Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Hướng dẫn học tập môn luật tố tụng hành chính (có lời giải)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.73 KB, 56 trang )

Chương I. Khái quát về ngành Luật TTHC Việt Nam
A. Nhận định

1. Hội thẩm nhân dân tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết
VAHC.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 12 Luật TTHC năm 2015.
=> Hội thẩm chỉ tham gia vào giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHC, trừ trường hợp giải
quyết theo thủ tục rút gọn thì căn cứ tại k1 Điều 249 thì thành phần xét xử chỉ có một
Thẩm phán.

2. Hội thẩm nhân dân có tất cả các nhiệm vụ, quyền hạn như Thẩm phán khi tham
gia giải quyết VAHC.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 2 Điều 12 Luật TTHC năm 2015.
=> Hội thẩm nhân dân chỉ ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định
giải quyết vụ án vì Hội thẩm nhân dân được đưa vào hội đồng xét xử nhằm đại diện cho
tiếng nói của nhân dân và khơng được đào tạo chuyên môn như Thẩm phán.

3. Viện kiểm sát chỉ kiểm sát VAHC từ khi thụ lý cho đến khi kết thúc việc giải quyết
vụ án.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 2 Điều 25 Luật TTHC năm 2015.
=> Viện kiểm sát không chỉ kiểm sát VAHC từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết
vụ án mà còn tham gia các phiên tòa, phiên họp của Tòa án; kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Tòa án; thực hiện các quyền
yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Ngoài ra ở Khoản 1 Điều 43
Luật TTHC năm 2015 thì Viện kiểm sát cịn Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện.

4. Cơ quan nhà nước có thể khởi kiện VAHC theo quy định của pháp luật để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.


Nhận định đúng.
CSPL: khoản 8 Điều 3 Luật TTHC năm 2015.
=> Quy định về người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính
có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà
nước, danh sách cử tri. Và theo Điều 5, Khoản 1 Điều 115 Luật TTHC năm 2015 thì
CQNN khi bị xâm phạm cũng có thể kiện VAHC để u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này.


5. Đối với quyết định hành chính xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì Viện kiểm sát kiến nghị
UBND cấp xã nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành
chính để bảo vệ quyền, lợi hợp pháp cho người đó.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 3 Điều 25 Luật TTHC 2015.
=> Nếu họ khơng có người khởi kiện thì Viện kiểm sát mới kiến nghị UBND cấp xã nơi
người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền,
lợi hợp pháp cho người đó. Người khởi kiện ở đây có thể là người đại diện theo pháp
luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong vụ việc tố tụng hành chính.

6. Người bị kiện được quyền đưa ra yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong VAHC.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 7 Luật TTHC 2015.
=> Chỉ có người khởi kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong VAHC mới
có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định HC, hành vi HC, quyết định
kỉ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh, danh sách cử tri gây ra chứ không phải là người bị kiện.


7. Hoạt động tranh tụng trong tố tụng khơng chỉ được tiến hành tại phiên tịa.
Nhận định đúng.
CSPL: khoản 3 Đ18 Luật TTHC 2015.
=> Để đảm bảo tranh tụng trong xét xử thì mọi tài liệu, chứng cứ phải được Toà án xem
xét đầy đủ, khách quan, tồn diện, cơng khai. Trong trường hợp vật chứng được xét thấy
cần thiết mà khơng thể đưa đến phiên tồ căn cứ vào k2 Đ184 Luật TTHC 2015. Hội
đồng xét xử có thể cùng với các đương sự đến xem xét tại chỗ vật chứng. Vậy nên trong
hoạt động tranh tụng khi gặp trường hợp này thì sẽ tiến hành ngồi phiên tồ.

8. Chỉ có đương sự mới có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 9 Luật TTHC 2015.
=> Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tịa án và chứng minh
u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Ngoài ra theo điều 10 LTTHC 2015 Cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có nghĩa vụ cung
cấp đầy đủ và đúng thời hạn tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý cho
đương sự, Tịa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) theo quy định
của Luật này khi có u cầu. Vì vậy đương sự khơng phải là chủ thể duy nhất có quyền
và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tịa Án.

9. Đối với VAHC có đương sự là người nước ngoài trong trường hợp họ biết sử dụng
tiếng Việt thì khơng cần phải có người phiên dịch.


Nhận định sai.
CSPL: Điều 21 LTTHC 2015.
=> Trong trường hợp người nước ngoài biết sử dụng Tiếng Việt nhưng nếu người đó
cảm thấy khơng thuận tiện, khó đảm bảo được trọn vẹn quyền của họ thì người đó có thể
sử dụng ngơn ngữ của mình. Đó là sự lựa chọn của người tham gia tổ tụng và Tịa án
phải có nghĩa vụ đảm bảo quyền của họ bằng cách phải có người phiên dịch.


10. Tịa án phải tổ chức đối thoại giữa các đương sự trong quá trình giải quyết VAHC.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 20 thì: “Tịa án có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện thuận lợi
để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật
này”. Tuy nhiên, có các trường hợp được quy định tại Điều 135 không tiến hành đối
thoại được như:
“1. Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa
án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự khơng thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính đáng.
3. Các bên đương sự thống nhất đề nghị không tiến hành đối thoại.”

11. TH XX theo thủ tục rút gọn thì khơng áp dụng quy định TA xét xử tập thể và
quyết định theo đa số.
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 15 Luật TTHC.
=> TA XX tập thể VAHC và quyết định theo đa số, trừ TH XX theo thủ tục rút gọn.
Trong TH được quy định tại khoản 1 điều 249 của Luật này thì xét xử theo thủ tục rút
gọn gồm một thẩm phán. Vì vậy, khi ra quyết định thì chỉ là quyết định của một thẩm
phán nên không được xem là quyết định ập ập thể và theo đa số. Luật quy định như vậy
là hợp lý bởi vì những vụ án mang tính chất đơn giản nên chỉ cần một thẩm phán là đã
giải quyết được Vụ án và còn nhằm rút ngắn thời gian và thủ tục của VA..

12. Thẩm phán khi được Chánh án TA phân cơng giải quyết VAHC thì khơng được
quyền từ chối tiến hành tố tụng.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 14 và Điều 46
=> Theo quy định tại Điều 14 thì Thẩm phán sau khi đc CATA phân công giải quyết
VAHC thì khơng được quyền từ chối tiến hành tố tụng. Nhưng nếu Thẩm phán đưa ra 1
trong số các trường hợp được quy định tại Điều 45 thì Thẩm phán có quyền từ chối tiến

hành tố tụng nhằm đảm bảo tính vơ tư, khách quan cho VAHC.

13. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo đối với mọi VAHC.


Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 11 Luật TTHC có qui định: “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
được bảo đảm, trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiện danh sách cử
tri.” Như vậy chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm không được đảm bảo đối với vụ án hành
chính khiểu kiện danh sách cử tri.

14. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc,
bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí
mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tịa án có thể xét xử kín.
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 16 Luật TTHC có qui định: “Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước,
thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề
nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tịa
án có thể xét xử kín.”
=> Như vậy trong một số trường hợp đặc biêt theo u cầu chính đáng của đương sự,
Tịa án có thể xét xử kín.

15. Tồ án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật.
Nhận định đúng.
CSPL: khoản 1 Điều 18 Luật TTHC năm 2015.
“Điều 18. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử
1. Tịa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám

đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Luật này.”

16. Quy định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật không áp dụng đối với những VAHC xét xử theo thủ tục rút gọn.
Nhận định Sai.
CSPL: Điều 13 Luật TTHC năm 2015.
“Điều 13. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
1. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của T
Hội thẩm nhân dân dưới bất kỳ hình thức nào.”

hẩm

phán,

17. Tịa án có quyền xem xét về tính hợp pháp của văn bản hành chính, HVHC có liên
quan đến QĐHC, HVHC bị kiện.
Nhận định đúng.


