Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG (KHẢO SÁT QUA TIỂU THUYẾT “QUÊ NGƯỜI” CỦA TÔ HOÀI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.45 KB, 32 trang )

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG HỆ THỐNG VÀ
TRONG SỬ DỤNG

CHUYÊN ĐỀ: CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI
THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ VẤN ĐỀ DẠY
HỌC THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ
TRƯỜNG (KHẢO SÁT QUA TIỂU THUYẾT
“QUÊ NGƯỜI” CỦA TƠ HỒI)
ĐÀ NẴNG – 2021


BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG HỆ THỐNG VÀ
TRONG SỬ DỤNG
CHUYÊN ĐỀ: CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI THÀNH
NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC THÀNH NGỮ
TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG (KHẢO SÁT QUA
TIỂU THUYẾT “Q NGƯỜI” CỦA TƠ HỒI)

ĐÀ NẴNG – 2021

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:

Thành ngữ trong mỗi ngơn ngữ có một vị trí rất đặc biệt. Là một bộ phận quan trọng
của từ vựng, thành ngữ là nơi thể hiện rất rõ các đặc trƣng văn hoá, dân tộc trong ngôn ngữ:
“Nếu coi ngôn ngữ dân tộc là tinh thần của dân tộc thì cũng có thể nói thành ngữ (tục ngữ,


ca dao, dân ca…) là các hình thức biểu hiện khác nhau của bản sắc văn hố dân tộc. Trong
thành ngữ, chúng ta có thể tìm thấy những đặc điểm riêng của tư duy dân tộc, quan điểm
thẩm mĩ, đạo lí làm người, luật đối nhân xử thế, lối sống, cách nghĩ, cách cảm cũng nhƣ
thái độ đối với cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn” 1. Về mặt văn hoá, thành ngữ
chính là nơi thể hiện sâu sắc nhất vốn văn hố của một dân tộc. Cách nói năng, cách suy
nghĩ, tư duy của một dân tộc biểu hiện rõ nhất trong vốn từ ngữ của họ mà đặc biệt là trong
các thành ngữ. Việc tìm hiểu các tiêu chí phân loại thành ngữ tiếng Việt là một việc quan
trọng hiện nay, để có thể thống nhất và chọn tiêu chí phân loại thành ngữ tiếng Việt hợp lí
nhất để áp dụng trong chương trình giảng dạy.
Việc nhận diện đúng và hiểu đúng thành ngữ là rất quan trọng đối với mọi người.
Đối với học sinh điều này càng quan trọng. Vấn đề dạy học thành ngữ tiếng Việt trong nhà
trường, giúp các em tiếp nhận đúng các thành ngữ tiếng Việt là một trong những hoạt động
nhằm giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, sự xuất hiện của các thành ngữ trong
sách giáo khoa cũng khơng thể tuỳ tiện mà phải có một sự trình bày hợp lí và khoa học. Tìm
hiểu về vấn đề dạy học thành ngữ trong nhà trường để thấy được khái quát thực trạng đó để
có thể đi đến những giải pháp hiệu quả hơn để giảng dạy, giúp học sinh thấy được cái hay
cái đẹp, ý nghĩa của thành ngữ trong kho tàng văn học Việt Nam.
Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn có một cảm quan hiện thực và một
cảm hứng sáng tác riêng. Chính nó đã quy chiếu hệ thống ngơn ngữ của mỗi nhà văn khi
sáng tác. Trong hành trình hơn nửa thế kỉ, Tơ Hồi đã sáng tác trên cảm quản hiện thực và
cảm hứng nhân văn đời thường, vì thế hệ thống ngơn ngữ được sử dụng rất bình dị và gần
gũi, đặc biệt là hệ thống thành ngữ được vận dụng rất hiệu quả, tinh tế và khéo léo 2. Khảo
1 [18 ;tr.5]

2 Mai Thị Nhung, (2007), Nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong sáng tác của Tơ Hồi, Nghiên cứu Ngữ văn,
số 12.
3


sát thành ngữ trong tiểu thuyết “Quê người” của Tô Hồi giúp phần nào khái qt và có cái

nhìn cụ thể hơn về phong cách nghệ thuật, nghệ thuật sử dụng ngơn từ của tác giả, từ đó
thấy được nét tiêu biểu, đặc trưng trong từng sáng tác của nhà văn.
Vì những lí do trên, tơi chọn vấn đề “Các tiêu chí phân loại thành ngữ tiếng việt và
vấn dề dạy học thành ngữ tiếng Việt trong nhà trường (Khảo sát qua tiểu thuyết “Q
người” của Tơ Hồi)” làm đối tượng để nghiên cứu phân tích cho bài tập nhóm môn Từ
vựng học này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Việc nghiên cứu thành ngữ có hệ thống và cơ sở khoa học chỉ thực sự bắt đầu từ sau
năm 1945. Ở giai đoạn này, thành ngữ trở thành tâm điểm nghiên cứu của nhiều nhà Việt
ngữ học. Về thành ngữ trong tiếng Việt, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu và các nhà
Việt ngữ học thể hiện trong những sách báo quan điểm của mình như Đỗ Hữu Châu, Mai
Ngọc Chừ, Nguyễn Thiện Giáp,…và cũng có rất nhiều luận văn, luận án trình bày về các
vấn đề xung quanh thành ngữ. Các tiêu chí để phân loại thành ngữ được các tác giả, nhà
ngôn ngữ học căn cứ theo rất nhiều tiêu chí về đặc điểm của thành ngữ để phân loại như tiêu
chí về cấu trúc, cấu tạo, ngữ nghĩa, nguồn gốc,…
Vấn đề dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung và thành ngữ tiếng Việt trong nhà trường
nói riêng chưa thực sự được chú trọng đến các em học sinh, chưa có một cách tiếp cận một
cách thú vị và gần gũi hơn. Vấn đề dạy học thành ngữ trong nhà trường với các giải pháp,
sáng kiến kinh nghiêm cũng đã được một số luận án, luận văn trình bày.
Các tác phẩm của Tơ Hồi thực sự có giá trị trong nền văn học Việt Nam. Những tác
phẩm ấy được tác giả miêu tả, thể hiện bằng lớp ngơn từ hết sức bình dị và gần gũi, tự nhiên
qua hệ thống thành ngữ được tác giả sử dụng rất hiệu quả và khéo léo, nó góp phần tạo nên
phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn và qua tiểu thuyết “Quê người” nó càng thể
hiện rõ nét hơn cách vận dụng thành ngữ tài tình qua tác giả, mang đến một giá trị toàn vẹn
về cả mặt nội dung và nghệ thuật.
3. Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nêu rõ và chi tiết hóa các cách phân loại thành
ngữ Tiếng Việt và vấn đề dạy học thành ngữ tiếng Việt trong nhà trường, và khảo sát thành


4


ngữ qua tiểu thuyết “Q người” của Tơ Hồi để thấy được những nét tiêu biểu trong nghệ
thuật tác của nhà văn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Khái quát được một cách đầy đủ về những vấn đề liên quan đến các tiêu chí phân
loại thành ngữ tiếng Việt, thực trạng dạy học tiếng Việt trong nhà trường và nắm được sự
thể hiện của các thành ngữ trong tiểu thuyết “Quê người” của Tơ Hồi.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Thành ngữ tiếng Việt, các tiêu chí phân loại thành ngữ, vấn
đề dạy học thành ngữ trong nhà trường và thành ngữ trong tiểu thuyết “Quê người” của Tơ
Hồi.
- Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận tập trung tìm hiểu, trình bày các quan điểm, tiêu chí
phân loại thành ngữ tiếng Việt của các nhà Việt ngữ học như Hoàng Văn Hoành, Nguyễn
Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu, Mai Ngọc Chừ,…trong các cơng trình nghiên cứu, sách báo, từ
điển về thành ngữ, tiểu luận về đặc điểm của thành ngữ và khảo sát qua tiểu thuyết “Quê
người” của Tơ Hồi, Nxb. Văn học, 2015.
6. Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được chúng tôi sử dụng bao gồm: Phương
pháp hệ thống, phương pháp miêu tả, phương pháp so sánh - lịch sử.
7. Đóng góp của tiểu luận:

Tiểu luận giúp có cái nhìn cụ thể hơn về các tiêu chí phân loại thành ngữ tiếng Việt,
vấn đề dạy học thành ngữ tiếng Việt trong nhà trường. Thơng qua những cơ sở lý thuyết, tìm
hiểu và phân tích các thành ngữ được sử dụng trong tiểu thuyết “Q người” của Tơ Hồi.

