Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

GIÁO án ôn THI học SINH GIỎI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.77 KB, 20 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HĨC MƠN
TRƯỜNG THCS XUÂN THỚI THƯỢNG

Đề cương
Ôn thi học sinh giỏi
Lịch sử 7


NĂM HỌC: 2016 - 2017


LỊCH SỬ THẾ GIỚI
BÀI 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ
BẢN Ở CHÂU ÂU
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí:
* Nguyên nhân:
- Vào thế kỉ XIV – XV, ở châu Âu, nền kinh tế hàng hóa đã phát triển, nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc,
đá quý, thị trường ngày càng tăng.
- Khoa học kĩ thuật tiến bộ, đóng được nhiều tàu lớn (tàu Ca-ra-ven), có hải đồ, có la bàn chỉ phương
hướng.
* Khái niệm “phát kiến địa lí”: đó là q trình tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, những dân
tộc mới của người châu Âu.
* Các cuộc phát kiến tiêu biểu:
Thời gian
Tên người
Nơi đến
1487
B. Đi-a-xơ
Đi vịng qua điểm cực Nam châu Phi
1498
Va-xcơ đơ Ga-ma


Đi qua điểm cực Nam châu Phi và cập bến Ca-li-cút ở phía
Tây Nam Ấn Độ
1492
C. Cơ-lơm-bơ
Tìm ra châu Mĩ
1519 - 1522
Ph.Ma-gien-lan
Đi vòng quanh Trái Đất
* Ý nghĩa (tác động):
- Đây được coi là một cuộc cách mạng trong giao thông và tri thức, nó đem về cho giai cấp tư sản châu
Âu những nguồn nguyên liệu quý giá vô tận, đồng thời góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát
triển.
- Góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những
nguồn nguyên liệu quý giá, vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ.
- Làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở châu Âu.
* Tham khảo: Các cuộc phát kiến địa lí:
+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng 90 thủy thủ trên ba chiếc tàu đã đến được Cu-ba và một số vùng ở quần
đảo Ăng-ti. Chính ơng là người phát hiện ra châu Mĩ nhưng cho đến khi chết, ơng vẫn tưởng đó là Ấn
Độ.
+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy một đội tàu gồm 4 chiếc với 160 thủy thủ đã đi vòng quanh châu
Phi, đến Ca-li-cút trên bờ biển Tây Nam Ấn Độ.
+ Ph.Ma-gien-lan là quý tộc Bồ Đào Nha, có học thức, ơng được vua chúa nước ngồi trả cho một khoản
tiền lớn để chỉ huy các cuộc thám hiểm. Ông là người tiến hành các chuyến vòng quanh thế giới bằng
đường biển từ năm 1519 đến năm 1522.
2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu:
- Qúy tộc thương nhân trở nên giàu có nhờ cướp bóc thuộc địa, họ mở rộng sản xuất, kinh doanh, lập
đồn điền bóc lột sức lao động người làm thuê và trở thành giai cấp tư sản.
- Nông nô bị tước đoạt ruộng đất, buộc làm việc cho giai cấp tư sản, họ trở thành giai cấp vô sản.
 Quan hệ sản xuất tư bản hình thành.
* Tham khảo (học thuộc càng tốt):

2.1. Qúy tộc và tư sản làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ cơng nhân làm th?
Sau các cuộc phát kiến địa lí, q trình tích lũy tư bản ngun thủy đã hình thành. Đó là quá trình tạo ra
số vốn đầu tiên và nguồn nhân cơng:
+ Cướp bóc của cải, tài ngun ở các thuộc địa.
+ Buôn bán nô lệ da đen từ châu Phi qua châu Mĩ và châu Âu làm công nhân.
+ Cướp biển.
+ Dùng bạo lực cướp đoạt ruộng đất của nông dân (“rào đất cướp ruộng”), biến họ thành những người
tay trắng phải đi làm thuê. (Quá trình này được ghi chép trong sử sách của nhân loại bằng “những chữ
máu và lửa không bao giờ phai”).
2.2. Những điều kiện dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản châu Âu?
- Sự ra đời của các công trường thủ công – các xưởng sản xuất với quy mô nhỏ.
- Những đồn điền rộng lớn, các trang trại.


- Lập các cơng ti thương mại.
- Nguồn vốn tích lũy lớn, đông đảo công nhân làm thuê.
2.3. Những biểu hiện của sự xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu:
- Ở thành thị: Công trường thủ cơng thay thế cho các phường hội. Có những xưởng tập trung 200- 300
người lao động. Trong sản xuất, có sự phân cơng chun mơn và bước đầu có máy móc đơn giản (khác
với thợ thủ cơng: phải làm tất cả mọi khâu), do đó năng suất lao động rất cao.
- Ở nông thôn: Sản xuất nhỏ của nơng dân bị xóa bỏ, thay thế bằng hình thức đồn điền hay trang trại sản
xuất với quy mô lớn. Qúy tộc chuyển sang kinh doanh ruộng đất theo hình thức trang trại.
- Trong thương nghiệp: các thương hội trung đại được thay thế bằng các công ti thương mại; thương mại
quốc tế được mở rộng, các tuyến buôn bán đường dài được hình thành…
- Về xã hội: các giai cấp mới được hình thành
+ Giai cấp tư sản: những thợ cả, thương nhân, thị dân giàu có, quý tộc chuyển sang kinh
doanh…, họ nắm nhiều của cải và là lực lượng đại diện cho nền sản xuất tiến bộ.
+ Giai cấp vô sản: những người lao động làm thuê, bị bóc lột thậm tệ.
 Nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa ra đời ngay trong lòng xã hội phong kiến.
Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ

TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
1. Phong trào Văn hóa Phục hưng:
* Nguyên nhân:
+ Chế độ phong kiến đã kìm hãm, vùi dập các giá trị văn hóa.
+ Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng khơng có địa vị chính trị, xã hội.
 Phong trào Văn hóa Phục hưng: khơi phục những tinh hoa văn hóa cổ đại Hi Lạp, Rơ-ma, đồng thời
phát triển nó ở tầm cao mới.
* Nội dung phong trào:
+ Lên án nghiêm khắc giáo hội Ki-tô, đả phá trật tự xã hội phong kiến.
+ Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật.
* Ý nghĩa:
+ Phát động quần chúng chống lại chế độ phong kiến.
+ Là “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”, mở đường cho văn hóa châu Âu và nhân loại phát triển.
* Tại sao giai cấp tư sản lại chọn văn hóa để mở đường cho đấu tranh chống phong kiến?
TL: Giai cấp tư sản chọn lĩnh vực văn hóa mở đường cho cuộc đấu tranh chống phong kiến vì: những
giá trị văn hóa sẽ góp phần tác động, tập hợp được đông đảo dân chúng để chống lại phong kiến.
2. Phong trào cải cách tôn giáo:
* Nguyên nhân:
+ Giai cấp phong kiến Châu Âu lấy kinh thánh của đạo Ki-tơ làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình
và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.
+ Giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ.
* Diễn biến:
+ Cải cách của Lu-thơ (Đức): lên án những hành vi tham lam, đồi bại của Giáo hồng, địi bãi bỏ những
thủ tục, lễ nghi phiền tối, quay về giáo lí nguyên thủy.
+ Cải cách của Can-vanh (Thụy Sĩ): chịu ảnh hưởng những cải cách của Lu-thơ, hình thành giáo phái
mới là đạo Tin lành.
* Hệ quả:
+ Đạo Ki-tô bị phân chia thành 2 giáo phái: Cựu giáo (là Ki-tô giáo cũ) và Tân giáo (đạo Tin Lành).
+ Châm ngịi cho các cuộc khởi nghĩa nơng dân, mở đầu là cuộc chiến tranh nông dân Đức.
* Hạn chế của phong trào Cải cách tôn giáo: giao cấp tư sản khơng thể xố bỏ tơn giáo mà chỉ thay

đổi cho phù hợp.

BÀI 6:
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á


1. Kể tên 11 nước Đông Nam Á hiện nay?
TL:
STT Quốc gia

Tiền tệ

Thủ đô

1

Indonesia

Rupiah

Jakarta (Gia-các-ta)

2

Myanmar

Kyat

Naypyidaw


3

Thái Lan

Baht

Bangkok (Băng Cốc)

4

Việt Nam

Đồng

Hà Nội

5

Malaysia

Ringgit

Kuala Lumpur và Putrajaya (Cua-la Lăm-pơ)

6

Philippines

Peso Philippines


Manila (Ma-ni-la)

7

Lào

Kip

Vientiane (Viêng Chăn)

8

Campuchia

Riel

Phnom Penh (Phnôm-pênh)

9

Đông Timor

Đô la Mỹ

Dili (Đi-li)

10

Brunei


Đô la Brunei

Bandar Seri Begawan (Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan)

11

Singapore

Đô la Singapore

Singapore (Xin-ga-po)

2. Điều kiện tự nhiên các vương quốc cổ Đông Nam Á:
- Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, hiện nay gồm 11 nước.
- Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên:
+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa tạo nên 2 mùa rõ rệt: mùa khơ và mùa mưa.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho trồng lúa nước và các loại hoa màu.
* Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nơng nghiệp ở Đông Nam
Á?
TL: - Thuận lợi:
+ Các quốc gia Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ
rệt: mùa khơ lạnh, mát & mùa mưa tương đối nóng. Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát
triển trồng trọt, đặc biệt là cây lúa nước.
+ Đất phù sa màu mỡ ven các sông lớn tạo điều kiện cho nền nơng nghiệp phát triển.
- Khó khăn: đây là khu vực phân tán do nhiều đảo, bán đảo nhỏ, kinh tế khơng đồng đều. Thường xuất
hiện tình trạng lũ lụt, hạn hán, ảnh hưởng tới sự phát triển của nông nghiệp.
3. Lập niên biểu các giai đoạn phát triển của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX theo bảng:
TL:
Các giai đoạn phát Các quốc gia Đông Nan Á
triển

(tên gọi, địa điểm hình thành)
10 thế kỉ đầu sau Hình thành các vương quốc cổ:
Cơng ngun
- Vương quốc Cham-pa ở Trung Bộ- Việt Nam.
- Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Kông.
- Các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của Inđô-nê-xi-a.
Thế kỉ X đến thế kỉ Phát triển thịnh vượng:
XVIII
- Mơ-giơ-pa-hít ở In-đơ-nê-xi-a.
- Đại Việt, Cham-pa, Cam-pu-chia ở bán đảo Đông Dương.


- Pa-gan (Mi-an-ma).
- Su-khô-thay (Thái Lan)
- Lạn Xạng (Lào)
Thế kỉ XVIII đến Thời kì suy yếu của các quốc gia phong kiến: Mặc dù xã hội
giữa thế kỉ XIX
phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi thành thuộc địa của chủ
nghĩa tư bản phương Tây
4. Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào đến giữa thế kỉ XIX theo thời gian,
nội dung các giai đoạn phát triển?
TL:
Thời gian
Nội dung các giai đoạn phát triển
Thời tiền sử
Chủ nhân là người Lào Thơng
Thế kỉ XIII
Một bộ phận người Thái di cư đến đất Lào gọi là người Lào Lùm.
1353
Tộc trưởng Pha Ngừm tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập ra

nước Lạn Xạng.
Thế kỉ XV- XVII
Giai đoạn thịnh vượng của Lạn Xạng
Thế kỉ XVIII
Lạn Xạng suy yếu, bị Xiêm xâm chiếm.
Cuối thế kỉ XIX
Thực dân Pháp xâm lược và biến Lào thành thuộc địa.
5. Vương quốc Lạn Xạng bước vào giai đoạn thịnh vượng ở các thế kỉ nào? Các vua Lạn Xạng có
chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?
TL: - Vương quốc Lạn Xạng bước vào giai đoạn thịnh vượng ở các thế kỉ XV- XVII, nhất là dưới triều
vua Xu-li-nha-vông-xa.
- Chính sách đối nội: các vua Lạn Xạng củng cố đất nước, chia đất nước thành các mường, đặt quan cai
trị,, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
- Chính sách đối ngoại:
+ Ln chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng như: Cam-pu-chia và Đại Việt.
+ Kiên quyết chiến đấu chống sự xâm lược của Miến Điện vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ và
nền độc lập của mình (3 lần đều thắng).
6. Niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia từ thế kỉ I đến giữa thế kỉ XIX?
TL:
Thời gian
Các giai đoạn lịch sử lớn
Thế kỉ I – thế kỉ VI
Đất nước Phù Nam của người Mông Cổ  thế kỉ VI, vương quốc Phù Nam
suy yếu, tan rã.
Thế kỉ VI
Người Khơ-me xây dựng vương quốc riêng gọi là Chân Lạp.
Từ thế kỉ IX (năm 820) Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia, cịn gọi là thời kì Ăng-co.
đến thế kỉ XV
Thế kỉ XV- 1863
Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thối.

Năm 1863
Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia.
7. Vì sao thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV còn gọi là thời kì
Ăng-co?
TL: Vì:
+ Kinh đơ của Vương quốc là Ăng-co (một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay).
+ Ở đây người Khơ-me đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, điển hình là khu đền tháp Ăngco Vát, Ăng-co Thom. Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng
văn hóa Đơng Nam Á và thế giới.
8. Nét đặc sắc trong kiến trúc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
+ Các đền, chùa với kiến trúc độc đáo chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ.
+ Chùa thay thế cho đền, tháp. Tuy tháp thờ Phật nhưng vẫn mang đặc điểm kiến trúc Ấn Độ.


