Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP phương nam chi nhánh giảng võ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.38 KB, 24 trang )

Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Phương Nam chi nhánh Giảng Võ

Đào Duy Hưng

Trường Đại học kinh tế
Luận văn ThS ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: TS. Quách Mạnh Hào
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Làm rõ vai trò tín dụng trong sự nghiệp phát triển ngân hàng. Phân tích
rõ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Nam - Chi nhánh
Giảng Võ hiện nay. Nêu lên định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Nam - Chi nhánh Giảng Võ trong
thời gian tới.
Keywords: Tín dụng; Chất lượng tín dụng; Ngân hàng TMCP Phương Nam;
Ngân hàng; Kinh tế học tài chính

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, đất nước chúng ta đã
thu được những kết quả bước đầu khả quan, tạo được niềm tin trong nhân dân cũng như
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, hệ
thống ngân hàng nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động của mình, góp
phần tích cực vào việc kìm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ổn định nền kinh tế vĩ
mô. Tuy nhiên, hoạt động của ngành ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập cả về cơ chế chính
sách và tổ chức hoạt động. Bên cạnh những mặt được, ngành ngân hàng Việt Nam còn có
những tồn tại. Một trong những tồn tại chủ yếu là số nợ quá hạn, nợ khó đòi còn lớn, làm
suy giảm năng lực của hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng tới sự ổn định của hệ thống ngân
hàng cũng như cả nền kinh tế.


Trước thực tế đó, đòi hỏi các ngân hàng thương mại không ngừng nâng cao chất
lượng tín dụng. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của ngân
hàng mà còn góp phần tiết kiệm vốn cho toàn xã hội, thúc đẩy mở rộng và phát triển nền
kinh tế một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng là vấn
đề không chỉ có giới hạn trong phạm vi một ngân hàng mà nó còn gắn liền với nhiều
nhân tố khác như các vấn đề pháp lý, môi trường hoạt động của ngành, môi trường vĩ mô
của nền kinh tế. Để nâng cao chất lượng tín dụng, không chỉ đòi hỏi nỗ lực bản thân ngân
hàng mà còn đòi hỏi phải có sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan hữu quan.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam- chi nhánh Giảng Võ là một chi
nhánh mới được thành lập năm 2005 của Ngân hàng TMCP Phương Nam. Chi nhánh
Giảng Võ là một chi nhánh mới, lại hoạt động trên địa bàn thủ đô – là trung tâm kinh tế
chính trị lớn của cả nước, tập trung nhiều Ngân hàng thương mại lớn và có sự cạnh tranh
khốc liệt. Mặc dù vẫn đứng vững trên thị trường nhưng hoạt động của Ngân hàng TMCP
Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất còn thiếu
so với yêu cầu đòi hỏi của hoạt động ngân hàng, mạng lưới tổ chức còn đơn giản, thị
phần còn thấp, chưa có nhiều phòng giao dịch trực thuộc (hiện tại Chi nhánh mới mở
được 02 Phòng giao dịch và 01 Quỹ tiết kiệm), hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào
hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, do phải cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại lớn
trong tình hình nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay thì hoạt động tín dụng tuy có phát
triển song tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đã đề tài: “Chất lượng tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn cuối khoá của mình. Với hy vọng việc nghiên cứu đề tài này sẽ hoàn thiện, củng
cố và nâng cao kiến thức cho bản thân, đồng thời mong muốn có thêm những ý kiến mới
mẻ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Nam - Chi
nhánh Giảng Võ.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay có rất nhiều giải pháp tín dụng cũng như những công trình nghiên cứu
về giải pháp tín dụng, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng
thương mại nhưng đứng trước tình hình biến động kinh tế như thực tế vừa qua từ năm

2007 - 2011 thì những giải pháp tín dụng dường như chưa đem lại những hiệu quả thực
sự. Do vậy, em xin lựa chọn đề tài và xin đóng góp một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của đơn vị.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Thông qua nghiên cứu hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Nam
Chi nhánh Giảng Võ, rút ra những kết luận quan trọng làm căn cứ cho việc nêu lên định
hướng và tìm giải pháp phù hợp, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của Chi
nhánh trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Làm rõ vai trò tín dụng trong sự nghiệp phát triển ngân hàng.
+ Phân tích rõ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Nam -
Chi nhánh Giảng Võ hiện nay.
+ Nêu lên định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của
Ngân hàng TMCP Phương Nam - Chi nhánh Giảng Võ trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam-
Chi nhánh Giảng Võ trong những năm gần đây.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Phương Nam -
Chi nhánh Giảng Võ trong giai đoạn từ 2007 đến 2011; định hướng và giải pháp nâng cao
chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam - Chi nhánh Giảng Võ đến năm
2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích,
so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp, thống kê mô tả,
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
Luận văn sẽ đưa ra một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Phương Nam - Chi nhánh Giảng Võ như: Nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát
trước, trong và sau khi cho vay; Nâng cao hiệu quả quản lý thời gian, khả năng tư vấn
bán hàng của các cán bộ tín dụng; Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng…
7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3
chương:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng tín dụng của các ngân
hàng thương mại.
Chƣơng 2: Chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam - Chi
nhánh Giảng Võ
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Phương Nam - Chi nhánh Giảng Võ.
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
I. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại
1. Giới thiệu khái quát về tín dụng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân
hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nhân và các chủ thể
khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn
nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi vay
khi đến hạn thanh toán.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là Ngân hàng và một bên là
các chủ thể khác trong nền kinh tế như các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp… Điều đó
cho thấy mức độ phủ rộng của tín dụng ngân hàng đối với mọi đối tượng trong xã hội.
Tín dụng ngân hàng được thực hiện theo ba nguyên tắc sau:
+ Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn đã ký trong hợp
đồng tín dụng.
+Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
+Vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản có giá trị tương đương.
2. Vai trò tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
- Tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn cho sản xuất;
- Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, mở rộng góp phần
đầu tư phát triển kinh tế;

- Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong tổ chức điều hòa, lưu thông tiền
tệ;
- Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế kém phát triển, là
công cụ tài trợ cho những ngành kinh tế mũi nhọn;
- Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại;
- Vai trò của tín dụng ngân hàng về mặt chính trị- xã hội.
3. Các bước trong quy trình tín dụng
Bảng1: Quy trình tín dụng tổng quát
Các giai đoạn
của quy trình
Nguồn và nơi cung
cấp thông tin
Nhiệm vụ của ngân
hàng ở mỗi giai đoạn
Kết quả sau khi kết
thúc một giai đoạn
1. Lập hồ sơ đề
nghị cấp tín
dụng
Khách hàng đi vay
cung cấp
Tiếp xúc phổ biến lập
hồ sơ cho khách hàng.
Hoàn thành bộ hồ sơ
để chuyển sang bộ
phận phân tích.
2. Phân tích tín
dụng
- Hồ sơ đề nghị vay từ
giai đoạn 1 chuyển

sang.
- Các thông tin bổ
sung từ phỏng vấn, hồ
sơ lưu trữ, các thông
tin từ các nguồn khác
Tổ chức thẩm định về
các mặt tài chính và
phí tài chính do các cá
nhân hoặc bộ phận
thẩm định thực hiện.
Báo cáo kết quả thẩm
định để chuyển sang
bộ phận có thẩm
quyền và quyết định
cho vay
3. Quyết định tín
dụng
- Các tài liệu và thông
tin từ giai đoạn 2
chuyển sang báo cáo
kết quả thẩm định.
- Các thông tin bổ
sung.
Quyết định cho vay
hoặc từ chối của cá
nhân hoặc hộ được
giao quyền phán
quyết
- Quyết định cho vay
hoặc từ chối

- Tiến hành các thủ tục
pháp lý như ký hợp
đồng tín dụng, các hợp
đồng và các cam kết
khác
4. Giải ngân
- Quyết định cho vay
và các hợp đồng liên
quan.
- Các chứng từ làm cơ
sở giải ngân.
Thẩm định các chứng
từ theo các điều kiện
của hợp đồng tín dụng.
Chuyển tiền vào tài
khoản tiền gửi cho
khách hàng hoặc
chuyển trả cho đơn vị
cung cấp
5. Giám sát thu
nợ và thanh lý
tín dụng.
- Các thông tin từ nội
bộ ngân hàng
- Các báo cáo tài
chính theo định kỳ.
- Các thông tin khác
- Phân tích hoạt động
tài khoản, các báo cáo
tài chính kiểm tra cơ

sở của khách hàng.
- Thu nợ
- Tái xét và xếp hạng
- Thanh lý tín dụng
- Báo cáo các vấn đề
giám sát và đưa ra các
giải pháp xử lý.
- Lập các thủ tục để
thanh lý tín dụng
II. Chất lƣợng tín dụng
1. Chất lƣợng tín dụng ngân hàng
Khái niệm tín dụng là một khái niệm không thông dụng, bởi tín dụng bao hàm các
hoạt động khác nhau khó đồng nhất và đo lường: cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết
khấu, bao thanh toán…. Như vậy chất lượng tín dụng được thể hiện qua những điểm sau:
+ Đối với khách hàng: Tín dụng phát ra phù hợp với mục đích sử dụng, đáp ứng
được nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển hoặc đời sống của khách hàng với lãi
suất và kỳ hạn hợp lý; hồ sơ thủ tục đơn giản, nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc
tín dụng theo quy định của pháp luật.
+ Đối với Ngân hàng thương mại: Phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù
hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường
trên nguyên tắc hoàn trả đúng hạn, thu được tiền lãi vay; đảm bảo an toàn trong hoạt
động của ngân hàng thương mại và thực hiện được các mục tiêu về kinh tế, xã hội, góp
phần hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển trên cơ sở sử dụng vốn tín dụng của
ngân hàng.
+ Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Tín dụng phục vụ sản xuất và đảm bảo sự
lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền
kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các quan hệ giữa
tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế. Tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước trên thị trường thế giới.
2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng ngân hàng

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng: Mức tăng trưởng vốn huy
động hàng năm; Mức tăng dư nợ cho vay; Vòng quay vốn tín dụng.
* Nhóm chỉ tiêu về mức độ đảm bảo: Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo
(thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) chỉ tiêu này áp dụng cho các khoản tín dụng riêng lẻ, đồng
thời cũng áp dụng cho việc xem xét, tổng thể cơ cấu cho vay.