Từ đó thấy được phong cách tiêu biểu, đặc sắc nghẻ thuật ngôn từ của tác giả.
8. Bố cục tiểu luận:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Tiểu luận của tơi có cấu trúc
gồm ba chương
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thành ngữ tiếng Việt và các tiêu chí phân loại thành
ngữ tiếng Việt.
Chương 2: Vấn đề dạy học thành ngữ tiếng Việt trong nhà trường.
Chương 3: Khảo sát thành ngữ trong tiểu thuyết “Q người” của Tơ Hồi.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ CÁC
TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
1.1.

Khái niệm thành ngữ:
Nhìn chung, các nhà ngơn ngữ học đều rất thống nhất khi đưa ra định nghĩa về thành
ngữ. Theo Hoàng Văn Hành, “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình
thái cấu trúc, hồn chỉnh bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng
ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ”1. Thành ngữ có hai đặc điểm nổi bật:
- Tính cố định, ổn định về thành phần từ vựng và hình thái cấu trúc
- Tính hồn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa.
Nguyễn Thiện Giáp cũng cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có
tính hồn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm”2. Ơng nêu rõ: “Bên cạnh nội dung trí tuệ,
các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định, chẳng hạn, có
thể nói lên lịng kính trọng, sự tán thành hoặc là chê bai, khinh rẻ”. Tác giả Nguyễn Lân
cũng khẳng định tính cố định, ổn định của thành ngữ khi ông định nghĩa: “Thành ngữ là
những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm”. Theo tác giả, thành ngữ là những tổ

hợp có ba từ trở lên, cịn những tổ hợp có hai từ được coi là từ ghép.
Từ những định nghĩa trên đây có thể rút ra một cách hiểu chung nhất về thành ngữ
như sau: Thành ngữ là những cụm từ cố định, có sẵn, được lưu truyền trong dân gian từ đời
này sang đời khác. Về chức năng, thành ngữ là đơn vị tương đương với từ, dùng để gọi tên
sự vật hiện tượng hay biểu thị khái niệm. Về ý nghĩa, thành ngữ thường mang tính hình

1.2.

tượng, tính bóng bẩy, gợi tả.
Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt:
Đặc trưng nổi bật về ngữ nghĩa của thành ngữ là có tính hồn chỉnh, bóng bẩy và tính
gợi cảm cao. Nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa đen của các yếu tố cấu thành cộng
lại mà là nghĩa bóng, nghĩa toàn khối. Nghĩa này được suy ra trên cơ sở nghĩa của các yếu
tố cấu thành. Chẳng hạn, thành ngữ kén cá chọn canh khơng có nghĩa là "kén chọn cá ngon,
canh ngọt trong ăn uống" mà dùng để chỉ người phụ nữ "kén chọn chồng quá kĩ do cầu kì
hoặc khó tính". Hoặc thành ngữ chó ngáp phải ruồi khơng phải nói về sự tình một con chó
1 Hoàng Văn Hoành (2008), Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb. Khoa học Xã hội.
2 Nguyễn Thiên Giáp (1999), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, tái bản lần thứ 2.

6


ngáp đớp phải con ruồi, mà dùng để " ví trường hợp khơng có tài năng, chỉ nhờ may mắn
hiếm có mà đạt được cái gì. Chính đặc điểm ngữ nghĩa này được gọi là "tính thành ngữ" của
ý nghĩa các từ ghép và các cụm từ cố định nói chung.
Nghĩa của thành ngữ là kết quả của quá trình biểu trưng hóa. Q trình biểu trưng
được thực hiện theo con đường liên tưởng tương đồng hoặc tương cận. Theo con đường
tương đồng, ta có các thành ngữ ẩn dụ hoặc so sánh, theo con đường tương cận ta có các
thành ngữ hoán dụ.
1.3.


Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt:
Thành ngữ khơng chỉ có cấu tạo chủ yếu là cụm từ mà cịn có thể là một kết cấu chủ
vị. Vì thế, dựa vào hình thức cấu tạo, có thể phân ra thành ngữ có kết cấu chủ vị và thành
ngữ có kết cấu cụm từ.
- Thành ngữ có kết cấu chủ vị: Đó có thể là một kết cấu chủ vị, chẳng hạn như mèo
mù vớ cá rán, chó cắn áo rách, lươn ngắn chê chạch dài, hàng thịt ngt hàng cá, chó chê
mèo lắm lơng,… Hoặc có thể là một kết cấu liên hợp chủ vị như nhà tan cửa nát; trống
đánh xuôi, kèn thổi ngược; chó treo mèo đậy…
- Thành ngữ có kết cấu là một cụm từ, chẳng hạn tay búp măng, chạy long tóc gáy,
lạy như tế sao, ăn trắng mặc trơn, bạn nối khố, đi guốc trong bụng, ruột để ngoài da… Xét
về mặt từ loại, những thành ngữ này có thể có cấu tạo là một cụm danh từ, ví dụ: mặt trái
xoan, mắt lá răm, tay búp măng…; hoặc cụm động từ, chẳng hạn, chạy long tóc gáy, ăn như
hùm đổ đó, ném đá giấu tay…; hoặc cụm tính từ, chẳng hạn, dai như đỉa đói, rách như tổ
đỉa, chậm như rùa, nặng như chì, ngu như bị, thẳng như ruột ngựa… Phần lớn các thành
ngữ có cấu tạo là một cụm tính từ có từ so sánh như.

1.4.

Các tiêu chí phân loại thành ngữ tiếng Việt:
Để tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt, các nhà nghiên cứu cũng đã chú ý đến việc phân
loại ngơn ngữ. Với các góc nhìn khác nhau, kết quả phân loại của các tác giả cũng có những

khác biệt nhất định.
1.4.1. Dựa vào các đặc điểm hình thái, cấu trúc hay ngữ nghĩa của thành ngữ:
Về mặt chức năng, nhiều tác giả đã coi thành ngữ có chức năng tương tự như từ, cho
nên đã dựa vào đặc điểm này để phân loại thành ngữ. Hướng phân loại này có thể thấy ở các
tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp,…Đỗ Hữu Châu cho rằng “các thành ngữ (có
thành ngữ tính cao hay thấp) có thể phân thành những thành ngữ tương đương với từ có sẵn
7



có (hiển nhiên hay khơng hiển nhiên) và những thành ngữ không tương đương với từ” 1. Tác
giả Nguyễn Thiện Giáp lại đặt thành ngữ trong tương quan với cách thức cấu tạo từ ghép và
phân thành ngữ thành các loại thành ngữ kết hợp và thành ngữ hòa kết.
Tác giả Cù Đình Tú thì dựa vào sự tương ứng giữa đặc trưng từ loại giữa thành ngữ
và từ để phân chia các thành ngữ tiếng Việt. Theo tác giả, thành ngữ tiếng Việt có thể phân
loại như sau:
- Thành ngữ biểu thị sự vật: con rồng cháu tiên, núi cao sông dài, đường đi nước bước,
-

trời yên biển lặng, sóng to gió lớn,…
Thành ngữ biểu thị tính chất: chân lấm tay bùn, đầu tất mặt tối, gan vàng dạ sắt, một

