Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

dự án chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm quế hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.45 KB, 34 trang )

THUYẾT MINH DỰ ÁN
Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản
phẩm quế hữu cơ Trấn Yên thuộc chương trình MTQG xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2019 – 2020 huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: “Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản
xuất với tiêu thụ sản phẩm quế hữu cơ Trấn Yên”.
2. Mã số:
3. Cấp quản lý:
- Tỉnh/thành phố: Tỉnh Yên Bái
- Cấp huyện/thị xã: UBND huyện Trấn Yên
- Cấp xã:
4. Thời gian thực hiện: 12 tháng, từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020
5. Dự kiến kinh phí thực hiện:
Bằng số: 5.230.000.000 đồng
Bằng chữ: Năm tỷ hai trăm ba mươi triệu đồng chẵn,Trong đó:
- Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới:
2.530.000.000 đồng
- Nguồn vốn đối ứng, nguồn huy động hợp pháp khác: 2.700.000.000 đồng.
6. Tổ chức chủ trì dự án
- Tên tổ chức: Công ty cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam
- Địa chỉ: Thôn Vàng - xã Cổ Bi - huyện Gia Lâm - Hà Nội
- Giám đốc: Nguyễn Thị Huyền
- Điện thoại: 04.62951111/ 0987558116
- Email:
- MST: 0106014027
- Số tài khoản: 118000175452
- Tại ngân hàng: Vietinbank - chi nhánh Đô Thành, Hà Nội
7. Chủ nhiệm dự án
- Họ và tên: Nguyễn Quế Anh
- Ngày, tháng năm sinh: 11/10/1977 - Giới tính: Nam



1


- Học hàm, học vị: Cử nhân Kinh tế Đại học thương mại
- Chức vụ: Chủ tịch Hội SXCB và KD Hồi Lạng Sơn
- Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam
- Địa chỉ: Công ty CP Sản xuất và Xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam Thôn Vàng - xã
Cổ Bi - huyện Gia Lâm - Hà Nội
- E-mail: /
- Số điện thoại:

0985 555 559

8.Đề xuất tổ chức phối hợp thực hiện gồm:
8.1. Tổ chức 1: Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ PTNN huyện Trấn Yên
- Địa chỉ trụ sở: Tổ dân phố 6 - TT Cổ Phúc Huyện Trấn Yên – Yên Bái.
- Điện thoại: 0982.423.077
- Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Trần Thị Hoàn Liên - Giám đốc
8.2 Tổ chức 2: Ủy ban nhân dân xã Tân Đồng
- Tên cơ quan chủ quản: UBND huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- Điện thoại: 0216.3720.154
- Địa chỉ: Xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- Họ và tên thủ trưởng: Trần Thị Kiều Nhung - Chủ tịch UBND.
8.3 Tổ chức 3: Ủy ban nhân dân xã Việt Thành
- Tên cơ quan chủ quản: UBND huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- Điện thoại: 0216.3825.235
- Địa chỉ: Xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- Họ và tên thủ trưởng: Lê Thị Lụa - Chủ tịch UBND
8.4 Tổ chức 4: Ủy ban nhân dân xã Hịa Cng

- Tên cơ quan chủ quản: UBND huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- Điện thoại: 0216.3825.001
- Địa chỉ: Xã Hịa Cng, huyện Trấn n, tỉnh Yên Bái
- Họ và tên thủ trưởng: Phạm Văn Đạo - P Chủ tịch UBND
8.5 Tổ chức 5: Ủy ban nhân dân xã Đào Thịnh
- Tên cơ quan chủ quản: UBND huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- Điện thoại: 0914964566
- Địa chỉ: Xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

2


- Họ và tên thủ trưởng: Chu Đức Hiền - Chủ tịch UBND.
9. Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2016-2020;
- Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015
của liên bộ Tài Chính - Bộ Khoa học công nghệ về việc hướng dẫn định mức xây
dựng, phân bổ dự toán và quyết định kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và cơng
nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Căn cứ Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính
quy định chi tiết về việc sử dụng nguồn vốn của nhà nước để mua sắm nhằm duy
trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang
nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
- Căn cứ Thơng tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính về
việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục

tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
- Căn cứ Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT hướng dẫn một số nội dung thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2016 – 2020;
- Căn cứ Thông tư số 08/2019/TT-BTC ngày 30/01/2019 của Bộ Tài chính
sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của
Bộ tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
- Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/1/2017 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí xã nơng thơn
mới giai đoạn 2016 – 2020;
- Căn cứ Quyết định số 4781/QĐ-VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT ban hành sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Yên Bái về một số nội dung chủ yếu có cấu lại ngành nơng nghiệp, gắn
với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái đến năm 2020;
- Căn cứ Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND ngày 02 tháng 8 năm 2018 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về ban hành Quy định một số chính sách thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới trên địa bàn tỉnh
Yên Bái đến năm 2020;

3


- Căn cứ Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 14/12/2018 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ
có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
- Căn cứ Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 03/10/2017 của UBND tỉnh Yên
Bái ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ Hội nghị trên địa bàn tỉnh Yên Bái;

- Căn cứ Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 30/12/2015; Quyết định số
24/2017/QĐ-UBND ngày 16/11/2017 của UBND tỉnh Yên Bái, sử đổi bổ sung một
số điều của Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 ban hành định
mức xây dựng, phân bổ dự tốn kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ
có sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Yên Bái;
- Căn cứ Quyết định số 2449/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án phát
triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa
bàn tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 769/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2018;
- Căn cứ hướng dẫn số 679/HD-SNN-VPĐP, ngày 6/6/2018 của Sở Nông
nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái về việc hướng dẫn quy trình lập, phê duyệt và triển
khai dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi các
huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 2018 – 2020;
- Căn cứ Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 10/7/2020 của UBND tỉnh
Yên Bái về việc điều chỉnh, bổ sung dự tốn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ thực hiện các dự án phát
triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên địa
bàn tỉnh Yên Bái;
10. Tính cấp thiết của dự án
10.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình phát triển cây Quế
của Yên Bái
Yên Bái là tỉnh có diện tích Quế lớn nhất khu vực miền núi phía Bắc nước
ta. Mỗi năm, Yên Bái khai thác gần 5.000 tấn vỏ, và chất lượng Quế Yên Bái cũng
thuộc hàng tốt nhất Việt Nam.
Hiện nay, Yên Bái có diện tích trồng quế hơn 76.000 ha, tập trung chủ yếu ở
các huyện: Văn Yên ( hơn 45.900 ha), Trấn Yên (hơn 16.000 ha), Văn Chấn (hơn
9.500 ha), Lục Yên (hơn 4.300 ha), Yên Bình (hơn 1.100 ha). Dự kiến, năm 2020,
tỉnh Yên Bái sẽ trồng mới hơn 5.400 ha, trong đó diện tích trồng mới của các

huyện Văn Yên hơn 2.200 ha, huyện Trấn Yên hơn 1.000 ha, huyện Văn Chấn hơn
1.100 ha. Quế Yên Bái là cây trồng truyền thống của đồng bào Dao và dân tộc Tày.
Theo truyền thống, khi con cái đến tuổi lập gia đình, bố mẹ đều trồng một đồi quế
tặng con để làm vốn. Bởi thế mà ở các xã vùng cao như: Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ
Vàng, Châu Quế Hạ, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Tân Hợp ( huyện Văn Yên),
Quy Mông, Kiên Thành, Y Can, Tân Đồng, Báo Đáp, Việt Thành, Hịa Cng
(huyện Trấn n), Sùng Đơ, Nậm Mười, Nậm Búng, Sơn Lương (huyện Văn
4


