Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ
và hàm ý cho Việt Nam
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Thu
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Luận văn làm rõ nội dung, vai trò, mục đích của rào cản thương mại
quốc tế. Hệ thống hoá được những vấn đề mang tính khái quát về rào cản môi
trường. Đưa ra các rào cản môi trường được áp dụng ở Mỹ. Phân tích và đánh giá
hiệu quả thực trạng áp dụng rào cản môi trường ở Mỹ; từ đó đưa ra một số hàm ý
cho Việt Nam nhằm xây dựng và áp dụng rào cản môi trường nói chung và xây
dựng quan hệ thương mại Việt - Mỹ nói riêng.
Keywords: Kinh tế đối ngoại; Thương mại quốc tế; Rào cản thương mại
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thế giới ngày nay đang sống trong quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ, một nền thương
mại tự do toàn cầu đang là mục tiêu của nhiều quốc gia mà minh chứng rõ nét nhất là sự
ra đời và phát triển của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, các nước đều duy trì các
rào cản thương mại nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa. Bên cạnh hàng rào thuế quan, rất
nhiều hàng rào phi thuế đã ra đời. Mức độ cần thiết và lý do sâu xa dẫn đến việc bảo hộ
nội địa của từng quốc gia cũng khác nhau, đối tượng cần bảo hộ cũng khác nhau càng
khiến cho các hàng rào phi thuế trở nên đa dạng. Chính các hàng rào này đã, đang và sẽ
gây ra những cản trở đối với sự phát triển của thương mại quốc tế và phương hại đến ý
tưởng xây dựng và hoàn thiện một nền thương mại tự do toàn cầu, cạnh tranh bình đẳng.
Cũng chính vì vậy, nhiệm vụ của các quốc gia hiện nay là làm sao xây dựng được
một chính sách thương mại vừa có khả năng hội nhập lại vừa có thể phát triển sản xuất
trong nước. Để giải quyết cùng lúc hai mục đích này, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt
là các nước phát triển đã sử dụng đến “rào cản xanh” hay nói chính xác hơn là “rào cản
môi trường”. Về thực chất, đây là một hệ thống quy định liên quan đến môi trường áp
dụng cho sản phẩm nhập khẩu (trong đó nêu lên những tiêu chuẩn nhất định về quá
trình sản xuất, sử dụng cũng như tái chế và tiêu hủy sản phẩm); do đó nêu cao ý
thức bảo vệ trái đất và nhân loại. Và đây cũng chính là cơ sở vững chắc để loại hình
"bảo hộ" này được các nước xây dựng và mở rộng. Hiện nay, những rào cản môi trường
đã bị lạm dụng, được sử dụng quá nhiều gây khó khăn đối với hoạt động thương mại của
các nước đang phát triển hay thậm chí đối với cả một số nước phát triển, đi ngược lại
với tinh thần tự do hoá thương mại toàn cầu.
Hơn phân nửa số lượng các rào cản môi trường tương đối mới, có hiệu lực từ năm
1999, 2000. Nhiều rào cản của EU có nguồn gốc từ các biện pháp được áp dụng vào
cuối những năm 80 của thế kỷ 20 cho dù đa số được đặt ra vào cuối những năm 90 của
thế kỷ 20 và năm 2000. Hiện nay, một số chính sách môi trường quan trọng được thông
qua ở châu Âu sẽ tạo ra thêm các rào cản môi trường. Ở Mỹ, hầu hết các rào cản được
áp dụng từ giữa đến cuối những năm 90, một số xuất hiện từ năm 2000. Còn ở Nhật,
các rào cản chủ yếu tồn tại từ năm 1999 [8].
Việc sử dụng ngày càng nhiều các rào cản thương mại môi trường là do các quy
định môi trường ngày càng tăng. Nếu thập kỷ trước chỉ mới có các hướng dẫn (guide)
thì hiện nay phạm vi sử dụng các biện pháp thương mại để bảo vệ môi trường ngày
càng tăng. Ở châu Âu, các chương trình về các quy định môi trường mới được dự đoán
sẽ tăng trong tương lai.
Nhìn chung, hệ thống rào cản môi trường trong thương mại quốc tế rất đa dạng và
được áp dụng rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Theo số liệu
thống kê năm 2003 cho thấy đã có đến hơn 40 rào cản môi trường đối với thương mại
quốc tế trong hơn thập kỷ qua và dự kiến sẽ có ít nhất 20 rào cản được áp dụng [15]. Hiện
nay, số lượng các rào cản môi trường được áp dụng trên thế giới vẫn chưa được thống kê
đầy đủ. Hầu hết các rào cản này được EU đưa ra, số còn lại là từ Nhật, Mỹ và các hiệp
định môi trường đa phương.
Mỹ là một cường quốc kinh tế thế giới, là thị trường nhập khẩu rất phong phú cho
các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài và đặc biệt là một thị trường lớn cho các doanh
nghiệp Việt Nam không chỉ trong những năm tới. Những rào cản môi trường của Mỹ đã
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại của nhiều nước trên thế giới, trong đó có
Việt Nam.
Dù kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn luôn theo chiều
mũi tên đi lên, song, theo cảnh báo của các chuyên gia, doanh nghiệp xuất khẩu sang
Mỹ cần phải thận trọng với những "chiêu bài” mà phía Mỹ sẵn sàng đưa ra để ngăn chặn
hàng xuất khẩu của ta sang nước họ. Điều này có nghĩa, thị trường Mỹ luôn là "miền đất
hứa” đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của ta. Tuy nhiên, cũng không thể không nhắc
đến, các doanh nghiệp trong nước đã gặp nhiều khó khăn, trắc trở thế nào khi bước chân
vào thị trường này.
Điều đáng chú ý là Mỹ đã khai thác triệt để rất nhiều các chính sách thương mại
liên quan đến môi trường và sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật quá cao so với trình độ kỹ
thuật cũng như công nghệ sản xuất các nước khác như một loại rào cản tinh vi để đạt
một số mục đích nhất định. Với nguyên tắc của WTO và các Hiệp định quốc tế khác thì
việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật của Mỹ là hoàn toàn hợp lý.
Đối với Việt Nam, hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam còn
quá nhiều bất cập. Mặc dù trong những năm gần đây, Việt Nam đã xây dựng và ban
hành thêm nhiều quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cho nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, thực tế
các quy định và tiêu chuẩn của Việt Nam còn rất đơn giản, và chưa thể hiện được vai trò
tích cực đối với thương mại cũng như chưa phát huy được khả năng bảo hộ một cách
hợp lý sản xuất trong nước, trong những trường hợp cần thiết.