CSPL: khoản 1 Điều 6 Luật TTHC 2015.
=> Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tịa án có quyền xem xét về tính hợp
pháp của văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị kiện và kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại văn bản hành chính, hành vi hành chính đó và trả lời kết quả cho Tịa án theo
quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

18. Tịa án được quyền hủy bỏ các văn bản hành chính trái pháp luật có liên quan đến
QĐHC, HVHC bị kiện.
Nhận định sai.

CSPL: khoản 2 Điều 6 Luật TTHC.
=> Tịa án có quyền kiến nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ
sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện văn bản đó có dấu hiệu trái
với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo
quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân chứ Tịa án khơng có quyền bãi bỏ các
văn bản HC trái pháp luật có liên qua đến QĐHC, HVHC bị kiện.

19. Người khởi kiện có quyền quyết định rút đơn khởi kiện trong giai đoạn chuẩn bị
xét xử sơ thẩm mà khơng cần có sự đồng ý của người bị kiện
Nhận định Đúng.
=> Rút yêu cầu khởi kiện là một trong những nội dung thuộc quyền quyết định và tự
định đoạt của người khởi kiện, được ghi nhận cụ thể tại khoản 2 tại Điều 8 Luật Tố tụng
hành chính năm 2015 (Luật TTHC).
=> Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện có
thể do ý chí đơn phương được quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 143 Luật
TTHC, hoặc kết quả từ đối thoại khoản 2 Điều 140 Luật TTHC, họ có tồn quyền
quyết định và tự định đoạt về việc rút yêu cầu khởi kiện. Khi người khởi kiện đã rút yêu
cầu khởi kiện, Tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính hoặc đình
chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút.

20. Tịa án có thể áp dụng các quy định của pháp luật tố dụng dân sự trong quá trình
giải quyết VAHC
Nhận định đúng.
=> Trong một số trường hợp có thể dùng pháp luật khác, thí dụ luật dân sự (bồi thường
ngoài hợp đồng), luật đất đai (đền bù giải toả). Ví dụ quy định tại k2 điều 7 luật TTHC:
Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều
kiện để chứng minh thì Tịa án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau
bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
=> Nếu trường hợp tịa án xác định vụ án đó khơng phải là vụ án hành chính mà là vụ án

dân sự và việc giải quyết này thuộc thẩm quyền của mình thì tịa án giải quyết vụ án đó


theo thủ tục chung do pháp luật tố tụng dân sự quy định đồng thời thông báo cho đương
sự và viện kiểm sát cùng cấp được căn cứ theo quy định tại k1 Điều 34 LTTHC
Chương 2: Thẩm quyền xét xử hành chính của TAND
A. NHẬN ĐỊNH

1. Mọi QĐHC cá biệt do cơ quan hành chính nhà nước ban hành đều là đối tượng
khởi kiện VAHC.
Nhận định sai.
CSPL: K1 Đ30 Luật TTHC 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2019), có 3 trường hợp QĐHC
không là đối tượng khởi kiện VAHC thuộc các điểm a, b, c, cụ thể:


QĐHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phịng, an ninh,
ngoại giao theo quy định của pháp luật;



QĐ của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản
trở hoạt động tố tụng;



QĐHC mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

2. Mọi hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện
đều là HVHC thuộc thẩm quyền XXHC của TAND.
Nhận định sai.

CSPL: K1 Đ30 Luật TTHC 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2019).
Theo đó, có một số HVHC mặc dù cũng do người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện nhưng ko thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, đó là những
HVHC trong 1 số TH cụ thể quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 điều 30:


HVHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh,
ngoại giao theo quy định của pháp luật;



HVi của Tịa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản
trở hoạt động tố tụng;



HVHC mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

3. Chỉ có HVHC dưới dạng khơng hành động là đối tượng khởi kiện VAHC.
Nhận định sai.
Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2019) quy định hành vi hành
chính là một trong những đối tượng khởi kiện VAHC. Khoản 3 Điều 3 Luật này quy
định: “Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực
hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc khơng thực hiện nhiệm vụ, công vụ
theo quy định của pháp luật”. Khoản 4 Điều 3 quy định: Hành vi hành chính bị kiện là
hành vi quy định tại khoản 3 Điều này mà hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy hành vi hành chính
được thể hiện dưới dạng hành động và khơng hành động. Vì luật khơng quy định cụ thể



hành vi hành chính được thể hiện dưới dạng nào thì thuộc đối tượng khởi kiện VAHC
mà chỉ quy định chung hành vi hành chính nếu làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền,
lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức, cá nhân và không thuộc các trường hợp quy định
tại điểm a,b,c khoản 1 Điều 30 thì sẽ bị khởi kiện VAHC. Do đó khơng chỉ có HVHC
dưới dạng không hành động là đối tượng khởi kiện VAHC mà cịn có HVHC dưới dạng
hành động.

4. Khi bị xử lý kỷ luật, công chức thuộc cơ quan nhà nước cấp tỉnh trở xuống có thể
khởi kiện u cầu Tịa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
Nhận định sai.
Khoản 5 Điều 3 Luật TTHC 2015 quy định: “Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết
định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật
buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình”. Đồng thời khoản 2
Điều 30 quy định đối tượng khiếu kiện của VAHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa
án là quyết định kỷ luật buộc thơi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và
tương đương trở xuống. Như vậy ở đây chỉ có quyết định kỷ luật buộc thôi việc công
chức thuộc cơ quan nhà nước cấp tỉnh mới được quyền khởi kiện, yêu cầu Tịa án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp. Những quyết định kỷ luật khác (cảnh cáo, hạ bậc lương…)
mang tính chất nội bộ của cơ quan nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30
thì khơng thể khởi kiện u cầu Tịa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Do đó không phải trong mọi trường hợp khi bị xử lý kỷ luật, công chức thuộc cơ quan
nhà nước cấp tỉnh trở xuống có thể khởi kiện u cầu Tịa án có thẩm quyền bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

5. Trong trường hợp cần thiết, TAND cấp tỉnh có thể có thẩm quyền giải quyết khiếu
kiện về danh sách cử tri.
Nhận định đúng.
CSPL: Khoản 4 Điều 30, khoản 4, 8 Điều 32 và khoản 3 Điều 115 Luật TTHC năm

2015. Cơng dân có quyền khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri
tại TA (K4 Đ30, k3 Điều 115 LTTHC 2015), cụ thể đối tượng bị kiện là UBND vì
UBND là cơ quan thành lập danh sách cử tri theo khu vực bỏ phiếu, ví dụ, Tịa án cấp
huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện danh danh sách cử tri của huyện, trong
trường hợp cần thiết Tồ án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm
quyền của Tồ án cấp huyện (K4 K8 Điều 32). Nên Tịa án cấp tỉnh có thể có thẩm
quyền giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri.

6. Trong một số trường hợp, nơi làm việc của cá nhân khởi kiện cũng là căn cứ để xác
định Tịa án có thẩm quyền giải quyết khởi kiện hành chính.
Nhận định đúng.
CSPL: K1 và K2, K6 K7 Điều 32 LTTHC. Tại các điều khoản này có quy định khiếu
kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền trong
cơ quan đó “mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm


vi địa giới hành chính với Tịa án”. Đây là căn cứ để xác định TA có thẩm quyền giải
quyết vụ án hành chính.

