Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược thiết bị y tế hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.98 KB, 14 trang )

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần Dược - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh

Trần Thị Thanh Bình


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Nghiến
Năm bảo vệ: 2007


Abstract: Giới thiệu những vấn đề cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh (HQSXKD)
của doanh nghiệp: khái niệm, bản chất, vai trò, ý nghĩa của hiệu quả sản xuất kinh doanh,
cũng như hệ thống các chỉ tiêu phản ánh HQSXKD của doanh nghiệp và các nhân tố tác
động đến HQSXKD của ngành dược. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của
Công ty cổ phần dược - thiết bị y tế Hà Tĩnh (HATIPHARCO). Phân tích thực trạng
HQSXKD của Công ty HATIPHARCO giai đoạn 2004 - 2006. Đưa ra những phương
hướng phát triển và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao HQSXKD của Công ty
HATIPHARCO như: mở rộng thị trường, khai thác nguồn dược liệu và bài thuốc gia
truyền sẵn có của địa phương, đầu tư máy móc, thiết bị, huy động vốn thông qua phát
hành cổ phiếu, đào tạo nguồn nhân lực

Keywords: Công ty cổ phần; Dược phẩm; Sản xuất kinh doanh; Thiết bị y tế; Hà Tĩnh

Content

1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh (HATIPHARCO) là doanh nghiệp nhà nước
được thành lập từ năm 1993, năm 2005 chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với
ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh và vật tư y tế. Trong


quá trình hình thành và phát triển Công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nghiên cứu và đưa
vào sản xuất một số loại thuốc có giá trị cao được thị trường trên địa bàn cả nước chấp nhận, nhờ làm
tốt công tác tiếp thị và thường xuyên quan tâm đến chất lượng và mẫu mã hàng hoá nên thị phần thuốc
chữa bệnh ngày càng tăng cao, mức tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước.
Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách toàn diện, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần Dược - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh còn thấp, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư chưa cao. Công ty
còn nặng về kinh doanh hàng tân dược, ngành hàng thuốc Đông y cổ truyền mà Hà Tĩnh có lợi
thế cả về kinh nghiệm và loài thuốc chưa được chú ý đầu tư khai thác.
Yêu cầu phát triển ngành Dược phục vụ thuốc có chất lượng tốt cho nhân dân đồng thời
đảm bảo kinh doanh hiệu quả nhất là trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới đã đặt Công ty cổ
phần Dược - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh đứng trước những cơ hội phát triển và thách thức mới. Đó là
sự cạnh tranh của nhiều hãng sản xuất thuốc trong và ngoài nước với chất lượng mẫu mã ngày
càng thoả mãn khách hàng, khả năng nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, năng lực
kinh doanh, thương hiệu… là những nguy cơ đòi hỏi công ty phải tính đến, nhất là lợi thế “trên
sân nhà”. Trong bối cảnh đó, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện tiên quyết bảo
đảm sự tồn tại và phát triển của Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh trong môi trường
cạnh tranh, hội nhập đồng thời là cơ hội để HATIPHARCO phát triển, đảm bảo thoả mãn không
ngừng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong quá trình CNH-
HĐH đất nước. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược
- Thiết bị Y tế Hà Tĩnh” để làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề được tất cả các doanh nghiệp, tổ
chức sản xuất kinh doanh quan tâm và tìm cách giải quyết. Tuy nhiên ở Công ty cổ phần Dược -
Thiết bị Y tế Hà Tĩnh các đề tài nghiên cứu về vấn đề này chưa được đề cập đến. Liên quan đến
công ty có một số đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, các đề tài này mới chỉ nghiên cứu dưới góc độ
kế toán và quản lý sản xuất kinh doanh, chưa có đề tài nào nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả
sản xuất kinh doanh một cách toàn diện và đánh giá một cách hệ thống hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh, các giải pháp tổng thể nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh cũng chưa được
đề cập đến.

3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y
tế Hà Tĩnh trước và sau cổ phần hoá.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần Dược - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh trong giai đoạn sau cổ phần hoá.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Phạm vi nghiên cứu: tại Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh trong khoảng thời
gian 2004-2006 (thời kỳ Công ty chuyển đổi hình thức sở hữu).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản như:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin
Phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát thực tế
Phương pháp tổng hợp, so sánh số liệu, phân tích, quy nạp
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Làm rõ bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở hệ thống hoá kết quả sản xuất
kinh doanh của Công ty; xem xét các đặc điểm kinh doanh của ngành dược ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần Dược - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược -Thiết bị Y
tế Hà Tĩnh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược -
Thiết bị Y tế Hà Tĩnh.

CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP

1.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp



1.1.2. Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Bản chất hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động
xã hội. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện
nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí,
Kết quả đầu ra
Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Chi phí đầu vào
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện, cơ sở để tái
đầu tư, mở rộng sản xuất, từ đó thu hút được các nhà đầu tư nhằm mở rộng, phát triển sản xuất
đem lại kết quả cho doanh nghiệp.
Đối với người lao động: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần cải thiện nâng
cao mức sống, kích thích sự sáng tạo của người lao động, tiết kiệm lao động, tăng năng suất lao
động.
Đối với nền kinh tế xã hội: Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có; sử dụng nguồn
lực ngày càng hợp lý, đem lại sự phân công lao động hợp lý; Góp phần tăng tổng sản phẩm quốc
dân; thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Nâng cao
chất lượng sản phẩm.
1.1.4. Nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.4.1. Nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu và mối
quan hệ qua lại giữa các số liệu để tìm ra chất lượng hoạt động, nguồn năng lực tiềm tàng và trên

cơ sở đó đề ra các biện pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.1.4.2. Phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
a. Phương pháp so sánh
b. Phương pháp thay thế liên hoàn
1.2. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
- Sức sản xuất của lao động
- Sức sinh lời của lao động
1.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản
- Sức sản xuất tổng tài sản
- Sức sản xuất của TSCĐ
- Sức sinh lời của TSCĐ
- Sức sản xuất của TSLĐ (Số vòng quay của TSLĐ)
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
- Tỷ suất lợi nhuận của tài sản lưu động
1.2.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí
- Sức sản xuất của chi phí
- Sức sinh lời của chi phí
1.2.4. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả phản ánh khả năng sinh lãi
- Sức sinh lời tổng tài sản
- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
1.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính và khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán hiện hành
- Khả năng thanh toán nhanh
- Tỷ số tồn kho trên vốn lưu động ròng
- Hệ số tài trợ
- Hệ số nợ
- Vòng quay tiền
- Vòng quay hàng tồn kho

- Kỳ thu tiền bình quân
1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế -xã hội
1.2.6.1. Tăng thu ngân sách
1.2.6.2. Tạo công ăn việc làm cho người lao động
1.2.6.3. Nâng cao mức sống cho người lao động
1.2.6.4. Thực hiện các quy định của luật lao động
1.2.6.5. Thực hiện các chủ trương về gia đình chính sách, xoá đói giảm nghèo
1.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành dƣợc
1.3.1. Sự phát triển của thị trường thuốc thế giới & Việt Nam
1.3.2. Sự phát triển của các doanh nghiệp Dược trong nước
1.3.3. Đặc điểm kinh tế của ngành dược


CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC -THIẾT BỊ Y TẾ HÀ TĨNH
GIAI ĐOẠN 2004-2006

2.1. Công ty cổ phần Dƣợc - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh và những đặc điểm ảnh hƣởng đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y tế
Hà Tĩnh
Là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập năm 1993 tại Quyết định số 322 QĐ/UB
ngày 23/3/1993 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh chuyển
hình thức hoạt động sang Công ty cổ phần từ ngày 01/01/2005 với ngành nghề kinh doanh chủ
yếu là sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh và vật tư y tế.
2.1.2. Những đặc điểm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Doanh nghiệp dược sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh và vật tư y tế- một loại hàng hoá
đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng và tính mạng con người.
- Sản phẩm dược là một loại hàng hoá đặc biệt, thiết yếu trong công tác bảo vệ chăm sóc