Việc áp dụng các rào cản môi trường của Mỹ là rất linh hoạt và phát huy được vai
trò bảo hộ sản xuất trong nước, phù hợp với các quy định của WTO. Với việc phân tích
và đánh giá việc xây dựng cũng như áp dụng các rào cản môi trường của Mỹ, có thể đưa
ra các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Vận dụng các kinh nghiệm đó, Việt Nam
cũng cần phải sửa đổi và điều chỉnh một số tiêu chuẩn môi trường hiện có, xây dựng, bổ
xung một số tiêu chuẩn môi trường mới nhằm bảo vệ được môi trường trong nước, bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời quản lý được hàng nhập khẩu theo đúng quy
định quốc tế.
Vì vậy, có thể khẳng định việc nghiên cứu về các rào cản môi trường được sử
dụng trên thế giới, cụ thể hơn ở Mỹ là điều hết sức cần thiết đối với Việt Nam. Công tác
nghiên cứu còn có ý nghĩa hơn rất nhiều vì nó giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ
hơn về rào cản môi trường để chủ động đối phó khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ; đồng
thời thông qua một số vụ tranh chấp thương mại liên quan đến rào cản môi trường giữa
Mỹ và các nước trên thế giới, có thể rút ra những hàm ý trong quan hệ thương mại Việt -
Mỹ.
Xuất phát từ tính thiết thực của vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Rào cản môi
trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu, làm rõ
được một số nội dung cơ bản, cụ thể là: Thế nào là rào cản môi trường trong quan hệ
thương mại quốc tế? Các rào cản môi trường được áp dụng ở Mỹ hiện nay như thế nào?
Doanh nghiệp cũng như nhà nước Việt Nam phải làm gì để xây dựng và áp dụng tiêu
chuẩn môi trường trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế nói chung và trong quan
hệ thương mại Việt-Mỹ nói riêng?
2. Tình hình nghiên cứu
Do tính thiết yếu và vai trò đặc biệt quan trọng của rào cản môi trường đối với sự
phát triển thương mại quốc tế, cho nên vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm chú ý của
các cấp, các ngành, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Đã có nhiều hội nghị
chuyên đề, hội thảo được tổ chức ở các cấp khác nhau, luận văn và các bài nghiên cứu.
Mối quan hệ giữa thương mại với môi trường đã được nghiên cứu một cách chuyên
sâu cả ở bình diện quốc tế và đối với từng quốc gia. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở
khoa học và thực tiễn để xây dựng các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, các hiệp
định trong khuôn khổ GATT/WTO, thể chế hợp tác trong APEC, các định chế thương
mại - môi trường của EU và Mỹ
Trung tâm nghiên cứu APEC (Australia) khi nghiên cứu đề tài “Chủ nghĩa đơn
phương châu Âu – Rào cản thương mại môi trường và mối đe doạ đến sự thịnh vượng
của thương mại ngày càng gia tăng” [15] đã nêu lên được các tiêu chuẩn quy định môi
trường chặt chẽ tác động đến thương mại; các biện pháp thương mại phân biệt đối xử đặt
ra vì những mục đích môi trường; các hạn chế thương mại môi trường đơn phương; các
biện pháp thâm nhập thị trường với điều kiện chấp nhận các tiêu chuẩn môi trường; các
hạn chế thương mại đặt ra theo quy tắc MEAs và coi đó như là các rào cản môi trường.
Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng thế giới về "Xanh hoá công nghiệp -
Vai trò của Cộng đồng, thị trường và Chính phủ", xuất bản năm 2000, là một nghiên cứu
mang tính phương pháp luận. Nghiên cứu đã phân tích tiến trình phát triển tại một số
quốc gia, nguồn gốc và nhân tố thực tiễn để các quốc gia này đưa yếu tố môi trường vào
chiến lược phát triển công nghiệp. Nghiên cứu này là cơ sở để ngân hàng thế giới xác
định các chính sách hỗ trợ phát triển của tổ chức này trong giai đoạn 2000 - 2010, trong
đó bắt đầu xác định môi trường như một nhân tố đuợc ưu tiên và có mối quan hệ biện
chứng với chính sách phát triển.
Năm 2005, trên cuốn tạp chí thương mại số 19, tác giả Bùi Hữu Đạo đã có bài viết:
“Nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường đối với
một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam”. Với mục đích chỉ rõ các tiêu chuẩn quốc tế về
môi trường đối với các mặt hàng xuất khẩu, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể
nâng cao được khả năng cạnh tranh, từng bước vượt qua được các rào cản môi trường.
Cũng trong năm 2005, tác giả Nguyễn Hữu Khải đã xuất bản cuốn sách về “Nhãn
sinh thái đối với hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng nội địa”. Đây cũng là một trong những
tiêu chuẩn môi trường đối với hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng nội địa mà các doanh
nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Năm 2006, tác giả Lê Hoàng Lan đã có bài viết trên tạp chí Tia sáng: “Thách thức
và cơ hội về môi trường khi gia nhập WTO”, đã chỉ rõ những biện pháp được gọi là
“hàng rào xanh” được sử dụng phổ biến và hiệu quả trong việc kiểm soát nhập khẩu các
sản phẩm liên quan đến môi trường và bảo vệ các ngành sản xuất có liên quan trong
nước.
Được Công ty Ford Việt Nam tài trợ, năm 2007, Công ty Pi C&E đã biên soạn và
phát hành cuốn "Sổ tay hướng dẫn về "Rào cản xanh" trong WTO, giúp các doanh nghiệp
Việt Nam hiểu rõ thế nào là "Rào cản xanh" trong WTO. Đây là một nghiên cứu các vụ
tranh chấp về thương mại gắn với môi trường, giúp chúng ta bảo vệ được hàng nhập khẩu
của Việt Nam vượt qua rào cản khi bị các nước khác áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc
cấm nhập khẩu với lý do gắn với môi trường, đồng thời kinh nghiệm từ các vụ tranh chấp
đó cũng giúp chúng ta ngăn chặn hợp lý hàng nhập khẩu vào Việt Nam gây tác động xấu
tới môi trường.