Chấn) bà con trồng quế với diện tích rất lớn. Quế khơng chỉ có giá trị kinh tế cao
mà cịn góp phần bảo vệ thiên nhiên, mơi trường sinh thái. Quế giúp giữ đất, giữ
nước ở những vùng đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen
quý của cây bản địa. Đồng thời, cây quế cũng góp phần quan trọng giúp nhiều hộ
đồng bào dân tộc xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Nhiều gia đình có thu
nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ rừng Quế. Nhờ cây quế mà hàng ngàn gia
đình có cuộc sống ổn định và trở nên giàu có.
Huyện Trấn n nằm ở phía đơng nam tỉnh n Bái, phía bắc giáp
huyện Văn n và huyện n Bình, phía tây là huyện Văn Chấn, phía nam là
tỉnh Phú Thọ, phía đơng là huyện n Bình và thành phố n Bái. Huyện có diện
tích 62.914,3 km² và dân số là 83.569 người(năm 2016). Huyện có 21 xã và thi
trấn, 6 dân tộc chính sinh sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 66,5%, dân tộc Tày
chiếm 20,5%, dân tộc Dao chiếm 7,2%; dân tộc Mường chiếm 2,3%, dân tộc Cao Lan
chiếm 1,2%, dân tộc Mông chiếm 1,9%, dân tộc khác chiếm 0,4%.
Người Kinh: Chiếm 66,5% dân số, sinh sống chủ yếu ở các xã vùng ngồi và
các xã phía Nam của huyện. Vùng 2 bên bờ sông Thao đã được người Kinh khai khẩn
từ lâu đời, lập nên làng xóm đông đúc trù phú như vùng trung du Bắc Bộ. Người Kinh
ở Trấn Yên sinh cơ lập nghiệp vào các thời kỳ: Thời kỳ đầu di thực từ Phú Thọ, Việt
Trì theo sơng Thao đến khai phá những vùng đất phù sa ven sơng và cửa các con ngịi
lớn, sau đó thành người bản địa đã sinh sống nhiều đời trên mảnh đất này. Tiếp đó là

các đợt di thực vào thời kỳ thuộc Pháp, họ gồm phu kíp xây dựng đường sắt Yên Bái Lào Cai, nông dân được mộ lên làm trong các đồn điền, một số bị thực dân mộ đi khai
thác hầm mỏ, làm các công trình quân sự, một số khác đi khai thác lâm thổ sản… chủ
yếu là người ở các tỉnh đồng bằng như Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Đơng, Sơn
Tây. Người Nam Định, Thái Bình, Hà Nam đến sinh sống tại các vùng Bách Lẫm,
Yên Lương, Bình Trà, Bình Phượng, Phú Thọ, Dao Viễn, Lan Đình, Đại An, Yên
Thái, Kiên Lao, Phú Nhuận, Trái Hút và dọc đường sắt Yên Bái - Lào Cai.
Người Tày: Chiếm 20,5% dân số, sống chủ yếu ở các xã vùng sâu có bồn địa và
ven suối lớn. Họ sống tập trung thành bản, ở nhà sàn, thâm canh lúa nước, chăn nuôi gia
súc gia cầm. Đây là bộ phận đã định cư lâu đời ở các xã Hồng Ca, Hưng Khánh, Lương
Thịnh, Việt Hồng, Vân Hội, Việt Cường, Kiên Thành, Đào Thịnh, Báo Đáp, Tân Đồng.
Nhà sàn của người Tày rất rộng thường thì ba bốn thế hệ cùng sinh sống trong một ngôi
nhà. Người Tày đoàn kết, thân ái với người Kinh và các sắc tộc khác, tính tình dịu dàng,
đơn hậu, u nước thiết tha. Trong q trình sinh sống ln ln chú ý giữ gìn mơi
trường sinh thái. Người Tày ở Hưng Khánh, Hồng Ca, Lương Thịnh là chủ nhân của các
làn điệu Sli-lượn với cây đàn tính rộn ràng trong các ngày lễ tết.
Người Dao: Người Dao trong huyện định cư sau người Tày, họ có tập quán
sống ở các sườn núi cao từ 300 - 400m so với mặt biển. Trước những năm 1970 người
Dao sống chủ yếu trên vùng núi, ở các ngọn suối, canh tác cơ bản là phát nương trồng
rẫy. Trong cuộc vận động xây dựng hợp tác xã huyện đã kiên trì vận động và tổ chức
các điều kiện hạ sơn để người Dao xuống núi và ruộng nước. Nhưng khu khai hoang
vận động hạ sơn điển hình là khu Bát Lụa (Lương Thịnh), Vực Tròn (Lương Thịnh),
Minh An (Y Can). Đến giữa những năm 1970 người Dao đã hạ sơn, định canh định cư
5


xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở các xã Việt Cường, Lương Thịnh, Y Can,
Kiên Thành, Tân Đồng. Riêng nhánh Sán Chay (Cao Lan) thì định canh định cư tại 2
xã Hịa Cng và Minh Qn. Người Dao có tập qn trồng bơng dệt vải, nhuộm
chàm, họ có những điệu nhảy trong lễ lập tĩnh, cấp sắc và những ngày hội cầu mùa;
Người Sán Chay có các điệu múa Pâng Loóng “súc tép”, “chim gâu” rất duyên dáng

và rất hình tượng. Hiện nay tập quán kéo sợi vải khơng cịn nữa thay vào đó là những
truyền thống mới - trồng quế làm của Quế môn cho con cái xây dựng gia đình.
Người Mường: Chiếm 2,3% dân số. Người Mường có nguồn gốc từ huyện
Thanh Sơn (Phú Thọ) đã di thực theo sông Thao lên cư trú tại xã Quy Mông cách đây
khoảng 150 năm. Họ sống thành cộng đồng trong làng Mường. Sản xuất chủ yếu là
trồng cấy lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Về trình độ canh tác và tập quán trong
sinh hoạt cộng đồng có nét tương đồng với người Kinh. Hiện nay vẫn còn giữ được
một số nét đặc biệt về văn hóa truyền thống như dựng cây đu đầu xuân, trồng cây nêu
vào ngày tết. Điệu múa “Mỡi” Mường ở Quy Mông rộn ràng, sôi động thường sử
dụng vào các ngày lễ hội cầu mùa.
Người Mông: Trong những năm đầu miền Bắc mới được giải phóng, huyện
Trấn n cơ bản khơng có người Mơng. Theo điều tra năm 1932 của thực dân Pháp
tồn huyện chỉ có 77 người Mơng sống rải rác ở các vùng núi cao miền thượng huyện.
Từ những năm 80 người Mông du cư từ Trạm Tấu, Văn Chấn ở các xã ranh giới của
huyện. Họ ở tập trung thành bản Mông ở Hồng Lâu (Hồng Ca), Đồng Ruộng (Kiên
Thành) với tổng số người là là 1.270 người chiếm 1,9% dân số toàn huyện.
Đến hết năm 2017, huyện Trấn Yên có 3.411 hộ nghèo, chiếm 14,18%;
2.329 hộ cận nghèo, chiếm 9,69%. Xác định công tác giảm nghèo trong năm 2018
gặp nhiều khó khăn hơn so với những năm trước. Bởi hầu hết các hộ nghèo còn lại
của huyện đều khơng thuận lợi, thuộc diện khó thốt nghèo vì thiếu hụt các tiêu
chí, như: Thu nhập, diện tích, chất lượng nhà ở, vệ sinh, nước sạch...
Quế là sản phẩm đang mang lại nguồn thu lớn cho nhiều hộ nông dân chủ yếu
trong vùng đồng bào dân tộc miền núi (ước tính khoảng trên 400 tỷ đồng/năm) và
cũng là cây mũi nhọn có thể giúp xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, việc phát triển
ngành quế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn như: (i) Rừng Quế thường trồng trên đồi
núi cao, đất dốc hiểm trở, xa nơi cư trú của đồng bào nên có nhiều khó khăn về cơ sở
hạ tầng và đời sống. Việc thu hái hoàn toàn thủ công, thiếu phương tiện hỗ trợ; (ii)
Thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh, hơn nữa lại rất phụ thuộc vào giá
cả thị trường Trung Quốc; (iii) Thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân dẫn
đến việc hạn chế trong quản lý chất lượng sản phẩm và ít có khả năng cạnh tranh trên