sức khoẻ cộng đồng, người tiêu dùng thường mua nhằm phòng chống bệnh tật và bồi dưỡng sức
khoẻ. Tuy nhiên, người quyết định mua thuốc thường không phải là những người trực tiếp sử
dụng mà là các thầy thuốc.
- Nằm trong bối cảnh thị trường thuốc VN và thế giới rất sôi động; thị trường thuốc phong
phú, đa dạng về chủng loại.
- Dân số của tỉnh đông, thời tiết có độ ẩm cao dễ gây nhiều loại bệnh
- Cạnh tranh trong địa bàn hoạt động:
- Nhu cầu sử dụng thuốc có chất lượng, hợp lý, an toàn và có hiệu quả đã được Nhà nước
quan tâm và thể chế hoá thành Luật dược năm 2005 nhằm ban hành chính sách của nhà nước về dược,
quản lý việc kinh doanh thuốc, quản lý chất lượng và sử dụng thuốc
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến-chức năng: Đứng đầu là Hội Đồng
Quản Trị, sau đó là Ban kiểm soát, Chủ tịch HĐQT (kiêm Giám đốc điều hành) và 2 phó Giám
đốc phụ trách sản xuất và kinh doanh. Có 6 phòng, 2 ban, 2 phân xưởng và 9 hiệu thuốc hạch
toán báo sổ.
2.2. Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dƣợc - Thiết bị Y tế Hà
Tĩnh
2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh
2.2.1.1. Đặc điểm nguồn lực
2.2.1.2. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu:
Từ khi hoạt động theo hình thức công ty cổ phần doanh thu của công ty năm sau đều cao
hơn năm trước, với tốc độ tăng trưởng ổn định, năm 2004 tốc độ tăng doanh thu là 27%, năm
2005: 32%, năm 2006: 30%. Sau một năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, lợi nhuận
của công ty tăng hơn gấp 5 lần.
Các sản phẩm có sản lượng và doanh thu cao năm 2006 như: Rhomatic gel (1.317 triệu
đồng), Mộc hoa trắng (1.320 triệu đồng) Piracetam, Goltakmin, Tăng sức, Hoàn xích hương,
Multivitamin, Berberin Mộc hương
2.2.2. Phân tích các nhân tố phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh
2.2.2.1. Doanh thu và chi phí
2.2.2.2. Lợi nhuận của công ty

2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng lao động
Qua bảng 2.3. ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận sau khi cổ phần hoá (năm 2005) tăng đột biến (từ
186 triệu đồng lên 1.001 triệu đồng) làm cho tỷ suất lợi nhuận của lao động tăng lên gấp nhiều
lần so với trước khi cổ phần hoá, (tăng 439,66% hay tăng gấp 5 lần). Điều này cho thấy sau khi
cổ phần hoá, lao động làm việc có hiệu quả hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty.
2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản
Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty được đặc trưng bằng các chỉ tiêu sức sản xuất và sức
sinh lời của tổng tài sản, tài sản cố định, tài sản lưu động. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản
của công ty giai đoạn 2004-2006 được thể hiện trong bảng 2.4.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
- Tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định
- Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
- Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
-Hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh
Từ bảng 2.5 ta thấy, cơ cấu vốn cố định chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, điều này chứng tỏ
việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển. Trên thực tế thì
trong các năm 2004-2005, công ty đầu tư đáng kể vào việc xây dựng các dây chuyền đạt tiêu
chuẩn GMP-ASEAN, GLP, GSP.
2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng chi phí
Hiệu quả sử dụng chi phí thể hiện qua 2 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí và tỷ suất lợi
nhuận trên chi phí, thể hiện ở bảng 2.6.
2.2.3.4. Hiệu quả phản ánh khả năng sinh lãi
Từ bảng 2.7 ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh (ROA) của công ty năm 2005
đạt 2,89%, tức 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra được 2,89 đồng lợi nhuận, tăng 280,26% so với
trước cổ phần hoá năm 2004. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty tăng lên
đáng kể sau khi hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.
2.2.3.5. Hiệu quả phản ánh khả năng thanh toán
Từ số liệu ở bảng 2.8 Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ phải trả của công ty. Hệ
số khả năng thanh toán hiện hành giai đoạn 2004-2006 của Công ty đều lớn hơn 1, điều này có

