Tải bản đầy đủ (.docx) (185 trang)

thơ trần nhân tông với những nét đặc điểm tiêu biểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.06 KB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Giang

ĐẶC ĐIỂM THƠ TRẦN NHÂN TƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


Nguyễn Thị Giang

ĐẶC ĐIỂM THƠ TRẦN NHÂN TÔNG

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và


kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai cơng bố trong bất kì
một cơng trình nào khác.
Họ và tên tác giả
Nguyễn Thị Giang


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân –
Người đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn
thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cơ trong khoa Ngữ văn, phịng Sau
Đại học và thư viện trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
mọi điều kiện cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp
đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Giang


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
Chương 1. THỜI ĐẠI LÝ – TRẦN VÀ PHẬT HOÀNG TRẦN
NHÂN TƠNG................................................................................ 12

1.1. Thời đại Lý - Trần.................................................................................... 12
1.1.1. Hồn cảnh lịch sử, văn hóa – xã hội thời Lý – Trần..........................12
1.1.2. Văn học thời Lý – Trần..................................................................... 18
1.2. Phật hoàng Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm.............................. 22
1.2.1. Trần Nhân Tông – thân thế và sự nghiệp.......................................... 22
1.2.2. Thơ văn Trần Nhân Tông.................................................................. 27
1.2.3. Thiền phái Trúc Lâm và tư tưởng của Trần Nhân Tông....................29
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ TRẦN NHÂN TƠNG................37
2.1. Tình u và niềm tự hào về quê hương đất nước.....................................37
2.1.1. Tình yêu mến, gắn bó sâu sắc với đất nước và con người
Đại Việt........................................................................................... 37
2.1.2. Niềm tự hào về đất nước, con người và văn hóa Đại Việt................40
2.2. Tâm hồn phong phú, mẫn cảm và dạt dào chất nhân văn.........................45
2.2.1. Mẫn cảm trước thiên nhiên................................................................45
2.2.2. Mẫn cảm trong tình người.................................................................54
2.3. Quan niệm sống phóng khoáng, tùy duyên của một người đạt đạo.........60
2.3.1. Tinh thần nhập thế.............................................................................60
2.3.2. Tinh thần an nhiên, tự tại...................................................................65
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ TRẦN NHÂN TÔNG..........72
3.1. Thể thơ......................................................................................................72


3.1.1. Đường luật.........................................................................................72
3.1.2. Cổ phong........................................................................................... 75
3.2. Ngôn ngữ..................................................................................................78
3.2.1. Ngôn ngữ mang mĩ cảm thiền........................................................... 78
3.2.2. Ngôn ngữ tượng trưng, ẩn dụ............................................................ 81
3.3. Hình ảnh................................................................................................... 88
3.3.1. Cách lựa chọn hình ảnh..................................................................... 88
3.3.1.1. Hình ảnh mùa xuân.................................................................... 88

3.3.1.2. Hình ảnh trăng............................................................................91
3.3.1.3. Hình ảnh giấc mộng................................................................... 94
3.3.2. Cách xây dựng hình ảnh....................................................................98
3.3.2.1. Cảnh vật được quan sát trong sự vận động theo thời gian và
dòng cảm xúc............................................................................. 98
3.3.2.2. Cảnh vật được quan sát trong sự vận động biện chứng giữa động
và tĩnh, hư và thực....................................................................101
3.4. Giọng điệu.............................................................................................. 108
3.4.1. Giọng hào sảng, lạc quan................................................................ 108
3.4.2. Giọng tự tình, sâu lắng.................................................................... 109
KẾT LUẬN...................................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................117
PHỤ LỤC THƠ


7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học trung đại Việt Nam đã vận động và phát triển trong một quá trình
lâu dài và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong đó, văn học Lý – Trần là một
trong những đỉnh cao và mang nhiều nét riêng độc đáo. Với sự thâm nhập của
Phật giáo vào đời sống tinh thần của dân tộc, phong vị thiền trong thơ đã góp
phần làm cho văn học thời đại này phát triển rực rỡ và đi sâu vào tâm thức người
Việt, đem đến những rung cảm tinh tế và mang lại những giá trị nhân văn sâu
sắc. Trong dòng chảy của thơ văn Lý – Trần, tiêu biểu và đặc sắc là thơ thời
thịnh Trần.
Trong lịch sử dân tộc Việt, thời thịnh Trần là thời đại hồng kim của cả dân
tộc. Đó là thời đại có vua sáng tơi hiền, nhân dân đồn kết trên dưới một lịng;
vua quan cùng thần dân gắn bó, hành động vì lợi ích của quốc gia, xây dựng nên
một nước Đại Việt vững mạnh, độc lập, tự chủ. Đó là thời đại cả dân tộc ta

“tướng sĩ một lịng phụ tử”, hừng hực hào khí “sát Thát” làm nên ba lần chiến
thắng Nguyên – Mông vang dội. Có thời đại ấy là nhờ có những con người anh
hùng có nhân cách cao đẹp, có tấm lịng từ bi, có tài năng xuất chúng như Trần
Thái Tơng, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Trần
Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Huyền Quang,… Trong đó, Trần Nhân Tông nổi
lên như một nhân vật kiệt xuất.
Không chỉ rạng danh trên lĩnh vực chính trị, Trần Nhân Tơng cịn là một
nhà thơ độc đáo, độc đáo vì ơng được “đốn tỉnh” ngay trong lúc làm vua. Vừa
là một vị vua, vừa là một nhà sư, vừa là người đứng đầu của một Thiền phái,
nên trong thơ của Trần Nhân Tơng có sự pha trộn giữa chất thiền với chất thế
sự, giữa đạo và đời. Thơ Trần Nhân Tông cịn lại khơng nhiều, nhưng những
“viên ngọc” hiếm hoi, q giá ấy theo thời gian vẫn tỏa lên những ánh sáng lung
linh khác thường. Với tư tưởng thiền nhập thế tích cực, Trần Nhân Tơng đã
sáng tác nên những bài thơ với một cảm quan nghệ thuật tinh tế khiến người


