Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.02 KB, 22 trang )

Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội
nhập kinh tế quốc tế

Vũ Thu Giang

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế TG & Quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Danh Lương
Năm bảo vệ: 2008


Abstract: Khái quát về ngân hàng thương mại và vai trò của nguồn vốn huy động đối với
hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), chất lượng huy động vốn và tác động của
hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Phân tích thực trạng
hoạt động huy động vốn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn
từ 2002 đến nay, cụ thể về quy mô và cơ cấu của nguồn vốn huy động, độ đa dạng của
các hình thức huy động vốn, tính thanh khoản và sự phù hợp giữa huy động vốn và sử
dụng vốn, chi phí huy động vốn và khả năng tiết kiệm chi phí. Đánh giá kết quả đạt được,
những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của hoạt động này. Đề xuất định hướng và một số
nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn: nhóm giải pháp đối với
sản phẩm, giải pháp về dịch vụ và công nghệ; điều hành chính sách lãi suất linh hoạt,
nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của ngân
hàng trên thị trường, cải thiện cơ cấu nguồn vốn, xây dựng hệ thống thu thập và xử lý
thông tin hiệu quả

Keywords: Huy động vốn; Hội nhập kinh tế quốc tế; Ngân hàng thương mại; Tiền tệ


Content
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng
vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa và
hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy mạnh huy động vốn qua hệ
thống ngân hàng là một tất yếu.
Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra cho các ngân hàng không chỉ là việc tăng khối lượng vốn huy
động để phục vụ cho nhu cầu mở rộng cho vay và đầu tư mà quan trọng hơn là việc đảm bảo tính
hiệu quả và sự an toàn trong kinh doanh, đồng thời góp phần thực hiện chính sách tiền tệ của
NHNN, ổn định tình hình tiền tệ trong nước.
Cùng với việc gia nhập WTO, ngành tài chính – ngân hàng của Việt Nam đứng trước một
vận mệnh mới, đó là sự tự do hoá thương mại trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Mức độ cạnh
tranh ngày một cao sẽ khiến cho các ngân hàng phải tìm cách phát huy lợi thế so sánh của mình
để tồn tại và phát triển. Để đối mặt với những ngân hàng nước ngoài với tiềm lực kinh tế cùng
với các kinh nghiệm quản lý và khả năng cung cấp dịch vụ tốt hơn và chuyên nghiệp hơn, hệ
thống các ngân hàng thương mại Việt Nam không còn con đường nào khác là phải xây dựng
được cho mình một mô hình ngân hàng hoạt động theo chuẩn mực quốc tế nhưng vẫn phát huy
được bản sắc của mình.
Là một trong số các ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và
đang phấn đấu trở thành một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực, Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam đang nỗ lực để khẳng định vị thế của mình. Để đạt được mục tiêu này, trước tiên, Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam phải chuẩn bị cho mình một nền tảng vốn vững mạnh, từ đó làm
điểm tựa để Ngân hàng triển khai các hoạt động nhằm tăng sức cạnh tranh của mình. Nền tảng
vốn vững mạnh không chỉ được xem xét dưới góc độ quy mô mà cần phải quan tâm hơn nữa đến
mặt chất lượng của nguồn vốn huy động.
Trên cơ sở lý luận về huy động vốn và chất lượng huy động vốn của hệ thống ngân hàng
thương mại trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với
việc phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong
quá trình hội nhập, luận văn này xin được đề cập đến “Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”.
2. Tình hình nghiên cứu

Từ trước đến nay, liên quan đến vấn đề huy động vốn cho hoạt động của hệ thống ngân
hàng thương mại đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu song chủ yếu mới tập trung vào việc
đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn cho các ngân hàng nói chung mà
chưa đề cập cụ thể đến một ngân hàng thương mại nào. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã tiến hành
nghiên cứu tập trung chủ yếu vào thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam giai đoạn từ 2003 – 2007. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn, đặc biệt là về chất
lượng huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng
thương mại nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cho việc xác lập các hình thức huy động vốn của hệ thống ngân
hàng thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập.
- Phân tích thực trạng hoạt động của việc huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam trong giai đoạn 2003 – 2007, từ đó đưa ra những kết quả đã đạt được cũng như những hạn
chế và nguyên nhân.
- Đưa ra những kiến nghị và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động và sử dụng
vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các hình thức huy động vốn và chất lượng huy động vốn của hệ
thống ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói riêng
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt thời gian: nghiên cứu hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam giai đoạn từ 2003 – 2007.
+ Về mặt nội dung: tập trung nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2007, từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm
nâng cao hoạt động huy động vốn đặc biệt là về chất lượng huy động vốn của Ngân hàng Ngoại
thương nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại nói chung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học: phép biện chứng duy vật,

phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh, kết hợp lý luận và thực tiễn, kết hợp sử dụng các
bảng số liệu, đồ thị minh họa.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Thông qua phân tích tình hình, thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, luận văn sẽ chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp giúp
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đa dạng hoá các phương thức huy động vốn và nâng cao
chất lượng huy động vốn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, lựa chọn cách thức phù hợp
để không ngừng nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của mình trong điều kiện kinh tế thị trường,
mở cửa và hội nhập.
7. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn gồm ba chương
Chương 1: Ngân hàng thương mại và vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động
của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam.
CHƢƠNG 1
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Chương 1 luận văn tập trung nêu rõ khái niệm, vai trò và các hoạt động ngân hàng hàng
thương mại; các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng huy động vốn và tác động của hội nhập quốc tế đến
hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.1. Vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm, vai trò và các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại trong nền kinh
tế
1.1.1.1. Khái niệm
Ngân hàng thương mại là một loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, thực hiện
hai nghiệp vụ cơ bản:
- Nhận tiền gửi của khách hàng (cá nhân, tổ chức) với trách nhiệm hoàn trả lại
- Sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và thực hiện các nghiệp vụ khác. Ngân hàng