-

nắng hai sương, chịu thương chịu khó, sức dài vai rộng, uống máu người không tanh,…
Thành ngữ biểu thị hành động: nước đổ lá khoai, ăn cơm mới nói chuyện cũ, đứng núi
này trơng núi nọ, được voi địi tiên,…2
Có ngững tác giả khơng đặt vấn đề phân loại thành ngữ, nhưng lại tách ra một trong

các loại thành ngữ làm đối tượng nghiên cứu, ví dụ như Trương Đơng San (1974), Hồng
Văn Hành (1976) tách riêng thành ngữ so sánh để luận giải. Trong khi đó, Bùi Khắc Việt
(1981) và một số tác giả khác lại tách riêng thành ngữ đối để luận giải.
Nhóm tác giả cơng trình Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ (Hoàng Văn Hoành chủ biên)
lại dựa vào hình thái biểu trưng hóa mà chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại: thành ngữ
so sánh hay thành ngữ phi đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hóa hay thành ngữ đối xứng. Thành
ngữ so sánh như: nóng như lửa, câm như thóc, lạnh như tiền,…Thành ngữ ẩn dụ hóa như:
mặt sứa gan lim, đầu voi đi chuột, mắt trịn mắt dẹt, cá mè một lứa,…Ngồi ra nhóm tác
giả này cũng dựa vào cấu tạo của thành ngữ tiếng Việt mà chia thành ngữ tiếng Việt thành

ba loại là thành ngữ so sánh, thành ngữ đối và thành ngữ thường. Thành ngữ đối được cấu
tạo theo quy tắc đối và điệp giữa các thành tố, kiểu như: trên đe dưới búa, mẹ trịn con
vng, lừa thầy phản bạn,…Thành ngữ so sánh được cấu tạo theo các so sánh biểu thị vốn
có trong ngơn ngữ như: rách như xơ mướp, chậm như rùa, nóng như lửa,…Cịn thành ngữ
thường là loại thành ngữ được “tạo thành nhờ phương thức ghép từ thơng thường, kiểu như:
theo voi hít bã mía, gió chiều nào phe chiều ấy, vạch áo cho ngườu xem lưng, trăm voi
1 Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. Giáo dục.
2 Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb. Đại học và Trung học chuyên

nghiệp, Hà Nội.
8


không được bát nước xáo,…Rõ ràng, ở loại thành ngữ này không sử phép so sánh, cũng
không dùng luật đối ứng để ghép nối các yếu tố, mà cố định hóa hay thành ngữ hóa một
đoạn tác ngơn vốn được cấu tạo trên cơ sở luật kết hợp bình thường trong tiếng việt”. Và
theo các tác giả, trong tiếng Việt thành ngữ đối là loại phổ biến nhất, chiếm 56% tổng số
thành ngữ có trong thực tế.
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến trong cơng tình
Cơ sở ngơn ngữ học và tiếng Việt lại khẳng định “có nhiều cách phân loại thành ngữ. Trước
hết có thể dựa vào cơ chế cấu tạo (cả nội dung lẫn hình thức) để chia thành ngữ tiếng Việt ra
hai loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ1.
Tác giả Nguyễn Công Đức trong công trình của mình (1994), xuất phát từ cách nhìn
thành ngữ như là một hình thể hình thái cấu trúc – ngữ nghĩa được cố định hóa từ các đơn vị
trên từ như cụm từ tự do và câu, đã chia thành ngữ tiếng Việt thành năm loại:
-

Thành ngữ có cấu trúc vốn là cấu trúc cú pháp được “từ vựng hóa” để trở thành thành
ngữ. Loại thành ngữ này đa phần là đoản ngữ, hoặc cũng có thể là các thành ngữ vốn là


-

câu hồn chỉnh.
Loại thành ngữ có cấu trúc khơng bình thường về mặt cú pháp, ví như loại kết hợp phi
logic về mặt trật tự các yếu tố trong thành ngữ như: cao chạy xa bay, mong như mong

-

mẹ về chợ hoặc thành ngữ vắng mặt kết từ như qua cầu rút ván.
Loại thành ngữ có cấu trúc theo kiểu đan xen. Đây là thành ngữ đan xen giữa các yếu tố
trong hai tổ hợp song tiết để tạo nên sự khơng bình thường về mặt ngữ nghĩa ở bề mặt
cấu trúc nhưng lại có ý nghĩa khái quát ở bề sâu và chặt chẽ về cấu trúc: ăn sung mặc

-

sướng, đầu trộm đuôi cướp,…
Loại thành ngữ sử dụng các mơ hình kết hợp cú pháp có sẵn. Đây là loại thành ngữ được
cấu tạo lặp lại các động từ để tác các tổ hợp song tiết, ví dụ: có tài có tật, có tai có mắt,

-

bóp mồm bóp miệng, chạy thầy chạy thợ,…
Loại thành ngữ sử dụng cấu trúc so sánh. Đây là loại thành ngữ được coi là chiếm tỉ lệ

nhiều nhất và đa dạng trong thành ngữ tiếng Việt
1.4.2. Dựa vào nguồn gốc của thành ngữ:
Còn một cách phân loại các thành ngữ trong tiếng Việt ngồi dựa vào các đạc điểm
về hình thái, cấu trúc, ngữ nghĩa nữa là sự phân loại dựa vào nguồn gốc của thành ngữ (tức
tiêu chí về con đường hình thành của thành ngữ). Theo tiêu chí này, các thành ngữ đang có
1 [3; tr.167]


9


trong tiếng Việt có thể phân thành hai loại: thành ngữ Việt và thành ngữ có nguồn gốc nước
ngồi. Trong tiếng Việt thành ngữ được vay mượn nước ngoài chủ yếu là các thành ngữ gốc
Hán. Theo Nguyễn Thị Tân1, hiện có 2710 đơn vị thành ngữ gốc Hán hoạt động trong tiếng
Việt, so với các thành ngữ gốc ngoại khác thì thành ngữ gốc Hán chiếm tỉ lệ gần như tuyệt
đối.
Những thành ngữ gốc Hán khi mượn vào tiếng Việt, có thể được giữ ngun hình
thái – ngữ nghĩa, dịch từng chữ (một phần hoặc tất cả các yếu tố), dịch nghĩa chung của
thành ngữ có thay đổi trật tự các yếu tố cấu tạo. Cách phân loại này được nhắc đến một số
cơng trình nghiên cứu về từ tiếng Việt của các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Văn Tu,
Nguyễn Thiện Giáp, Trương Chính, Lê Đình Khẩn,…Trong cơng trình Thành ngữ gốc Hán
theo tiếng Việt (2004), tác giả Nguyễn Thị Tân đã trình bày rất chi tiết về quan niệm thành
ngữ gốc Hán trong tiếng Việt của các nhà Việt ngữ học. Từ ý kiến của các nhà Việt ngữ học,
tác giả Nguyễn Thị Tân đã đưa ra được khái niệm về thành ngữ gốc Hán dùng trong luận án
của mình, theo đó, thành ngữ gốc Hán được quan niệm như sau:
- Là thành ngữ Việt có nguồn gốc Hán
- Nguồn gốc Hán thường để lại dấu vết trong thành ngữ Việt ở ba phương diện: ngữ âm,
hình thái cấu trúc và ngữ nghĩa
Về mặt ngữ âm (âm đọc của các yếu tố trong thành ngữ), trên cơ sở này, thành ngữ
gốc Hán có thể phân thành ba loại:
+ Tất cả các yếu tố đều có cách đọc Hán Việt, tức là đều là yếu tố Hán Việt, ví dụ:
mai danh ẩn tích, thần thơng biến hóa, mã đáo thành cơng,…
+ Ngồi các yếu tố có cách đọc Hán Việt, cịn có cả yếu tố phi Hán Việt, ví dụ: bn
Sở bán Tần, của Khổng sân Trình, tình sâu nghĩa nặng, trị bệnh cứu người, trăm hình vạn
trạng,…
+ Các thành tố đều là phi Hán Việt, ví dụ: chỉ non thề biển (sơn minh thể hải), ếch
ngồi đáy giếng (chỉnh để chi oa), ghi lòng tạc dạ (minh tâm khắc cốt),…

Về hình thái cấu trúc, thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt, có thể chia thành các loại
như sau:
+ Giữ nguyên cấu trúc như trong đơn vị gốc của tiếng Hán, ví dụ: án binh bất động,
cái tà quy chính,…
1 Nguyễn Thị Tân (2004), Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Ngôn ngữ

học, Hà Nội.
10


+ Thay đổi cấu trúc của đơn vị gốc, ví dụ: túc trí đa mưu,…
+ Giữ nguyên các yếu tố trong đơn vị gốc, ví dụ: duy ngã độc tơn, tiến thoái lưỡng
nan, loạn thần tặc tử,…
+ Thay đổi các yếu tố của đơn vị gốc, ví dụ: bán sống bán chết, bền gốc sâu rễ, cùng
bất đắc dĩ, thượng lộ bình an,…
Về nội dung ngữ nghĩa, phần lớn thành ngữ gốc Hán có nghĩa biểu trưng, đó là nghĩa
tổng thể được khái quát từ nghĩa của các yếu tố cấu tạo. Một số trường hợp khác nghĩa của
tổ hợp được tạo thành từ nghĩa cụ thể, nghĩa mặt chữ của các yếu tố cấu tạo.
Như vậy vấn đề thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt là một vấn đề tương đối phức tạp
và chưa phải đã có sự thống nhất hoàn toàn giữa các nhà nghiên cứu. Ngay cả vấn đề tên
gọi là thành ngữ gốc Hán hay thành ngữ Hán Việt hiện nay vẫn chưa thống nhất giữa các
nhà Việt ngữ học.
Trong tiểu luận này, để chi tiết hơn và đi sâu vào vấn đề dạy học thành ngữ trong nhà
trường nên tôi xin được phân chia thành ngữ thành thành ngữ thuần Việt và thành ngữ Hán
Việt. Bởi vì:
- Khái niệm thành ngữ gốc Hán chưa được hoàn toàn thống nhất trong giới nghiên cứu
-