đọc phải lắng lịng suy ngẫm. Đặc biệt, ơng cịn là người rất yêu thiên nhiên.
Trong thơ ông, lúc nào cũng thấy tràn ngập ánh trăng, bồng bềnh mây nước và
say đắm với giấc mơ xuân.
Mặc dù thơ Trần Nhân Tơng dễ đi vào lịng độc giả và làm rung động trái
tim những người yêu thơ nhưng cũng còn khá xa lạ với sách giáo khoa. Hơn nữa
hầu hết các bài thơ đều viết bằng chữ Hán và bàng bạc chất Thiền nên gây
khơng ít khó khăn khi tiếp nhận đối với phần đơng độc giả. Mặt khác, những
cơng trình nghiên cứu về thơ Trần Nhân Tơng cịn mang tính chất riêng lẻ, chỉ
tập trung ở một vài khía cạnh, phương diện, chưa thực sự có một cơng trình nào
đi nghiên cứu khái quát, toàn diện về Đặc điểm thơ Trần Nhân Tơng. Vì vậy,
chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài này – Đặc điểm thơ Trần Nhân Tông –
nhằm góp phần đưa thơ ơng đến gần với số đơng người đọc, đồng thời bản thân
người viết có thể tìm hiểu sâu về tài năng nghệ thuật và tâm hồn phong phú của
nhà thơ, nhà triết học, vị tổ phái Thiền Trúc Lâm – một con người kiệt xuất của

một thời đại hoàng kim.
2. Lịch sử vấn đề
Trần Nhân Tông không chỉ là một vị vua anh minh, một Thiền sư đắc đạo,
một nhà triết học lớn mà ông cịn là một nhà thơ. Xét trên bình diện triết học,
Trần Nhân Tơng có một vị trí quan trọng đối với Phật giáo nước nhà. Ông là
một triết gia lớn của Phật học Việt Nam. Với phái Thiền Trúc Lâm mà Trần
Nhân Tông là người sáng lập, triết học Phật giáo Việt Nam thời Trần đã phát
triển rực rỡ và mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện được đầy đủ trí tuệ Việt
Nam, bản lĩnh Việt Nam. Xét trên bình diện dân tộc, Trần Nhân Tơng là một vị
vua hiền minh, anh hùng, có lịng u nước thương dân, có tinh thần dân tộc
cao cả. Với việc khuyến khích sử dụng chữ Nôm và đưa chữ Nôm vào sáng tác
văn học, chúng ta càng cảm nhận được tinh thần dân tộc của bậc minh quân
này. Bên cạnh đó, Trần Nhân Tơng cịn là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân
tộc. Thơ ơng có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết học và cảm quan


thế sự. Với tầm quan trọng như vậy nên có nhiều cơng trình nghiên cứu đi vào
tìm hiểu tư tưởng, thơ văn của ơng.
Những cơng trình nghiên cứu này có thể chia làm hai hướng như sau:
2.1.

Trần Nhân Tông là một bộ phận của đối tượng nghiên cứu

Nguyễn Lang trong quyển “Việt Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn Học
Hà Nội, 1979) đi vào nghiên cứu các thiền phái: Tì ni đa lưu chi, Thảo Đường,
Vô Ngôn Thông; nghiên cứu phật giáo thời Lý, Trần và một số Thiền sư: Trần
Thái Tông, Tuệ Trung, Thiền sư Pháp Loa, Huyền Quang,… Trong đó chương
XII đi vào nghiên cứu Trần Nhân Tơng và Thiền phái Trúc Lâm. Cơng trình đã
nghiên cứu về Trần Nhân Tông qua các vấn đề: một ông vua xuất gia, ý nguyện
xây dựng một nền hịa bình Chiêm – Việt lâu dài, xây dựng một giáo hội mới, và

tư tưởng Thiền học.
Cơng trình Lịch sử Phật giáo Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ biên được
nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội ấn hành vào năm 1991, đã nghiên cứu quá
trình vận động và phát triển của Phật giáo Việt Nam từ khi được du nhập từ Ấn
Độ sang cho đến thế kỉ XIX. Trong Chương IX, tác giả đi vào nghiên cứu Phật
giáo thời Trần, mà cụ thể là tìm hiểu Thiền phái Trúc Lâm và có đề cập ngắn gọn
đến Trần Nhân Tơng. Tác giả đã đi vào phân tích một số bài thơ để chứng minh
tư tưởng của Trần Nhân Tông, và từ đó có sự so sánh với Tuệ Trung Thượng sĩ.
Qua đó, tác giả nhận định: “Nhân Tơng cũng thường dùng các hình ảnh, biểu
hiện một tâm hồn thơ gần với Tuệ Trung, nhưng về nội dung thì khơng độc đáo,
gây tác động mạnh như ở Tuệ Trung”.
Trong cơng trình Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm của
Trương Văn Chung (Luận án phó Tiến sĩ, bảo vệ năm 1996), tác giả cũng phân
tích, tổng kết tư tưởng của thiền phái thơng qua việc đi sâu phân tích tư tưởng
của những nhân vật tiêu biểu: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung,..
Đặc biệt, tác giả đi sâu vào phân tích tư tưởng của người sáng lập ra Thiền phái
là Trần Nhân Tông. Qua việc so sánh tư tưởng của Trần Nhân Tông với Trần


Thái Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ, tác giả làm nổi bật những điểm khác biệt,
điểm riêng của Trần Nhân Tông trong tư tưởng triết học và đi đến khẳng định:
Ơng đã kết hợp trong đời mình một người anh hùng võ công hiển hách
với một đức phật từ bi, cốt cách thanh tao. Ơng trở thành một ơng vua
triết gia, một phật tử có nhãn quan chính trị, ảnh hưởng lớn lao đến
triều đình và tồn xã hội”, “Trần Nhân Tơng chịu ảnh hưởng triết lí
nhà Phật, song đó không phải là tư tưởng, chủ trương xuất thế đi tìm
sự giải thốt ở cõi hư khơng, mà là tư tưởng Phật giáo có khả năng
dung hợp cả Nho giáo, Lão giáo và truyền thống tinh thần của dân
tộc. sự dung hợp đó tạo cho Phật giáo một dáng vẻ mới mang màu sắc
Việt Nam với tinh thần nhập thế tích cực [9, tr.63].