7. TAND cấp huyện có thể khơng có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện QĐHC do
CQNN từ cấp huyện trở xuống ban hành.
Nhận định đúng.
CCPL: khoản 1 Điều 31; khoản 1 Điều 30.
Theo khoản 1 Điều 31 về “Thẩm quyền của Tịa án cấp huyện” thì Tịa án cấp huyện có
thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính của cơ
quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính
với Tịa án, trừ quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện. Như vậy, TAND cấp huyện có thể khơng có thẩm quyền giải quyết
khiếu kiện QĐHC do CQNN từ cấp huyện trở xuống ban hành nếu cơ quan nhà nước
này không trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa án hoặc QĐHC này do UBND

cấp huyện ban hành.
Một trường hợp khác, nếu các quyết định hành chính do CQNN cấp huyện trở xuống
ban hành thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 30 thì TAND
cấp huyện cũng khơng có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện.
Lý giải thêm: Vì giữa TAND và UBND cùng cấp có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Trong đó, UBND là bên có quyền hạch tốn về ngân sách nhà nước cấp cho. Nếu để
Tòa án giải quyết khiếu kiện QĐHC do UBND cùng cấp ban hành thì có thể khơng đảm
bảo được sự khách quan trong hoạt động xét xử của Tịa án.
Ví dụ về quyết định của UBND khơng thuộc thẩm quyền: UBND huyện A ra quyết định
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp đối với anh B vì anh này có hành vi
khai thác rừng trái phép. Anh B khởi kiện tại UBND huyện C nên UBND huyện C khơng
có thẩm quyền (với cả 2 lý do là khơng cùng địa giới và khơng có thẩm quyền đối với
quyết định của UBND cấp huyện cùng cấp).

8. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết VAHC giữa TAND tỉnh Đắk Nông
và TAND tỉnh Long An không thuộc thẩm quyền của Chánh án TAND cấp cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận định sai.
CCPL: khoản 7 Điều 34; khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13.
Theo khoản 7 Điều 34 về “Chuyển vụ án cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm
quyền” thì “Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải
quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh
thổ của Tòa án nhân dân cấp cao”.
Theo Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 về THÀNH LẬP TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP
CAO (trong đó có chia rõ phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của 3 TAND cấp cao), tại
khoản 3 Điều 1 về Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thì TANDCC
tại TPHCM có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung


ương phía Nam Việt Nam từ Ninh Thuận trở vào, trong đó có bao gồm tỉnh Đắk Nơng

và tỉnh Long An.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết VAHC giữa TAND tỉnh
Đắk Nông và TAND tỉnh Long An thuộc thẩm quyền của Chánh án TAND cấp cao tại
TP.HCM.
Lý giải thêm:


Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 về THÀNH LẬP TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO
(chia rõ phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của 3 TAND cấp cao)



TANDCC tại Hà Nội có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương từ Hà Tĩnh trở ra Bắc.



TANDCC tại Đà Nẵng có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 12 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương từ Quảng Bình đến Khánh Hịa - Đắk Lắk.



Tịa án cấp cao tại TPHCM có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, gồm: TPHCM, Cần Thơ, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu
Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau, An Giang và Kiên Giang.


Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của 3 Chánh án thuộc 3 cấp:


− Chánh án TAND cấp tỉnh: tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án giữa các TAND cấp
huyện trong cùng 1 tỉnh, TP trực thuộc TW.
− Chánh án TAND cấp cao: tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án giữa các TAND cấp
huyện khác tỉnh, TP trực thuộc TW; giữa các TAND cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền
theo lãnh thổ.
− Chánh án TAND tối cao: tranh chấp về thẩm quyền giữa các TAND cấp huyện khác tỉnh,
TP trực thuộc TW; giữa các TAND cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền lãnh thổ của các
TANDTC khác nhau (VD: Cao Bằng - Đồng Nai).
9. Khi cá nhân có nơi cư trú, làm việc ở nước ngoài khởi kiện QĐHC của Chi cục
trưởng Chi cục thuế huyện K tỉnh H thì thẩm quyền giải quyết VAHC có thể thuộc
về TAND tỉnh H.
Nhận định đúng.
CSPL: Khoản 8 Điều 32 Luật TTHC 2015
QĐHC của Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện K tỉnh H là QĐHC của người có thẩm
quyền trong cơ quan nhà nước cấp huyện thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp
huyện (k1Đ31 Luật TTHC 2015) nhưng trong trường hợp cần thiết, Tịa án nhân dân
tỉnh H có thể lấy lên giải quyết khiếu kiện QĐHC của Chi cục trưởng chi cục thuế huyện
K tỉnh H nên thẩm quyền giải quyết VAHC có thể thuộc về TAND tỉnh H.

10. Khởi kiện QĐHC của Chủ tịch UBND tỉnh K có thể khơng thuộc thẩm quyền giải
quyết của TAND tỉnh K.
Nhận định sai.


CSPL: Khoản 3 Điều 32 Luật TTHC 2015.
Theo đó, khởi kiện QĐHC của Chủ tịch UBND tỉnh K là khởi kiện QĐHC của người có
thẩm quyền trong cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
tịa án nên thuộc thẩm quyền của giải quyết của TAND tỉnh K. (luôn thuộc)


11. Quyết định kỷ luật cơng chức là QĐHC mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức nên
không thuộc thẩm quyền XXHC của TAND.
Nhận định sai.
Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để
áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, cơng chức thuộc quyền quản lý
của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Đối với cơng chức khơng
giữ chức vụ quản lý thì hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc
thôi việc, đối với công chức giữ chức vụ quản lý là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương,
buộc thơi việc, cách chức và giáng chức. Trong đó QĐKL BTV cũng là QĐKL mang
tính nội bộ nhưng do nó là hình thức kỷ luật nặng nhất, do đó để bảo vệ quyền và lợi ích
của cơng chức đó nên QĐKL BTV dù mang tính nội bộ nhưng nó thuộc thẩm quyền xét
xử hành chính của TAND theo khoản 2 điều 30 Luật TTHC 2015.

12. QĐHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của
TAND tỉnh K
Nhận định sai.
Đối với những quyết định hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước nhưng nó khơng
thuộc trong 3 lĩnh vực an ninh, quốc phịng, ngoại giao và không nằm trong danh mục
pháp luật quy định (Nghị định 49) thì nó vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của TA,
không thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án chỉ khi nó thuộc phạm vi bí mật nhà nước
trong 3 lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ngoại giao và phải nằm trong danh mục pháp luật
quy định. (Điểm a khoản 1 điều 30 Luật TTHC)

13. Trong một số trường hợp, QĐXL VV cạnh tranh cũng có thể là đối tượng khởi kiện
VAHC.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 3 điều 30 Luật TTHC năm 2015.
Vì căn cứ theo khoản 3 điều 30 đối tượng khởi kiện VAHC là quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chứ không phải quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh. quyết định giải quyết khiếu nại về QĐ xử lý vụ việc cạnh tranh tuy

không phải là quyết định hành chính nhưng nó vẫn được xem là đối tượng khởi kiện
trong vụ án hành chính. Quyết định giải quyết khiếu nại về QĐ xử lý vụ việc cạnh tranh
thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu TA giải quyết VAHC là quyết định của Hội đồng
cạnh tranh, của Bộ trưởng Bộ công thương khi giải quyết khiếu nại QĐ xử lý vụ việc
cạnh tranh theo quy định tại mục 7 chương 5 của Luật cạnh tranh. Theo đó, trường hợp
khơng nhất trí một phần hoặc tồn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của


Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh các
bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ Công thương. Hội đồng cạnh
tranh, Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ căn cứ vào đơn khiếu nại của các bên và các quy
định của pháp luật để giải quyết khiếu nại.

14. Không phải mọi QĐHC, HVHC do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, thực
hiện đều thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của TAND.
Nhận định đúng.
CSPL khoản 1, khoản 2 điều 30 Luật TTHC năm 2015.
Vì đối với các QĐHC, HVHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong 3 lĩnh vực an ninh,
quốc phòng, ngoại giao theo quy định của pháp luật; và các QĐHC, HVHC mang tính
nội bộ của cơ quan, tổ chức; đồng thời đối với các quyết định, hành vi của TA trong việc
áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng tuy được
ban hành bởi các cơ quan nhà nước ở trung ương nhưng nó khơng thuộc thẩm quyền xét
xử hành chính của TAND.