thương mại cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất và thực hiện nhiều
chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong lĩnh vực kinh tế.
1.1.1.2. Vai trò của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế
- Thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay, ngân hàng thương mại đã đảm bảo
được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất, kinh doanh.
- Các ngân hàng thương mại góp phần tăng cường hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp,
qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
- Thứ ba, ngân hàng thương mại bằng hoạt động của mình đã thực hiện việc phân bổ vốn
giữa các vùng, qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng trong một
quốc gia.
- Thứ tư, tích luỹ vốn từ các ngân hàng tạo tiềm lực tài chính cho những bước đột phá về
công nghệ và đời sống xã hội.
- Thứ năm, hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả góp phần thực hiện các mục tiêu
của chính sách tiền tệ quốc gia như ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm và
tăng trưởng kinh tế.
1.1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thƣơng mại
- Hoạt động huy động vốn (nhận tiền gửi): là hoạt động đầu tiên và quan trọng của ngân
hàng vì nhờ nó mà ngân hàng tạo ra nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình.
- Hoạt động sử dụng vốn: bao gồm cho vay (tín dụng), đầu tư, cho thuê tài chính.
- Hoạt động thanh toán: ngân hàng thực hện các dịch vụ thanh toán để đáp ứng nhu cầu
thanh toán của nền kinh tế.
- Các hoạt động khác: quản lý ngân quỹ, dịch vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc,
chứng khoán,
1.1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
- Huy động từ dân cư: bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tài khoản tiền gửi cá nhân, phát hành
chứng từ có giá ra công chúng
- Huy động từ doanh nghiệp: gồm hai hình thức: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ
hạn từ các doanh nghiệp
- Huy động từ các tổ chức tín dụng: vay từ ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính

tín dụng khác; vay Ngân hàng Nhà nước; nguồn vốn tài trợ, uỷ thác
1.1.2.2. Vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
- Thứ nhất, vốn huy động là cơ sở để ngân hàng chủ động trong kinh doanh. Các ngân
hàng có lượng vốn dồi dào sẽ có ưu thế trong việc tài trợ cho các hợp đồng lớn và dài hạn không
chỉ trong lĩnh vực cho vay và đầu tư mà còn trong các lĩnh vực khác như bảo lãnh, đồng tài trợ,
thuê mua tài chính, kinh doanh ngoại tệ,… Tương tự như vậy, trong hoạt động thanh toán các
ngân hàng có nhiều vốn sẽ dễ dàng thực hiện việc thanh toán, chi trả của mình.
- Thứ hai, vốn huy động đảm bảo uy tín, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Một
ngân hàng có nguồn vốn lớn, linh hoạt sẽ đảm bảo cho ngân hàng khả năng thanh toán, chi trả
cho khách hàng, sẵn sàng cung ứng các dịch vụ khách hàng yêu cầu.
- Thứ ba, vốn huy động ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng tín dụng. Vốn của ngân hàng
quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Các ngân hàng nhỏ có khoản mục
đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vay nhỏ hơn. Trong khi đó, các
ngân hàng lớn sẽ có thuận lợi hơn trong việc tài trợ cho hoạt động tín dụng, đầu tư và có nhiều
cơ hội mở rộng hoạt động. Hơn nữa, các khách hàng lớn thường có xu hướng tìm đến các ngân
hàng có nguồn vốn lớn với nhiều dịch vụ.
- Thứ tư, vốn huy động ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn
huy động ổn định, cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn và đảm bảo việc sử dụng
vốn hiệu quả sẽ góp phần tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng.
1.2. Chất lƣợng huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Quan niệm về chất lượng huy động vốn của ngân hàng thương mại
Hoạt động của ngân hàng thương mại cũng như mọi hoạt động kinh tế khác đều bao hàm
hai mặt chất lượng và số lượng.
Số lượng được biểu hiện bằng doanh số, khối lượng và nhiều chỉ tiêu định lượng khác.
Nếu coi “chất lượng là sự phù hợp với mục đích và sự sử dụng” ta có thể hiểu “Chất
lượng huy động vốn và sự phù hợp giữa khả năng huy động vốn và nhu cầu sử dụng vốn của
ngân hàng”.
1.2.2. Các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Tính ổn định của quy mô và cơ cấu của nguồn vốn huy động
Tính ổn định của nguồn vốn được thể hiện qua khối lượng, cơ cấu nguồn vốn, tốc độ tăng