Nguyễn Hùng Hậu trong quyển Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam,
tập 1, từ khởi nguyên đến thế kỉ XIV (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002) cũng
đi vào phân tích, tổng kết tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm qua việc
phân tích tư tưởng qua các bài thơ của một số nhân vật tiêu biểu của Thiền phái
như Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tơng, Pháp Loa, Huyền Quang. Qua
việc tìm hiểu, phân tích vai trị, tư tưởng của Trần Nhân Tông, tác giả khẳng
định:
Trần Nhân Tông không chỉ là nhà chính trị nhìn xa trơng rộng mà cịn
là nhà qn sự có tài; khơng chỉ là nhà ngoại giao, mà cịn là nhà tư
tưởng, nhà văn, nhà thơ; khơng chỉ là vị qn vương mà cịn là nhà tu
hành; khơng chỉ là nhà văn hóa mà cịn là vị thiền sư lỗi lạc. Thời đại
oanh liệt đã sản sinh ra ông, và ông đã làm cho thời Trần càng thêm
oanh liệt [17, tr.130].
Trong những cơng trình kể trên, các tác giả chủ yếu đi vào nghiên cứu tư
tưởng triết học, tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tơng. Ngồi những cơng
trình này, cũng có rất nhiều cơng trình khác đi vào nghiên cứu Trần Nhân Tông
như một tác giả văn học.


Nguyễn Đăng Thục đã cơng bố một số cơng trình: Thiền học Việt Nam và
Lịch sử tư tưởng Việt Nam (nhiều tập) bàn về Thiền Tơng Việt Nam và tính kế
thừa, phát triển của nó qua các thời kì. Đặc biệt, trong quyển Lịch sử tư tưởng
Việt Nam, tập IV: Lịch sử tư tưởng Thời Trần (Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1998),
tác giả đi tìm hiểu “Tâm lí nghệ thuật Thiền” của Trần Nhân Tơng. Sau khi phân
tích một số bài thơ, tác giả khẳng định “Cho nên ở Ngài, văn chương biểu hiện
tâm hồn hết sức trung thực, tự nhiên, khơng chút dụng ý bó buộc, chỉ là theo đà
cảm hứng bồng bột hồn nhiên mà phát biểu. Cảm hứng càng thâm sâu thì phát
biểu càng sáng sủa.”
Trong cơng trình Thơ thiền Việt Nam – Những vấn đề lịch sử và tư tưởng
nghệ thuật của Nguyễn Phạm Hùng (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1998),

tác giả đi vào phân tích thơ của các Thiền sư để từ đó khái quát nên tư tưởng
nghệ thuật mà họ gởi gắm. Trần Nhân Tông cũng được tác giả chú ý nhấn mạnh
với nhận định: “Nhân Tông là người uyên bác, lịch lãm, là một nghệ sĩ có tài.
Ơng là một trong những thi sĩ Thiền tiêu biểu của thời này với những vần thơ
đẹp đẽ, sâu sắc” [24, tr.164].
Đoàn Thị Thu Vân cũng đã công bố một số các công trình có liên quan
như: cơng trình Khảo sát đặc trưng nghệ thuật thơ thiền Việt Nam thế kỉ X –
thế kỉ XVI (Nxb Văn học và trung tâm nghiên cứu Quốc học, 1996); Con người
nhân văn trong thơ ca Việt Nam sơ kì trung đại (Nxb Giáo dục, 2007), và một
số các bài viết đăng trên Tạp chí Văn học như: Một vài nhận xét về ngôn ngữ
thơ Thiền Lý Trần (2/1992, tr.35); Quan niệm về con người trong thơ Thiền
Lý Trần (3/1993, tr.12). Trong các cơng trình và bài viết này, tác giả cũng đã
trích dẫn một số bài thơ của Trần Nhân Tông để chứng minh các luận điểm của
mình. Đặc biệt, trong cơng trình trình Con người nhân văn trong thơ ca Việt
Nam sơ kì trung đại (Nxb Giáo dục, 2007), tác giả dành một phần trong chương
3 để viết về những rung cảm tinh tế và nhạy bén trong tâm hồn Trần Nhân Tông.


Và để chứng minh, tác giả đi vào phân tích kĩ một số bài thơ của Trần Nhân
Tông.
Quyển Văn học trung đại Việt Nam do Lê Trí Viễn chủ biên (tài liệu lưu
hành nội bộ của trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh năm 1985) và quyển
Văn học trung đại Việt Nam (thế kỉ X – cuối thế kỉ XIX) do Đoàn Thị Thu Vân
chủ biên (Nxb Giáo Dục năm 2008) khi viết về văn học Lý – Trần, có trích dẫn
một số câu thơ của Trần Nhân Tông để minh họa cho những luận điểm về nội
dung và nghệ thuật.
Hai cơng trình của tác giả Nguyễn Cơng Lý là Bản sắc dân tộc trong văn
học Thiền Tông thời Lý Trần (Nxb Văn hóa Thơng tin, 1997) và Văn học Phật
giáo thời Lý Trần – diện mạo và đặc điểm (Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, 2002) đã cung cấp cho độc giả cái nhìn tồn diện và hệ thống về diện

mạo, đặc điểm và bản sắc dân tộc qua thơ văn Lý Trần. Để củng cố vững chắc
các luận điểm, cơng trình đã trích dẫn sáng tác của các tác giả, trong đó có các
sáng tác của Trần Nhân Tông.
Năm 2008, luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Trần Lý Trai Giá trị văn học trong
tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm đã đi vào phân tích và lí giải các tác phẩm
của Trần Nhân Tông cùng những sáng tác của các tác giả thuộc Thiền phái như:
Trần Thái Tông, Tuệ Trung,… về các phương diện:
- Tư tưởng Thiền học với quan điểm Phật tại tâm, chủ thuyết “cư trần lạc đạo”,
tinh thần tùy duyên, hành thiền tu chứng;
- Các cảm hứng chính: Bản thể giải thoát, cảm hứng nhân văn – thế sự, cảm hứng
quê hương đất nước, cõi thiên nhiên Phật nhiệm màu;
- Giá trị nghệ thuật về các mặt: ngôn ngữ, thể loại, các thủ pháp nghệ thuật.
Đối tượng chính của các cơng trình trên là tác phẩm văn học Phật giáo của
cả thời đại, Trần Nhân Tông chỉ là một trong những gương mặt tiêu biểu của
thời đại. Vì vậy, thơ văn của ông chưa được nghiên cứu, bàn bạc kĩ.


