Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Nội dung các hoạt động cơ bản của BIDV chi nhánh bắc hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.66 KB, 48 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp 1 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
Lời mở đầu:
Sau thời gian được học tập và nghiên cứu tại trường đại học, mỗi sinh
viên đều được trang bị những kiến thức khá đầy đủ và cần thiết về lĩnh vực
nghiên cứu. Là sinh viên của khoa Ngân Hàng - Tài chính, được nghiên cứu
chuyên sâu về lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính, tuy nhiên, vẫn còn thiếu
những kiến thức về hoạt động thực tế, vẫn chưa có nhiều cơ hội để đem
những kiến thức đã học tại trường đại học ứng dụng vào công việc thực tế .
Được sự cho phép của Nhà trường, Ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân Hàng
Đầu Tư và Phát Triển Bắc Hà Nội, qua một thời gian thực tập, nghiên cứu,
tìm hiểu và quan sát nhiều hoạt động của các phòng ban, cùng sự giúp đỡ, chỉ
bảo của PGS.TS Nguyễn Hữu Tài cũng như các cán bộ nhân viên Chi nhánh
Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Bắc Hà Nội, em đã hoàn thành báo cáo
tổng hợp này.
Báo cáo chia làm 3 chưong như sau:
Phần 1: Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của BIDV Việt
Nam và Chi nhánh Bắc Hà Nội
Phần 2: Nội dung các hoạt động cơ bản của BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội
Phần 3: Phương hướng, mục tiêu hoạt độngvà những đánh giá sơ bộ về
hoạt động của đơn vị
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
Phần I: Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của BIDV Việt
Nam và Chi nhánh Bắc Hà Nội
I / Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Việt Nam
1. Lịch sử hình thành BIDV Việt Nam
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là sự lựa chọn, tín nhiệm của
các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong
việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng, được cộng đồng trong nước và
quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng
lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải


thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh… và nhiều giải thưởng
hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước, đồng thời
cũng là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng
trong 50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất
nước.
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of
Vietnam.
Tên gọi tắt: BIDV.
Địa chỉ: Tháp A, toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 042200422
Fax: 04 2200399
Website: www.bidv.com.vn.
Email:
Lịch sửu hình thành Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.có thể
chia thành các giai đoạn như sau:
1.1. Thời kỳ 1957- 1980:
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 3 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
Ngày 26/4/1957, Ngân hàng kiến thiết miền nam (trực thuộc Bộ tài chính)
- tiền thân của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được thanh lập theo
quyết định 177/TTg ngày 26/4/1957 của thủ tướng chính phủ. Quy mô ban
đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ.
1.2. Thời kỳ 1981-1989:
Ngày 24/6/1981, Ngân hàng kiến thiết miền nam được đổi tên thành Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam theo quyết định 259/CP của Hội đồng
chính phủ.
Trong khoảng từ 1981- 1990, hàng Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt
Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục

khẳng định để đứng vững và phát triển.Đây cũng là thời kỳ ngân hàng có
những bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới cả nước nói
chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành ngân hàng chuyên
doanh hàng đầu trong nền kinh tế.Nhuẽng đóng góp của ngân hàng Đầu tư và
Xây dựng Việt Nam thời kỳ này lớn hơn trước gấp bội cả về tổng nguồn vốn
cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng tài sản cố định đã hình thành trong
nền kinh tế.
Thời kỳ này đã đưa vào và hoạt động hàng loạt những công trình to lớn có
ý nghĩa thế kỷ của đất nước cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực sự
nghiệp và phúc lợi như: công trình thuỷ điện sông Đà, cầu Thăng Long, cầu
Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi
măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long
1.3. Thời kỳ 1990- nay:
* Thời kỳ 1990-1994:
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành
ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401- CT của Chủ
tịch hội đồng bộ trưởng.
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 4 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước chuyển
đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước.
* Thời kỳ 1/1/1995:
Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh
doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho
đầu tư phát triển của đất nước.
* Thời kỳ 1996- nay:
Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”,
chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự cất cánh của BIDV. Thể hiện
ở một số bình diện:

- Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao
- Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn
- Lành mạnh hoá tài chính và năng lực tài chính nâng lên rõ rệt
- Đầu tư phát triển thông tin
- Hoàn thiện tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành
theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại.
- Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới
-Chuẩn bị tốt các tiền đề cho cổ phần hoá BIDV, chuẩn bị các điều kiện
cần thiết để phát triển theo mô hình Tập đoàn
2. Chức năng nhiệm vụ
Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ chủ
yếu là kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không
ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước,cụ thế là:
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 5 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
- Huy động vốn ngắn trung dài hạn trong và ngoài nướcđể đầu tư phát triển
- Kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ tín dụng và các dịch vụ
ngân hàng
- Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng dịch vụ đầu tư phát triển từ các nguồn
vốn của chính phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ, cá nhân tổ chức trong và
ngoài nước theo quy định của pháp luật ngân hàng
- Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không
ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
3. Mô hình tổ chức BIDV Việt Nam
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất

trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:
3.1. Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau:
- Ngân hàng thương mại:
+ 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy
ATM và hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ,
sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng.
+ Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:
- Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng
khoán (Nam Kì Khởi Nghĩa)
- Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân
nguồn vốn ODA (Sở Giao dịch 3)
- Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 6 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
- Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10
chi nhánh
- Đầu tư – Tài chính:
+ Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính
(BFC), Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,
+ Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên
doanh VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt
(LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh
Tháp BIDV.
3.2. Khối sự nghiệp:
- Trung tâm Đào tạo (BTC).
- Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)
Đến nay Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đã có hơn 12000
cán bộ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc biệt có
kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển, là thế mạnh cạnh tranh của
BIDV.

II / Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Chi nhánh Bắc
Hà Nội
1. Lịch sử hình thành của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội
có tiền thân là Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Gia
Lâm thành lập ngày 31/10/1963.
Năm 1981, Chi nhánh đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng đầu tư và
Xây dựng khu vực 3 thành phố Hà Nội trực thuộc ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.Năm 1990, Chi nhánh một lần nữa được đổi tên thành Chi nhánh Ngân
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 7 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
hàng Đầu tư và Phát triển huyện Gia Lâm, trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển thành phố Hà Nội, lúc đó còn có tên gọi là chi điếm Ngân hàng
Kiến thiết khu vực Gia Lâm. Trải qua một thời gian dài phấn đấu và trưởng
thành, chi nhánh có nhiều cố gắng, tuy nhiên do cơ chế ràng buộc, chưa năng
động sáng tạo, chưa mạnh dạn đổi mới nên chi nhánh khu vực Gia Lâm chỉ
được đánh giá là một Chi nhánh loại vừa và nhỏ, với tổng tài sản trên dưới
200 tỷ vào năm 2000. Hoạt động chủ yếu là cho vay các khách hàng truyền
thống trên địa bàn, huy động vốn tại đây lại càng là vấn đề hết sức khó khăn.
Trước cơ hội nền kinh tế đang có xu thế tăng tốc độ hội nhập, Thành phố
Hà Nội đang có quy hoạch phát triển mạnh về phía Bắc, tháng 8/2001, Ban
lãnh đạo BIDV đã có những quyết sách hết sức đúng đắn, tạo đà cho chi
nhánh khu vực Gia Lâm tăng tốc phát triển. Đó là quyết định tách chi nhánh
khu vực Gia Lâm ra khỏi chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành
phố Hà Nội, nhập vào Sở giao dịch I BIDV. Đây là một bước quyết định
chiến lược, đột phá tạo tiền đề cho chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Bắc Hà Nội ra đời. Từ tháng 8/2001, khi trực thuộc Sở giao dịch Chi nhánh
khu vực Gia Lâm chỉ có 35 người, với tổng tài sản do chi nhánh quản lý gồm
250 tỷ đồng, năng lực cạnh tranh còn rất hạn chế.
Ngày 10/10/2002 Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam đã có Quyết định số: 80/QĐ-HĐQT V/v thành lập Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, trên cơ sở tách, nâng cấp Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Khu vực Gia Lâm- trực thuộc Sở giao dịch.
Tên đầy đủ: Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội
Tên viết tắt: Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Hà Nội.
Tên gọi tắt: Chi nhánh Bắc Hà Nội.
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 8 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Bank for Investment and
Development of Vietnam, Northern Hanoi Branch.
Trụ sở đặt tại: Số 137A Nguyễn Văn Cừ Q.Long Biên Tp.Hà Nội
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội là đại diện pháp
nhân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu, có Bảng tổng
kết tài sản, hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội có chức năng,
nhiệm vụ thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
có liên quan theo Luật các tổ chức tín dụng, theo điều lệ tổ chức và hoạt động
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, theo Quy chế tổ chức hoạt
động của Chi nhánh và theo uỷ quyền của Tổng giám đốc NHĐT&PTVN.
2. Mô hình tổ chức BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội
Sau gần 4 năm thành lập, năm 2007, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Bắc Hà nội đã xây dựng thành công trụ sở chính khang trang:
Tòa nhà cao 21 tầng Silver Wings tại 137 A- Nguyễn Văn Cừ – Long Biên
– Hà nội – một tòa nhà hiện đại và cao tầng nhất của Quận Long Biên
hiện nay. Với trụ sở hiện đại, đội ngũ nhân lực được chọn lọc và gia tăng
cả chất và lượng, chi nhánh đã mở thêm một số Phòng Giao dịch, nâng số
phòng giao dịch lên 03 phòng trong năm 2007, bao gồm: PGD Ngọc Thuỵ,
PGD Ngọc Lâm, PGD Long Biên