Hạn mức TD - Tổng giá trị tài sản cho vay
Tỷ lệ cho vay trong hạn mức = –––––––––––––––––––––––––––––– x 100%
Hạn mức tín dụng

Chỉ tiêu này biểu hiện chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro cao hay thấp, bởi hạn
mức tín dụng Ngân hàng có thể cho vay ra mà vẫn kiểm soát được rủi ro.
* Nhóm chỉ tiêu liên quan đến nợ.
- Phí tín dụng: Được xác định bằng chi phí cho vay trên tổng mức cho vay (Chi phí
vay gồm lãi vay, thủ tục phí, phí trên hồ sơ pháp lý, phí đánh giá tài sản thế chấp…). Đây
là chỉ tiêu xác định “Giá của khoản vay” đối với người sử dụng vốn.
- Hiệu quả sử dụng vốn (lợi nhuận hoặc hiệu quả về mặt xã hội được tạo ra từ vốn
vay Ngân hàng).
* Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn đánh giá chất lượng tín dụng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn ═
Tổng dư nợ
- Tỷ lệ nợ xấu:
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
Tổng dư nợ
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng yếu kém, Ngân
hàng không những phải gánh chịu rủi ro tín dụng cao chất lượng tín dụng kém mà còn
rất có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng chống đỡ rủi ro tín dụng của ngân hàng.
- Mức tăng của nợ tổn thất so với tổng dư nợ (hoặc tổng tài sản có);
- Tỷ lệ nợ xấu tiềm tàng chưa được dự phòng;
- Khả năng khắc phục nợ xấu:
Nợ xấu - Dự phòng
Khả năng khắc phục nợ xấu =
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cũng có ý nghĩa là khả năng tài chính của ngân hàng trong việc khắc
phục nợ xấu, song ở quy mô rộng hơn, trong cả phần vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó.
Tức là sau khi mà ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng đã trích lập cho các khoản nợ xấu để
bù đắp mà không đủ thì có thể sử dụng phần vốn chủ sở hữu của ngân hàng để bù đắp
một phần. Dĩ nhiên, một chêch lệch mà nợ xấu nhỏ hơn dự phòng luôn là tốt nhất. Ngoài
ra, trong trường hợp mà sự phòng không đủ bù đắp cho khoản nợ xấu đó, thì vốn chủ sở
hữu mới đến lượt và phần chêch lệch thừa giữa nợ xấu và dự phòng phải nhỏ hơn số vốn
chủ sở hữu hay tỷ lệ khả năng khắc phục nợ xấu phải nhỏ hơn 1.
3. Những nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng
- Các nhân tố khách quan (Nhân tố kinh tế; Nhân tố xã hội;Nhân tố pháp lý;Nhân tố
môi trường tự nhiên;Nhân tố thuộc về khách hàng)
- Các nhân tố chủ quan;
- Nhân tố chính sách tín dụng;
- Công tác tổ chức của ngân hàng:
- Chất lượng nhân sự;
- Quy trình tín dụng:
Chƣơng 2
CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
PHƢƠNG NAM - CHI NHÁNH GIẢNG VÕ
I/ Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam - Chi nhánh
Giảng Võ
1. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua
a) Tình hình huy động vốn từ khách hàng

Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
STT
Hình thức huy động
Năm
Năm
Năm
Năm 2010
Năm 2011
2007
2008
2009
1
Tổng huy động vốn
576.125
665.718
792.710
1.602.701
1.559.762
1.1
Tiền gửi của khách
hàng
576.125
665.718
792.710
1.602.701
1.559.762
1.1.1
Dân cư
201.644

346.713
356.719
560.946
700.572

- Bằng VND
141.152
180291
210.465
286.083
405.783

-Bằng ngoại tệ (quy
đổi)
16.131
41.605
39.239
50.485
60.721

-Bằng vàng (quy
đổi)
44.361
124.817
107.015
224.378
234.068
1.1.2
Doanh nghiệp
374.481

319.005
435.991
1.041.755
859.190
1.2
Tiền gửi của
TCTD
0
0
0
0
0
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam-
chi nhánh Giảng Võ từ 2007-2011)
Như vậy tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng qua các năm, điều này cho thấy chi
nhánh đã chiếm được lòng tin của khách hàng nhưng vẫn còn chưa đều và còn gặp nhiều
khó khăn. Đặc biệt công tác quản lý tiền gửi dân cư được chi nhánh Giảng Võ thực hiện
thường xuyên, nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra với nhiều hình thức, qua đó tránh
được sai sót đảm bảo an toàn chính xác nguồn tiền gửi của dân cư và nâng cao được uy
tín của ngân hàng. Do đó, nguồn tiền gửi này của chi nhánh liên tục tăng qua các năm,
trong đó tiền gửi tiết kiệm chiếm một tỷ lệ lớn, nguồn tiền này tuy chi phí trả lãi lớn
nhưng lại khá ổn định và an toàn, vì vậy làm tăng tính chủ động cho ngân hàng trong việc
đưa ra kế hoạch sử dụng vốn.
b) Tình hình cho vay:
Bảng 2.2: Dƣ nợ qua các năm
Đơn vị: triệu đồng - %
S
T
T
Chỉ

tiêu
2007
2008
2009
2010
2011
Số
tiền
Tỷ
lệ
Số
tiền
Tỷ
lệ
Số
tiền
Tỷ
lệ
Số
tiền
Tỷ
lệ
Số
tiền
Tỷ
lệ
1
Tổng
dư nợ
86.717

10
0
92.502
10
0
87.159
10
0
133.56
8
10
0
115.69
9
10
0
1.
1
Ngắn
hạn
27.055
,7
31,
2
31.080
,7
33,
6
23.811
,8

27,
3
41.673
,2
31,
2
37.160
,7
32,
1
1.
2
Trung,
dài
hạn
59.661
,1
68,
8
61.421
,3
66,
4
63.347
,2
72,
7
91.894
,8
68,