Trên báo Sài Gòn giải phóng số ra ngày 1 tháng 5 năm 2009, tác giả Ái Vân cũng
đã có bài viết về cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, nêu
lên những bước chuẩn bị chu đáo để doanh nghiệp bước qua rào cản xanh, hội nhập vào
thị trường quốc tế.
Năm 2008, tác giả Đào Thị Thu Giang đã xuất bản cuốn sách “Biện pháp vượt rào
cản phi thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam”. Tài liệu này đã phân tích được
tương đối đầy đủ những rào cản phi thuế quan, trong đó có rào cản môi trường. Tác giả
đã chỉ rõ những rào cản phi thuế quan đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của
Việt Nam như: thuỷ sản, dệt may…. vào các thị trường nước ngoài.
Cuốn Kỷ yếu Hội nghị khoa học, Khoa QTKD, ĐH Ngoại thương, 2000 của tác giả
Trần Sửu với tựa đề “Một số điều cần biết khi xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ” đã nhấn
mạnh rằng mặc dù tự do thương mại nhưng ở Mỹ hiện có rất nhiều luật lệ quy định về kỹ
thuật và chất lượng, tạo thành các rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nước ngoài. Ngoài
ra, hoạt động của hàng chục hiệp hội ngành hàng tại Mỹ là điều mà các đối thủ cạnh tranh
nên biết đến. Việc tham gia vào hoạt động của các hiệp hội này có thể được xem như một
trong những biện pháp thâm nhập vào thị trường Mỹ hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thế giới luôn biến động nên chưa có một công
trình nghiên cứu nào có thể thống kê hoàn toàn đầy đủ được các rào cản môi trường trong
thương mại quốc tế.
Cho tới nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về rào cản môi trường; các
công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá một cách chung nhất về các
tiêu chuẩn quy định môi trường chặt chẽ tác động đến thương mại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu cơ sở khoa học, nội dung của rào cản
môi trường của Mỹ và hàm ý cho việc xây dựng và áp dụng rào cản môi trường của Việt
Nam cũng như hàm ý cho quan hệ thương mại Việt - Mỹ.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, đề tài đưa ra một số nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Hệ thống hoá được những vấn đề mang tính khái quát về rào cản môi trường, bao
gồm khái niệm, phân loại, sự hình thành rào cản môi trường đối với thương mại quốc tế.
- Nêu ra được hệ thống rào cản môi trường được sử dụng phổ biến trong thương mại
quốc tế hiện nay.
- Đưa ra các rào cản môi trường được áp dụng ở Mỹ
- Phân tích và đánh giá hiệu quả thực trạng áp dụng rào cản môi trường ở Mỹ.
- Rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra một số gợi ý dành cho Việt Nam trong quan
hệ thương mại Việt - Mỹ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các rào cản môi trường đã được áp dụng ở
Mỹ và hàm ý cho Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu vào khoảng thời gian kể từ khi Hiệp định
thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực (tháng 12 năm 2001) cho đến
nay.
- Về không gian: đề tài nghiên cứu các rào cản môi trường được áp dụng trong
phạm vi của 2 nước Mỹ và Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp nổi bật được tác giả sử dụng nhằm tổng
hợp một số tình huống về rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ để đưa ra được
bức tranh chung về rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ.
- Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ
cho quá trình phân tích thực tiễn áp dụng rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ
và đồng thời chỉ rõ các quy định liên quan đến tiêu chuẩn môi trường đã và đang được
áp dụng ở Việt Nam.
- Phương pháp phân tích: trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng rào cản môi
trường trong thương mại của Mỹ, tác giả đưa ra các đánh giá chung có tính chất khái
quát về những hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội và hiệu quả về mặt sinh thái môi trường
trong việc áp dụng rào cản môi trường của Mỹ. Phương pháp này cũng nhằm phân tích,
đánh giá tổng quát và đưa ra những nguyên nhân tồn tại trong thực trạng sử dụng tiêu
chuẩn môi trường ở Việt Nam.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu
để so sánh kinh nghiệm trong việc đưa ra các rào cản môi trường trong thương mại của
Mỹ; từ đó rút ra một số hàm ý trong việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cho Việt
Nam trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ nội dung, vai trò, mục đích của rào cản trong thương mại quốc tế.
- Hệ thống hoá được những vấn đề mang tính khái quát về rào cản môi trường.
- Đưa ra các rào cản môi trường được áp dụng ở Mỹ.
- Phân tích và đánh giá hiệu quả thực trạng áp dụng rào cản môi trường ở Mỹ; từ đó
đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam nhằm xây dựng và áp dụng rào cản môi trường nói
chung và xây dựng quan hệ thương mại Việt - Mỹ nói riêng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
kết cấu thành 3 chương, nội dung cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Lý luận chung về rào cản môi trường trong thương mại quốc tế
Chƣơng 2: Thực tiễn áp dụng rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ
Chƣơng 3: Một số gợi ý chung đối với nhà nước và doanh nghiệp nhằm xây dựng
và áp dụng tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam trong quá trình hội nhập thương mại
quốc tế
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN MÔI TRƢỜNG
TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ RÀO CẢN MÔI TRƢỜNG TRONG THƢƠNG MẠI
QUỐC TẾ
1.1.1 Khái niệm chung về rào cản trong TMQT
1.1.1.1. Khái niệm
Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, mục
tiêu, biện pháp và các công cụ mà các quốc gia sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động
TMQT phù hợp với các lợi thế quốc gia trong từng thời kỳ nhằm đem lại lợi ích cao nhất
cho quốc gia từ TMQT.
Các quốc gia thường phải sử dụng một hệ thống các công cụ để điều chỉnh hoạt
động TMQT, đó là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
Thuật ngữ “rào cản” hay “hàng rào” đối với thương mại chỉ được đề cập chính
thức trong một Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đó là TBT. Tuy
nhiên, trong Hiệp định này khái niệm hàng rào cũng không được định danh một cách rõ
ràng mà chỉ được thừa nhận như một thoả thuận là “các biện pháp cần thiết để đảm bảo
chất lượng hàng hoá xuất khẩu của một nước, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con
người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở
mức độ mà nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được
tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể
biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế
trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác phải phù hợp với các quy định của
Hiệp định này”. Vì vậy, theo cách hiểu chung nhất thì rào cản thương mại là bất kì biện
pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế [8].