Sau chuyển đổi theo mô hình TA2, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội chia thành một ban giám đốc và 5 khối,
mô hình tổ chức về cơ bản đã thay đổi như sau :
-Ban giám đốc (1 giám đốc, 2 phó giám đốc)
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 9 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
- Khối Quan hệ khách hàng: Phòng quan hệ khách hàng 1, Phòng quan hệ
khách hàng 2, Phòng quan hệ khách hàng 3,Phòng/ tổ tài trợ dự án
- Khối Quản lý rủi ro: Phòng quản lý rủi ro
- Khối Tác nghiệp:
+Phòng quản trị tín dụng
+ Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân
+ Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
+ Phòng / tổ quản lý dịch vụ kho quỹ
+ Phòng/ tổ Thanh toán quốc tế
- Khối Quản lý nội bộ
+ Phòng tài chính kế toán
+ Phòng tổ chức hành chính
+ Phòng kế hoạch tổng hợp
+ Phòng điện toán
- Khối trực thuộc:gồm 4 phòng giao dịch
+ Phòng giao dịch Long Biên
+Phòng giao dịch Bồ Đề
+Phòng giao dịch Ngọc Lâm
+ các quỹ tiết kiệmNgọc Thụy
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CHI NHÁNH BIDV BẮC HÀ NỘI
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 10 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
3. Chức năng,nhiệm vụ các phòng ban của BIDV Chi nhánh Bắc Hà
Nội

Sau khi chuyển đổi theo mô hình TA2, chức năng và nhiệm vụ các
phòng ban của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội được quy định như sau:
3.1. Chức năng nhiệm vụ chung:
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Ban giám
đốc
Khối
QHKH
Khối quản
lý nội bộ
Khối trực
thuộc
Khối tác
nghiệp
P.QHKH1
Khối
QLRR
P.QHKH2
P.QHKH3
P.QLRR
P.QTrị tín
dụng
P.dịch
vụ KH
cá nhân
P.dịch vụ
KH DN
P.QL và
dịch vụ
kho quỹ

P.Tài
chính Kế
toán
P.Tổ chức
hành
chính
P.Kế
hoạch
tổng hợp
P.Điện
toán
P.giao
dịch Long
Biên
P.giao
dịch Ngọc
Lâm
P.giao
dịch Ngọc
Thụy
P.giao
dịch Bồ
Đê
P.TToán
quốc tế
Báo cáo thực tập tổng hợp 11 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
-Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp thuộc
chức năng nhiệm vụ.
- Triển khai các nhiệm vụ được giao
-Phối hợp với các đơn vị thuộc chi nhánh thực hiện nhiệm vụ

-Lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin
-Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo cán bộ
-Xây dựng tập thể vững mạnh.tuân thủ nội quy lao động
3.2. Chức năng nhiệm vụ riêng của từng phòng ban
3.2.1. Phòng quan hệ khách hàng
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc Hà Nội có 3 phòng quan hệ
khách hàng, xét về chức năng nhiệm vụ có thể chia ra như sau:
3.2.1.1. Phòng quan hệ khách hàng 2, 3 ( khách hàng doanh nghiệp)
Về công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng
- Đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng
- Tiếp thị và bán sản phẩm
- Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng
Về công tác tín dụng:
- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng
- Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng
- Phân loại rà soát phát hiện rủi ro
- Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn giảm lãi
- Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng cuả ngân hàngđối với khách hàng
- Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng doanh
nghiệp
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 12 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
3.2.1.2. Phòng quan hệ khách hàng 1( khách hàng cá nhân)
* Về tiếp thị và phát triển khách hàng
- Đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho
từng nhóm sản phẩm
- Tiếp nhận triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng
dành cho khách hàng cá nhân của BIDV
* Về bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ:

- Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân
- Tư vấn cho khách hàng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV
- Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng
- Chịu trách nhiệm về bán sản phẩm, nâng cao thị phần
* Về công tác tín dụng:
- Tiếp xúc tìm hiểu và tiếp nhận hô sơ vay vốn
- Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay và lập báo cáo thẩm
định
- Soạn thảo các hợp đồng liên quan
- Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ giải ngân, lập đề xuất giải ngân
- Kiểm tra giám sát khách hàng khoản vay
- Lập báo cáo điều chỉnh tín dụng
- Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng
- Chịu trách nhiệm: tìm hiểu khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán
lẻ,tính chính xác, trung thực đối với các thông tin về khách hàng
3.2.2. Phòng / tổ tài trợ dự án
- Thực hiện một phần công việc của phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp
- Thẩm định và lập báo cáo đề xuất tín dụng
- Chịu trách nhiệm phát triển nhgiệp vụ tài trợ dự án
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 13 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
3.2.3. Phòng quản lý rủi ro
* Về công tác quản lý tín dụng
- Đề xuất chính sách , biện pháp phát triển, nâng cao chất lượng hoạt
động tín dụng
- Quản lý , giám sát phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục
tín dụng của chi nhánh
- Đầu mối nghiên cứu , đề xuất phê duỵet hạn mức, điều chỉnh hạn mức,
cơ cấu, giới hạn
- Đầu mối đề xuất kế hoạch giảm nợ xấuvà phươn án cơ cấu lại các

khoản nợ vay của khách hàng
- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
- Thu thập qảun lý thông tin về tín dụng
- Thực hiện xử lý nợ xấu
* Về công tác quản lý rủi ro tín dụng
- Đề xuất các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
- Đề xuất trình phê duyệt cấp tín dụng/ bảo lãnh/ tài trợ dự án/ tài trợ
thương mại hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyền
- Phối hợp với phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản
nợ có vấn đề
- Chịu trách nhiệm về việc thiết lập vận hành hệ thống quản lý rủi ro và
an toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của chi nhánh
Ngoài ra phòng còn đảm nhiệm công tác quản lý rủi ro tác nghiệp,công
tác chống rửa tiền,công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO, công tác kiểm
tra nội bộ
3.2.4. Phòng quản trị tín dụng
* Thứ nhất:
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 14 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
- Thực hiện tác nhgiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với káhch hàng
theo quy định
- Kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ giải ngân/ cấp bảo lãnh và các
điều kiện giải ngân/ cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng đã ký kết, lập
tờ trình giải ngân/ cấp bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải
ngân/ cấp bảo lãnh
- Kiểm tra rà soát các đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng
theo quy định
- Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ
đến hạn
* Thứ hai: thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân

loại nợ của phòng quan hệ khách hàng
* Thứ ba: Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của
phòng
3.2.5. Phòng dịch vụ khách hàng (doanh nghiệp cá nhân)
* Một là:
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng
Trực tiếp thực hiện, xử lý tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch
với khách hàng về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoảntheo
yêu cầu của khách hàng (các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền
thanh toán, ngân quỹ thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi, mua bán ngoại
tệ…) và các dịch vụ khác
- Tiếp xúc tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng,
hướng dẫn thủ tục giao dịch, tiếp thị giưói thiệu sản phẩm dịch vụ ngân
hàng, bán hàng tại quầy, tiếp nhận các ý kiến phản hồicủa khách hàng
về dịch vụ, tiếp thu đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng
sự hài lòng của khách hàng.
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 15 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
* Hai là: Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền
* Ba là : Chịu trách nhiệm:
- Kiểm tra tính pháp lý , tính đầy đủ, đúng đắn của chứng từ giao dịch
- Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền về bảo
mật
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một
giao dịch
3.2.6. Phòng tổ thanh toán quốc tế
* Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại:
- Xử lý tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình
tài trợ thương mại trên cơ sở hồ sơ dã được phê duyệt, thực hiện nghiệp vụ
chuyển tiền quốc tế trong hạn mức (đối với các chi nhánh được giao hạn

mức).
- Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng về tài trợ thương mại xuất khẩu,
chuyển tiền quốc tế ngoài thẩm quyền của chi nhánh. Kiểm tra hồ sơ và
chuyển về Hội sở chính theo quy định
* Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận, phát triển khách
hàng
* Chịu trách nhiệm về phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh
đối ngoại của chi nhánh
3.2.7. Phòng tổ quản lý kho quỹ
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ, bao gồm:
Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ, quản lý quỹ(thu/ chi, xuất/ nhập)
- Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện
an toàn kho quỹ, phát triển các dịch vụ kho quỹ.
3.2.8. Phòng kế hoạch tổng hợp:
* Về công tác kế hoạch tổng hợp:
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 16 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp
- Tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh
- Tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh
- Giúp giám đốc chi nhánh quản lý, đánh giá hoạt động kinh doanh của
chi nhánh
* Về công tác nguồn vốn
- Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn
- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ
- Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ
- Thu thập báo cáo các thông tin liên quan
- Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh
3.2.10. Phòng / tổ điện toán
+ Tổ chức thực hiện công tác điện toán theo đúng thẩm quyền, đúng quy

định, quy trình tại chi nhánh
+ Phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin/ phòng công nghệ thông tin
khu vực
+ Đảm bảo vận hành hệ thống tin học tại chi nhánh liên tục thông suốt
+ Tham mưu đề xuất với giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công
nghệ và những vấn đề liên quan
3.2.10. Phòng tài chính kế toán
* Quản lý và thực hiện công tác kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý giám sát tài chính
- Đề xuất tham mưu và hướng dẫn chế độ tài chính, kế toán
- Kiểm tra định kỳ đột xuất việc chấp hành các quy định tỏng công tác kế
toán và chi tiêu tài chính
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 17 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
* Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác kịp thời… của số liệu kế
toán và các báo cáo liên quan
- Quản lý thông tin và lập báo cáo
- Thực hiện quản lý thông tin khách hàng
3.2.11. Phòng tổ chức nhân sự
- Phổ biến quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp
vụ liên quan đến công tác tổ chức
- Tham mưu, đề xuất về triển khai công tác tổ chức nhân sự tại chi nhánh
- Hướng dẫn các phòng/tổ và các đơn vị trực thuộc tại chi nhánh thực hiện
công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh
- Đầu mối thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ của chi nhánh
(đương chức/nghỉ hưu)
- Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập/chấm dứt hoạt
động của phòng GD/QTK

- Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho
việc mở rộng mạng lưới
- Quản lý hồ sơ cán bộ
3.2.12.Văn phòng
- Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp
vụ liên quan đến công tác tổ chức
- Tham mưu, đề xuất về triển khai công tác tổ chức – nhân sự tại chi nhánh
- Hướng dẫn các phòng/tổ và các đơn vị trực thuộc tại chi nhánh thực hiện
công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh
- Đầu mối thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ của chi nhánh
(đương chức/nghỉ hưu)
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 18 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
- Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập/chấm dứt hoạt
động của phòng GD/QTK
- Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho
việc mở rộng mạng lưới
- Quản lý hồ sơ cán bộ
Phần II: Thực trạng hoạt động cơ bản của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội
trong những năm gần đây
1.Thực trạng chung của chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội
1.1.Quy mô hoạt động:
Bảng số liệu tình hình tổng quan về hoạt động của chi nhánh trong
những năm gần đây (tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
1.Tổng nguồn vốn huy động tại CN 1500 2100 2500 2950
2. Dư nợ tại chi nhánh 2000 2800 4350 5800
3. Tổng tài sản 2.180 2998 4500 5930
(Nguồn : Phòng Kế hoạch tổng hợp )

Nhìn chung giai đoạn từ năm 2005-2008, tổng tài sản, tổng nguồn huy
động, dư nợ tín dụng của Chi nhánh đã tăng lên gấp đôi. Tổng tài sản năm
2005 chỉ đạt 2180 tỷ thì đến năm 2008 đã là 5930 tỷ .Dư nợ tín dụng từ 2000
tỷ đồng tăng lên 5800 tỷ đồng vào năm 2008. Tổng nguồn vốn huy động cũng
tăng từ 1500 tỷ đồng năm 2005 lên 2950 tỷ đồng năm 2008.Tốc độ tăng tổng
nguồn huy động tương đối đều qua các năm trong khi dư nợ tín dụng và tổng
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 19 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
tài sản tăng nhanh trong năm 2006-2007( dư nợ tín dụng từ 2800 lên 4350 tỷ
đồng và tổng tài sản tăng từ 2998 lên 4500 tỷ đồng).
1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Lợi nhuận trước
thuế(đơn vị tỷ đồng)
55 70 95 152
Lợi nhuận sau thuế 39.6 50.4 68.4 109
( Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp)
Năm 2005, Chi nhánh mới đi vào hoạt động được 3 năm nên gặp nhiều
khó khăn như số lượng khách hàng còn chưa nhiều, đội ngũ cán bộ trẻ thiếu
kinh nghiệm, trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng nên lợi nhuận trước thuế
còn chưa cao (55 tỷ đồng) . Qua 4 năm tiếp theo, Chi nhánh đã dần bắt kịp
với thị trường, hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Kết quả là năm 2006, lợi
nhuận trước thuế đạt 70 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 95 tỷ đồng và năm 2008
đã đạt mức 152 tỷ đồng. Sau 4 năm, xét cả giai đoạn, lợi nhuận đã tăng lên
gấp đôi, tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế và sau thuế ngày càng nhanh đồng
thời đạt được kế hoạch đề ra từng năm cho thấy hoạt động có hiệu quả của chi
nhánh .Tốc độ tăng trung bình của lợi nhuận sau thuế đạt 23.13%
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 20 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài

2 Hoạt động tài chính cơ bản
2.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng số liệu về hoạt động huy động vốn trong 4 năm gần đây
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
1.Tổng nguồn vốn huy động tại CN
+ Theo nguồn huy động
Từ dân cư
Từ tổ chức
+ Theo kỳ hạn
<12 tháng
> 12 tháng
+Theo loại tiền tệ
VND
Ngoại tệ
+Theo hình thức huy động
Tiết kiệm
Kỳ phiếu
Trái phiếu
Chứng chỉ tiền gửi
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi có kỳ hạn của TCKT
1500
1500
360
1140
1500
690
810
1500
840

660
1500
319
19
12
10
530
610
2100
2100
410
1690
2100
1155
945
2100
1281
819
2100
359
24
10
17
734
956
2500
2500
510
1990
2500

1375
1125
2500
1525
975
2500
440
30
15
25
820
1170
2950
2950
635
2315
2950
1667
1283
2950
1859
1092
2950
500
30
15
90
1042
1273
(Nguồn : Phòng kế hoạch tổng hợp )