thị trường thế giới; (iv) Thơng tin thị trường cịn chưa kịp thời và thiếu chính xác dẫn
đến việc sản xuất, kinh doanh còn nhiều rủi do; (v) Việc trồng Quế tại Yên Bái từ
nhiều năm trở lại đây đều là theo phương pháp quảng canh, ít có tác động các biện
pháp kỹ thuật thâm canh. Điều đó làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm từ cây
Quế không cao, không ổn định và thay đổi trong các khu vực, các năm khác nhau;
(vi) Công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch chủ yếu theo phương pháp thủ công,
chế biến tinh dầu theo quy mô công nghiệp chưa phát triển nên sản phẩm chất lượng
chưa cao mới chủ yếu là dầu thơ chưa phải tinh chất, chưa có tiêu chuẩn chất lượng
6


cụ thể; (vii) Công tác cải thiện giống chưa được quan tâm nhiều nên rừng quế chủ
yếu được trồng bằng giống chưa được chọn lọc. Công tác quản lý giống còn chưa
được coi trọng; (viii) Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên
tiến vào sản xuất, gây trồng và phát triển Quế còn hạn chế. Thiếu sự phối hợp giữa
nhà nghiên cứu với công tác khuyến lâm và doanh nghiệp.
Thực trạng cho thấy quy trình trồng và sản xuất Quế của các hộ nông dân
trên địa bàn tỉnh còn thiếu chuyên nghiệp, hoạt động trồng, thu hoạch, chế biến
được tiến hành khơng theo quy trình, thiếu kiểm sốt về đảm bảo vệ sinh, an tồn
thực phẩm cũng như các chỉ tiêu chất lượng, dẫn đến sản phẩm đầu ra chất lượng
thấp, giá thành rẻ, đời sống người nơng dân khó khăn do thu nhập thấp. Trong
nhiều năm qua, giá cả Quế vẫn bấp bênh do khơng có thị trường tiêu thụ ổn định.
Thời gian gần đây, được sự hỗ trợ và tư vấn của ngành thương mại, ngành khoa
học tỉnh, một số doanh nghiệp trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư công nghệ chế biến
sơ chế để đẩy mạnh chất lượng sản phẩm Quế. Tuy nhiên, cần thúc đẩy hơn nữa
việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đầu ra phù hợp tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo
hoạt động thương mại được phát triển bền vững.
10.2. Thực trạng sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ Quế tại Yên Bái
10.2.1 Công nghệ sử dụng cây giống
Hiện tại cây giống vẫn chủ yếu từ hạt, cây giống được người dân tự chọn

theo kinh nghiệm chưa được chọn lọc kỹ càng nên năng suất và chất lượng khơng
cao. Những năm gần đây có nhiều tổ chức, dự án đã nghiên cứu đánh giá và chọn ra
những cây giống tốt cho chất lượng, sản lượng cao và đồng đều giữa các năm. Tuy
nhiên, việc hướng dẫn và áp dụng thực tế cho người dân chưa được rộng rãi, nhiều
nơi trên địa bàn người dân vẫn chọn giống bằng kinh nghiệm cá nhân, không dựa vào
nghiên cứu thực tế dẫn đến sản lượng vẫn còn thấp.
10.2.2. Canh tác và chăm sóc
Về kỹ thuật canh tác, bà con nông dân chủ yếu vẫn trồng theo phương pháp
truyền thống là đào hố, thả cây, chưa quan tâm đến việc đầu tư phân bón; hằng
năm khơng chăm sóc, khơng tỉa cành, tỉa bớt cây dẫn đến mật độ cây trồng khơng
đều. Có nhiều nơi việc thu tỉa vẫn diễn ra với cây non nên chất lượng không cao.
10.2.3. Khai Thác Quế
Cây Quế cao và do yêu cầu cùng một lúc phải có nhiều sản phẩm nên thường
áp dụng các phương thức khai thác hết tất cả vỏ cây của toàn bộ cây trong một mùa
khai thác (khai thác trắng), ưu điểm là thu được nhiều sản phẩm và dễ áp dụng. Ngồi
ra cịn có phương thức khai thác các cây có đường kính đã định trước (khai thác
chọn) phương thức này thu được sản phẩm theo ý muốn, nhưng khó bố trí khai thác,
chu kỳ kinh doanh dài. ở nước ta có 2 mùa khai thác vỏ quế, vào mùa xuân thời tiết ít
mưa, nắng ấm kéo dài rất thích hợp cho khai thác và chế biến vỏ quế. Mùa thu,
thường có mưa nhiều, thời tiết âm u rất rễ cho vỏ bị mốc, bị mục ải. Hiện tại công cụ
thu hoạch cịn thơ sơ, chưa có dụng cụ chun dụng hiện đại nên việc thu hoạch mất
7


nhiều thời gian, cơng sức. Kích thước vịng cắt chưa có quy chuẩn nên chiều dài quế
khi sản xuất dài ngắn chưa đồng nhất. Nhiều khi dân còn thu sớm nên thu vào những
cây non hoặc là thu vẫn bị sát khó bóc vỏ dẫn đến mảnh vỏ quế bị vỡ, rách, nát.
10.2.4 Thực trạng chế biến Quế – Phơi Quế dựa vào ánh sáng mặt trời.
Hiện tại Quế được chế biến chủ yếu bằng phương pháp phơi khô dưới ánh
nắng mặt trời khoảng 5- 7 nắng cho khô bớt rồi đem bó vào và ủ đến khi khơ hẳn