Việt ngữ học
Với mục đích tìm hiểu về vấn đề dạy học thành ngữ trong nhà trường thì trong sách giáo

khoa, các tác giả không phân biệt thành ngữ gốc Hán và thành ngữ Việt, học sinh chỉ học
về từ Hán Việt. Do đó với học sinh phổ thơng, chỉ phân biệt được từ Việt với từ Hán
Việt, chưa thể phân biệt được thành ngữ gốc Hán và thành ngữ thuần Việt (nhất là các
thành ngữ gốc Hán mà tất cả các yếu tố đã được dịch nghĩa ra tiếng Việt tương đương.
Học sinh chỉ có thể phân biệt được những thành ngữ Hán Việt (có cách đọc Hán Việt) và
và các thành ngữ thuần Việt.
Những cách phân loại thành ngữ trên, từ góc nhìn này hay khác đều nhằm phục

vụ cho mục đích luận giải thành ngữ của từng tác giả. Trong tiểu luận này, tôi xin đồng
ý với cách phân loại thành ngữ theo hướng của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức
Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến là phân chia thành ngữ thành hai loại: thành ngữ so sánh
và thành ngữ miêu tả ẩn dụ. Ngồi ra, tơi cũng chấp nhận cách phân chia thành ngữ
thành hai loại: thành ngữ Hán Việt và thành ngữ thuần Việt.
1.5.

Thành ngữ thuần Việt, thành ngữ Hán việt:
11


1.5.1. Thành ngữ thuần Việt:

Theo Đỗ Thị Thu Hương, “Thành ngữ thuần Việt là những thành ngữ do người Việt
tự sáng tạo dựa trên những chất liệu ngữ âm thuần Việt, phản ánh đời sống văn hóa, tinh
thần, phong tục tập quán, thói quen, nếp cảm, nếp nghĩ của con người Việt. Dấu ấn thuần
Việt của thành ngữ thể hiện ở các phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa, màu sắc phong cách và
cấu trúc”.
- Về hình thức ngữ âm:
 Các thành ngữ thuần Việt trước hết là những thành ngữ do người Việt tự sáng tạo dựa trên

những chất liệu thuần Việt. Chẳng hạn già kén kẹn hom, già đòn non nhẽ, con cà con kê,

dây mơ rễ má, tai vách mạch dừng, dán bùa luồn kèo, nuôi ong tay áo, già trái non hột, mũi
dại lái phải chịu đòn, mèo mả gà đồng, mèo già hóa cáo, v.v…
 Mượn một yếu tố có cơ sở từ tiếng Hán nhưng được cấu tạo theo lối tư duy của người Việt,
phản ánh đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt. Ví dụ: nóng như Trương Phi, lẩy bẩy
như Cao Biền dậy non, chạy rống Bái Công, đa nghi như Tào Tháo, bát cơm phiếu mẫu
-

v.v…
Về nội dung ngữ nghĩa: Thành ngữ thuần Việt phản ánh sâu sắc những đặc trưng văn hóa tư duy của dân tộc Việt. Do vậy, những thành ngữ nào mang đậm dấu ấn của nền văn hóa
nơng nghiệp Việt Nam thì đều có thể coi là thành ngữ thuần Việt. Dấu ấn này bộc lộ ở hai
phương diện, chất liệu cấu tạo nên thành ngữ và nội dung ý nghĩa. Về chất liệu, thành ngữ
thuần Việt sử dụng những hình ảnh, sự vật quen thuộc, gần gũi với người Việt. Từ những
con vật gắn bó với cuộc sống hàng ngày như con mèo, con gà, con chuột, con trâu, con đỉa,
con ếch, con chạch, con tép, con tôm, con sên, con ốc, con chấy, con rận... đến những con
vật chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng như con rồng, con phượng; từ giậu bìm bìm đến cái lá
răm, vỏ dưa, vỏ dừa,...; từ ngôi chùa, pho tượng, đến con dao, cái chĩnh, cái bát, cái cày,
thậm chí là cái lơng con cơng v.v... Đó là những chất liệu mang đậm màu sắc của nền văn
minh lúa nước. Những thành ngữ mắt lá răm, mặt lưỡi cày, giãy nảy như đỉa phải vôi, rách
như tổ đỉa, lưng đen khố bện, váy vận yếm mang, lẩn như chạch, ngang như cua, rách như
tổ đỉa, con chấy cắn đơi, giậu đổ bìm leo, đắt như tơm tươi, cứt trâu để lâu hóa bùn... chắc
hẳn khó có thể lẫn được với bất cứ một thành ngữ của các ngôn ngữ khác. Về nội dung,

12


thành ngữ thuần Việt phản ánh phong tục tập quán, quan điểm thẩm mĩ, quan điểm đạo đức,
-

lối sống, nhận thức, kinh nghiệm, cách đánh giá của cả cộng đồng người nói tiếng Việt.
Về màu sắc phong cách: Thành ngữ thuần Việt thường mang sắc thái dân dã, gần gũi, mộc

mạc, được sử dụng phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.

1.5.2. Thành ngữ Hán Việt:

Nguyễn Văn Tu (1976) nêu hai cách mà thành ngữ tiếng Việt mượn của tiếng Hán.
Đó là mượn ngun văn, ví dụ: cẩn tắc vơ ưu, hữu dũng vơ mưu, danh chính ngơn thuận và
dịch từ tiếng Hán, chẳng hạn đánh trống qua cửa nhà sấm (được dịch từ kích cố lơi mơn),
cưỡi ngựa xem hoa (được dịch từ tẩu mã khán hoa) v.v…
Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (1978) đã chia các thành ngữ Hán Việt trong tiếng
Việt thành hai loại.
- Loại có gốc Hán: Loại thành ngữ này được hình thành thơng qua con đường trích từ
kinh sử là chủ yếu, và được du nhập vào tiếng Việt từ rất lâu đời. Chúng cịn giữ ngun
hình của thành ngữ gốc, như bạo hổ bằng hà, đồng cam cộng khổ, đồng bệnh tương lân,
danh chính ngơn thuận…; phần lớn chúng có nghĩa từ ngun. Một số bị Việt hóa, chẳng
hạn khai thiên lập địa có nguồn gốc Hán là khai thiên tịch địa hoặc khẩu tâm nhƣ nhất
thành khẩu tâm bất nhất…
- Loại thành ngữ do người Việt tự tạo lập bằng chữ Hán: loại này xuất hiện thưa thớt
trong vốn từ vựng tiếng Việt. Ví dụ: Khai cơ lập nghiệp, thần thơng biến hóa, bất khả xâm
phạm, biệt vơ âm tín, đồng tâm nhất trí…
Bùi Khắc Việt (1981) khi bàn về các thành ngữ đối đã chú ý đến trường hợp thành
ngữ được dịch từ tiếng Hán và trường hợp thành ngữ gốc Hán được thay đổi một vài yếu tố,
chẳng hạn, bới lơng tìm vết được dịch từ xuy mao cầu tì, hay cửu tử nhất sinh được đổi
thành thập tử nhất sinh.
Nguyễn Văn Mệnh (1986) cũng cho rằng trong quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và
tiếng Hán, nhiều thành ngữ gốc Hán đã du nhập vào tiếng Việt, chẳng hạn như đồng cam
cộng khổ, bách chiến bách thắng, hằng hà sa số… Những thành ngữ này đã được Việt hóa
và hoạt động như những thành ngữ Việt. Đáng chú ý là lần đầu tiên thành ngữ gốc Hán
được đặt vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ trong cơng trình Từ điển giải thích thành ngữ
gốc Hán của Nguyễn Văn Khang. Ở đây, tác giả đã nhận diện thành ngữ gốc Hán qua bốn
nhóm:

