. Trên bình diện ngữ âm, sự khác biệt ngữ âm học giữa phương ngữ Nam Bộ
(tiếng Sài Gòn) và tiếng Việt chuẩn, phương ngữ Bắc Bộ (tiếng Hà Nội) và phương ngữ Trung
Bộ diễn ra trên các thành phần âm tiết, phụ âm đầu, thanh điệu, phần vần. Đi sâu vào sự khác
biệt của phụ âm đầu, tơi xét cụ thể các trường hợp sau:
- Có hiện tượng sai biệt như hiện tượng không phát âm được âm quặt lưỡi /ş/ hay phụ âm môi
răng /v/, phụ âm đầu lưỡi /z/. Cách phát âm phần lớn của người Nam Bộ như sau (những sự đối
chiếu này được ghi nhận từ cách phát âm của người Hà Nội và người Sài Gòn):
+ /ş/ thành /s/ - chữ Quốc ngữ “s” thành “x”
+ /v/, /z/ thành /j/ - chữ Quốc ngữ “v”, “d”, “gi” thành “d”.
Phụ âm đầu: Có một số hiện tượng sai biệt như hiện tượng không phát âm được các âm hoặc
lưỡi: /r-/ hay phụ âm môi- răng: /v-/, phụ âm đầu lưỡi: /z-/. Cách phát âm này phần lớn ta có thể
thấy ở những âm tiết như: “s” và “x”, “ch” và “tr”, “v” và “gi,d”. Người Nam Bộ phát âm rất
khó phân biệt các từ sau: sinh sản, xấu xa, số sáu, sang sơng… hay cách phát âm giữa cặp “tr”
và “ch”
Ví dụ: “Cây tre” đọc là “cây che”
Đi “về” đọc là đi “dìa”
3.3.

VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ:

18



Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia
đình nghèo. Khi mới học hết lớp chín, do hồn cảnh gia đình vơ cùng khó khăn nên chị phải
nghỉ học. Được cha động viên “Nghĩ gì, viết nấy, viết những gì con đã trải qua”, chị bắt đầu viết
và tìm được ở đó niềm vui lớn. Ba chuyện đầu tay của chị lần đầu tiên được gửi đến tạp chí Văn
nghệ bán đảo Cà Mau và được chọn đăng. Sau đó chị được nhận vào làm văn thư và học làm
phóng viên tại báo này. Tác phẩm đầu tay là tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão dữ đã đưa chị vào
nghề văn chính thức với giải ba báo chí tồn quốc năm 1997 và sau đó là rất nhiều giải thưởng
khác. Chị đã gia nhập Hội nhà văn Việt Nam và được coi là một trong những nhà văn trẻ gây
được chú ý ở Việt Nam. Hiện nay chị cùng gia đình cư ngụ tại thành phố Cà Mau, làm phóng
viên cho tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau và hội văn học nghệ thuật Cà Mau.
Trong đời thường, Nguyễn Ngọc Tư có vẻ ngoan hiền, thích cuộc sống giản đơn nhưng nội tâm
phức tạp. Trong văn chương, chị ví truyện của mình như trái sầu riêng – nhiều người thích
nhưng cũng khơng ít người dị ứng.
Số lượng tác phẩm chính đã xuất bản lên đến hàng chục ở rất nhiều thể loại: truyện ngắn, tạp
văn, tản văn, tạp bút, …trong đó phải kể đến một số tác phẩm tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt,
Cánh đồng bất tận, Gió lẻ, Ngày mai của những ngày mai,…
Cùng với đó, số lượng giải thưởng dành cho Nguyễn Ngọc Tư cũng khá nhiều:
- Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II – Tác phẩm Ngọn đèn không tắt –
2000.
- Giải B Hội Nhà văn Việt Nam – tập truyện Ngọn đèn không tắt – 2000.
- Giải ba cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ với truyện Đau gì như thể.
- Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật
Việt Nam. Một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003 do Trung ương Đoàn trao tặng.
- Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2006, Tác phẩm Cánh đồng bất tận.
- Giải thưởng văn học các nước Đông Nam Á (ASEAN) 2008.
Thời gian gần đây tác phẩm Cánh đồng bất tận đã được chuyển thể thành phim và được cơng
chúng nồng nhiệt đón nhận
19



3.4.

NHỮNG BIẾN THỂ ÂM ĐẦU TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC
TƯ:

Phương ngữ mỗi miền đều có cách phát âm riêng. Những biến thể phát âm bộc lộ rõ trong giao
tiếp khẩu ngữ. Trong ngôn ngữ viết, do yêu cầu của chính tả nên ta khơng thấy lộ ra các biến thể
phát âm. Tuy nhiên trong văn chương, để miêu tả cách nói năng riêng của từng nhân vật ở
những địa bàn khác nhau, nhà văn có thể khia thác các biến thể phát âm bằng cách ghi lại đúng
phát âm của nhân vật qua con chữ. Dù không nhiều, nhưng trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư, ta cũng có thể thấy những biến thể phát âm. Hình thức biến thể âm đầu trong phát âm, tự
thân nó chẳng có ý nghĩa gì, chẳng biểu hiện gì nhưng trong nói năng, con người có thể sử dụng
nó theo những quy ước nhất định để biểu lộ tình cảm, để tăng hiệu lực cho diễn đạt. Những biến
thể âm đầu trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là do hệ thống ngữ âm của từng địa
phương tạo nên, hoặc là do sự biến đổi lịch sử từng vùng có sự sai lệch, đây là những sai lệch
cục bộ, không đều đặn làm cho vỏ âm thanh có sự khác nhau, hay cịn gọi là biến thể ngữ âm
mang tính chất sử dụng.
Có các trường hợp trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư: l/đ, l/nh, th/s, nh/d, nh/r, ph/p, r/s, th/ch,
tr/gi, tr/nh,…
Cụ thể như sau: nhỉ/rỉ, tà lỏn/xà lỏn, lạt lẽo/nhạt nhẽo, lạt/nhạt, khạp/thạp, ướt nhẹp/ ướt mẹp,
dớn dác/nhớn nhác/dáo dác, xanh nhờn/xanh rờn, ngui ngút/nghi ngút, lựng bựng/lựng khựng,
ràn rụa/giàn giụa,… Ví dụ như:
-

Nó nhoẻn cười, bơi nước mũi xanh dờn của nó vào miệng tơi, thay cho lời chào[tr.11] 1.

-

…và cười lạ khi nghe người nào đó kêu lên[tr.173]2…


3.5.

GIÁ TRỊ CỦA BIẾN THỂ ÂM ĐẦU NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN NGỌC TƯ:

Đến với các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, ta cảm thấy như được sống, được trải
nghiệm, được hịa mình vào thiên nhiên và những con người Nam Bộ nơi đây, rất đơn sơ, bình
dị, mộc mạc và ấm áp, đó là nhờ thơng qua nghệ thuật ngôn từ, những biến thể của âm vị vừa
mang tính cộng đồng vừa mang tính đặc trưng cá nhân khơng hịa lẫn vào đâu được nhà văn đưa
vào từng trang giấy rất tự nhiên và gần gũi. Sử dụng các biến thể âm đầu địa phương Nam Bộ
đã phần nào giúp người đọc hiểu rõ hơn về phong cách của Nguyễn Ngọc Tư cũng như cảm
1Nguyễn Ngọc Tư, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, Nxb. Trẻ, 2008.
2Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận, Nxb. Trẻ, 2007.

20


nhận được sâu sắc tình yêu mộc mạc đối với người dân Nam Bộ được tác giả tái hiện dưới lớp
ngơn từ đặc sắc của mình.
Sử dụng các biến thể âm đầu trong phương ngữ Nam Bộ đó khơng chỉ là ngôn ngữ tạo nên dấu
ấn riêng của tác giả mà cịn mang tính cộng đồng, nét đặc trưng văn hóa của từng vùng miền
trên tổ quốc. Những từ ngữ đó là ngơn ngữ của nhân vật trong tác phẩm, những người nông dân
hiền lành, khắc khổ. Thông qua ngôn từ được tác giả sử dụng rất giản dị ta như hiểu rõ hơn về
con người Nam Bộ.

KẾT LUẬN
Qua các khái niệm, các lí luận, các nghiên cứu đã được các nhà Việt ngữ học kết luận và nêu ra,
tiểu luận tìm hiểu về các phụ âm đầu, các biến thể âm đầu của từng địa phương, giúp có cái nhìn
bao quát và hiểu rõ hơn về phương ngữ với những biến thể âm đầu tùy thuộc vào lịch sử hình
thành và phát triển mang tính đặc trưng của từng vùng miền trên đất nước. Thông qua đây, hiểu

biết sâu sắc hơn về biến thể âm vị phương ngữ để thấy được sự đa dạng, phong phú và linh hoạt
của tiếng Việt.
Với từng địa bàn trên Tổ quốc Việt Nam, đã có những cách phát âm từ những biến thể khác
nhau, khó có thể liệt kê và tổng quát một cách đầy đủ, biến thể âm vị thể hiện được cả nét văn
hóa và con người của từng vùng miền. Chỉ cần nghe giọng, nghe những tù ngữ mà con người sử
dụng trong giao tiếp, nói năng hằng ngày ta có thể đốn ra được họ ở vùng miền nào trên tổ
quốc Việt Nam.
Ngoài ra, đề tài đi sâu vào tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ với các biến thể âm đầu mang tính đặc
trưng và độc đáo, từ đó đi sâu vào phân tích thế giới nghệ thuật ngơn từ được Nguyễn Ngọc Tư
sử dụng để bao bọc những đứa con tinh thần của mình, qua đó thấy được phong cách nghệ thuật
mang dấu ấn riêng biệt của Nguyễn Ngọc Tư, thấy được sự đa dạng, phong phú của ngơn ngữ
khi vùng Nam Bộ đã biến hóa chúng và được nhà văn đưa vào các tác phẩm của mình. Chỉ cần
đọc các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ta đã hịa mình vào cuộc sống của người dân nơi đây.
Chỉ cần nghe giọng nói ta có thể biết họ là người con của vùng đất Nam Bộ.
-------Hết------

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Kim Anh, “Từ địa phương trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tư”, Hà Nội, 2014, nguồn
/>21


×