Khái niệm của rào cản chỉ có tính chất tương đối. Bởi vì thuế quan không phải là
rào cản nếu như mức thuế suất là thấp tới mức không gây cản trở TMQT, ngược lại nó sẽ
trở thành rào cản nếu mức thuế suất cao một cách thực sự hoặc là cao hơn so với mức
thuế suất được áp dụng đối với hàng hoá cùng loại của nước khác. Biện pháp phi thuế
quan cũng như vậy, bản thân các biện pháp phi thuế quan không phải là rào cản nếu các
biện pháp đó “không đặt ra quá mức cần thiết” và không vi phạm nguyên tắc đối xử quốc
gia, nhưng biện pháp phi thuế quan sẽ trở thành hàng rào phi thuế quan nếu như nó gây
trở ngại (cản trở) tới thương mại của quốc gia khác.
Như vậy, bản thân các biện pháp thương mại không phải là các rào cản TMQT, nó
chỉ trở thành các rào cản TMQT khi được các quốc gia sử dụng nhằm mục đích hạn chế
nhập khẩu hàng hoá từ nước khác, bảo hộ thị trường trong nước, hướng dẫn tiêu dùng,
phân biệt đối xử trong quan hệ đối ngoại… gây cản trở đối với TMQT.
1.1.1.2. Phân loại
Rào cản trong TMQT rất đa dạng, phức tạp và được quy định bởi cả hệ thống luật
pháp quốc tế cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng khác nhau ở các nước,
các vùng lãnh thổ khác nhau. Vì vậy, chưa có sự thống nhất tuyệt đối về phân loại rào cản
trên phạm vi toàn thế giới.
a. Theo cách tiếp cận của Tổ chức Thương mại thế giới
Trong khuôn khổ của WTO, rào cản trong TMQT có thể nhận thấy ở các Hiệp
định GATT, TBT, SPS, SCM, AoA, ATC và các quy định quản lý thương mại liên quan
đến môi trường, lao động… Dựa trên hệ thống các biện pháp kiểm soát nhập khẩu, rào
cản thương mại có thể được chia thành hai nhóm lớn là rào cản thuế quan và phi thuế
quan.
WTO xây dựng định nghĩa về hàng rào phi thuế quan như sau: “Hàng rào phi thuế
quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không
dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng”.
b. Theo cách tiếp cận xây dựng báo cáo thường niên của Mỹ
Báo cáo hàng năm của Đại diện thương mại Mỹ cho Tổng thống và Quốc hội Mỹ
về rào cản thương mại của nước ngoài có đề cập tới việc phân loại các rào cản TMQT
thành các nhóm như: chính sách nhập khẩu; tiêu chuẩn, kiểm tra, nhãn mác và chứng
nhận; mua sắm của Chính phủ; trợ cấp xuất khẩu (tài trợ cho xuất khẩu với các điều kiện
ưu đãi và trợ cấp đối với xuất khẩu nông sản); bảo hộ sở hữu trí tuệ; các rào cản dịch vụ;
các rào cản đầu tư (hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, các hạn chế về tham
gia của nhà đầu tư nước ngoài vào các chương trình R&D, các yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu
tối thiểu, các hạn chế về chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài); các rào cản chống cạnh
tranh (bao gồm cả các thực tiễn chống cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước cũng
như các công ty tư nhân làm hạn chế hoạt động kinh doanh của các công ty Mỹ hay các
công ty nước ngoài khác); các rào cản khác (tham nhũng, hối lộ hoặc các rào cản có ảnh
hưởng đến những lĩnh vực đơn lẻ).
Như vậy, Mỹ đã không phân chia rào cản thành rào cản thuế quan và phi thuế
quan như WTO mà đưa ra các rào cản trong từng lĩnh vực thương mại cụ thể.
1.1.1.3. Sự hình thành của rào cản trong TMQT
Rào cản thương mại nhìn chung sẽ đem lại lợi ích cho một nhóm người nhất định tuy
rằng có thể gây thiệt hại cho một nhóm người khác, thậm chí một quốc gia. Chính sự liên
quan tới lợi ích từng nhóm người khác nhau cho thấy sự hình thành của rào cản trong
TMQT có thể xuất phát từ một trong ba chủ thể sau:
- Người lao động và người tiêu dùng
Trước hết là để bảo vệ người lao động (thuộc ngành được bảo hộ) có công ăn việc
làm và sau đó là bảo vệ cho họ có thu nhập ổn định.
Người tiêu dùng cũng có tác động rất lớn đến việc hình thành các rào cản trong
TMQT, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật, rào cản hành chính. Với lý do là để bảo vệ sức
khoẻ con người, bảo vệ động thực vật hoặc là bảo vệ môi trường
- Doanh nghiệp
Chính phủ có thể sẽ phải đưa ra các rào cản thuế quan hoặc phi thuế quan để bảo
hộ sản xuất trong nước.
- Chính phủ
Chính phủ sẽ phải cân nhắc đến lợi ích của từng nhóm cũng như tổng thể để quyết
định xem có nên thực thi một rào cản nào đó hay không.
1.1.1.4. Vai trò, mục đích và xu hướng sử dụng của rào cản trong TMQT
Về mặt lý thuyết, rào cản TMQT có vai trò chủ yếu trong việc tác động vào các
dòng chảy thương mại quốc tế để điều chỉnh các dòng chảy này theo hướng có lợi nhất,
đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu xác định của mỗi quốc gia.
Mục đích sử dụng rào cản trong TMQT rất đa dạng, thể hiện trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế và văn hoá. Các mục đích này chủ yếu xuất phát từ lợi ích của từng
nhóm đối tượng như đã nêu ở trên: người lao động và người tiêu dùng, doanh nghiệp,
Chính phủ.
Trong xu thế toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại, hầu hết các nước đều cam kết
dỡ bỏ các rào cản TMQT để thúc đẩy tự do hoá thương mại nhưng các rào cản TMQT
vẫn được dỡ bỏ rất chậm chạp, thậm chí còn được tạo dựng mới một cách hết sức tinh vi
và trên nhiều lĩnh vực.
1.1.2. Khái niệm chung về rào cản môi trƣờng
1.1.2.1. Khái niệm
Hiện nay, rào cản môi trường là một thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực
TMQT, song định nghĩa chính thống về nó lại chưa có nhiều. Có thể xem xét một số định
nghĩa về rào cản môi trường như sau:
“Rào cản môi trường là một hệ thống quy định những tiêu chuẩn về môi trường
trong hoạt động sản xuất, từ việc sử dụng nguyên vật liệu đến trình độ công nghệ sản
xuất; từ xử lý chất thải đến tận thu, sử dụng tái chế chất thải; từ việc áp dụng các biện
pháp giảm thiểu phát thải đến thực hiện kế hoạch quản lý môi trường… Các nước áp
dụng nhiều loại rào cản này là khu vực châu Âu, châu Mỹ và một số nước phát triển ở
châu Á”[10].