13


Nhóm 1: Các thành ngữ được dùng nguyên khối cả vỏ ngữ âm Hán Việt, cấu trúc và
nội dung ngữ nghĩa vốn có. Ví dụ: an bần lạc đạo, an cư lạc nghiệp, hữu danh vơ thực, trí
dũng song tồn…
Nhóm 2: Các thành ngữ được chuyển dịch hoàn toàn ra tiếng Việt. Ví dụ: hồng diệp
xích thằng / lá thắm chỉ hồng, hải để lao châm/ đáy bể mị kim
Nhóm 3, gồm hai loại: - Song tồn vừa thành ngữ Hán Việt, vừa thành ngữ chuyển
dịch ( toàn bộ hay bộ phận ) ra tiếng Việt. Ví dụ: trầm ngư lạc nhạn / chim sa cá lặn, hữu lí
hữu tình / có lí có tình, bách chiến bách thắng / trăm trận trăm thắng,… - Thay đổi trật tự
các yếu tố. Ví dụ: Hà Đơng sư tử / sư tử Hà Đông, cùng cốc thâm sơn / thâm sơn cùng cốc,
tuyệt sắc giai nhân/ giai nhân tuyệt sắc…
Nhóm 4: là các thành ngữ do người Việt sáng tạo trên cơ sở mượn nội dung từ Hán
như cửa Khổng sân Trình, bát cơm phiếu mẫu, nóng như Trương Phi… Theo tác giả Lê
Đình Khẩn, thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt tồn tại dưới ba dạng chính là thành ngữ Hán
Việt, thành ngữ sao phỏng và thành ngữ cải biên.Về mặt hình thức, thành ngữ gốc Hán có
cấu trúc bốn âm tiết, một số có cấu trúc đối, điệp và so sánh. Về tổ chức ngữ pháp, thành
ngữ gốc Hán có thể tồn tại dưới dạng một danh ngữ, một động ngữ hay một tính ngữ. Một
số thành ngữ khác các yếu tố có thể có quan hệ đẳng lập... Nghĩa của thành ngữ được hình
thành theo hai hướng nghĩa đen và nghĩa bóng
Nguyễn Đức Tồn định nghĩa về thành ngữ Hán Việt như sau: “Thành ngữ Hán Việt
là những kết hợp từ ngữ cố định được vay mượn nguyên cả khối từ tiếng Hán vào tiếng Việt
được đọc theo âm Hán Việt”1
Về cấu trúc, phần lớn các thành ngữ gốc Hán có bốn âm tiết và được nhận diện qua
các dạng sau đây:
Dạng 1: Giữ nguyên cấu trúc như trong đơn vị gốc ( án binh bất động, cải tà quy
chính, thao thao bất tuyệt…)
Dạng 2: Thay đổi cấu trúc của đơn vị gốc ( ái ốc cập ô / ái ơ cập ốc, túc trí đa mưu/
đa mưu túc trí…)

Dạng 3: Giữ nguyên các yếu tố trong đơn vị gốc. Ví dụ: an bang định quốc, duy ngã
độc tơn, tiến thoái lưỡng nan...

1 Nguyễn Đức Tồn (2003), Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy – học từ ngữ tiếng Việt trong nhà

trường, Nxb. Đại học Quốc gia
14


Dạng 4: Thay đổi yếu tố của đơn vị gốc (vạn bất đắc dĩ /cùng bất đắc dĩ, chuyển
nguy vi an /chuyển nguy thành an, bán sống bán chết / bán sinh bán tử, môi hở răng lạnh /
thần vong xỉ hàn, bền gốc sâu rễ / thâm căn cố đế …)
Về nội dung ngữ nghĩa, các thành ngữ gốc Hán cũng mang nghĩa biểu trưng. Nghĩa
của thành ngữ là nghĩa tổng thể được khái quát từ nghĩa của các yếu tố cấu tạo. Bên cạnh
đó, cũng có những trường hợp mà nghĩa của cả tổ hợp được tạo thành từ nghĩa cụ thể của
các yếu tố cấu thành.
1.5.3. Phân biệt thành ngữ thuần Việt và thành ngữ Hán Việt:
Tiêu chí so sánh
Hình thức ngữ âm

THÀNH NGỮ THUẦN VIỆT THÀNH NGỮ HÁN VIỆT
được cấu tạo bằng từ thuần Việt được cấu tạo bằng các yếu tố
hoặc mượn một yếu tố có cơ sở Hán - Việt
từ tiếng Hán nhưng được cấu tạo

Nội dung ngữ nghĩa

theo lối tư duy của người Việt
mang những nội dung cụ thể, chứa đựng những nội dung
gần gũi, gắn với đời sống sinh cao siêu, trọng đại, mang tính

hoạt hàng ngày, chẳng hạn, con răn dạy, chẳng hạn, an bần
chấy cắn đôi, bữa rau bữa cháo, lạc đạo, thương hải tang điền,
nhà tranh vách đất, gầy như que tang bồng hồ thỉ...

củi...
Màu sắc phong cách dân dã, mộc mạc, được sử dụng trang trọng, cổ kính, tĩnh tại,
nhiều trong phong cách sinh hoạt được sử dụng nhiều trong
Cấu trúc
1.6.

4 âm tiết

phong cách viết
4 âm tiết

Cách phân chia thành ngữ tiếng Việt theo quan điểm của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức
Nghiệu, Hồng Trọng Phiến:
Có nhiều cách phân loại thành ngữ. Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu,
Hoàng Trọng Phiến dựa vào cơ chế cấu tạo đã chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại là
thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ. Cũng dựa vào cơ chế cấu tạo, nhưng Nguyễn
Thiện Giáp lại chia thành ngữ thành hai loại lớn, đó là thành ngữ hòa kết và thành ngữ hợp
kết. Trong tiểu luận này, chúng tôi chọn phân loại thành ngữ hướng của nhóm tác giả Mai
15


Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến để đi sâu vào chi tiết phân tích và khảo sát
qua tác phẩm văn học một cách cụ thể hơn.

1.6.1.


Thành ngữ so sánh:

Loại này bao gồm những thành ngữ có cấu trúc là một cấu trúc so sánh. Ví dụ: Lạnh
như tiền, Rách như tổ đỉa, Cưới không bằng lại mặt,… Mô hình tổng quát của thành ngữ so
sánh giống như cấu trúc so sánh thông thường khác:
A ss B: Ở đây A là vế được so sánh, B là vế đưa ra để so sánh, còn ss là từ so
sánh: như, bằng, tựa, hệt,…

Tuy vậy, sự hiện diện của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng, không
phải lúc nào ba thành phần trong cấu trúc cũng đầy đủ. Chúng có thể có các kiểu:
A.ss.B: Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh. Ví dụ: Đắt như tôm tươi, Nhẹ tựa
lông hồng, Lạnh như tiền, Dai như đỉa đói, Đủng đỉnh như chĩnh trơi sơng, Lừ đừ như ông
từ vào đền,…
(A).ss.B: Ở kiểu này, thành phần A của thành ngữ khơng nhất thiết phải có mặt. Nó
thể xuất hiện hoặc không, nhưng người ta vẫn lĩnh hội ý nghĩa của thành ngữ ở dạng tồn
vẹn. Ví dụ: (Rẻ) như bèo, (Chắc) như đinh đóng cột, (Vui) như mở cờ trong bụng, (To) như
bồ tuột cạp, (Khinh) như rác, (Khinh) như mẻ, (Chậm) như rùa,…
ss.B: Trường hợp này, thành phần A không phải của thành ngữ. Khi đi vào hoạt động
trong câu nói, thành ngữ kiểu này sẽ được nối thêm với A một cách tuỳ nghi, nhưng nhất
thiết phải có. A là của câu nói và nằm ngồi thành ngữ. Ví dụ:
Ăn ở với nhau
Xử sự với nhau

như mẹ chồng với nàng dâu

Giữ ý giữ tứ với nhau

16



Có thể kể ra một số thành ngữ kiểu này như: Như tằm ăn rỗi, Như vịt nghe sấm, Như
con chó ba tiền, Như gà mắc tóc, Như đỉa phải vôi, Như ngậm hột thị,…
Đối với thành ngữ so sánh tiếng Việt, có thể nêu một vài nhận xét về cấu trúc của
chúng như sau:


Vế A (vế được so sánh) không phải bao giờ cũng buộc phải hiện diện trên cấu trúc hình
thức, nhưng nội dung của nó thì vẫn luôn luôn là cái được "nhận ra". A thường là những từ
ngữ biểu thị thuộc tính, đặc trưng hoặc trạng thái hành động,… nào đó. Rất ít khi chúng ta
gặp những khả năng khác. Từ so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt phổ biến là từ như;
còn những từ so sánh khác, chẳng hạn như tựa, tựa như, như thể, bằng, tày,… (Gương tày
liếp, Tội tày đình, Cưới khơng bằng lại mặt,…) chỉ xuất hiện hết sức ít ỏi.



