MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Việc
học văn trong nhà trường từ nhiều năm nay được coi là một trong những môn
học chính. Môn văn có phân môn giảng văn chiếm tỉ lệ lớn các tiết học văn
trong nhà trường. Phân môn này góp phần tích cực trong việc hình thành nhân
cách, nuôi dưỡng tâm hồn học sinh.
Với khả năng riêng của những hình tượng nghệ thuật được nghệ sĩ sáng
tạo lên nên văn học có tác dụng sâu sắc và lâu bền đến đời sống tâm hồn và trí
tuệ của bạn đọc. Đời sống con người thì hữu hạn nhưng cuộc sống của những
tác phẩm ưu tú của loài người thì mãi mãi tươi xanh, có khả năng khơi nguồn
sáng tạo mãnh liệt cho con người và tiếp tục làm phong phó cho tâm hồn bao
thế hệ. Là cây bút truyện ngắn xuất sắc, tạo dựng được một vị trí chắc chắn
trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, từ lâu nay, một số tác phẩm tiêu biểu
của Kim Lân được xếp vào loại gần nh “thần bót”: “Làng”, “Vợ nhặt”. Hai
tác phẩm này đã được tuyển chọn vào chương trình giảng dạy văn học ở
trường phổ thông. Mà giữa hai truyện Êy thì theo dư luận của nhiều bạn văn
do chính Kim Lân phản ánh, “Vợ nhặt” có phần xuất sắc hơn “Làng”.
“Vợ nhặt” được xây dựng trên bối cảnh của năm Êt Dậu, cái năm vẫn
được nhiều người lớn tuổi quen gọi là “năm đói”. Cái nạn đói của năm Êt Dậu
không bao giờ quên được Êy có lẽ là tai hoạ thảm khốc nhất của một dân tộc
mà số phận vốn đã lắm tai nhiều họa. Bởi lẽ, chưa có một thuỷ tai, hỏa tai nào,
chưa có một dịch bệnh nào, và thậm chí chưa có một cuộc chiến tranh nào đã
có thể – nh cái nạn đói khủng khiếp kia – cướp đi của nước Việt Nam ngót
một phần mười dân số.
Trong tiến trình văn học Việt Nam, nhiều nhà văn, nhà thơ đã viết về nạn
đói: Phạm Đình Hổ trong “Vò trung tuỳ bút” kể chuyện mùa màng thất bát, cả
một vùng rộng lớn ở Thái Bình lúa ngô chết rục, chỉ thấy chồn, cáo chạy
nhông đào bới…Nguyễn Du trong “Sở kiến hành” tả cảnh một gia đình đói
rách đi ăn xin…Và Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố…Song
1
dường như chưa mét ai đặc tả, cực tả rõ nét cái nạn đói năm Êt Dậu 1945 ở
một thời gian cụ thể, một không gian đậm đặc như Kim Lân đã làm. Trong
truyện “Đôi mắt”, năm 1948 Nam Cao còng từng dự cảm về “cái hồi đói
khủng khiếp mà có lẽ đến năm 2000, con cháu chúng ta vẫn còn kể lại cho
nhau nghe để rùng mình” [53]. Ngày nay, đọc “Vợ nhặt” của Kim Lân, chúng
ta không chỉ nghe lời kể của nhà văn mà như đang trực tiếp sống giữa thời
điểm, cái nơi chốn đói nghèo Êt Dậu Êy: nhìn rõ cỏ cây, nhà cửa, bãng người
dật dờ, nghe rõ những tiếng quạ kêu thê thiết, tiếng người khóc hờ tỉ tê, ngửi
thÊy mùi gây gây của xác người, mùi khét lẹt của đống rấm để xua đi mùi tử
khí…Chúng ta không chỉ “rùng mình” mà còn khiếp sợ, xót thương, ngột
ngạt. Văn chương hay chính đây cuộc đời đích thực đang hiện về? cái chết lan
tràn, bao phủ. Đời người, kiếp nhân sinh giống như một đống tro tàn lạnh
ngắt.
“Vợ nhặt” của Kim Lân là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn xuôi
hiện đại Việt Nam đã phản ánh chân thực nạn đói cuả dân tộc năm 1945. Và
cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học hiện thực Việt
Nam sau cách mạng tháng Tám 1945. Vì vậy, tác phẩm đã được khám phá trên
nhiều bình diện: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện độc đáo…
Các ý kiến thật phong phó, chứa đựng một cách cảm, cách hiểu, cách đánh giá.
Tuy nhiên, tác phẩm văn học nói chung, truyện ngắn “Vợ nhặt” nói riêng là một
cái gì không cùng, hàm chứa trong nã bao tầng ý nghĩa. Bởi thế, cho dù đã có
nhiều ý kiến khám phá, khai thác nhưng mạch nước ngầm của tác phẩm “Vợ
nhặt” chưa phải đã cạn kiệt, vẫn còn khoảng trống chưa được khám phá. Vì vậy,
những giá trị tiềm tàng của truyện ngắn “Vợ nhặt” đòi hỏi tiếp tục được kiếm
tìm.
Sau khi tìm hiểu kĩ tác phẩm “Vợ nhặt”, chúng tôi nhận thấy ngoài giá trị
hiện thực, giá trị nhân đạo trên mỗi trang văn, ở mỗi nhân vật thấy phảng phất
chất thơ của đời sống.
2
Xuất phát từ những lÝ do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Hướng
dẫn học sinh phân tÝch chất thơ đời sống trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của
Kim Lân”. Với đề tài này, người viết luận văn hi vọng góp thêm một cách
cảm nhận mới về một tác phẩm văn xuôi tiêu biÓu của nền văn học Việt Nam.
II. XÁC ĐỊNH KHÁI NIỆM
Luận văn không nhằm mục đích lí luận, nghĩa là không nhằm giải quyết
những vấn đề về lí luận văn học. Tuy nhiên, để giải quyết đề tài của mình,
người viết không thể không xác định quan niệm nhất định về khái niệm phức
tạp, rất khó định nghĩa và mới mẻ này: Khái niệm “chất thơ đời sống” trong
văn xuôi.
Đây là lần đầu tiên, khái niệm “chất thơ đêi sống” được đề cập đến trong
khuôn khổ một luận văn. Vì vậy, để đưa ra được một quan niệm tương đối về
khái niệm này, người viết luận văn nhận thấy cần phải dựa vào những lí giải,
khái niệm về chất thơ và chất thơ trong văn xuôi. Vì đó là những cái có
trước,đã được một số công trình và nhà nghiên cứu tìm hiểu. Và vì giữa chúng
có chung nội hàm: “chất thơ”
Chất thơ tuy có thÊy được sử dụng trong một số bài viết hay công trình
nghiên cứu, song bản thân nội hàm thuật ngữ này lại có Ýt công trình nghiên
cứu về nã. Trong điều kiện ở Việt Nam, việc tiếp cận được với khái niệm chất
thơ không phải là dễ bởi hầu nh trong các thư viện chưa thÊy có nguồn tư liệu
dịch hay Ên phẩm nguyên bản.
Có thể nói, chất thơ là một trong những chất khó nắm bắt và lí giải. Cho
tới nay, chất thơ vẫn chưa được khám phá về mặt lí thuyết tới độ minh bạch
nh ta hằng mong muốn. Ở Việt Nam, cũng chưa có công trình nào đưa ra một
khái niệm cụ thể hoàn chỉnh về chất thơ. Trong “Từ điển bách khoa Việt
Nam” có đưa ra một nhận định về chất thơ dưới dạng mô tả các thuộc tính của
thơ như sau: “Chất thơ là một khái niệm trừu tượng, nhưng có thể chỉ định
mấy thuộc tính cơ bản sau: chất thơ được thể hiện ở sự phong phó của những
3
cảm xúc, ở những hình ảnh cô đọng, ở những ý nghiã sâu xa có tính chất hàm
Èn (ngầm), và ở sự hoà điệu về mặt âm vận, vần và nhịp.”
Trên cơ sở chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thơ, “Từ điển thuật ngữ
văn học” quan niệm về chất thơ là: “Khái niệm dùng để chỉ những sáng tác
văn học (bằng văn vần hoặc văn xuôi) giàu cảm xúc, nội dung cô đọng, ngôn
ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu. Lý tưởng và khát vọng đông đảo của nhân dân,
chủ nghiã nhân đạo với những biểu hiện lịch sử của nó là tiêu chuẩn khách
quan cho chất thơ chân chính ở mỗi thời đại”.