trưởng và xu hướng biến đổi của nguồn vốn đó.
Khối lượng và cơ cấu nguồn vốn được xem là căn cứ quan trọng để hoạch định chiến
lược kinh doanh của ngân hàng.
Cơ cấu vốn hợp lý sẽ đáp ứng được các hoạt động nghiệp vụ mang tính đặc thù của ngân
hàng.
Mức độ tăng trưởng vốn hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng quản lý được chi phí và tính thanh
khoản, giúp ngân hàng tránh được nguy cơ ứ đọng hoặc thiếu hụt về vốn.
1.2.2.2. Sự đa dạng của các hình thức huy động vốn
- Sự đa dạng của các công cụ huy động vốn.
- Sự đa dạng về kỳ hạn và lãi suất.
- Sự đa dạng về các loại tiền tệ.
1.2.2.3. Tính thanh khoản của nguồn vốn huy động
Tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi nhanh chóng một tài sản nào đó thành tiền mặt
có giá trị tương được với giá trị thị trường hiện tại của tài sản để chủ sở hữu thực hiện các nghĩa
vụ nợ của mình. Một ngân hàng có tính thanh khoản cao là một ngân hàng có thể đáp ứng một
cách dễ dàng các nhu cầu tiền mặt hoặc chuyển đổi một tài sản ra tiền mặt một cách nhanh chóng
để thực hiện việc chi trả của mình với khách hàng hoặc các nhu cầu về tiền mặt khác.
1.2.2.4. Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và các khoản chi phí khác
trong đó chi phí trả lãi là khoản chi lớn nhất. Từ việc tính chi phí cụ thể cho từng nguồn, ngân
hàng sẽ xác định được nguồn vốn nào rẻ hơn hoặc có nên thay đổi lãi suất hay không, từ đó sẽ có
quyết định lựa chọn nguồn vốn nào phù hợp. Nếu có một chính sách lãi suất đúng đắn, ngân
hàng sẽ tối thiểu hoá được chi phí trong khi vẫn hoàn thành kế hoạch về vốn.
1.3. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng
thƣơng mại
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
 Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
- Lãi suất ngân hàng
- Cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên

- Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng
- Uy tín của ngân hàng
 Các nhân tố thuộc về khách hàng
- Thu nhập của dân cư
- Tâm lý của người gửi tiền
- Đặc điểm của doanh nghiệp (đối với khách hàng là doanh nghiệp)
 Các nhân tố thuộc về nền kinh tế
- Pháp luật chính sách của Nhà nước
- Tình trạng của nền kinh tế
- Điều kiện thị trường và cạnh tranh
1.3.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng
thương mại
Hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và
cải cách ngành ngân hàng của Việt Nam. Cải cách thành công sẽ giúp cho hoạt động ngân hàng
của Việt Nam phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế, nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động
của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đồng nghĩa với chấp nhận những
thách thức và rủi ro. Những thách thức đó có tác động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của
các ngân hàng thương mại.
- Tác động đến quy mô vốn của hệ thống ngân hàng thương mại: để tham gia được vào quá
trình hội nhập các ngân hàng thương mại cần phải tiến hàng cơ cấu lại nguồn vốn do hiện nay
năng lực tài chính của nhiều ngân hàng còn yếu dẫn đến mức cạnh tranh kém.
- Tác động đến các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ ngân hàng. Đây là một trong những
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Hiện nay, các dịch vụ ngân hàng
của Việt Nam còn kém đa dạng, chưa tiện lợi, chưa hấp dẫn, chủ yếu vẫn là các nghiệp vụ, sản
phẩm truyền thống. Do đó, trước bối cảnh hội nhập quốc tế, các ngân hàng cần có sự đầu tư lớn
về công nghệ, đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng, từ đó
sẽ nâng cao được số lượng cũng như chất lượng vốn huy động.
- Tác động đến chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống ngân hàng. Chất lượng nguồn nhân
lực là một trong những yếu tố quyết định đến số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ của một
ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng vốn của ngân hàng. Một ngân hàng muốn

phát triển, mở rộng hoạt động của mình cần phải có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cao, đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế.
- Tác động đến chiến lược kinh doanh của các ngân hàng.
- Tác động đến yếu tố tâm lý khách hàng. Khi hội nhập, dân cư sẽ có nhiều lựa chọn hơn
trong việc gửi tiền vào các ngân hàng thương mại trong nước hay ngân hàng thương mại nước
ngoài. Do đó, để thu hút nhiều vốn cho hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại cần có
chính sách khách hàng hợp lý với mức lãi suất hấp dẫn, các sản phẩm đa dạng đáp ứng ngày
càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
Chương 2 khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tập
trung vào thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương trong giai đoạn 2003
– 2007 từ đó đưa ra đánh giá về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương.
2.1. Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành lập ngày 01/04/1963 trên cơ sở Cục Ngoại
hối trực thuộc NHNN Việt Nam theo Nghị định số 115/cp ngày 31/10/1962 của Hội đồng Chính
phủ.
- Qua 45 năm hình thành và phát triển, đến nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã
phát triển thành một hệ thống vững mạnh với 59 chi nhánh; thành lập 3 công ty và 1 trung tập
đào tạo trong nước; 1 công ty tài chính ở Hồng Kông và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài; góp
vốn vào 5 liên doanh, 7 tổ chức tín dụng và 10 tổ chức kinh tế.
2.1.2. Thực trang hoạt động kinh doanh của NHNTVN
2.1.2.1. Nguồn vốn
Nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương trong thời gian qua tăng trưởng liên tục. Năm
2002 tốc độ tăng là 5,8%; năm 2003 là 19%; năm 2004 là 22,8%; năm 2005 là 19,8%; năm 2006
là 23,3% và năm 2007 là 14,1%. Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn của NHNT là 196.117 tỷ
quy VNĐ.


2003
2004
2005
2006
2007
Giá trị
2003/2002
(%)
Giá trị
2004/2003
(%)
Giá trị
2005/2006
(%)
Giá trị
2006/2005
(%)
Giá trị
2007/2006
(%)
Tổng
nguồn
vốn
97.521
19,01
119.744
22,79
138.665
19,80
171.862

23,30
196.117
14,10
Vốn
huy
động
Tỷ
trọng
75.811

77,74%
21,83
88.544

73,94%
16,80


109.221

78,77%
23,35
123.300

71,74%
18,91
145.438

74,16%
11,80

Vốn
khác
Tỷ
trọng
21.710

22,26%
10,01
27.200

26,06%
25,28
29.444

21,23%
8,30
48.562

28,26%
64,93
50.679

25,84%
10,43


2.1.2.2. Cho vay và đầu tƣ
a. Cho vay
Vốn tín dụng của NHNt đã đến với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tổng
dư nợ tín dụng cuối năm 2007 đạt 95.908 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần so với năm 2000 (15.634 tỷ