15. TAND cấp huyện khơng có thẩm quyền giải quyết đối với khiếu kiện QĐKLBTV
do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp huyện ban hành.
Nhận định sai.
Vì Tịa án cấp huyện có quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khiếu kiện quyết định kỷ
luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện ban hành được
quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 31 Luật TTHC 2015.


16. Đối với khiếu kiện QĐGQKN về QĐXLVVCT thì người khởi kiện là cá nhân có thể
lựa chọn Tịa án có cùng phạm vi địa giới hành chính với nơi cư trú hoặc nơi làm
việc của mình để giải quyết.
Nhận định đúng.
Vì khiếu kiện QĐGQKN về QĐXLVVCT thì người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú
hoặc nơi làm việc có cùng phạm vi địa giới hành chính với tịa án thì có thể giải quyết
khiếu kiện tại đó quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 32 Luật TTHC 2015.

17. Khiếu kiện QĐGQKN trong hoạt động kiểm tốn nhà nước ln thuộc thẩm quyền
xét xử hành chính của TAND cấp tỉnh.


Nhận định sai.



CSPL: Khoản 7 Điều 32 LTTHC 2015



Giải thích: Chỉ những QĐGQKN trong hoạt động kiểm tốn nhà nước mà người khởi
kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
Tịa án thì Tịa án cấp tỉnh mới có thẩm quyền giải quyết.

18. Khiếu kiện HVHC của cơ quan đại diện nước CNXHCNVN ở nước ngồi có thể
thuộc thẩm quyền XXHC của TAND Thành phố Hà Nội.


Nhận định đúng.




CSPL: Khoản 5 Điều 32 LTTHC 2015.




Giải thích: Đối với khiếu kiện HVHC của cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước
ngoài là người khởi kiện khơng có nơi cư trú tại Việt Nam thì thẩm quyền XXHC có thể
thuộc TAND Thành phố Hà Nội.

19. Sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm mà có căn cứ
xác định việc giải quyết VAHC thuộc thẩm quyền của TA khác thì Thẩm phán
được phân cơng giải quyết VAHC ra quyết định chuyển hồ sơ VA cho TA có thẩm
quyền.
Nhận định sai.
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, 3 điều 34 Luật TTHC 2015.
Theo khoản 3, nếu rơi vào trường hợp SAU khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử
theo thủ tục sơ thẩm mà có căn cứ xác định việc giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm
quyền của Tịa án khác, thì Tịa án phải mở phiên tịa để Hội đồng xét xử ra quyết định
đình chỉ việc xét xử, chuyển hồ sơ vụ án cho Tịa án có thẩm quyền.
Trường hợp TRƯỚC khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm mà có
căn cứ xác định việc giải quyết vụ án thuộc thẩm quyền của Tịa án khác thì Thẩm phán
được phân cơng giải quyết vụ án hành chính mới ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho
Tòa án chuyển hồ sơ vụ án cho Tịa án có thẩm quyền; đồng thời, Thẩm phán cũng phải
tiến hành xóa sổ thụ lý và thông báo cho đương sự và VKS cùng cấp.

20. Tòa án được nhập hai hoặc nhiều vụ án mà TA đã thụ lý riêng biệt thành một vụ
án để giải quyết bằng một VAHC.

Nhận định sai.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 35 Luật TTHC 2015.
Theo đó, Tịa án có quyền thực hiện quyền nhập vụ án này khi và chỉ khi đáp ứng đủ 2
điều kiện lần lượt quy định tại điểm a, b khoản 1 điều 35, (cụ thể như sau:
a) Các vụ án thụ lý riêng biệt chỉ có một người khởi kiện đối với nhiều quyết định hành
chính, hành vi hành chính đều do một cơ quan, tổ chức hoặc một người có thẩm quyền
trong cơ quan, tổ chức ban hành, thực hiện và có mối liên hệ mật thiết với nhau hoặc các
vụ án thụ lý riêng biệt có nhiều người khởi kiện đối với cùng một quyết định hành chính
hoặc hành vi hành chính;
b) Việc nhập hai hay nhiều vụ án hành chính thành một vụ án hành chính phải bảo đảm
việc xét xử được nhanh chóng, hiệu quả, triệt để và không vi phạm thời hạn chuẩn bị xét
xử.)
Việc quy định các điều kiện về nhập VAHC như vậy là để tránh tình trạng tùy tiện nhập
các VAHC một cách lung tung của Tịa án có thể dẫn đến rắc rối, khó khăn hơn trong
q trình giải quyết VAHC sau khi đã nhập các VAHC vào với nhau.
B. BÀI TẬP
Bài 1: Xác định các loại khiếu kiện nào sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND
theo thủ tục TTHC:

1. QĐKLBTV đối với ông Nguyễn Trọng K là giáo viên trường tiểu học H.


QĐKL BTV đối với ông K là giáo viên trường tiểu học H khơng thuộc thẩm quyền giải
quyết của tịa án vì ơng K là viên chức khơng phải cơng chức, mà viên chức thì khơng
được quyền kiện đối với QĐ KLBTV.
CSPL: Khoản 2 điều 30 Luật TTHC 2015

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơng ty N của Cục trưởng Cục
thuế tỉnh B
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND. Vì

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơng ty N của Cục trưởng Cục thuế tỉnh
B đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một quyết định hành chính thuộc thẩm quyền
giải quyết của TAND và đồng thời quyết định xử phạt này không thuộc vào các trường
hợp nằm trong khoản 1 điều 30

3. Quyết định của UBND quận C về việc bồi thường, hỗ trợ việc giải tỏa một phần
nhà đất đối với ông Nguyễn Văn A.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật TTHC 2015 thì quyết định của UBND quận C về việc
bồi thường, hỗ trợ việc giải tỏa một phần nhà đất đối với ông Nguyễn Văn A là QĐHC
và khiếu kiện này thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND theo thủ tục TTHC căn cứ
theo khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015.

4. Kết luận nội dung tố cáo số 03/KL-UBND ngày 29/12/2017 của CT UBND phường
H, thành phố T, tỉnh D đối với hành vi xây dựng nhà ở không phép của ông Trần
Văn A
Không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND theo thủ tục tố tụng HC. Tình huống này
thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ. CSPL: K7 Điều 13 Luật Tố cáo
“Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong
việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm,
quản lý trực tiếp”.

5. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của Chủ tịch UBND phường E, thành phố
K, tỉnh Q đối với bà B
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của Chủ tịch UBND phường E thuộc thẩm
quyền giải quyết của TAND theo thủ tục TTHC. Vì hành vi của chủ tịch UBND phường
E gọi là hành vi hành chính theo K3 Đ3 Luật TTHC 2015, đồng thời hành vi này không
thuộc 3 trường hợp tại K1 Đ30 Luật TTHC 2015.


6. Thông báo nộp tiền sử dụng đất của Chi Cục thuế thành phố B đối với thửa đất số
110, tờ bản đồ số 79 tại phường T1, thành phố B, tỉnh D đứng tên hộ ơng H và bà
N.


Xét về các điều kiện của văn bản trên:



Về hình thức: ban hành văn bản Thông báo




Về chủ thể ban hành: Cơ quan tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà
nước: Chi Cục thuế thành phố B



Về nội dung: quyết định hành chính cá biệt



Quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính: cụ thể là nộp tiền
sử dụng đất đối với thửa đất số 110, tờ bản đồ số 79 tại phường T1, tp B, tỉnh D.



Tác động đến một số đối tượng cụ thể: ơng H và bà N




Có hiệu lực áp dụng 1 lần



Cspl: Khoản 1 Điều 3 LTTHC 2015 thì thơng báo trên là quyết định hành chính



Xét thấy quyết định hành chính trên cũng không thuộc vào các trường hợp không thuộc
thẩm quyền quy định tại K1 Đ33 LTTHC 2015 nên khiếu kiện Thông báo nộp tiền sử
dụng đất của Chi Cục thuế tp B đối với thửa đất số 110 đứng tên ơng H và bà N thuộc
thẩm quyền Tịa án theo thủ tục TTHC.

