Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

PHÒNG TỔNG dự TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.15 KB, 24 trang )

B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BỘ TÀI CHÍNH
1.1. Vị trí và chức năng.
Bộ tài chính là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về tài chính, NSNN, thuế, phí, lệ phí và thu khác của NSNN, dự trữ
quốc gia, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp
và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi chung là lĩnh vực tài chính – ngân sách),
hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả trong phạm vi cả nước; quản lý
nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính – ngân sách, hải quan, kế
toán, kiểm toán độc lập và giá cả; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của
nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn.
Bộ Tài chính có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định
tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan
ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1.2.1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và dự
thảo các văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực tài chính – ngân sách,
hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả.
1.2.2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát
triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý của Bộ.
1.2.3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ.
1.2.4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê
duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý của Bộ.
1.2.5. Quản lý NSNN.


1.2.6. Quản lý thu thuế, phí, lệ phí và thu khác của NSNN
1.2.7. Quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ tài chính khác
1
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
của nhà nước.
1.2.8. Quản lý dự trữ quốc gia.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư lập dự toán và phương án phân
bổ vốn bổ sung dự trữ quốc gia của NSTW cho các Bộ, ngành được phân
công dự trữ quốc gia. Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện và chịu trách
nhiệm trước Chính phủ về quản lý dự trữ quôc gia.
- Ban hành các quy định về chế độ quản lý tài chính, khung giá, phí
mua bán vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia, quy trình bảo quản, thời hạn bảo
quản các mặt hàng dự trữ quốc gia; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực
hiện các quy định trong việc quản lý, bảo quản, mua bán, xuât nhập khẩu, đổi
hàng và chất lượng vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia do các Bộ, cơ quan,
doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý theo quy định.
- Trực tiếp tổ chức, quản lý một số mặt hàng dự trữ quốc gia theo quy
định của Chính phủ.
1.2.9. Quản lý tài sản Nhà nước.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc quản lý
việc mua sắm tài sản công trong các cơ quan, đơn vị của Nhà nước.
- Trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng
tài sản trong các cơ quan, đơn vị của Nhà nước.
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo thẩm
quyền việc mua sắm, điều chuyển, đấu giá, thanh lý, chuyển đối sở hữu đối
với tài sản Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà
nước về mua sắm, sử dụng, quản lý tài sản nhà nước; tổng hợp tình hình quản
lý tài sản nhà nước trong cả nước theo quy định của pháp luật.
- Thống nhất tổ chức quản lý tài sản của Nhà nước chưa giao cho tổ

chức hoặc cá nhân quản lý sử dụng.
1.2.10. Về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh
nghiệp.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định, chế độ
quản lý tài chính doanh nghiệp, cơ chế giám sát về tài chính đối với các loại
hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện thống nhất trong cả nước.
2
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
- Chủ trì hoặc tham gia thẩm định việc đầu tư vốn, hỗ trợ tài chính của
Nhà nước vào các doanh nghiệp và theo dõi, giám sát việc thực hiện đầu tư
của Nhà nước cho các doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Theo dõi, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình bảo toàn, phát triển
vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trong cả nước; chủ trì, phối hợp thực hiện
quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp theo
quy định của Chính phủ.
- Làm đầu mối tổng hợp về tình hình thực hiện quyền đại diện chủ sở
hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; xử
lý theo thẩm quyền những vấn đề về vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp theo
phân cấp của Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ và quyền đại diện chủ sở hữu
phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý theo quy định của
pháp luật.
1.2.11. Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ và
nguồn viện trợ quốc tế.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch về vay
nợ trong nước và ngoài nước của Chính phủ phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia và chính sách tài chính quốc gia từng thời kỳ.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính sách chế độ về quản lý
vay nợ và trả nợ trong nước và ngoài nước của Chính phủ; thực hiện bảo lãnh

và cấp bảo lãnh Chính phủ cho doanh nghiệp (không gồm tổ chức tín dụng)
vay vốn nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Thống nhất quản lý nhà nước về vay và trả nợ của Chính phủ, vay và
trả nợ của Quốc gia; quản lý tài chính đối với khoản vay nước ngoài của
Chính phủ bao gồm: vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay thương mại
của Chính phủ và phát hành trái phiếu của Chính phủ ra nước ngoài.
- Là đại diện “bên vay” của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam; tổ chức
thực hiện đàm phán, ký kết hiệp định vay vốn nước ngoài của Chính phủ theo
phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Bộ Kế hoạch
đầu tư cân đối, bố trí nguồn vốn đối ứng của NSNN; phân bổ vốn vay hoặc
chỉ định tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính nhà nước cho vay lại cho các
chương trình, dự án theo danh mục đã được phê duyệt; hướng dẫn kiểm tra,
3
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
kiểm soát quá trình giải ngân và quản lý sử dụng các nguồn vay nợ nước
ngoài của Chính phủ.
1.2.12. Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quy định theo
thẩm quyền chế đố kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo, công khai tài chính –
ngân sách để thi hành thống nhất trong cả nước.
- Ban hành quy định về nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp chuyên
môn nghiệp vụ kế toán, kiểm toán; tiêu chuẩn nghiệp vụ kiểm toán viên, kế
toán trưởng; tiêu chuẩn, điều kiện thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán,
kiểm toán độc lập.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà
nước về kế toán, kiểm toán. Thống nhất quản lý việc đăng ký áp dụng chế độ
kế toán của doanh nghiệp. Có ý kiến cuối cùng về các bất đồng, tranh chấp về
kết quả kiểm toán độc lập.
1.2.13. Quản lý tài chính các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng và
dịch vụ tài chính.

- Trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược
phát triển lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, xổ số, cá cược, vui chơi có thưởng
- Quản lý nhà nước về tài chính đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà
nước, các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách và tổ chức tín dụng và
các tổ chức tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tài chính đối với các tổ chức hoạt động
dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, các tổ chức tài chính phi
ngân hàng, các tổ chức hoạt động kinh doanh và giao dịch chứng khoán.
1.2.14. Quản lý hoạt động hải quan.
- Trình Chính phủ quy định cụ thể về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám
sát hải quan, điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan,
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước tại cửa khẩu, về hoạt động của kho
ngoại quan, kho bảo thuế, về kiểm tra sau thông quan.
- Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện
nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, chống buôn
lậu và thống kê hải quan theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về thực
4
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
hiện nhiệm vụ của ngành hải quan theo quy định của Luật Hải quan và các
quy định khác của pháp luật; kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi
phạm pháp luật về hải quan.
1.2.15. Quản lý nhà nước về lĩnh vực giá.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: quy định việc kiểm soát giá
độc quyền; nguyên tắc và phương pháp xác định giá, khung giá các loại đất;
quyết định giá một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng theo quy định của pháp
luật.
- Thẩm định phương án giá do các bộ, ngành, doanh nghiệp nhà nước
xây dựng đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng, giá sản phẩm, hàng
hóa do Nhà nước đặt hàng hoặc trợ giá để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ quyết định.
- Quy định tiêu chuẩn thẩm định viên về giá và điều kiện hoạt động
dịch vụ thẩm định giá; thống nhất quản lý hoạt động thẩm định giá theo quy
định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của Nhà
nước về quản lý giá.
1.2.16. Phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ và tham gia quản lý thị
trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.
1.2.17. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác thống kê trong các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
1.2.18. Hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quản lý của Bộ.
- Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bột theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng phương án và tổ chức đàm phán các Hiệp định song
phương, đa phương về thuế, dịch vụ tài chính, kế toán, hải quan và các lĩnh
vực tài chính khác.
- Đàm phán, ký kết điều ước quốc tê về tài chính theo ủy quyền của
Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; đại diện của Chính phủ Việt Nam tại
các diễn đàn tài chính quốc tế song phương, đa phương theo phân công của
Chính phủ.
1.2.19. Tổ chức và thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ
khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo
5
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
quy định của pháp luật.
1.2.20. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện
cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động
đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
1.2.21. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính

phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp
luật.
1.2.22. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng,
tiêu cực và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý
theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về chế độ quản lý tài chính –
ngân sách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
1.2.23. Thực hiện cải cách hành chính theo quy định của Chính phủ.
- Trình Chính phủ chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính công
phục vụ chương trình cải cách hành chính nhà nước từng thời kỳ.
- Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của
Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính Nhà nước đã
được Chính phủ phê duyệt.
1.2.24. Quản lý, tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền
lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ
công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong
toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
1.2.25. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách
được phân bổ theo quy định của pháp luật.
6
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
1.3. Cơ cấu tổ chức.
CHƯƠNG 2
7
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
TỔNG QUAN VỀ VỤ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1. Vị trí và chức năng.
Vụ Ngân sách nhà nước là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của
Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý NSNN trong
phạm vi quản lý cả nước.

2.2. Nhiệm vụ.
Vụ Ngân sách nhà nước có các nhiệm vụ:
2.2.1.Chủ trì phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ về quản lý tài
chính – NSNN:
- Xây dựng dự án Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác trong
lĩnh vực NSNN trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch NSNN 5 năm.
- Xây dựng định hướng, mục tiêu, cơ chế phục vụ cho việc hoạch định
chính sách tài chính và xây dựng NSNN hàng năm.
2.2.2. Tham gia xây dựng các chính sách, chế độ quản lý tài chính – ngân
sách:
- Tham gia với các cơ quan nhà nước về các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội; định hướng phát triển nền tài chính quốc gia; bố trí cơ cấu các
nguồn lực tài chính thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh; tham gia với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về chủ
trương, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; phối hợp với
các đơn vị thuộc Bộ thống nhất việc chuẩn bị ý kiến tham gia với các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương về
phương hướng, nhiệm vụ phát triển của các ngành, lĩnh vực và cơ chế, chính
sách tài chính để thực hiện.
- Tham gia với các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng các cân đối lớn như: vay,
trả nợ, dư nợ Chính phủ, quốc gia; cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển;
cân đối ngoại tệ Nhà nước; cân đối các Quỹ trong và ngoài ngân sách hàng
năm, 5 năm và dài hạn; các chính sách, chế độ thu ngân sách; chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi ngân sách; chế độ hạch toán, kế toán NSNN và các chế
độ tài chính – ngân sách khác.
8
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
2.2.3. Lập dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW hàng năm, dự toán
điều chỉnh NSNN khi cần thiết:

- Xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN, Thông tư của Bộ tài
chính hướng dẫn lập dự toán NSNN hàng năm.
- Xây dựng các định mức phân bổ NSNN.
- Phối hợp Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan xây dựng dự toán thu
NSNN, xây dựng số kiểm tra thu NSNN hàng năm đối với các Bộ, cơ quan
Trung ương và các địa phương.
Chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng số kiểm tra chi ngân
sách hàng năm đối với các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương.
- Tổ chức làm việc với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về dự
toán ngân sách địa phương; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ làm việc với
các Bộ, cơ quan trung ương về dự toán ngân sách hàng năm.
- Chủ trì tổng hợp, lập dự toán thu, chi NSNN, phương án phân bổ
NSTW hàng năm; soạn thảo các báo cáo về dự toán NSNN, phương án phân
bổ NSTW hàng năm; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng các
phụ lục thuyết minh căn cứ, cơ sở tính toán dự toán NSNN, phương án phân
bổ NSTW; giải trình các chất vấn của Đại biểu Quốc hội về NSNN theo phân
công của Bộ.
- Chủ trì, chuẩn bị tài liệu, số liệu để trình cấp có thẩm quyền giao dự
toán NSNN hàng năm cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
- Xây dựng các giải pháp, biện pháp thực hiện dự toán NSNN được
Quốc hội quyết định.
- Thực hiện công khai dự toán NSNN đã được Quốc hội quyết định,
công khai dự toán NSNN của các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương
đã được các cấp có thẩm quyền giao theo chế độ quy định.
- Tổng hợp, xây dựng phương án điều chỉnh dự toán ngân sách trong
những trường hợp cần thiết theo quy định của Pháp luật.
2.2.4. Tổ chức điều hành dự toán NSNN hàng năm.
2.2.5. Tổ chức công tác lập quyết toán NSTW, lập quyết toán NSNN:
- Xây dựng hệ thống Mục lục NSNN, chỉ tiêu báo cáo thu, chi NSNN.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn các Bộ, cơ quan
9
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
trung ương và địa phương thực hiện công tác khóa sổ kế toán NSNN và lập
quyết toán NSNN hàng năm đảm bảo đúng theo chế độ và Mục lục NSNN.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thẩm định báo cáo quyết toán thu,
chi ngân sách của các Bộ, cơ quan trung ương; phối hợp Vụ Đầu tư lập quyết
toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản các dự án, công trình trọng điểm Quốc gia.
Tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu, chi NSNN trung ương hàng năm.
- Chủ trì, thẩm định và tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN
phát sinh trên địa bàn, chi ngân sách địa phương của các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc Bộ tổng hợp, lập quyết toán NSNN
hàng năm trình Chính phủ, trình Quốc hội phê chuẩn.
- Thực hiện công khai quyết toán NSNN theo chế độ quy định
2.2.6. Chủ trì phối hợp các đơn vị thống nhất quản lý nợ Quốc gia.
2.2.7. Tham gia đàm phán với nước ngoài và các tổ chức quốc tế về vay nợ,
viện trợ, về các chỉ tiêu cam kết có liên quan đến tài chính – ngân sách; tổ
chức thực hiện các dự án hợp tác với nước ngoài về lĩnh vực NSNN theo phân
công của Bộ.
2.2.8. Thực hiện thống kê NSNN theo quy định của pháp luật; tổ chức phân
tích dự báo về NSNN.
Chủ trì phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện công tác
phân tích dự báo tổng hợp về NSNN và tài chính quốc gia.
Thực hiện cung cấp số liệu thống kê NSNN cho tổ chức, cơ quan trong
và ngoài nước theo quy định của Bộ.
2.2.9. Chủ trì, phối hợp các đơn vị tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả
thực hiện các cơ chế chính sách tài chính, hiệu quả chi NSNN; phối hợp kiểm
tra tình hình thực hiện ngân sách, đánh giá hiệu quả chi ngân sách của các
Bộ, cơ quan trung ương, ngành và lĩnh vực.

