Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TRÌNH BÀY CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.88 KB, 25 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
ĐỀ TÀI
TRÌNH BÀY CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
Phần I – Vài nét về thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Vài nét về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được
quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và
dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua
mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị
trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở
thị trường sơ cấp. Xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn
ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua
đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán là kênh dẫn
vốn trực tiếp từ nơi có vốn đầu tư về nơi cần vốn đầu tư, những người có vốn có
thể chuyển vốn của mình trực tiếp đầu tư vào sản xuất không phải thông qua
tầng lớp trung gian tài chính.
Trong quá trình phát triển và hoàn thiện thị trường chứng tồn tại dưới hai
hình thức: Thị trường chứng khoán chính thức và Thị trường chứng khoán phi tổ
chức.
a. TTCK chính thức
Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán chính thức là Sở giao dịch
chứng khoán (Stock exchange). Mọi việc mua, bán, chuyển nhượng, trao đổi
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chứng khoán phải tiến hành trong Sở giao dịch và thông qua các thành viên của
Sở giao dịch theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán. Sở giao dịch chứng
khoán có thể là tổ chức sở hữu nhà nước, là doanh nghiệp cổ phần hoặc một
hiệp hội và đều có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán. Có
thể dẫn ra những Sở giao dịch chứng khoán nổi tiếng của thế giới như:


NYSE( New York Stock exchange), TSE (Tokyo Stock exchange), LSE
(London Stock exchange ) v.v…
b. TTCK phi tổ chức:
Thị trường chứng khoán phi tổ chức là một thị trường không có hình thái
tổ chức tồn tại, nó có thể là bất cứ nơi nào mà tại đó người mua và người bán
trực tiếp gặp nhau để tiến hành giao dịch. Nơi đó có thể là tại quầy giao dịch ở
các ngân hàng bất kỳ nào đó. Thị trường hình thành như thế gọi là thị trường
giao dịch qua quầy (Over-the-counter – OTC)
Ngày nay, nhờ vào thành quả của cách mạng tin học, hệ thống
INTERNET đã gắn kết các thành viên của thị trường lại với nhau, do đó việc
trao đổi thông tin, tiến hành giao dịch mua bán chứng khoán không phải đến tận
quầy của các ngân hàng và có thể tiến hành ngay trên bàn máy vi tính. Đây là
một hình thái của thị trường chứng khoán phi tổ chức bậc cao mới xuất hiện
trong thập kỉ qua. Thị trường này chưa có tên chính thức, có người gọi đó là thì
trường thứ ba (Third Market)
2. Quá trình hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam
Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị
định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị
trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết
định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Uỷ Ban Chứng khoán Việt Nam ra
đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28-11-1996.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành
lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TT ngày 11-7-1998, chính thức đi vào
hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000 và từ ngày
8/8/2007 được đổi tên thành sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE). Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức
chào đời vào ngày 8/3/2005 và được đổi tên thành sở giao dịch chứng khoán Hà

Nội (HASTC) ngày 17/1/2009. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm
yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân
chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng).
VN - Index là ký hiệu của chỉ số chứng khoán Việt Nam. VN - Index xây dựng
căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. Với hệ thống
chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng
quát... Chỉ số VN -Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị
trường cơ sở vào ngày gốc 28-7-2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi
vào hoạt động.
Phần II - Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại trên
TTCK
1. Vài nét về ngân hàng thương mại
1.1 Khái niệm
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của
ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu
nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan
thiếu. Ngân hàng thương mại hoạt động với mục đích thu lợi nhuận từ hoạt
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
động huy động và cho vay vốn: trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho
vay vốn, phần chênh lệch lãi suất chính là lợi nhuận của ngân hàng. Hoạt động
của ngân hàng thương mại phục vụ cho nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân
chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.
1.2 Các mô hình hoạt động của NHTM trên TTCK
Hiện nay, mô hình NHTM hoạt động trên TTCK, trên thế giới có 2 loại:
* Mô hình chuyên doanh (hay còn gọi là mô hình đơn năng):
Theo mô hình này, các công ty chứng khoán là công ty chuyên doanh độc
lập, các NHTM và các tổ chức tài chính khác không được phép tham gia vào
hoạt động kinh doanh chứng khoán.
- Ưu điểm:

+ Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng do những ảnh hưởng tiêu cực của thị
trường chứng khoán, và các ngân hàng không được sử dụng vốn huy động để
đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán.
+ Với sự chuyên môn hoá tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển.
Điển hình cho mô hình này là các công ty chứng khoán ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,
có sự tách bạch giữa hoạt động ngân hàng và lĩnh vực chứng khoán.
* Mô hình đa năng bao gồm:
Một là mô hình ngân hàng đa năng hoàn toàn: Mô hình này không có sự
tách bạch nào giữa hoạt động ngân hàng và chứng khoán. NHTM không những
được hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ mà còn được hoạt động trong lĩnh vực
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chứng khoán và bảo hiểm. Nó được áp dụng ở các nước Bắc Âu, Hà Lan, Thuỵ
Sĩ, Áo…
- Ưu điểm của mô hình này là ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh
doanh, nhờ đó mà giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung và có khả
năng về tài chính chịu đựng các biến động của thị trường chứng khoán.
- Hạn chế: thị trường chứng khoán phát triển chậm vì hoạt động chủ yếu của hệ
thống ngân hàng dùng vốn để cấp tín dụng và dịch vụ thanh toán, do đó ngân
hàng thường quan tâm đến lĩnh vực chứng khoán. Bên cạnh đó, còn nhược điểm
là trong trường hợp biến động trên thị trường chứng khoán, hậu quả có thể tác
động tiêu cực đến lĩnh vực kinh doanh tiền tệ giữa hai loại hình kinh doanh này.
Thực tế đã chứng minh thông qua cuộc đại khủng hoảng 1929-1933, hay vụ phá
sản ngân hàng Barings của Anh năm 1995.
Ngược lại, trong trường hợp thị trường tiền tệ biến động có thể ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng. Cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan là một minh chứng.
Hai là mô hình đa năng một phần: Các ngân hàng muốn hoạt động trong
lĩnh vực chứng khoán phải thành lập công ty con - công ty chứng khoán, hoạt
động độc lập. Mô hình này được áp dụng ở Anh và những nước có quan hệ gần

gũi với Anh như Canada, Úc. Mô hình này có ưu điểm các ngân hàng được kết
hợp kinh doanh ngân hàng và kinh doanh chứng khoán, do đó tận dụng được thế
mạnh về tài chính, kinh nghiệm, mạng lưới khách hàng rộng khắp của ngân
hàng. Bên cạnh đó, bởi vì có quy định hoạt động riêng rẽ giữa hai hoạt động
trên cho nên hạn chế được rủi ro nếu có sự biến động của một trong hai thị
‘trường. Đặc biệt, mô hình này phù hợp với những nước mới thành lập thị
trường chứng khoán khi mà cần có tổ chức tài chính lành mạnh tham gia vào thị
trường và khi hệ thống luật, kiểm soát… còn nhiều mặt hạn chế.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mỗi một mô hình có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, tuỳ
vào thể chế chính trị, đặc điểm nền kinh tế mỗi quốc gia nên chọn cho mình một
mô hình phù hợp nhất để có thể phát huy một cách có hiệu quả nhất vai trò của
NHTM đối với TTCK.
2. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với thị trường chứng khoán
2.1. Trên thị trường sơ cấp
a. Vai trò phát hành:
Các ngân hàng cổ phần phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn khi mới
thành lập hoặc vốn bổ sung thêm trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, tất cả các
Ngân hàng thương mại đều có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn từ nền
kinh tế. Ngoài các loại chứng khoán truyền thống là cổ phiếu và trái phiếu, các
công ty chứng khoán thuộc Ngân hàng thương mại hiện nay còn bán trái phiếu
chính phủ (trung ương và địa phương), chứng quyền, trái quyền, các hợp đồng
tương lai, hợp đồng quyền chọn... phù hợp với thay đổi trên thị trường và môi
trường kinh doanh. Việc các NHTM phát hành trái phiếu có ý nghĩa quan trọng:
một mặt, nó góp phần tăng hàng hoá cho thị trường chứng khoán, mặt khác nó
là một kênh dẫn vốn quan trọng cho các NHTM cho mục tiêu tăng trưởng của
nền kinh tế.
b. Vai trò đầu tư trực tiếp:
Với tiềm lực tài chính mạnh và khả năng sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài

hạn, các NHTM có thể đóng vai trò là nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu, đặc
biệt là đối với trái phiếu Chính phủ, vốn đòi hỏi tầm nhìn đầu tư trung và dài
hạn. Trên thực tế, một số lượng lớn trái phiếu Chính phủ và công trái là do
NHTM mua. Trong năm 2005, tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát hành là
17.226 tỷ đồng, trong đó các NHTM mua 12.058 tỷ đồng, chiếm khoản 70%.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
c. Vai trò phân phối, bảo lãnh phát hành:
Tại một số thị trường tài chính lớn trên thế giới, các trung gian tài chính,
trong đó có các NHTM đóng vai trò quan trọng trên thị trường trái phiếu với tư
cách là đại lý sơ cấp (Primary Dealers) hoặc bảo lãnh phát hành. Tại Việt Nam,
bảo lãnh phát hành là phương thức phổ biến nhất đối với trái phiếu Chính phủ.
Với độ tín nhiệm cao và tiềm lực tài chính mạnh, các NHTM có ưu thế lớn khi
tham gia bảo lãnh phát hành. Bên cạnh đó, trái phiếu Chính phủ còn được chào
bán qua Trung tâm giao dịch chứng khoán và bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà
nước.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa có hệ thống các đại lý sơ cấp. Việc hình thành
hệ thống đại lý sơ cấp với sự tham gia của các NHTM sẽ góp phần đẩy nhanh
và hiệu quả qúa trình phân phối trái phiếu Chính phủ.
2.2. Trên thị trường thứ cấp
Với vai trò là trung gian trên thị trường, các NHTM có thể thực hiện các nghiệp
vụ sau:
a. Kinh doanh trái phiếu:
Mới đưa vào hoạt động từ tháng 8/2005, hoạt động kinh doanh trái phiếu
của NHNT với 13 đối tác là các NHTM và các công ty chứng khoán đã có
những kết quả hết sức khả quan. Tính đến hết năm 2005, tổng doanh số giao
dịch đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, trong đó chiếm phần lớn là hoạt động bán mua
lại (chiếm khoảng 2.670 tỷ đồng, tức là khoảng 99%). Do vậy có thể thấy rõ
ràng hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHNT thực chất là hoạt động chiết
khấu, tạo thanh khoản cho thị trường.

7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh trái phiếu, công trái với các nhà đầu
tư nhỏ lẻ cũng có tiềm năng phát triển lớn, nhưng chưa được tổ chức thật sự
chuyên nghiệp. Một ưu điểm nữa của hình thức kinh doanh này là không bị giới
hạn bởi thời gian giao dịch của thị trường chứng khoán tập trung.
b. Sản phẩm phái sinh:
Các NHTM có thể thực hiện các sản phẩm phái sinh như: hoán đổi, kỳ
hạn, quyền chọn, hợp đồng tương lai đối với các trái phiếu, cổ phiếu trên thị
trường. Ở đây, sự kết hợp liên thị trường giữa thị trường tiền tệ với thị trường
chứng khoán sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều công cụ để kinh doanh (đầu
cơ) và bảo hiểm rủi ro, đồng thời tăng tính thanh khoản của thị trường.
c. Cho vay chứng khoán:
Nghiệp vụ cho vay chứng khoán rất phổ biến đối với các TTCK phát triển.
Tại Mỹ, Cục dự trữ liên bang (Fed) thực hiện nghiệp vụ này với các đại lý sơ
cấp đối với trái phiếu Chính phủ. Nghiệp vụ này một mặt làm tăng thanh khoản
của thị trường, mặt khác giúp Fed điều tiết được lượng cung tiền. Tài sản thế
chấp thường là tiền mặt. Nghiệp vụ cho vay chứng khoán giữa các trung gian tài
chính có phạm vi rộng hơn cả về danh mục chứng khoán cho vay cũng như
danh mục tài sản thế chấp. Bên vay thế chấp tài sản khi nhận chứng khoán và
phải trả lại chứng khoán, đồng thời nhận lại tài sản thế chấp khi đáo hạn. Việc
cho vay chứng khoán thực sự góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị
trường, đồng thời có thể giúp các bên tham gia (đặc biệt là đối với các trung
gian tài chính) tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc kinh doanh chứng khoán đi
vay hoặc nhận thế chấp.
3. Hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán
a. Ngân hàng thương mại với hoạt động kinh doanh chứng khoán
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kinh doanh chứng khoán là nghiệp vụ mua bán chúng khoán cho chính