Bài 2. Xác định Tịa án có thẩm quyền giải quyết VAHC trong các trường hợp sau:

1. Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Hương Sơn có trụ sở đặt tại quận LC, thành phố DN
khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Bộ T
(Thanh tra Bộ T có trụ sở đặt tại quận X, Thành phố HN)
Vì quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chánh thanh tra Bộ T là quyết định xử
phạt hành chính của người có thẩm quyền ở cấp trung ương và bên khởi kiện là một tổ
chức có trụ sở tại quận LC, thành phố DN nên thẩm quyền xét xử VAHC thuộc về
TAND thành phố DN.(K2, Đ32 Luật TTHC 2015)

2. Bà A cư trú tại huyện N, tỉnh B khởi kiện quyết định thu hồi đất của UBND quận
K, thành phố H.
Vì quyết định thu hồi đất của UBND quận K, thành phố H là quyết định hành chính của
UBND cấp huyện. Do đó, căn cứ theo khoản 4 điều 32 Luật TTHC 2015 thì TAND
thành phố H là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định thu hồi đất của

UBND quận K, thành phố H.

3. Bà Huỳnh Thị D (cư trú tại huyện Y, tỉnh S) khởi kiện quyết định xử phạt VPHC
của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh BT(có trụ sở đặt tại thành phố P,
tỉnh BT).
Đối tượng bị khởi kiện trong VAHC này là quyết định xử phạt VPHC của Chánh Thanh
tra Sở Giao thông vận tải tỉnh BT đối với bà Huỳnh Thị D. Vì đây là quyết định xử phạt
của người có thẩm quyền ở cấp tỉnh (cụ thể là Chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh BT) nên
theo quy định tại khoản 3 Điều 32 LTTHC 2015 VAHC này thuộc thẩm quyền Tòa án
cấp tỉnh. Mà trụ sở của người bị kiện ở đây nằm ở TP P, tỉnh BT nên theo quy định tại
khoản 3 Điều 32 thẩm quyền giải quyết thuộc Tịa án nhân dân nơi có trụ sở của người
bị kiện. Do đó Tịa án có thẩm quyền giải quyết VAHC trong trường hợp này là TAND
tỉnh BT.

4. Tòa án có thẩm quyền giải quyết VAHC trong trường hợp này là TAND huyện T.


CCPL: khoản 2 Điều 31. Theo khoản 2 Điều 31 về “Thẩm quyền của Tịa án cấp huyện”
thì Tịa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc
thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm
vi địa giới hành chính với Tịa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ
quan, tổ chức đó.
Tịa án nhân dân huyện T có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc
thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức huyện T đối với công chức thuộc thẩm
quyền quản lý của UBND huyện T. Chủ tịch UBND huyện T là người đứng đầu UBND
huyện T. Như vậy, việc khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch UBND
huyện T đối với ông Đỗ Ngọc H là công chức thuộc UBND huyện T thuộc thẩm quyền
giải quyết của TAND huyện T.

5. Ơng Lê Đình S cư trú tại huyện X, tỉnh N khởi kiện hành vi từ chối cấp giấy chứng

nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp của Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh N.
Hành vi từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp của Phòng Đăng
ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh N là hành vi hành chính của cơ quan nhà
nước cấp tỉnh. Sở dĩ thuộc cấp tỉnh là vì theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị
định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Ở cấp tỉnh: Phịng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế
hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phịng đăng ký kinh doanh)”. Do đó ơng Lê Đình
S phải khởi kiện đến Tịa án nhân dân cấp tỉnh có cùng phạm vi địa giới hành chính với
cơ quan có hành vi hành chính từ chối cấp giấy chứng nhận. Tức là thẩm quyền giải
quyết vụ án hành chính này thuộc Tịa án nhân dân tỉnh N.
Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh của Luật TTHC
2015.

6. Bà Nguyễn Thị M cư trú tại thành phố C, tỉnh T khởi kiện quyết định thu hồi, hủy
bỏ giấy chứng nhận kết hôn của UBND thành phố B, tỉnh K.
Quyết định thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn là quyết định hành chính của cơ
quan nhà nước cấp huyện, nhưng vì đối tượng ra quyết định này là UBND thành phố B
nên khơng cịn thuộc thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Tòa án nhân dân huyện nữa,
theo quy định tại Khoản 1 Điều 31. Do đó bà Nguyễn Thị M phải khởi kiện đến Tịa án
nhân dân tỉnh có cùng phạm vi địa giới hành chính với UBND thành phố B, tỉnh K. Tức
là thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính này thuộc Tịa án nhân dân tỉnh K.
Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 32. Thẩm quyền của Tịa án cấp tỉnh của Luật TTHC
2015.

7. Ơng Nguyễn Thành T cư trú tại thành phố NY, Hoa Kỳ khởi kiện quyết định của
UBND tỉnh BR về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với căn nhà số 53/27
đường E, phường 7, thành phố VT, tỉnh BR.
Cơ quan bị khởi kiện là UBND tỉnh BR là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh.
Người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú ở nước ngồi.



Căn cứ theo khoản 1 Điều 32, trường hợp người khởi kiện khơng có nơi cư trú, nơi làm
việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tịa án nơi cơ
quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 32 thì TAND tỉnh BR sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện
quyết định hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh BR.
CHƯƠNG 3: CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG,
NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
A. Phần Nhận định

1.

Chánh án có quyền quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký
Toà án, kiểm sát viên trước khi mở phiên toà

- Nhận định trên sai
- Cơ sở pháp lý: Điểm c Khoản 1 Điều 37, khoản 1 Điều 52
- Vì theo điểm c khoản 1 điều 37 LTTHC 2015 Quy định về quyền và nhiệm vụ của chánh án
toà án: “c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án trước khi mở
phiên tòa”
Chánh án khơng có quyền thay đổi kiểm sát viên mà trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi
Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định (Khoản 1 Điều 52 LTTHC
2015)

2. Chánh án TAND không thể là người tiến hành tố tụng nếu có con ruột là người khởi
kiện trong VAHC
* Nhận định đúng (theo Luật)
- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 45
- Vì Căn cứ vào khoản 1 điều 45 LTTHC 2015: “Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến
hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1. Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.”
Chánh án với người khởi kiện có quan hệ cha con nên họ là những người thân thích của nhau,
vì thế khơng thể tiến hành tố tụng.
*Nhận định sai (theo thực tiễn)
Không thể thay đổi CATAND (VTVKSND) bởi vì hai lý do sau:
Khơng có người thay thế
Nếu thay đổi với tư cách Thẩm phán (ĐIều 46), thay đổi với tư cách KSV (Điều 50)
→ Cơ sở thay đổi tại Điều 49, thế nên khơng có căn cứ nào quy định thay đổi CATAND và
VTVKSND trong khi phiên tịa diễn ra.
3. Chánh Thanh tra tỉnh VL có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị kiện là
Chủ tịch UBND tỉnh VL trong VAHC.
=> Sai.