đồng). Chất lượng tín dụng được cải thiện rõ rệt, nợ quá hạn mới phát sinh nằm trong vòng
khống chế của ngân hàng. Tính đến cuối năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 1,3% so với tổng dư
nợ (thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 3%)
b. Đầu tư
NHNT đã tiến hành đầu tư có hiệu quả vào các liên doanh, tổ chức tín dụng và các tổ
chức kinh tế với mức đầu tư đạt 923 tỷ VNĐ. Ngoài ra, NHNT còn đầu tư vào các dự án lớn
trọng điểm của Nhà nước như dự án Nam Côn Sơn, khí điện đạm Phú Mỹ,
2.1.2.3. Các hoạt động khác
a. Thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế được coi là thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương. Doanh số thanh
toán xuất nhập khẩu năm 2007 đạt 26.323 triệu USD, tăng 3.523 triệu USD - tức tăng 15,5%
(cao hơn mức tăng 9% của năm 2006), chiếm 24,1% thị phần cả nước.
 Thanh toán xuất khẩu: Doanh số thanh toán xuất khẩu trong năm 2007 đạt 14.163
triệu USD tăng 1.463 triệu USD, tăng 11,5% so với năm 2006.
 Thanh toán nhập khẩu: Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2007 đạt 12.160 triệu
USD, tăng 2.060 triệu USD, tương ứng 20,4% so với năm 2006.
b. Kinh doanh ngoại tệ
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ của NHNT trong năm 2007 đạt 26,1 tỷ USD tăng 4,5 tỷ
USD tương đương 20,9% so với năm 2006, trong đó: tổng doanh số mua bán ngoại tệ - VND đạt
20 tỷ USD tăng 16,7% so với năm 2006, tổng doanh số mua bán ngoại tệ - ngoại tệ đạt 6,1 tỷ
USD tăng 37,4% so với năm 2006. Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ năm 2007 của NHNT đạt
khoảng 360 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2006.
c. Dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác
Năm 2007, NHNT đã phát hành 20.842 thẻ tín dụng quốc tế và 892.145 thẻ ghi nợ, tăng
tương ứng 118% và 50,8% so với năm 2006, đưa tổng số thẻ do NHNT phát hành lưu hành trên
thị trường là 93.290 thẻ tín dụng (chiếm 19,3% thị phần) và 2.403.698 thẻ ghi nợ (chiếm 27,5%
thị phần cả nước).
Doanh số sử dụng thẻ do NHNT phát hành năm 2007 đạt 49.547 tỷ đồng, tăng 61,5% so
với năm 2006. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do NHNT phát hành đạt 1.358 tỷ đồng,
tăng 34,1% và chiếm 26% thị phần của cả nước. Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ đạt 48.189 tỷ

đồng, tăng 57,6% so với năm 2006.
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam trong thời
gian qua
2.2.1. Quy mô và cơ cấu của nguồn vốn huy động
- Vốn của Ngân hàng Ngoại thương bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động và nguồn
vốn khác. Trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương đã có sự
tăng trưởng liên tục. Năm 2002 tốc độ tăng là 5,8%; năm 2003 là 19%; năm 2004 là 22,8%; năm
2005 là 19,8%; năm 2006 là 23,3% và năm 2007 là 14,1%. . Từ năm 2002 đến 2007, bình quân
nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ hơn 17% đạt trên 196 nghìn tỷ quy VNĐ tính đến 31/12/2007.

2003
2004
2005
2006
2007
Giá trị
2003/2002
(%)
Giá trị
2004/2003
(%)
Giá trị
2005/2006
(%)
Giá trị
2006/2005
(%)
Giá trị
2007/2006
(%)

Tổng
nguồn
vốn
97.521
19,01
119.744
22,79
138.665
19,80
171.862
23,30
196.117
14,10
Vốn
chủ
sở
hữu
Tỷ
trọng
5.735