Trong luận án Tiến sĩ nghệ thuật năm 2007, tác giả Lê Văn Sửu có cách
hiểu: “Chất thơ không phải là câu thơ hay bài thơ cụ thể, mà là chỉ phẩm chất
của các sự vật, hiện tượng, cảnh vật…gợi về cái Đẹp, khiÕn con người phải
rung động, xúc cảm” [54]. Nh vậy, cái đẹp trong chất thơ thường mang màu sắc
lãng mạn. Nhiều khi cái đẹp được nhà văn đẩy lên đến mức lí tưởng. Toàn bộ
vẻ đẹp và sức mạnh của chất thơ là ở chỗ nó được xây dựng lên với những ci
đẹp, cái cao cả để đối lập với thế giới thực dụng. Con người của chất thơ mang
vẻ đẹp lí tưởng. Họ được các nhà văn miêu tả là những con người nằn ngoài qui
luật tha hoá của cuộc sống hàng ngày, họ phải đứng cao hơn những người bình
thường khác. Có khi họ là những con người say mê lí tưởng, có tầm vóc khác
thường, tâm trạng khác thường.
Dùa vào những cơ sở trên đi đến khẳng định rằng chất thơ và chất thơ
trong văn xuôi có mét số đặc trưng nổi bật: là sự kết tinh của cái đẹp, là tiếng
nói của tình cảm, cảm xúc, là khát vọng, là mơ ước của con người để vươn tới
cái đẹp thanh cao. Và chất thơ còn có một ý nghiã rất lớn trong việc bồi đắp
đời sống tinh thần cho con người, nó góp phần hoàn thiện nhân cách và tăng
phần lí tưởng cho cuộc sống. Nó khiến cho nhà văn Thạch Lam đã luôn kì
vọng rằng chất thơ Êy có thể làm "vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác,
vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".
Chất thơ và chất thơ đời sống có chung nội hàm “chất thơ”, đều bắt
nguồn từ cuộc sống và quay trở lại phục vụ cuộc sống nên có sự tương đồng
4
nh sau: trực tiếp hoặc gián tiếp đều bắt nguồn từ khát vọng về cái đẹp, cái cao
cả. Có mét ý nghiã rất lớn trong việc bồi đắp đời sống tinh thần cho con
người, góp phần hoàn thiện nhân cách và tăng phần lí tưởng cho cuộc sống.
Chất thơ và chất thơ đời sống còn đem đến cho con người khát vọng sống,
niềm tin yêu cuộc sống và con người.
Song, chất thơ đời sống có những biểu hiện khác chất thơ. Thứ nhất, cái
đẹp trong chất thơ đời sống thường không nằm ở những vẻ đẹp lí tưởng,
những khung cảnh thiên nhiên lãng mạn, những câu văn chải chuốt, cô đọng
hàm súc hay giàu hình ảnh, nhịp điệu. Cái đẹp trong chất thơ đời sống chủ yếu
mang màu sắc đời thường. Nhiều khi cái đẹp Êy được nhà văn cho Èn mình
dưới một lớp vỏ xù xì, thô ráp, xấu xí, quê kệch, rách rưới. Theo giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh thì: “cái gì đối lập với cái phàm tục là chất thơ”. Mà cái
phàm tục chủ yếu có trong đời sống thường nhật, là những cái tầm thường,
phàm tục. Trong khi đó, chất thơ đời sống bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực,
còn nhiều bộn bề, ngang trái, đắng cay, thậm chí từ trong những thứ bị coi là
tầm thường, trần tục vẫn lấp lánh vẻ đẹp của cuộc sống, cuả tâm hồn con
người. Toàn bộ vẻ đẹp và sức mạnh của chất thơ đời sống là ở chỗ nó được
xây dựng lên với những vẻ đẹp về tình người để đối lập với cuộc sống nghèo
đói, khắc nghiệt, nhiều bon chen, tranh giành.
Thứ hai, chất thơ đêi sống thể hiện vẻ đẹp của những con người đời
thường, bình thường, thậm chí là tầm thường. Họ là những con người không
nằm ngoài qui luật tha hoá của cuộc sống hàng ngày. Có khi họ là những con
người chưa biết đến lí tưởng, có tầm vóc bình thường, tâm trạng bình thường.
Nhưng cái để tạo nên vẻ đẹp ở những con người này là những người tốt, có tÊm
lòng bao dung, cao thượng và tấm lòng của họ vĩnh viễn không bị xoá nhoà bởi
những điều xấu xa, bụi bặm của cuộc sống xã hội đang diễn ra xung quang
mình.
Thứ ba, vẻ đẹp của chất thơ đời sống thể hiện cụ thể, rõ ràng không mơ
hồ, vô định. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Kiên, đi tìm chất thơ trong truyện
5
ngắn có nghiã là “đi tìm cái ta chỉ có thể cảm thấy, nếu chỉ nó ra rành rành,
phân tích nó, lập tức nó sẽ trở nên mơ hồ”. Gần gũi với ý kiến này là cách
hiểu: “Khái niệm chất thơ vẫn được dùng để chỉ về cái nên thơ, cái có vẻ thơ,
cái gợi về thơ…chứ không phải hoàn toàn là câu thơ hay bài thơ. Đó là một
phẩm chất vô định hình của sự vật, hiện tượng…mà ta chỉ có thể nhận biết
thông qua sự cảm” [54]. Có cách hiểu nh vậy bởi vì cái phẩm chất thơ đẹp đẽ
trong văn xuôi, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đều bắt nguồn từ cái đẹp
mang màu sắc lí tưởng, cái cao thượng đối lập với cái phàm tục. Đó là những
vẻ đẹp lung linh nhưng huyền ảo, khác xa với cuộc sống đời thường. Vì vậy
nếu phân tích, chỉ nó ra rành rành thì vẻ đẹp đó sẽ hao hụt hoặc biến mất. Do
đó chỉ
“
cảm
”
thấy mà thôi. Trái lại, vẻ đẹp của chất thơ đời sống bắt nguồn từ
cuộc sống đời thường, mang vẻ đẹp của màu sắc đời thường bởi vì chất thơ
đời sống không né tránh hiện thực nó phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống
của tâm hồn con người. Mà cuộc sống con người luôn có hai mặt ánh sáng và
bóng tối. Chất thơ đời sống không chỉ nằm ở
“
mảng sáng
”
của cuộc đời, mảng
luôn gợi về cái Đẹp mà còn xuất hiện ở
“
mảng tối
”
của cuộc đời, ở đó có
những thứ xấu xí, quê kệch, rách rưới, nghèo đói, những cái bình thường,
thậm chí là tầm thường. Nhưng vượt lên trên tất cả, từ trong bóng tối Êy vẫn
lấp lánh những điều tốt đẹp thuộc về nhân bản, về thiên lương của con người:
tình yêu thương, che chở, đùm bọc, có khát vọng sống mãnh liệt, có niềm tin
vào con người và cuộc sống. Chính vì vậy mà phẩm chất của chất thơ đời sống
rất rõ ràng. Ta có thể chỉ ra, phân tích nó. Và càng phân tích sâu sắc thì vẻ đẹp
của chất thơ đời sống càng biểu hiện rõ nét, sinh động.
Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi muốn nhấn mạnh trong luận văn này
là phân tích chất thơ đời sống trong một tác phẩm văn xuôi. Căn cứ vào những
suy nghĩ, hiểu biết của cá nhân và nhất là xuất phát từ nhiệm vụ của đề tài luận
văn, người viết mạnh dạn trình bầy quan niệm của mình về khái niệm chất thơ
đời sống như sau: Chất thơ đời sống trong văn xuôi thể hiện vẻ đẹp của đời
sống con người, vẻ đẹp của tâm hồn con người, biểu hiện rõ nét ở: tình yêu
6
thương, đùm bọc, chia sẻ; khát vọng sống mạnh mẽ và niềm lạc quan, tin tưởng
vào tương lai tốt đẹp mặc dù đang sống trong cuộc sống khắc nghiệt, khốn
cùng.
III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Tác phẩm của Kim Lân không chỉ
“
chân chất của đời sống và con người
nghèo hèn
”
nh Nguyên Hồng nhận xét, mà còn Êm áp tình người, tình cảm
những con người lao động đôn hậu, nhân áI, thủy chung và giàu khát vọng.
