Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy
động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Thƣơng
mại Cổ phần Công thƣơng Lạng Sơn
Nguyễn Thị Hƣờng
Trƣờng Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Tài chính và Ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Quách Mạnh Hào
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Nghiên cứu lý luận cơ bản về ngân hàng thƣơng mại và hoạt động huy
động vốn, trong đó làm rõ tầm quan trọng và các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác
huy động vốn. Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thƣơng
mại cổ phần công thƣơng Lạng Sơn. Đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm đẩy
mạnh hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công
thƣơng Lạng Sơn trong thời gian tới.
Keywords. Huy động vốn; Ngân hàng thƣơng mại cổ phần; Lạng Sơn; Ngân hàng;
Nguồn vốn
Content
1. Lời mở đầu
Nền kinh tế nƣớc ta sau những năm đổi mới đã đạt đƣợc nhiều kết quả to lớn. Đất
nƣớc đã vƣợt qua những khó khăn, đời sống của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện. Những
thành tựu của công cuộc đổi mới đất nƣớc đã tạo ra những điều kiện, tiền đề quan trọng ban
đầu đƣa nƣớc ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đó là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá với mục tiêu: “ Sớm đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để
đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại”. Để đạt
đƣợc mục tiêu đó, đòi hỏi cần phải có vốn. Vốn là một trong những yếu tố quyết định của quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. Với chức năng trung tâm tài chính, các ngân hàng thƣơng mại
đã thực hiện tốt phƣơng châm “đi vay để cho vay”, nỗ lực thu hút nhiều nguồn vốn nhàn rỗi
để cung ứng vốn cho các dự án đầu tƣ, cho vay các doanh nghiệp, hộ gia đình, góp phần kích
thích sản xuất, lƣu thông hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trƣớc xu hƣớng
hội nhập nền kinh tế thế giới và nhu cầu tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc các ngân hàng
thƣơng mại cần phải nỗ lực, cải tiến hơn nữa để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đặt ra. Chính
vì vậy tác giả đã chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại
Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn" cho luận văn tốt
nghiệp của mình nhằm đáp ứng đòi hỏi thiết thực của thực tiễn, vừa mang tính thời sự trong
hoạt động của ngân hàng hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thƣơng
mại. Tuy nhiên với mỗi một ngân hàng khác nhau lại có cách thức huy động vốn khác nhau
và tại mỗi thời điểm tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động của ngân hàng, các ngân hành sẽ đƣa
ra các cách thức huy động thay đổi để đáp ứng nhu cầu của mình. Vậy nên tác giả đã mạnh
dạn chọn đề tài này cho luận văn tốt nghiệp của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận cơ bản về ngân hàng thƣơng mại và hoạt động huy động vốn,
trong đó làm rõ tầm quan trọng và các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn.
Đồng thời tiến hành phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn để đề xuất các biện
pháp, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng thƣơng
mại cổ phần Công thƣơng Lạng Sơn.
4. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại.
Đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Chi
nhánh Lạng Sơn trong giai đoạn 2009 - 2011, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của
các tồn tại trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Chi
nhánh Lạng Sơn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu
nhƣ phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp…
6. Đóng góp mới của luận văn
- Đề tài đã phân tích đƣợc thực trạng về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn và những vấn đề tồn tại cần đƣợc
tiếp tục giải quyết để hoàn thiện trong tƣơng lai.
- Đề tài đã đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động
huy động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Lạng Sơn nói riêng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng,
biểu và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc kết cấu làm 3 chƣơng:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần
công thương Lạng Sơn
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần công thương Lạng Sơn trong thời gian tới.
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ
HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp các danh mục dịch vụ tài chính đa dạng
nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài
chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Ngân hàng thƣơng mại không trực tiếp tham gia sản xuất và lƣu thông hàng hoá
nhƣng nó góp phần phát triển kinh tế xã hội thông qua việc cung ứng vốn tín dụng cho nền
kinh tế, thực hiện các chức năng thanh toán và dịch vụ ngân hàng.
Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Với vai trò là nơi
cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ của Nhà nƣớc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là cầu nối thị
trƣờng với các doanh nghiệp, là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế nó đã
khẳng định vị trí của mình trong công cuộc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nƣớc.