2.2.10. Phối hợp, tham gia xây dựng chính sách tài chính quốc gia; phổ biến
chính sách, pháp luật về NSNN; nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực NSNN
theo phân công của Bộ.
2.2.11. Chủ trì, phôí hợp các đơn vị thuộc Bộ xây dựng cơ chế tài chính đối
với tiền lương và tham gia các vấn đề về chính sách tiền lương.
2.2.12. Chủ trì hoặc phối hợp các đơn vị thuộc Bộ làm việc với các cơ quan
10
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
chuyên môn thuộc các Bộ, cơ quant rung ương và địa phương để thực hiện
công tác quản lý, lập dự toán NSNN, phân bổ NSTW, thực hiện NSNN, kiểm
tra NSNN, lập quyết toán NSNN, thống kê, phân tích NSNN, dự báo NSNN
theo phân công của Bộ.
2.3. Quyền hạn.
. Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước có quyền hạn:
2.3.1. Được nhận các báo cáo theo chế độ quy định, các tài liệu, thông tin có
liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; yêu cầu các đơn vị
thuộc Bộ cung cấp tài liệu, số liệu theo quy định.
2.3.2. Thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính:
- Yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện đúng
chế độ quy định về quản lý NSNN.
- Quyết định tạm dừng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định
tạm dừng các khoản chi vượt nguồn cho phép, sai dự toán, sai chính sách, chế
độ, tiêu chuẩn hoặc không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, thống kê, chế độ
báo cáo tài chính – ngân sách của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
2.3.3. Được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền làm Chủ tài khoản quỹ NSTW
tại Kho bạc Nhà nước và một số tài khoản khác.
2.3.4. Được ký các văn bản giải thích, hướng dẫn, trả lời các Bộ, cơ quan
Trung ương và địa phương về quản lý NSNN theo phân cấp của Bộ. Trình Bộ
việc đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản quản lý của các Bộ, địa phương trái
với quy định của Nhà nước và của Bộ Tài chính về quản lý ngân sách.

2.3.5. Từ chối nhận các báo cáo chưa đúng quy định, chưa đáp ứng được yêu
cầu quản lý NSNN; được yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương lập lại
báo cáo theo quy định của Nhà nước.
2.4. Cơ cấu tổ chức.
Vụ Ngân sách nhà nước có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng. Vụ
trưởng có trách nhiệm quản lý toàn diện công chức của vụ; tổ chức học tập,
bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng
về toàn bộ hoạt động của Vụ.
Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ được
phân công.
11
Vụ Ngân
sách nhà
nước
Phòng Tổng
dự toán
Phòng
Quản lý
ngân sách
nhà nước
Phòng
Quản lý
ngân sách
địa phương
Phòng
Tổng quyết
toán
Phòng Phân
tích, dự báo
và thống kê

ngân sách
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp

Nhiệm vụ cụ thể của từng Phòng do Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước
quy định.
Vụ Ngân sách nhà nước tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chế độ
chuyên viên kết hợp tổ chức phòng; đối với những công việc thực hiện theo
chế độ chuyên viên, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước có trách nhiệm tổ
chức công việc và phân công nhiệm vụ cho từng công chức phù hợp với chức
danh, tiêu chuẩn, năng lực chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Biên chế của Vụ Ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết
định
12
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
CHƯƠNG 3
PHÒNG TỔNG DỰ TOÁN
3.1. Vị trí và chức năng.
Phòng tổng dự toán là phòng nghiệp vụ thuộc Vụ Ngân sách nhà nước
– Bộ Tài chính có chức năng giúp Vụ Ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm
vụ được Bộ giao trong công tác xây dựng, tổng hợp dự toán NSNN và các
chính sách, chế độ có liên quan.
3.2. Nhiệm vụ.
3.2.1. Về công tác xây dựng các chính sách, chế độ về quản lý tài chính –
ngân sách nhà nước
3.2.1.1. Giúp Vụ chủ trì xây dựng các chính sách, chế độ:
- Xây dựng các dự án luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật
(phần về công tác dự toán NSNN); xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan đến công tác dự toán NSNN.
- Xây dựng định hướng, mục tiêu và các nguyên tắc cân đối NSNN,
phân phối và sử dụng các nguồn lực ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ ngân
sách dài hạn, trung hạn và hàng năm.
- Xây dựng định mức phân bổ dự toán NSTW đối với các Bộ, cơ quant
rung ương.
- Dự thảo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm, Thông tư của Bộ Tài chính
hướng dẫn lập dự toán NSNN hàng năm.
- Chủ trì xây dựng cơ chế tài chính chung đối với chính sách tiền
lương.
3.2.1.2. Chủ trì giúp Vụ tham gia xây dựng chính sách, chế độ
- Chính sách chế độ thu NSNN, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi
ngân sách, chính sách tiền lương và các chế độ tài chính – ngân sách khác để
áp dụng trong phạm vi toàn quốc và trong phạm vi các Bộ, cơ quan Trung
ương.
- Tham gia chính sách chung về vay nợ, trả nợ; đánh giá phân tích rủi
13
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
ro về chính sách chung vay nợ, trả nợ.
Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, các cân đối
lớn về phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và của các Bộ, cơ quan trung
ương.
3.2.1.3. Tham gia với các Phòng trong Vụ và các cơ quan trong việc xây dựng
các chính sách, chế độ có liên quan theo phân công.
3.2.1.4. Giúp Vụ thực hiện phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn đối với các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương về chính sách, pháp luật về tài chính -
ngân sách và chuyên môn nghiệp vụ quản lý tài chính - ngân sách nhà nước.
3.2.2. Chủ trì giúp Vụ xây dựng chiến lược NSNN, kế hoạch NSNN dài hạn và
trung hạn; lập dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW hàng năm
- Xây dựng chiến lược NSNN, kế hoạch NSNN 5 năm báo cáo Bộ trình

cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương, các đơn vị trong Bộ tổng
hợp, lập các cân đối lớn về tài chính - ngân sách như: vay nợ, trả nợ; dư nợ
Chính phủ, dư nợ Quốc gia; cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển hàng
năm, trung hạn và dài hạn.
- Phối hợp với Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan lập khái toán thu
NSNN (tổng mức và theo lĩnh vực); chủ trì, phối hợp với các vụ, cục và các
đơn vị liên quan trong Bộ lập khái toán chi NSNN (tổng mức và theo lĩnh
vực), lập và thông báo số kiểm tra thu, chi NSNN hàng năm đối với các bộ,
cơ quan trung ương.
- Giúp Vụ phối hợp tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thảo
luận với cơ quan chuyên môn thuộc các Bộ, cơ quan trung ương về lập dự
toán NSNN, phân bổ NSTW hàng năm.
- Giúp Vụ tổng hợp, lập dự toán thu - chi NSNN, phương án phân bổ
NSTW hàng năm; phối hợp phòng Quản lý ngân sách địa phương xác định số
bổ sung từ NSTW cho ngân sách địa phương (bổ sung cân đối và mục tiêu).
Soạn thảo các báo cáo về dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW, tổng
hợp các phụ lục, thuyết minh căn cứ, cơ sở lập dự toán NSNN, phương án
phân bổ NSTW; chuẩn bị ý kiến giải trình, trả lời các chất vấn của Đại biểu
Quốc hội và ý kiến cử tri về dự toán NSNN và phân bổ NSTW theo sự phân
công của Vụ.
14
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
- Giúp Vụ trình Bộ, trình Thủ tướng Chính phủ giao dự toán NSNN
hàng năm cho các Bộ, cơ quan Trung ương.
- Giúp Vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các cơ quan có
liên quan trình Bộ, trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ tiếp một số khoản chi
NSTW đã bố trí trong dự toán NSNN nhưng chưa phân bổ (nếu có).
- Giúp Vụ tổng hợp, xây dựng phương án điều chỉnh, dự toán NSNN
trong những trường hợp theo quy định của pháp luật.

3.2.3. Công tác điều hành thực hiện dự toán NSNN hàng năm.
- Phối hợp với các Phòng trong Vụ giúp Vụ hướng dẫn thực hiện và tổ
chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm.
- Phối hợp với Phòng Quản lý Ngân sách Nhà nước giúp Vụ tham gia
thẩm định phương án phân bổ chi tiết dự toán ngân sách hàng năm của các
Bộ, cơ quan trung ương.
- Phối hợp với Phòng Phân tích, dự báo và thống kê ngân sách giúp Vụ
thực hiện công khai dự toán NSNN, dự toán ngân sách của các Bộ, cơ quan
trung ương hàng năm.
- Phối hợp với Phòng Quản lý Ngân sách Nhà nước giúp Vụ xây dựng
phương án tổ chức huy động nguồn bù đắp bội chi hàng năm theo Nghị quyết
Quốc hội.
- Giúp Vụ tham gia với các đơn vị trong Bộ trong việc ứng trước dự
toán ngân sách năm sau; bổ sung dự toán ngân sách cho các Bộ, cơ quan trung
ương. Tổng hợp nhu cầu bổ sung dự toán ngân sách của các Bộ, cơ quan
Trung ương và phối hợp với Phòng Quản lý Ngân sách Nhà nước đề xuất
phương án xử lý (từ dự phòng NSTW, tăng thu NSTW…); phối hợp với
Phòng Quản lý xem xét điều chỉnh số giảm chi NSTW so với dự toán (nếu
có).
- Chủ trì giúp Vụ tham gia với các đơn vị trong Bộ đánh giá tình hình
và kết quả thực hiện các cơ chế chính sách tài chính, hiệu quả chi NSNN và
hiện quả chi NSNN của từng ngành, lĩnh vực.
- Phối hợp với Phòng Quản lý Ngân sách nhà nước và các phòng liên
quan đánh giá tình hình thực hiện nhiệm Vụ Ngân sách nhà nước.
- Các công việc điều hành ngân sách khác theo phân công của Vụ.
15
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
3.2.4. Thực hiện những công tác khác theo phân công của Vụ.
- Tổng hợp, xây dựng chương trình công tác hàng tuần, tháng, quý và
cả năm của Vụ.

