Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Giáo án đị lý lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.55 KB, 97 trang )

GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
BÀI 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN

I.Mục tiêu bài học:
Sau bài học học sinh cần:
- Nêu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản dồ khác nhau.
- Hiểu rõ một số phép chiếu hình bản dồ cơ bản.
- Phân biệt dược một số dạng lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ. Từ
đó biết được lưới kinh vĩ tuyến dó của phép chiếu hình bản đồ nào.
- Thông qua phép chiếu hình bản dồ, biết dược khu vực nào là khu vực
tương dối chính xác của bản dồ, khu vực nào kém chính xác hơn.
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.
II. Thiết bị dạy học:
- Qủa dịa cầu, giấy kính, bút lông.
- Tập bản dồ thế giới và các châu lục.
III. Hoạt dộng dạy học:
Khởi động:
- GV yêu cầu HS quan sát 3 bản đồ: bản đồ thế giới, bản đồ vùng cực Bắc
và bản đồ Châu Au.
- Hãy cho biết sự khác biệt giữa các bản dồ. Vì sao có sự khác biệt đó, các
em hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1: cá nhân

Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát
quả cầu và bản đồ thế giới, suy
nghĩ cách thức chuyển hệ thống
kinh vĩ tuyến từ quả cầu lên mặt
phẳng.

Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát


lại 3 bản đồ và trả lời các câu hỏi:
-Tại sao hệ thống kinh vĩ tuyến
trên 3 bản đồ này có sự khác nhau?
-Tại sao phải dùng các phép chiếu
hình bản dồ khác nhau?
HĐ 2: cả lớp

I.Phép chiếu hình bản đồ:
1) Khái niệm:
Là cách biểu diễn mặt cong của trái
đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên
mặt cong tương ứng với một điểm trên
mặt phẳng.
2) Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản:
a) Phép chiếu phương vị.
Là phương pháp thể hiện mạng lưới
kinh vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt chiếu
là mặt phẳng.
Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng
với quả cầu, có các phép chiếu phương vị
khác nhau: phép chiếu phương vị đứng,
phép chiếu phương vị ngang, phép chiếu
Bước 1: GV sử dụng tấm giấy kính
giữ nguyên là mặt phẳng hoặc
cuộn lại thành hình nón, hình trụ.
Bước 2: GV cho mặt phẳng, hình
nón, hình trụ lần lượt tiếp xúc với
quả cầu tại các vị trí khác nhau.
HĐ 3: nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành nhiều

nhóm nhỏ trong 3 nhóm lớn. (3
dãy bàn)


Bước 2: GV phát phiếu học tập
1,2,3
PHT 1: Tìm hiểu phép chiếu
phương vị: khái niệm, các kinh vĩ
tuyến, khu vực chính xác, dùng để
vẽ ở đâu?
PHT 2: Tìm hiểu phép chiếu hình
nón
PHT 3: Tìm hiểu phép chiếu hình
trụ




Bước 3: đại diện từng nhóm lớn
lên trình bày trên bảng theo nội
dung trong PHT
Nhóm 1: Phép chiếu phương vị:
Nhóm 2: Phép chiếu hình nón:
Nhóm 3: Phép chiếu hình trụ:

phương vị nghiêng
+ Phép chiếu phương vị đứng:
-Mặt phẳng tiếp xúc với quả cầu ở cực.
-Kinh tuyến là những doạn thẳng đồng
quy ở cực, vĩ tuyến là những vòng tròn

đồng quy ở cực.
-Những khu vực ở gần cực tương đối
chính xác
-Dùng để vẽ những khu vực quanh cực
b) phép chiếu hình nón
-Là phương pháp thể hiện mạng lưới
kinh vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt chiếu
là hình nón.
-Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của hình nón với
quả cầu, có các phép chiếu hình nón khác
nhau: phép chiếu hình nón đứng,-Phép
chiếu hình nón ngang, phép chiếu hình
nón nghiêng.
+ Phép chiếu hình nón đứng:
-Hình nón tiếp xúc với quả cầu tại một
vòng vĩ tuyến.
-Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng
qui ở đỉnh hình nón. Vĩ tuyến là những
cung tròn đồng tâm là đỉnh hình nón.
-Những khu vực ở vĩ tuyến tiếp xúc
tương dối chính xác.
-Dùng để vẽ các khu vực ở vĩ độ trung
bình.
c) Phép chiếu hình trụ
-Là phương pháp thể hiện mạng lưới
kinh vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt chiếu
là hình trụ.
-Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của hình trụ với
quả cầu, có các phép chiếu hình trụ khác
nhau: phép chiếu hình trụ đứng, ngang,

nghiêng
+Phép chiếu hình trụ đứng:
-Hình trụ tiếp xúc với quả cầu theo vòng
xích đạo.
-Kinh tuyến và vĩ tuyến đều là những
đường thẳng song song và thẳng góc
nhau
-Những khu vực ở xích đạo tương đối
chính xác.
Dùng để vẽ những khu vực gần xích đạo.

IV.Đánh giá:
Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau đây:

Phép chiếu
hình bản đồ
Thể hiện trên bản đồ
Các kinh
tuyến
Các vĩ tuyến Khu vực tương
dối chính xác
Khu vực kém
chính xác
Phương vị
đưng

Hình nón
đứng

Hình trụ

đứng


V.Hoạt dộng nối tiếp:
- HS vẽ sơ đồ các loại phép chiếu bản đồ cơ bản.
- Chuẩn bị bài 2
BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ

I.Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
-Hiểu được mỗi một phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối
tượng nhất định trên bản đồ và từng đặc điểm của đối tượng đều được thể
hiện ở từng phương pháp.
-Hiểu rõ hệ thống ký hiệu dùng để thể hiện các đối tượng.
-Nhận thấy được sự cần thiết của bảng chú giải khi đọc bản đồ.
II.Thiết bị dạy học:
-Atlát địa lý Việt Nam.
-Bản đồ công nghiệp nông nghiệp, khí hậu Việt Nam.
-Bản đồ phân bố dân cư Châu Á.
III.Hoạt động dạy và học:
GV giới thiệu bản đồ khung Việt Nam, sau đó giới thiệu bản đồ CN, NN,
khí hậu, yêu cầu HS cho biết bằng cách nào chúng ta biểu hiện được nội
dung bản đồ. Để hiểu rõ hơn cách thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
mời các em tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ: nhóm:
Bước 1: GV chia lớp ra làm
nhiều nhóm nhỏ


Bước 2: GV yêu cầu các nhóm
quan sát các bản đồ trong SGK,
nhận xét và phân tích về: đối
tượng biểu hiện và khả năng
biểu hiện của từng phương pháp.