Bên cạnh đó, trung tâm nghiên cứu APEC (Australia) khi nghiên cứu đề tài “Chủ
nghĩa đơn phương châu Âu – Rào cản thương mại môi trường và mối đe doạ đến sự thịnh
vượng của thương mại ngày càng gia tăng” đã mô tả: “rào cản môi trường được định
nghĩa như là các tiêu chuẩn quy định môi trường chặt chẽ tác động đến thương mại; các
biện pháp thương mại phân biệt đối xử đặt ra vì những mục đích môi trường; các hạn
chế thương mại môi trường đơn phương; các biện pháp thâm nhập thị trường với điều
kiện chấp nhận các tiêu chuẩn môi trường; các hạn chế thương mại đặt ra theo quy tắc
MEAs [15].
1.1.2.2. Phân loại
Theo nghiên cứu của Lê Hoàng Lan [10], có 2 loại rào cản môi trường thường
được áp dụng, đó là:
- Áp dụng đánh thuế tài nguyên
- Sử dụng các tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh an toàn, dán nhãn sinh thái như rào
cản bảo hộ sản phẩm sản xuất trong nước, chống lại các sản phẩm và công nghệ nhập
khẩu với lý do các sản phẩm và công nghệ này không đáp ứng các quy định về bảo vệ
môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm của nước sở tại.
Báo cáo của trung tâm nghiên cứu APEC (Australia) và trường đại học Monash đã
phân loại rào cản môi trường thành 4 nhóm:
Các rào cản thương mại môi trường
Các rào cản thương mại môi trường tiềm năng
Các biện pháp liên quan: bao gồm các quy định trên nền tảng môi trường mặc dù
không thực sự đáp ứng như định nghĩa trên, cũng có thể đóng vai trò là các rào
cản môi trường đối với thương mại.
Các biện pháp thương mại liên quan đến môi trường theo quy định MEAs
a. Các rào cản thương mại môi trường
* Các tiêu chuẩn quy định mức độ độc hại của sản phẩm
Một số tiêu chuẩn quy định mức độ độc hại của sản phẩm của các quốc gia ban
hành được thống kê chi tiết trong Phụ lục 1.
* Các tiêu chuẩn chứng nhận marketing
Các tiêu chuẩn chứng nhận marketing được xem là rào cản môi trường được nêu
trong Phụ lục 2.
* Các tiêu chuẩn thu hoạch sản phẩm
Các tiêu chuẩn thu hoạch sản phẩm được xem là rào cản môi trường được nhắc
trong Phụ lục 3.
* Các nghĩa vụ tái chế, loại bỏ và xả thải sản phẩm
Các tiêu chuẩn, quy định về nghĩa vụ tái chế, loại bỏ và xả thải sản phẩm được
nhắc đến trong Phụ lục 4.
* Các yêu cầu về bao bì và dán nhãn mác
Các tiêu chuẩn, quy định về bao bì và dãn nhãn mác được xem là rào cản môi
trường được thống kê trong Phụ lục 5.
* Các tiêu chuẩn dựa trên hiệu suất năng lượng hay giảm thiểu sự phát nhiệt
* Các quy định tuân thủ quy định MEAs và các Hiệp ước quốc tế khác
b. Các rào cản môi trường thương mại tiềm năng
Một vài biện pháp có tiềm năng trở thành những rào cản môi trường, nhưng chúng
vẫn chưa có hiệu lực hoặc vẫn đang trong giai đoạn dự kiến thực hiện.
c. Các biện pháp liên quan
Các biện pháp liên quan được sử dụng như rào cản môi trường được thống kê
trong Phụ lục 6.
d. Các biện pháp thương mại theo các Hiệp định môi trường đa phương
Một số vài MEAs tạo ra rào cản thương mại đối với các nước đang phát triển khi
chúng bao gồm những điều khoản cho phép sử dụng hạn chế thương mại nhằm đáp ứng
các mục tiêu môi trường được quy định bởi Hiệp định, trong một số trường hợp đi ngược
lại các nền kinh tế (Phụ lục 7).
1.1.2.3. Sự hình thành rào cản môi trường
- Người tiêu dùng
Người tiêu dùng ngày càng có được thông tin tốt hơn về các vấn đề sức khoẻ và an
toàn thực phẩm, biết quan tâm đến sức khoẻ bản thân và môi trường sống xung quanh.
- Doanh nghiệp
Lợi ích của chủ thể này trong quá trình tạo nên rào cản môi trường cũng tương tự
như trong quá trình hình thành rào cản thương mại đã được phân tích ở phần trên.
- Chính phủ
Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ môi trường và bảo hộ nền sản xuất trong nước, mục
đích chính trị, khuyến khích các lợi ích quốc gia…chính phủ các nước đều đòi hỏi sử
dụng các rào cản môi trường.
- Các tổ chức xanh phi chính phủ
Các tổ chức này luôn mong muốn có quyền hạn lớn hơn để bảo vệ môi trường.
Các tổ chức xanh muốn rằng các nước mạnh nên gây sức ép buộc các quốc gia khác thay
đổi chính sách môi trường trong nước.
1.1.2.4 Mục tiêu của rào cản môi trường
Các rào cản môi trường tập trung vào những lĩnh vực chính của các chiến dịch bảo
vệ môi trường nhằm:
Loại bỏ việc sử dụng các chất độc hại – đặc biệt hóa chất và các kim loại nặng
Tái chế rác thải và bao bì
Bảo vệ sinh vật hoang dã
Đề ra các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
Tăng cường các thực phẩm hữu cơ và phản đối các sản phẩm biến đổi gen
1.2. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG RÀO CẢN MÔI TRƢỜNG
TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.2.1. Nhân tố thúc đẩy việc tăng cƣờng sử dụng rào cản môi trƣờng
Hệ thống rào cản môi trường trong TMQT rất đa dạng và được áp dụng rất khác
nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước.