mình và tự gánh chịu rủi ro. Là một nhà đầu tư có tổ chức, hoạt động kinh
doanh chứng khoán của NHTM được xem là yếu tố trợ giúp cho việc tăng chất
lượng và hiệu quả của thị trường. Có thể chia hoạt động kinh doanh chứng
khoán của NHTM thành hai nhóm, đó là: hoạt động ngân quỹ
hoạt động đầu tư chứng khoán
Hoạt động ngân quỹ là hoạt động của NHTM thường đầu tư ngắn hạn
vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao, chi phí giao dịch thấp và có tính
ổn định như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được…
chủ yếu nhằm dự trữ thứ cấp cho nhu cầu thanh toán, nhu cầu dự phòng và nhu
cầu tích trữ.
Khác với hoạt động ngân quỹ, hoạt động đầu tư chứng khoán của
NHTM mang tính đa dạng hơn, ít tập trung vào một loại chứng khoán và với
thời hạn đầu tư dài hơn. Là một định chế trung gian tích cực nhất trong lĩnh vực
kinh doanh tiền tệ, NHTM tham gia trên TTCK với tư cách là nhà đầu tư và nhà
tài trợ cho doanh nghiệp đầu tư chứng khoán. NHTM có thể sử dụng các khoản
vốn huy động để thường xuyên tham gia TTCK bằng cách mua các loại cổ
phiếu và trái phiếu. Thực chất của hình thức kinh doanh này là ngân hàng luôn
luôn mua chứng khoán của khách hàng bằng tiền mặt của mình và bán cho
khách hàng không vì mục đích ăn hoa hồng, mà là lợi nhuận chênh lệch giữa thị
giá mua và thị giá bán. Nghĩa là ngân hàng sẽ tìm cách mua chứng khoán với
giá thấp nhất và bán với giá cao nhất có thể. Ở các Sở Giao dịch Chứng khoán
khác nhau, thị giá của cùng một loại chứng khoán cũng khác nhau. Giữa các Sở
GDCK có mối liên hệ về thông tin rất chặt chẽ. Do đó, các ngân hàng sẽ mua
các chứng khoán ở nơi có thị giá thấp để bán ở nơi có thị giá cao để kiếm lời
cho tới khi thị giá được cân bằng giữa các thị trường. Khi mua cổ phiếu NHTM
có thể trở thành cổ đông lớn của công ty cổ phần tham gia vào việc điều hành và
kiểm soát công ty. Bằng nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm dày dạn trong
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
kinh doanh tiền tệ, NHTM có ưu thế hơn các nhà đầu tư khác trong việc nắm

bắt thông tin, phân tích chứng khoán và TTCK đúng lúc đem lại lợi nhuận cho
ngân hàng. Ngoài ra, bằng những phương tiện sẵn có, ngân hàng có thể đầu tư
theo danh mục, quản lý danh mục đầu tư, thành lập quỹ đầu tư, để đầu tư trên
TTCK có hiệu quả cao nhất và rủi ro thấp nhất. Khi mua trái phiếu, NHTM đã
thực hiện các chức năng cho vay của mình. Trái phiếu thường có độ rủi ro
tương đối thấp nên việc đầu tư vào trái phiếu là một hoạt động thường xuyên
của NHTM. Hơn nữa với tính thanh khoản cao, NHTM có thể bán trái phiếu bất
cứ lúc nào khi cần thu hồi vốn.
Sau ACB và Sacombank, năm 2009 thị trường chứng khoán đón nhận loạt cổ
phiếu ngân hàng tham gia niêm yết; gồm: VCB của Vietcombank, CTG của
Vietinbank, EIB của Eximbank và SHB của SHB. Với quy mô lớn, thanh khoản
cao, sự tham gia của nhóm cổ phiếu này tạo thêm sôi động, cũng như tạo ảnh
hưởng lớn trên thị trường. Nhưng ngoại trừ ngân hàng Sài Gòn Hà Nội, một
điểm chung là giá cổ phiếu của nhóm này sau khi chào sàn đều đồng loạt giảm
mạnh và hiện đều thấp hơn mức giá của ngày giao dịch đầu tiên. Có thể xem kết
quả này là một phần phản ánh của thị trường đối với khó khăn trong hoạt động
của các ngân hàng năm 2009. Bên cạnh đó, một loạt ngân hàng thương mại cổ
phần khác cũng đã xúc tiến kế hoạch niêm yết, như MB, SCB, OCB,
DaiABank, Western Bank… sẽ lần lượt chào sàn trong thời gian tới.
b. NHTM với nghiệp vụ huy động vốn trên TTCK
NHTM là một tổ chức kinh doanh, cũng cần có vốn để hoạt động. Vốn
của NHTM có thể hình thành từ nhiều nguồn. Một nguồn vốn quan trọng của
NHTM trong nền kinh tế thị trường là huy động vốn trên TTCK, các NHTM có
thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư đẻ huy động vốn trên
thị trường.
10

×