5,88%
30,81
12.213


10,20%
129,55
15.669



11,30%
28,30
21.139


12,30%
34,91
13.235


6,74%
(37,4)
Vốn
huy
động
Tỷ
trọng
75.811

77,74%
21,83
88.544

73,94%
16,80


109.221


78,77%
23,35
123.300

71,74%
18,91
145.438

74,16%
11,80
Vốn
khác
Tỷ
trọng
25.975

16,38%
15,36
18.987

15,86%
25,11
19.775

9,93%
4,15
27.423

15,96%

38,68
37.444

19,10%
13,65


Bảng trên cho thấy, nguồn vốn kinh doanh chính của Ngân hàng Ngoại thương là nguồn
vốn huy động. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giữ tốc độ tăng. Điều này cho
thấy được tính tự chủ về vốn ngày càng cao của Ngân hàng Ngoại thương. Nhờ vào nguồn vốn
huy động được, Ngân hàng Ngoại thương có thể chủ động trong các kế hoạch cho vay, đầu tư,
kinh doanh ngoại tệ và là một nhà cung cấp vốn lớn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, nguồn vốn
chủ sở hữu của NHNT cũng tăng qua các năm do Nhà nước và bản thân ngân hàng nhận thấy
được vai trò quan trọng của vốn chủ sở hữu và sự cần thiết phải gia tăng nguồn vốn này trong
quá trình tái cơ cấu cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nguồn vốn khác của Ngân hàng
Ngoại thương chủ yếu là vốn vay của Ngân hàng Nhà nước. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng nguồn vốn của ngân hàng cũng cho thấy khả năng tự chủ trong kinh doanh của Ngân
hàng Ngoại thương.
- Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền: được thực hiện theo đúng định hướng đã được đề ra:
tăng tỷ lệ vốn huy động bằng VNĐ so với vốn huy động bằng ngoại tệ. Năm 2007, vốn huy động
VNĐ đạt 70.488 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2006; vốn huy động USD đạt 4.539 triệu USD
tăng 19,2% so với năm 2006. Tỷ lệ USD:VND trong tổng nguồn vốn là 48,3:51,7 – thay đổi khá
nhiều so với thời điểm cuối năm 2006 là 51,2:48,8.
- Quy mô và cơ cấu vốn theo kỳ hạn: Tính đến 31/12/2007 vốn huy động có kỳ hạn của
Ngân hàng Ngoại thương đạt 66.747 VNĐ, chiếm tỷ trọng gần 40 % trong tổng nguồn vốn huy
động. Tuy nhiên, vốn trung và dài hạn (trên 12 tháng) chỉ là 32.744 tỷ quy đồng, chiếm 16,6%
tổng nguồn vốn. Vấn đề thiếu vốn trung và dài hạn đang là thách thức đối với Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam nói riêng và các ngân hàng thương mại khác nói chung trong bối cảnh nền kinh
tế tăng trưởng mạnh và nhu cầu đầu tư trung dài hạn ngày càng gia tăng.
2.2.2. Độ đa dạng của các hình thức huy động vốn

2.2.2.1. Độ đa dạng của các công cụ và đối tƣợng huy động vốn
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương gồm
- Tiền gửi của khách hàng: nguồn này bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của
các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư;
- Các công cụ nợ: đây là công cụ huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả bao gồm kỳ
phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi;
- Tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng;
- Tiền gửi và tiền vay của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính;
- Nguồn vốn viện trợ, uỷ thác
Đối với mỗi nguồn vốn, Ngân hàng Ngoại thương đều có những phòng, ban chuyên môn hoá
các hoạt động thu hút đầu vào và có những công cụ phù hợp với mỗi đối tượng khách hàng.
2.2.2.2. Sự đa dạng về kỳ hạn và lãi suất
Bên cạnh việc đa dạng hoá các công cụ huy động vốn thì việc đa dạng hoá các kỳ hạn và
lãi suất tương ứng cho mỗi kỳ hạn cũng là một cách huy động vốn có hiệu quả. Hiện tại, Ngân
hàng Ngoại thương đang huy động tiết kiệm với các kỳ hạn từ 1 tuần cho đến 60 tháng với hai
hình thức trả lãi là trả lãi cuối kỳ và trả lãi định kỳ (đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên). Tương
ứng với mỗi kỳ hạn sẽ có một mức lãi suất phù hợp để cho khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn
với mức lãi suất hợp lý nhất với yêu cầu của khách. Ngoài ra, trong năm Ngân hàng Ngoại
thương còn phát hành từ 1 đến 2 đợt sản phẩm đặc biệt (như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết
kiệm linh hoạt, ) với mức lãi suất cao hơn và có nhiều lợi ích hơn cho khách hàng.
2.2.2.3. Sự đa dạng về các loại tiền tệ
Hiện nay, các khách hàng của Ngân hàng Ngoại thương có thể gửi tiết kiệm bằng các loại
ngoại tệ USD, EUR, GBP, AUD và chuyển nhiều loại ngoại tệ khác như THB, JPY, HKD, SGD,
CHF, CAD sang 4 loại ngoại tệ trên để gửi tiết kiệm. Ngược lại khi khách hàng rút tiền họ có
thể đổi bất kỳ ngoại tệ nào sang 10 loại ngoại tệ trên. Việc huy động các loại ngoại tệ trên dưới
dạng thu đổi ngoại tệ hoặc gửi tiết kiệm một mặt thu hút vốn ngoại tệ cho ngân hàng, mặt khác
đó cũng là một hình thức thoả mãn các nhu cầu của khách hàng và trong nhiều trường hợp điều
này còn giúp khách hàng hạn chế được rủi ro tỷ giá.
2.2.3. Tính thanh khoản và sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Tính thanh khoản và sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng được

xem xét thông qua chỉ tiêu huy động và cho vay bởi vì các khoản vay thường chiếm tỷ trọng lớn
trong sử dụng nguồn vốn của ngân hàng và là các khoản mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân
hàng.

Huy động và sử dụng vốn ngắn hạn tại NHNT VN
(Đơn vị: Tỷ VND, triệu USD)
Chỉ tiêu
VND
USD
2003
2004
2005
2006
2007
2003
2004
2005
2006
2007
Huy động
vốn
28.12
8
31.28
8
37.61
0
36.930
55.642
1.788

2.283
2.85
0
2.017
3.429
Cho vay
12.20
9
14.51
6
17.71
0
18.270
28.882
578,7
912,6
982,
0
1.176
1.344
( Nguồn: Phòng Vốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam )

Huy động và sử dụng vốn dài hạn tại NHNT VN
(Đơn vị: Tỷ VND, triệu USD)
Chỉ tiêu
VND
USD
2003
2004
2005

2006
2007
2003
2004
2005
2006
2007
Huy động
vốn
4.112
4.226

7.291

13.415
14.846
940
1.085
1.122
1.091
1.113
Cho vay
7.042
8.796
10.728
15.786
17.894
617,8
812,1
857,5

823,1
852,4
( Nguồn: Phòng Vốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam)
Hai bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn VNĐ trung và dài hạn của toàn ngân hàng chỉ
đủ tài trợ khoảng 70% cho các khoản vay và đầu tư dài hạn. Cũng như các ngân hàng thương mại
khác, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phải sử dụng một lượng đáng kể vốn ngắn hạn để tài
trợ cho các khoản vay dài hạn. Do vậy, Ngân hàng Ngoại thương cần tích cực hơn nữa trong việc
huy động vốn trung hạn và dài hạn.
2.2.4. Chi phí huy động vốn và khả năng tiết kiệm chi phí
Chi phí huy động vốn (giá vốn) bao gồm chi phí lãi suất khi tiến hành huy động và một số chi
phí khác như tiền lương, trang thiết bị….Trong đó chi về lãi là bộ phận chính, lãi suất ngân hàng
đưa ra phải thoả mãn các yêu cầu: Cạnh tranh được với các ngân hàng khác, đảm bảo lợi nhuận
ngân hàng và quyền lợi khách hàng, tuân theo các quy định điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước
VN.