nghĩa là khối lượng tài sản lưu động của công ty có thể đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn.
2.2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.2.4.1. Tình hình sử dụng lao động
Nhìn chung hàng năm lao động của Công ty tăng không đáng kể, thậm chí không tăng, tuy
nhiên doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn tăng đáng kể. Điều này thể hiện công ty chú trọng
đến việc nâng cao điều kiện làm việc và sản xuất của lao động, cũng như lao động của công ty
yên tâm với công việc và hăng say lao động, sản xuất. Nếu xu hướng này ngày được tiếp
tục phát huy trong những năm tới sẽ tạo đà rất tốt cho sự phát triển của công ty, vì năng
suất lao động là một trong những chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh quan trọng.
2.2.4.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định
2.2.4.3. Tình hình sử dụng tài sản lưu động
2.3. Đánh giá khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dƣợc -
Thiết bị Y tế Hà Tĩnh giai đoạn 2004-2006
2.3.1. Kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2004-2006, Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh đã có những
phát triển vượt bậc nhờ đầu tư hiện đại hoá dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN,
GLP, GSP và có những chính sách phù hợp trong việc tuyển chọn và sử dụng lao động, cũng như
sự thích ứng dần với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường. Sau khi thực hiện cổ phần hoá
hiệu quả kinh doanh của công ty tăng lên rõ rệt: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh
doanh, nguồn vốn kinh doanh liên tục tăng trưởng. Tỷ suất lợi nhuận của lao động (tăng gấp 5
lần), của vốn cố định (tăng 167%), vốn lưu động (tăng 467%), của chi phí kinh doanh (tăng
313,2%), ROA tăng 338%, ROE tăng 407,4%, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 309%. Điều
này cho thấy sau khi cổ phần hoá, việc tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý của công ty
ngày một đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty, các nguồn vốn và chi phí được sử dụng đúng
mục đích, phát huy được hiệu quả.
Chất lượng thuốc do công ty sản xuất ngày càng được nâng cao, mẫu mã ngày càng được
cải tiến, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng phong phú.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm có tăng trưởng,
nhưng chưa có sự phát triển bền vững.

Tỷ suất lợi nhuận còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Số sản phẩm có chất lượng
và mẫu mã đẹp chưa nhiều, năng lực cạnh tranh còn hạn chế.
Số lượng cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường và làm công tác kinh doanh còn chưa
đáp ứng kịp với sự phát triển của ngành dược hiện nay.
Cơ cấu vốn không hợp lý, tỷ trọng nợ trong tổng vốn kinh doanh còn cao và có xu hướng
tăng. Các khoản phải thu tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn.
Nguyên nhân của những hạn chế
1. Công tác tiêu thụ sản phẩm tổ chức lúng túng, thiếu linh hoạt sáng tạo, thiếu chiến lược
thị trường.
2. Chưa khai thác được nguồn dược liệu và bài thuốc gia truyền sẵn có địa phương; chưa
chú trọng đến đầu tư xây dựng vùng dược liệu tập trung.
3. Đội ngũ cán bộ, công nhân lao động chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong nền kinh
tế thị trường. Thiếu cán bộ làm công tác kinh doanh thạo việc, chuyên nghiệp, sâu sát và nhanh
nhạy trong cơ chế thị trường.
4. Thiếu vốn kinh doanh, việc bố trí cơ cấu vốn trong kinh doanh chưa hợp lý, thời gian
qua do tập trung phần lớn vốn đầu tư để xây dựng nhà máy dược phẩm tiêu chuẩn GMP
ASEAN, GLP và GSP, vì vậy thiếu vốn dành cho công tác tiếp thị và quảng cáo sản phẩm.
5. Máy móc, thiết bị sản xuất của Công ty từ nhiều nguồn gốc, nhiều thế hệ khác nhau; khó
nâng cấp chất lượng sản phẩm.

CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẨN DƢỢC - THIẾT BỊ Y TẾ HÀ TĨNH
3.1. Thuận lợi và khó khăn của HATIPHARCO thời gian tới
3.2. Phƣơng hƣớng phát triển của Công ty cổ phần Dƣợc - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dƣợc -
Thiết bị Y tế Hà Tĩnh
3.3.1. Không ngừng mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, nhất là các
mặt hàng do Công ty sản xuất
3.3.1.1 Cơ sở lý luận