thì xếp lưu kho. Sau khi phơi khô, xếp vỏ quế ngay ngắn trong thùng hay bó trong
các túi nilon để vỏ quế không bị gãy vỡ sẽ làm giảm chất lượng quế. Cất tinh dầu:
Các bộ phận của cây quế đều có thể cất lấy tinh dầu, song vỏ quế là sản phẩm có
giá trị cao hơn, nên ít khi sử dụng để cất mà chủ yếu dùng làm thuốc, gia vị, hóa mỹ
phẩm cho các cơng ty nước ngồi. Lá quế hái về, đem phơi khơ, bó thành từng bó
khoảng 10kg, cất giữ trong kho, khoảng 1 tháng sau đem chưng cất lấy tinh dầu.
Không hái lá quế vào mùa xn và trước lúc bóc vỏ quế. Ngồi việc lấy lá cất
tinh dầu, vào mùa thu khi cây ngừng sinh trưởng, chặt tỉa những cành nhỏ cũng có
thể dùng để chưng cất tinh dầu tốt. Cách cất tinh dầu quế cũng như cất một số loại
tinh dầu thơm nói chung, nhưng cần chú ý việc tách và làm trong tinh dầu. Tinh dầu
quế nặng hơn nước, sau khi cất sẽ thu được hỗn hợp nước và tinh dầu quế. Tinh dầu
nặng hơn chìm xuống phía dưới, song cần giữ yên một thời gian để tinh dầu lắng
hoàn toàn, nếu để ở nơi nhiệt độ thấp, quá trình lắng trong sẽ nhanh và triệt để hơn.
Tách nước phía trên để thu Quế tinh dầu quế bên dưới. Phần nước lọc tách ra vẫn
còn một lượng nhỏ tinh dầu quế, khi uống vào thấy thơm ngọt, hơi cay và rất ấm
bụng, cần thu gom lại để bán cho những cơ sở thu mua làm thuốc chữa bệnh.
Tinh dầu quế có khả năng ăn mòn kim loại, tinh dầu thu được sau chưng cất
nên đựng vào thùng tráng men hoặc thùng nhựa thực phẩm. Thùng đựng tinh dầu quế
cần kín, có thể cho lớp nước mỏng lên phía trên để hạn chế tinh dầu bốc hơi, đồng
thời ngăn cản tiếp xúc với oxy khơng khí. Cả vỏ quế khơ và tinh dầu quế dầu cần
được bảo quản ở nơi khơ ráo, thống mát và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Tuy nhiên
với những biện pháp chế biến cịn thủ cơng và phụ thuộc thời tiết nắng mưa thất
thường nên khi dân phơi quế thường dính nhiều tạp chất như mùn, đất, sỏi đá, lơng gà
vịt thậm chí phân súc vật. Ngồi ra khi phơi, quế gặp nước mưa bị đen, thối, mốc bị
biến đổi chất và xuất hiện aflotoxin khiến quế rất bẩn và chất lượng kém, không đáp
ứng được những thị trường cao cấp. Độ khô phơi chưa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, vị trí
lưu kho khơng được vệ sinh sạch sẽ và khép kín tạo ra nhiều mối nguy ảnh hưởng đến
chất lượng quế và lá quế. Khi chưng cất tinh dầu vẫn còn lẫn nước và nhiều tạp chất
chưa được lọc tách, chất lượng tinh dầu mới chỉ ở dạng thô, chưa tinh.
Một điều rất đặc biệt nữa là, trên thế giới, nhiều nước phát triển như Châu

Âu, Mỹ, Nhật họ đều hướng đến sử dụng những sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch
tự nhiên không biến đổi gen. Tuy nhiên những năm gần đây người dân sử dụng hóa
chất, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học rất nhiều kể cả cho cây Quế. Hành động này
vơ tình làm cho chất lượng cây quế kém đi, không thể đáp ứng những nhu cầu khắt
khe của thị trường cao cấp, giá trị giảm sút và giá cả bấp bênh, đời sống người dân
nhiều vùng vẫn cịn nghèo khó.
8


10.2.5 Quản lý chất lượng
Cây Quế hiện nay bị thoái hóa do khơng được tuyển chọn giống và kỹ thuật
canh tác chưa được quản lý một cách chặt chẽ. Người dân cũng như các doanh
nghiệp chưa áp dụng các quy trình canh tác, chế biến, đóng gói, bảo quản một cách
khoa học. Các quy trình quản lý nội bộ và các quy trình quản lý bên ngồi chưa
được thực hiện một cách nghiêm túc. Do vậy, chất lượng Quế bị giảm sút, Quế
mỏng, độ dày, chiều dài, độ dầu không đồng đều, hiện tượng mảnh to nhỏ, dài ngắn
và nhiều mảnh bị nát vụn. Một số hộ dân sản xuất chưa đạt được tiêu chuẩn vệ sinh
an toàn thực phẩm. Các thành phần trong tinh dầu quế cũng có xu hướng giảm. Quế
xuất khẩu toàn là quế chất lượng thấp, giá thành rẻ, Quế vỏ xô không được lựa chọn
phân loại rõ ràng. Chất lượng Quế khi sang đến công ty nhập khẩu bị biến đổi chất
lượng, xuất hiện nấm mốc, tạp chất nhiều, hàm lượng một số chất (SO2 và CO2) và
hàm lượng chì trong Quế cao hơn so với sự cho phép của người mua.
10.2.6. Thị trường tiêu thụ
Hiện tại, hầu hết quế Trấn Yên, quế Yên Bái cũng như quế Việt Nam đều
xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu chưa chế biến, chưa phải là sản phẩm cuối cùng
và chưa đạt các tiêu chuẩn của các thị trường cao cấp. Chính vì vậy, sản phẩm quế
Việt Nam thường chỉ tiếp cận được với các thị trường thấp cấp, dễ tính như: Trung
Quốc, Ấn Độ, Băng la dét, Pakistan... Rất ít doanh nghiệp sơ chế, chế biến và xuất
được sản phẩm từ Quế vào các thị trường cao cấp như Mỹ, các nước Châu Âu,
Nhật, Hàn Quốc... Mặc dù là một trong 5 nước sản xuất Quế trên thế giới sau

Trung Quốc, tuy nhiên giá trị kinh tế mang lại cho bà con nông dân trồng và các
doanh nghiệp Việt Nam còn ở mức thấp so với tiềm năng.
10.3. Giải pháp
Quế Yên Bái là một đặc sản vùng miền và được nhiều người biết đến. Đặc
biệt Quế Văn Yên được cấp chỉ dẫn địa lý. Nhưng nhiều doanh nghiệp và nông
dân không hề nắm được điều này và họ vẫn đang sản xuất theo yêu cầu của Ấn độ
với những sản phẩm chất lượng thấp, tẩm lưu huỳnh và bột sắt ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe người tiêu dùng và dần làm mất danh tiếng cũng như ý nghĩa
của chỉ dẫn địa lý dành cho sản phẩm Quế.
Để giải quyết những vấn đề trên, cần triển khai một dự án tổng thể nhằm áp
dụng khoa học kỹ thuật để tối ưu quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế, từ đó gia tăng giá trị sản
phẩm, phát triển đầu ra trên thị trường, đem lại thu nhập cho các hộ nông dân và
phát triển kinh tế địa phương.
Qua quá trình nghiên cứu, đồng thời nắm bắt xu hướng hiện tại, cho thấy sản
phẩm được cấp chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế (gọi tắt là sản phẩm
chứng nhận hữu cơ hay sản phẩm organic) là lựa chọn ưu tiên hàng đầu đối với các
thị trường cao cấp quốc tế. Bởi đây là mặt hàng được sản xuất theo bộ nguyên tắc
quy định của tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây
trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an tồn với người sử dụng và
đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát nội bộ và hệ thống
9


thanh tra ngoại vi quốc tế được tổ chức chặt chẽ để giám sát việc thực hiện tốt các
tiêu chuẩn này. Những sản phẩm hữu cơ được sản xuất với quy cách khơng sử dụng
bất cứ một loại hố chất độc hại nào, đồng thời chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái
tự nhiên. Mục đích hàng đầu của nơng nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng
suất của cộng đồng về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người. Nếu được
sản xuất theo mơ hình hữu cơ, cho ra sản phẩm hữu cơ đạt chất lượng, quế Trấn Yên