Lãi suất huy động và cho vay bình quân của NHNT
Các mức lãi suất bình quân (%
/năm)
12/2003
12/2004
12/200
5
12/2006
12/2007
A. Lãi suất Huy động bình quân






1. VNĐ
5,08
5,00
5,60
6,35
8,28
2. USD
0,99
1,05
2,06
2,67
4,65
B. Lãi suất Cho vay bình quân





1. VNĐ
8,60
9,41
10,33
10,67
11,4
2. USD
3,06
4,04
5,83
6,55

7,35
C. Chênh lệch cho vay – huy động
(B- A)





1. VNĐ
3,52
4,41
4,73
4,32
3,12
2. USD
2,07
2,99
3,77
3,88
2,7
(Nguồn : Báo cáo thống kê Phòng Vốn, NHNT VN)
Do có sự cạnh tranh về lãi suất huy động giữa các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng
thương mại cổ phần, trong thời gian qua, lãi suất huy động của Ngân hàng Ngoại thương liên tục
tăng, tuy nhiên vẫn nằm trong quy định về trần lãi suất của NHNN. Với mức tăng lãi suất huy
động như vậy, lãi suất cho vay cũng phải tăng theo để đảm bảo được mức lợi nhuận cho ngân
hàng trong đó mức chênh lệch đối với VNĐ là khoảng từ 3 – 4%, cao nhất là năm 2005, mức
chênh lệch là 4,73%. Đối với USD, mức chênh lệch có thấp hơn một chút, cao nhất là 3,88% vào
năm 2006 và thấp nhất là 2,07% vào năm 2003. Đây là mức chênh lệch được coi là hợp lý để vừa
giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, vừa tạo ra lợi nhuận thông qua hoạt động cho vay.
2.3. Đánh giá về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam

2.3.1. Kết quả đạt được
Tốc độ tăng trưởng vốn bình quận đạt trên 17%, đạt mục tiêu đề ra trong chương trình
tái cơ cấu (15 – 20%).
* Nguyên nhân khách quan
- Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng cao và tương đối
ổn định;
- Chính sách lãi suất được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế;
- Môi trường pháp lý được cải thiện, tình hình chính trị ổn định;
- Xã hội phát triển, thu nhập của người dân tăng
- Chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động tạo ra nguồn thu do người lao động chuyển
tiền về qua ngân hàng
* Nguyên nhân chủ quan
- Tăng cường chăm sóc khách hàng;
- Mở rộng mạng lưới;
- Triển khai chủ trương phát triển thanh toán không dùng tiền mặt;
- Công tác điều chỉnh lãi suất bám sát với tình hình cung - cầu vốn trên thị trường;
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
- Thị phần của NHNT trong hoạt động huy động vốn chưa tương xứng với vị thế và khả
năng của mình.
- Sự mất cân đối về cơ cấu vốn theo kỳ hạn: nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn
hạn mà ngân hàng chỉ có thể dùng một tỷ lệ khống chế là 30% để cho vay trung và dài hạn vì vậy
dẫn đến hiện tượng nguồn vốn ngắn hạn thừa, nguồn vốn trung và dài hạn thiếu.
- Dịch vụ chưa đa dạng
- Bất cập trong giao dịch gửi và rút tiền
- Lãi suất chưa được đa dạng hoá do bị khống chế bởi lãi suất trần của Ngân hàng Nhà
nước
- Chênh lệnh lãi suất giữa ngoại tệ và VNĐ
- Quy mô của từng khoản huy động còn thấp do thiếu chiến lược khách hàng
2.3.2.2. Nguyên nhân


Nguyên nhân khách quan
- Chia sẻ thị phần
- Sự biến động mạnh của thị trường chứng khoán và bất động sản
- Các doanh nghiệp rút tiền từ ngân hàng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh do được tháo
gỡ những khó khăn
- Sự cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài
- Tình trạng dùng tiền mặt để thanh toán trong nền kinh tê

Nguyên nhân chủ quan
- Mạng lưới của VBC còn hạn chế
- Thiếu chương trình phần mềm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành
- Hạn chế trong công tác Marketing
- Lãi suất dài hạn chưa hợp lý do chưa tính đến yếu tố trượt giá trong dài hạn
- Chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên trách về thị hiếu khách hàng
- Chưa phát huy thế mạnh trong việc thu hút nguồn tiền kiều hối
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
3.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam trong thời gian tới
3.1.1. Chiến lược phát triển chung của Ngân hàng Ngoại thương
- Đối với ngân hàng: an toàn - hiệu quả - tăng trưởng
- Đối với khách hàng: đem đến cho khách hàng sự an toàn tiền gửi, phục vụ nhanh chóng
với giá rẻ
- Xây dựng mô hình tổ chức khoa học, phù hợp với mục tiêu kinh doanh
- Xây dựng hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, tiên tiến
- Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực
chuyên môn
3.1.2. Chiến lược huy động vốn
Trước những thời cơ và thách thức do quá trình hội nhập quốc tế đặt ra, Ngân hàng Ngoại