CSPL: điểm c khoản 2 Điều 61 Luật TTHC 2015
Theo cơ sở pháp lý quy định, người bảo vệv quyền và lợi ích cho người bị kiện khơng được là
cán bộ, cơng chức trong các cơ quan Tịa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức,
sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an. Chánh Thanh tra là cán bộ trong cơ quan Tịa án nên
khơng thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị kiện. (sai)
Mà Chánh Thanh tra là người đứng đầu tổ chức Thanh tra thuộc UBND tỉnh VL, thế nên đối
tượng này không thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị kiện là Chủ tịch
UBND tỉnh VL trong VAHC
4. Chánh Thanh tra tỉnh KG có thể làm người đại diện theo ủy quyền cho người bị kiện là
Chủ tịch UBND tỉnh KG tham gia tố tụng trong VAHC.
- Nhận định này là Sai.
- CSPL: Khoản 3 Điều 60 Luật TTHC 2015
“Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người
bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện” nên trong trường hợp này người bị
kiện là Chủ tịch UBND là người đứng đầu ủy ban thì người đại diện theo ủy quyền phải là cấp
phó của Chủ tịch UBND và Chánh Thanh tra tỉnh không thể làm người đại diện theo ủy quyền

5. Khi người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ chưa
được thừa kế thì Tịa án đình chỉ giải quyết VAHC
- Nhận định này Sai
- CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 141, Điểm a Khoản 1 Điều 143 luật TTHC 2015.
- Theo Điểm a Khoản 1 Điều 143 khi người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ
của họ khơng được thừa kế thì lúc này TA mới có quyền đình chỉ giải quyết VAHC. Cịn trong
trường hợp khi người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ chưa
được thừa kế theo đề bài thì tịa án chỉ có quyền tạm đình chỉ giải quyết VAHC theo Điểm a
Khoản 1 Điều 141
Do đó câu nhận định này Sai ở chỗ là Tịa án chỉ có quyền tạm đình chỉ giải quyết VAHC chứ
khơng phải là đình chỉ giải quyết VAHC.
6. Khi người khởi kiện là cá nhân chết thì Tịa án tạm đình chỉ giải quyết VAHC
- Nhận định này Sai
- CSPL: Khoản 1 Điều 59, Điểm a Khoản 1 Điều 141, Điểm a Khoản 1 Điều 143 LTTHC 2015.
+ Theo Khoản 1 Điều 59 thì Trường hợp người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa
vụ của người đó được thừa kế thì lúc này người thừa kế sẽ tham gia tố tụng trong trường hợp
này TA không có quyền Tạm đình chỉ.
+ Nếu như trong trường hợp người khởi kiện chết mà quyền, nghĩa vụ của họ chưa được thừa
kế thì lúc này Tịa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết VAHC theo Điểm a Khoản 1 Điều 141.
+ Còn nếu trong trường hợp người khởi kiện chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa
kế thì lúc này Tịa án có quyền Đình chỉ giải quyết VAHC theo Điểm a Khoản 1 Điều
143 LTTHC 2015.


7. Kiểm sát viên có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng trong vụ án hành
chính
- Nhận định đúng
- CSPL: khoản 8 Điều 43 Luật TTHC
- Theo khoản 8 điều này thì Kiểm sát viên có quyền kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham
gia tố tụng, yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham

gia tố tụng vi phạm pháp luật. Có nghĩa rằng nếu Kiểm sát viên xét thấy người tiến hành tố
tụng trong vụ án hành chính có hành vi vi phạm pháp luật thì được quyền yêu cầu thay đổi
người tiến hành tố tụng.
8. Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích
với Thư ký Tòa án trong cùng một vụ án
- Nhận định sai
- Cơ sở pháp lý: Khoản 1 và Khoản 3 Điều 47, Khoản 8 Điều 45
- Theo Khoản 3 Điều 47, trường hợp Thư ký tòa án là người thân thích với một trong những
người tiến hành tố tụng khác trong vụ án đó, cụ thể là kiểm sát viên thì Thư ký phải là người bị
thay đổi, khơng phải kiểm sát viên. Đồng thời theo Khoản 1 Điều 47 thì trường hợp này thuộc
Khoản 8 Điều 45, nếu như Tịa án có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể khơng vơ tư trong
khi làm nhiệm vụ thì người bị thay đổi cũng là Thư ký Tịa án. Như vậy trong trường hợp này,
phải thay đổi Thư ký Tịa án, khơng phải Kiểm sát viên
9. Một thẩm phán không được tham gia xét xử trong VAHC nếu đã từng là người tiến
hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách Hội thẩm nhân dân.
-Nhận định sai
-Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 46 Luật TTHC 2015
- Theo Điều này, nếu thẩm phán đó đã tham gia giải quyết vụ án hành chính và đã ra bản án thì
khơng được tiến hành tố tụng trong vụ án đó. Tuy nhiên, có thể vì một số lý do khách quan mà
người này đã tham gia VAHC theo thủ tục sơ thẩm nhưng chưa ra bản án sơ thẩm hay quyết
định thì vẫn có thể tham gia xét xử VAHC với tư cách là một Thẩm phán mặc dù đã từng là
người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là HTND.
Tuy nhiên cịn phải ngoại trừ trường hợp Thẩm phán này là thành viên của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tịa án nhân dân cấp cao thì được
tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Lý giải cho điều này là bởi ví
dụ khi tham gia xét xử giám đốc thẩm thì cần 5 thành viên hoặc tồn bộ thành viên Hội đồng
thẩm phán tham gia. Mà số lượng thẩm phán tại TAND tối cao lại là những số lượng cứng, ít và
khó thay đổi. Trong khi đó quyết định đưa ra lại là quyết định của tập thể nên khơng thể thay
thế. Tóm lại đây là một nhận định sai (bỏ)
10. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có đầy đủ các quyền và nghĩa

vụ của người mà họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
- Nhận đinh sai
- Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 6, 9, 16, 19 và 20 điều 55, điểm e Khoản 6 61 Luật TTHC 2015


- Bởi vì theo điểm e Khoản 6 Điều 61 thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
chỉ có các quyền và nghĩa vụ tại Khoản 1, 6, 9, 16, 19 và 20 Điều 55 về quyền và nghĩa vụ của
đương sự. Ngoài ra, đương sự cịn có một số quyền riêng của mình mà người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự khơng có như quyền giữ ngun, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu
cầu hay nghĩa vụ Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định
của pháp luật, ...
11. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn được tự mình khởi kiện VAHC
- Nhận định này là Sai.
- CSPL: khoản 7 điều 3, Khoản 4 Điều 54
- Theo Khoản 7 Điều 3 thì đương sự gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan. Từ đó ta dẫn sang quy định tại khoản 4 Điều 54 thì đương sự là người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự
thông qua người đại diện theo pháp luật. Như vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
muốn khởi kiện VAHC (đây là người khởi kiện) thì phải thơng qua người đại diện chứ khơng
thể tự mình thực hiện.
12. Cá nhân giữ chức danh có thẩm quyền đã ban hành QĐHC bị kiện đã chuyển công
tác sang cơ quan khác thì khơng phải là người bị kiện trong VAHC.
- Nhận định này là Đúng.
- CSPL: Khoản 9 Điều 3 và Khoản 3 Điều 59
- Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 thì người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc, quyết định giải quyết khiếu
nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động
kiểm toán Nhà nước danh sách cử tri bị khởi kiện. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 điều
59 thì trường hợp người bị kiện là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức mà cơ quan, tổ

chức đó hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể thì người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của
người đó tham gia tố tụng. Như vậy, cá nhân giữ chức danh có thẩm quyền ban hành QĐHC bị
kiện đã chuyển cơng tác sang cơ quan khác thì khơng phải là người bị kiện trong VAHC mà
người bị kiện phải là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của người đó tham gia tố tụng.
13. Người đại diện đương sự có thể làm người phiên dịch cho đương sự.
- Nhận định trên là đúng.
- CSPL: khoản 1 điều 64 Luật TTHC 2015 sửa đổi bs 2019
- Dù theo điểm a khoản 3 điều 64 LTTHC thì người phiên dịch phải từ chối hoặc thay đổi khi
người phiên dịch là người đại diện của đương sự nhưng theo khoản 1 điều 64 Luật TTHC thì
vẫn có trường hợp ngoại lệ, đó là người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật
nhìn hoặc người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói biết được ngơn ngữ, ký hiệu của họ thì
người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tịa án chấp nhận làm phiên dịch cho người
khuyết tật đó.
14. Người làm chứng phải bị thay đổi nếu là người thân thích của đương sự trong vụ án
hành chính đó.