và quế Yên Bái cũng sẽ được nâng cao giá trị gấp nhiều lần và mở ra những cơ hội
lớn trong việc xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài, tạo cơ sở
tăng thu nhập cho bà con nông dân, phát triển nền kinh tế địa phương.
10.4. Thực trạng sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ Quế tại Trấn Yên
Huyện Trấn Yên là huyện mới phát triển cây quế sau huyện Văn Yên. Tuy
nhiên, diện tích quế đã phát triển rất nhanh trên địa bàn nhiều xã. Trên địa bàn
huyện Trấn n có nhiều xã đã có diện tích trồng quế lớn như Tân Đồng (hơn
1670 ha), Đào Thịnh (hơn 650 ha), Hịa Cng (hơn 700 ha), Việt Thành (gần 600
ha). Tại các xã này, có nhiều nương quế đã được trồng từ nhiều năm trước, có
những nương quế 20, 30 năm tuổi, đồng thời cũng có nhiều nương đã khai thác và
được trồng lại. Tập quán trồng quế chung hiện nay là trồng với mật độ dày từ 6000
- 7000 cây/ha, khoảng sau 4 năm tỉa thưa lần 1 còn lại khoảng 3000 - 3500 cây/ha.
Đến năm thứ 7, 8 tỉa thưa lần 2, mật độ cây còn lại 1500 - 1700 cây/ha. Việc trồng
cây với mật độ dày như trên sẽ giúp giảm sự phát triển của cỏ. Qua thực tế nhiều
năm trước có những nương dùng thuốc trừ cỏ để làm cỏ trước khi trồng chỉ giúp
làm giảm công làm cỏ, nhưng lại làm giảm sự phát triển của cây quế, cây trồng
chậm lớn, lá đỏ, do vậy hiện nay bà con nông dân chủ yếu dùng máy để làm cỏ
giúp giảm rủi ro về sử dụng hóa chất trong trồng quế. Việc trồng, chăm sóc, khai
thác, chế biến quế tại Trấn Yên chủ yếu cũng giống như các nơi khác ở Yên Bái,
nên chất lượng của cây quế của huyện Trấn Yên còn thấp, giá trị cũng chưa cao.
Thị trường chủ yếu của cây quế Trấn Yên vẫn là thị trường thấp cấp như Trung
Quốc, Ấn Độ, Băng la đét, Pakistan và các nước Nam Á khác. Tuy nhiên tại huyện
Trấn Yên cũng có những vùng quế có truyền thống, chất lượng tốt như Hịa
Cng, Việt Thành, Đào Thịnh, Tân Đồng, thuận lợi cho việc xây dựng vùng quế
chất lượng cao để xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển.
11. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ theo dự án được chuyển giao
11.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm chứng nhận quốc tế (sản phẩm hữu cơ)
Hiện tại, nông nghiệp hữu cơ đang thu hút khoảng 1,9 triệu nhà sản xuất tại
164 quốc gia với tốc độ gia tăng khoảng 15% mỗi năm. Trong khi hầu hết các thị
trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ là các nước phát triển thì các nước đang phát triển

trở thành nhà cung cấp chính.
Châu Âu và Mỹ là hai thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ lớn nhất toàn cầu.
Thị trường hữu cơ Mỹ đạt doanh thu 22 tỷ euro vào năm 2012 và đã tăng trưởng
bền vững trong 10 năm qua. Doanh số thị trường hữu cơ tại Châu Âu cũng đạt 22,8
tỷ euro năm 2012. Hiện tại, Đức là thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ lớn nhất
chiếm khoảng 31% thị trường Châu Âu. Ngoài ra, Đức cũng là nhà phân phối
10


hàng đầu các sản phẩm hữu cơ cho thị trường Châu Âu và Mỹ. Hà Lan là thị
trường có mức tiêu thụ nội địa vào tầm trung tuy nhiên nước này lại đóng vai trị
như một nhà thương mại, phân phối quan trọng các sản phẩm hữu cơ trong đó có
gia vị. Thụy Sỹ, Đan Mạch cũng là các thị trường tiêu thụ thực phẩm hữu cơ lớn.
Tại Châu Á, có nhiều quốc gia sản xuất cung cấp các sản phẩm hữu cơ như:
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin và Việt Nam. Các quốc
gia này chủ yếu trồng các sản phẩm hữu cơ phục vụ các thị trường xuất khẩu. Các
sản phẩm hữu cơ xuất khẩu chủ yếu là: hoa quả, rau, gia vị, gạo, chè. Nhu cầu về
các sản phẩm hữu cơ ngày càng gia tăng bao gồm cả các thị trường châu Á như
Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kong và Sing-ga-po. Mặc dù vậy, sản lượng hữu
cơ vẫn còn đang khá thấp so với nhu cầu trên thế giới.
Lợi ích về giá là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy với người
nông dân chuyển sang canh tác hữu cơ. Sản phẩm có chứng nhận hữu cơ thường có
mức giá cao hơn từ 30-50% so với sản phẩm thông thường.
11.2. Giải pháp công nghệ áp dụng
Dự án xây dựng mơ hình chuỗi sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế
trong đó sử dụng các hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, thân thiện với môi
trường nhằm nâng cao năng suất lao động; đồng thời áp dụng những cơng trình
nghiên cứu khoa học về giống cây trồng và mơ hình sản xuất lâm nghiệp nhằm tạo
ra những sản có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT QUẾ HỮU CƠ
---------------------------------Bước 1: Lựa chọn vùng sản xuất quế

Bước 2: Tạo vùng đệm cách ly

Bước 8: Truy xuất nguồn gốc

Bước 3: Chuẩn bị phân bón hữu cơ

Bước 7: Thu hoạch và sơ chế, chế
biến thành phẩm

Bước 4: Chuẩn bị đất trồng

Bước 6: Quản lý dịch hại

Bước 5: Lựa chọn cây giống, Trồng và
chăm sóc

11


11.2.1 Quy hoạch vùng trồng hữu cơ và công nghệ sử dụng giống
Xây dựng được phương án Quy hoạch vùng trồng Quế hữu cơ trên cơ sở kết
hợp giữa kinh nghiệm của nông dân (phương pháp tham gia), điều tra sơ bộ về đất
đai, thủy lợi, các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khác (lao động, khả năng đầu
tư). Trên cở sở đó sẽ xây dựng vùng sản xuất Quế hữu cơ phù hợp với từng tiểu
vùng sinh thái để tận dụng tối ưu điều kiện tự nhiên mang lại lợi thế sẵn có của
vùng nhằm áp dụng được các quy trình Quế hữu cơ (lựa chọn giống, phân bón,
chăm sóc, thu hoạch…)

Cây giống sử dụng trong dự án là các giống được chọn tạo từ các cơ quan
nghiên cứu khoa học hoặc là các giống được các cơ quan khoa học khảo sát có
năng suất, chất lượng cao.
11.2.2 Cơng nghệ sử dụng phân bón
Sử dụng phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học để bón cho rừng Quế.
Hướng dẫn Quy trình về xác định thời điểm bón phân phù hợp với nhu cầu phân
bón trong từng giai đoạn của cây Quế để đảm bảo cho năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc sử dụng phân bón phải có trong danh mục cho phép
và được ghi chép đầy đủ trong suốt quá trình sản xuất, tuân thủ chặt chẽ theo quy
trình hữu cơ.
11.2.3. Cơng nghệ phịng trừ sâu bệnh
Hướng dẫn Quy trình dự tính, dự báo, theo dõi sâu bệnh hại cho rừng Quế,
hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV sinh học, thảo dược, khoa học, trong đó chỉ rõ
loại thuốc đặc hiệu cho các loại sâu bệnh hại, liều lượng phun, thời gian và phương
pháp phun thuốc. Bên cạnh đó, dự án sẽ chuyển giao hướng dẫn quy trình sản xuất
các loại thuốc BVTV thảo mộc cho nơng dân.
11.2.4. Quy chuẩn hóa nhà máy sản xuất và quy trình sản xuất:
Đầu tư xây dựng hạ tầng nhà máy, các thiết bị sản xuất và quy chuẩn hóa quy
trình sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ cho sản phẩm, tiêu chuẩn HACCP, IFS
cho nhà máy sản xuất nhằm xuất khẩu các sản phẩm của dự án vào thị trường cao
cấp như Mỹ, Châu Âu, Nhật.