2.2. Trần Nhân Tơng là đối tượng chính của cơng trình nghiên cứu
Lê Mạnh Thát có Tồn tập Trần Nhân Tơng (Nxb Tp. Hồ Chí Minh,
2000). Trong cơng trình này, tác giả chia làm hai phần: Phần đầu giới thiệu tổng
quát về sự nghiệp của Trần Nhân Tông từ thời trẻ cho đến vai trò của vua trong
hai cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông, trong việc sử dụng tiếng Việt và
thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; phần thứ hai, cung cấp các sáng tác của
Trần Nhân Tông từ thơ, phú, văn xuôi, bài giảng cho đến các văn thư ngoại giao.
Trong khi bàn về vị trí văn học của Trần Nhân Tông, tác giả khẳng định:
Vua Trần Nhân Tông là người mở đầu cho một giai đoạn văn học mới
của lịch sử văn học Việt Nam, đó là giai đoạn văn học mà tiếng Việt là
chủ ngữ. Không những thế, với những vần thơ chữ Hán và những tác
phẩm văn xuôi sắc sảo, vua Trần Nhân Tông đã cống hiến cho ta
những cảm thụ mới mẻ về những vấn đề muôn đời của con người [41,

tr.297].
Bài viết Trần Nhân Tơng và tầm vóc một thời đại của Nguyễn Huệ Chi và
Trần Thị Băng Thanh, đã đánh giá Trần Nhân Tông ở cả ba phương diện: nhà
vua, nhà thiền học, nhà thơ. Thơ Trần Nhân Tông được đánh giá là “thanh nhã,
sâu sắc nhưng không kém phần hào hùng” [8, tr.146], “cảm hứng thế tục và cảm
hứng thiền hòa quyện với nhau” [8, tr.169]. Bản thân vua Trần Nhân Tơng được
xem là một cây bút có phong cách và cũng là một đỉnh cao trong thơ ca thịnh
Trần.
Năm 2008, hội thảo khoa học về vua Trần Nhân Tông diễn ra tại Quảng
Ninh. Tại hội thảo này các học giả cũng có nhiều tham luận đánh giá một cách
sâu sắc và toàn diện về vị vua thứ ba nhà Trần (đăng trên trang
). Tiêu biểu có thể kể đến các bài viết: Trần Nhân
Tông – đức vua sáng tổ một dịng thiền của Ngun Giác, Vua Trần Nhân Tơng
và tinh thần “bụt ở trong nhà” của Thích Hải Ấn, Phật hồng nước Việt của
Thích Nhật Quang, Phật hồng Trần Nhân Tông – vị minh quân và thiền sư vĩ


đại của Việt Nam của Thích Nhật Từ, Trần Nhân Tông – vị anh hùng dân tộc
khai sáng tư tưởng Phật giáo Việt Nam của Trần Lưu,… Tất cả các bài viết này
đều ca ngợi tài năng, phẩm chất của đức vua – thiền sư Trần Nhân Tông.
Năm 2011 Bùi Huy Du bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Triết học Tư
tưởng triết học của Trần Nhân Tông. Trong cơng trình này, tác giả đi vào
nghiên cứu nội dung tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông về các mặt:
- Thế giới quan trong tư tưởng triết học Trần Nhân Tông: Quan niệm về bản thể
và mối quan hệ giữa bản thể và thế giới hiện tượng
- Nhân sinh quan và triết lí đạo đức trong tư tưởng triết học Trần Nhân Tông:
Quan niệm của Trần Nhân Tông về cuộc đời con người và vai trò của con người
trong cuộc sống; quan niệm của Trần Nhân Tông về vấn đề rèn luyện tinh thần
đạo đức, trí tuệ, giải thốt.
Sau khi đi vào tìm hiểu nội dung triết học của Trần Nhân Tông, tác giả khái

quát đặc điểm và giá trị lịch sử của tư tưởng triết học Trần Nhân Tơng. Như vậy,
tác giả cơng trình đã đem đến cho người đọc một cái nhìn hệ thống, tồn diện và
đầy đủ về tư tưởng triết học của Trần Nhân Tơng.
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu kể trên chủ yếu tập trung vào
vấn đề tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông chứ chưa nghiên cứu một cách cụ
thể, sâu sắc và có hệ thống các sáng tác của Trần Nhân Tông, đặc biệt là ở mảng
thơ, để làm nổi bật vị trí, đặc điểm riêng của thơ ơng trong dòng chảy của thơ
văn thời Lý – Trần.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà luận văn tập trung nghiên cứu là các sáng tác thơ của Trần
Nhân Tông. Qua thơ Trần Nhân Tông, luận văn hướng đến làm rõ những nét cơ
bản trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện của các sáng tác, đồng thời góp phần
khám phá vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao quí của tác giả.
Tài liệu khảo sát chủ yếu của luận văn là tồn bộ sáng tác thơ của Trần
Nhân Tơng (gồm 32 bài và 6 đoạn phiến) trong tập văn bản: Toàn tập Trần


Nhân Tông của tác giả Lê Mạnh Thát, Nxb Tp. Hồ Chí Minh (có khảo sát và đối
sánh văn bản với các tập văn bản sau: Thơ văn Lý – Trần, tập 2, quyển thượng
do Nguyễn Huệ Chi chủ biên, Nxb Khoa học xã hội 1988 ; Thơ văn Lý – Trần
của tác giả Lê Bảo (tuyển chọn), Nxb Giáo dục (tái bản lần 2), năm 2001).
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp và thao
tác sau:
4.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Để rút ra được những đặc điểm nổi bật của thơ Trần Nhân Tông cả về mặt
nội dung lẫn nghệ thuật, người viết đi sâu phân tích các sáng tác của nhà thơ.
Trên cơ sở đó sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn, sâu hơn, chính xác hơn về những đặc
điểm đáng lưu ý.
Từ sự phân tích đó, người viết tìm ra đặc điểm chung (dựa vào tần suất

xuất hiện) để có thể khái quát thành những luận điểm chung mang tính chất đặc
trưng riêng. Đặc điểm về nội dung cũng như nghệ thuật của một tác giả thường
trải dài trong suốt quá trình sáng tác, và Trần Nhân Tơng cũng khơng phải là
ngoại lệ. Vì vậy, cần có cái nhìn khái qt để thấy được những đặc trưng nổi bật
cũng như những đóng góp của ơng.
4.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Để làm nổi bật đặc điểm riêng của thơ Trần Nhân Tông, không thể tách tác
giả khỏi dòng chảy của thơ văn thời đại. Chỉ khi đặt nhà thơ trong quan hệ so
sánh với các bậc tiền bối, cũng như thế hệ các tác giả cùng thời thì mới thấy
được điểm riêng của ơng. Vì vậy, trong q trình phân tích, chứng minh, người
viết có so sánh, đối chiếu về một số vấn đề với các nhà thơ khác.
4.3. Phương pháp loại hình
Thơ Trần Nhân Tông là thơ cổ điển, chủ yếu được viết bằng chữ Hán, nên
mang những đặc điểm chung của thơ chữ Hán (hàm súc, cô đọng, “ý tại ngôn
ngoại”,…). Luận văn sử dụng phương pháp loại hình nhằm xác định những điểm