Truyện “Vợ nhặt” được Kim Lân viết sau hòa bình 1954. Vì vậy, vẻ đẹp
của tình người, cảm hứng nhân bản, nhân đạo đằm thêm, mang ý nghĩa cao
rộng hơn so với những truyện trước đó (Đứa con người vợ lẽ, Cô Vịa, Làng,
Con chó xấu xí). Tình người trong câu chuyện phải chăng là sự cảm thương,
đùm bọc, nương tựa vào nhau giữa những con người khốn khổ để cùng nhau
chống lại cái đói, cái nghèo hèn trong những đêm đen cuộc sống mà xây dựng
lại đời mình, vun đắp cho hạnh phúc gia đình trước mắt và lâu dài về sau. Tình
người đó phải chăng là tình thương rồi đến tình yêu, tình vợ chồng, mẹ con.
Tình người đó phải chăng là lòng bao dung, tinh thần trách nhiệm giữa những
con người trong mét gia đình. Và … tình người đó phải chăng còn là những
ước mơ, khát vọng hướng tới ngày mai, hướng tới sự thay đổi, hướng tới “lá
cờ đỏ bay phấp phới” dẫn đầu đòan biểu tình như ở phần kết của câu chuyện.
Và, cảm hứng nhân bản tóat ra trong từng câu chữ, từng tình huống, chi tiết
truyện không chỉ là nỗi cảm thương cho các nhân vật trong truyện mà chính là
sự giãi bày một chặng đời cơ cực của chính mình. “Tôi với nhà tôi cũng từ
nhà quê ra Hà Nội bán cám, cũng đẩy xe bò… Còn cảnh ăn cháo cám, tôi với
nhà tôi cũng đã từng…Tất cả những cái đó, lúc viết cứ tự dưng nhớ ra, ghi
lại, rồi thành truyện… ”[1]. Nhà văn đã tâm sự nh thế về trường hợp viết “Vợ
nhặt”. Tác phẩm Êm nóng hơi thở, mồ hôi và nước mắt của tác giả. Cảm hứng
nhân bản của “Vợ nhặt” nói riêng, rất nhiều truyện của Kim Lân nói chung
không chỉ là sự phát hiện mà còn khẳng định bản chất lành mạnh, khỏe khoắn
trong nhân cách người lao động như khẳng định một chân lí “Ngững người
7
đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà họ nghĩ đến cái sống. Và người đói ngày
Êy cũng có đạo lí của họ” – lời tâm sự của nhà văn về truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Cái đạo lí Êy của những con người đau khổ phải chăng là niềm mong đợi, khát
khao một cuộc đổi đời mà “lá cờ đỏ” của Việt Minh đang vẫy gọi họ. Cảm
hứng nhân bản trong “Vợ nhặt” “có màu sắc cách mạng”, mang ý nghĩa thức
tỉnh, gieo mầm cho những niềm tin, niềm hy vọng… lớn lao, mạnh mẽ.
Từ những giá trị trên, theo chúng tôi tìm hiểu, truyện ngắn “Vợ nhặt” của
Kim Lân đã có một số công trình nghiên cứu:
- “Xây dùng hệ thống tình huống có vấn đề để phát huy tính tích cực,
sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim
Lân” - ĐHSP Hà Nội – 2006 của Trần Thị Quỳnh Hoa.
- “Dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh trung học
phổ thông từ cái nhìn văn hóa” - ĐHSP Hà Nội – 2006 của Nguyễn Thị Thu
Thảo.
ngoài ra tác phẩm “Vợ nhặt” còn có trong một số đề tài nghiên cứu khác
về các truyện ngắn của Kim Lân nh:
- “Những giá trị tiêu biểu về tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn
Kim Lân” - ĐHSP Hà Nội – 1997 của Nguyễn Văn Bao.
- “Những đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân” - ĐHSP Hà Nội – 2002 của
Nguyễn Tiến Đức.
- “Nông thôn và hình ảnh người nông dân trong sáng tác của Kim Lân” -
ĐHSP Hà Nội – 2003 của Mã Thu Hà.
- “Phong cách nghệ thuật Kim Lân” - ĐHSP Hà Nội – 2004 của Nguyễn
Thị Thu.
- “Văn hóa Kinh Bắc và phong cách nghệ thuật Kim Lân” - ĐHSP Hà
Nội – 2005 của Phạm Thị Nga.
- “Truyện ngắn Kim Lân, nhìn từ phong cách thể loại” - ĐHSP Hà Nội –
2005 của Đặng Thị Minh Ngọc.
8
- “Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân” - ĐHSP Hà Nội – 2006 của
Vũ Thị Đỗ Quyên.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu liên quan đến tác phẩm “Vợ
nhặt”, về tác phẩm “Vợ nhặt” còn phải kể đến những bài phân tích, bình
giảng về truyện ngắn “Vợ nhặt”, một tác phẩm được chọn giảng trong nhà
trường ở chương trình lớp 12.
- Bài Phân tích tác phẩm “Vợ nhặt” trong “Để học tốt văn 12”
- Bài viết “Sự sống đối mặt với cái chết” của Nguyễn Thị Thanh Cảnh
trong “Tiếng nói tri âm” – tập 1.
- Bài viết “Bóng tối và ánh sáng trong câu chuyện nhặt vợ” của Trần
Đồng Minh trong “Tiếng nói tri âm” – tập 1.
- Bài viết “Ngọn lửa tình người thắp giữa đêm đen cuộc sống” của Vũ
Dương Quỹ trong “Về mét số nhân vật trong sách văn 12”
- Bài “Tác giả Kim Lân và hình tượng người đàn bà không tên trong
“Vợ nhặt”” của Trương Vũ Thiên An trên báo Giáo dục và thời đại – 1998.
Đây là những công trình khoa học nghiên cứu một cách công phu, hệ
thống, nêu bật được những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của
truyện ngắn Kim Lân nói chung, tác phẩm “Vợ nhặt” nói riêng. Tuy nhiên
việc tiếp cận truyện ngắn “Vợ nhặt” ở khía cạnh chất thơ đời sống thì vẫn còn
là khoảng trống, chưa có công trình nào nghiên cứu. Chính vì vậy, chúng tôi
mới lựa chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời sống trong
tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân”.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi sử dụng các phương
pháp: phát hiện, cảm nhận, phân tích, đánh giá sẽ giúp người viết làm sáng tỏ
luận điểm của luận văn.
V. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
9
Chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời sống trong tác
phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân”, tác giả luận văn mong muốn đạt được hai
mục đích:
- Một là: tiếp cận, lí giải, phân tích truyện ngắn “Vợ nhặt” từ góc nhìn
chất thơ đời sống.
- Hai là: từ góc độ tiếp cận đó, nhằm tìm một hướng đi mới cho tác
phẩm.
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Từ mục đích trên, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ hướng dẫn học sinh phân
tích chất thơ đòi sống trong truyện ngắn “Vợ nhặt” ở một số phương diện sau:
- Tình huống truyện
- Không gian truyện
- Cách ứng xử của nhân vật
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật
- Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng
VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Việc phát hiện, phân tích về chất thơ đời sống trong truyện ngắn “Vợ
nhặt” của Kim Lân có thể xem là một đóng góp mới mẻ của luận văn. Chất
thơ đòi sống không phủ định giá trị tố cáo hiện thực vốn có của tác phẩm mà
nó còn bổ sung hiện thực thứ hai: hiện thực đời sống tâm hồn con người trong
thời kì khắc nghiệt, khốn cùng. Điều đó khiến cho giá trị hiện thực của truyện
ngắn thêm sâu sắc và toàn diện. Từ đó, chúng tôI hi vọng góp thêm một tiếng
nói nhằm khẳng định những giá trị đặc sắc của truyện ngắn “Vợ nhặt”.
VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần
phụ lục. Nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương nh sau:
Chương 1: Biểu hiện của chất thơ đời sống trong truyện ngắn “Vợ nhặt”
của Kim Lân.
10
Chương 2: Các phương pháp, biện pháp hướng dẫn học sinh phân tích
chất thơ đời sống trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Chương 3: Thiết kế giáo án dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt”theo hướng
phân tích chất thơ đời sống của tác phẩm.