-Nhóm 1: quan sát hình 2.1,2.2,
bản đồ CN Việt Nam. Phương
pháp ký hiệu

-Nhóm 2: nghiên cứu hình 2.3,
bản đồ khí hậu Việt Nam.
Phương pháp đường chuyển
động

-Nhóm 3: nghiên cứu hình 2.4.
PP chấm điểm

-Nhóm 4: nghiên cứu hình 2.4,
bản đồ NN Việt Nam. Phương
pháp bản đồ, biểu đồ

Bước 3: GV yêu cầu đại diện
từng nhóm trình bày những điều
đã quan sát và nhận xét. GV
giúp HS chuẩn kiến thức.
1.Phương pháp ký hiệu:
a) Đối tượng biểu hiện:
- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo

những điểm cụ thể. - - - Những ký hiệu
được đặt chính xác vào vị trí phân bố của
đối tượng trên bản đồ.
b) Các dạng ký hiệu:
Hình học, chữ, tượng hình
c) Khả năng biểu hiện:
-Vị trí phân bố của đối tượng
-Số lượng của đối tương
2.Phương pháp ký hiệu đường chuyển
động:
a)Đối tương biểu hiện:
Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng,
hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.
b)Khả năng biểu hiện
-Hướng di chuyển của đối tượng
-Khối lượng của đối tượng di chuyển
-Chất lượng của đối tượng di chuyển
3.Phương pháp chấm điểm:
a) Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đối tượng phân bố không
đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị
như nhau.
b) Khả năng biểu hiện:
-Sự phân bố của đối tượng.
-Số lượng của đối tượng.
4.Phương pháp bản đồ- biểu đồ:

a) Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đối tượng phân bố trong
những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các

biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó.
b) Khả năng biểu hiện:
-Số lượng của đối tượng.
-Chất lượng của đối tượng.
-Cơ cấu của đối tượng.


IV.Đánh giá:
Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau đây

Phương pháp biểu
hiện
Đối tượng biểu
hiện
Cách thức tiến
hành
Khả năng biểu
hiện
PP Ký hiệu

PP Ký hiệu đường
chuyển động

PP Chấm điểm

PP Bản đồ- biểu đồ


V.Hoạt động nối tiếp:
- Làm bài tập 2 trang 14 SGK.

- Chuẩn bị bài 3.
BÀI 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG

I.Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
-Biết sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống.
-Nắm được một số điều cần lưu ý khi sử dụng bản đồ.
-Phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ.
-Có ý thức và thói quen khi sử dụng bản đồ trong học tập và trong đời sống.
II.Thiết bị dạy học:
-Một số bản đồ về địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế xã hội.
-Tập bản đồ thế giới và các châu lục, Atlat địa lý Việt Nam.
III.Hoạt động dạy học:
Khởi động: GV cho HS nghe tin thời tiết về áp thấp nhiệt đới, xác định tâm
áp thấp nhiệt đới trên bản đồ; GV cho HS tìm trên bản đồ những thành phố
đông dân ở nước ta… Như vậy các em thấy rằng bản đồ rất cần thiết và tầm
quan trọng của bản đồ như thế nào trong học tập và đời sống chúng ta cùng
tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1: cả lớp
Bước 1: GV cho HS nghiên cứu kênh
chữ phần I SGK, cho biết vai trò của
bản đồ trong học tập và đời sống.
Bước 2: GV ghi tất cả những ý kiến
phát biểu của các em lên bảng.
Bước 3: GV nhận xét các ý kiến và sắp
xếp các ý kiến theo từng lĩnh vực
tương ứng.


HĐ 2: Cả lớp
Bước 1: HS nghiên cứu kênh chữ II
SGK
-Hãy cho biết những vấn đề cần lưu ý
khi sử dụng bản đồ?
Bước 2: GV cho HS lên bảng đọc tên
bản đồ, tính khoảng cách thực tế từ
điểm A đến B
-GV nói thêm các bản đồ thường
hướng Bắc hướng lên trên

Bước 3: GV giảng giải thêm về mối
quan hệ của các yếu tố trên bản đồ
-Vd: cũng là sông trên bản đồ nhưng vì
sao sông Hồng vừa mang phù sa vừa
có giá trị thủy điện, còn sông Cửu
Long thì chỉ mang phù sa bồi đắp. HS
sẽ quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam,
để thấy được hướng chảy của Sông
Hồng từ các dãy núi cao đổ xuống…
I.Vai trò của bản đồ trong học tập
và đời sống:
1)Trong học tập:
-Rèn kỹ năng tại lớp
-Học ở nhà
-Trả lời các câu hỏi kiểm tra
2)Trong đời sống:
-Bảng chỉ đường đi
-Phục vụ các ngành sản xuất.
-Phục vụ trong quân sự.

II.Sử dụng bản đồ, Atlat trong học
tập:
1)Những vấn đề cần lưu ý:

-Chọn bản đồ phù hợp

-Đọc tỉ lệ và các ký hiệu trên bản đồ

-Xác định phương hướng trên bản đồ
2)Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố
địa lý trong bản đồ:


IV.Đánh giá:
-Yêu cầu HS chuẩn bị và trình bày trước lớp về kinh nghiệm sử dụng bản đồ
trong học tập của mình
V.Hoạt động nối tiếp:
- HS trả lời câu hỏi 2,3 trang 16 SGK
-Chuẩn bị bài thực hành tiết sau

BÀI 4: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ.