Việc sử dụng ngày càng nhiều các rào cản thương mại môi trường là do các quy
định môi trường ngày càng tăng. Nếu thập kỷ trước chỉ mới có các hướng dẫn (guide) thì
hiện nay phạm vi sử dụng các biện pháp thương mại để bảo vệ môi trường ngày càng
tăng. Ở châu Âu, các chương trình về các quy định môi trường mới được dự đoán sẽ tăng
trong tương lai.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, rào cản môi trường của các nước trên thế
giới ngày càng phát triển, đặc biệt là Mỹ và EU. Đó cũng là do sự phát triển kinh tế nói
chung và khi khoa học công nghệ phát triển thì họ muốn vươn tới một môi trường tốt
hơn. Các nước trên thế giới vẫn luôn theo đuổi một nền kinh tế xanh, phát triển bền vững
và bảo vệ môi trường.
Thâm hụt thƣơng
mại tháng 3 năm
2012 là 51,8 tỷ $
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Cán cân
Tỷ $
Tỷ $
Tháng 3/2010
Tháng 3/2011
Tháng 3/2012
1.2.2. Tác động của rào cản môi trƣờng đối với TMQT
a. Tác động tích cực
- Thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường
- Có khả năng cạnh tranh cao hơn trong tương lai
- Thuận lợi trong việc đàm phán quốc tế về các hiệp định thương mại và môi
trường
- Thuận lợi cho quá trình tự do hoá thương mại
b. Tác động tiêu cực
- Gây cản trở trong TMQT
- Hạn chế khả năng cạnh tranh
- Thách thức đối với các nước đang phát triển
- Thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
CHƢƠNG 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG RÀO CẢN MÔI TRƢỜNG
TRONG THƢƠNG MẠI CỦA MỸ
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA MỸ
2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu
Mỹ đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, đứng thứ nhất về thâm hụt thương
mại điều này cho thấy sức nhập khẩu của Mỹ là vô cùng lớn.
Hình 2.1. Thương mại quốc tế hàng hóa và dịch vụ của Mỹ
từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 3 năm 2012
Nguồn:
Nhìn vào biểu đồ ta thấy đường nhập khẩu nằm về phía trên, có xu hướng đi lên và có độ
dốc hơn so với đường xuất khẩu
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Mỹ là nguyên vật liệu công nghiệp như thiết bị
truyền thông, thép, gỗ, nhựa, thuỷ tinh… và các mặt hàng tiêu dùng như hàng dệt may,
đồ chơi, giày dép, dụng cụ làm bếp, đồ nội thất…
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ dẫn đầu vẫn là nhóm hàng công nghiệp và
chế biến; tiếp đến là nhóm hàng nông lâm, thủy sản và cuối cùng là nhóm hàng khoáng
sản, năng lượng.
2.1.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã vượt lên trước Canada, dẫn đầu trong
những nước xuất khẩu lớn vào Mỹ. Canada và Mêhicô cũng là những bạn hàng lớn của
Mỹ. Các nước bạn hàng lớn tiếp theo của Mỹ là Nhật bản, Đức, Anh, Hàn Quốc, Pháp,
Malaysia. Các nước bạn hàng lớn nhất của Mỹ thường cũng là những nước xuất siêu lớn
nhất vào thị truờng này.
Ủy ban Thương mại Quốc tế của Mỹ vừa công bố báo cáo cho biết, Việt Nam đã
vươn lên vị trí thứ 29 trong danh sách 233 đối tác thương mại của nước này.
2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG RÀO CẢN MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG
NHẬP KHẨU MỸ
2.2.1. Các rào cản môi trƣờng đƣợc áp dụng ở Mỹ
Rào cản môi trường của Mỹ thể hiện ở chính các tiêu chuẩn kỹ thuật đa dạng liên
quan đến môi trường, các biện pháp thương mại nhằm mục đích bảo vệ môi trường và
các bộ luật bảo vệ môi trường nhằm mục đích thương mại.
2.2.1.1. Các quy định kỹ thuật của sản phẩm có liên quan đến môi trường
a. Quy định về bao bì, phế thải bao bì và dán nhãn hàng hoá
* Quy định về bao bì, phế thải bao bì
* Quy định về nguyên liệu đóng gói bằng gỗ cứng từ Trung Quốc
* Luật về đóng gói phòng ngộ độc
* Nhãn sinh thái (Ecolabel)
* Nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ
* Luật hiệu suất năng lượng (Energy Efficiency Act) và các quy định liên quan
b. Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật
* Thông tin trên nhãn sản phẩm
* Dư lượng thuốc trừ sâu trong hàng nông sản thô
* Sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản
* Phụ gia thực phẩm
* Phẩm màu thực phẩm
* Hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ
* Sản phẩm công nghệ sinh học biến đổi gen
* Đạo luật chống khủng bố sinh học
c. Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế
* Hệ thống phân tích mối nguy hại và điểm kiếm soát tới hạn HACCP
* Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP
d. Một số luật cấm nhập khẩu các mặt hàng độc hại gây nguy hại cho sức khoẻ
* Luật liên bang về các chất nguy hiểm
* Luật kiểm soát chất độc
* Luật kiểm soát thuốc trừ sâu môi trường
* Luật Liên Bang về Thuốc Trừ Sâu, Thuốc Diệt Nấm và Thuốc Diệt Động Vật Gặm
Nhấm
* Luật về an toàn tủ lạnh gia đình
e. Tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu
* Rau quả tươi sống và khô
* Rau đóng hộp
* Đồ uống
Ngoài ra, còn rất nhiều mặt hàng chịu quy định của các tiêu chuẩn sản phẩm nhập
khẩu.
2.2.1.2. Các biện pháp thương mại cho mục đích môi trường
Đây chính là việc quản lý nhập khẩu được thực hiện thông qua các biện pháp cấm
nhập khẩu hay cấp giấy phép nhập khẩu.
2.2.1.3. Quyền hạn chế nhập khẩu theo một số luật về môi trường
a. Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972 (MMPA)
b. Luật bảo tồn cá heo quốc tế
c. Luật Chương trình bảo tồn cá heo quốc tế 1997
d. Mục 609 Luật công Hoa Kỳ 101-162
e. Đạo luật năm 1973 về các loài động vật có nguy cơ bị diệt chủng
g. Điều 8 Luật bảo vệ ngư dân 1976
h. Luật thực thi lệnh cấm đánh cá ngoài khơi xa bằng lưới quét
i. Luật bảo tồn chim rừng năm 1992
2.2.2. Một số vụ tranh chấp thƣơng mại liên quan đến rào cản môi trƣờng giữa Mỹ
và các nƣớc trên thế giới
2.2.2.1. Ba tiểu bang của Mỹ cấm thuỷ sản chứa chất kháng sinh của Việt Nam
2.2.2.2. Vụ kiện do Ấn Độ, Malaysia, Pakistan, Thái Lan chống lại lệnh cấm nhập
khẩu của Mỹ
2.2.3. Đánh giá hiệu quả áp dụng rào cản môi trƣờng ở Mỹ
2.2.3.1. Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội
* Bảo hộ hợp lý thị trường và nền sản xuất nội địa
* Góp phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng
2.2.3.2. Hiệu quả về mặt sinh thái môi trường
Bảo vệ sinh thái môi trường trong nước.