12


II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
12. Mục tiêu dự án
12.1. Mục tiêu chung
Áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng,
chế biến và kinh doanh Quế cho người nơng dân; xây dựng các mơ hình sản xuất

Quế theo tiêu chuẩn hữu cơ gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng
cường mối liên kết trong chuỗi giá trị, từ đó gia tăng giá trị sản phẩm Quế, tăng
sản lượng tiêu thụ nhằm cải thiện sinh kế cho người nông dân địa phương.
12.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng mơ hình sản xuất Quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ với quy mô 1.255 ha
cho 578 hộ nông dân trên địa bàn 4 xã Tân Đồng, Đào Thịnh, Việt Thành, Hịa
Cng huyện Trấn n.
- Chuyển giao quy trình trồng, canh tác, thu hoạch Quế theo tiêu chuẩn hữu
cơ cho 578 hộ dân trồng Quế
- Xây dựng thành cơng mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và 578 hộ nông dân
trồng Quế thông qua việc cam kết thu mua 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
- Chuyển giao cơng nghệ chế biến, đóng gói các sản phẩm có giá trị cao từ Quế
theo tiêu chuẩn hữu cơ cho cán bộ công nhân nhà máy là người dân địa phương.
- Kết nối xúc tiến đưa các sản phẩm vào các thị trường xuất khẩu cao cấp.
13. Nội dung dự án
13.1. Nội dung 1: Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và
đất đai để xác định được vùng xây dựng mơ hình Quế hữu cơ
- Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để xác định dự kiến
vùng xây dựng mơ hình Quế hữu cơ.
- Điều tra đánh giá đất đai, nguồn nước phù hợp xây dựng mơ hình Quế hữu
cơ. Tiến hành phân tích các mẫu đất và nước để đảm bảo hệ sinh thái phù hợp cho
sản xuất hữu cơ.
- Xác định vùng xây dựng mơ hình sản xuất Quế hữu cơ, quy mơ 1.255 ha rừng
Quế, có vùng cách ly đạt tiêu chuẩn tại các xã Tân Đồng, Việt Thành, Hịa Cng và
Đào Thịnh thuộc huyện Trấn Yên.
- Lựa chọn hộ gia đình tham gia xây dựng mơ hình Quế hữu cơ, thành lập 16
nhóm hộ nơng dân tại các xã Tân Đồng, Việt Thành, Hịa Cng và Đào Thịnh (578
hộ).
- Xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết hồ sơ nông trại cho 578 hộ dân trồng Quế
được lựa chọn làm cơ sở cho hệ thống quản lý nôi bộ, nhật ký trồng, sản xuất,

nông hộ điện tử và truy xuất ngồn gốc theo phần mềm.
- Thời gian thực hiện : 01/2020 - 04/2020 đưa khớp mục 15
13.2. Nội dung 2: Hướng dẫn hỗ trợ chăm sóc, ni dưỡng vùng ngun
liệu quế được lựa chọn:

13


Hướng dẫn, hỗ trợ các nơng dân chăm sóc, ni dưỡng các nương quế trong
vùng diện tích được lựa chọn theo các tiêu chuẩn hữu cơ. Phát dây leo, cây bụi trên
tồn bộ diện tích trồng rừng bằng máy cắt hoặc dao.
Thực hiện tỉa thưa 02 lần khi rừng trồng có những biểu hiện cạnh tranh khơng
gian dinh dưỡng mạnh, nhiều cây có tán giao nhau (rừng đã khép tán).
- Tỉa thưa lần 01: khi rừng bước vào tuổi 04 đến tuổi 05; lần 02 khi rừng bước
vào tuổi 07 đến tuổi 08.
- Thời điểm tỉa thưa: vào mùa khô (trước hoặc sau mùa sinh trưởng).
- Mật độ để lại: tỉa thưa lần 01, 3000 - 3500 cây/ha. Tỉa thưa lần 2, mật độ cây
còn lại 1500 - 1700 cây/ha.
- Chọn cây bài tỉa: cây bài tỉa là những cây có chất lượng kém trong lâm phần, bị
sâu bệnh hại, bị chèn ép, bị cụt ngọn, khơng có triển vọng cung cấp vỏ đẹp.
- Phương pháp tỉa: bài cây trước khi chặt, phải chặt cây sát gốc, hướng cây đổ
không ảnh hưởng tới cây giữ lại. Không chặt nhiều hơn 03 cây liền nhau và đảm
bảo cây giữ lại phân bố đều trong rừng.
- Vệ sinh rừng sau tỉa thưa: thu gom thân cây, cành cây, lá cây ra khỏi khu rừng
- Thời gian: 5/2020
13.3. Nội dung 3: Tổ chức Hội nghị triển khai giới thiệu canh tác sản xuất
quế hữu cơ:
- Tổ chức 04 Hội nghị triển khai giới thiệu canh tác sản xuất quế hữu cơ tại
04 xã tham gia thực hiện.
- Dự kiến 50 người/01 hội nghị (01 ngày/hội nghị).

- Thời gian thực hiện: 6/2020 – 8/2020.
13.4. Nội dung 4: Tổ chức Hội nghị triển khai sản xuất quế hữu cơ:
- Tổ chức 04 Hội nghị triển khai giới thiệu canh tác sản xuất quế hữu cơ tại 04
xã tham gia thực hiện.
- Dự kiến 50 người/01 hội nghị (01 ngày/hội nghị).
- Thời gian thực hiện: 6/2020 – 8/2020.
13.5. Nội dung 5: Tập huấn về nông nghiệp hữu cơ và hệ thống kiểm sốt
nội bộ cho nhóm trưởng và các thành viên nòng cốt:
- Tổ chức 04 lớp tập huấn triển khai giới thiệu canh tác sản xuất quế hữu cơ
tại 04 xã tham gia thực hiện.
- Dự kiến 50 người/01 lớp (03 ngày/lớp).9 sản phẩm đạt đạt ( giới thiệu canh
tác quế hữu cơ cho các hộ dân).
- Thời gian thực hiện: 6/2020 – 8/2020.
13.6. Nội dung 6: Đào tạo về kỹ năng thanh tra cho các thanh tra nội bộ
cho thành viên nòng cốt:
- Tổ chức làm 02 đợt đào tạo về kỹ năng thanh tra nội bộ cho các thành viên
nòng cốt.
14


- Mỗi đợt tổ chức 04 lớp đào tạo về kỹ năng thanh tra nội bộ cho các thành
viên nòng cốt.
- Dự kiến 10 người/01 lớp (03 ngày/lớp).
- Thời gian thực hiện: 6/2020 – 8/2020.
13.7. Nội dung 7: Triển khai vẽ bản đồ và lên dữ liệu nông hộ phù hợp với
quy định hữu cơ:
- Tổ chức đánh giá, vẽ bản đồ, cập nhật vẽ lại bản đồ tổng thể, bản đồ chi tiết
của 578 hộ.
- Các thành viên và trưởng nhóm tham gia thực hiện.
- Thời gian thực hiện: 7/2020 – 11/2020.