Vế B (vế để so sánh) ln ln hiện diện, một mặt để thuyết minh, làm rõ cho A, mặt khác,
nhiều khi nó lại chỉ bộ lộ ý nghĩa của mình trong khi kết hợp với A, thong qua A. Ví dụ: Ý
nghĩa "lạnh" của tiền chỉ bộ lộ trong Lạnh như tiền mà thôi. Các thành ngữ: Nợ như chúa
Chổm, Rách như tổ đỉa, Say như điếu đổ. Mặt khác, các sự vật, hiện tượng, trạng thái,…
được nêu ở B phản ánh khá rõ nét những dấu ấn về đời sống văn hoá vật chất và tinh thần
của dân tộc Việt. Đối chiếu với thành ngữ so sánh của các ngôn ngữ khác, ta dễ thấy sắc thái
dân tộc của mỗi ngôn ngữ được thể hiện một phần ở đó.



Vế B có cấu trúc khơng thuần nhất:
+ B có thể là một từ. Ví dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Nợ như chúa Chổm,
Đắng như bồ hòn, Rẻ như bèo, Khinh như mẻ,…
+ B có thể là một kết cấu chủ-vị (một mệnh đề). Ví dụ: Như đỉa phải vơi, Như chó
nhai giẻ rách, Lừ đừ như ông từ vào đền, Như thầy bói xem voi, Như xầm sờ vợ,…

Ngồi những điều nói trên, khi đối chiếu các thành ngữ so sánh với cấu trúc so sánh
thông thường của tiếng Việt, ta thấy:



Các cấu trúc so sánh thơng thường có thể có so sánh bậc ngang hoặc so sánh bậc hơn. Ví
dụ: Anh yêu em như yêu đất nước (so sánh bậc ngang), Dung biết mình đẹp hơn Mai (so
sánh bậc hơn),…

17




Từ so sánh và các phương tiện so sánh khác (chỗ ngừng, các cặp từ phiếm định hô ứng,…)
được sử dụng trong các cấu trúc so sánh thông thường, rất đa dạng: như, bằng, tựa, hệt,
giống, chẳng khác gì, y như là, hơn, hơn là,…



Một vế A trong cấu trúc so sánh thơng thường có thể kết hợp với một hoặc hai, thậm chí
một chuỗi nhiều hơn các vế B qua sự nối kết với từ so sánh. Ví dụ:
+ Kết hợp với một B: Cổ tay em trắng như ngà /Đôi mắt em liếc như là dao cau.
+ Kết hợp với một chuỗi B: Những chị cào cào (…) khuôn mặt trái xoan như e thẹn,
như làm dáng, như ngượng ngùng.
Cấu trúc so sánh thông thường rất đa dạng, trong khi đó thành ngữ so sánh ít biến
dạng hơn và nếu có thì cũng biến dạng một cách giản dị như đã nêu trên. Lí do chính là ở
chỗ thành ngữ so sánh là cụm từ cố định, chúng phải chặt chẽ và bền vững về mặt cấu trúc
và ý nghĩa.


1.6.2.

Thành ngữ miêu tả ẩn dụ:

Theo nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến: Thành
ngữ miêu tả ẩn dụ là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, một hiện
tượng bằng cụm từ, nhưng biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ.
Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhưng đây là so sánh ngầm, từ so sánh không
hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này khơng phản ánh cái nghĩa đích thực
của chúng. Cấu trúc đó, có chăng chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa "sơ khởi", "cấp một"
nào đó, rồi trên nền tảng của "nghĩa cấp một" này người ta mới rút ra, nhận ra và hiểu lấy ý
nghĩa đích thức của thành ngữ.
Ví dụ: Xét thành ngữ "Ngã vào võng đào". Cấu trúc của thành ngữ này cho thấy:
– (Có người nào đó) bị ngã – tức là gặp nạn, không may;

18


– Ngã, nhưng rơi vào võng đào (một loại võng được coi là sang trọng, tốt và quý) tức
là vẫn được đỡ bằng cái võng, êm, quý, sang, không mấy ai và khơng mấy lúc được ngồi,
nằm ở đó.
Từ các hiểu cái nghĩa cơ sở của cấu trúc bề mặt naỳ, người ta rút ra và nhận lấy ý
nghĩa thực của thành ngữ như sau: Gặp tình huống tưởng như khơng may nhưng thực ra lại
là rất may (và thích gặp tình huống đó hơn là khơng gặp bởi vì có lợi hơn là khơng gặp).
Căn cứ vào nội dung của thành ngữ miêu tả ẩn dụ kết hợp cùng với cấu trúc của
chúng, có thể phân loại nhỏ hơn như sau:
Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu một sự kiện. Trong các thành ngữ này, chỉ có
một sự kiện, một hiện tượng nào đó được nêu. Chính vì vậy, cũng chỉ một hình ảnh được
xây dựng và phản ánh. Ví dụ: Ngã vào võng đào, Ni ong tay áo, Nước đổ đầu vịt, Chó có
váy lĩnh, Hàng thịt nguýt hàng cá, Vải thưa che mắt thánh, Múa rìu qua mắt thợ,…

Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương đồng. Ở đây, trong mỗi thành
ngữ sẽ có hai sự kiện, hai hiện tượng được nêu, được phản ánh. Chúng tương đồng hoặc
tương hợp với nhau (hiểu một cách tương đối). Ví dụ: Ba đầu sáu tay, Nói có sách mách có
chứng, Ăn trên ngồi trốc, Mẹ trịn con vng, Hịn đất ném đi hịn chì ném lại,…
Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương phản. Ngược lại với loại trên,
mỗi thành ngữ loại này cũng nêu ra hai sự kiện, hai hiện tượng tương phản nhau hoặc chí ít
cũng khơng tương hợp nhau. Ví dụ: Các thành ngữ Một vốn bốn lời, Méo miệng địi ăn xơi
vị, Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm, Bán bò tậu ễnh ương, Xấu máu đòi ăn của độc,…

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ DẠY HỌC THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
TRONG NHÀ TRƯỜNG
2.1.
Thực trạng vấn đề dạy học thành ngữ tiếng Việt trong nhà trường:
2.1.1. Về phía học sinh:

Theo xu thế của thời đại, học sinh được phụ huynh định hướng học theo ban tự nhiên
từ khi còn nhỏ, do vậy môn Ngữ văn không thực là môn yêu thích của nhiều học sinh. Việc
19


học tiếng Việt còn xem nhẹ, hời hợt, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, sôi động học sinh
không quan tâm và ít sử dụng thành ngữ, coi đó là “vốn cổ”. Vốn thành ngữ của học sinh rất
ít, học sinh chưa năm chắc được khái niệm thành ngữ, các loại thành ngữ và phân biệt thành
ngữ với tục ngữ, qn ngữ,…Sự lí giải nghĩa của thành ngữ khơng đầy đủ, khơng thỏa mãn,
khơng những thế, có những học sinh cịn khơng hiểu nghĩa của thành ngữ cả về mặt nghĩa
đen. Hoặc đa số học sinh chưa hiểu được nghĩa hàm ẩn của thành ngữ. Sự vận dụng thành
ngữ vào trong giao tiếp của học sinh cịn q ít, khiến cho ngơn ngữu giao tiếp trở nên khơ
khan, thiếu tính hình tượng, biểu cảm1.
2.1.2. Về phía giáo viên:
Thành ngữ là một vật liệu định hình có sẵn trong kho tàng từ ngữ, dùng để cấu tạo