Theo phân tích tổng quát tình hình huy động vốn qua các năm từ 2005
đến 2008 ở trên tổng nguồn huy động không có nhiều biến động trong tóc độ
tăng hàng năm.
Theo phân tích cụ thể cơ cấu huy động vốn:
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 21 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
- Phần lớn nguồn vốn huy động được của chi nhánh đến từ các tổ chức với tỷ
trọng khoảng trên 76 % tổng nguồn huy động. Tuy nhên tốc độ tăng nguồn
vốn huy động từ dân cư ngày càng tăng (năm 2006 tăng 50 tỷ đồng, năm 2007
tăng 100 tỷ đồng, năm 2008 tăng 125 tỷ đồng) trong khi tốc độ tăng nguồn
huy động từ các tổ chức đang có xu hướng giảm ( năm 2006 tăng 550 tỷ đồng,
năm 2007 tăng 300 tỷ đồng, năm 2008 tăng 325 tỷ đồng). Điều này được giải
thích do chiến lược phát triển của Chi nhánh và lượng khách hàng tiềm năng
trong khu vực chi nhánh phụ trách. Mục tiêu của Chi nhánh là đẩy mạnh huy
động vốn từ các tổ chức kinh tế, tiếp thị nhiều hơn đối với các tổ chức kinh tế,
tăng tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng huy động vì đây là nguồn vốn lớn.
Song với định hưóng đưa chi nhánh trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại đông
fthời khách hàng cá nhân còn nhiều tiềm năng nên nguồn huy động từ dân cư
đã tăng lên.
- Nguồn huy động từ vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn tương đối đồng
đều về tỷ trọng song tốc độ tăng nguồn vốn có xu hướng giảm. Nguồn vốn
ngắn hạn năm 2006 tăng 67,39% so với năm 2005, đến năm 2007 chỉ tăng
19,05% so với năm 2006, năm 2008 tăng 21,24% so với năm 2007. Tốc độ
tăng nguồn vốn dài hạn qua các năm lần lượt là 16,67%; 19,05%; 14,04%.
- Nguồn huy động từ nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn huy động
từ ngoại tệ song không quá chênh lệch với tỷ trọng trung bình là 59,33%.
Nhìn chung nguồn huy động theo loại tiền tệ nào cũng có xu hướng tăng song
tốc độ tăng lại giảm dần (tốc độ tăng nguồn huy động từ VND năm 2006 tăng
441 tỷ đồng nhưng đến năm sau chỉ tăng 244 tỷ đống và năm 2008 tăng 334
tỷ đồng; Nguồn vốn huy động từ ngoại tệ tăng 159 tỷ đồng năm 2006, 156 tỷ

đồng năm 2007 và chỉ tăng 117 tỷ đồng năm 2008).
- Theo hình thức huy động, cơ cấu huy động vốn bao gồm Tiền gửi tiết
kiệm, Kỳ phiếu, Trái phiếu, Chứng chỉ tiền gửi, Tiền gửi thanh toán và Tiền
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 22 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế. Quy mô các loại hình huy động vốn của chi
nhánh đều tăng lên với xu hướng tăng dần tốc độ và quy mô (trừ tốc độ tăng
tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế có xu hướng giảm ). Trong đó nguồn
huy động truyền thống là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có
kỳ hạn của tổ chức kinh tế luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn huy động
và tốc độ tăng khá đồng đều qua các năm trong cả giai đoạn 2005-2008.
Như vậy trong giai đoạn 2005-2008, tổng nguồn huy động vốn tăng lên
khá nhanh và cũng có sự thay đổi khá rõ rệt trong cơ cấu loại hình huy động
từ dân cư sang các tổ chức kinh tế cũng như loại tiền huy động và kỳ hạn huy
động. Trước diễn biến thị trường hiện nay như lãi suất huy động giảm, sự
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 23 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
cạnh tranh gay gắt của các TCTD khác, các chi nhánh cần có ngay các
biện pháp hữu hiệu, cải thiện khả năng cân đối vốn để nâng cao hiệu quả
hoạt động đặc biệt tập trung đẩy mạnh nguồn huy động từ các khách hàng
doanh nghiệp, giữ vững nền vốn dân cư, có các chính sách linh hoạt đối
với các khách hàng định chế tài chính.
2.2.Hoạt động sử dụng vốn
Trong giai đoạn 2005-2008, tổng dư nợ tín dụng đã tăng lên gấp ba, năm
2005 là 1200 tỷ VNĐ, đến năm 2008 là 3650 tỷ VNĐ. Như vậy, ta có thể
thấy chi nhánh có tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh về mặt quy mô.
Bảng số liệu tình hình sử dụng vốn qua 4 năm gần đây
Dư nợ tại chi nhánh 31/12/200
5
31/12/200