LỊCH SỬ VIỆT NAM
BÀI 9:
NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH – TIỀN LÊ
1. Nhà Đinh xây dựng đất nước:
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngơi Hồng đế (Đinh Tiên Hồng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đơ ở
Hoa Lư.
- Năm 970, đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận giữ nhiệm vụ
chủ chốt; xây dựng cung điện, đúc tiền; sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê:
* Tổ chức chính quyền:
- Trung ương: + Vua nắm mọi quyền hành. Giúp vua có Thái sư, Đại sư và quan lại gồm hai ban vănvõ.
+ Các con vua được phong vương và trấn giữ các nơi quan trọng.
- Địa phương: Cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.
- Quân đội: Gồm 10 đạo và 2 bộ phận: Cấm quân và Quân địa phương.
* . a/ Em hãy hoàn thành sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê:

TRUNG ƯƠNG

VUA
Thái sư – Đại sư

Quan võ

Quan văn
ĐỊA PHƯƠNG
10 lộ

Phủ

Châu

b/ Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê so với thời Đinh?
Bộ máy nhà nước thời Lê hoàn thiện hơn so với thời Đinh.
3. Kinh tế thời Tiền Lê:
a/ Nông nghiệp:
- Quyền sở hữu ruộng đất thuộc về làng xã, nông dân được chia ruộng để cày cấy, nộp thuế, đi lính và
lao dịch cho nhà vua.
- Chú trọng khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt, đào vét kênh mương.
- Nghề trơng dâu ni tằm cũng được khuyến khích.
 Nơng nghiệp ổn định và bước đầu phát triển.
* Ý nghĩa của lễ cày tịch điền thời Lê?
- Thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh thần yêu lao động, khuyến khích nhân dân hăng hái
tham gia sản xuất.
- Thể hiện sự quan tâm của nhà nước phong kiến đối với sản xuất nông nghiệp.


b/ Thủ công nghiệp:
- Xây dựng môt số xưởng thủ cơng nhà nước: đúc tiền, chế tạo vũ khí, may mũ áo.

- Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển: dệt lụa, làm gốm.
c/ Thương nghiệp:
- Nhiều trung tâm bn bán, chợ làng q hình thành.
- Nhân dân Việt- Tống thường qua lại trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới.
* Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển?
- Đất nước độc lập.
- Nhà nước có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh SX nơng nghiệp, thủ cơng nghiệp, tạo điều kiện thuận
lợi cho thương nghiệp phát triển.
- Nhân dân có tinh thần lao động cần cù, chịu khó.
4/ Văn hóa- xã hội:
* Xã hội: chia thành 3 tầng lớp:
- Tầng lớp thống trị: gồm vua, quan văn- võ, cùng một số nhà sư.
- Tầng lớp bị trị: đa số là nông dân tự do, cày ruộng công làng xã.
- Tầng lớp dưới cùng là nơ tỳ.
* Văn hóa:
- Nho học chưa tạo được ảnh hưởng, giáo dục chưa phát triển.
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhà sư được nhân dân quý
trọng.
5. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất:
* Diễn biến:
- Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thủy, bộ tiến đánh nước ta.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
- Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên bộ, quân ta chặn đánh giặc quyết liệt.
 Quân Tống đại bại.
* Ý nghĩa:
- Chiến thắng biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta.
- Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.
6. Công lao của Ngơ Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hồn:
* Ngô Quyền:
- Tổ chức và lãnh đạo nhân dân làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng 938. Chiến thắng Bạch Đằng

kết thúc ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ cho
Tổ quốc.
- Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho quốc gia độc lập, khẳng định nước ta có giang sơn bờ cõi
riêng do người Việt làm chủ và quyết định vận mệnh của mình.
* Đinh Bộ Lĩnh:
- Có cơng dẹp loạn 12 sứ qn, thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng nhân dân.
- Đặt tên nước, chọn kinh đơ, khơng dùng niên hiệu Hồng đế Trung Quốc  khẳng định đất nước ta là
nước Việt lớn  ơng có ý thức xây dựng nền tự chủ.
* Lê Hoàn:
Tổ chức, lãnh đạo kháng chiến chống Tống giành thắng lợi năm 981 có ý nghĩa lớn.
BÀI 11:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
(1075 – 1077)
I - GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta:
- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp những khó khăn: Mâu thuẫn nội bộ, nơng dân khởi nghĩa, bị Liêu- Hạ
quấy nhiễu.


- Nhà Tống quyết định dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khó khăn trong nước và đưa nước ta trở
lại chế độ đô hộ như trước.
- Nhà Tống xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía nam, cịn ở phía bắc nhà Tống ngăn cản giao thương,
dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.
2. Tổ chức kháng chiến của nhà Lý:
- Nhà Lý cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến, mộ thêm quân, tăng cường canh
phòng, luyện tập, làm thất bại mưu đồ dụ dỗ của nhà Tống; đem quân đánh Cham- pa.
- Chủ trương của nhà Lý: “tiến công trước để tự vệ”.
- 10/ 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân bất ngờ tấn công vào châu Khâm, châu Liêm
(Quảng Đông).
- Sau khi tiêu diệt các căn cứ, kho tàng của giặc, Lý Thường Kiệt kéo quân về tấn công châu Ung

(Quảng Tây).
- Sau 42 ngày chiến đấu, quân ta hạ thành Ung Châu và nhanh chóng rút quân về nước.
- Ý nghĩa: Đánh một đòn phủ đầu, làm hoang mang quân Tống, đẩy chúng vào thế bị động.
*. Trước việc nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?
Em có nhận xét gì về chủ trương đó?
TL: - Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ
trương độc đáo, sáng tạo “tiến công trước để tự vệ”. “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh
trước để chặn thế mạnh của giặc”. Do đó, ơng đã gấp rút chuẩn bị cho cuộc tấn công vào những nơi tập
trung quân lương của nhà Tống, gần biên giới Đại Việt.
Nhận xét:
- Đây không phải là một chủ trương liều lĩnh, thiếu suy nghĩ mà là một chủ trương sáng tạo, độc đáo, rất
chủ động của Lý Thường Kiệt.
- Tấn công trước nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm
lược nước ta. Đây là cuộc tiến công để tự vệ chứ không phải là cuộc tấn cơng xâm lược.
*. Vì sao nói cuộc tấn công của nhà Lý vào Châu Ung và Châu Khâm (giai đoạn thứ nhất) là cuộc
tấn công để tự vệ chứ không phải cuộc tấn công xâm lược?
TL: Vì:
- Nhà Lý tiến cơng trước đánh vào kho lương thảo và vũ khí mà quân Tống chuẩn bị để xâm lược nước
ta, với mục đích là giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành
xâm lược nước ta.
- Sau khi đạt được mục đích, nhà Lý cho rút quân về nước; trên đường đi, qn ta khơng hề cướp bóc,
giết người trên đất Tống.
II - GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 - 1077)
1. Kháng chiến bùng nổ:
Chuẩn bị của nhà Lý:
- Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương khẩn trương chuẩn bị bố phòng.
- Ta xây dựng phịng tuyến ở các vị trí chiến lược vùng biên giới và chọn sơng Như Nguyệt làm phịng
tuyến chống quân xâm lược Tống.
* Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sơng Như Nguyệt làm phịng tuyến chống qn XL Tống?
TL: + Phòng tuyến chủ yếu được xây dựng trên bờ Nam sông Như Nguyệt (một khúc của sông Cầu).

Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ, các hướng tấn công của địch từ Quảng Tây (Trung
Quốc) vào Thăng Long.
+ Sông Như Nguyệt như một chiến hào tự nhiên rất khó vượt qua, trong khi đó lực lượng của quân
Tống chủ yếu là bộ binh.
+ Phịng tuyến được đắp bằng đất cao, vững chắc có nhiều lớp giậu tre dày đặc, dọc theo khúc sông từ
Đa Phúc đến Phả Lại, dài khoảng 100 km.
2. Trận chiến trên phịng tuyến sơng Như Nguyệt:
Câu 1: “Phịng tuyến được đắp bằng đất cao, vững chắc, có nhiều lớp giậu tre dày đặc, dọc theo
khúc sông từ Đa Phúc đến Phả Lại, dài khoảng 100km”. Đoạn văn miêu tả về phòng tuyến nào? Em
hãy nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của trận chiến đấu trên phòng tuyến này?


Câu 2: Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong LS chống ngoại xâm của dân tộc. Người
chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt – thực sự là một tướng tài. Tên tuổi ông mãi mãi là niềm tự hào
của dân tộc ta. Vậy đó là trận đánh nào? Em hãy trình bày về trận đánh đó?
- Cuối năm 1076, nhà Tống cử đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến hành xâm lược Đại Việt.
- 1/1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống.
- Quân Tống tiến đến trước bờ Bắc sông Như Nguyệt bị quân ta chặn lại.
- Quân thủy của nhà Tống bị quân ta chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể vào hỗ trợ cho quân bộ.
- Quân Tống nhiều lần tấn cơng xuống phía nam nhưng đều bị quân ta đẩy lùi.
- Quân Tống chán nản, chết dần chết mòn.
- Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của giặc.
- Kết quả: + Quân Tống thua to.
+ Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị giảng hòa. Quân Tống chấp nhận, rút quân về
nước.
- Ý nghĩa:
+ Quyết định số phận của quân Tống.
+ Là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, nền độc lập tự chủ
của Đại Việt được giữ vững.
+ Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt- thực sự là một tướng tài. Tên tuổi ông mãi mãi là niềm tự

hào của dân tộc ta.
* Tại sao khi quân ta chiến thắng nhưng Lý Thường Kiệt vẫn chủ động giảng hịa với giặc?
TL: Bởi vì: - Đây là một cách kết thúc chiến tranh độc đáo của Lý Thường Kiệt.
- Để đảm bảo mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương
danh dự của nước lớn, đảm bảo một nền hịa bình lâu dài.
- Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta.
* Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược? (10751077)
TL: * Nguyên nhân thắng lợi:
- Do ý chí độc lập tự chủ của tồn thể nhân dân Đại Việt.
- Do sức mạnh đoàn kết to lớn của các dân tộc.
- Do biết kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.
- Do công lao và tài năng của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt trong việc sử dụng lối đánh rất độc đáo.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường của các tầng lớp nhân dân ta bảo vệ nền độc lập của
tổ quốc, trong đó có đồng bào các dân tộc ít người.
- Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trên dưới một lòng, dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường
Kiệt.
- Đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ hoàn toàn mộng thơn tính Đại Việt => Đất nước
bước vào thời kì thái bình.
* “Ngồi n đợi giặc, khơng bằng đem qn đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. Câu nói này là
của ai? Hãy trình bày đơi nét về cuộc đời và cơng lao của ơng?
TL: - Câu nói này là của Lý Thường Kiệt.
- Lý Thường Kiệt sinh năm 1019, tại phường Thái Hòa, Thăng Long (nay thuộc Hà Nội). Từ nhỏ, ơng đã
tỏ ra là người có chí hướng, ham đọc binh thư và luyện tập võ nghệ.
- Năm 23 tuổi, ông được tuyển vào trong triều giữ chức quan nhỏ. Là người có cốt cách và tài năng phi
thường, trải qua mấy đời vua, ông được thăng dần nhiều chức quan trọng. Lý Thánh Tông phong ông
làm Thái úy.
- Năm 1075, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt tâu với Thái hậu Ỷ Lan rằng: “Ngồi
yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước”. Thái hậu đồng ý, Lý Thường Kiệt và Tông Đản mang
quân đánh Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm, hạ được thành. Sau đó Lý Thường Kiệt cho xây dựng

tuyến phịng thủ ở sơng Như Nguyệt.
- Năm 1077, nhà Tống mang quân đến sông Như Nguyệt bị Lý Thường Kiệt bao vây đánh tơi bời. Cuộc
kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang.
* Khi cuộc chiến đang diễn ra quyết liệt, để động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý
Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ thần bất hủ. Bài thơ đó là gì? Có ý nghĩa như thế nào?


TL: Đó là bài thơ “Nam quốc sơn hà”:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Tạm dịch:
“Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
- Ý nghĩa: Bài thơ khẳng định ý chí quyết tâm đánh giặc xâm lược để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc. Bài thơ là lời tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc, khẳng đinh chủ quyền, biên giới lãnh
thổ của Tổ quốc, kẻ thù nào dám xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời.
BÀI 14:
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII)
I/ CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ (1258)
1. Âm mưa xâm lược Đại Việt của Mông Nguyên:
- Năm 1257, Vua Mông Cổ quyết định mở cuộc tấn cơng vào Nam Tống.
- Để đạt được mục đích, Mơng Cổ tiến hành xâm lược Đại Việt  Nhằm tạo thế “gọng kìm” để tiêu diệt
Nam Tống.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến chống quân Mông Cổ:
- Tỏ thái độ kiên quyết trong việc bắt giam sứ giả Mông Cổ.