Chương 1
BIỂU HIỆN CỦA CHẤT THƠ ĐỜI SỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN
“VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN
1.1. TÌNH HUỐNG TRUYỆN GÓP PHẦN TẠO CHO TÁC PHẨM MANG
ÂM HƯỞNG MỘT BÀI CA SỰ SỐNG
Nói đến nghệ thuật truyện ngắn, người ta thường coi ba yếu tố sau đây là
cơ bản nhất: tình huống truyện, nhân vật truyện và cách trần thuật. Có nhiều
truyện ngắn, sự sáng tạo tình huống đóng vai trò then chốt. Đặt vào tình
huống Êy, nhân vật truyện bộc lộ sâu sắc tâm lí, tính cách. Tư tưởng của thiên
truyện cũng nhờ thế mà được thể hiện đậm đà. Và xoay quanh tình huống Êy,
các tình tiết cũng trở nên hấp dẫn. Truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân thuộc loại
tác phẩm nh thế.
Là một truyện ngắn hay, “Vợ nhặt” của Kim Lân đã thu hút sự chú ý của
đông đảo người yêu văn chương. Không Ýt vẻ đẹp sâu xa của tác phẩm đã
được khám phá. Chỉ riêng khâu tình huống truyện, người nghiên cứu đã nhặt
được khá nhiều điều lí thú. Và theo người viết luận văn, tình huống truyện
“Vợ nhặt” đã góp phần tạo cho tác phẩm mang âm hưởng một bài ca sự sống.
11
Một bài ca ca ngợi vẻ đẹp của đời sống và vẻ đẹp của tâm hồn con người trong
những năm tháng khó khăn nhất của cuộc sống. Đồng thời bài ca sự sống
trong “Vợ nhặt” chính là một biểu hiện rõ nét về chất thơ đời sống trong tác
phẩm.
Vấn đề tình huống trong nghệ thuật từ lâu nay đã được giới nghiên cứu và
sáng tác đặc biệt quan tâm Phát huy sở trường tư duy bằng hình ảnh hình
tượng, có người sáng tác đã coi tình huống là
“
cái tình thế nảy ra truyện
”
, là
“
lát cắt
”
của đời sống mà qua đó có thể thấy được cả trăm năm của đời thảo
mộc, là
“
một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc
”
,
“
khoảnh
khắc chứa đựng cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại” (Nguyễn
Minh Châu). Ý ông muốn nhấn mạnh vào tính nghịch lí của nó: Tuy chỉ là một
khoảnh khắc ngắn ngủi song lại giúp người ta có thể hình dung được diện mạo
toàn thể của cả đời sống. Người làm lí luận thì hình dung tình huống như hạt
nhân cấu trúc của thể loại truyện ngắn, nó sắm vai một nhà tổ chức đối với
toàn bộ thiên truyện. Chung quy, tình huống vẫn được hiểu như một loại sự
kiện đặc biệt của đời sống được sáng tạo ra theo hướng lạ hóa. Tại đó, vẻ đẹp
nhân vật được hiện hình ảnh sắc nét, ý nghĩa tư tưởng được phát lộ toàn vẹn.
Người viết có được một tình huống đặc sắc là đã có một tiền đề khá chắc chắn
cho thành công của một truyện ngắn. Còn người đọc nắm được tình huống thì
xem như có một chìa khóa tin cậy để mở vào thế giới bí Èn của tác phẩm.
Truyện ngắn Kim Lân bao giờ cũng hấp dẫn mà
“
Vợ nhặt
”
là một tiêu
biểu. Sức hấp dẫn của những trang văn Êy là bởi cái tài và cái tâm của người
cầm bút. Bởi những nhân vật sống động. Bởi ngôn ngữ nghệ thuật giản dị mà
súc tích… và bởi một yếu tố vô cùng quan trọng: nghệ thuật sáng tạo tình
huống truyện độc đáo, hấp dẫn. Kim Lân rất chú trọng thủ pháp nghệ thuật
này. Ông gọi khái niệm tình huống truyện bằng cái tên giản dị:
“
cảnh ngộ
”
[50]. Nhà văn quan niệm: viết truyện ngắn phải hấp dẫn, phải làm cho người
đọc muốn đọc mãi và càng đọc càng thấy thích thú. Muốn vậy cần phải đặt
nhân vật vào những cảnh ngộ Ðo le, ngang trái, trớ trêu, khó xử, buộc nhân
12
vật phải lựa chọn cách giải quyết, nhờ đó phẩm chất, tính cách nhân vật được
bộc lộ một cách rõ nét.
Dễ thấy rằng hạt nhân của truyện ngắn
“
Vợ nhặt
”
“
là một cuộc hôn nhân lì
lạ
”
. Nó kì lạ Ýt nhất vì ba lẽ: Một là, sù đảo lộn về giá trị: Tràng – một gã trai
nghèo khổ, thô kệch, lại là dân ngụ cư, lâu nay Õ vợ, bỗng dưng
“
nhặt
”
được
vợ mà là vợ theo không. Hai là, sự ngược đời: Tràng lấy vợ trong lúc không ai
lại đi lấy vợ, giữa những ngày nạn đói đang lăm le cướp đi mạng sống của mỗi
người. Ba là, nghịch lí: một đám cưới thiếu tất cả mà lại nh đủ cả. Và từ những
lẽ kì lạ Êy đã nảy sinh một số tình huống: giả mà thật, đùa mà nghiêm trang,
ngạc nhiên xen lẫn buồn, vui, lo âu, hi vọng.
1.1.1. Tình huống giả mà thật, đùa mà không đùa, đùa mà nghiêm
trang đúng mực.
Hôn nhân là một truyện hệ trọng và thiêng liêng bậc nhất của đời sống
nhân sinh, Êy thế mà ở đây, hoàn cảnh tai ác và cả con người nữa như muốn
thành trò đùa –
“
Tràng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai lần mà thành chuyện”.
Cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên mà nh duyên trời, nh số kiếp dun rủi. Tràng và cô ả
(chỉ thoang thoảng nhớ mặt chứ cũng chưa biết tên) gặp nhau hai lần bên hè
phố trong một thời gian rất ngắn, cả hai chỉ nói
“
tầm phơ tầm phào
”
vài lời, rồi
thết nhau một bữa
“
tiệc vỉa hè
”
gồm bèn bát bánh đúc mà thành vợ thành chồng.
Họ đến rồi gắn bó với nhau ngỡ nh ngẫu nhiên, trái khoáy, vu vơ.
Song tìm hiểu kĩ một chút, ta vẫn tìm thấy trong đó những nguyên cớ đẹp
đẽ bên trong của cả hai người, một biểu hiện của chất thơ đời sống trong tác
phẩm. Mở đầu cuộc
“
tìm hiểu, tỏ tình
”
, Tràng cất tiếng hò, nêu sự hấp dẫn bằng
“
cơm trắng mấy giò
”
. Cô gái không tin nhưng Tràng khẳng định
“
thật đấy
”
.
Ngay sau lời khẳng định chắc nh đinh đóng cột, “ả ta đứng vùng ngay dậy,
ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng
”
rồi
“
liếc mắt, cười tít
”
, cười tình tứ – cái
cười mà từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa bao giờ Tràng nhận được. Lần thứ hai
gặp lại, Tràng mời “ăn miếng giầu cái đã
”
nhưng cô gái không ăn, theo yêu
13
cầu của cô, cuối cùng Tràng mời
“
bốn bát bánh đúc
”
. Sau khi ăn xong, lại bằng
một câu nói đùa, họ nên vợ nên chồng.