1.1.2. Vai trò của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng
1.1.2 1 Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
1.1.2.2. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, giúp
cho các nhà kinh doanh trong xây dựng chiến lược quản lý doanh nghiệp
1.1.2.3. Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính
quốc tế
1.1.2.4. Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
vì hoạt động ngân hàng góp phần chống lạm phát
1.1.3. Các chức năng của ngân hàng thƣơng mại
1.1.3.1. Trung gian tài chính
1.1.3.2. Tạo phương tiện thanh toán
1.1.3.3. Trung gian thanh toán
1.1.4. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại
1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
1.1.4.2 .Hoạt động sử dụng vốn
1.1.4.3 Hoạt động trung gian
1.2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.2.1. Vai trò của nguồn vốn huy động
- Nguồn vốn huy động quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.
- Nguồn vốn huy động là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng thƣơng mại, quyết định tới việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng của ngân hàng. Vì thế,
nguồn vốn huy động và chính sách huy động vốn là vấn đề không chỉ quyết định khả năng
mở rộng kinh doanh mà nó còn quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng.
1.2.2. Các hình thức huy động vốn
1.2.2.1. Phân loại theo thời gian
- Vốn ngắn hạn
- Vốn trung hạn
- Vốn dài hạn
1.2.2.2. Phân loại theo đối tượng
- Huy động từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội
- Huy động từ các tầng lớp dân cƣ
- Vốn vay từ Ngân hàng Nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng khác
1.2.2.3 Phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn
- Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi
- Huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay
- Huy động qua phát hành các công cụ nợ
- Huy động vốn qua các hình thức khác nhƣ làm dịch vụ bảo lãnh, đại lý phát hành
chứng khoán, trung gian thanh toán, đầu mối trong hợp đồng đồng tài trợ
1.3. HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.3.1. Khái niệm
Huy động vốn có hiệu quả là huy động vốn ổn định, vừa đủ, đáp ứng nhu cầu kinh
doanh của ngân hàng. Nhƣng làm thế nào để biết nguồn vốn đó ổn định, vừa đủ và đáp ứng
đƣợc nhu cầu kinh doanh thì phải dựa vào các chỉ tiêu cụ thể khi đánh giá.
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động của ngân hàng thương mại
Bài viết này chỉ tập trung đánh giá hiệu quả huy động vốn dựa trên mối quan hệ giữa
huy động vốn và sử dụng vốn, khả năng sử dụng vốn và chi phí của đồng vốn. Vì vậy, các
tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn là:
1.3.2.1. Quy mô và cơ cấu của nguồn vốn
1.3.2.2. Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn
1.3.2.3. Chi phí huy động vốn
1.3.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn
1.3.3.1. Đối với nền kinh tế
- Thông qua hoạt động huy động vốn, hệ thống ngân hàng tập trung các nguồn vốn
tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phƣơng tiện tích lũy trở thành nguồn
vốn lớn của nền kinh tế.
- Nguồn vốn huy động giúp cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, đẩy
nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ và thu hồi vốn giúp gia tăng tốc độ quay vòng
vốn, tăng số vòng quay, mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và từ đó thúc đẩy nền
kinh tế phát triển hơn.
- Huy động vốn còn là kênh thông thƣơng giữa nền kinh tế trong nƣớc va nền kinh tế
thế giới.
- Huy động vốn còn là công cụ giúp ngân hàng thƣơng mại kiểm soát khối lƣợng tiền
tệ trong lƣu thông qua việc sử dụng chính sách tiền tệ.
1.3.3.2. Đối với ngân hàng thương mại
- Huy động vốn là kênh cung cấp đầu vào trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.
- Là yếu tố chính giúp cho ngân hàng thƣơng mại thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh
khác nhƣ cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác.
- Thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng thƣơng mại có thể đo lƣờng đƣợc uy
tín, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, từ đó gia tăng thị phần, quy mô hoạt
động cũng nhƣ nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trƣờng.
1.3.3.3. Đối với khách hàng
- Đối với dân cƣ: Nghiệp vụ huy động vốn đã cung cấp cho mọi ngƣời dân các
phƣơng thức tiết kiệm tiền hợp lý và an toàn. - Ngoài ra, hoạt động huy động vốn giúp cho
khách hàng tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng.
Đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp: Nghiệp vụ huy động vốn đã giúp cho các
tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuận tiện trong thanh toán giao dịch thông qua tài khoản
tiền gửi thanh toán.