I.Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
-Hiểu rõ các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ bằng những phương pháp
nào
-Nhận biết được những đặc tínhcủa đối tượng địa lý biểu hioện trên bản đồ.
-Phân biệt được các phương pháp biểu hiện trên các bản đồ khác nhau.
II.Thiết bị dạy học:

-Một số bản đồ: nông nghiệp, công nghiệp, phân bố dân cư, địa hình Việt
Nam.
III.Hoạt động dạy học:
HĐ: nhóm
Bước 1:
-GV nêu lên mục đích yêu cầu của giờ thực hành cho cả lớp rõ.
-Phân công và giao bản đồ đã được chuẩn bị trước cho các nhóm.
Bước 2: hướng dẫn nội dung trình bày của các nhóm theo trình tự sau:
-Tên bản đồ
-Nội dung bản đồ
-Phương pháp biểu hiện nội dung trên bản đồ:
+ Tên phương pháp
+ Đối tượng biểu hiện
+ Khả năng biểu hiện
Bước 3:
+ Lần lượt các nhóm lên trình bày về phương pháp đã được phân
công:
-Nhóm 1: phương pháp ký hiệu
-Nhóm 2: phương pháp ký hiệu đường chuyển động
-Nhóm 3: Phhương pháp chấm điểm
-Nhóm 4: Phương pháp bản đồ, biểu đồ
+ Sau mỗi lần trình bày các nhóm còn lại nhận xét bổ sung
Bước 4: GV nhận xét về phần trình bày của từng nhóm và tổng kết bài thực
hành.
IV.Đánh giá:
Tổng kết bài thực hành

Tên bản đồ Phương pháp biểu hiện
Tên phương pháp
biểu hiện

Đối tượng biểu
hiện
Khả năng biểu hiện





V.Hoạt động nối tiếp
-Chuẩn bị bài 5

BÀI 5: VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT.
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY CỦA TRÁI ĐẤT

I.Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
-Biết được vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ mặt trời trong đó có trái đất chỉ là
một bộ phận nhỏ bé của vũ trụ.
-Hiểu và trình bày được khái quát về hệ mặt trời, vị trí và các vận động của
trái đất trong hệ mặt trời.
-Trình bày và giải thích được các hiện tượng: luân phiên ngày và đêm, giờ
trên trái đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể ở trên bề mặt trái
đất.
-Biết sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày và giải thích các hệ
quả của chuyển động tự quay của trái đất.
-Nhận thức đúng đắn về sự tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên.
II.Thiết bị dạy học:
-Quả địa cầu, tranh ảnh về hệ mặt trời
-Hình vẽ phóng to sự luân phiên ngày đêm, sự lệch hướng chuyển động của
vật thể.

III.Hoạt động dạy học:
Khởi động: GV đưa ra các câu hỏi:
-Em biết gì về hệ mặt trời, về trái đất trong hệ mặt trời?
Chúng ta thường nghe nói về vũ trụ, vậy vũ trụ là gì? Vũ trụ được hình
thành như thế nào?
Sau khi HS đưa ra ý kiến để trả lời các câu hỏi trên, GV nói: bài học hôm
nay sẽ giúp các em tìm hiểu những vấn đề này.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1: cả lớp
HS dựa vào kênh chữ trong SGK, trả lời
các câu hỏi sau:
-Vũ trụ là gì?
-Phân biệt Thiên hà với giải Ngân hà
Thiên hà: là tập hợp của rất nhiều thiên
thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, vệ
tinh sao chổi…) khí, bụi, bức xạ điện từ.
Dải ngân hà: là thiên hà có chưá hệ mặt
trời của chúng ta.
Chuyển: hệ mặt trời của chúng ta có đặc
điểm gì?
HĐ 2: cá nhân/ cặp
Bước 1: HS dựa vào kênh chữ hình 5.2,
kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi:
-Hãy mô tả về hệ mặt trời.
-Kể tên các hành tinh trong hệ mặt trời
theo thứ tự xa dần mặt trời.
-Câu hỏi của mục 2 ttrong SGK.
-Các hành tinh trong hệ mặt trời có những
chuyển động chính nào?

Gợi ý: khi mô tả về hệ mặt trời chú ý quỹ
đạo của các hành tinh (qũy đạo hình elip
gần tròn, trừ quỹ đạo của Diêm vương
tinh, quỹ đạo của các hành tinh khác đều
nằm trên một mặt phẳng) và hướng
chuyển động của các hành tinh.
Bước 2: HS phát biểu GV chuẩn kiến
thức.
Chuyển ý: Trái đất ở vị trí nào trong hệ
mặt trời? Trái đất có những chuyển động
I.Khái quát về vũ trụ, hệ mặt
trời, trái đất trong hệ mặt trời:
1)Vũ trụ:
Là khoảng không gian vô tận
chứa hàng trăm tỉ thiên hà.






2) Hệ mặt trời: là tập hợp các
thiên thể nằm trong dải ngân hà.
-Gồm: Thủy tinh, Kim tinh, Trái
đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh,
Thiên vương tinh, Hải vương tinh






3)Trái đất trong hệ mặt trời:
-Cách mặt trời 149,6 triệu km.
Khoảng cách này cùng với sự
quay quanh trục vừa chuyển động
tịnh tiến xung quanh mặt trời giúp
Trái đất có sự sống.






chính nào?
HĐ 3: cặp/ nhóm
HS quan sát hình 5.2, SGK và dựa vào
kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:
-Trái đất là hành tinh thứ mấy tính từ mặt
trời? Vị trí đó có ý nghĩa thế nào đối với
sự sống?
-Trái đất có mấy chuyển động chính đó là
những chuyển động nào?
-Trái đất tự quay theo hướng nào? Trong
khi tự quay có điểm nào trên bề mặt trái
đất không thay đổi vị trí?
Bước 2:
HS trình bày kết quả, dùng quả địa cầu
biểu diễn hướng tự quay và hướng chuyển
động của trái đất quanh mặt trời.
GV giúp HS chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Chuyển: trái đất chuyển động sinh ra
những hệ quả quan trọng nào?
HĐ 4: cả lớp
HS dựa vào kiến tức đã học, trả lời các
câu hỏi sau:
-Vì sao trên trái đất có ngày và đêm?
-Vì sao ngày đêm kế tiếp không ngừng
trên trái đất?
GV cho HS quanh sát quả cầu quay quanh
trục và lấy một cây nến làm mặt trời
HĐ 5: cá nhân/ nhóm
Bước 1: HS quan sát hình 5.3