gặp gỡ về nghệ thuật thể hiện của thơ Trần Nhân Tông so với thơ chữ Hán, và
những nét độc đáo, sáng tạo riêng của tác giả.
4.4. Thao tác thống kê
Tuy sử dụng không nhiều, song đây là thao tác cần thiết để tạo nên những
cơ sở nhận định mang tính khoa học, khách quan.
Ngồi ra, luận văn cũng đã sử dụng phương pháp bổ trợ: phương pháp
văn hóa lịch sử (nghiên cứu những ảnh hưởng của thời đại, các yếu tố văn hóa
đến nội dung sáng tác và nghệ thuật biểu hiện của thơ Trần Nhân Tông) để làm
nổi bật vấn đề.
Thật ra, việc phân chia, liệt kê các phương pháp như trên chỉ có tính chất
tương đối. Trên thực tế, các phương pháp luôn được vận dụng trong thế kết hợp,
đan xen nhau trong quá trình trình bày. Tất cả đều nhằm giải quyết tốt nhất
những yêu cầu về mục đích mà đề tài đã đặt ra.

5. Mục đích và đóng góp của luận văn
5.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm thơ Trần Nhân Tơng để từ đó thấy được những nét đặc
trưng riêng trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó, có một cái nhìn
tồn diện, bao qt và cụ thể về thơ Trần Nhân Tơng.
5.2. Đóng góp của luận văn
Bằng việc phân tích, tìm hiểu, lí giải các tác phẩm thơ cụ thể, luận văn cố
gắng đưa ra cái nhìn hồn chỉnh, bao qt và có hệ thống về những đặc điểm
chính của nội dung và những đặc sắc về nghệ thuật trong thơ Trần Nhân Tơng.
Từ đó, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và tài năng nghệ thuật của Trần
Nhân Tơng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
+ Chương 1: Thời đại Lý – Trần và Phật hồng Trần Nhân Tơng


Chương này đi vào giới thiệu bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội cũng như
thơ văn thời Lý – Trần. Bên cạnh đó, cũng giới thiệu về thân thế, con người, tư
tưởng của Trần Nhân Tơng, để từ đó thấy được sự tác động của thời đại và thân
thế đến tư tưởng, tình cảm của ơng trong thơ.
+ Chương 2: Đặc điểm thơ Trần Nhân Tơng – nhìn từ góc độ nội dung
Chương này tập trung phân tích và chỉ rõ những đặc điểm chính về nội
dung của thơ Trần Nhân Tơng, từ đó khám phá những nỗi lịng, tâm trạng của
một vị vua, một thiền sư đắc đạo.
+ Chương 3: Đặc điểm thơ Trần Nhân Tơng – nhìn từ góc độ nghệ thuật
Chương này tìm hiểu những đặc điểm về nghệ thuật trong thơ Trần Nhân
Tông dựa trên các phương diện: Thể thơ, ngôn ngữ và giọng điệu. Việc phân tích
những đặc điểm nghệ thuật ở đây cùng với việc chỉ ra những đặc điểm về nội
dung ở chương trước sẽ góp phần làm sáng tỏ con người và tài năng nghệ thuật

Trần Nhân Tông.


Chương 1
THỜI ĐẠI LÝ – TRẦN VÀ PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TƠNG
1.1. Thời đại Lý – Trần
1.1.1. Hồn cảnh lịch sử, văn hóa – xã hội thời Lý – Trần
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã đưa đất nước ta thốt khỏi ách đơ hộ
hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, bước đầu thiết lập nhà nước quân
chủ độc lập và chuyển sang một giai đoạn mới: thời trung đại. Các triều đại
phong kiến ra đời, ngày càng phát triển hùng mạnh. Các triều đại Ngô, Đinh,
Tiền Lê đã dần dần củng cố và hoàn thành thống nhất quốc gia. Những thành tựu
phục hồi và bước đầu xây dựng kinh tế – văn hóa Đại Cồ Việt của nhà Đinh và
nhà Tiền Lê đã tạo thành những nền tảng cơ bản cho hai vương triều Lý, Trần
xây dựng nhà nước độc lập và đưa nước Đại Việt phát triển đến đỉnh cao trong
lịch sử dân tộc. Có thể nói thời đại Lý – Trần là thời đại hào hùng, oanh liệt và
rực rỡ nhất trong lịch sử nước nhà.
Trước hết, thời Lý – Trần là thời đại phục hưng, phát triển, ổn định và
thống nhất đất nước. Ngay khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ
vùng đất Hoa Lư về Đại La (1010) và đặt tên kinh đô mới là Thăng Long. Quyết
định dời đô về Thăng Long cho thấy đất nước đã ổn định và phát triển, địa thế
núi non hiểm trở để phòng ngự ở Hoa Lư tỏ ra nhỏ hẹp, khơng cịn thích hợp để
đóng đơ mà thế đơ phải là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.
Với những yêu cầu mới trước sự vững mạnh của đất nước, Thăng Long “xứng
đáng là đế đô muôn đời cho con cháu mai sau” [1, tr.420]. Cùng với việc dời đô,
vua Lý Thái Tổ đã đổi tên nước là Đại Việt. Đây là niềm tự hào của cả đất nước,
và nó đã trở thành quốc hiệu được sử dụng lâu dài trong lịch sử của chế độ
phong kiến ở nước ta dưới thời trung đại.
Để củng cố triều đại, nhà Lý bắt đầu xây dựng một triều đình theo lối chính
qui. Đứng đầu là vua với danh xưng Hồng đế. Vua giữ quyền quyết định trong