1.3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng
mại
1.3.4.1.Các nhân tố thuộc về ngân hàng
1.3.4.2. Các nhân tố khách quan
1.4. Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng
1.4.1. Ngân hàng Citi Bank
1.4.2. Ngân hàng Standard Chartered Bank
1.4.3. Ngân hàng ANZ
1.4.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với NHTM Việt Nam
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƢƠNG LẠNG SƠN
2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƢƠNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG LẠNG
2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
2.1.2. Khát quát về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Lạng Sơn
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công
thƣơng trong 3 năm gần nhất (2009-2011)
- Tổng tài sản từ 520 tỷ đồng vào năm 2009, sau 2 năm hoạt động tăng lên 1.060 tỷ
đồng, tốc độ tăng tổng tài sản bình quân là 41%. Trong đó, nguồn vốn huy động ổn định ở
mức 94% tổng tài sản.
- Về công tác huy động vốn: tổng nguồn vốn huy động tăng từ 491 tỷ đồng năm 2009
lên 998 tỷ năm 2011. Tốc độ tăng trƣởng bình quân huy động vốn từ năm 2009 đến năm 2011
đạt 40%.
- Cơ cấu vốn trong các năm 2009 - 2011: cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn/tiền gửi có kỳ
hạn đạt: 26/77, cơ cấu tiền gửi tổ chức kinh tế/dân cƣ đạt 41/59, cơ cấu VNĐ/ngoại tệ đạt
67/33.
- Về hoạt động đầu tƣ tín dụng: Tổng dƣ nợ cho vay và đầu tƣ năm 2009 đạt: 418.539
triệu đồng; năm 2010 đạt: 502.769 triệu đồng và năm 2011 đạt: 873.321 triệu đồng. Chi
nhánh thực hiện cấp tín dụng chủ yếu ở các lĩnh vực sản xuất, thƣơng mại.
- Về hoạt động thanh toán qua Ngân hàng: Trong 3 năm gần đây, tổng doanh số
thanh toán qua Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Lạng Sơn tăng mạnh, trong đó
thanh toán không dùng tiền mặt luôn chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng hơn 60%; Doanh số thanh
toán bằng tiền mặt chiếm tỷ lệ nhỏ từ 12-25% tổng doanh số thanh toán.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG LẠNG SƠN
2.2.1. Về quy mô nguồn vốn huy động
- Năm 2009 Chi nhánh đã huy động đƣợc 491.357 triệu đồng. Năm 2010, Chi nhánh
đặt ra chỉ tiêu huy động vốn tăng 20% so với năm 2009. Trong năm 2010 Chi nhánh đã huy
động đƣợc 653.662 triệu đồng, vƣợt 10,86% kế hoạch đặt ra. Năm 2011 Chi nhánh đã huy
động đƣợc 998.494 triệu đồng, vƣợt 18,17% kế hoạch đặt ra.
2.2.2. Về cơ cấu nguồn vốn huy động
2.2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động
- Năm 2009, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 10,40% tổng nguồn vốn nhƣng
đến năm 2011 chiếm 17,36%.
- Nguồn tiền gửi của dân cƣ qua các năm vẫn tăng song có xu hƣớng giảm dần về tỷ
trọng. Nếu nhƣ năm 2009, số dƣ tiền gửi là 524 tỷ và chiếm tỷ trọng là 83,52% thì các con số
tƣơng ứng trong năm 2010 là 550 tỷ và 80,23%.
- Về phát hành các công cụ nợ: năm 2009, việc phát hành các công cụ nợ của Chi
nhánh chỉ thu đƣợc 9 tỷ đồng, đến năm 2010 là 13 tỷ và năm 2011 đã nhảy vọt lên là 25 tỷ.
- Về nguồn vốn đi vay: từ năm 2009 đến năm 2011 nguồn này chiếm tỷ trọng chƣa tới
1%.
- Nguồn vốn khác: cũng chỉ chiếm dƣới 1%.
2.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn
- Trong cơ cấu của nguồn tiền gửi không kỳ hạn này thì chủ yếu là tiền gửi của các tổ
chức kinh tế, chiếm khoảng 95%. Nguồn tiền gửi của khu vực dân cƣ rất ít, chỉ chiếm tỷ trọng
từ 3- 4%.
- Nguồn vốn ngắn hạn luôn rất lớn, luôn chiếm hơn 70% tổng nguốn vốn.
- Nguồn trung và dài hạn: năm 2009 huy động đƣợc 21 tỷ, năm 2010 chỉ đạt đƣợc 16
tỷ và trong năm 2011 đạt 30 tỷ.