-Vì sao nói giờ địa phương là giờ mặt
trời? Các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn
thấy mặt trời ở các độ cao khác nhau.
-Trái đất có 24 múi giờ mỗi múi giờ rộng
15
o
kinh tuyến, các địa phương trong cùng
múi giờ sẽ có cùng một giờ. Đó là giờ
múi.
-Việt Nam ở trong múi giờ số mấy?
Bước 2: HS thực tập tính múi giờ
Vd: một trận bóng đá diễn ra lúc 13 giờ



II.Hệ quả chuyển động tự quay
quanh trục của trái đất:



1)Sự luân phiên ngày, đêm:
-Vì trái đất hình cầu và quay
quanh trục liên tục nên có hiện
tượng luân phiên ngáy đêm

2)Giờ trên trái đất và đường
chuyển ngày quốc tế:
-Giờ địa phương: giờ mặt trời

-Giờ múi: có 24 múi giờ, múi số 0
là giờ quốc tế hay giờ GMT
-Việt Nam múi số 7
- Kinh tuyến 180
0
ở múi giờ thứ
12 giữa TBD được chọn làm
đường chuyển ngày quốc tế.














3)Sự lệch hướng chuyển động
của các vật thể:
-Lực làm lệch hướng: lực Côriôlít
-Bắc bán cầu: lệch bên phải
-Nam bán cầu: lệch bên trái
- Nguyên nhân:


ngày 1/6/2006 tại Đức. Tính giờ truyền
hình trực tiếp tại các nước sau: Việt Nam,
Nga, Anh, Uc, Achentina,
Niuyooc.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức, xác định
trên bản đồ kinh tuyến gốc và kinh tuyến
180
o
đó chính là kinh tuyến chuyển ngày
quốc tế.
Vd: Một máy bay cất cánh tại Hà Nội lúc
6g30

sáng ngày 1/3/2006. Sau 18 giờ bay
máy bay hạ cánh xuống sân bay Oasinton
(Hoa kỳ ở múi số giờ 19). Ở Oasintơn lúc
đó mấy giờ, ngày bao nhiêu?
HĐ 6: cả lớp
Bước 1:HS quan sát hình 5.4 và kênh chữ
phần 3 SGK, trả lời các câu hỏi:

-Vì sao các vật thể chuyển động trên bề
mặt trái đất lại bị lệch hướng?
-Hướng lệch của các vật thể như thế nào?
Bước 2: GV chuẩn kiến thức, Lực Côriôlit
tác động mạnh đến hướng chuyển động
của các khối khí, các dòng biển, dòng
sông, đường đạn bay trên bề mặt đất. Vì
vậy mọi tính toán đều phải nghiên cứu sự
tác động của lực này.
- Tác động: Anh hưởng đến
đường đạn bay, hướng chảy dòng
sông, các dòng biển…


IV.Đánh giá:
-Câu hỏi 1,2 SGK trang 21
V.Hoạt động nối tiếp:
-Câu 3 trang 21 -Chuẩn bị bài 6
BÀI 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI
CỦA TRÁI ĐẤT

I.Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
-Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời
của trái đất: chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời, các mùa, ngày
đêm dài ngăn theo mùa.
-Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày các chuyển động quanh
mặt trơì của trái đất.
-Nhận thức đúng đắn các quy luật tự nhiên.
II.Thiết bị dạy học:

-Mô hình chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
-Hình vẽ phóng to trong bài 6
III.Hoạt động dạy học:
Khởi động: GV yêu cầu HS trình bày các hệ quả vận động tự quay của trái
đất, sau đó hỏi: cuyển động của trái đất quanh mặt trởi tạo ra các hệ quả
nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1: cá nhân/cặp
Bước 1: HS nghiên cứu kênh chữ và hình 6.1
-Thế nào là chuyển động biểu kiến của mặt
trời?
-Xác định khu vực nào trên trái đất có hiện
tượng mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần?
Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có
mặt trời lên thiên đỉnh? Tại sao?
Bước 2: GV hướng dẫn HS tính góc nhập xạ
vào các ngày: 21/3,22/6,23/9,22/12 lúc 12g
trưa để HS rút ra được kết luận: trục trái đất
nghiêng và không đổi phương trong khi
chuyển động xung quanh mặt trời, dẫn tới sự
thay đổi góc chiếu sáng tại mọi địa điểm trên
bề mặt trái đất, dẫn tới hiện tượng mùa và
ngày đêm dài ngắn theo mùa
HĐ 2: nhóm
Bước 1: HS quan sát hình 6.2 và 6.3
-GV: mùa là một phần thời gian của năm, có
những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
Nguyên nhân nào sinh ra các mùa trong năm?
-GV cho HS xem mô hình quả cầu di chuyển

xung quanh mặt trời, xác định cho HS thấy 4
vị trí đặc biệt trong năm: xuân phân (21/3), hạ
chí (22/6), thu phân (23/9), đông chí (22/12).
I.Chuyển động biểu kiến
hàng năm của mặt trời:
-Chuyển động biểu kiến là
chuyển động nhìn thấy bằng
mắt nhưng không có thật
Của mặt trời hàng năm giữa
hai chí tuyến.