tất cả mọi việc. Bên cạnh nhà vua cịn có các quan văn, quan võ. Để giúp vua


phụ trách các mặt về chính trị, quân sự, nhà vua đã đặt thêm một số cơ quan
chuyên trách. Đến triều Trần, bộ máy nhà nước trung ương tập quyền được tăng
cường về mọi mặt. Nhà Trần cũng đặt thêm nhiều cơ quan chuyên trách mới để
đáp ứng những yêu cầu cho việc phát triển bộ máy hành chính. Các vua Trần đặt
ra lệ nhường ngôi sớm cho con, tự xưng là Thái thượng hồng, cùng con trơng
nom việc nước để tập dượt cho vua con quen dần với việc trị nước. Đây là điều
hoàn toàn khác với triều Lý. Nhìn chung, bộ máy quan lại của nhà Trần cũng
gồm có ba bậc như thời Lý nhưng có qui củ và đầy đủ hơn. Có một điều đặc biệt
và khác với thời Lý là các chức quan cao cấp ở thời Trần đều nằm trong tay của
giới q tộc tơn thất nhà Trần. Để giữ vững triều đình, hai triều Lý, Trần rất quan
tâm đến phương diện lập pháp. Nhà Lý có bộ Hình thư, nhà Trần có Quốc triều
thống chế và Hình luật thư. Pháp luật thời Trần chủ yếu dựa trên pháp luật của
thời Lý, nhưng có bổ sung thêm một số yếu tố để đề cao uy quyền của nhà vua
và địa vị thống trị. Vì vậy, so với pháp luật thời Lý, pháp luật thời Trần hoàn
chỉnh, qui củ và nghiêm khắc hơn.
Tiếp nối sự nghiệp thống nhất dân tộc của các triều đại trước, thời Lý –
Trần, triều đình rất chú ý quan tâm đến các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân
tộc vùng biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, đưa ra nhiều biện pháp nhằm củng
cố khối đoàn kết dân tộc và thống nhất quốc gia. Mặc dù đất nước đã được độc
lập nhưng nguy cơ ngoại xâm vẫn cịn vì bọn phương Bắc ln ln dịm ngó.
Do đó, để củng cố nền thống trị và sẵn sàng ứng phó với nạn ngoại xâm, việc
xây dựng quân đội rất được nhà nước chú trọng. Quân đội được chia làm hai
loại: quân cấm vệ và quân các lộ. Khi có chiến tranh, nhà nước sẽ tuyển lính dựa
vào sổ qn, khi hịa bình thì qn lính được ln phiên nhau về làm ruộng và ở
lại quân ngũ để canh gác. Đây là chính sách “ngụ binh ư nơng” có cơ sở từ thời
Tiền Lê và được hoàn chỉnh ban hành dưới hai triều Lý, Trần. Dưới thời Trần,
quân đội chủ yếu được xây dựng theo phương châm “quân cốt tinh nhuệ, chứ

không cốt nhiều”, tức là chú ý đến chất lượng hơn là số lượng, trang bị cũng đầy


đủ hơn so với thời Lý: ngồi gươm, giáo, cịn có cả súng ống. Nhìn chung, qn
đội đạt trình độ huấn luyện và tổ chức khá cao, trang bị cũng khá đầy đủ.
Bên cạnh việc xây dựng quân đội, nhà nước cũng rất chú trọng đến việc
phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nơng nghiệp. Triều đình đã đề ra nhiều
chính sách chăm lo phát triển nơng nghiệp: tiến hành khẩn hoang, xây dựng các
cơng trình thủy lợi với qui mô lớn; bảo vệ sức kéo và sức lao động trong nơng
nghiệp bằng cách cấm bán hồng nam làm tư nơ, trừng phạt nặng tội trộm cắp
trâu bị và hạn chế việc giết thịt trâu bò để ăn; nông dân được nhận ruộng cày
cấy, được giảm thuế vào những năm mất mùa. Với những chính sách khuyến
nơng như trên, sức sản xuất nơng nghiệp có tiến bộ đáng kể. Ngồi việc trồng
lúa, nhân dân cịn trồng hoa màu khác, trồng dâu nuôi tằm, cây ăn quả phong
phú. Sản xuất thủ cơng nghiệp cũng có nhiều bước tiến bộ đáng kể, tuy nhiên
vẫn còn sản xuất riêng lẻ theo lối cá thể. Nhà nước đã mở rộng việc giao lưu
bn bán giữa các vùng và thậm chí, mở rộng việc buôn bán với một số nước
Ấn Độ, Malaixia, Trung Quốc,... Giao thông thuận lợi làm cho việc giao lưu
buôn bán cũng khá phát triển. Kinh thành Thăng Long trở thành trung tâm
thương nghiệp lớn. Đặc biệt, nhà nước cho ban hành chế độ tiền tệ thống nhất
nhằm đẩy mạnh trao đổi kinh tế. Với những chính sách tích cực trong phát triển
kinh tế, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu. Sự phát triển về kinh tế không
chỉ góp phần củng cố thêm cơ sở vật chất của Đại Việt, tăng thêm sức mạnh
quốc phòng cho đất nước mà còn nâng cao đời sống nhân dân, khẳng định thêm
sự vững mạnh, tự chủ của đất nước.
Đây còn là thời đại của ý thức độc lập, tự chủ và đoàn kết toàn dân. Đứng
trước sự đe dọa của ngoại xâm, tinh thần dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia,
tinh thần đoàn kết quyết chiến bảo vệ đất nước được dâng cao. Nam quốc sơn hà
của Lý Thường Kiệt và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn chính là bản tuyên
ngôn về chủ quyền của quốc gia và là lời hiệu triệu kêu gọi tinh thần đoàn kết