- Cuối năm 1257, khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm
sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập.
3. Diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258):
- Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược Đại Việt.
- Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên
(Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại.
- Để bảo tồn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện
“vườn không nhà trống”.
- Giặc vào kinh thành khơng một bóng người và lương thực. Chúng điên cuồng tàn phá kinh thành.
Thiếu lương thực, lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy một tháng lực lượng chúng bị tiêu hao.
- Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than – Hà Nội ngày
nay).
* Kết quả : 29/ 1/ 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước.
 Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ kết thúc thắng lợi.
II/ CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285)
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên:
- Năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên.
- Năm 1279, Nam Tống bị quân Mông Cổ tiêu diệt  Mông Cổ thống trị Trung Quốc.
- Năm 1283, nhà Nguyên cử Toa Đô chỉ huy 10 vạn quân đánh Cham-pa. Sau khi chiếm được Cham-pa,
phối hợp với phía Bắc đánh Đại Việt.
2. Chuẩn bị của Nhà Trần:
- Sau khi biết tin quân Nguyên đánh Cham- pa, vua Trần triệu tập các vương hầu, quan lại họp ở Bình
Than (Chí Linh- Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.
- Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) được vua giao cho chỉ huy cuộc kháng chiến, ông sọan “Hịch tướng
sĩ” để khích lệ, động viên tinh thần chiến đấu.
- Đầu năm 1285, vua Trần mời các vị bô lão họp Hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh
giặc.


- Cả nước được lệnh sẵn sàng đánh giặc, quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.

2. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến:
- Cuối tháng 1/1285, Thốt Hoan chỉ huy 50 vạn qn Ngun tấn cơng Đại Việt.
- Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy, sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp
(Chí Linh- Hải Dương).
- Giặc đến, ta rút về Thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống” rồi rút về Thiên Trường (Nam
Định).
- Quân Nguyên tuy chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía bắc sơng Nhị (sơng
Hồng).
- Toa Đơ từ Cham- pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa.
- Thốt Hoan mở cuộc tấn cơng xuống phía nam tạo thế “gọng kìm” hi vọng tiêu diệt quân chủ lực của
ta và bắt sống vua Trần.
- Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải rút quân về Thăng Long. Quân Nguyên lâm vào tình thế
bị động do thiếu lương thực trầm trọng.
- Từ tháng 5/1285, quân ta bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn như : Tây Kết, Hàm Tử (Khoái ChâuHưng Yên), Chương Dương (Thường Tín- Hà Tây).
- Quân ta tiến vào Thăng Long, quân Nguyên tháo chạy.
* Kết quả : Sau hơn 2 tháng phản công, quân ta đã đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên.
 Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.
III/ CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 –
1288)
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt:
- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị, tăng cường quân ở những nơi hiểm
yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
- Cuối 12/1287, 30 vạn quân Nguyên theo hai đường thủy bộ tiến vào nước ta:
+ Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy vượt biên giới Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp.
+ Cánh quân thủy do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng rồi tiến về Vạn Kiếp.
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ:
- Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục. Khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến,
quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội.
- Kết quả: phần lớn thuyền lương của giặc bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
3. Chiến thắng Bạch Đằng:

- Cuối 1/1288, Thoát Hoan vảo Thăng Long trống vắng.
- Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên ngày càng khó khăn, lương thực cạn kiệt, bị cơ lập.
- Thốt Hoan quyết định rút qn về nước theo hai đường thủy bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản cơng ở hai mặt trận thủy bộ:
+ Tháng 4/1288, đồn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa cọc ngầm trên sơng Bạch Đằng được qn
ta bố trí từ trước. Ơ Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thốt Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về nước, bị quân ta liên tục chặn
đánh.
 Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, tạo thành khối đại đồn
kết tồn dân, trong đó q tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần bằng nhiều biện pháp để tạo sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của tồn dân mà nịng cốt là quân đội nhà Trần.


- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và
các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư… đã buộc giặc từ thế mạnh sang thế
yếu, từ chủ động sang bị động để tiêu diệt chúng giành thắng lợi.
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mơng – Ngun, bảo vệ được độc lập, tồn
vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao lịng tự hào dân tộc,
củng cố niềm tin cho nhân dân…).
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời
sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

* Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 (1287- 1288) có gì giống và khác
hai lần trước?
TL: *Giống: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ
để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
* Khác:
- Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để qn Mơng- Ngun
khơng có lương thảo ni qn, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.
- Chủ động bố trí trận địa bãi cọc ở sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh sập ý đồ
xâm lược của nhà Nguyễn đối với nước ta.
* Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống Mơng - Ngun?
TL: - Ơng được vua Trần giao cho trọng trách Quốc công tiết chế- chỉ huy cuộc kháng chiến. Soạn
“Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
- Trần Quốc Tuấn là một nhà lý luận quân sự tài ba, ông là tác giả của những bộ binh thư nổi tiếng: Binh
thư yếu lược, Vạn Kiếp tơng bí truyền thư.
- Trước thế mạnh giặc, ơng đều cho lui binh để bảo tồn lực lượng chờ thời cơ để đánh. Với tinh thần
“Nếu bệ hạ hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần” đã nói lên ý chí kiên cường của ơng.
- Khi quân địch ở Thăng Long gặp khó khăn, tuyệt vọng phải rút quân, Trần Quốc Tuấn đã quyết định
mở cuộc phản công và tiến hành trận mai phục tren sông Bạch Đằng tạo nên chiến thắng quyết định số
phận quân xâm lược.
BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)
I/ THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HĨA (1418 – 1423)
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:
- Lê Lợi (1385- 1433) là người u nước, thương dân, có uy tín lớn.
- Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị k/n, nhiều người yêu nước khắp nơi kéo về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn
Trãi.
- Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng bộ chỉ huy 18 người tổ chức hội thề ở Lũng Nhai.
- 7/2/1418, Lê Lợi dựng cờ k/n ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương.
2. Những nét chính về diễn biến:
- Những ngày đầu k/n, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, bị quân Minh tấn công Nghĩa quân 3 lần phải
rút lên núi Chí Linh  Lê Lai liều chết cứu chủ tướng.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hịa hỗn với qn Minh, trở về Lam Sơn tiếp tục hoạt động.
- Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công nghĩa quân Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai
đoạn mới.
* Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn phải đương đầu với mn vàn
khó khăn gian khổ, đã có nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm. Một vị tướng đã liều mình
phá vịng vây cứu nguy cho Lê Lợi. Ơng là ai? Em biết gì về ơng?
TL: Ơng là Lê Lai.
- Lê Lai là người dân tộc Mường, quê ông ở Dựng Tú (Ngọc Lặc- Thanh Hóa). Gia đình ơng có 5 người
tham gia nghĩa qn Lam Sơn thì 4 người đã hi sinh trong chiến đấu. Lê Lai tính cương trực, dung mạo
khác thường, chí khí cao cả. Ơng đã từng tham gia hội thề Lũng Nhai.


- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt sống Lê
Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán qn liều chết phá
vịng vây giặc. Lê Lai cùng tốn quân cảm tử đã anh dũng hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được
Lê Lợi nên rút quân.
II/ GIẢI PHĨNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HĨA VÀ TIẾN QN RA BẮC (1424 – 1426)
1. Giải phóng Nghệ An (1424):
- Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12/10/1424, nghĩa quân tập kích đồn
Đa Căng, sau đó hạ thành Trà Lân, nghĩa quân tiến đánh giặc ở Khả Lưu  giải phóng được phần lớn
Nghệ An.
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425):
- 8/ 1425, nghĩa quân LS từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa  nghĩa qn đã giải
phóng được một khu vực rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân và vây hãm quân Minh.
3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối 1426):
3. Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi. Nhận xét về kế hoạch đó?
TL:
- 9/ 1426, Lê Lợi chia quân làm 3 đạo tiến quân ra Bắc:
+ Đạo thứ nhất tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, chặn viện binh giặc từ Vân Nam sang.
+ Đạo thứ hai giải phóng vùng hạ lưu sơng Nhị và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông

Quan.
+ Đạo thứ ba tiến thẳng về Đông Quan.
- Nghĩa quân tiến đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt.
 Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn quân Minh rút vào thành Đông Quan cố thủ.
 Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.
- Nhận xét kế hoạch: Đây là một kế hoạch được vạch rõ ràng, kĩ càng, hết sức chặt chẽ. Mỗi đạo quân có
những nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng
của địch, cùng với nhân dân nổi dậy bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới,
chặn đường tiếp tế của quân Minh từ Trung Quốc sang.
III/ KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG (CUỐI 1426 – CUỐI 1427)
1. Trận Tốt Động- Chúc Động (1426):
- Tháng 10/ 1426, Vương Thông đem 5 vạn quân vào Đông Quan, nâng lên thành 10 vạn quân.
- 7/11/1426, Vương Thông đánh quân chủ lực của ta ở Cao Bộ.
- Biết trước âm mưu giặc, ta bố trí mai phục tại Tốt Động- Chúc Động.
- Kết quả: 5 vạn tên địch bị giết, 1 vạn tên bị bắt sống. Vương Thông chạy về Đông Quan, nghĩa quân
thừa thắng kéo về vây hãm thành Đơng Quan và giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
2. Trận Chi Lăng- Xương Giang:
Hỏi: Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn
cờ khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào? Trình bày diễn biến và kết quả của trận đánh đó?
TL: Đó là chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang:
- 10/ 1427, 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào nước ta.
- 8/10/1427, Liễu Thăng bị ta phục kích và giết ở Chi Lăng, phó tướng là Lương Minh dẫn quân xuống
Xương Giang bị ta phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát trên 5 vạn tên bị tiêu diệt và bắt sống.
- Mộc Thạnh hoảng sợ bỏ chạy về nước.
- Vương Thông xin hịa và chấp nhận mở hội thề Đơng Quan (10/12/1427), Lê Lợi chấp thuận lời xin
hòa, cuộc chiến tranh kết thúc.
- 3/1/1428, đất nước ta sạch bóng qn thù.
* Vì sao quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức hội thề Đông Quan ngày 10/12/1427 với
tướng giặc là Vương Thông?
TL: - Lê Lợi tổ chức hội thề Đông Quan ngày 10/12/1427 với tướng giặc là Vương Thông để tạo điều

kiện an toàn cho quân Minh rút quân về nước. Thể hiện lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi, của nhân
dân ta đối với kẻ bại trận, đó cũng chính là truyền thống q báu của dân tộc muôn đời nay:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
(“Bình Ngơ đại cáo”- Nguyễn Trãi)


- Hội thề Đông Quan, Vương Thông cam kết rút hết quân về nước. Đây là sự thất bại nhục nhã của
những kẻ đi xâm lược. Đất nước sạch bóng quân thù, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:
a/ Ngun nhân:
- Nhân dân ta có lịng u nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập cho đất nước.
- Tồn dân khơng phân biệt tuổi tác, thành phần dân tộc, đều đoàn kết đánh giặc, tự vũ trang, ủng hộ,
tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn
Trãi.
b/ Ý nghĩa lịch sử:
- Kết thúc 20 năm đô hộ của phong kiến nhà Minh.
- Mở ra một thời kì mới của dân tộc- thời Lê Sơ.
* Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt?
TL: - Trong những năm khởi nghĩa Lam Sơn ông là người chỉ huy chiến lược, cố vấn cho Lê Lợi đề ra
những đường lối đúng đắn giúp cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
- Sau ngày thắng lợi, ông đã đem hết sức mình ra giúp nhà Lê nhanh chóng khơi phục đất nước, ổn định
đời sống nhân dân.
- Ông đã để lại cho đời sau hàng loạt tác phẩm thơ văn thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, niềm tự hào chân
chính, lịng nhân nghĩa, thương dân…, tiêu biểu là “Bình Ngơ đại cáo”, vừa góp phần quan trọng làm
trong sáng tiếng nói dân tộc.
* Nêu những chiến thắng tiêu biểu qua các thời kì: Nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê sơ theo yêu cầu sau:
Thời gian, lãnh đạo, ý nghĩa.
TL:

Các chiến thắng
Thời
Lãnh đạo
Ý nghĩa
gian
Thời Lý: Chiến 1077
Lý Thường - Quyết định số phận quân Tống xâm
thắng sông Như
Kiệt
lược, kết thúc cuộc kháng chiến chống
Nguyệt
Tống.
- Bảo vệ nền độc lập, tự chủ của Đại
Việt.
Thời Trần: Chiến 1288
Trần
Hưng - Kết thúc cuộc kháng chiến chống
thắng trên sông
Đạo
quân xâm lược Mông- Nguyên.
Bạch Đằng.
- Bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.
Thời Lê sơ: Chiến 1247Lê
Lợi, - Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.
thắng Chi Lăng- 1248
Nguyễn Trãi
- Mở ra một thời kì phát triển mới cho
Xương Giang
đất nước ta dưới thời Lê sơ.
BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527)