-Nguyên nhân: trục trái đất
nghiêng, không đổi phương
khi chuyển động xung quanh
mặt trời

II.Các mùa trong năm:



-Nguyên nhân: do trục trái
đất nghiêng và không đổi
phương khi chuyển động
xung quanh mặt trời



-Cho biết lượng ánh sáng đến các địa điểm trên

trái đất như thế nào vào các ngày này?
-Cho biết mùa ở các nước dương lịch được
tính như thế nào? Ở nước ta mùa được tính
như thế nào?
-Đại diện 4 nhóm cho biết những đặc điểm
thời tiết và khí hậu của 4 mùa.
GV ở các nước dùng âm- dương lịch, ngày
khởi đầu 4 mùa được tính trễ khoảng 45 ngày.
-Giải thích vì sao mùa ở hai nửa cầu trái ngược
nhau?
Chuyển: các em có biết vì sao trong dân gian
thường nói: “Đêm tháng năm chưa nằm đã
sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối
không?”
HĐ 3: nhóm
Bước 1: HS quan sát hình 6.3, kênh chữ
HS nhận phiếu học tập theo nhóm, tìm hiểu độ
dài ngắn của ngày đêm vào các mùa: Xuân
(Nhóm 1), Hạ (Nhóm 2), Thu (Nhóm 3), Đông
(Nhóm 4)
Bước 2: GV xác định trên bản đồ một số địa
điểm: vào ngày 22/6 ở Hà Hội (21
o
B) ngày dài
13h25

, ở Pari (Pháp :49
o
B) ngày dài 16h19


, ở
Xanhpêtecbua, LB Nga (60
o
B) ngày dài
18h53

, còn ở vòng cực Bắc (66
o
33

B) ngày dài
24h.
-Hiện tượng ngày dài suốt 24h gọi là ngày địa
cực
-Hiện tượng đêm dài 24h là đêm địa cực
-Em có nhận xét gì về độ dài ngày đêm ở hai
bán cầu?
-Có 4 mùa trong năm: Xuân,
Hạ, Thu, Đông




-Mùa ở hai nửa cầu trái
ngược nhau.

III.Ngày, đêm dài ngắn
theo mùa và theo vĩ độ:
- Ngày đêm dài ngắn theo
mùa và theo vĩ độ


- Nguyên nhân:



-Độ dài ngày đêm ở hai bán
cầu trái ngược nhau

IV.Đánh giá:
-Cho biết hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau như thế nào từ xích đạo
về hai cực.
-Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
V.Hoạt động nối tiếp:
-Trả lời câu 2,3 SGK trang 24
-Chuẩn bị bài 7
BÀI 7: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT- THẠCH QUYỂN
- THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

I.Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
- Mô tả được cấu trúc của trái đất và trình bày được đặc điểm của mỗi lớp
bên trong trái đất. Biết khái niệm thạch quyển, phân được vỏ trái đất và
thạch quyển.
- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng.
- Quan sát nhận xét cấu trúc của trái đất, các mảng kiến tạo và các cách tiếp
xúc của các mảng kiến tạo qua tranh ảnh và bản đồ.
- Khâm phục lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học để tìm hiểu cấu
trúc của trái đất và giải thích các sự vật hiện tượng tự nhiên có liên quan.
II. Thiết bị dạy học:

- Mô hình về cấu tạo của trái đất.
- Hình ảnh, sơ đồ về các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
III. Hoạt động dạy học:
Khởi động: ở các bài học trước, các em đã biết trái đất có hình khối cầu,
chúng ta sống trên mặt ngoài của trái đất, như vậy bên trong trái đất là
những gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1: cá nhân
-HS quan sát kênh hình và chữ
-GV: muốn nghiên cứu sâu trong
lòng đất người ta phải dùng phương
pháp sóng địa chấn, vì máy khoan
sâu để nghiên cứu các lớp đất đá bên
dưới chỉ khoan sâu nhất là 15.000m.
-GV giới thiệu qua phương pháp địa
chấn.
-HS quan sát mô hình cấu tạo của
trái đấtà Cho biết cấu tạo của trái đất.
-Các em dễ hình dung cấu tạo của
trái đất bằng cách liên tưởng đến qủa
I.Cấu trúc của trái đất:
-Phương pháp nghiên cứu là phương
pháp địa chấn.









-Trái đất cấu tạo gồm 3 lớp: lớp vỏ, lớp
Manti, nhân


nhãn: cũng là lớp vỏ gồ ghề, kế tiếp
cũng là lớp mềm có thể chảy lỏng, và
lớp trong cũng là cứng đặc.
-HS trình bày đặc điểm của từng lớp
-Lớp vỏ từ trên xuống dưới bao gồm:
tầng trầm tích, tầng gianit, tầng
bazan
-Cho biết sự khác biệt giữa vỏ lục địa
và vỏ đại dương?
-HS quan sát hình 7.1, cho biết lớp
manti được chia thành mấy tầng?
Giới hạn của mỗi tầng?
-Từ vỏ đất xuống sâu 2.900km là lớp
manti, chiếm hơn 80% thể tích và
68,5% khối lượng trái đất.
-Cho biết thạch quyển được giới hạn
từ đâu?
-Cho biết cấu tạo của lớp nhân trái
đất
-Trình bày đặc điểm của nhân: gồm
mấy lớp, đặc điểm của từng lớp.
HĐ2: cặp/nhóm
-GV giới thiệu cho HS về thuyết “lục
địa trôi” hay là thuyết “kiến tạo

mảng”
HS quan sát bản đồ tự nhiên thế giới
nhận xét về sự ăn khớp của bớ Đông
Bắc Mỹ, Nam Mỹ với bờ Tây lục địa
Phi.
HS quan sát hình 7.3, 7.4, kênh chữ
làm việc theo nhóm:
Cho biết: - 7 mảng kiến tạo lớn
-Các cách tiếp xúc của các mảng
kiến tạo và kết quả của các cách tiếp
xúc.
Bước 1: HS thảo luận nhóm, sau đó
đại diện nhóm lên báo cáo kết quả
thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
Bước 2: GV tóm tắt, chuẩn xác kiến
thức và giải thích thêm thế nào là

1)Lớp vỏ trái đất: cứng, mỏng, độ dày
từ 5 km đến 70 km. Bao gồm vỏ lục
địa và vỏ đại dương.