- Tổng hợp, xây dựng báo cáo giao ban công tác hàng tháng của Vụ.
- Tổ chức công tác văn thư: tiếp nhận, luân chuyển công văn, hồ sơ đi,
đến theo chỉ đạo của Vụ.
- Tổ chức công tác lưu trữ công văn, hồ sơ chung của Vụ Ngân sách
nhà nước.
- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực NSNN.
- Các công việc khác theo phân công của Vụ.
3.3. Quyền hạn.
- Được nhận các báo cáo, các tài liệu, thông tin có liên quan để thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao; yêu cầu các phòng trong Vụ cung
cấp tài liệu, số liệu theo quy định.
- Từ chối nhận các báo cáo chưa đúng quy định, chưa đáp ứng được
yêu cầu công việc; báo cáo Vụ yêu cầu các cơ quan đơn vị lập lại báo cáo
theo đúng quy định
3.4. Cơ cấu tổ chức, biên chế.
- Phòng tổng dự toán do Trưởng phòng phụ trách chung và chịu trách
nhiệm trước Vụ về toàn bộ hoạt động của Phòng; giúp Trưởng phòng có một
số phó Trưởng phòng.
- Biên chế của Phòng Tổng dự toán do Vụ trưởng Vụ ngân sách nhà
nước quy định trong phạm vi biên chế của Vụ ngân sách nhà nước trên cơ sở
đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của phòng được vụ giao.
3.5. Một số kết quả hoạt động tài chính cụ thể.
3.5.1. Lập dự toán ngân sách nhà nước.
3.5.1.1. Quy định
Theo điều 42 Luật Ngân sách nhà nước, dự toán ngân sách nhà nước
hàng năm được Phòng tổng dự toán lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước
Các khoản thu trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở
tăng trưởng kinh tế và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.
16

B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước và bảo đảm quốc phòng,
an ninh. Đối với các khoản chi thường xuyên, việc lập dự toán còn phải căn
cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định
mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3.5.1.2. Số liệu dự toán ngân sách nhà nước.
Bảng 1. Cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT CHỈ TIÊU DỰ TOÁN
A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 237,900
1 Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) 132,000
2 Thu dầu thô 63,400
3 Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 40,000
4 Thu viện trợ không hoàn lại 2,500
B Thu kết chuyển từ năm trước sang 8,000
C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 294,400
1 Chi đầu tư phát triển 81,580
2 Chi trả nợ và viện trợ 40,800
3
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh, quản lý hành chính Nhà nước, Đảng, Đoàn thể
131,473
4 Chi cải cách tiền lương 29,197
5 Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100
6 Dự phòng 11,250
D Bội chi ngân sách 48,500
Tỷ lệ bội chi so GDP 5%
Nguồn bù đắp bội chi Ngân sách Nhà nước
1 Vay trong nước 36,000

2 Vay ngoài nước 12,500
17
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
Bảng 2. Cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2007
(Kèm theo Quyết định số 3855 /QĐ-BTC ngày 24/11/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu dự toán NSNN năm 2007)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT CHỈ TIÊU
DỰ TOÁN
NĂM 2007
A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 281.900
1 Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) 151.800
2 Thu từ dầu thô 71.700
3 Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 55.400
4 Thu viện trợ không hoàn lại 3.000
B Thu kết chuyển từ năm trước sang 19.000
C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 357.400
1 Chi đầu tư phát triển 99.450
2 Chi trả nợ và viện trợ 49.160
3
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, quản lý hành chính Nhà nước,
Đảng, Đoàn thể (1)
174.550
4 Chi thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư 500
5 Chi cải cách tiền lương (2) 24.600
6 Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100
7 Dự phòng 9.040
D Bội chi Ngân sách nhà nước 56.500
Tỷ lệ bội chi so GDP 5%

Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
1 Vay trong nước 43.000
2 Vay ngoài nước 13.500
Ghi chú:
(1) Đã bao gồm chi thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu theo Nghị định số
118/2005/NĐ-CP và Nghị định số 119/2005/NĐ-CP của Chính phủ
(2) Để thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo mức 450.000 đồng/tháng
Bảng 2. Cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2008
18
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT CHỈ TIÊU DỰ TOÁN
A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 323,000
1 Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) 189,300
2 Thu dầu thô 65,600
3 Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 64,500
4 Thu viện trợ không hoàn lại 3,600
B Thu kết chuyển từ năm trước sang 9,080
C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 398,980
1 Chi đầu tư phát triển 99,730
2 Chi trả nợ và viện trợ 51,200
3
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh, quản lý hành chính Nhà nước, Đảng, Đoàn thể
208,850
4 Chi cải cách tiền lương 28,400
5 Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100
6 Dự phòng 10,700
D Bội chi ngân sách 66,900
Tỷ lệ bội chi so GDP 5%

Nguồn bù đắp bội chi Ngân sách Nhà nước
1 Vay trong nước 51,900
2 Vay ngoài nước 15,000
3.5.2. Một số dự án đang thực hiện.
3.5.2.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương thức lập dự toán và quản lý ngân
sách
Thời gian qua, Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện chính sách phân
bổ và sử dụng nguồn lực tài chính công nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa
công cung cấp cho xã hội. Thế nhưng, kết quả thực tế mang lại không cao, bởi
lẽ khu vực công vẫn duy trì phương thức quản lý truyền thống hay còn gọi là
19
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
quản lý ngân sách theo các khoản mục đầu vào. Phương thức quản lý này đã
bộc lộ nhiều yếu kém:
- Quản lý ngân sách theo khoản mục đầu vào, không chú trọng đến các
đầu ra và kết quả trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược ưu tiên của
quốc gia. Điều này dẫn đến tình trạng nguồn tài trợ cho những kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội không được quan tâm đúng mức nên nhiều công trình
phải chờ kinh phí; kinh phí đầu tư dàn trải cho nhiều dự án khiến những ưu
tiên của Chính phủ không được tài trợ tương xứng với tầm quan trọng của
chúng.
Trong quá trình soạn lập ngân sách, kiểm soát các khoản mục đầu vào
được coi trọng hơn cải thiện kết quả hoạt động. Các thông số về đầu ra cũng
như về kết quả thường ít được quan tâm, nên ngân sách thiếu thực tế, dễ bị
điều chỉnh và tạo ra kết quả ngoài ý muốn. Phân bổ ngân sách theo các khoản
mục đầu vào đã tạo ra điểm yếu cơ bản là không khuyến khích đơn vị tiết
kiệm ngân sách, vì nó không đặt ra yêu cầu ràng buộc chặt chẽ giữa số kinh
phí được phân bổ với kết quả đạt được ở đầu ra do sử dụng ngân sách đó.
- Soạn lập ngân sách thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội trung hạn với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ

mô được dự báo nên dẫn đến các kết quả ngân sách nghèo nàn.
Do ngân sách soạn lập theo chu kỳ hàng năm nên không được đánh giá,
xem xét sự phân bổ nguồn lực gắn kết với những chương trình phát triển kinh
tế xã hội dài hạn. Nguồn lực của ngân sách phân bổ mang tính dàn trải; thiếu
hệ thống các tiêu chí thích hợp để xác định thứ tự ưu tiên chi tiêu. Cách phân
bổ ngân sách hiện nay không dựa trên nền tảng lí luận tài chính Nhà nước
trong nền kinh tế thị trường, thiếu chiến lược rõ ràng, không cho phép đạt
được các mục tiêu mong muốn của Chính phủ. Ngân sách soạn lập hàng năm
vừa tốn thời gian, nhân lực và tiền bạc vừa không tiên đoán hết mọi biến cố
trung hạn có thể ảnh hưởng đến dự toán. Ngân sách năm sau được soạn lập
trên cơ sở ngân sách năm trước mà không xét tới việc có nên tiếp tục duy trì
hoạt động đang được cung cấp tài chính hay không. Ngân sách chi thường
xuyên và ngân sách chi đầu tư phát triển được soạn lập một cách riêng rẽ làm
giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực công. Tính minh bạch và trách nhiệm không
thực hiện nghiêm túc, một số khoản mục chi được đưa vào thực hiện nhưng
20
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
không công bố, đồng thời hạn chế sự tham gia của xã hội trong quy trình ngân
sách.
Trước sức ép về phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập, nhu cầu của
xã hội về nâng cao chất lượng hàng hóa công, đòi hỏi Nhà nước phải đổi mới
phương thức quản lý ngân sách theo đầu ra.
Lập ngân sách theo đầu ra là một hoạt động quản lý ngân sách dựa vào
cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn
lực tài chính nhằm hướng vào đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển
của chính phủ. Lập ngân sách theo đầu ra bao hàm một chiến lược tổng thể
nhằm đạt được những thay đổi quan trọng trong việc quản lý và đo lường
công việc thực hiện của các cơ quan nhà nước so với mục tiêu đề ra. Nó bao
gồm nhiều công đoạn như: thiết lập mục tiêu, lựa chọn các chỉ số và kết quả
nhắm tới, giám sát công việc thực hiện, phân tích và báo cáo những kết quả

này so với mục tiêu đề ra.
3.5.2.2. Soạn lập và quản lý ngân sách theo đầu ra trong khuôn khổ chi tiêu
trung hạn
Quản lý ngân sách theo đầu ra yêu cầu phải thay đổi phương thức soạn
lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) nhằm kết nối chính
sách, lập kế hoạch và lập ngân sách phù hợp với năng lực của quốc gia.
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một phương pháp soạn lập NSNN
được xác định trong một giai đoạn dài hơn, trong đó nó giới hạn nguồn lực
tổng thể từ trên xuống và kết hợp với các dự toán kinh phí từ dưới lên hợp
thành chính sách chi tiêu được phân bổ phù hợp với các ưu tiên chiến lược đã
được Chính phủ chấp nhận.
MTEF được xây dựng dựa trên nhận thức nguồn lực tài chính của quốc
gia có giới hạn và không tăng trong khoảng thời gian trung hạn, ít ra là 3-5
năm. Vì vậy, để đạt được những kết quả cao hơn từ những nguồn lực hiện có
đòi hỏi phải thiết lập các công cụ để phân bổ nguồn lực này phù hợp với mục
tiêu chiến lược ưu tiên. Nói cách khác, MTEF yêu cầu:
- Đánh giá mọi nguồn lực sẵn có, ước tính chi phí thực tế của việc thực
hiện chính sách;
21
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
- Tập trung tất cả nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược;
- Phân bổ nguồn lực theo các ưu tiên chiến lược của chính sách một
cách minh bạch.
Mục tiêu của MTEF:
- Khắc phục phương pháp soạn lập ngân sách tăng thêm, cắt giảm tuỳ
tiện, tách biệt ngân sách thường xuyên và ngân sách đầu tư, thiếu minh bạch
trong phân bổ nguồn lực. Việc lập kế hoạch ngân sách trung hạn không thể
thay thế chu kỳ lập ngân sách hàng năm, nhưng đem lại nền tảng cho chính
sách tài chính trong quy trình ngân sách hàng năm.
MTEF tạo ra cơ sở chiến lược cho soạn lập ngân sách để hướng các