2.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn phân chia theo loại tiền
- Tiền gửi bằng VNĐ là chiếm đa số trong tổng vốn huy động, năm 2009 đạt 345.129
triệu đồng chiếm 70%, năm 2010, tuy tỷ trọng trong cơ cấu giảm xuống 63% nhƣng khối
lƣợng vẫn tăng lên đến 415.664 triệu đồng và đến năm 2011 thì tăng lên tới 664.098 triệu
đồng.
- Tỷ trọng của vốn ngoại tệ huy động: năm 2009 đạt 29,76%, đến năm 2010 đạt đƣợc
36,41% và năm 2011 đạt 33,49%
2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN
2.3.1. Hoạt động tín dụng
- Năm 2009 hoạt động tín dụng chiếm 86,02% trong tổng dƣ nợ của Chi nhánh, tƣơng
đƣơng với 360.027 triệu đồng, năm 2010 tuy có giảm xuống 1,86% nhƣng vẫn chiếm tỷ
trọng chủ yếu là 84,16% và năm 2011 tăng lên chiếm đến 87,42% trong tổng dƣ nợ.
2.3.2. Hoạt động khác:
- Các hoạt động khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 13,98% năm 2009, tăng lên 15,84%
năm 2010 và lại giảm xuống chỉ còn 12,58% năm 2011.
2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc
Các nguồn vốn huy động đều có xu hƣớng tăng trƣởng: Trong cơ cấu nguồn vốn huy
động tuy các nguồn vốn tăng trƣởng ở các mức độ khác nhau nhƣng tổng nguồn vốn huy
động năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động là 491.357 triệu
đồng tăng 35,61% so với năm 2008, năm 2010 tổng nguồn vốn huy động là 653.662 triệu
tăng 33,03% so với năm 2009 và năm 2011 tổng nguồn vốn huy động là 998.494 triệu tăng
52,75% so với năm 2010.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
- Mạng lƣới huy động của Ngân hàng chƣa rộng khắp.
- Thiếu những hình thức huy động vốn hấp dẫn thu hút khách hàng.
- Kỳ hạn các hình thức huy động vốn vẫn còn đơn điệu, đặc biệt là hình thức huy
động vốn dài hạn làm giảm sự thu hút của khách hàng.
- Chƣa có chính sách lãi suất huy động cạnh tranh, kịp thời.
- Công tác thanh toán không dùng tiền mặt chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
- Chƣa có chính sách khách hàng cụ thể.
- Về cơ cấu nguồn vốn chƣa hợp lý, vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn còn vốn
huy động dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ, không đáp ứng đƣợc nhu cầu cho vay dài hạn, không
phù hợp với cơ cấu tín dụng.
- Trình độ chuyên môn và tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên chƣa tƣơng đồng,
vẫn có những nhân viên thể hiện tinh thần trách nhiệm chƣa cao
- Thời gian giao dịch chỉ diễn ra trong phạm vi là khoảng thời gian hành chính, do
vậy khách hàng rất khó để đến gửi tiền vào ngân hàng.
- Công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ huy động vốn nói riêng
chƣa mạnh.
- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.
2.4.2.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan:
- Mạng lƣới hệ thống của Chi nhánh còn ít, điều này một phần cũng do Chi nhánh
không có kinh phí để mở các điểm giao dịch, các quỹ tiết kiệm ở nhiều nơi.
- Sản phẩm gửi tiết kiệm dành cho đối tƣợng khách hàng dân cƣ tƣơng đối phong phú
nhƣng những tính năng, tiện ích không vƣợt trội so với các sản phẩm thay thế của các NHTM
khác, chƣa có sản phẩm mang tính đột phá, mang tính dấu ấn đặc trƣng của VietinBank, do
đó vẫn chƣa tạo đƣợc sức hấp dẫn cho khách hàng.
- Trong quá trình hoạt động kinh doanh nói chung và huy động vốn nói riêng, NHCT
Lạng Sơn không chỉ tuân thủ các quy định, văn bản của Ngân hàng Nhà nƣớc, Hiệp hội ngân
hàng mà còn chịu sự chi phối của các quy trình, quy định về lãi suất mua bán vốn của
Vietinbak.
- Hiện nay Vietinbank đã ban hành chính sách đối với khách hàng tín dụng song chƣa
có chính sách khách hàng tiền gửi quy định cụ thể về công tác chăm sóc khách hàng nhân các
ngày lễ, sinh nhật, thành lập…
- Huy động vốn chƣa gắn chặt với sử dụng vốn.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ còn hạn chế.