3.3.1.2. Cơ sở thực tiễn
3.3.1.3. Cách thức triển khai
Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Dùng
hình thức khuyến mại hấp dẫn cho các đối tượng mua nhiều như tặng quà, tiền thưởng để tăng
cường sức mua.
Đối với các thị trường mới, thông qua các nhà thuốc đại lý để giới thiệu sản phẩm.
Củng cố và phát triển hệ thống bán hàng.
Tăng cường cạnh tranh với các thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn,
Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho
Tăng cường số lượng cán bộ nghiên cứu thị trường, trình dược viên ở các tuyến điều trị
cơ sở, nhà thuốc trong tỉnh, khu vực, cả nước để giới thiệu sản phẩm.
Phối hợp với các phòng khám đông y, các bác sĩ đông y để cung ứng và phân phối chữa
bệnh.
3.3.1.4. Điều kiện thực hiện
3.3.1.5. Chi phí thực hiện: ước khoảng 365 triệu đồng.
3.3.1.6 . Hiệu quả sau khi thực hiện biện pháp.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng danh mục sản phẩm thuốc do công ty sản
xuất. Góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận, tích luỹ, tăng thị phần của công ty trên địa bàn cả
nước nói chung và địa bàn Hà Tĩnh nói riêng. Ước tính doanh thu năm 2008 tăng 425 triệu đồng.
3.3.2. Khai thác nguồn dược liệu và bài thuốc gia truyền sẵn có của địa phương
3.3.2.1. Cơ sở lý luận
3.3.2.2. Cơ sở thực tiễn
3.3.2.3. Cách thức triển khai
Xây dựng kế hoạch thu mua nguyên liệu.
Đầu tư xây dựng vùng trồng dược liệu tập trung.
Phối hợp với các chuyên gia, bác sĩ đông y để đưa các bài thuốc gia truyền của địa
phương vào sản xuất, chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm thuốc có giá trị kinh tế cao.
Thương thảo với Công ty cổ phần Bia Sài Gòn tại Hà Tĩnh để mua nguyên liệu men bia
phục vụ sản xuất thuốc uống Phalintop.
Thành lập Trung tâm nghiên cứu, trồng và chế biến cây thuốc để có nguồn cung cấp

nguyên liệu sản xuất cho Công ty trong thời gian tới.
3.3.2.4. Điều kiện thực hiện
3.3.2.5. Chi phí thực hiện: ước khoảng 950 triệu đồng, lấy từ Quỹ phát triển sản xuất của
Công ty.
3.3.2.6. Hiệu quả mang lại
Chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất sản phẩm đông dược, giảm chi phí trung
gian, giảm chi phí vận chuyển, chi phí nhập khẩu nguyên liệu. Từng bước ổn định nguồn nguyên
liệu sản xuất.
Đa dạng hoá các mặt hàng do Công ty sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm đông
dược, nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.
Phát triển công tác nghiên cứu sản xuất thuốc đông dược.
3.3.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.3.3.1. Cơ sở lý luận
3.3.3.2. Cơ sở thực tiễn
3.3.3.3. Cách thức triển khai
Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cụ thể từng năm, kế
hoạch 5 năm và chiến lược dài hạn.
Tiến hành rà soát, nhận xét, đánh giá năng lực cán bộ công nhân viên, người lao động.
Trong 2 năm 2008-2009, tuyển dụng thêm 05 dược sĩ đại học và trên đại học để làm công
tác nghiên cứu và kinh doanh; 10 cán bộ có năng lực làm công tác thị trường. 15-20 trình dược
viên.
Đào tạo 02 khoá ngắn hạn để củng cố và nâng cao kiến thức GMP, GSP, GLP cho cán bộ
công nhân viên trong công ty, đặc biệt là khối sản xuất, đảm bảo chất lượng, kế hoạch sản xuất.
Tổ chức tập huấn 3 đợt về các kiến thức cho cán bộ công nhân viên để chuyển đổi GMP
ASEAN sang GMP WHO.
3.3.3.4. Điều kiện thực hiện
3.3.3.5. Chi phí thực hiện: ước tính khoảng 590 triệu đồng.
3.3.3.6. Hiệu quả mang lại
Nâng cao kiến thức và tay nghề cho đội ngũ lao động, nâng cao năng lực quản lý của cán
bộ. Tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động.