Chương trình nhãn sinh thái Green Seal của Mỹ đã có tác dụng trong việc giảm ô
nhiễm môi trường của những sản phẩm được cấp nhãn.
Bảo vệ tầng ôzôn, duy trì các vùng đầm lầy, bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt
chủng, bảo tồn các nguồn tài thiên nhiên, thúc đẩy việc đánh bắt cá bền vững và giảm sử
dụng các hóa chất độc hại.
2.2.3.3. Đánh giá chung từ thực tiễn áp dụng rào cản môi trƣờng của Mỹ
a. Các rào cản môi trường được áp dụng dựa trên cơ sở tuân thủ các quy định của WTO
và các Hiệp định quốc tế khác
b. Nhiều rào cản môi trường mới được áp dụng liên tục
c. Rào cản môi trường được áp dụng để bảo hộ các lĩnh vực có chọn lọc
d. Công tác quản lý và sử dụng rào cản môi trường chặt chẽ, rõ ràng, có sự phối hợp
đồng bộ giữa các cơ quan chức năng
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GỢI Ý CHUNG ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC VÀ DOANH NGHIỆP NHẰM
XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN MÔI TRƢỜNG CỦA VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA
3.1.1. Chính sách, cơ chế và biện pháp quản lý nhập khẩu của Việt Nam hiện nay
Nhìn chung, các chính sách cải cách, tự do hoá thương mại được thực hiện theo 3
hướng chính:
Mở rộng quyền tham gia hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế;
Tự do hoá thuế quan và phi thuế quan;
Mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế.[7]
Các công cụ quản lý nhập khẩu của Việt Nam là biện pháp thuế quan và phi thuế
quan cũng được thay đổi đáng kể.
3.1.2. Thực tiễn áp dụng tiêu chuẩn môi trƣờng ở Việt Nam trong thời gian qua
3.1.2.1. Cấm nhập khẩu
Việt Nam cấm nhập khẩu một số hàng hoá thuộc diện cần phải được đảm bảo an
toàn công cộng, an toàn môi trường và an toàn lao động cũng như vì các lý do liên quan
đến văn hóa.
3.1.2.2. Giấy phép nhập khẩu
Hàng hoá nhập khẩu từ các nước khác vào thị trường Việt Nam, ngoài việc quản
lý bằng giấy phép của Bộ Thương mại, thì một số hàng hoá đặc thù khác như hoá chất
độc hại và sản phẩm y tế vẫn phải quản lý thông qua hệ thống giấy phép của các Bộ
chuyên ngành.
3.1.2.3. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ
a. Các quy định kiểm dịch động thực vật
b. An toàn vệ sinh thực phẩm
3.1.2.4. Các quy định liên quan đến môi trường
Nghị định 11/2002/NĐ-CP ngày 22/1/2002 của Chính phủ về việc quản lý các hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động thực vật, thực vật hoang dã.
Luật bảo vệ môi trường quy định việc nhập khẩu hoá chất độc hại, chất phóng xạ,
công nghệ, máy móc, thiết bị phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. Quyết định
46/2001/QĐ-TTg về quản lý xuất,nhập khẩu giai đoạn 2001-2005.
Các quy định chung nhất về quản lý chất thải độc hại qua biên giới được đưa ra tại
Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường.
3.1.2.5. Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm
a. Nhãn sinh thái
b. Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO và HACCP
c. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam
3.1.3. Đánh giá tổng quát về thực trạng sử dụng tiêu chuẩn môi trƣờng ở Việt Nam
3.1.3.1. Những kết quả đạt được
3.1.3.2. Những tồn tại
3.1.3.3. Nguyên nhân
3.2. MỘT SỐ GỢI Ý CHUNG ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC VÀ DOANH NGHIỆP
NHẰM XÂY DỰNG, ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN MÔI TRƢỜNG TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
3.2.1. Định hƣớng xây dựng cơ chế và chính sách quản lý nhập khẩu ở Việt Nam
trong những năm tới
3.2.1.1. Giảm dần bảo hộ tiến tới tự do hoá nhập khẩu
3.2.1.2. Kiên trì chính sách nhiều thành phần kinh tế trong hoạt động kinh doanh
nhập khẩu
3.2.1.3. Tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại
3.2.1.4. Đa dạng hoá các biện pháp quản lý nhập khẩu, chú trọng những biện pháp
quản lý mới phù hợp với quy định của WTO
3.2.2. Quan điểm về xây dựng các tiêu chuẩn môi trƣờng ở Việt Nam trong TMQT
* Tiêu chuẩn môi trường phải phù hợp và tương thích với thông lệ quốc tế và các
cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế
* Tiêu chuẩn môi trường phải chú trọng đến lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ
môi trường và an sinh xã hội
* Tiêu chuẩn môi trường phải phù hợp với thực trạng kinh tế-xã hội trong nước.
3.2.3. Một số gợi ý nhằm xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn môi trƣờng của Việt Nam
trong quá trình hội nhập TMQT
3.2.3.1. Gợi ý chung với Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương
a. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý Nhà nước đồng bộ và hiệu quả
b. Sửa đổi và điều chỉnh một số tiêu chuẩn môi trường hiện có
c. Xây dựng bổ sung một số tiêu chuẩn môi trường mới
- Nhãn sinh thái
- Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế
3.2.3.2. Gợi ý dành cho các doanh nghiệp
3.2.3.3. Gợi ý dành cho người tiêu dùng
3.2.3.4. Gợi ý dành cho các tổ chức xanh phi chính phủ
3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP VƢỢT RÀO CẢN MÔI TRƢỜNG NHẰM THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU HÀNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG MỸ
* Đưa vào các Website những thông tin có giá trị thương mại để quảng cáo cho các
doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
* Tổ chức hội chợ triển lãm theo nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ
muốn thâm nhập thị trường của nhau và chuẩn bị các phương án làm ăn lâu dài.