Nh vậy hai lần gặp gỡ là hai lần nói đùa, là hai lần diễn ra những điều
Tràng, cô ả và độc giả không ngờ tới. Lần thứ nhất, trong khi kéo xe bò thóc
vào dốc tỉnh, hắn chỉ hò một câu cho đỡ nhọc, cho có thêm sức mạnh để vượt
qua con dốc chứ không có ý chòng ghẹo cô nào, không nghĩ rằng chỉ bằng câu
hò Êy mà lại có một cô gái chạy ra đẩy xe bò cho mình, không những thế cô ả
còn cười tình tứ với Tràng. Một câu hò cho vui, cho đỡ mệt cất lên vu vơ,ỡm
ờ, đùa cợt nhưng dẫn đến sự thật nằm ngoài suy đoán của Tràng, cái sự thật
khiến hắn có thêm sức mạnh thật sự để kéo xe bò thóc vượt qua con dốc, cái
sự thật mà hắn không ngờ tới đã xảy ra. Câu hò của Tràng không những tạo
nên tình huống giả mà thật, đùa mà không đùa mà còn thể hiện niềm vui sống
của người dân lao động trong những lúc khó khăn nhất. Có thể nói những câu
hò, điệu hát, câu ví…trong kho tàng dân gian Việt Nam thể hiện đời sống tinh
thần phong phó trong sáng, thể hiện niềm tin, niềm lạc quan bất diệt vào cuộc
sống và tương lai của người dân đất Việt nhưng không phải bất kì ai đều tìm
thấy điều đó. Trong hoàn cảnh của Tràng lúc này, bữa ăn hàng ngày chỉ là
“
cháo lâng bõng
”
,
“
rau chuối thái rối
”
và
“
cám đắng chát
”
thì
“
cơm trắng mấy
giò” là xa vời, chỉ có trong tưởng tượng, trong giấc mơ. Và chắc chắn, Tràng
biết rằng giấc mơ Êy không biết khi nào mới trở thành hiện thực nhưng hắn
vẫn mơ, vẫn nghĩ đến ngay trong lúc khó nhọc nhất. Điều này cho thấy, dù
trong bất kì hoàn cảnh nào, ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn không bao
giê bị thui chột, bị tiêu diệt trong tâm hồn người dân lao động. Hình như cuộc
sống càng khó khăn thì niềm lạc quan, yêu đời, vui sống càng trỗi đậy mạnh
mẽ trong tâm trí người lao động thật thà, chất phác như Tràng – một vẻ đẹp
tâm hồn thật đáng trân trọng, một biểu hiện của chất thơ đời sống trong tác
phẩm.
Câu hò Tràng cất lên chỉ đùa cho vui nhưng có một sự thật đã xảy ra đó là
có một cô gái “đứng vùng ngay dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng
”
. Đúng
14
là một tình huống giả mà thật, đùa mà không đùa. Về phía mình, phải chăng
cô gái đã nhầm một câu hò vu vơ giữa chợ thành một lời hứa hẹn thật? cái đói
quay quắt đã ném cô vào một đời sống vất vưởng. Đời sống vất vưởng nghiệt
ngã đã biến cô thành một kẻ chanh chua, chao chát, cong cớn, trơ tráo, chẳng
những làm biến dạng tính cách con người, nạn đói khủng khiếp còn nh một
cơn lũ lớn đã cuốn phăng đi bao sinh mệnh. Chới với giữa dòng lũ, tiếng nói
thường trực nhất tất nhiên là tiếng nói của bản năng: cần phải sống đã, cần phả
bám ngay vào tất cả những gì có thể bám được. Và bản năng ham sống đã
khiến cô làm tất cả những gì để có thể thoát khỏi cái chết đang đe dọa từng
giờ, từng phút. Thật may mắn, cô đã bám vào được một cái cọc, thoạt đầu có
vẻ ơ hờ không đâu, té ra lại vững vàng đáo để. Cái cọc Êy có tên là Tràng.
Đầu đuôi chưa phải là bám vào Tràng hay bám vào cái xe bò, mà là bám vào
một cái rất không đâu, rất mong manh vô hình, Êy là câu hò của Tràng. Cứ
cho rằng bản năng vì miếng ăn đã biến cô gái thành táo tợn, liều lĩnh thì cô
đâu phải là người cả tin véi vàng. Ngay khi nghe câu hò của Tràng, cô đã băn
khoăn, thắc mắc
“
nói thật hay nói khoác đấy?”. Nh vậy cô đã không nhầm.
Hành động
“
ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”của cô gái thoạt đầu cứ tưởng
xuất phát từ cái đói nghiệt ngã, từ sự xúi giục của miếng ăn nhưng đi hết câu
chuyện ta mới hiểu rằng tình huống đùa mà thật của cô bắt nguồn từ niềm tin
và hi vọng. Cô tin rằng đẩy xe cho Tràng sẽ thoát khỏi cái đói khắc nghiệt này,
có nghĩa cô hi vọng hoàn cảnh của mình sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.
Thế mới biết dù trong hoàn cảnh nào con người cũng không thể sống thiếu
niềm tin và hi vọng. Niềm tin và hi vọng dẫu có trở thành hiện thực hay không
thì nó vẫn là cái neo để con người bám vào để con người tiếp tục sống theo
chiều hướng tích cực hơn.
Lần thứ hai gặp lại, sau khi mời cô gái ăn xong bèn bát bánh đúc Tràng
nói:
“
có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về
”
“Nói thế Tràng cũng
là tưởng câu nói đùa, ai ngờ ả về thật”. Ả về thật và họ đã nên vợ nên chồng.
Đến đây câu chuyện không thể xem là đùa được nữa bởi từ xưa đến nay việc
15
dùng vợ gả chồng luôn là một trong những sự kiện quan trọng, nghiêm túc của
cuộc đời mỗi con người.
Êy vậy mà Tràng có được vợ chỉ sau mấy câu đùa và bốn bát bánh đúc,
còn cô gái chấp nhận theo về làm vợ một người đàn ông cũng chỉ qua mấy câu
đùa cợt, hái han và sau khi ăn xong bốn bát bánh đúc. Có phải cuộc hôn nhân
này là dễ dãi, là trò đùa? Đi hết câu chuyện ta mới rằng, cuộc hôn nhân này
không phải là trò đùa, cũng không phải sự thách thức hòan cảnh. Bởi sau khi
người đàn bà đồng ý “cùng về” với Tràng, cả hai đã có những suy nghĩ, hành
động, cách ứng xử rÊt nghiêm túc, đúng mực đối với việc hệ trọng của đời
mình – từ nay trở đi đã trở thành vợ chồng của nhau. Họ quyết định đến với
nhau thật nhanh chóng tuy không xuất phát từ tình yêu nhưng đâu phải là
quyết định liều lĩnh?
Trong lóc cái đói đang vây bủa, chỉ sau mấy hôm gặp lại Tràng thấy “ả
rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, ả gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi
cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt” thì việc bỗng dưng được đãi bốn bát
bánh đúc là điều khó có thể ngờ tới nhưng đã trở thành sự thật đối với cô gái.
Chỉ qua vài câu hỏi đáp và hành động đó cũng đủ cơ sở để cô tin rằng người
đàn ông này có thể là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời mình. Còn Tràng, mới
đầu cũng phân vân, suy nghĩ “thóc gạo này đến cái thân mình chả biết có nuôi
nổi không, lại còn đèo bòng”. Qua suy nghĩ đó ta thấy Tràng cũng đắn đo,
cũng cân nhắc có phần trần trừ, e ngại nhưng rồi “sau không biết nghĩ thế nào
hắn tặc lưỡi một cái: - Chậc, kệ!”.
Nhìn từ phía Tràng, tình huống này không hẳn là lưỡng lự giữa sự đùa cợt
phất phơ và ý định nghiêm túc, mà ở chiều sâu chính là sự phân vân giữa một
bên là sự khước từ của lòng vị kỉ, một bên là sự cưu mang của lòng vị tha. Sau
những gì đã “gây ra” bởi hàng loạt những trò đùa tầm phào, Tràng có “trợn”,
nghĩa là thoáng lo sợ và ân hận của kẻ đã trót đẩy trò đùa đi quá trớn. Nếu lóc
Êy Tràng bỏ của chạy lấy người thì về lí chẳng ai trách được gã trai Êy.
Nhưng tình người trong gã thì chắc mất mát đi nhiều lắm. Và Tràng cũng
16
chẳng hơn thứ bèo bọt là bao. Song, Tràng đã “Chậc, kệ!”. Có vẻ nh một
quyết định không nghiêm túc, kiểu nh phóng lao thì phải theo lao vậy. Đến
đây cả người đọc thừa thãi niềm tin nhất cũng chưa thể tin là rồi ra có thể chắc
chắn, dù ngẫm cho cùng, họ đến với nhau bề ngoài thì ngẫu nhiên, không đâu
mà bên trong lại là tất nhiên: người này cần người kia để có một chỗ dựa qua
thì đói kém, còn người kia cũng cần đến người này để mà có vợ, để biết đến
hạnh phúc làm người. Và cuối cùng, nằm ngoài mọi tưởng tượng và ngờ vực,
hai que củi trôi dạt Êy đã chụm vào nhau, đã nhen nhóm lên thành bếp lửa.
Sau cái tiếng “Chậc, kệ!” đó, mọi tầm phơ tầm phào đã khép lại, nhường chỗ
hoàn toàn cho sự nghiêm trang – khởi đầu cho cuộc sống vợ chồng.