8
78.538
,3
67,
9
Nhận xét :
- Thứ nhất: về cơ cấu cho vay, Ngân hàng TMCP Phương Nam- Chi nhánh Giảng
Võ chủ yếu cho vay trung và dài hạn, đang tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Đây
cũng là điều hợp lý và phù hợp với xu hướng phát triển của ngân hàng trong thời điểm
hiện tại, khi mà cho vay trung và dài hạn lại tập trung vào cho vay khách hàng cá nhân
vay bất động sản, một lĩnh vực tương đối rủi ro ; trong khi đó thì việc cho khách hàng
doanh nghiệp có uy tín vay ngắn hạn có thể giảm thiểu rủi ro hơn nhiều…
- Thứ hai: Ngân hàng TMCP Phương Nam- Chi nhánh Giảng Võ khá thành công
trong công tác mở rộng tín dụng, cả doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ hầu như đều tăng
trưởng khá ổn định.
- Thứ ba: Chất lượng của các khoản tín dụng luôn được chi nhánh quan tâm, chọn
lọc khách hàng, tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng, đặc biệt là khâu thẩm
định cho vay, do vậy đã hạn chế được nợ quá hạn phát sinh.
- Thứ tư: Tinh thần làm việc của toàn thể chuyên viên tương đối tốt, động cơ làm
việc đều hướng tới sự phát triển chung của Ngân hàng TMCP Phương Nam. Chi nhánh
cũng đã xây dựng văn hóa làm việc, có cơ chế thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích cán
bộ trong phòng hăng say làm việc, góp phần xây dựng một Ngân hàng TMCP Phương
Nam chuyên nghiệp, phát triển.
- Thứ năm: Tuy nhiên, cơ cấu và định hướng về đối tượng khách hàng mục tiêu cần
quan tâm hơn, tạo tiền đề chính cho phương thức hoạt động trong thời gian tới.
Cộng thêm đó, công tác phát triển khách hàng vẫn chưa thực sự hiệu quả, các
chuyên viên chủ động tìm kiếm khách hàng mới theo các danh mục đã thiết lập nhưng
việc gia tăng giá trị trên số lượng khách hàng này vẫn chưa cao. Trong khi đó, việc chăm
sóc số lượng khách hàng hiện hữu chưa được quan tâm đúng mức, chưa biến được số
lượng khách hàng hiện hữu trở thành khách hàng thường xuyên, gắn bó lâu dài với ngân

hàng, để từ đó gia tăng số lượng khách hàng trên nền khách hàng này.
c) Các hoạt động khác
- Hoạt động phát hành thẻ và cấp bảo lãnh
+ Hoạt động phát hành thẻ: NHTMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ tích cực
trong hoạt động kinh doanh thẻ. Tính đến 31/12/2011 toàn chi nhánh đã phát hành được
119 thẻ ATM. Năm 2012, Ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ sẽ tập
trung vào các khách hàng có quan hệ tín dụng với NHTMCP Phương Nam và các khách
hàng mở rộng để kinh doanh thẻ.
+ Hoạt động cấp bảo lãnh: Các khách hàng bảo lãnh vẫn tập trung vào một số
khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ với số lượng rất mỏng; Doanh số bảo lãnh tăng qua
các năm và tới thời điểm 31/12/2011 là khoảng hơn 3,5 tỷ đồng tăng 342% so với cùng
kỳ năm 2010.
- Hoạt động kinh doanh đối ngoại
+ Hoạt động thanh toán quốc tế: Doanh số thanh toán quốc tế tăng qua từng năm và
đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho chi nhánh. Đến 31/12/2011, doanh số thanh toa
́
n
quốc tế ta
̣
i chi nha
́
nh đa
̃
đa
̣
t đươ
̣
c tầm 15 triệu USD tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm
2010; Tổng thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế tăng mạnh qua từng thời kỳ, tính đến hết
31/12/2011 là đạt được 96% kế hoạch năm.

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
+ Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh phần lớn phục vụ khách hàng thanh
toán quốc tế (L/C, D/P, TTr…).
+ Từ năm 2007- 2011 thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn, tỷ giá các đồng
ngoại tệ thay đổi liên tục nên cũng tạo ra những khó khăn cho việc kinh doanh trên thị
trường này. Hiện nay, ngân hàng cũng đang xem xét bước đi tiếp theo cho thị trường đầy
biến động này.
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ và công tác quản trị điều hành.
- Hoạt động phát triển nhân sự.
d) Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Tình hình thu nhập- chi phí giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
Tổng thu nhập
92.568
115.286
95.689
159.387
129.398
Thu về hoạt
động tín dụng
76.687
91.268
77.315

127.509
114.102
Tổng chi phí
92.556
112.776
94.669
153.628
128.105
Chi về hoạt
động tín dụng
90.497
94.056
82.045
141.294
118.265
Lợi nhuận
12
2.510
1.020
5.759
1.293
Mức độ hoàn
thành kế hoạch
0,6%
82,21%
46,8%
122%
97.3%
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2007-2011 và báo cáo tình hình hoạt
động kinh doanh các năm 2007- 2011)