6
31/12/200
7
31/12/200
8
Phân loại theo thời hạn
tín dụng
+ Ngắn hạn
VND
Ngoại tệ quy đổi
+ Trung dài hạn
VND
Ngoại tệ quy đổi
Phân loại theo thành
phần kinh tế
+Quốc doanh
+Ngoài quốc doanh
Trong đó : kinh tế cá thể
+ Dư nợ có tài sản đảm
đảo
2000
1200
696
504
800
440
360
2000
700
1300

5
1440
2800
1680
722
958
1120
616
504
2800
840
1960
6
2100
4350
2610
1150
1460
1740
957
783
4350
1188
3132
30
3306
5800
3650
1606
2044

2150
1183
968
5800
1508
4292
100
4524
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 24 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
(nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn)
Năm 2005, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh lớn hơn so
với tỷ trọng nợ trung và dài hạn ( nợ ngắn hạn chiếm 60% tông nguồn huy
động ), ngoài ra, do tính ổn định của VNĐ nên các doanh nghiệp vay bằng
VNĐ là chủ yếu, vay bằng VNĐ chiếm 56,8 %. Nguyên nhân của thực trạng
này là do trong giai đoạn này, Chi nhánh có chủ trương hạn chế cho vay trung
và dài hạn, cho vay bằng ngoại tệ do có rủi ro tín dụng lớn cũng như rủi ro
biến động tỷ giá .
Xét cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế, sự vượt trội của tín dụng
ngoài quốc doanh ( tín dụng ngoài quốc doanh chiếm trung bình 69,17 % )luôn
được duy trì qua các năm đến năm 2008 . Nguyên nhân của sự tăng lên vượt trội
của tín dụng ngoài quốc doanh là do xu hướng gần đây của ngân hàng là mở
rộng cho vay ngoài quốc doanh, hạn chế cho vay quốc doanh vì đây là thành
phần kinh tế hoạt động năng động, có hiệu quả, chiếm phần lớn các doanh
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 25 GVHD: PGSTS.Nguyễn Hữu Tài
nghiệp, điều kiện cho vay tốt, lãi suất cao hơn so với các doanh nghiệp quốc
doanh, đồng thời đây là thành phần kinh tế nhiều tiềm năng phát triển cũng
như tiềm lực kinh tế mạnh.
.

Về nợ quá hạn, mặc dù qua các năm, khối lượng nợ quá hạn tăng lên
nhưng vẫn đảm bảo an toàn, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá
hạn trên tổng dư nợ tín dụng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.Nựo quá hạn
của chi nhánh phần lớn thuộc nhóm 2(Nợ cần chú ý) theo cách phân loại của
QĐ 493 về phân loại nợ trong các tổ chucs tín dụng
Theo đánh giá chung trong toàn hệ thống, nợ quá hạn của toàn khối chi
nhánh trong những năm vừa qua tăng cao trong đó 95/108 chi nhánh có nợ
quá hạn tăng đặc biệt có 31 chi nhánh có nợ quá hạn >5% . Chi nhánh BIDV
Bắc Hà Nội có thể được coi là một chi nhánh đã thực hiện tốt quy định về
tình hình nợ xấu,nợ quá hạn với những con số khả quan(nợ xấu trong các năm
2005, 2006, 2007, 2008 là 136 tỷ đồng , 84tỷ đồng , 65tỷ đồng, 35tỷ đồng) .
Tỉ lệ nợ xấu ngày càng có xu hướng giảm và đạt ngưỡng an toàn (tỉ lệ nợ xấu
SV: Lê Thị Huyền Trang Lớp TCDN47A

×