1.1.2. Tình huống ngạc nhiên xen lẫn buồn, vui, lo âu, hi vọng.
“Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” là chuyện thường trong cuộc đời mỗi
con người từ xưa đến nay. Êy vậy mà việc Tràng có vợ lại gây ngạc nhiên cho
nhiều người. Khi Tràng dẫn vợ về thì cả xóm ngụ cư ngạc nhiên. Thoạt tiên là
lũ trẻ. “Lò ranh” Êy bỗng nhiên mất hẳn đi một bạn chơi, khi có đứa kịp nhận
ra quan hệ của họ là “chông vợ hài”. Còn đám người lớn thì ngớ ra “không tin
được dù đó là sự thật” (chữ của Giang Nam). Khi đã tỏ họ tò mò thì Ýt mà ái
ngại, lo lắng nhiều hơn: “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về!”. Tiếp đó là
bà cụ Tứ, nh bất kì người mẹ nào, khi con cái lớn tuổi đều mong chúng sớm
yên bề gia thất. Trong khi đó,con trai bà lại không có thế mạnh gì: hình thức
thì xấu trai, thô kệch lại là dân ngụ cư nghèo nên việc Tràng lấy được vợ là
điều bà đêm mong ngày tưởng, vậy mà khi sự xảy đến, bà hoàn toàn không tin
nổi – Không tin vào mắt mình (ngỡ mình trông gà hoá quốc), không tin vào tai
mình (quái, sao lại chào mình bằng “u”?). Song đáng nói nhất vẫn là Tràng.
Tràng “thủ phạm” gây ra tất cả, mà vẫn không hết ngạc nhiên, chẳng những cứ
đứng “tây ngây” giữa nhà tối hôm trước mà đến tận hôm sau, qua một đêm có
vợ rồi mà “hắn cứ lơ lửng nh người đi ra từ trong một giấc mơ”.
Sau giây phút ngạc nhiên, lòng người mẹ nghèo khổ đã hiểu ra biết bao
cơ sự. Bà buồn tủi, xót xa cho hoàn cảnh của mình, cho số kiếp của đứa con
17
trai vì “người ta dựng vợ gả chồng cho con cái là lúc trong nhà ăn nên làm
nổi ”, và “người ta có gặp bước khó khăn, đối khổ này, người ta mới lấy đến
con mình”. Trong hoàn cảnh Êy, những người đã từng trải qua cuộc đời cơ cực
nh bà cụ Tứ không tránh khỏi nỗi lo âu cho tương lai của con mình “biết rằng
chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Nhưng tất
cả những thứ đó không thắng nổi niềm lạc quan luôn tồn tại trong tâm hồn
người dân lao động. Bởi sau đó bà lão nói toàn chuyện vui: chuyện mua phên
liếp để ngăn nhà, chuyện nuôi gà. Vì bà hi vọng vào một tương lai tốt đẹp sẽ
đến với gia đình mình.
Như vậy, có thể nói chuyện Tràng nhặt được vợ giữa lúc đói khát là một
tình huống Ðo le, trớ trêu, chứa đựng đầy ngạc nhiên, lo lắng, băn khoăn.
Nhưng cuối cùng vượt lên tất cả, sự kết hợp của Tràng và người vợ nhặt đã tạo
nên một sức sống mới đầy đủ và mạnh mẽ hơn – cuộc sống vợ chồng. Sức
sống Êy là biểu hiện cho niềm ham sống, yêu đời, yêu người của những người
trẻ tuổi nh vợ chồng Tràng. Và sức sống Êy đã truyền niềm vui sống, niềm lạc
quan sang bà cụ Tứ sau khi ngạc nhiên, lo âu, tủi hờn trước việc con trai mình
có vợ. Niềm vui sống, khát vọng sống của các nhân vật hay chính là âm hưởng
của một bài ca sự sống?
1.2. CÁCH ỨNG XỬ CAO ĐẸP CHAN CHỨA TÌNH NGƯỜI ĐỐI LẬP VỚI
HOÀN CẢNH KHẮC NGHIỆT
Cuộc hôn nhân của Tràng và người “vợ nhặt” diễn ra thật nhanh chóng,
chỉ sau có hai lần “tầm phơ tầm phào”, chỉ sau có mấy câu nói đùa. Nếu trước
sau chỉ là một trò đùa, thì con người đã thành bèo bọt. May thay các nhân vật
đã bước ra khỏi trò đùa kia với tư cách con người thể hiện rõ nét trong cách
ứng xử của họ với nhau. Cách ứng xử của mỗi nhân vật gồm ngôn ngữ ứng
xử, hành động ứng xử và thái độ ứng xử đã đối lập với hoàn cảnh khắc nghiệt
bởi Èn chứa trong đó là chan chứa tình người.
18
Khi cô gái đồng ý “cùng về” với mình. Còn bao nhiêu tiền, Tràng dồn
vào ba việc: mua cho vợ mét cái thóng, ăn với nhau một bữa cơm
và mua mét
chai dầu. Cái thúng là vật bình thường nhưng phải đến khi nên vợ nên chồng
Tràng mới mua cho cô gái. Trong hoàn cảnh này nó còn mang ý nghĩa như
một tư trang cá nhân mà người con trai sắm cho người con gái trước khi về
làm vợ mình. Đồ tư trang mà Tràng mua cho vợ không xa xỉ nó còn là vật
dùng hữu Ých cho cuộc sống thường ngày. Bữa cơm hôm nay khác hẳn bốn
bát bánh đúc hôm trước. Hôm Êy vì trót hứa nên phải thực hiện, còn hôm nay,
xuất phát từ tình cảm vợ chồng. Họ ăn với nhau bữa cơm đầu tiên cũng coi là
khởi đầu của sự gắn bó, khởi đầu cho tình thương và trách nhiệm của cuộc
sống lứa đôi.
Nh vậy hai việc đầu là thiết thực. Việc thứ ba xem chừng là xa xỉ, cứ nh
một thứ chơi sang, chơi ngông. Hoàn cảnh ngặt nghèo Êy, không có đèn thắp
cũng chẳng sao. Nhưng chính cái việc ngỡ nh xa xỉ kia lại nói với ta rất nhiều
về tấm lòng của Tràng. Thì ra, không phải lấy được vợ quá dễ dàng thì Tràng
cũng rẻ rúng hạnh phúc của mình. Nếu rẻ rúng, Tràng cũng chỉ là bèo bọt. Trái
lại, Tràng rất trân trọng: “Vợ mới vợ miếc thì cũng phải sáng sủa một chút chứ
chả nhẽ chưa tối đã rúc ngay vào”. Cách nói có cái vẻ bỗ bã của một gã trai
quê, nhưng động cơ thì không thiếu cái nghiêm trang của một người trai tử tế
tối tân hôn. Hôm nay phải là một ngày khác hẳn, phải là một sự kiện của đời
mình. Ngày mình có vợ, nhà phải sáng. Mua chai dầu chính là nỗ lực để đàng
hoàng ở cái mức mình có thể có được vào lúc này. Động cơ và hành động của
Tràng đã xua đuổi phần nào cuộc sống ảm đạm đang vây bủa xung quanh, nó
làm cho cuộc sống mang sắc màu mới, sắc màu của niềm vui, của hạnh phúc
lứa đôi. Cuộc sống lên hương bắt đầu từ đây.
Qua ba hành động ứng xử của Tràng ta thÊy, thì ra đằng sau vẻ thô kệch,
xấu xí của một chàng trai ngụ cư nghèo khổ không phải là sự vô tâm đáng
trách. Trái lại, là những suy nghĩ nghiêm túc, đúng mực đáng trân trọng.
Trong hoàn cảnh Êy, người nh Tràng có được những hành động nh vậy thật
19
đáng quí biết bao! Kể từ khi Êy họ gắn bó chân thành và nghiêm trang nh bất
cứ đôi lứa nào trên cõi đời này.
Khi hai vợ chồng về tới nhà, Tràng “tươi cười” giới thiệu vợ với mẹ
nhưng anh chưa vội mà nói: “Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh
chện cái đã nào”. Không thể phủ nhận đây là thứ ngôn ngữ thô mộc của người
nông dân lam lò, nó thô ráp, xù xì như chính bản chất chân thật của họ nhưng
qua cách nói, cách mời mẹ “ngồi lên giường lên diếc chĩnh chệ” ta nhận thấy
một tấm lòng, một đức tính của con đối với mẹ đó là sự kính trọng, lễ phép.