chống giặc. Chính do nhu cầu về đồn kết tồn dân để tạo nên sự vững mạnh


của quốc gia phong kiến độc lập mà các vua thời Lý – Trần đã thu phục được
các thủ lĩnh của các dân tộc ít người, kêu gọi họ cùng góp sức đánh đuổi ngoại
xâm. Cũng nhờ u cầu đồn kết thống nhất, ý thức độc lập mà đời Trần mới
có Hội nghị Bình Than (1282), Hội nghị Diên Hồng (1285) với tiếng hô đồng
thanh “đánh” đầy quyết tâm, vang dội non sông, để làm nên những chiến công
chấn động thế giới – ba lần đánh tan tác đạo quân xâm lược Nguyên – Mông
khét tiếng hùng mạnh và tàn bạo đã tung hoành trên khắp hai lục địa Á – Âu vào
các năm 1258, 1285, 1288. Hào khí Đơng A mn đời bất diệt có được là nhờ
âm hưởng của những chiến thắng trên và thắng lợi này là thành quả tất yếu của
cuộc chiến tranh nhân dân.
Với những chính sách đúng đắn và tích cực, với sự đồn kết trên dưới một
lòng, với tư tưởng từ bi bác ái của nhà Phật, hai triều đại Lý và Trần đã đem đến
cho dân tộc Đại Việt một thời đại “khoan giản, an lạc, nhân thứ, rộng mở và
dân chủ” [31, tr.45]. Kinh tế phát triển, văn hóa được phục hưng làm cho nhân
dân có đời sống vật chất tương đối đầy đủ và đời sống tinh thần giàu chất dân
chủ mang hơi thở riêng của thời đại. Những con người tự tin, hào hùng, phóng
khống và giàu lịng nhân ái sinh ra từ thời đại đã tiếp thu tinh hoa văn hóa của
dân tộc và phát triển khởi sắc để tạo nên một nền văn hóa độc đáo, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Đó là những ơng vua anh minh như Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Trần
Thái Tông, Trần Nhân Tông,… Lý Thái Tông – một ông vua sáng suốt, yêu dân
như con – không những không trị tội kẻ làm phản mà còn biết thu phục để họ
đem hết tài sức trấn giữ vùng biên thùy của Tổ quốc. Trong những ngày đông
giá rét, bản thân được ăn no mặc ấm, vua Lý Thánh Tơng thương xót cho những
tù nhân và đã sai phát chăn chiếu, cho họ ăn uống đầy đủ; gặp lúc đại hạn thì
phát thóc và tiền lụa trong kho để chẩn cấp cho dân nghèo; vua còn khuyên các
quan khi xử án cần khoan dung và giảm nhẹ hình phạt – “Ta yêu con ta cũng

như lịng ta làm cha mẹ dân. Dân khơng hiểu biết mà mắc vào hình pháp, trẫm


rất thương xót, từ này về sau khơng cứ gì tội nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan
giảm” [29, tr.282]. Thượng hồng Trần Thái Tơng sai vua Trần Nhân Tơng đốt
tráp đựng thư hàng giặc của một số quan lại và q tộc chỉ vì khơng muốn hỏi
tội họ. Cịn vua Trần Nhân Tơng thì nhường ngai vàng cho con để rồi trở thành
một vị Thiền sư, chống gậy đi khắp nơi thuyết pháp, khuyên nhân dân làm điều
thiện, xóa bỏ những hũ tục, sang Chiêm Thành để thắt chặt quan hệ hữu nghị
giữa hai nước. Bên cạnh những bậc minh quân, thời đại này cũng xuất hiện
nhiều vị tướng tài, khơng màng cơng danh phú q, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn
như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn. Có những vị tướng thà hi sinh chứ
khơng chịu khuất phục, không chịu làm tay sai cho giặc để hưởng cơng danh
phú q như Trần Bình Trọng.
Có thể nói thời đại đã sản sinh ra những nhân cách đẹp và cũng chính
những nhân cách đẹp này góp phần tạo nên hào khí của thời đại. Một trong
những yếu tố góp phần tạo nên những con người có nhân cách cao đẹp là tư
tưởng từ bi, bác ái của nhà Phật.
Về văn hóa, dưới thời Lý, đã bắt đầu xuất hiện tầng lớp Nho sĩ được đào
tạo theo ý thức hệ Nho giáo. Nhưng nhìn chung, Phật giáo vẫn chiếm ưu thế,
ngày càng phát triển thịnh đạt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho cơng cuộc
phục hưng và phát triển đất nước. Nhà vua và tầng lớp quí tộc rất tơn sùng đạo
Phật; trong nhân dân, sư sãi và tín đồ Phật giáo chiếm tỉ lệ rất đông. Các vua
cũng rất chú trọng đến việc xây dựng và sửa sang chùa chiền. Bên cạnh Phật
giáo, Đạo giáo cũng được phát triển. Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo dung hợp
lẫn nhau tạo nên tinh thần “Tam giáo đồng nguyên”. Việc học hành thi cử cũng
được chú trọng. Nhà Lý đã cho xây dựng Văn Miếu (1070) và mở khoa thi Tam
giáo đầu tiên trong lịch sử khoa cử nước nhà (1075). Đặc biệt, dưới thời Lý, vào
năm 1076, trường Quốc Tử Giám – trường Đại học quốc gia đầu tiên của nước
ta, được thành lập. Đây là nền móng cho nền giáo dục và thi cử Nho học. Các

loại hình nghệ thuật như giải trí, âm nhạc, sân khấu cũng rất phát triển. Các lễ


hội dân gian được tổ chức rộng rãi để ca ngợi những anh hùng có cơng với đất
nước như Thánh Dóng, Lý Thường Kiệt,… Vào các ngày hội, các trị chơi dân
gian trở thành nguồn giải trí, trong đó, đá cầu là trị chơi được vua quan u
thích. Song song với sự ra đời của tầng lớp quí tộc là sự hình thành của nhạc
cung đình nhằm phục vụ cho các ngày lễ lớn của đất nước. Ngay sau khi dời đô
và xây dựng kinh đô mới, nền kiến trúc cung đình có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Kinh thành Thăng Long trở thành kinh thành rộng lớn nhất ở nước ta dưới thời
phong kiến. Kiến trúc chùa tháp Phật giáo, kiến trúc đền miếu cũng đạt nhiều
thành tựu. Các cơng trình kiến trúc dưới thời Lý có qui mơ to lớn, vượt xa các
thời trước và sau này. Một điều đặc biệt của kiến trúc thời Lý là kiểu dáng độc
đáo, chắc chắn và được bố trí hài hịa với khung cảnh thiên nhiên ở xung quanh.
Cùng với sự phát triển của kiến trúc thì nghệ thuật điêu khắc cũng đạt đến độ
tinh xảo. Như vậy, văn hóa thời Lý đã đặt nền tảng cho sự phát triển rực rỡ của
nền văn hóa dân tộc để các triều đại sau kế và tiếp tục phát triển.
Sang thời Trần, trong vòng ba mươi năm (1258 - 1288) đất nước ba lần bị
giặc ngoại xâm, kinh thành Thăng Long bị giặc chiếm đóng, thiêu rụi và tàn phá
nhưng khi đất nước độc lập, triều đình đã cùng với nhân dân khơi phục kinh tế,
phát triển văn hóa một cách mạnh mẽ. Ở thời Trần, Phật giáo vẫn chiếm ưu thế.
Vua quan lẫn nhân dân đều tôn sùng Phật giáo. Chùa chiền mọc lên ngày càng
nhiều. Đặc biệt, những người đứng đầu triều Trần đã dân tộc hóa và đại chúng
hóa Phật giáo nên đem lại cho giáo lí nhà Phật một sinh khí mới, gắn liền đạo
với đời. Ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường đã
được hợp nhất thành một dòng thiền mang bản sắc dân tộc Việt. Tinh thần “Tam
giáo đồng nguyên” từ thời Lý vẫn còn tồn tại gần một thế kỉ. Tuy nhiên, sang
nửa sau đời Trần, ưu thế của Phật giáo bị giảm sút dần. Hệ tư tưởng Nho giáo
ngày càng chiếm ưu thế. Đến cuối thời Trần, giữa Nho giáo và Phật giáo diễn ra
xung đột gay gắt. Cuối cùng Phật giáo rút lui khỏi chính trường. Cùng với Phật