thương Việt Nam đã đưa ra sáu định hướng chính trong công tác huy động vốn. Đó là:
- Duy trì tốc độ tăng trưởng vốn bình quân từ 18 – 20%/năm;
- Tăng tỷ lệ vốn huy động trung và dài hạn;
- Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng duy trì thế mạnh về đồng ngoại tệ và
tiếp tục đẩy nhanh tốc độ huy động nội tệ;
- Quan tâm đến nguồn vốn rẻ và đối tượng có nguồn vốn ổn định;
- Đa dạng hoá khách hàng để phân tán rủi ro, tạo sự ổn định;
- Chuẩn bị tham gia vào thị trường quốc tế (phát hành trái phiếu hoặc vay mượn trên thị
trường quốc tế) để đáp ứng nhu cầu vốn ngày một tăng.
3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với sản phẩm
3.2.1.1. Đối với khách hàng thể nhân
Với mục tiêu đến năm 2010 tỷ trọng vốn huy động từ thể nhân hàng đạt 55 – 60% tổng
vốn huy động, Ngân hàng Ngoại thương cần định hướng cho mình thị trường mục tiêu là những
khách hàng thể nhân thuộc tầng lớp trung lưu tại các thành phố lớn, trung tâm dân cư lớn. Từ đó,
Ngân hàng Ngoại thương cần không ngừng đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở nâng cao hàm
lượng công nghệ và tăng độ an toàn cho khách hàng cũng như chính bản thân ngân hàng nhằm
thu hút và nâng cao chất lượng nguồn vốn từ khách hàng thể nhân.
Ngân hàng Ngoại thương cần phát triển cả ba nhóm sản phẩm huy động vốn đối với thể
nhân, đó là: tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiết kiệm và các sản phẩm mang tính chất
đầu tư.
3.2.1.2. Đối với khách hàng là tổ chức
Đây là đối tượng khách hàng đem lại nguồn vốn huy động khá lớn cho ngân hàng với chi
phí vốn rẻ, khối lượng vốn nhiều. Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, Ngân hàng Ngoại
thương cần sớm triển khai đại trà các sản phẩm hiện đại cho tất cả các khách hàng tổ chức như
trả lương tự động, quản lý vốn tự động, trang bị hệ thống nối mạng trực tiếp để quản lý và điều
hành vốn chủ động, nhanh chóng.
3.2.2. Nhóm giải pháp về dịch vụ và công nghệ
3.2.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức và phát triển mạng lƣới
- Cơ cấu lại mô hình tổ chức: thực hiện mô hình định hướng khách hàng kết hợp với sản

phẩm
- Phát triển mở rộng mạng lưới
3.2.2.2. Đầu tƣ phát triển công nghệ
Có thể nói, trong lĩnh vực công nghệ, Ngân hàng Ngoại thương được xem là ngân hàng đi
trước. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, Ngân hàng Ngoại thương cần tiếp tục tiến hành hiện
đại hoá, tăng cường đầu tư công nghệ để phục vụ việc tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá các hoạt
động ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao hoạt động của hệ thống thông tin quản lý, phát
triển sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng công nghệ, đảm bảo sự phát triển một cách an toàn khi
quy mô hoạt động được mở rộng cả bề rộng và chiều sâu.
3.2.2.3. Tăng cƣờng công tác Marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng Ngoại thương cần có chiến lược quảng cáo sâu rộng trên các phương tiện
thông tin đại chúng để xây dựng hình ảnh của ngân hàng trong lòng dân chúng. Ngoài ra, ngân
hàng còn có thể cung cấp các thông tin về khả năng tài chính, báo cáo kiểm toán thông qua các
phương tiện thông tin để dân chúng nắm được năng lực, kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Công việc này sẽ tạo cho khách hàng một cái nhìn tổng quát về ngân hàng, làm tăng lòng tin của
họ, đồng thời thu hút khách hàng đến gửi tiền nhiều hơn.
3.2.2.4. Thực hiện tốt chính sách khách hàng
- Tiến hành phân định nhóm khách hàng theo từng đối tượng để có những ưu cụ thể đối
với từng nhóm khách hàng, nắm sát được nhu cầu của khách, tạo sự gắn bó giữa ngân hàng và
khách hàng.
- Tận dụng tiện ích của công nghệ thông tin để đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian
giao dịch cho khách hàng.
- Bồi dưỡng cho cán bộ nhận thức về tầm quan trọng của công tác khách hàng.
- Xây dựng văn hoá giao dịch Vietcombank: nhanh chóng, hiệu quả, văn minh, để lại
trong lòng khách hàng một hình ảnh riêng có của Vietcombank.
3.2.2.5. Phát triển đội ngũ nhân sự
- Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức
về sản phẩm cũng như đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ;
- Tiến hành khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân làm tốt công tác khách hàng, đạt
kết quả kinh doanh tốt;

