Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của trung quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.96 KB, 14 trang )

Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc
tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO
đến nay và gợi ý Việt Nam

Phạm Bích Ngọc

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế đối ngoại; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Đình Thiên
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chính
sách thương mại của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO? Giới thiệu những
điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế ở Trung Quốc. Trình bày
những thay đổi ở Trung Quốc trong chính sách thương mại quốc tế để khắc
phục khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua?. Rút ra những bài học cho
Việt Nam?

Keywords: Kinh tế đối ngoại; Thương mại quốc tế; Chính sách thương
mại; Trung Quốc
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 11-12-2001, Trung Quốc chính thức gia nhập WTO chấm dứt quá trình đàm
phán kéo dài 15 năm ròng rã, dài nhất trong lịch sử WTO. Để đảm bảo có thể thực hiện
tốt những cam kết khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã có một số điều chỉnh trong chính
sách thương mại quốc tế của mình. Kết quả là, sau khi gia nhập WTO, việc đầu tiên của
Trung Quốc là bước vào ―Câu lạc bộ các nước đạt ngàn tỷ USD về tổng sản phẩm quốc
nội‖ năm 2001. Chỉ 3 năm sau, đến năm 2004, với tổng kim ngạch thương mại đạt mức
1.154,8 tỷ USD, Trung Quốc lại trở thành thành viên ―Câu lạc bộ các nước đạt ngàn tỷ
USD về tổng kim ngạch thương mại‖, mở ra con đường đưa Trung Quốc từ ―nước lớn
thương mại‖ thành ―cường quốc thương mại‖. Đây mới chỉ là những thành quả đầu tiên


trong quá trình hội nhập quốc tế và công cuộc chinh phục thị trường toàn cầu của Trung
Quốc trong vai trò là thành viên của WTO. Đặc biệt tuy chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ quốc tế, nhưng tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc năm
2009 vẫn đạt 2.207,27 tỷ USD, giảm 13,9% so với năm 2008 nhưng vẫn cao hơn năm
2007. Vậy Trung Quốc đã làm gì để có thể hội nhập và phát triển như vậy?
Việc xem xét, phân tích nghiên cứu xem Trung Quốc đã đưa ra những điều chỉnh
gì để đạt được kết quả thành công như vậy? tại sao lại điều chỉnh và điều chỉnh như thế
nào trong chính sách thương mại từ sau khi gia nhập WTO đến nay và có thể rút ra được
những gợi mở gì cho Việt Nam trong giai đoạn đầu hội nhập WTO là rất cần thiết. Nhất
là khi Việt Nam gia nhập WTO đúng thời điểm kinh tế thế giới diễn biến xấu đến 2 lần:
lần thứ nhất là năm 2007, giá cả thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu; lần thứ
hai là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua. Hơn nữa, chưa có một nghiên cứu hệ
thống và đầy đủ nào ở Việt Nam về vấn đề này. Do đó, việc nghiên cứu đề tài trở nên cần
thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong nước
Nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO là môt việc làm rất có ý
nghĩa. Ở nước ta, giới nghiên cứu đã tốn khá nhiều giấy mực cho đề tài này xong chưa có
một công trình nghiên cứu hệ thống và đầy đủ về Trung Quốc gia nhập WTO và tác động
đối với Đông Nam Á của TS. Đỗ Tiến Sâm – PGS. TS.Lê Văn Sang, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2002 phần nhiều nói lên ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối
với các nước Đông Nam Á mà chưa có được những nghiên cứu, phân tích sâu những thay
đổi trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO. ―Chính
sách phát triển kinh tế: Kinh nghiệm và Bài học của Trung Quốc” do CIEM và UNDP
nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động ngoại thương kể từ
năm 1979 đến nay. Nghiên cứu nêu lên được thực trạng phát triển của khu vực ngoại
thương, chính sách thương mại ở Trung Quốc và ảnh hưởng của Trung Quốc gia nhập
WTO nhưng từ năm 1979 và dừng lại ở năm 2002 – năm Trung Quốc gia nhập WTO
được 1 năm nên chưa thể đánh giá được những thay đổi trong chính sách thương mại ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước Trung Quốc một cách chính xác. Còn cuốn ―Gia

nhập WTO Trung Quốc làm gì và được gì?‖ của TS. Nguyễn Kim Bảo, Nxb Thế giới, Hà
Nội, 2006 tuy đã nghiên cứu và phân tích được những điều chỉnh chính sách và biện pháp
sau khi gia nhập WTO nhưng chỉ dừng lại ở 3 năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.

×