câu, tuy nhiên cũng có một số trường hợp trong sử dụng người ta có thể thay đổi chút ít kết
cấu của thành ngữ.
Có những thành ngữ mà nghĩa của nó dễ dàng suy ra, trực tiếp từ nghĩa đen, nghĩa
bền mặt của các từ tạo nên nó như: bùn lầy nước đọng, năm châu bốn biển, mẹ góa con cơi,
…nhưng phần lớn thành ngữ mang nghĩa hàm ẩn như: ruột để ngoài da, đi guốc trong bụng,
rán sàng ra mỡ,…Dạy học thành ngữ trong nhà trường để giúp học sinh hiểu được nghĩa
hàm ẩn, để nắm được các mối quan hệ liên tưởng giữa nghĩa bề mặt và nghĩa hàm ẩn, giữa
hình tượng cụ thể và nghĩa hàm ẩn, chưa nắm được nghĩa hàm ẩn của thành ngữ là chưa
nắm được cái thần của thành ngữ.
Vì vậy giảng dạy thành ngữ để giúp học sinh thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự
tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ. Đồng thời học sinh thấy được vốn ngôn ngữ dồi dào và
phong phú của ông cha ta, bồi dưỡng cho học sinh sử dụng thành ngữ tiếng Việt đúng và
hay, chú trọng rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt trong sáng, giản dịm chính xác. Dạy tốt
thành ngữ sẽ giúp cho lời ăn tiếng nói của học sinh sinh động hấp dẫn đồng thời các em sẽ
vận dụng được thành ngữ trong việc tạo lập văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
Thành ngữ có giá trị cao trong văn chương cũng như trong lời ăn tiếng nói hàng
ngày, nhưng trong chương trình sách giáo khoa bài dạy về thành ngữ chiếm tỉ lệ rất ít (chỉ
có 1 tiết). Tài liệu về phương pháp dạy học thành ngữ cho học sinh còn chưa nhiều, chưa đi
1 Nguyễn Thị Nhung (2008), Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12, Luận
văn Thạc sĩ ngôn ngữ học, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

20


sâu. Một số giáo viên chưa hứng thú và nghiên cứu sâu để dạy thành ngữ, giáo viên chủ yếu
cho học sinh hiểu được và nhận diện thành ngữ, giáo viên chưa chú trọng quan tâm rèn
luyện sử dụng thành ngữ cho học sinh, sau khi học xong bài thành ngữ thì học sinh hầu như
2.2.

ít vận dụng thành ngữ khi nói và cả khi viết.

Các giải pháp giải quyết hiệu quả hơn vấn đề thực trạng dạy học thành ngữ trong nhà
trường:

2.2.1. Giúp học sinh phân biệt được thành ngữ với tục ngữ:

Về hình thức: Tục ngữ thường là câu nói ngắn gọn, có vần hoặc khơng có vần, có
nhịp điệu hoặc khơng có nhịp điệu. Với những câu này, học sinh dễ nhầm sang tục ngữ
Về nội dung: tục ngữ diễn đạt trọng vẹn một ý, một nhận xét, một phê phán, kinh
nghiệm, tâm lí, phong tục, tập quán, chân lí. Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm nhằm giáo dục
khuyên răn con người trong quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy, là hiện tượng rõ nét về ý thức
xã hội. Thành ngữ riêng nó khơng diễn đạt một ý trọn vẹn mặc dù các khía cạnh của nó có
những nét phong phú kết hợp với các ý khác, do nội dung mà thành ngữ nói chung dễ hiểu.
Về ngữ pháp: tục ngữ là một câu, một mệnh đề hồn chỉnh. Thành ngữ là hiện tượng,
hình thức phát triển của từ ngữ, là từ ghép, từ láy, là cụm cấu tạo thành lời nói hay, văn vẻ,
thành ngữ là một hiện tượng ngữ ngơn.
Tóm lại, tục ngữ à một hiện tượng về ý thức xã hội, hình thành do nội dung mà nó
chứa đựng. Thành ngữ là một hiện tượng ngơn ngữ hình thành do ý thức lời nói, cách diễn
đạt
2.2.2. Giúp học sinh có vốn kiến thức về thành ngữ:
Người dạy phải ln có ý thức lồng ghép trong việc giẩng dạy bằng cách ln có ý
thức sử dụng thành ngữ trong khi giao tiếp với học sinh cũng như trong khi giảng dạy. Cứ
như vậy, học sinh mỗi ngày được trang bị dần những thành ngữ, chẳng bao lâu vốn thành
ngữ của học sinh sẽ tăng lên. Ví dụ khi khuyên học sinh nên tích lũy các kiến thức thì người
giáo viên có thể sử dụng các thành ngữ “kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “mưa dầm thấm lâu”,…
Ngoài ra, cho học sinh sưu tầm những thành ngữ theo chủ đề như nông nghiệp, nhà trường,
gia đình, những thành ngữ về cách đối nhân xử thế,…Ngồi ra cịn có thể cho học sinh sưu
tầm thành ngữ trong các tác phẩm văn học như trong thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của
Nguyễn Du, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao, truyện ngắn của Nguyễn
Cơng Hoan,....và đặc biệt tìm đọc và tích lũy thành ngữ qua cuốn sách “Từ điển thành ngữ
21



và tục ngữ Việt Nam” của Nxb. Văn hóa. Đây là một kho thành ngữ đồ sộ gồm 8000 thành
ngữ thuần Việt và cả thành ngữ Hán Việt của các tác giả Viện ngơn ngữ sưu tầm. Qua đó
học sinh khơng những có thêm vốn thành ngữ mà cịn có nhiều nội dung sử dụng thành ngữ
ở nhiều trường hợp, nhiều đối tượng khác nhau.
2.2.3. Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và giá trị của thành ngữ:
Hướng dẫn học sinh nắm bắt khái niệm, hiểu được giá trị của thành ngữ. Mội thành
ngữ đều có ít nhất hai tầng ngữ nghĩa đó là nghĩa gốc hay cịn gọi là nghĩa đen và nghĩa
chuyển hay cịn gọi là nghĩa bóng. Đây cũng chính là cái hay, cái đẹp của ngơn ngữ.
Fiups học sinh thấy được cái hay cái đẹp của thành ngữ là một việc rất quan trọng.
Bởi vì có hiểu được ý nghĩa của thành ngữ thì học sinh mới biết được giá trị của thành ngữ
và sử dụng nó trong hồn cảnh đó. Từ trước đến nay học sinh khơng có thói quen, khơng
biết sử dụng thành ngữ hoặc sử dụng không đúng thành ngữ đều xuất phát từ nguyên nhân
không hiểu nghĩa của thành ngữ nên sợ dùng sai. Thành ngữu tiếng Việt mang tính giáo dục
thẩm mỹ cao, có thể tìm thấy cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, cái hài,…gắn liền với lối
sống, tính cách của dân tộc Việt Nam. Để giúp học sinh hiểu nghĩa bóng của thành ngữ thì
trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của thành ngữ.
2.2.4. Hướng dẫn học sinh vận dụng thành ngữ khi nói và tạo lập văn bản:
Học sinh sau khi đã nắm được thành ngữ và nghĩa của nó thì việc tiếp theo của người
giảng dạy là giúp học sinh vận dụng nó vào trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và trong tạo lập
văn bản, “học đi đôi với hành”
Trước hết là hướng dẫn học sinh ứng dụng thành ngữ vào việc tạo lập văn bản, nếu
học sinh biết sử dụng thành ngữ vào văn bản thì sẽ ngắn gọn, xúc tính và mang tính nghệ
thuật cao. Sử dụng thành ngữ vào văn bản sẽ làm cho văn bản trở nên sinh động hơn, có hồn
hơn, người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.
Không chỉ hướng dẫn học sinh vào tạo văn bản mà còn hướng dẫn học sinh sử dụng
thành ngữ tiếng Việt vào đời sống thực tế vốn phong phú đa dạng, có như vậy thì việc sử
dụng thành ngữ của học sinh không những được sử dụng trong học tập mà cịn được sử
dụng trong cuộc sống thường nhật, chính vì lẽ đó mà vốn ngơn ngữu của các học sinh ngày

càng được bổ sung, giàu đẹp hơn. Muốn làm tốt điều này nên cho học sinh tham gia trải
nghiệm nhiều đối tượng, bởi vì càng tiếp xúc được nhiều đối tượng các học sinh càng có cơ