I/ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT
1. Tổ chức bộ máy chính quyền:
Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngơi Hồng đế, khơi phục lại quốc hiệu Đại
Việt.
* Tổ chức bộ máy chính quyền:
- Đứng đầu triều đình là vua. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.
- Giúp việc cho vua có các quan đại thần.
- Ở triều đình có 6 bộ: Lại- Hộ- Lễ- Binh- Hình- Cơng. Ngồi ra, cịn có một số cơ quan chun mơn
như Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (Viết sử), Ngự sử đài.
- Thời Lê Thái Tổ, Thái Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Thời Thánh Tông được chia lại thành 13 đạo thừa
tuyên. Đứng đầu mỗi đạo có ba ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau.
- Dưới đạo có phủ, châu, huyện và xã.
2. Tổ chức quân đội:


- Quân đội được tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nơng”.
- Qn đội có hai bộ phận chính: quân triều đình và quân địa phương.
- Bao gồm: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.
- Vũ khí có: đao, kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.
- Quân đội được luyện tập thường xun và bố trí canh phịng khắp nơi, nhất là những nơi hiểm yếu.
* Tổ chức qn đội thời Lê sơ có gì giống và khác quân đội thời Trần?
Giống nhau:
- Đều thực hiện chế độ “Ngụ binh ư nông”.
- Được tổ chức chặt chẽ, luyện tập võ nghệ thường xuyên.
- Có năng lực chiến đấu bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ.
Khác nhau:
- Thời Lê khơng có quân đội của các vương hầu quý tộc.
- Thời Lê vua trực tiếp nắm quyền tổng chỉ huy quân đội.
- Thời Lê có thêm các binh chủng: tượng binh và kị binh.
3. Luật pháp:

- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật mới mang tên “Quốc triều hình luật” (Luật
Hồng Đức).
- Nội dung:
+ Bảo vệ quyền lợi của vua và Hoàng tộc.
+ Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.
+ Đặc biệt, bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ
gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.
* Theo em, luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ hơn các bộ luật trước đây?
Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ (trong việc thừa kế gia tài và xét xử ly hôn).
* Hỏi: Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ?
TRUNG ƯƠNG

Vua

Các quan đại
thần

Bộ
Binh

Bộ
Lại

Bộ
Hộ

Các cơ quan
chuyên mơn

Bộ

Cơng

Bộ
Lễ

Bộ
Hình

ĐỊA PHƯƠNG

ĐẠO
(Đơ ti, Hiến ti, Thừa ti)
PHỦ
(Tri phủ)
CHÂU, HUYỆN
(Tri châu, Tri huyện)

Hàn
lâm
viện

Quốc
sử
viện

Ngự
sử
đài




(Xã trưởng)
II/ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Kinh tế:
a/ Nông nghiệp:
- 20 năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đất bỏ
hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán.
- Nhà Lê cho 25 vạn lính về q làm ruộng. Cịn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản
xuất.
- Đặt một số chức quan chuyên lo SX nông nghiệp, thi hành chính sách quân điền, cấm giết mổ trâu bò,
cấm điều động dân phu trong mùa gặt cấy.
 Nhờ các biện pháp tích cực, SX nơng nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
b/ Công thương nghiệp:
- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ
công nhất.
- Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác, chuyên SX đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc
tiền…
c/ Thương nghiệp:
- Trong nước: Khuyến khích lập chợ và họp chợ.
- Ngồi nước: bn bán với nước ngồi được phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải lụa, lâm sản quý là
những mặt hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.
 Nhờ những nổ lực của nhân dân và chính sách khuyến nơng của nhà nước nên đời sống nhân dân
được ổn định, dân số ngày càng tăng, nhiều làng mới được thành lập. Đại Việt là quốc gia cường thịnh
nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.
III/ TÌNH HÌNH VĂN HĨA, GIÁO DỤC
1. Tình hình giáo dục và khoa cử:
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành.
- Ở các đạo, phủ đều có trường cơng, hàng năm mở khoa thi tuyển chọn quan lại.
- Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho.

- Đạo Nho chiếm vị trí độc tơn, Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428- 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
IV/ Một số danh nhân văn hóa xuất sắc dân tộc:
1. Nguyễn Trãi (1380- 1442)
2. Lê Thánh Tông (1442- 1497)
3. Ngô Sĩ Liên (TK XV)
4. Lương Thế Vinh (1442) (Trạng Lường).
(đọc SGK mục IV)
BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN
I/ KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1. Nguyên nhân bùng nổ:
- Từ giữa TK XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc
Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó’’, khét tiếng tham nhũng.
- Ở các địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua
nhau ăn chơi xa xỉ.
- Nông dân bị lấn chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế, nổi oán giận của các tầng lớp nhân dân
ngày càng dâng cao.


 3 anh em Tây Sơn hiểu được nguyện vọng nhân dân muốn lật đổ họ Nguyễn, đã huy động được lực
lượng nhân dân và bộ phận tầng lớp thống trị yêu nước đứng lên khởi nghĩa.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ:
- Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên
vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.
- Nghĩa quân được các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào thiểu số ủng hộ, lực lượng ngày càng
mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn – Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng.
- Đi đâu nghĩa quân cũng lấy của nhà giàu chia cho người nghèo  Các tầng lớp nhân dân tham gia
nghĩa quân ngày càng đông, kể cả hào mục địa phương cũng nổi dậy hưởng ứng.
II/ TÂY SƠN LẬT ĐỞ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC
XIÊM

1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn:
- Tháng 9/ 1773, quân Tây Sơn chiếm được phủ Quy Nhơn địa bàn hoạt động của nghĩa quân rộng
suốt từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
- Chúa Trịnh cử tướng Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân tiến công chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn
phải vượt biển vào Gia Định.
- Quân Tây Sơn ở thế bất lợi : mạn Bắc có quân Trịnh, mạn Nam có quân Nguyễn. Trước tình hình đó,
Nguyễn Nhạc tạm hịa hỗn với quân Trịnh để dồn sức đánh chúa Nguyễn.
- Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ cịn Nguyễn Ánh chạy thốt.
Chính quyền họ Nguyễn đến đây bị lật đổ.
2. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785):
a) Nguyên nhân: Nguyễn Ánh sang cầu cứu vua Xiêm, năm 1784, hơn 5 vạn quân thủy, bộ Xiêm đã
kéo vào đánh chiếm miền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ) và gây nhiều tội ác đối với nhân
dân.
b) Diễn biến:
- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định, bố trí trận địa ở khúc sơng Rạch Gầm- Xồi Mút
(Châu Thành – Tiền Giang) để nhử quân địch.
- Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ cịn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ
chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.
c) Ý nghĩa :
- Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của
dân tộc ta.
- Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây,
phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.
* Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sơng Rạch Gầm- Xồi Mút làm trận địa quyết chiến?
TL: - Nguyễn Huệ chọn khúc sông từ Rạch Gầm- Xồi Mút làm trận địa quyết chiến vì: Đoạn sơng từ
Rạch Gầm đến Xồi Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1 km, có chỗ gần 2 km. Hai bờ sơng cây cối rậm
rạp, giữa dịng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh, dùng mưu nhử địch vào
trận địa mai phục để tiêu diệt địch.
III/ TÂY SƠN LẬT ĐỞ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH
1/ Hạ thành Phú Xuân tiến ra Bắc Hà:

- Tháng 6/1786 được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạ thành
Phú Xuân rồi tiến ra nam sơng Gianh, giải phóng tồn bộ đất Đàng Trong.
- Với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”, Tây Sơn tiến quân ra Bắc.
- Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt đem nộp cho Tây Sơn. Chính
quyền họ Trịnh sụp đổ.
- Nguyễn Huệ vào thành, giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam.
Ý nghĩa : Nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt họ Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
tạo điều kiện cho việc thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng nhân dân.
2/ Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà:
- Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà lại rối loạn, Lê Chiêu Thống không dẹp nổi nên
mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp và đánh tan tàn dư họ Trịnh.


- Nguyễn Hữu Chỉnh từ đó lộng quyền và ra mặt chống lại Tây Sơn.
- Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc trị tội Chỉnh, Vũ Văn Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồ riêng.
Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Nhậm.
- Các sĩ phu nổi tiếng ở Bắc Hà hết lòng giúp Nguyễn Huệ như Phan Huy Ích, Ngơ Thì Nhậm, Nguyễn
Thiếp xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.
IV- TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH
1/ Quân Thanh xâm lược nước ta:
- Lê Chiêu Thống sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Càn Long nhà Thanh nhân cơ hội này thực
hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam.
- Cuối năm 1788, tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, chia thành 4 đạo tiến vào nước
ta.
- Trước thế mạnh lúc đầu của giặc, Ngô Văn Sở và Ngơ Thì Nhậm một mặt cho qn rút khỏi Thăng
Long về xây dựng phòng tuyến ở Tam Điệp- Biện Sơn; một mặt cho người về Phú Xuân cấp báo với
Nguyễn Huệ.
- Tại Thăng Long, quân Thanh và bè lũ Lê Chiêu Thống ra sức cướp bóc, đốt nhà, cướp của, giết người
rất tàn bạo… khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta lên đến cao độ.
2. Quang Trung đại phá qn Thanh:

- Trước tình thế đó, Nguyễn Huệ lên ngơi Hồng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức
tiến quân ra Bắc.
- Trên đường đi, đến Nghệ An, Thanh Hóa, Quang Trung đều tuyển thêm quân.
- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo: đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiến vào Thăng
Long; đạo thứ 2 và 3 đánh vào nam Thăng Long; đạo thứ 4 tiến ra Hải Dương; đạo thứ 5 lên Lạng
Giang chặn đường rút lui của giặc.
- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.
- Mờ sáng mùng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn.
Cùng lúc đó, đạo qn của đơ đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử.
Tôn Sĩ Nghị cùng một số võ quan vội vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
- Trưa mồng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào Thăng Long.
* Qua trận Quang Trung đại phá quân Thanh, em có nhận xét gì về nghệ thuật đánh giặc của Quang
Trung – Nguyễn Huệ?
- Chọn thời điểm đánh giặc độc đáo (tết).
- Diễn biến độc đáo, thần tốc, bất ngờ phản công quyết liệt và thắng lợi nhanh chóng (chỉ trong vịng 5
ngày đêm).
- Cách phịng thủ độc đáo (ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm tẩm nước quấn ngoài rồi cứ
20 người khiêng một tấm xông lên).
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân
ta.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng
dân tộc vĩ đại.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh –
Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử
to lớn : giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm
lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

BÀI 26:
QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc:
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đơ ở Phú Xn.


* Nông nghiệp:
- Ra “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất
nơng nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
* Văn hóa:
- Ban bố “Chiếu lập học”, các huyện, xã đều được nhà nước khuyến khích mở trường học.
- Dùng chữ Nơm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
2.Chính sách quốc phòng, ngoại giao:
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe dọa:
+ Phía Bắc, Lê Duy Chỉ vẫn lén lút hoạt động ở biên giới.
+ Phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định.
- Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ- thủy- kị- tượng binh, có nhiều chiến
thuyền lớn…
- Chính sách ngoại giao:
+ Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
+ Đối với Nguyễn Ánh: quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt, kế hoạch đang tiến hành thì
Quang Trung đột ngột từ trần (16/ 9/ 1792). Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng từ đó nội bộ triều đình
Phú Xuân suy yếu dần.
Hỏi: “Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước, xiết bao cơng trình”
Hai câu thơ trên nói về ai? Nêu những nét chính về sự nghiệp của ông?
TL: Hai câu thơ do công chúa Ngọc Hân nói về sự nghiệp của Quang Trung.
Những nét chính về sự nghiệp của ơng:
+ Có cơng thống nhất đất nước.

+ Đánh đuổi quân xâm lược Xiêm, Thanh giữ vững nền độc lập dân tộc.
+ Củng cố, ổn định kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao.
Hỏi: Vì sao nhận định “phong trào Tây Sơn và Nguyễn Huệ - Quang Trung đặt nền tảng cho sự
thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia giàu mạnh”?
TL: - Trong số các cuộc khởi nghĩa nông dân từ thế kỉ XVI- XVIII, chỉ khởi nghĩa Tây Sơn làm được
việc đặt nền tảng cho sự thống nhất đất nước:
+ Lật đổ các tập đồn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê  xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước.
+ Đánh tan các cuộc xâm lược của nhà Xiêm, Thanh  Bảo vệ độc lập dân tộc (do Nguyễn Huệ trực
tiếp chỉ huy nghĩa quân).
- Sau khi lật đổ các chính quyền phong kiến mục nát, vua Quang Trung có nhiều đóng góp trong sự
nghiệp xây dựng đất nước.
+ Trong kinh tế: khôi phục nông nghiệp, thủ cơng nghiệp, thương nghiệp.
 Ban hành chính sách khuyến nông, kêu gọi dân lưu tán về quê làm ăn.
 Miễn hoặc giảm các loại thuế.
 Mở của ải, thơng chợ búa.
+ Trong văn hóa, giáo dục:
 Ban chiếu lập học, khuyến khích mở trường học đến huyện, xã.
 Dùng chữ Nơm làm chữ viết chính thức.
+ Chính sách quốc phịng: Xây dựng qn đội mạnh.
+ Chính sách ngoại giao: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.
 Quang Trung xây dựng đất nước với nhiều hoài bão to lớn: Nâng cao ý thức tự cường dân tộc,
bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, xây dựng đất nước giàu mạnh.



×