13.8. Nội dung 8: Tập huấn về canh tác nông nghiệp hữu cơ định kỳ cho
các thành viên của các nhóm nơng dân (16 lớp: 3 ngày/lớp, tổng số 578 hộ):
- Tổ chức tập huấn cho 578 hộ nơng dân tham gia vùng sản xuất mơ hình quế
hữu cơ .
- Dự kiến tổ chức 16 lớp, (03 ngày/lớp) cho tổng số 578 hộ.
- Nội dung tập huấn:
+ Tập huấn về giới thiệu tổng quan về nông nghiệp hữu cơ và các nguyên tắc
sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
+ Tập huấn về các tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ áp dụng cho cây Quế
+ Tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Quế theo tiêu chuẩn hữu cơ
quốc tế
+ Tập huấn về hướng dẫn sản xuất phân hữu cơ đủ tiêu chuẩn tại chỗ
+ Tập huấn về hướng dẫn sản xuất thuốc trừ sâu sinh học/thảo mộc phòng trừ sâu bệnh
+ Tập huấn về phương pháp thu hái sử dụng công cụ cải tiến đảm bảo tiêu chuẩn,
an toàn và nâng cao năng suất.
- Thời gian thực hiện: 07/2020 – 10/2020.
13.9. Nội dung 9: Tập huấn cho các nhóm trưởng về các yêu cầu của việc
chứng nhận hữu cơ và cách ghi chép sổ sách (3 ngày/lớp * 4 xã*3 lần/ năm):
- Tổ chức tập huấn cho các trưởng nhóm tại vùng dự án.
- Dự kiến tổ chức 12 lớp, (03 ngày/lớp) cho tổng số 40 nhóm trưởng, nhóm
phó, nội dung gồm:
+ Tập huấn về nguyên tắc và phương pháp thu thập thông tin nông hộ, xây
dựng sơ đồ nông trại làm cơ sở dữ liệu cho quản lý nội bộ.
+ Tập huấn về nguyên tắc và phương pháp thanh tra nội bộ theo quy chuẩn
hữu cơ quốc tế.
+ Tập huấn về quy trình sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho
cây Quế.

15



+ Tập huấn về quy trình, phương pháp tự sản xuất thuốc trừ sâu sinh học thảo
mộc phòng trừ sâu bệnh.
+ Tập huấn về Bộ tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế áp dụng cho việc trồng và chăm
sóc cây Quế.
+ Tập huấn về quy trình phương pháp thu hoạch sử dụng cơng cụ cải tiến đảm
bảo tiêu chuẩn, an tồn và nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng nguyên liệu
đầu vào.
+ Tập huấn về quy trình phương pháp phơi & sấy sản phẩm Quế theo tiêu
chuẩn hữu cơ quốc tế.
- Thời gian thực hiện: 07/2020 – 10/2020.
13.10. Nội dung 10: Tập huấn hướng dẫn định kỳ cho các thành viên chủ
chốt tham gia quản lý hệ thống hữu cơ ( 3 ngày/lớp x 4 lớp x 3 lần/ năm):
- Tổ chức tập huấn cho các thành viên chủ chốt tại vùng dự án.
- Dự kiến tổ chức 12 lớp, (03 ngày/lớp) cho tổng số 40 thành viên chủ chốt,
nội dung gồm:
+ Tổ chức các lớp tập huấn hưỡng dẫn cho các thành viên chủ chốt về những
quy định, những việc cần làm trong hệ thống hữu cơ.
+ Hướng dẫn những thành viên chủ chốt về việc chăm sóc cây để đạt tiêu
chuẩn, năng suất hữu cơ , hướng dẫn cách thu hoạch đạt hiệu quả cao, đảm bảo
chất lượng của sản phẩm tốt nhất.
- Thời gian thực hiện: 06/2020 – 10/2020.
13.11. Nội dung 11: Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp chứng nhận hữu cơ
quốc tế và mời thanh tra quốc tế đánh giá.
- Hoàn thiện toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ theo các quy định của chứng
chỉ hữu cơ: hệ thống các thanh tra viên nội bộ, hệ thống sổ sách ghi chép, truy suất
nguồn gốc sản phẩm. Vẽ hệ thống bản đồ vùng nguyên liệu.
- Tiến hành phân tích các mẫu sản phẩm để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt
các tiêu chuẩn về hữu cơ
- Tiến hành xây dựng bộ hồ sơ xin cấp chứng nhận với đầy đủ các thông tin

cần thiết
- Thu xếp lịch để các thanh tra quốc tế đánh giá chuỗi sản xuất hữu cơ từ khâu
trồng, thu hoạch, vận chuyển, chế biến, đóng gói và xuất bán
- Hoàn thiện các yêu cầu của các thanh tra viên quốc tế để có thể đạt chứng
nhận hữu cơ chuyển đổi hoặc chứng nhận hữu cơ toàn phần.
- Thời gian thực hiện: 07/2020 – 09/2020.
13.12. Nội dung 12: Hội nghị triển khai cam kết tiêu thụ quế hữu cơ tại
huyện Trấn Yên:
- Tổ chức 01 Hội nghị tại huyện Trấn Yên, trong thời gian 01 ngày với đại
diện của 4 xã dự kiến 70 đại biểu, bình quân mỗi xã 15 người, Công ty 10 người).
16


- Nội dung hội nghị: Tổ chức 01 hội nghị tại huyện Trấn Yên, thời gian tổ
chức 01 ngày . Trong hội nghị sẽ triển khai với đại diện của 4 xã về các cam kết
của công ty sẽ thu mua và tiêu thụ các sản phẩm của bà con. Phổ biến các quyền
lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của bà con cũng như của công ty trong dự án phát triển
sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm quế hữu cơ
Trấn Yên.
- Thời gian thực hiện: 10/2020 – 12/2020.
13.13. Nội dung 13: Hỗ trợ bao bì mới, có chứng nhận hợp quy cho bà con
nông dân thu hoạch quế đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế:
- Hỗ trợ bao bì có chứng nhận hợp quy cho bà con nông dân thu hoạch quế
(chu kỳ thu hoạch 15 năm, một năm 2 vụ thu hoạch, năng suất thu hoạch
45.000kg/ha) mỗi bao đựng khoảng 30kg vỏ quế. Năm 2020 sẽ hỗ trợ
(1.255ha/15/2x45.000/30 = 62.750 cái) 50 cái/ha.
- Thời gian thực hiện: 6/2020 – 9/2020.
13.14. Nội dung 14: Duy trì tốt quan hệ với khách hàng cũ và mở rộng số
lượng khách hàng xuất khẩu mới vào thị trường cao cấp:
- Đánh giá, nghiên cứu nhu cầu về thị hiếu người tiêu dùng của các thị trường