- Nhận định sai.
- CSPL: Khoản 1,3 điều 62 TTHC 2015
- Vì theo khoản 1 điều 62 TTHC 2015 thì Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên
quan đến nội dung vụ án được đương sự đề nghị và Tòa án triệu tập tham gia tố tụng. Tại
Khoản 1 Điều 62 khơng có quy định nào vệ việc người làm chứng khơng được là thân thích của
đương sự trong vụ án hành chính đó. Đồng thời theo Khoản 3 Điều 62 người làm chứng được
từ chối khai báo nếu lời khai của mình ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan
hệ thân thích với mình thế nên họ khơng phải bị thay đổi nếu đó là người thân thích của
đương sự trong vụ án.
15. Thẩm phán không được từ chối khi được người có thẩm quyền phân cơng tiến hành tố
tụng trong VAHC
- Nhận định sai.
- Cơ sở pháp lý: Điều 14, Điều 45, Điều 46 Luật TTHC 2015

- Căn cứ Điều 14 LTTHC 2015 thì khi Thẩm phán được phân cơng giải quyết VAHC thì phải
đảm bảo sự vơ tư, khách quan, trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tuy nhiên,
nếu Thẩm phán cảm thấy khi xét xử sẽ không được vô tư, khách quan với những trường hợp
quy định chung tại Điều 45 và quy định riêng cụ thể dành cho thẩm phán tại Điều 46, LTTHC
thì Thẩm phán có quyền từ chối tiến hành tố tụng trong VAHC.
16. Thẩm phán không thể xét xử VAHC nếu đã tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục sơ
thẩm và đã ra bản án sơ thẩm.
- Nhận định đúng
- Căn cứ Khoản 3 Điều 46 LTTHC 2015
- Thẩm phán không được xét xử VAHC nếu đã tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục sơ thẩm
và đã ra bản án sơ thẩm thì khơng thể tham gia xét xử VS Điều này nhằm đảm bảo việc tránh vi
phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng.
17. Thanh tra viên có thể là người đại diện trong TTHC
- Nhận định Đúng
- Cơ sở pháp lý: K7 Điều 60 Luật TTHC
- Theo K7 Đ 60 quy định “Thanh tra viên có thể là người đại diện trong TTHC nếu họ tham gia
tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo
pháp luật.”
18. Trong những người tham gia tố tụng, chỉ có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự mới có quyền nghiên cứu vụ án.
- Nhận định đúng
- Cơ sở pháp lý: điểm b Khoản 6 Điều 61, Điều 55, K5 Điều 60, K2 Đ 62, K2 Đ 63.
- Theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 61 Luật TTHC người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu
cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương


sự, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật
này. Chỉ có điểm b k6 đ61 quy định quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự được quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án. Những người tham gia tố tụng khác

khơng có quyền này.
19. Trong TTHC, Kiểm sát viên được phân công tiến hành tố tụng có quyền kháng nghị
bản án, quyết định của Tịa án có vi phạm pháp luật.
- Nhận định sai.
- Cơ sở pháp lý khoản 7 điều 43 luật TTHC.
- Kiểm sát viên được Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát theo pháp luật trong hoạt
động tố tụng hành chính thì kiểm sát viên có quyền đề nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát
kháng nghị bản án, quyết định của Tịa án có vi phạm pháp luật. Tức là, người có quyền kháng
nghị bản án, quyết định Tịa án có vi phạm pháp luật là Viện trưởng Viện kiểm sát chứ không
phải là kiểm sát viên.
20. Viện trưởng VKSND ln có quyền thay đổi Kiểm sát viên nếu có căn cứ rõ ràng cho
rằng Kiểm sát viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Nhận định sai
- Cơ sở pháp lý: Điều 52 Luật TTHC 2015
- Vì trong trường hợp trước khi mở phiên tịa, việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện
kiểm sát cùng cấp quyết định; tuy nhiên đối với trường hợp đang xét xử tại phiên tòa, việc thay
đổi Kiểm sát viên do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay
đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Thế nên không phải
bao giờ VTVKSND cũng có quyền thay đổi Kiểm sát viên nếu có căn cứ rõ ràng cho rằng
Kiểm sát viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ, trong giai đoạn đang xét xử điều đó cịn
phụ thuộc vào các thành viên của HĐXX.
B. Phần bài tập
Bài 1:
Bà M, sinh năm 1958 có địa chỉ tại thơn N, xã V, huyện Đ, thành phố H. Năm 2003 bà M
chuyển nhượng một phần là 82m2 đất cho ông L và ông L đã được UBND huyện Đ cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần diện tích đất cịn lại của bà M chưa được cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngày 13/6/2017, Chủ tịch UBND xã V ban hành
Quyết định số 141/QĐ-UBND về việc xử phạt vi phạm hành chính bà M với nội dung:
phạt 5 triệu đồng và buộc tháo dỡ cơng trình xây dựng trái phép. Ngày 26/6/2017, Chủ
tịch UBND xã V ra Quyết định số 150/QĐ-UBND về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế để

thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà M. Ngày 20/7/2017, UBND xã
V đã tổ chức cưỡng chế. Không đồng ý, bà M khởi kiện VAHC đến Tịa án có thẩm quyền
và được thụ lý theo quy định pháp luật.
a) Xác định đối tượng khởi kiện trong vụ án trên?
- Đối tượng khởi kiện trong vụ án trên: là quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ
tịch UBND xã V: Quyết định số 141/QĐ-UBND; Quyết định số 150/QĐ-UBND


-

CSPL: Khoản 1 Điều 3 và Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC

b) Hãy xác định thành phần và tư cách của những cơ quan, người tiến hành tố tụng trong
vụ án trên?
-

Cơ quan tiến hành tố tụng (Khoản 1 Điều 36)


Tịa án nhân dân huyện Đ: với tư cách là cơ quan xét xử vụ án hành chính.
(CSPL: Khoản 1 Điều 31 Luật TTHC)



Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ: với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng
kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết quyết định
hành chính kịp thời, đúng pháp luật.

-


Người tiến hành tố tụng (Khoản 2 Điều 36)



Chánh án TAND huyện Đ



Thẩm phán TAND huyện Đ



HTND huyện Đ



Thẩm tra viên



Thư ký Tồ án



Viện trưởng VKS huyện Đ



Kiểm sát viên


c) Hãy xác định thành phần và tư cách của những người tham gia tố tụng trong vụ án
trên
Cơ sở pháp lý: Điều 53 Luật TTHC 2015
Các chủ thể tham gia tố tụng hành chính:




Đương sự:


Người khởi kiện: bà M, sinh năm 1958 có địa chỉ tại thơn N, xã V, huyện Đ,
thành phố H



Người bị kiện: Chủ tịch UBND xã V



Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: ơng L

Những người tham gia tố tụng khác: (đề chưa nêu)

Bài 2:
Ông Nguyễn Văn S cư trú tại thôn D, xã Q, huyện S, tỉnh H lái xe thuê cho gia đình chị
Ngô Thị P (cùng xã). Khoảng 9h00 sáng ngày 21/7/2017, theo chỉ đạo của chị Ngô Thị P.
ông S lái xe ô tô BKS 29C-080XX chở gạch vụn, bê tông vỡ từ gia đình ơng M ở thơn X,
xã Q, huyện S, tỉnh H ra đỗ ở rìa đường thơn X thì bị Cơng an xã Q ra lập biên bản và
thu giữ toàn bộ giấy tờ liên quan đến xe. Ông S đồng ý với nội dung biên bản. Ngày

02/8/2017, ông S nhận được Quyết định số 98/QĐ-XPVPHC ngày 28/7/2017 về việc xử
phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND xã Q). Không đồng ý, ông S đã khởi kiện


đến Tịa án có thẩm quyền và được thụ lý theo quy định pháp luật. Đồng thời, chị P cũng
có đơn yêu cầu trả lại toàn bộ giấy tờ xe mang tên của mình.
a) Hãy xác định thành phần và tư cách của những cơ quan, người tiến hành tố tụng trong
vụ án trên?