2)Lớp Manti:
-Manti trên: đậm đặc và ở trạng thái
quánh dẻo.
-Manti dưới: vật chất ở trạng thái rắn


-Thạch quyển: lớp vỏ trái đất và phyần
trên của lớp manti

3)Nhân: dày 3.470km
-Nhân ngoài: từ 2.900 đến 5.100km
-Nhân trong: từ 5.100 đến 6.370km


II.Thuyết kiến tạo mảng:
Nội dung của thuyết kiến tạo mảng:

Vỏ đất gồm nhiều mảng kiến tạo.
Các mảng kiến tạo dịch chuyển do
sự dịch chuyển của lớp Manti trên




Các mảng kiến tạo có thể tiếp xúc
nhau:
+ Tiếp xúc tách dãn
+ Tiếp xúc dồn ép


- Vùng tiếp xúc thường có hoạt động
kiến tạo xảy ra


tiếp xúc dồn ép, tiếp xúc tách dãn.
-GV kể cho HS nghe câu chuyện về
tam giác qủy.
- Sóng thần cũng là một biểu hiện
của hoạt động kiến tạo, khi vỏ đại

dương có sự dịch chuyển.


IV.Đánh giá:
Hoàn thành sơ đồ dưới đây thể hiện cấu tạo của trái đất



CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT











-Chọn câu đúng: Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau hoặc chờm lên nhau sẽ
tạo nên:
a )Các đứt gãy b) Các dãy núi cao c) Các vực biển
sâu d) Cả 2 ý b và c

BÀI 8: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI
ĐẤT

I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:

- Hiểu khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực.
- Phân tích được tác động của vận động theo phương thẳng đứng và
phương nằm ngang đến địa hình bề mặt trái đất.
- Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo đến địa
hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng đĩa hình.
II. Thiết bị dạy học:
- Một số hình ảnh, băng, đĩa hình thể hiện tác động của nội lực đến địa hình
bề mặt trái đất.
- Bản đồ tự nhiên thế giới, tự nhiên Việt Nam.
III. Hoạt động dạy học:
Mở bài: GV nêu vấn đề: Trái đất có dạng hình cầu nhưng thực tế bề mặt của
nó có đặc điểm là rất gồ ghề (có nơi nhô lên, có nơi hạ thấp xuống, nơi là lục
địa, nơi là đại dương…) Nguyên nhân nào làm cho bề mặt địa cầu bị biến
đổi?

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ1: cả lớp
-Nội lực có vai trò quan trọng trong việc
hình thành bề mặt trái đất, vậy nội lực là gì?
Từ đâu mà có nội lực?
-GV phân tích kết hợp dùng hình vẽ sự
chuyển động của các dòng đối lưu, cho HS
thấy được nguyên nhân sinh ra nội lực: các
nguồn năng lượng trong lòng đất: sự phân
hủy phóng xạ, sự chuyển dịch sắp xếp lại vật
chất cấu tạo trái đất theo trọng lực: vật chất
nhẹ di chuyển lên trênvật chất nặng xuống
dưới… những hoạt động đó sinh ra nguồn
năng lượng khá lớn.
Chuyển: nội lực gồm những vận động nào?

Chúng có tác động như thế nào đến địa hình
bề mặt trái đất.
HĐ2:
-HS dựa vào kênh chữ, cho biết tác động của
nội lực đến địa hình bề mặt trái đất thông
I. Nội lực:
Là lực phát sinh từ bên trong
trái đất.
Năng lượng sinh ra nội lực ở
trong lòng đất.










II. Tác động của nội lực:
Làm cho vỏ đất được nâng
lên hay hạ xuống



qua những vận động nào?
-GV: vậng động kiến tạo làm cho lớp vỏ trái
đất có những biến đổi lớn: nơi được nâng
lên, nơi lại hạ xuống, lực tác động có thể

theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang.
GV vẽ hình sự chuyển động của các dòng
đối lưu trong lớp Manti để hướng dẫn HS
quan sát và nhần mạnh: sự chuyển của các
mảng kiến tạo do nguyên nhân trực tiếp là
chuyển động của các dòng đối lưu. Nơi dòng
đối lưu đi lênàvỏ đất được nâng lên, và
ngược lại.
+ Những biểu hiện của vận động theo
phương thẳng đứng và hệ quả của nó?
+ Những biểu hiện của vận động thẳng đứng
hiện nay?
GV cho HS xem bản đồ thế giới: xác định
Hà Lan nơi vỏ đất bị hạ xuống, Bắc Thụy
Điển và Phần Lan nơi vỏ đất được nâng lên
HĐ3: nhóm
-HS làm việc trao đổi theo nhóm quan sát
hình: 8.1,8.2,8.3,8.4,8.5 SGK và bản đồ tự
nhiên thế giới, bản đồ tự nhiên Việt Nam
cho biết:
+ Thế nào là vận động theo phương nằm
ngang, hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.
+ Kết quả của quá trình uốn nếp, đứt gãy
+ Phân biệt các dạng điạ hình, địa hào, địa
lũy.
+ Xác định được những khu vực núi uốn
nếp, những địa hào, địa lũy…trên bản đồ.
Nêu một số ví dụ thực tế.
-Đại diện các nhóm HS trình bày, các nhóm
khác bổ sung góp ý.

GV kết luận: có nhiều cách phân loại vận
động kiến tạo, nhưng quan trọng nhất là: vận
động theo phương thẳng đứng và vận động
theo phương nằm ngang.
GV xác định trên bản đồ thế: Biển Đỏ và các
hồ dài hẹp ở Đông phi là những địa hào ngập


1) Vận động theo phương
thẳng đứng:
Xảy ra chậm trên một diện
tích lớn
Sinh ra hiện tượng biển tiến,
thoái
Làm thu hẹp, mở rộng diện
tích lục địa







2) Vận động theo phương
nằm ngang:
Vỏ Trái đất bị nén ép, tách
dãn gây ra hiện tượng uốn nếp,
đứt gãy.

+ Hiện tượng uốn nếp:

-Do tác động của lực nằm
ngang
- Xảy ra ở vùng đá dẻo.
-Tạo thành các các dãy núi uốn
nếp.