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng trong đó có đưa ra
các tình huống, giải pháp trong thực tế.
- Cung cấp cho nhân viên ngân hàng về tất cả các sản phẩm của ngân hàng để có thế giới
thiệu chéo sản phẩm giữa các bộ phận và cách trả lời các câu hỏi của khách hàng;
- Xây dựng một chính sách lương bổng và hệ thống đánh giá công việc rõ ràng, công
nhận thành tích của nhân viên.
3.2.3. Các giải pháp khác
3.2.3.1. Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt
Ngân hàng cần hoạch định một chính sách lãi suất linh hoạt đảm bảo việc huy động vốn
đạt được các mục tiêu:
- Tạo nguồn huy động có quy mô và cơ cấu hợp lý, chi phí rẻ;
- Đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng;
- Đảm bảo tính an toàn và sinh lời
Để có được một chính sách lãi suất như vậy, ngân hàng cần xem xét đến các yếu tố về
chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, cung - cầu vốn trên thị trường, chính sách lãi suất
của các ngân hàng khác, các chỉ tiêu của nền kinh tế, tâm lý, thị hiếu của khách hàng,
3.2.3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
Quản lý tài sản và nguồn vốn là hai mặt của cùng một vấn đề trong quản trị ngân hàng.
Một chiến lược quản lý vốn hiệu quả phải gắn liền với việc quản lý tài sản hiệu quả, đảm bảo sử
dụng nguồn vốn để chuyển hoá chúng thành các tài sản sinh lời.
Trung tâm của việc quản lý, sử dụng vốn của ngân hàng là vấn đề giải quyết mâu thuẫn
giữa thanh khoản và sinh lời. Nhiệm vụ của Ngân hàng Ngoại thương là làm sao phân tích một
cách hợp lý, kỹ lưỡng mục phí tổn thanh khoản tương ứng với các mục lợi nhuận có được từ các
khoản cho vay hay đầu tư để có thể nâng cao mức sinh lời của ngân hàng trong khi vẫn giữ mức
thanh khoản nhất định.
3.2.3.3. Nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng
Đẩy mạnh quảng cáo thương hiệu, uy tín của ngân hàng trên thị trường đồng thời nâng
cao chất lượng dịch vụ.
3.2.3.4. Cải thiện cơ cấu nguồn vốn
3.2.3.5. Xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin hiệu quả

3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc và Ngân hàng Nhà nƣớc
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
- Ổn định tiền tệ: công tác huy động vốn sẽ có thuận lợi hơn nếu công chúng có lòng tin
vào sự ổn định của đồng bản tệ;
- Kiểm soát lạm phát: duy trì lạm phát ở mức hợp lý, đảm bảo lãi suất thực dương cho
người gửi tiền;
- Duy trì tăng trưởng bền vững;
- Ban hành hệ thống pháp lý đồng bộ và rõ ràng;
- Nâng cao tính hiệu quả của chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, tăng cường sự
vững mạnh của hệ thống tài chính.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia một cách linh hoạt, tạo dựng được một chính sách
lãi suất phù hợp với cung - cầu vốn trên thị trường, điều hành sáng suốt chính sách tỷ giá, vận
dụng công cụ thị trường mở trong việc kiểm soát cung - cầu tiền;
- Thực hiện chức năng định hướng cho các ngân hàng trong hoạt động của mình;
- Xây dựng một hệ thống thông tin hỗ trợ cho các ngân hàng.

KẾT LUẬN
Dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập hiện nay ngày càng
đa dạng và hoàn hảo nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu
tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, cho dù dịch vụ ngân hàng phát triển ở mức độ
nào thì nghiệp vụ huy động vốn vẫn luôn được các ngân hàng quan tâm và duy trì vì đây là
nghiệp vụ cơ bản, truyền thống và không thể thiếu được của ngân hàng. Ở Việt Nam hiện nay, do
nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế rất lớn trong khi tích luỹ về vốn trong nền kinh tế còn thấp
và hoạt động ngân hàng còn kém phát triển so với các nước trong khu vực nên dường như các
ngân hàng vẫn chỉ quan tâm đến số lượng vốn huy động mà chưa quan tâm đúng mức đến mặt
chất lượng. Một khi đã trở thành thành viên của WTO, thị trường tiền tệ của Việt Nam sẽ có
nhiều thay đổi với sự tham gia ngày càng nhiều của các ngân hàng nước ngoài có tên tuổi với
năng lực cung cấp dịch vụ tốt hơn hẳn các ngân hàng trong nước. Khi đó, yêu cầu nâng cao năng
cao chất lượng hoạt động trong đó có hoạt động huy động vốn của các ngân hàng trong nước

ngày càng cấp thiết. Ngoài ra, các ngân hàng trong nước còn phải cạnh tranh với các tổ chức tài
chính khác như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, Trước nguy cơ bị chia
sẻ các nguồn lực mà trước đây gần như hoàn toàn thuộc về mình, các ngân hàng thương mại cần
phải nỗ lực hơn nữa trong việc thu hút khách hàng.
Với mục tiêu trở thành một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực trong vòng 5 – 10 năm tới,
hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần được quan tâm hơn nữa
theo hướng có một cơ cấu vốn có chất lượng và có sự phù hợp giữa nhu cầu và khả năng sử dụng
vốn.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, luận văn đã phân tích và đưa ra một số kiến nghị và giải
pháp nhằm nâng cao hoạt đông huy động vốn đặc biệt là chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam.

References

1.
Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2002, 2003, 2004,
2005, 2006 và 2007.
2.
David Begg (1995), Kinh tế học (sách dịch của Trường Đại học Kinh tế quốc dân), Hà
Nội.
3.
Lê Vinh Danh (1997), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
4.
Trịnh Thị Hoa Mai (1999), Giáo trình Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5.
Frederic S. Mishkin (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính (bản dịch của
Nguyễn Quang Cư, Nguyễn Đức Dỵ), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
6.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên 2002, 2003, 2004, 2005 và
2006.
7.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2003), Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8.
Paul A. Samuelson (1989), Kinh tế học, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.
9.
Pháp lệnh Ngân hàng về Ngân hàng thương mại, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài
chính năm 1990.
10.
Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX năm 1997.
11.
Tạp chí Ngân hàng các năm 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007.
12.
Tạp chí Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam các năm 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007.
13.
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Tự do hoá tài chính và hội
nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Cục Xuất bản - Bộ Văn hoá Thông
tin.
14.
Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (2003), Những thách thức của Ngân hàng
thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội.

×