Cơ cấu thu nhập vẫn tập trung quá nhiều vào tín dụng (trên 80%, gần 20% còn lại
là thu từ dịch vụ và hoạt động thanh toán), trong khi vấn đề ở đây là hoạt động tín dụng
mang lại nguồn tiền không lớn, thậm chí nhiều khoản lại có rủi ro khá cao, các khoản khó
đòi, còn thu từ dịch vụ và hoạt động thanh toán mang lại nguồn tiền tương đối ổn định và
là một nguồn thu thực sự tiềm năng nhưng lại chiếm tỷ lệ quá thấp. Đây cũng chính là
vấn đề mà ngân hàng cần xem xét trong hướng đi tới của mình (có thể sẽ điều chỉnh theo
hướng tăng tỷ lệ dịch vụ và các hoạt động thanh toán… và giảm tỷ lệ tập trung quá cao
vào tín dụng, vừa giảm rủi ro vừa đưa lại nguồn thu thực sự và an toàn.
II. Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam - Chi nhánh
Giảng Võ
1. Tình hình cho vay tại NHTMCP Phƣơng Nam - Chi nhánh Giảng Võ.
a) Tổng dư nợ
Chúng ta có thể nghiên cứu rõ hơn xu hướng tổng dư nợ theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.4: Xu hƣớng tổng dƣ nợ từ năm 2007- 2011
Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy xu hướng tổng dư nợ có nhiều biến đổi qua các
năm, nếu như năm 2007, 2008 dư nợ ở mức tương đối thấp (xét theo tốc độ tăng trưởng
thì năm 2008 có vẻ như dư nợ chưa có mức tăng tương xứng) thì năm 2009 tốc độ tăng
dư nợ lại giảm, do năm 2009, tuy đã trải qua nhiều biến động lớn của thị trường tài chính,
những suy thoái lớn của nền kinh tế thế giới cũng như thị trường Việt Nam, nhưng những
hậu quả của nó vẫn tác động rất lớn tới hoạt động của ngân hàng, lãi suất biến động và
tăng cao khiến công tác cho vay dường như chững lại và gặp nhiều khó khăn, khách hàng
tìm đến ít hơn do phải trả chi phí quá cao. Đến năm 2010 thì năm 2010 lại là năm thắng
lợi trong hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ,
tổng dư nợ tăng vọt lên so với các năm trước đó. Đó là do năm 2010 chi nhánh đã nhận
được sự giúp đỡ và chia sẻ lợi nhuận từ các hợp đồng của Hội sở và các chi nhánh khác,
cộng với sự quyết tâm của tập thể Ban lãnh đạo cùng các nhân viên trong việc đưa chi
nhánh trở thành một trong những chi nhánh hoạt động tốt nhất trong hệ thống. Năm 2011
có sự sụt giảm về tổng dư nợ, đây là sự sút giảm có tính toán của lãnh đạo ngân hàng nói
chung và chi nhánh nói riêng, tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đã tác động

nhiều tới hoạt động tín dụng nên ngân hàng cũng tập trung vào những mục tiêu khác bên
cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Thực hiện chủ trương lành mạnh hóa hoạt động tín
dụng, giảm nợ xấu, tăng trưởng sạch và thực hiện nghiêm túc chủ trương chính sách của
nhà nước.
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
2007
2008
2009
2010
2011
tổng dư nợ
(trd)
Tuy nhiên để hiểu rõ hơn rủi ro về nợ quá hạn và nợ xấu xuất phát từ đâu ta cần
xem xét thêm cơ cấu cho vay của ngân hàng. Ta có bảng sau:
Bảng 2.5: Dƣ nợ theo kỳ hạn, thành phần kinh tế và theo tiền tệ
Đơn vị: triệu đồng- %
Chỉ
tiêu
Năm
2007
2008
2009

2010
2011
Số tiền
Tỷ
trọn
g
Số tiền
Tỷ
trọn
g
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọn
g
Số tiền
Tỷ
trọng
A.Theo kỳ hạn
Ngắn
hạn
27.055,
7
31,1
9
31.080,
68
33,6

23.811,
84
27,3
41.673,
22
31,2
37.160,
66
32,1
Trung
và dài
hạn
59.661,
13
68,8
1
61.421,
33
66,4
63.347,
16
72,7
91.894,
78
68,8
78.538,
34
67,9
B.Theo thành phần kinh tế


nhân
26.275
30,3
36.260
39,2
31.290
35,9
37.399
28
34.941
30.2
TCKT
60.442
69,7
56.242
60,8
55.869
64,1
96.169
72
80.758
69,8
C. Theo tiền tệ
Nội tệ
71.281
82,2
72.059
77,9
66.763
76,6

104.584
78,3
89.204
77,1
Ngoại
tệ
15.436
17,8
20.443
22,1
20.396
23,4
28.984
21,7
26.495
22,9
Tổng
dƣ nợ
86.717
92.502
87.159
133.568
115.699
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2007-2011 và báo cáo tình hình hoạt
động kinh doanh các năm 2007-2011)
Nhìn chung thì đây có thể nói là hướng đi tương đối đúng đắn của ngân hàng trong
thời gian vừa qua. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi lạm phát và lãi suất biến động mạnh
trong thời gian vừa qua, cùng thời hạn quay vòng vốn dài khiến cho tính thanh khoản
của ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều và buộc phải nâng lãi suất huy động để bù đắp thiếu
hụt do thanh khoản gây ra, nên sắp tới ngân hàng không chỉ xem xét việc chia sẻ dần sự

tập trung từ các khoản vay ngắn hạn sang các khoản trung và dài hạn một cách hợp lý mà
còn phải xem xét chuyển cơ cấu ngành nghề, đối tượng mục tiêu (trong cho vay ngắn hạn
thì nhắm vào đối tượng là các doanh nghiệp sản xuất an toàn; trong cho vay trung và dài
hạn thì giảm tỷ lệ cho khách hàng vay với mục đích kinh doanh bất động sản vì đây là
lĩnh vực tương đối rủi ro, dễ gây mất thanh khoản cũng như khả năng thanh toán).
b) Hệ số sử dụng vốn vay