Bởi Tràng biết đây là chuyện hệ trọng nên anh đã có cách bắt đầu để giới thiệu
không kém phần nghiêm trang. Ai dám bảo anh cu Tràng không biết đến lễ
nghi? Sau đó anh từ tốn nói: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ.
Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau…Chẳng qua nó cũng là cái số cả…”.
Giọng tuy ngập ngừng nhưng lời lẽ thật chững chạc. mỗi chữ, mỗi câu vừa Êm
tình người, vừa sâu nghĩa lí. “Nhà tôi…làm bạn…duyên…kiếp… cái số cả…”,
mỗi lời nói của Tràng nh những ngọn lửa vừa để sưởi Êm, chở che cho người
con gái đang cô quạnh ngượng ngùng, vừa để soi sáng cái đầu óc chậm chạp,
già nua của bà cụ Tứ. Với những ngôn ngữ Êy thể hiện một quyết tâm trong
lòng Tràng. Nói tới “duyên – kiếp” là chạm vào vùng thiêng liêng nhất trong
mảnh đất của đôi lứa gái trai. “Duyên” là sự hấp dẫn, sự lôi cuốn, gọi mời, là
tình yêu giữa hai người. “Kiếp” là đời sèng cơ cực cùng cảnh ngộ, cùng hội
cùng thuyền mà tạo hoá xô đẩy trôi đến gần nhau, cảm thông với nhau, rồi
chia sẻ và thương nhau. Từ câu chuyện “tầm phào” ở bên đường bữa nọ, rồi
tới lúc đưa cô ả đi qua ngõ xóm và nói lời bỡn cợt “vợ mới, vợ miếc”, giờ đây
giữa mái Êm của căn nhà, trước mặt mẹ, bằng ngôn ngữ giới thiệu nghiêm
túc, Tràng đã thực sù coi mối quan hệ giữa mình với người con gái như có
tiền định, có lương duyên do trời sắp xếp, do đời run rủi, ràng buộc. Với mẹ,
mặc dù không lo được vợ cho mình nhưng Tràng không trách mà vẫn kính
trọng, yêu thương; với vợ dù theo không nhưng anh không rẻ rúng mà vẫn tôn
trọng, thân tình. Tưởng rằng cuộc sống khốn khó đã làm mất đi những tình
20
cảm thiêng liêng Êy nhưng qua ngôn ngữ ứng xử và hành động ứng xử của
Tràng ta thấy phẩm giá con người không bị thui chét bởi hoàn cảnh, trái lại
với những con người có tâm hồn cao đẹp thì trong bất cứ hoàn cảnh nào phẩm
giá luôn chiến thắng. Chính những điều đáng quí Êy khiến cho cuộc sống đẹp
hơn, ý nghĩa hơn.
Đối với người “vợ nhặt”, từ lúc nên vợ nên chồng với Tràng cô đã trở
thành một con người hoàn toàn khác. Nếu trước đó, hành động ăn liền một
chặp bốn bát bánh đúc tưởng như cô không còn sĩ diện, không còn nhân cách
nhưng nhìn kĩ bên trong, và từ lúc trở thành “vợ”, cô chưa hẳn đã mất lòng tự
trọng. Trên đường cùng về với Tràng “người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn
bước. Cô ả cắp cái thóng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàn nghiên che
khuất đi nửa mặt. Ả ta có vẻ rón rén, e thẹn”. Rõ ràng qua những biÓu hiện
đó, cái vẻ bỗ bã, liều lĩnh không còn nữa, thay vào đó là sự e thẹn cần có của
bất kì cô gái có lòng tự trọng nào khi bắt đầu về làm dâu. Khi Tràng khoe mua
chai dầu để thắp tối, ả nói “hoang nó vừa vừa chứ” thể hiện suy nghĩ đã biết lo
lắng, vun vén cho gia đình. Bởi vì thị biết, trong hoàn cảnh Êy, việc mua hai
hào dầu là quá tay, là xa xỉ. Chỉ qua một câu nói, đã thể hiện trách nhiệm, sù
lo toan cho gia đình của người vợ mà trước đó chỉ toàn là sự cong cớn, chao
chát, chỏng lỏn. Bởi cô ý thức được phần nào, từ nay trở đi mình và người con
trai kia sẽ là chỗ nương tựa để cùng nhau vượt qua trắc trở, gian nan của cuộc
đời. Hành động ứng xử thể hiện nhân cách và lòng tự trọng của cô gái biểu
hiện ở cung cách khi nhìn thấy căn lều rách nát của mẹ con Tràng, cái gia cảnh
không như thị tưởng tượng khi thấy Tràng vỗ vào túi rồi nói “Rích bè cu” và
mời ăn bánh đúc. Vậy nhưng, thị chỉ “nén một tiếng thở dài trong ngực”, tiếng
thở dài chỉ mình mình biết giống như thị tự nhủ đành chấp nhận gia cảnh này.
Thị chấp nhận chứ không hề trách ai và trách mình đã nhầm. Hành động chấp
nhận Êy âu cũng là sự bằng lòng. Lòng tự trọng của người “vợ nhặt” còn thể
hiện ở hành động ứng xử vào sáng hôm sau: thị lao vào dọn dẹp cùng với mẹ
chồng từ sáng sớm – việc Êy nghĩ cũng bình thường, nhưng khi nhận bát “chè
21
khoán” từ tay bà cụ Tứ, thị chợt “sầm mặt lại”, sau đó “và ăn một cách điềm
nhiên”. Thái độ và cung cách nh thế chỉ có thể có ở người có ý thức về cảnh
ngộ mình và thân phận mình. Té ra, những chao chát, chỏng lỏn, cong cớn kia
chỉ là những du nhập từ bên ngoài vào, nh một thứ vũ khí để tự vệ, để đối phó
với cảnh sống khắc nghiệt kia. Bản tính sâu xa đến giờ mới hiện ra, mà có lẽ
cuộc hôn nhân này mới làm hồi sinh thì phải! Nh thế, nảy nở bởi một trò đùa,
nhưng bên trong con người vốn dĩ là một cái mầm nghiêm túc luôn khát sống
và khát làm Người. Ta mới hiểu được vì sao, cô tự rơi vào một hoàn cảnh rất
dễ bị khinh rẻ, nhưng người đọc và cả người trong truyện không thấy khinh
mà lại thấy thương, rồi thấy qúy, dù lắm lúc thấy buồn cười.
Ngôn ngữ ứng xử và hành động ứng xử của cô không những thể hiện
lòng tự trọng của một con người mà như một luồng gió mới thổi vào gian lều
rách nát, vào cuộc sống u ám của hai mẹ con Tràng: cô dịu dàng ngoan ngoãn
nghe lời nhắc nhở của chồng; lời khuyên nhủ, dặn dò của mẹ chồng. Cô dậy
sím làm mọi việc đúng như một người vợ hiền tần tảo đảm đang: giặt quần áo
cho chồng, gánh nước đổ đầy chum, dọn vườn, quét sân, nấu cơm, dọn cơm…,
Tràng thực sự bõng tỉnh như trở thành con người khác. Còn bà cụ Tứ xăm xắn
quét dọn, “tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt u ám bủng beo của bà rạng rỡ
hẳn lên”.
Với bà cụ Tứ, tuy con trai có được vợ theo không một cách dễ dàng
nhưng trong ngôn ngữ ứng xử và hành động ứng xử không có một biểu hiện gì
là coi thường hay rẻ rúng người con dâu “nhặt” được. Trong hoàn cảnh đói
khát mà con trai mình lại “đèo bòng” hẳn bà không thể không buồn và lo lắng.
Nhưng với tấm lòng bao dung, nhân hậu của một người mẹ bà nén lại nỗi
buồn tủi, xót xa; mỗi lời bà nói đều mang lại niềm vui cho các con: “U cũng
mừng lòng”, thể hiện tình thương, sự đồng cảm với con dâu: “Con ngồi xuống
đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”. Mẹ chồng và nàng dâu tuy mới gặp
mặt nhưng không hề có khoảng cách, cứ như họ đã quen biết, hiểu nhau từ lâu
lắm rồi.Trong bữa ăn, bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này
22
để an ủi, động viên các con: “Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà…, ngoảnh đi
ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem”. Đặc biệt bà lão đã có
“sáng kiến”: nấu một nồi cháo cám bổ sung vào bữa ăn vốn quá sơ sài, xem
nh một món đặc biệt mừng ngày đón con dâu, ngày con trai lấy vợ. Hẳn nồi
cháo cám là do một mình bà chuẩn bị, nồi cháo cám nhưng với bà là “cái này
hay lắm cơ”, là niềm vui bất ngờ bà muốn mang lại cho các con. Cái cử chỉ
chạy lật đật, rồi lễ mễ bưng ra một nồi khói bốc nghi ngót, rồi cầm cái muôi
khuấy khuấy vừa cười vừa nói “Chè đây! Chè khoán đây, ngon đáo để cơ…!