Bổ sung, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác kinh doanh, nghiên cứu
thị trường. Dự kiến doanh thu tăng trên 750 triệu đồng khi thực hiện giải pháp này.
3.3.4. Huy động vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu thường mới.
3.3.4.1. Cơ sở lý luận
3.3.4.2. Cơ sở thực tiễn
3.3.4.3. Cách thức triển khai
Phân tích tình hình tài chính của Công ty trong thời gian qua (giai đoạn 2004-2006), và
đề xuất phương án phát hành cổ phần.
3.3.4.4. Điều kiện thực hiện
Công ty phải có chiến lược kinh doanh thực sự hiệu quả, thuyết phục được các cổ đông
lớn, từ đó nâng cao giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp.
3.3.4.5. Chi phí thực hiện: ước khoảng 150 triệu đồng.
3.3.4.6. Hiệu quả mang lại
Tăng nguồn vốn tự có của công ty nhằm giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay, tăng mức
độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh, giảm rủi ro về tài chính của Công ty.
3.3.5. Đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị
3.3.5.1. Cơ sở lý luận
3.3.5.2. Cơ sở thực tiễn
3.3.5.3. Cách thức triển khai
Lập dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm máy móc thiết bị thuộc dây chuyền
sản xuất thuốc viên tiêu chuẩn GMP-WHO làm cơ sở vay vốn tín dụng của các Ngân hàng để
triển khai thực hiện.
Đầu tư lắp đặt đồng bộ dây chuyền sản xuất thuốc viên, công nghệ tiến tiến đạt tiêu
chuẩn GMP-WHO
Đối với những máy móc thiết bị đã quá cũ, không còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất
kinh doanh cần phải tiến hành tổ chức thanh lý để tiết kiệm chi phí quản lý và sử dụng.
3.3.5.4. Điều kiện thực hiện
3.3.5.5. Chi phí thực hiện: ước tính chi phí: 1.712 triệu đồng, 3.3.5.6. Hiệu quả
Nhanh chóng hiện đại hoá và đồng bộ hoá hệ thống máy móc thiết bị của Công ty, tăng
năng suất lao động, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng thuốc,

3.4. Kiến nghị
3.4.1. Về phía Trung ương
- Nhà nước cần quan tâm phát triển ngành y học dân tộc cổ truyền, có chính sách ưu tiên sử
dụng thuốc sản xuất trong nước cho nhu cầu điều trị tại bệnh viện.
- Nhà nước cho vay ưu đãi đầu tư sản xuất dược phẩm, có cơ chế chính sách khuyến khích
các doanh nghiệp sản xuất thuốc sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, giúp các doanh nghiệp
sản xuất nguyên liệu rút ngắn thời gian thu hồi vốn; đồng thời có chính phát triển nuôi trồng và
chế biến dược liệu.
- Nhà nước cần có các biện pháp nhằm quản lý giá thuốc để bảo vệ cho các doanh nghiệp
dược trong nước cũng như bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
- Tiêu chuẩn hoá nguyên liệu sản xuất thuốc, đặc biệt là dược liệu đảm bảo chất lượng ổn
định và an toàn.
- Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống phần mềm kế toán và quản trị áp dụng trong các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh.

3.4.2. Về phía tỉnh
- Đề nghị tỉnh cho Công ty tiếp cận, vay nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển của
tỉnh và được hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
- Đề nghị tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí cho công ty để mở rộng mặt bằng sản xuất ở địa
điểm mới thuận lợi cho công ty trong việc thu mua nguyên liệu sản xuất, thuốc thành phẩm và
xuất bán thuốc do công ty sản xuất và kinh doanh.
- Đề nghị tỉnh quy hoạch phát triển vùng sản xuất nguồn dược liệu, đồng thời có cơ chế
chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vùng sản xuất nguồn dược liệu, tạo điều kiện ổn định
nguồn nguyên liệu sản xuất cho công ty, góp phần phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn
tỉnh.
- Tăng cường quản lý các hiệu thuốc và chất lượng các nguồn thuốc được bán trên địa bàn.


KẾT LUẬN


Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược phẩm và thiết
bị y tế trên địa bàn tỉnh, Công ty cổ phần Dược-Thiết bị Y tế Hà Tĩnh luôn tìm cho mình hướng
phát triển theo định hướng phát triển của ngành dược trên cơ sở phù hợp với thực tế địa phương.
Sau 2 năm hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, công ty đã đạt được những thành quả nhất
định góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của cán bộ,
công nhân lao động được cải thiện và nâng lên một bước. Tuy nhiên, do hoạt động dưới hình
thức công ty cổ phần còn nhiều mới mẻ, nên không thể tránh khỏi những tồn tại nhất định mà
Luận văn đã đánh giá thông qua thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Với những nội dung nghiên cứu trong luận văn, tác giả hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ
thêm thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược- thiết bị Y tế Hà Tĩnh
và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Tuy nhiên,
do hạn chế về thời gian, trình độ lý luận và kinh nghiệm nghiên cứu, vì đây là một vấn đề rộng,
phức tạp, vì vậy luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận
được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, thầy cô giáo, các đồng nghiệp quan tâm lĩnh
vực này.

References





×