Cơ quan THTT: TAND huyện S, VKSND huyện S (K1D36) bởi vì quyết định xử phạt
vi phạm hành chính của ơng S do Cơng an xã Q lập biên bản và do Chủ tịch UBND xã
Q ban hành thực hiện thế nên thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân huyện S.



Người THTT: K2Đ36



Chánh án TAND huyện S



Thẩm phán TAND huyện S



HTND huyện S




Thẩm tra viên



Thư ký Tồ án



Viện trưởng VKS huyện S



Kiểm sát viên



Kiểm tra viên

b) Hãy xác định thành phần và tư cách của những người tham gia tố tụng trong vụ án
trên?
Người tham gia tố tụng ở đây bao gồm hai thành phần:
-Đương sự
Thành phần đương sự tham gia tố tụng trong vụ án trên là: Người khởi kiện, người đại diện hợp
pháp của người khởi kiện và người bị kiện,
+Người khởi kiện: Ông Nguyễn Văn S cư trú tại thôn D, xã Q, huyện S, tỉnh H
+Người có quyền và lợi ích liên quan: chị P - người thuê ông S chạy xe.
-Người bị kiện: Chủ tịch UBND xã Q, huyện S, tỉnh H;
-Ngồi đương sự, cịn những người tham gia tố tụng khác, gồm người đại diện hợp pháp của

người khởi kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Ở đây người KK ông S không được nhắc đến các trường hợp tại khoản 1 điều 60 nên khơng có
sự xuất hiện của người đại diện. Đề chưa nhắc đến việc các chủ thể có người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự. Chính vì thế ngồi đương sự, chưa có những người tham gia tố
tụng khác xuất hiện
c) Tại phiên tòa sơ thẩm, Luật sư T bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ông S yêu cầu thay
đổi Thẩm phán chủ tọa phiên tịa và Thư ký phiên tịa vì cho rằng họ có mối quan hệ u
đương nên khơng đảm bảo sự vô tư khách quan của đương sự. Yêu cầu của luật sư T
được giải quyết như thế nào?


-Yêu cầu của Luật sư T được xem xét chấp nhận thay đổi 1 trong 2 người, trong trường hợp
này thay đổi Thư ký Toà án, căn cứ theo K8Đ45 và K1 Đ46,47
-Căn cứ theo K2Đ48, Thủ tục thay đổi phải được ghi vào biên bản phiên tịa vì việc đề nghị
thay đổi này được thực hiện ngay tại phiên tịa. Bên cạnh đó, căn cứ theo K2Đ49 thì thẩm
quyền quyết định thay đổi sẽ thuộc về HĐXX vì việc thay đổi này diễn ra ngay tại phiên toà->
nếu trong trường hợp thay đổi Thẩm phán, Thư ký Toà án mà kh có người dự khuyết thay thế
ngay thì HĐXX ra quyết định hỗn phiên tịa.

CHƯƠNG 4 (5): KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Xác định điều kiện vụ án điều 117 118 …. 143
Tổng có 5 điều kiện
Xuất biên lai, đóng tạm ứng án phí (đặc biệt thì miễn đóng) mức đóng là 300k nộp tồ tỉnh thì
tại cục thi hành án
Chuyển mình vẫn đc bảo vệ lợi ích hợp pháp cịn ...
Đáp ứng hết tất cả điều kiện hết thời hiệu khởi kiện thì Tồ án có thụ lý khơng? Khi hết thời
hiệu thì tồ vẫn sẽ thụ lý nhưng ra đình chỉ giải quyết vụ án Điểm g điều 143
Sáng hôm nay đi kiện chiều mang đơn khiếu nại làm 2 việc khởi kiện và khiếu nại vậy được
không cách giải quyết? Theo điều 33 toà án lựa chọn người giải quyết, trả lại toàn bộ hồ sơ vụ
án cho ông. Ổng k biết chọn đường nào thì…..

Kiện quyết định phân cơng cơng việc? Tồ có thụ lý xác định vụ án hành chính khơng? Ông ko
đc quyền tại nó là quyết định nội bộ điều 30 phạm vi giải quyết mang tính cá biệt chứ khơng
nội bộ bí mật
Khiếu nại đúng 20 ngày mang đơn ra kiện? Tồ sẽ khơng thụ lý khoản 3 điều 116 từ chối và trả
lại đơn khởi kiện
NHẬN ĐỊNH:
1. Người thực hiện việc khởi kiện VAHC, phải là người có quyền về lợi ích hợp pháp khi
bị xâm phạm bởi các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo TTHC
Nhận định SAI
CSPL: khoản 3 Điều 117 Luật TTHC 2015
+ Trong một số trường hợp người khởi kiện khơng thể tự mình thực hiện quyền khởi kiện mà
họ phải thực hiện thông qua một chủ thể khác.
+ Căn cứ khoản 3 Điều 117 Luật TTHC 2015 thì trong những trường hợp sau quyền khởi kiện
được thực hiện thông qua chủ thể khác. Cụ thể: Cá nhân là người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người
khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi
họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện
hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.


Như vậy, trong một số trường hợp, người khởi kiện là người chưa thành niên, mất năng lực
hành vi... thì quyền khởi kiện được thực hiện thông quan chủ thể khác.
2. Chỉ có cá nhân mới được quyền khởi kiện VAHC
Nhận định SAI
CSPL: khoản 1 Điều 115 Luật TTHC 2015
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, trong trường hợp khơng đồng ý với quyết định,
hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết
theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng

không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
Như vậy thì khơng chỉ có cá nhân mới được quyền khởi kiện VAHC mà còn cá cơ quan, tổ
chức theo luật định được quyền khởi kiện VAHC
3. Trong trường hợp cá nhân khiếu nại QĐKLBTV theo đúng quy định của pháp luật đến
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trước khi khởi kiện, thời điểm cá nhân nhận
được hoặc biết được QĐKLBTV đó không là căn cứ để xác định thời hiệu khởi kiện.
=> Nhận định đúng. CSPL: khoản 3, điều 116 Luật TTHC 2015
Trường hợp cá nhân khiếu nại QĐKLBTV theo đúng quy định của pháp luật đến người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại trước khi khởi kiện thì căn cứ để xác định thời hiệu khởi kiện
là thời điểm cá nhân nhận được hoặc biết được QĐGQKN chứ không phải QĐKLBTV.
4. Nếu tổ chức, cá nhân khởi kiện QĐGQKN về QĐXLVVCT, thời hiệu khởi kiện luôn là
30 ngày kể từ ngày nhận được QĐGQKN đó.
=> Nhận định sai.
CSPL: khoản 4, điều 116 Luật TTHC 2015
Thời hiệu khởi kiện QĐGQKN về QĐXLVVCT không phải luôn là 30 ngày kể từ ngày nhận
được QĐGQKN đó. Trường hợp tổ chức, cá nhân vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan khác, không thể khởi kiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được QĐGQKN về
QĐXLVVCT thì thời gian trở ngại đó khơng tính vào thời hiệu khởi kiện; tổ chức, cá nhân vẫn
có thể khởi kiện trong thời hạn được bù do sự kiện bất khả kháng gây ra.
5. Nếu vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện
không khởi kiện được trong thời hạn theo quy định của pháp luật thì thời gian có sự kiện
bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác ln khơng được tính vào thời hiệu khởi
kiện
Đây là nhận định sai. CSPL: khoản 4 Điều 116 Luật TTHC: " Trường hợp vì sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời
hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan khác khơng tính vào thời hiệu khởi kiện." Chính vì thế chỉ áp dụng
trường hợp vì sự bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đối với điểm a, b khoản 2 điều 116.
Còn nếu trường hợp này rơi vào điểm c khoản 2 thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở
ngại khách quan vẫn tính vào thời hiệu khởi kiện.



×