giáo và Nho giáo thì Đạo giáo cũng được coi trọng. Nhưng nhìn chung, thời Lý


– Trần, Phật giáo rất phát triển, có ảnh hưởng trong mọi mặt của đời sống xã hội.
Đó là một đạo Phật gắn liền với cuộc sống, thấm nhuần trong đường lối chính
trị, văn hóa, nghệ thuật,…
Việc học hành, thi cử được tiến hành ngày càng qui củ. Hệ thống trường
học ngày càng được mở rộng đến các lộ, phủ, châu. Năm 1232, nhà Trần mở
khoa thi Thái học sinh đầu tiên. Năm 1374, đời Trần Duệ Tông, bắt đầu mở
khoa thi Đình lấy đỗ Tiến sĩ. Năm 1396, vua Trần Thuận Tông đặt lệ thi hương
lấy học vị Cử nhân. Thi Hương bắt đầu có từ đây. Chế độ thi cử đã đầy đủ: thi
Hương, thi Hội, thi Đình. Các loại hình nghệ thuật giải trí, âm nhạc cũng phát
triển không kém. Nghệ thuật ca múa nhạc được các tầng lớp nhân dân ưa thích.
Vào các ngày lễ, nhân dân tổ chức ca hát, nhảy múa, đua thuyền,… Đá cầu là
mơn thể thao – giải trí khơng chỉ phổ biến ở thời Lý mà sang thời Trần, nó cũng
rất được ưa chuộng từ vua quan cho đến nhân dân. Kiến trúc và điêu khắc thời
Trần có bước phát triển mới và đạt được nhiều thành tựu, mang tính phóng
khống, khỏe khoắn, đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Hình tượng rồng khơng
cịn mềm mại, uyển chuyển như con rồng thời Lý mà mang dáng vẻ chắc nịch,
mạnh mẽ, đậm nét hào khí của thời đại – hào khí Đông A. Thêm một điều đáng
lưu ý và tự hào về thời đại này là chữ Nôm đã được sử dụng để sáng tác, thể
hiện ý thức độc lập, tự chủ của dân tộc trên lĩnh vực văn hóa.
Nhìn chung, thời đại Lý – Trần là thời đại phục hưng và phát triển rực rỡ
của dân tộc. Thời đại này đã để lại nhiều cơng trình nổi tiếng. Về kiến trúc có
thể kể đến: Chùa Diên Hựu (đời Lý), Tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn (đời Trần),
…. Về văn học chữ Nơm, có thể kể đến hai tác phẩm sớm nhất hiện còn là “Đắc
Thú Lâm Tuyền Thành đạo ca” và “Cư trần lạc đạo phú” cùa Trần Nhân Tông.
Đây là hai tác phẩm chữ Nơm có giá trị của Phật giáo Việt Nam.
1.1.2. Văn học thời Lý – Trần
Văn học là tấm gương phản chiếu trung thành cuộc sống, là sản phẩm văn

hoá tinh thần của thời đại. Văn học Lý – Trần được hình thành và phát triển


trong bối cảnh lịch sử mới – thời kì độc lập tự chủ, nó phản ánh đầy đủ khí thế
và tinh thần của thời đại. Với nhiệm vụ tiên phong mở đường cho nền văn học
thành văn Việt Nam, văn học Lý – Trần không chỉ tạo được một điểm khởi đầu
vững chắc mà còn đưa văn học dân tộc tiến một bước dài trên con đường phát
triển. Nó đóng vai trò rất quan trọng đối với lịch sử nước nhà và nền văn học
dân tộc: phản ánh tinh thần của thời đại và đặt nền móng cho văn học dân tộc.
Ra đời trong thời kì Phật giáo phát triển đến độ cực thịnh, kinh Phật du
nhập ào ạt vào nước ta, số lượng người theo đạo Phật chiếm phần lớn, đặc biệt
thành phần vua quan, quí tộc, trí thức am hiểu về giáo lí nhà Phật rất uyên thâm,
nên lực lượng sáng tác phong phú, số lượng tác phẩm nhiều và có nhiều tác giả
là nhà sư. Tư tưởng Phật giáo bao trùm lên cuộc sống và chi phối sâu sắc tư
tưởng, hành động của con người thời đại. Điều này tác động rất lớn đến nền văn
học viết giai đoạn này. Vì vậy, văn học Lý – Trần có nhiều tác phẩm mang đậm
chất thiền và cảm quan thiền học. Con người tìm đến Phật giáo để đạt đến sự
tĩnh lặng, vô ưu và thanh thản tâm hồn trước những giơng bão của cuộc đời. Vì
thế mà con người trong văn học giai đoạn này vừa yêu nước, có tinh thần thượng
võ, vừa cảm nhận được sự tàn phai biến ảo của cuộc đời, để từ đó xác định một
triết lí sống an nhiên tự tại, sống hết mình nhưng vơ cầu vơ chấp, “nhậm vận
thịnh suy”.
Văn học trung đại nói chung, văn học Lý – Trần nói riêng chịu ảnh hưởng
không nhỏ của của văn học Trung Quốc. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, các
triều đại phong kiến phương Bắc áp đặt văn hóa Hán vào nước ta để mong đồng
hóa. Vì thế, văn học Lý – Trần không tránh khỏi chịu ảnh hưởng của văn học
Hán trên các phương diện ngôn ngữ văn tự, hệ thống thể loại và cả những học
thuyết, tư tưởng, tôn giáo. Về mặt ngôn ngữ, ở giai đoạn đầu hầu như các tác
phẩm đều viết bằng chữ Hán, cịn chữ Nơm thì mãi đến thời Trần mới được sử
dụng để sáng tác văn học. Bên cạnh việc vay mượn chữ viết, văn học Lý – Trần

còn vay mượn thi liệu, điển cố, điển tích lấy từ sử sách hoặc kinh điển của Trung


×