Ngon đáo để …! Xóm ta khối nhà chẳng có cám mà ăn đấy!” mang biết bao ý
nghĩa. Đó vừa là tình thương: thương con, thương mình, tù an ủi động viên
mọi người; vừa là niềm vui sống, là quyết tâm, khát vọng, là bản lĩnh sống
kiên cường đầy nghị lực để không ngã lòng trước cuộc sống đói nghèo, để
hướng tới một ngày mai lo đủ hơn, tươi sáng hơn. Có thể nói hành động chuẩn
bị “nồi chè khoán” của cụ Tứ giống như một phép lạ trong truyện cổ tích mà
người mẹ nghèo đưa lên để xua đi những bãng ma đói khổ, để gieo xuống tâm
hồn hai con và chính mình niềm vui, niềm hi vọng ngày mai đời sẽ khác.
Nhìn ở góc độ nào đó, các nhân vật trong “Vợ nhặt” đều không mang
một nét đẹp nào ở hình thức nhưng cung cách ứng xử của họ thật cao đẹp.
Trong hoàn cảnh đói khát Êy, con người dễ coi thường nhau, chỉ biết sống
Ých kỉ cho riêng mình nhưng mỗi lời nói, hành động và thái độ ứng xử của
các nhân vật trong tác phẩm đều chứa chan tình người, nặng lòng thương và
trách nhiệm. Chính tình thương và trách nhiệm của mỗi con người đã làm nhạt
đi cái rẻ rúng của mỗi thân phận khốn khổ. Bởi bằng sức mạnh tự lực bên
trong, họ đã thắng lại hoàn cảnh, dù hoàn cảnh muốn biến con người thành
bèo bọt, nhưng con người vẫn không chịu làm bèo bọt mà vẫn kiên nhẫn làm
người. Những điều này đã thể hiện rõ nét chất thơ đời sống của tác phẩm.
1.3. SỰ SỐNG NẢY SINH TỪ CÁI CHẾT, SỰ SỐNG LÀM CHO KHÔNG
GIAN BIẾN ĐỔI TỪ BÃNG TỐI ĐẾN ÁNH SÁNG
23
Chất thơ đời sống bắt nguồn từ những điều bình thường của cuộc sống
hàng ngày, nhưng cũng chính chất thơ đời sống đã làm cho những điều bình
thường trở nên đẹp đẽ, đáng yêu bởi hàm chứa trong nó là vẻ đẹp của sự sống.
Mét trong những biểu hiện của vẻ đẹp Êy là sự sống mạnh mẽ, không ngừng
sinh sôi nảy nở, không một thế lực nào có thể huỷ diệt. Sự sống trong “Vợ
nhặt” là như vậy.
Cái hoạ chết đói năm 1945 quả là khủng khiếp. Không chỉ đói xóm, đói
làng mà đói nửa nước. Từ Bắc Trung Bộ trở ra, từ thu đông 1944 đến xuân hè
1945 hơn hai triệu người nằm xuống.
Kim Lân chọn bối cảnh Êy cho truyện “Vợ nhặt”. Không nhiều dòng
miêu tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiếm trong văn chương từ đó đến
nay. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm rơi
nước mắt. Cái đói và cái chết ở Kim Lân khiến người đọc khiếp sợ, rụng rời.
Cái đói, cái chết hiện ra với nhiều bộ mặt, nhiều biến thể: khi thì trong
hình ảnh xác những người chết đói nằm la liệt trên bãi chợ; khi thì ở bãng
những người đói rật rê như những bãng ma đằng sau gốc đa hay gốc gạo, khi
lại hiện ra trong hình ảnh bầy quạ bu kín trên ngọn cây, chỉ chờ những người
đói đổ xuống là ùa tới moi gan, rỉa thịt, khi lại hiện trong hình ảnh khói của
những nhà đốt đống rấm để xua đi mùi tử khí. Chưa chết thì ủ rũ, hốc hác, thở
than tuyệt vọng. Đến nh Tràng “to lớn, lưng rộng nh lưng gấu” cũng chỉ “đi
từng bước một, đầu chúi về đằng trước” nh bị những lo lắng đè hẳn người
xuống. Cô gái nhanh nhảu, táo tợn mới mấy hôm đã “tả tơi, gầy sọp, xám xịt”.
Không gian toàn một màu ảm đạm, chết chóc. Cái chết lan tràn khắp nơi, cái
sống chỉ còn thoi thóp, leo lét. Trong hoàn cảnh, đến việc nuôi sống bản thân
mình còn chẳng xong Êy, một chuyện trái đời đã xảy ra: việc lấy vợ, lấy
chồng, việc Tràng dám “đèo bòng”. Lấy vợ lấy chồng là việc trọng đại của
một đời người. Không những thế còn là khao khát chính đáng của mỗi cá nhân
về một mái Êm gia đình có vợ chồng, con cái yêu thương nhau, hoà hợp và
hạnh phúc. Con người ta sống có thể thiếu ăn, thiếu mặc nhưng không thể
24
thiếu được tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Có ý kiến cho rằng, sự kết hợp giữa
Tràng và cô gái trong hoàn cảnh Êy là liều lĩnh, là thách thức, tuyên chiến với
cái đói, cái chết. Hiểu như vậy có phần đúng nhưng chưa đủ vì mới chỉ nhìn ở
bề ngoài. Hẳn trong sâu thẳm của hai con người Êy cũng đã hiểu được cuộc
sống vợ chồng quan trọng như thế nào, nã có gì khác khi vẫn còn độc thân. Và
xa hơn, trong thẳm sâu tâm hồn của những người đói họ không nghĩ đến cái
chết, mà nghĩ đến cái sống, cho nên mới lấy nhau. Cái đói, cái chết không tiêu
diệt được sự sống, trái lại sự sống đã hiện hình, nảy sinh từ cái chết.
Khi dắt nhau về xóm ngụ cư, họ đi trong sù bao vây của cái chết. Cái chết
truy đuổi, rình rập quanh bước chân của họ. Thậm chí khi đôi trai gái sắp lên
giường ngủ nó vẫn chưa chịu buông tha. Đúng lóc Êy, họ nghe thấy tiếng khóc
hờ của những nhà mới có người chết tỉ tê lọt qua kẽ vách. “Nhưng sự sống
không bao giờ chán nản” (Xuân Diệu). Sáng hôm sau, tất cả các thành viên
trong gia đình Êy đã cùng lao vào một việc có thể nói là không thiết thực, bởi
không có một hiệu quả kinh tế trực tiếp gì: dọn dẹp nhà cửa. Nhưng cái việc
có vẻ chưa cần thiết một tí nào Êy lại nói với ta rất nhiều điều về thái độ sống
của họ. Họ không muốn tạm bợ mà muốn đàng hoàng. Họ đang chuẩn bị cho
cuộc sống lâu dài. Họ sẵn sàng tuyên chiến với nạn đói. Ở người mẹ già nua,
sự sống ngỡ đã khô cạn đi, lại nh bừng lên một sức sống mới. Bà xăm xắn, lao
vào công việc, hay cười hay nói và toàn nói về tương lai, tương lai gần còn
chưa hiện ra đã lại nghĩ đến tương lai xa hơn nữa: “Tràng ạ, lúc nào có tiền
mua lấy đôi gà. Tao tính cái đám đất đầu bếp kia nếu làm cái chuồng gà thì
rất tiện. Này, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho mà xem”. Rõ
ràng, sự sống không đầu hàng cái chết. Sự sống đang kiên nhẫn vượt lên cái
chết và sự sống sẽ chiến thắng cái chết.
Sự kết hợp giữa anh cu Tràng và người “vợ nhặt” đã tạo nên sự sống mới.
Sự sống Êy bắt nguồn từ niềm tin, niềm hi vọng và tình yêu thương, chính vì
vậy nó như một luồng sáng mới, ấm áp, chan hoà xua tan đi bóng tối thê thảm,
ảm đạm bởi cái đói, cái chết. Trong tác phẩm, xuất hiện bóng tối và ánh sáng
25