22


hội, điều điện sử dụng ngơn ngữ của mình đồng thời tạo ra thói quen sử dụng thành ngữ.
Qua đó vốn thành ngữ của học sinh sẽ ngày càng được củng cố và khắc sâu.
2.2.5. Tổ chức cho học sinh hoạt động ngoại khóa:
Dưới hình thức tổ chức cuộc thi môn Ngữ văn ở nhiều nội dung đa dạng như đố vui,
triển lãm, trị chơi,…Nội dung mang tính chất tìm tòi, chưa đựng những yếu tố bất ngờ, vui
nhộn, học sinh được kiểm tra, đánh giá, củng cố kiến thức được học. Khơng những thế hoạt
động ngoại khóa là mơi trường thực tiễn giúp các em thực hành, cải thiện kỹ năng giao tiếp,
2.3.

sử dụng thành ngữ một cách phù hợp và tinh tế “học mà chơi, chơi mà học”.
Bức tranh chung về thành ngữ trong sách giáo khoa:
Việc dạy học thành ngữ trong nhà trường hiện nay chưa thực sự được chú trọng.
Trong bộ môn tiếng Việt, Ngữ văn, số tiết học cho học sinh tìm hiểu về thành ngữ, có cơ hội
tiếp xúc với các thành ngữ là rất ít.
Trong chương trình trung học lớp 7, tiết học về thành ngữ chỉ chiếm 1 tiết trong tổng
105 tiết học của chương trình, điều này làm cho học sinh chưa thực sự tìm hiểu rõ những
vấn đề xung quanh về thành ngữ, vốn thành ngữ ít ỏi. Khái niệm về thành ngữ đưa ra cũng
chưa thực sự chi tiết và đi sâu hơn về những vấn đề về phân loại, ngữ nghĩa, cấu trúc của
thành ngữ, tuy nhiên có phân biệt được thành ngữ thuần Việt và Hán Việt nhưng chỉ ở bề
nổi.
Trong chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành, thành ngữ, tục ngữ
được gộp chung, không có sự phân biệt và được dùng với số lượng lớn (227 thành ngữ, tục
ngữ). Thành ngữ, tục ngữ được đưa vào dạy học với hai tư cách: là một đơn vị từ vựng cần
làm giàu trong vốn từ của học sinh và là một ngữ liệu được sử dụng để hình thành các kiến

thức, kĩ năng tập viết, chính tả, kiến thức, kĩ năng về tiếng, từ và câu. Tuy nhiên, trên thực
tế, việc dạy học thành ngữ, tục ngữ gặp phải nhiều khó khăn. Thầy và trị đều rất
lúng túng khi tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ cũng như khi sử dụng thành ngữ, tục
ngữ trong nói và viết. Học sinh khơng hiểu nghĩa và hầu như không vận dụng được thành
ngữ, tục ngữ vào lời nói của mình, kể cả những thành ngữ, tục ngữ rất gần gũi với cuộc
sống hàng ngày của các em1.
1 Huỳnh Kim Tường Vi (2015), Dạy học thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học trong giờ tiếng Việt theo
quan điểm giao tiếp, Luận án Giáo dục học, trường đại học Sư phạm Hà Nội.

23


Cịn ở chương trình trung học phổ thơng, thành ngữ không được dạy riêng thành một
tiết, một bài trong chương trình học mà cũng gộp chung và với điển cố, thực hành tìm hiểu
và phân tích thành ngữ có trong tác phẩm văn học, ưu điểm ở đây là giúp học sinh thấy
được giá trị nghệ thuật ngôn ngữ qua hệ thống thành ngữ được các tác giả sử dụng trong
sáng tác, nhưng điểm hạn chết là trong các cấp bậc học trước sách giáo khoa chưa nêu rõ và
đi sâu vào chi tiết cách phân loại thành ngữ, đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của thành ngữ,
phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Học sinh dễ gây nhầm lần khi phân biệt giữa thành ngữ với
tục ngữ.

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT THÀNH NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT
“QUÊ NGƯỜI” CỦA TÔ HOÀI
3.1.

Về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tơ Hồi:
3.1.1. Cuộc đời:

Nhà văn Tơ Hồi có tên khai sinh là Nguyễn Sen (1920 – 2014) ông sinh ra ở quê nội
thôn Cát Đồng, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ

thủ cơng. Tuy nhiên ơng lớn lên ở q ngoại là làng Nghĩa Đơ, huyện Từ Liêm, phủ Hồi
Đức, tỉnh Hà Đơng. Ơng nổi tiếng với nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới trong đó có Dế mèn
phiêu lưu kí. Bút danh Tơ Hồi của ơng gắn liền với hai địa danh: sơng Tơ Lịch và phủ Hồi
Đức.
Ở tuổi thiếu niên Tơ Hồi tự lập rất sớm, ơng đã phải ra ngồi làm việc kiếm sống.
Ơng lăn lộn đủ nghề từ dạy trẻ, bán hàng, kế tốn hiệu bn,… cũng có những lúc thất
nghiệp.
Cuộc đời của Tơ Hồi như bước sang trang mới khi ông bắt đầu viết văn, mở đầu là
tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí, sau khi tác phẩm ra đời mặc dù chưa hoàn thành nhưng nó
nhận được sự đón nhận rất tích cực từ độc giả.
Năm 1943, Tơ Hồi gia nhập Hội văn hóa cứu quốc, trong cuộc chiến tranh Đông
Dương ông chủ yếu hoạt động bên lĩnh vực báo chí.
Từ năm 1954, ơng có thời gian và bắt đầu tập trung nhiều vào sự nghiệp viết. Tính
đến nay, với sự đam mê, lịng nhiệt huyết với văn học ơng đã có hơn 100 tác phẩm để đời
với nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, hồi ký, tiểu luận, kịch bản phim,… 1
1 Tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tơ Hồi, Sachhay24.com, nguồn:
24


3.1.2.

Sự nghiệp sáng tác:

Là một người có vốn sống phong phú, những câu chữ Tơ Hồi dẫn dắt vào tác phẩm
luôn đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về cuộc đời, về con người. Ơng có lối
viết trần thuật hóm hỉnh, sở trường của Tơ Hồi là truyện phong tục và hồi kí. Trước cách
mạng tháng 8, ngịi bút của ơng chủ yếu hướng về người nơng dân nghèo và lồi vật, sau
cách mạng tháng 8 Tơ Hồi có hướng đi mới đó là hướng đến vùng nông thôn rộng lớn đặc
biệt là vùng núi Tây Bắc.
Cả cuộc đời dành cho sự nghiệp cầm bút, nhà văn Tơ Hồi đã để lại nhiều tác phẩm

giá trị cho nền văn học nước nhà và được đánh giá là cây đại thụ trong khu rừng văn học
hiện đại Việt Nam.
Khởi đầu sự nghiệp từ trước Cách mạng tháng Tám, sau hơn 60 năm lao động nghệ
thuật, nhà văn Tô Hồi đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dài
kỳ, tiểu thuyết, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ở mọi thể loại
sáng tác, Tơ Hồi cũng tạo lập được một giá trị riêng, một gương mặt riêng không thể nhòe
lẫn và để lại nhiều dấu ấn với những tác phẩm có giá trị.
Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tơ Hồi: Dế mèn phiêu lưu ký, Võ sĩ Bọ
Ngựa, Đám cưới Chuột, Vợ chồng A Phủ, Chuyện cũ Hà Nội, Truyện Tây Bắc, Người con
gái xóm Cung, Giữ gìn 36 phố phường, Những ký ức khơng chịu ngủ yên, Nghệ thuật và
phương pháp viết văn, Nhật ký vùng cao, Nhà nghèo, Quê người, Cỏ dại,…
3.2.

Khảo sát thành ngữ trong tiểu thuyết “Q người” của Tơ
Hồi:
3.2.1.

Vài nét về tiểu thuyết “Quê người”:

Tiểu thuyết “Quê ngươi’ là tác phẩm đặc sắc, nằm trong danh sách các tác phẩm của
Tô Hồi vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt 1, được viết trong những
khoảng thời gian khác nhau, về những con người, những hoàn cảnh cụ thể khác nhau,
nhưng lại là sự nối tiếp một cách có hệ thống trong dịng chảy lịch sử của vùng quê nơi nhà
văn sinh ra và lớn lên. Tiểu thuyết Quê người (viết 1941) là cảnh quê hương bị chiếm đóng.
/>
25


×