+ Hiện tượng đứt gãy:
- Do tác động của lực nằm
ngang
- Xảy ra ở vùng đá cứng
- Tạo thành các hẻm vực, thung
lũng.
nước. Dãy nuí Con Voi ở tả ngạn Sông Hồng
là địa lũy điển hình
-Liên quan đến các vận động này là hoạt
động động đất, núi lửa.
-Vận động theo phương thẳng đứng diễn ra
chậm chạp lâu dài làm mở rộng thu hẹp diện
tích lục địa, biển…Vận động theo phương
nằm ngang sinh ra khi hai mảng kiến tạo
dịch chuyển, va chạm nhau, sinh ra các hiện
tượng uốn nếp, đứt gãy…
* Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu mối
quan hệ giữa sự dịch chuyển của các mảng
kiến tạo với việc hình thành các nếp uốn và
đứt gãy?

IV. Đánh giá:
Hoàn thành bảng theo mẫu sau:


Vận động kiến tạo Khái niệm Tác động của vận động
đến địa hình








BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC
ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
- Hiểu khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra và các tác nhân ngoại lực.
- Trình bày được về quá trình phong hóa. Phân biệt được phong hóa lý học,
phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.
- Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình phong hoá đến địa hình
bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng đĩa.
II. Thiết bị dạy học:
- Hình vẽ, tranh ảnh về tác động của ngoại lực
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
III. Hoạt động dạy học:
Các em đã biết nội lực có tác động lớn đến bề mặt trái đất còn ngoại
lực tác động như thế nào đến mặt đất? Đó là nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ1: cả lớp
-HS quan sát kênh chữ và hình, trả lời:

+Ngoại lực là gì? Bao gồm các tác động
nào?
-GV:ngoại lực chủ yếu có nguồn gốc
năng lượng từ bức xạ mặt trời, vì dưới
tác dụng nhiệt của mặt trời, đá trên bề
mặt thạch quyển bị phá hủy và năng
lượng của các tác nhân ngoại lực (nước
chảy, gio, băng tuyết…) trực tiếp hay
gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ
mặt trời.
Chuyển: ngoại lực có tác động tới địa
hình như thế nào?
HĐ2: cặp/ nhóm
+Ngoại lực tác động đến địa hình thông
qua các quá trình nào?
+Phong hoá là gì?
+Vì sao cường độ phong hoá lại xảy ra
mạnh nhất trên bề mặt trái đất?
+Thế nào là phong hoá lí học?
-GV: phong hoá lí học chủ yếu thay đổi
kích thước các loại đá không thay đổi về
chất, thành phần hoá học
+Những tác nhân của loại phong hoá
này là gì?
+ Vì sao phong hoá lí học lại xảy ra
mạnh ở các miền khí hậu khô nóng
(hoang mạc và bán hoang mạc) và miền
có khí hậu lạnh?
GV: sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng
làm đá bị vỡ vụn, sự lớn lên của rễ cây

cũng làm cho đá bị vỡ ra… và con người
I. Ngoại lực:
- Là lực có nguồn gốc ở bên ngoài
-Gồm tác động của các yếu tố: khí
hậu, nước, sinh vật, con người.





II. Tác động của ngoại lực:

1) Quá trình phong hoá:
-Là quá trình phá hủy và làm biến
đổi các loại đá

a.Phong hoá lí học:
- Là sự phá hủy đá thành các khối
vụn có kích thước to nhỏ khác nhau
-Tác động: gió, sóng, nước chảy,
hoạt động sản xuất của con người.







b.Phong hoá hoá học:
-Là quá trình phá hủy làm biến đổi

thành phần, tính chất hoá học của
đá và khoáng vật
-Tác động: nước, hợp chất hoà tan
trong nước


cũng phá hủy đá khi làm đường giao
thông…
Chuyển: phong hoá lí học khác biệt với
phong hoá hoá học như thế nào?
HĐ3: cá nhân/ nhóm
+Thế nào là phong hoá hoá học?
+Những tác nhân chính của loại phong
hoá này?
-HS xem đĩa hình của quá trình ăn mòn
của nước biển.
-GV:chủ yếu phong hoá hoá học là hoạt
động hoá học của nước và các hợp chất
hoà tan trong nước, tác dụng của vi sinh
vật, vì nước có thể phân ly thành H
+

OH
-
, đặc biệt là khi trong nước có CO
2
hoà tan thì khả năng hoạt động hoá học
của nước càng rõ rệt. Khi nhiệt độ tăng
trong chừng mực thích hợp khả năng
hoạt động hoá học của nước cũng tăng

lên.
-GV liên hệ thực tế Việt Nam: vịnh Hạ
Long, động Phong Nha…
+Hãy kể tên một vài dạng địa hình
cacxtơ mà em biết?
HĐ4: cá nhân
+ Nêu tác động của sinh vật đến đá và
khoáng vật bằng con đường cơ giới và
hoá học?
GV: rễ cây ăn vào đá làm vỡ đá, sinh vật
tiết ra CO
2
, axít hữu cơ cũng làm phá
hủy đá về mặt hoá học
GV: sản phẩm của quá trình phong hoá
một phần bị gió cuốn đi, một phần phủ
trên bề mặt đá gốc tạo thành lớp vỏ
phong hoá.









c.Phong hoá sinh học:
-Là sự phá hủy đá dưới tác động
của sinh vật

- Kết quả:
- Nguyên nhân:

IV. Đánh giá
HS điền vào bảng sau:

Quá trình phong
hoá
Khái niệm Tác nhân chủ yếu Kết quả
Phong hoá lí học

Phong hoá hoá
học

Phong hoá sinh
học


V. Hoạt động nối tiếp:
HS làm các câu hỏi 1,2,3 trang 34 SGK.
BÀI 9: TÁC DỘNG CỦA NGOẠI LỰC
ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
- Phân biệt được các khái niệm: bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ và biết được
tác động của các quá trình này đến địa hình bề mặt trái đất.
- Phân tích được mối quan hệ giữa ba quá trình: bóc mòn, vận chuyển và
bồi tụ.
- Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình: bóc mòn, vận chuyển,

bồi tụ đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng đĩa hình.
II. Thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh, hình vẽ về các dạng địa hình do tác động của nước, gió, sóng
biển tạo thành.
III. Hoạt động dạy và học:
Mở bài: GV yêu cầu HS cho biết ngoại lực là gì? Phân biệt phong hoá vật lý
và phong hoá hoá học. Ngoại lực có tác động thế nào đến địa hình bề mặt
trái đất. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ1: cặp/nhóm
HS quan sát tranh ảnh, các hình 9.4, 9.5,
9.6 và đọc nội dung trong SGK tìm hiểu về
xâm thực, thổi mòn, mài mòn (tùy theo
nhân tố tác động)
+ Xâm thực, thổi mòn, mài mòn là gì?
+ Đặc điểm chính của mỗi quá trình đó.
+ Kết quả thành tạo địa hình của mỗi quá
trình.
+ Nêu ví dụ thực tế về sự tác động của quá
trình bóc mòn tạo thành những dạng địa
hình khác nhau. Biện pháp hạn chế quá
trình xâm thực?
-Đại diện các nhóm trình bày về sự tác
động của các quá trình dựa vào tranh ảnh,
hình vẽ…
-Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
-GV cho HS xem một số tranh ảnh về quá
trình xâm thực: chân sóng ở Hà Tiên, thung
lũng sông, lở bờ sông…

-Xâm thực có vai trò chủ yếu làm chuyển
dời các sản phẩm phong hoá.
*Thổi mòn khác với xâm thực như thế nào?
-Thổi mòn chủ yếu do gió thường tạo ra
được những địa hình độc đáo, như là ở
hoang mạc (hình 9.5)…
-Xâm thực có thể diển ra ở dưới sâu các lớp
đá, nhưng mài mòn chủ yếu trên mặt đất.
*Bóc mòn khác thổi mòn như thế nào?
-GV cho HS xem ảnh núi bị bòc tròn.
-GV: mỗi dạng địa hình xâm thực, mài
mòn được tạo thành tùy thuộc vào tác nhân
ngoại lực, ví dụ: xâm thực do nước chảy là
những rãnh nông, do dòng chảy thường
xuyên là các thung lũng sông… địa hình
thổi mòn do gió là những hố trũng thổi
mòn, mài mòn do sóng biển là những hàm
ếch sóng vỗ…
chuyển: như vậy các vật liệu bị xâm thực sẽ
di chuyển như thế nào?
2) Quá trình bóc mòn:
-Là quá trình làm chuyển dời các
sản phẩm phong hoá khỏi vị trí
ban đầu.
-Địa hình xâm thực: do tác nhân
nước chảy.













-Địa hình thổi mòn khoét mòn:
do gió hình thành.





-Địa hình do băng hà: địa hình
băng tích, vịnh hẹp băng hà (phi-
o)



3) Quá trình vận chuyển:
-Là quá trình di chuyển vật liệu
từ nơi này đến nơi khác

-Tác nhân: ngoại lực và trọng
lực.

4) Quá trình bồi tụ:
-Là quá trình tích tụ các vật liệu

bị phá hủy hình thành các dạng
địa hình bồi tụ.
HĐ2: cá nhân
-HS đọc nội dung SGK để hiểu khái niệm
vận chuyển.
GV: vận chuyển là sự tiếp tục của quá trình
bóc mòn. Vận chuyển có thể xảy ra trực
tiếp nhờ trọng lực hoặc gián tiếp nhờ
những tác nhân ngoại lực.
HĐ3: cả lớp
HS phân tích tranh ảnh, nêu những ví dụ
thực tế về quá trình bồi tụ.
* Hãy kể tên một số dạng địa hình bồi tụ do
nước chảy, do gió và sóng biển mà em
biết?
-GV các vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường
di chuyển theo thự tự kích thước và trọng
lượng giảm. Nhưng nếu động năng giảm
đột ngột thì tất cả vật liệu sẽ tích tụ và phân
lớp theo trọng lực.
* Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực
đối nghịch nhau?


IV.Đáng giá:
- Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình phong hoá, vận chuyển và bồi tụ.
- Quá trình bóc mòn của nước chảy được gọi là:
a) Xâm thực b) Mài mòn c) Thổi mòn.
V.Hoạt động nối tiếp:
- Sưu tập tranh ảnh về quá trình bồi tụ.

BÀI 10: THỰC HÀNH: NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH
ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN
ĐỒ

I.Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
- Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ
trên thế giới.
- Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất,
núi lửa, các vùnh núi trẻ với các mảnh kiến tạo.
- Xác định được trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi
trẻ.
- Có nhận thức đúng về các hoạt động kiến tạo đang diễn ra.
II.Thiết bị dạy học:
- Bản đồ các mảng kiến tạo, các vùng động đất và các vùng núi trẻ trên thế
giới.
- Bản đồ tự nhiên thế giới
III. Hoạt động dạy học:
HĐ: nhóm
- GV chia lớp thành từng nhóm nhỏ, nêu yêu cầu thực hành.
- Phân công và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
+ Nhóm 1: nghiên cứu về động đất. (Theo nội dung: khái niệm, nguyên
nhân, hậu quả, khu vực xảy ra trên thế giới.)
+ Nhóm 2: nghiên cứu về núi lửa.
+ Nhóm 3: nghiên cứu về sóng thần.
- Từng nhóm HS lên trình bày, xác định ở trên bản đồ.
- GV giảng giải thêm, GV cho HS xem phim quay được đợt sóng thần ngày
25/12/2005 ở Đông Nam Á
- GV tổng hợp kiến thức:
+ GV xác định lại những vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên

bản đồ.
+ Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ.
+ Mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai độntg đất, núi lửa, các vùng
núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch quyển.
- GV nhận xét quá trình làm việc của từng nhóm.

IV. Đánh giá:
- GV cho HS xem hình chụp núi miệng núi lửa nước ta tại Định Quán, giải
thích vì sao nước ta hiện nay không có núi lửa.
V. Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị bài 11.
Bài 11: KHÍ QUYỂN
SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
- Trình bày thành phần không khí và cấu trúc của khí quyển
- Trình bày được sự phân bố các khối khí, frông. Nêu đặc điểm chính
và sự tác động của chúng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×