* Tổ chức mạng lưới du lịch Việt-Mỹ để phục vụ nhu cầu của giới kinh doanh và
của du khách,trong đó có tổ chức các chuyến đi khảo sát thị trường cho các doanh nghiệp.
* Thành lập quỹ xúc tiến thương mại do cả Nhà nước và doanh nghiệp cùng đóng
góp .
* Lập một số trung tâm thương mại tại một số thành phố lớn của Mỹ để tạo cầu nối
và giảm chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp Việt Nam.
* Tăng cường vai trò của Đại diện thương mại ở nước ngoài.
*Nhà nước Việt Nam cần phải nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời về yêu cầu mà
rào cản môi trường của thị trường Mỹ đặt ra.
* Cần phát huy vai trò tích cực của Hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ trong
việc giải quyết những vấn đề liên quan đến rào cản môi trường đối với hàng hóa của Việt
Nam vào thị trường Mỹ.
*Đối với doanh nghiệp, cần phải đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ có trình độ
quản lý, nắm bắt kịp thời các Hiệp Ước quốc tế, luật lệ và chính sách thương mại Mỹ, vận
dụng chúng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh quốc tế. Các doanh nghiệp có trách nhiệm
tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác thông tin, trực tiếp tiếp xúc với thị trường thông
qua Hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt nhu cầu
của thị trường.
Kết luận
Mặc dù xu hướng tự do hoá thương mại đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn
cầu đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa thị trường, dỡ bỏ các biện pháp cản trở sự di
chuyển của các luồng hàng hoá, dịch vụ nhưng trên thực tế, không một quốc gia nào từ
bỏ hoàn toàn công cụ phi thuế quan nhằm thực hiện một số mục tiêu kinh tế xã hội của
mình. Rào cản môi trường, với những ưu điểm nổi trội, là một trong số các biện pháp phi
thuế quan đang được các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là Mỹ sử dụng ngày càng
nhiều. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam bây giờ là làm thế nào để xây dựng được một hệ
thống tiêu chuẩn môi trường đồng bộ, thống nhất, rõ ràng, tuân thủ quy định quốc tế và
áp dụng hiệu quả vào hoạt động thương mại thế giới.
Xoay quanh một số vấn đề về rào cản môi trường, nghiên cứu về đề tài “Rào cản
môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam” quả thực mang ý nghĩa
về mặt lý luận và thực tiễn rất lớn. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, luận văn đã đạt
được những kết quả đáng kể.
Về mặt lý luận, đã hệ thống hoá được những vấn đề mang tính khái quát về rào
cản môi trường, bao gồm khái niệm, phân loại, sự hình thành và tác động của rào cản môi
trường đối với TMQT. Luận văn cũng đã nêu ra được hệ thống rào cản môi trường được
sử dụng phổ biến trong TMQT hiện nay.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã đưa ra các rào cản môi trường được áp dụng ở Mỹ
và những tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam; đồng thời phân tích và đánh giá hiệu quả
thực trạng áp dụng rào cản môi trường ở Mỹ; từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam
nhằm xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn môi trường một cách có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, luận văn vẫn còn có
nhiều hạn chế không thể tránh khỏi. Luận văn không thể thống kê hoàn toàn đầy đủ các
rào cản môi trường trong TMQT; nội dung được đề xuất trong luận văn còn sơ sài và chỉ
dừng lại ở đưa ra những gợi ý cho việc xác định phương hướng và những kế hoạch hành
động chủ yếu. Hơn thế, trong điều kiện kinh tế thế giới luôn biến động, các thông tin và
số liệu thu thập được có thể còn vài thiếu sót hoặc chưa thể cập nhật ở mức đầy đủ nhất.
Chắc chắn, chúng ta cần có thêm những đề tài nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động xây
dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam nhằm đem lại lợi ích cao nhất trong
bối cảnh TMQT hiện nay.
References
Tiếng Việt
1. Bùi Hữu Đạo (2005), “Nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn
quốc tế về môi trường đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam”, Tạp chí
Thương mại, số 19/2005.
2. Đào Thị Thu Giang (2008), Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với hàng
xuất khẩu của Việt Nam, Nxb tài chính, Hà Nội.
3. Lê Hoàng Lan (2006), “Rào cản “xanh” thách thức và cơ hội về môi trường khi
gia nhập WTO”, Tạp chí Tia sáng, (5), tr21-23.
4. Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nxb
Lao động xã hội, Hà Nội.
5. Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại
quốc tế, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Khải (2005), Nhãn sinh thái đối với hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng
nội địa, Nxb Lý luận và chính trị, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Khải, Vũ Thị Hiền, Đào Ngọc Tiến (2007), Quản lý hoạt động nhập
khẩu cơ chế, chính sách và biện pháp, Nxb Thống kê, Hà Nội.
8. Đinh Văn Thành (2005), Rào cản trong thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
9. Trần Sửu (2000), Một số điều cần biết khi xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ – Kỷ yếu
Hội nghị khoa học, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương .
10. Công ty tư vấn và truyền thông văn hoá giáo dục môi trường Pi (2007), Sổ tay
hướng dẫn về “Rào cản xanh” trong WTO, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
11. Ngân hàng thế giới (2004), Sổ tay về: Phát triển, thương mại và WTO, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà nội.
12. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2005), Xuất khẩu sang Hoa Kỳ, những điều cần
biết, Nxb Hà Nội.
Tiếng Anh
13. Adam McCarty (2001), Vietnam in ASEAN, Regional Intergration Process and
Challenges, Hanoi.
14. Damien J. Neven (2000), Evaluating the effects of non-tariff barriers, University
of Lausanne.
15. The Australian APEC Study Centre-Monash University (2003), European
Unilateralism-Environmental Trade Barriers and the Rising Threat to Prosperity
through Trade.
Website
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25. />vietnamese
26.
27.
28.
29. />2
30.
31.
32.
33. www.tcvninfo.org.vn www.tcvninfo.org.vn
34. ttp://www.foodsafety.gov
35.
36. http:/www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/DoanhNhan-n/
37.
38.
39.
40.
41. http:/www.tinkinhte.com
42. http:/thietbiphantichmoitruong.wordpress.com/2011/04/08/rao-can-moi-truong-
quan-trac-moi-truong-lien-tuc
43.
44.
45.
46.
47.