Sơ đồ 2.6: Diễn biến hiệu suất sử dụng vốn qua các năm (2007- 2011)
Nhìn chung là những năm qua, tình hình sử dụng vốn ở chi nhánh là tương đối kém
hiệu quả, đồng vốn sử dụng chưa đem lại kết quả tương xứng. Hơn nữa, hiện nay trên địa
bàn của chi nhánh Giảng Võ, các ngân hàng và các tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh
vực tiền tệ ngày càng đông đã tạo nên sức ép trong cạnh tranh, buộc ngân hàng phải cắt
giảm lãi suất đầu ra trong khi lại nâng lãi suất đầu vào để thu hút khách hàng, việc này
ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng khiến cho hiệu quả của việc sử dụng vốn không
cao.
0
2
4
6
8
10
12
14
16
Hiệu suất sử dụng vốn
2007
2008
2009
2010
2011

2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam - Chi nhánh
Giảng Võ
a) Tình hình nợ quá hạn
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn từ 2007-2011
Đơn vị: triệu đồng- %
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số
tiền
Tỷ
trọn
g
Số
tiền
Tỷ
trọn
g
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọn
g
Số

tiền
Tỷ
trọng
1.Tổng dƣ
nợ
86.717

92.50
2

87.159

133.56
8

115.69
9

-Ngắn hạn
27.055
30
31.08
1
33.6
23.812
27.32
41.673
31.2
37.161
32,1

-Dài hạn
59.662
70
61.42
1
66.4
63.347
72.68
91.895
68.8
78.538
67,9
2.Nợ quá
hạn
8.061

19.98
0

16.624

11.477

10.725

-NQH ngắn
hạn
3.015
37
8.561

42,8
6.214
37,4
4.356
38
4.322
40,3
-NQH dài
hạn
5.046
63
11.41
9
57,2
10.410
62,6
7.121
62
6.403
59,7
Tỷ lệ nợ
quá
hạn/tổng
dƣ nợ
9
21,6
19
8,6
9,27
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2007-2011 và báo cáo tình hình hoạt

động kinh doanh các năm 2007- 2011)
Ta có thể theo dõi dễ dàng hơn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.7: tỷ lệ nợ quá hạn theo từng năm
Nhìn vào đồ thị có thể nhận thấy xu hướng tăng của tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư
nợ. Năm 2007 tỷ lệ này chỉ là 9% nhưng đến năm 2008 đã tăng lên mức 21,6%, cao nhất
trong vòng 5 năm gần đây. Nợ quá hạn liên tục tăng cả về số tương đối và tuyệt đối là
dấu hiệu cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng giảm sút. Năm 2009 tỷ lệ này có giảm
xuống nhưng không đáng kể. Đến năm 2010, tỷ lệ này đã giảm tương đối mạnh, xuống
còn 8.6% song tổng dư nợ cũng tăng nhiều nên tỷ lệ này giảm thì phải xét cả về số tuyệt
đối, nếu như năm 2009 dư nợ quá hạn là 16.624 triệu đồng thì năm 2010 đã giảm chỉ còn
10.627 triệu đồng, năm 2011 là 10.725 triệu đồng có tăng về tỷ trọng so với năm 2010
nhưng không đáng kể, đây là nỗ lực rất lớn trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn của
ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ.
b) Tình hình nợ xấu
Chất lượng của chi nhánh được đánh giá là không tốt vì tỷ lệ nợ xấu/ tổng nợ quá
hạn khá cao (từ năm 2007-2010 thì tỷ lệ này đều trên 7% và một số năm như năm 2008-
2009, tỷ lệ này tăng đột biến lên 17,9% năm 2008 và 16,8% năm 2009). Ta có thể theo
dõi chi tiết hơn qua bảng sau:
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
0
5

10
15
20
25
2007
2008
2009
2010
2011
Tỷ lệ NQH(%)
1
Tổng dư nợ
86.717
92.502
87.159
133.568
115.699
2
Nợ quá hạn
8.061
19.980
16.624
11.477
10.725
3
Nợ xấu
6.201
16.650
14.712
10.627

8.101
4
Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ
7,15%
17,9%
16,8%
7,95%
7%

Bảng 2.7: Tình hình thu hồi nợ và trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng
Đơn vị: triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
1
Tổng dư nợ
86.717
92.502
87.159
133.568
115.699
2
Giải ngân
47.501
67.253

52.762
62.966
71.686
3
Nợ xấu
6.201
16.650
14.712
10.627
8.101
4
Tỷ lệ nợ xấu/ tổng
dư nợ
7,15%
17,9%
16,8%
7,95%
7,%
5
Dự phòng rủi ro
1.754
2.150
2.651
3.421
3.263
6
Thu nợ
43.755
42.523
45.526

67.267
55.381
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2007-2011 và báo cáo tình hình hoạt
động kinh doanh các năm 2007-2011 của Ngân hàng Phương Nam)

Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP PHƢƠNG NAM - CHI NHÁNH GIẢNG VÕ
I. Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam
- Chi nhánh Giảng Võ trong thời gian tới
1. Định hƣớng chung của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn từ thị trường trong nước, khai
thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho các dự án tín
dụng nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tích cực xử lý nợ tồn đọng để tăng khả năng
đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, trên cơ sở đảm bảo an toàn và
hiệu quả tín dụng.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với tăng trưởng vốn huy động thực tế.
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài
chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay.
- Chi nhánh phải tăng cường kiểm tra, giám sát.
- Tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng đối với các
ngành kinh tế, thành phần kinh tế và địa bàn nông thôn, thành thị, để trên cơ sở đó thực
hiện các giải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững:
- Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng:
- Huy động các nguồn vốn để đầu tư dự án hiện đại hoá công nghệ và thiết bị phục
vụ cho hoạt động kinh doanh
2. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam-
Chi nhánh Giảng Võ
Mọi hoạt động của NHTMCP Phương Nam - chi nhánh Giảng Võ đều nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động, nâng cao vị thế cạnh tranh, ngân hàng luôn tập trung nâng cao các

yếu tố về VỐN, CÔNG NGHỆ và CON NGƯỜI. VỐN và CÔNG NGHỆ là hai yếu tố luôn
được tập trung và hoàn thiện qua từng giai đoạn. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu,
tôi xin tập trung chủ yếu vào yếu tố CON NGƯỜI - khởi nguồn của mọi hoạt động. Nói
đến yếu tố CON NGƯỜI cũng chính là sự nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao khả
năng tư vấn nghiệp vụ, khả năng kiểm tra kiểm soát những rủi ro có thể xảy ra đến từ
khách hàng và từ chính tác nghiệp của ngân hàng (thực hiện đầy đủ quy trình nghiệp vụ,
giám sát khách hàng, thẩm định kỹ lưỡng và chính xác…) nhờ đó có thể giảm thiểu được
rủi ro và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Có thể nói đây là kim chỉ nam mà NHTMCP
Phương Nam- chi nhánh Giảng Võ thực hiện trong thời đại mới- thời đại của dịch vụ
chuyên sâu.
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Phƣơng Nam - Chi nhánh Giảng Võ
1.Giải pháp chung:
Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, đồng thời điều chỉnh mạnh cơ cấu và nâng
cao chất lượng tín dụng:
- Thực hiện cấp tín dụng theo đúng quy định của pháp luật về tín dụng; đảm bảo
các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam; không để thiếu hụt vốn khả dụng thanh toán; vốn tín dụng tập trung ưu tiên cho sản
xuất - kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
- Thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm
2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán;
- Cho vay bằng ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo khả năng thu
hồi nợ vay bằng ngoại tệ; hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục các mặt
hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu do Bộ
Công thương ban hành.
- Thực hiện huy động và cho vay bằng vàng theo quy định tại Thông tư số
22/2010/TT-NHNN ngày 29 tháng 10 năm 2010; giảm mạnh huy động và cho vay bằng
vàng, phù hợp với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục hạn chế việc
huy động và cho vay bằng vàng của tổ chức tín dụng trong thời gian tới.

- Tiết kiệm chi phí kinh doanh, áp dụng lãi suất cho vay ở mức hợp lý; ấn định lãi
suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam; công bố công khai lãi suất huy động và cho vay trên website và tại các
phòng giao dịch của Chi nhánh.
- Ấn định tỷ giá mua, bán của đồng Việt Nam đối với đô la Mỹ theo đúng quy định
tại Quyết định số 230/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước trong hệ thống của Chi nhánh; chủ động hoàn thiện quy định nội bộ và áp dụng
các biện pháp phòng ngừa rủi ro cần thiết trong kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại tín dụng, trích dự phòng
rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của pháp luật.
Không được thực hiện các nghiệp vụ nhằm che giấu nợ xấu như cho vay để trả nợ cũ,
không chuyển nợ quá hạn mà kéo dài thời hạn vay đối với khoản vay không có khả năng
thu hồi nợ, chuyển cho vay ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn không đúng đối
tượng, chuyển đổi đồng tiền nợ vay không đảm bảo khả năng thu hồi nợ, mua - bán nợ
không đúng quy định của pháp luật, cho vay để thanh toán các khoản nợ vay không có
hiệu quả của các tổ chức tín dụng khác,
- Giám sát chặt chẽ nợ xấu phát sinh; tăng cường kiểm toán nội bộ về việc thực hiện
quy định của pháp luật và quy định nội bộ về tín dụng, phát hiện và có biện pháp xử lý
kịp thời nguy cơ rủi ro tín dụng.
2. Giải pháp cụ thể nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng
a) Một số giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng:
- Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định.
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định.
- Tăng chất lượng việc thu thập thông tin.
- Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát.
b) Tăng cường kiểm tra tín dụng và giám sát khách hàng
- Tăng cường kiểm tra tín dụng:
- Tăng cường công tác giám sát khách hàng:
c) Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ quá hạn
d) Đào tạo, cải tiến thường xuyên trình độ nhân viên