khoản chi tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đề ra; gắn kết tất cả các khoản chi
tiêu bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên với tổng thể nguồn lực sẵn có
(nguồn lực trong nước và nước ngoài). Quy trình lập ngân sách minh bạch
khắc phục việc khởi xướng đưa ra những chính sách phi thực tế về mặt tài
chính.
- Hướng dẫn phân bổ chi tiêu ngân sách từ trung ương đến địa phương
trong sự gắn kết với các ưu tiêu phát triển dựa trên đánh giá nguồn lực tổng
thể và đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Nâng cao tính hiệu quả của chi tiêu bằng việc yêu cầu các cơ quan,
đơn vị sử dụng ngân sách phải xác định nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động và đo
lường công việc thực hiện giữa đầu ra với đầu vào và đầu ra với kết quả.
- Đưa ra tầm nhìn trung hạn để cho các ngành, các địa phương lập kế
hoạch trước và xác định những chương trình có thể được duy trì. Ngân sách
trung hạn được lập trong giai đoạn 3-5 năm; từng năm một, dự toán ngân sách
được đưa vào, và do vậy đảm bảo tính liên tục của của ngân sách trung hạn.
3.5.2.3. Dự án hỗ trợ cải cách ngân sách nhà nước giai đoạn IV.
Dự án hỗ trợ cải cách ngân sách nhà nước giai đoạn IV là loại dự án hỗ
trợ kỹ thuật thuộc lĩnh vực ngân sách nhà nước do Đức viện trợ không hoàn
lại với tổng kinh phí thực hiện dự án là 1.500.000 USD và được thực hiện từ
năm 2003. Mục tiêu chính của dự án là:
- Hỗ trợ Bộ Tài chính xây dựng các văn bản của Chính phủ và quy định
chi tiết về hướng dẫn thi hành Luật NSNN (Sửa đổi);
22
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn về Luật NSNN (sửa đổi);
- Hỗ trợ tổ chức, triển khai Luật NSNN (sửa đổi);
- Xây dựng kế hoạch trung hạn: thí điểm việc xây dựng kế hoạch tài
chính trung hạn tại một số Bộ và địa phương;
- Xây dựng cẩm nang “Quản lý ngân sách xã”.
- Nâng cao năng lực phân tích dự báo các chỉ tiêu kinh tế - thị trường

phục vụ cho công tác xây dựng dự toán ngân sách nhà nước.
Với mục tiêu trên của dự án thì Phòng Tổng dự toán có trách nhiệm
phối hợp với một số Bộ như Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế và một số địa
phương nghiên cứu và thí điểm xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn.
3.5.2.4. Dự án cải cách quản lý tài chính công.
Dự án Quản lý Tài chính công là một trong những dự án nhằm triển
khai Chương trình tổng thể về Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001
– 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 136/2001/QĐ
– TTg ngày 19/7/2001. Mục tiêu của dự án nhằm hiện đại hoá công tác quản
lý và sử dụng ngân sách nhà nước từ việc lập kế hoạch, thực hiện, báo cáo
ngân sách và trách nhiệm giải trình ngân sách trên cơ sở hiện đại hoá hệ thống
thông tin tài chính từ Trung ương đến Địa phương; nâng cao năng lực điều
hành, giám sát chi tiêu ngân sách ở tất cả các ngành, các cấp, các địa phương,
các đơn vị trong cả nước; Nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính
công; tăng cường năng lực quản lý nợ công và giám sát rủi ro về nợ của
doanh nghiệp nhà nước.
Dự án được thực hiện từ năm 2003 đến năm 2008 với tổng kinh phí là
71,4 triệu USD Trong đó:
- Vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới là: 54,3 triệu USD
- Viện trợ không hoàn lại của Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương
Quốc Anh là: 10 triệu USD
- Vốn đối ứng của Chính phủ: 7,1 triệu USD.
Các hoạt động của Dự án hiện đang được triển khai toàn diện trên cả 3
cấu phần chính gồm: Cấu phần 1 triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân
sách và kho bạc (TABMIS); Cấu phần 2 thí điểm Lập khuôn khổ tài chính và
chi tiêu trung hạn; và Cấu phần 3 Tăng cường công tác quản lý nợ.
23
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
Ở cấu phần 2, Phòng Tổng dự toán kết hợp với các chuyên gia tư vấn
trong nước và quốc tế cho các lĩnh vực thí điểm lập khuôn khổ tài chính trung

hạn và chi tiêu trung hạn (MTFF và MTEF) đã có các đợt làm việc cùng với
các nhóm công tác của các Bộ để rà soát lại các nội dung của MTFF và
MTEF giai đoạn 2006-2008 để in thành tài liệu, thảo luận các nội dung của
MTFF và MTEF cho giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, Phòng đã làm việc với 4
tỉnh thí điểm để thúc đẩy hoạt động tại các địa phương này.
24

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×