- Hoạt động Marketing vẫn chỉ mang tính hình thức; Chi phí của công tác Marketing
quá cao nên Chi nhánh thƣờng rất hạn chế các công tác này, chƣa có phòng Marketing.
- Công tác thanh toán không dùng tiền mặt chƣa đƣợc Chi nhánh thực sự quan tâm và
phát triển.
- Công nghệ ngân còn nhiều hạn chế: máy tính và thiết bị tin học đã cũ không đáp ứng
đƣợc các phần mềm hiện đại; Một phần cũng do kinh phí ít nên việc áp dụng các công nghệ
mới còn bị hạn chế.
* Nguyên nhân khách quan: Bao gồm các nguyên nhân sau:
- Sự quản lý vĩ mô về kinh tế của Nhà nƣớc.
- Do khủng hoảng tiền tệ.
- Do giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong những năm gần đây tăng lên.
- Do thu nhập của dân cƣ, trình độ dân trí còn thấp.
- Nền kinh tế của Lạng Sơn nói chung vẫn chậm phát triển.
- Thói quen cất giữ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc và đá quý của ngƣời dân.
- Trên thị trƣờng còn có rất nhiều các tổ chức tín dụng cùng huy động vốn.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG LẠNG SƠN
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH,
PHƢƠNG HƢỚNG KINH DOANH CƠ BẢN VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG LẠNG SƠN
3.1.1. Mục tiêu hoạt động phục vụ phát triển kinh tế của Tỉnh, phƣơng hƣớng
kinh doanh cơ bản
3.1.2. Định hƣớng hoạt động huy động vốn
- Thứ nhất, mở rộng huy động vốn ở tất cả các loại khách hàng đặc biệt là dân cƣ.
- Thứ hai, thay đổi cơ cấu huy động vốn phù hợp theo hƣớng tăng tỷ lệ vốn trung và
dài hạn.
- Thứ ba, tiếp tục nâng cao chất lƣợng tín dụng để tăng cƣờng tạo vốn. Duy trì tỷ lệ nợ
quá hạn dƣới 5%, không để phát sinh nợ quá hạn khó đòi.
- Thứ tƣ, tăng cƣờng khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế, đảm bảo nguồn vốn
của Ngân hàng Công thƣơng Lạng Sơn tăng trƣởng ổn định vững chắc. Mở rộng cho vay đi
đôi với nâng cao chất lƣợng tín dụng hƣớng hoạt động cho vay phục vụ cho phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn, đa dạng hoá các loại hình tín dụng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.
- Thứ năm, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng trên cơ sở nâng cao và ứng
dụng triệt để cộng nghệ hiện đại và đổi mới phong cách, tinh thần phục vụ, rút ngắn thời gian
thực hiện ở mỗi loại dịch vụ, đảm bảo an toàn, tiện ích cho khách hàng.
- Thứ sáu, tập trung thực hiện có hiệu quả giải pháp xây dựng nguồn lực cho ngành
ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
- Thứ bẩy, nâng cao chất lƣợng đào tạo và tuyển dụng đội ngũ cán bộ.
- Thứ tám, tổng nguồn vốn huy động đạt mức tăng trƣởng 18-22% so với năm 2011.
Ngoài việc tăng trƣởng nguồn vốn, Ngân hàng Công thƣơng Lạng Sơn cần phải nâng cao tỷ
trọng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế lên ngang với vốn huy động từ dân cƣ, tăng tỷ
trọng vốn huy động trung và dài hạn lên 40% tổng nguồn vốn huy động.
- Thứ chín, tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế đạt mức tăng trƣởng từ 15-20% so với
năm 2011.
- Thứ mƣời, tăng 20% số khách hàng mở tài khoản, tăng phí dịch vụ 30% từ việc tăng
doanh số thanh toán
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG LẠNG SƠN
3.2.1. Mở rộng mạng lƣới và tiếp tục đa dạng hoá các hình thức huy động
3.2.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt và hợp lý
3.2.3. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
3.2.4. Đẩy mạnh chính sách khách hàng
3.2.5. Huy động vốn phải gắn chặt với yêu cầu sử dụng vốn
3.2.6. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
3.2.7. Coi trọng chất lƣợng phục vụ khách hàng
3.2.8. Thay đổi thời gian phục vụ khách hàng
3.2.9. Đẩy mạnh chiến lƣợc Marketing
3.2.10. Thành lập phòng Marketing
3.2.11. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nƣớc
- Nhà nƣớc cần phải tạo một môi trƣờng ổn định, kinh tế phát triển với giá đồng tiền ổn
định, tỷ giá ít biến động, lạm phát thấp.
- Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc
- Ngân hàng Nhà nƣớc phải tăng cƣờng sự chỉ đạo, tích cực hỗ trợ mạnh mẽ cho các
ngân hàng thƣơng mại.
- Cần xử lý nghiêm khắc và công khai những trƣờng hợp lừa đảo qua ngân hàng tạo
nên sự trong sạch cho ngành ngân hàng. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động
của ngân hàng thƣơng mại.
- Ngân hàng Nhà nƣớc cùng với các ngân hàng thƣơng mại thiết lập nên hệ thống
thanh toán tự động
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam
- Cần thiết kế nhiều loại hình thức, thể loại huy động vốn với mức lãi suất, kỳ hạn và
phƣơng thức trả lãi khác nhau phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Nên bỏ bớt các thủ tục gây phiền hà cho khách hàng, tăng cƣờng công tác phục vụ
tận nhà cho khách hàng.
- Tăng cƣờng công tác thông tin quảng cáo tuyên truyền trên đài phát thanh, đài
truyền hình, báo chí
- Cần phải chú trọng nâng cao chất lƣợng dịch vụ.
- Phát triển các dịch vụ của ngân hàng: banknet, bankphone, bankhome để tạo sự
tiện ích cho khách hàng trong quá trình sử dụng.
KẾT LUẬN
Đứng trƣớc xu thế hội nhập của nền kinh tế đất nƣớc, ngành Ngân hàng -một ngành
kinh tế giữ vị trí chủ chốt trong hệ thống tài chính nƣớc ta không khỏi có những băn khoăn,
trăn trở về hƣớng đi của mình. Là một ngân hàng thƣơng mại nằm trong hệ thống đó, Ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Lạng Sơn đang rất cần những giải pháp cụ thể giúp
cho việc nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh ngân hàng nói chung và hiệu quả công tác
huy động vốn nói riêng.
Trong những năm qua Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Lạng Sơn đã
từng bƣớc hoành thành tốt công tác huy động vốn nhàn rỗi, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu vốn
của mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, Chi nhánh cần phải nhanh chóng khắc phục những
điểm yếu, những hạn chế, phát huy những mặt mạnh, áp dụng những nghiệp vụ mới để công
tác huy động vốn đạt đƣợc kết quả cao hơn nữa.
Với những giải pháp đề xuất trong luận văn, tác giả mong muốn phần đẩy mạnh phát
triển hoạt dộng huy động vốn, làm cơ sở bền vững lâu dài của Ngân hàng Công thƣơng Việt
Nam nói chung và Ngân hàng Công thƣơng Lạng Sơn nói riêng.
References
Tiếng Việt
1. Ban kinh tế tỉnh Lạng Sơn (2011), Khái quát về tình hình tự nhiên – Kinh tế xã hội tỉnh
Lạng Sơn, Lạng Sơn.
2. Chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Lạng Sơn (2009-2011), Báo cáo
tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, Lạng Sơn.
3. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
4. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
5. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Feredric S.Minskin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và
kỹ thuật.
7. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
8. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
9. Hội đồng quản trị NHTMCP Công thƣơng Việt Nam (2005), Quyết định 234/QĐ-HĐQT-
NHCT37 ban hành ngày 21/9/2005, Hà Nội.
10. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ
Chí Minh.
11. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội
12. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trần Xuân Hƣơng (2000), Tiền tệ -
Ngân hàng II, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Phạm Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại quản trị và
nghiệp vụ, Nxb Thống kê, Hà Nội.
14. Vũ Duy Hào, Lƣu Thị Hƣơng (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
15. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam (2010), Sổ tay tín dụng, Hà Nội.
16. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm
2010 và tầm nhìn 2020, Nxb Phƣơng Đông, Hà Nội.
17. Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn (2011, 2010, 2009), Báo cáo hoạt động
ngân hàng năm 2011, 2010, 2009, Lạng Sơn.
18. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
19. Tạp chí Ngân hàng Công thƣơng các số năm 2009; 2010; 2011.
20. Thời báo ngân hàng các số năm 2009; 2010; 2011.
21. Thủ tƣớng Chính Phủ (2006), Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg
ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính Phủ), Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội
23.Quốc Hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010,
Hà Nội.
24. Quốc Hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010, Hà Nội.
25. Các văn bản pháp luật: Nghị định, Nghị quyết, Thông tƣ…liên quan đến tổ chức tín dụng
do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành.
Website:
26.
27.
28.