e) Xây dựng chiến lược khách hàng
- Tập trung vào nhóm khách hàng có hàm lượng dịch vụ cao
g) Các biện pháp khác
- Thực hiện bảo hiểm tiền gửi
- Thực hiện công tác tư vấn cho người gửi tiền.
- Có giải pháp phát triển đồng bộ các nghiệp vụ tín dụng, phát hành thẻ, bảo lãnh,
thanh toán,…để các hoạt động này thúc đẩy hỗ trợ lẫn nhau.
3. Một số kiến nghị với cơ quan chức năng
a) Kiến nghị với Chính phủ, bộ ngành liên quan
- Hỗ trợ các ngân hàng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là hỗ trợ
họ tìm các đối tác, tư vấn các phần mềm về giải pháp công nghệ thông tin vốn là một
điểm còn rất nhiều hạn chế của Ngành Ngân hàng Việt Nam.
- Xây dựng cơ chế thông thoáng thu hút nhân tài, chuyên gia về nước phục vụ như
các ưu đãi.
- Chính phủ, Bộ Tài chính cần ban hành các quy định, cơ chế định giá, để từ đó có
thể đưa ra một khung giá chuẩn mực cho tất cả các hàng hoá, tài sản có trên thị trường
đặc biệt là những tài sản hay được cầm cố như: nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bị,…đồng
thời khung giá này phải bám sát với khung giá trên thị trường chứ không phải giá nhà
nước một khung, trong khi đó ngoài thị trường lại giao dịch với mức giá khác như hiện
nay, điều này có thể gây thiệt hại cho người sở hữu nó khi định giá và nhà nước có thể
thất thu về thuế khi họ bán.
- Ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố quyết định đến thành công của ngành Ngân hàng.
- Xây dựng môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng.
- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong thời gian tớí, ban hành thống nhất
các văn bản thông tư, nghị định hướng dẫn tránh tình trạng chồng chéo đặc biệt cần chú ý
(luật tín dụng, luật phá sản, luật đất đai, ).
b) Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Phương Nam
- Hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam đã và đang có rất nhiều những biến
chuyển cả về chất và lượng. Số lượng các Ngân hàng trong nước được thành lập không
ngừng tăng lên, chất lượng dịch vụ được cải thiện rõ ràng. Trong thời gian tới khi lộ trình

hội nhập WTO được mở cửa, hàng loạt các ngân hàng và chi nhánh nước ngoài sẽ tràn
vào Việt Nam, tạo nên cuộc cạnh tranh hết sức khốc liệt, Ngân hàng TMCP Phương Nam
- Chi nhánh Giảng Võ với tuổi đời còn rất trẻ nên gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Ngân
hàng TMCP Phương Nam cần phải có chính sách hỗ trợ Chi nhánh cả về vật chất lẫn con
người.
- Thành lập một bộ phận chuyên môn theo dõi, nghiên cứu và đề xuất những sáng
kiến kịp thời lên giám đốc và tổng giám đốc phụ trách để họ ra những quyết định kịp
thời.
- Ngân hàng TMCP Phương Nam cần phải xác định lãi suất điều hoà vốn nội bộ,
đồng thời giao cho Giám đốc Chi nhánh một phạm vi tự chủ nhất định trong biên độ cho
phép. Bên cạnh đó, Hội sở phải có các bản tin nội bộ, các nghiên cứu ngành, các cảnh
báo rủi ro để cho Chi nhánh phòng tránh và học tập….
c) Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Xây dựng cơ chế, quy chế hoạt động nhằm xác định rõ ràng quan hệ giữa: Ngân
hàng Trung ương và Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính, Ngân hàng
Trung ương và Ngân hàng thương mại.
- Xây dựng cơ chế điều tiết lưu thông tiền tệ, tỷ giá, hoạt động của các Ngân hàng
thương mại, các tổ chức kinh doanh tiền tệ và thị trường tài chính nói chung.
- Điều hành linh hoạt lãi suất tái cấp vốn, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, hoàn
thiện cơ chế điều hành lãi suất phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam năm 2010; kết hợp với các công cụ chính sách tiền tệ khác để kiểm soát lãi suất thị
trường ở mức hợp lý, phù hợp mục tiêu kiềm chế lạm phát.
- Sử dụng một phần tiền cung ứng theo kế hoạch năm 2011 để tái cấp vốn cho tổ
chức tín dụng có đề án cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường đối với khu vực nông
nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Phát triển và nâng cao hiệu quả các công cụ điều hành gián tiếp (nghiệp vụ thị
trường mở và chiết khấu)
- Củng cố hoạt động thị trường nội tệ liên ngân hàng.
- Hoàn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về
điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Trên đây là một số giải pháp mà học viên đưa ra nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng tín dụng. Hy vọng với những giải pháp này có thể được ứng dụng và góp phần
nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Giảng Võ nói riêng, cũng như cho
toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Phương Nam nói chung.

KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng
mang lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trong
cơ chế thị trường, Ngân hàng cần phải đảm bảo được hoạt động của mình vừa an toàn
vừa hiệu quả. Nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ là mong muốn của riêng Ngân
hàng TMCP Phương Nam mà còn là của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung
và cũng là mong muốn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng là động lực phát triển kinh tế của
mỗi Quốc gia, việc nâng cao chất lượng tín dụng là rất cần thiết, nó không chỉ giúp cho
hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn mà còn giúp cho các Khách hàng dễ
dàng hơn trong việc vay vốn, thu hút càng nhiều Khách hàng đến Ngân hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì Ngân hàng TMCP Phương Nam
cũng có một số hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của
Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành cơ
quan để tạo ra một hành lang vững chắc cho Ngân hàng phát huy có hiệu quả.

References
Tiếng Việt:
1. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê.
2. Phan Thị Thu Hà (chủ biên), Nguyễn Thị Thu Thảo (2006), giáo trình Ngân hàng
thương mại, Nxb Thống Kê.
3, Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Tài Chính.
4. Lê Văn Tề (2009),Tín dụng ngân hàng, Nxb Giao thông vận tải.
5. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12.
7. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng; Quyết định số 18/2007/ QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định
493.
8. Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Phương Nam (2009)
9. Báo cáo khảo sát của Phòng quản trị rủi ro – Ngân hàng TMCP Phương Nam
10. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam - chi
nhánh Giảng Võ từ 2007-2011
Tiếng Anh:
11. Rose,P.S. (1999),Commercial Bank Financial Management, Producing and selling
financial services 4
th
ed US, Richard D.Irwim.
Website:
12.
13.
14.
15.


×