cao cấp từ đó có xây dựng các bộ sản phẩm với hệ thống nhận diện thương hiệu
chuyên nghiệp
- Đàm phán tìm kiếm các đối tác để xây dựng các kênh phân phối sản phẩm
hữu hiệu với chi phí phù hợp nhằm đưa sản phẩm Quế của Việt Nam vào thị
trường cao cấp
- Phối hợp với các hiệp hội ngành nghề nơng nghiệp, các ban ngành đồn thể
tổ chức lễ hội quế, hội chợ quế định kỳ hàng năm nhằm giới thiệu đến các đối tác
về tiềm năng và thế mạnh của sản phẩm quế Việt Nam
- Tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế nhằm giới thiệu sản
phẩm Quế hữu cơ đến với các đối tác nước ngồi.
13.15. Vai trị, trách nhiệm của các tác nhân trong chuỗi:
Để có được chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quế hữu cơ cần thiết
phải có các tác nhân trực tiếp và gián tiếp. Trong đó tác nhân trực tiếp là các hộ
nơng dân trồng quế và Công ty CP Sản xuất và Xuất khẩu Quế hồi Việt Nam. Tác
nhân gián tiếp là cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong việc hỗ trợ tuyên truyền,
đề ra các biên pháp quản lý các chất cấm trong việc trồng, chăm sóc, bảo quản và
phát triển cây quế.
13.15.1 Người nông dân trồng quế:
Là những hộ nơng dân trực tiếp trồng, chăm sóc, thu hoạch cây quế trên địa
bàn 4 xã được lựa chọn và cung cấp cho đơn vị sản xuất, chế biến quế. Những hộ
nông dân tham gia chuỗi là những hộ đã có nương quế trồng sẵn với tuổi quế tối
thiểu là 3 năm. Đây là thời gian cần thiết cho việc phân hủy các chất hóa học đã sử
dụng cho cây quế. Những hộ nơng dân này phải đảm bảo tồn thể các thành viên
trong hộ đều nắm được các yêu cầu của canh tác hữu cơ. Các công việc cần tuân
17


thủ trong việc trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển sản phẩm quế. Tổ
chức theo dõi, ghi chép, đáp ứng cho việc truy suất nguồn gốc sản phẩm quế các
yếu tố về trồng, chăm sóc, vật tư đầu vào, thu hoạch và bán sản phẩm cho công ty.

Trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và bán sản phẩm quế cho công ty các hộ
nông dân cần tuân thủ các quy định trong quy trình làm quế hữu cơ.
13.15.2 Công ty CP Sản xuất và Xuất khẩu Quế hồi Việt Nam:
Là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thu mua sản phẩm quế được thu hoạch từ
các hộ nông dân trong chuỗi giá trị.
Cơng ty có trách nhiệm tìm kiếm đơn vị đánh giá hữu cơ có uy tín trên thế
giới, tổ chức thanh tra, đánh giá vùng quế hữu cơ được lựa chọn. Tổ chức sản xuất,
chế biến quế được thu hoạch từ các vùng đạt chứng nhận trên cơ sở dây chuyền
thiết bị đảm bảo theo tiêu chuẩn hữu cơ. Tổ chức các hoạt động tìm kiếm thị
trường, khách hàng cho các sản phẩm quế hữu cơ, ký kết hợp đồng bán sản phẩm
quế đạt chứng nhận cho các khách hàng. Tổ chức ghi chép hệ thống theo dõi đảm
bảo truy suất nguồn gốc theo quy định. Giải quyết hợp tình, hợp lý các khiếu nại,
thắc mắc của khách hàng. Cơng ty có trách nhiệm đưa ra các hợp đồng cụ thể về
khách hàng mua hàng quế theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Liên hệ với các đơn vị khoa học và các nhà khoa học để được cung cấp thông
tin về các giống quế tốt đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn. Các giải pháp về chăm
bón, phịng trừ sâu bệnh theo tiêu chuẩn hữu cơ, cung cấp cho bà con nông dân
trong vùng lựa chọn những nhu cầu tối thiểu nhằm đảm bảo việc chăm sóc, thu
hoạch, vận chuyển và bảo quản tuân thủ theo quy định.
13.15.3 Cơ quan quản lý nhà nước các cấp:
Cơ quan quản lý nhà nước các cấp, trực tiếp là cấp xã, thôn hỗ trợ trong việc
tuyên truyền tới các hộ nông dân trồng quế thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng cây quế, canh tác, thu hoạch, vận chuyển đảm bảo an toàn, tuân thủ các
quy định của tiêu chuẩn.
Ban hành các cơ chế chính sách nhằm quản lý chặt chẽ các chất cấm, các biện
pháp canh tác gây ảnh hưởng đến môi trường, đến sức khỏe của hệ sinh thái và sức
khỏe của cộng đồng.
14. Giải pháp thực hiện
14.1 Giải pháp vùng nguyên liệu, vùng sơ chế ban đầu:
Công ty sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật tiến

hành đánh giá, chọn lọc vùng nguyên liệu tiềm năng; xây dựng kế hoạch và triển
khai quá trình cải tạo vùng nguyên liệu theo u cầu tiêu chuẩn áp dụng mơ hh́ình
hữu cơ.
14.2 Giải pháp về huấn luyện, đào tạo:
Đào tạo kỹ thuật viên: Dự án sẽ đào tạo khoảng 50 kỹ thuật viên bao gồm 10
người của Cơng ty và 40 trưởng, phó nhóm sản xuất có đủ năng lực để tập huấn,
hướng dẫn và chuyển giao cho các hộ trong dự án về các quy trình, phương pháp
canh tác theo quy chuẩn hữu cơ.

18


Đào tạo tập huấn cho 578 hộ nông dân trong vùng dự án về kỹ thuật canh tác,
trồng, chăm sóc và thu hoạch Quế theo tiêu chuẩn hữu cơ.
14.3. Giải pháp tổ chức sản xuất:
* Cơ quan quản lý khoa học: Các cán bộ của các cơ quan ban, ngành của địa
phương kiểm tra việc thực hiện dự án.
- Trách nhiệm của cơ quan chuyển giao công nghệ: Công ty cổ phần Sản xuất
và Xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam.
- Chuyển giao thành cơng kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến Quế
theo tiêu chuẩn hữu cơ cho các hộ nông dân và công ty (theo mục 12.3 trên)
- Cử chuyên gia hướng dẫn giám sát và đào tạo 50 kỹ thuật viên về sản xuất
Quế hữu cơ
- Tư vấn mua sắm thiết bị công cụ sử dụng cho dự án
- Thực hiện theo sự điều hành của ban quản lý dự án. Đôn đốc kiểm tra giúp
đỡ các nông dân tham gia dự án thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Thành lập tổ kỹ thuật thực hiện dự án: gồm cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ
phần Sản xuất và Xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam cũng một số chuyên gia tư vấn bên
ngoài. (Các nội dung trên được thể hiện hợp đồng chuyển giao cơng nghệ)
* Trách nhiệm của cơ quan chủ trì thực hiện dự án:

- Chuẩn bị mặt bằng, trang thiết bị, nơi sản xuất phục vụ cho chuyển giao
công nghệ
- Chuẩn bị 50 kỹ thuật viên để tiếp nhận công nghệ
- Tập huấn kỹ thuật cho nông dân theo dự án
- Thành lập ban chủ nhiệm dự án, chủ động phân công nguồn nhân lực thực
hiện dự án và phối hợp với cơ quan chuyển giao công nghệ tổ chức thực hiện tiếp
nhận công nghệ sản xuất Quế hữu cơ, bố trí cán bộ tiếp nhận cơng nghệ, tổ chức
các lớp tập huấn, tham quan học tập.
- Xây dựng tiêu chí chọn nhân lực kỹ thuật tham gia dự án, trên cơ sở mục tiêu dự
án chọn những lao động (cán bộ kỹ thuật và cơng nhân kỹ thuật) có trình độ tiếp nhận
kỹ thuật mới và có tâm huyết nhiệt tình với việc thực hiện mục tiêu của dự án.
- Doanh nghiệp chủ động lựa chọn và mua sắm nguyên vật liệu của các nhà
cung cấp có uy tín (có hồ sơ khoa học, pháp lý rõ ràng) để thực hiện dự án.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung của dự án, kiểm tra đôn đốc
thực hiện dự án, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện, quản lý và điều hành các hoạt
động của dự án.
14.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Cơ quan chủ trì thực hiện dự án quảng cáo, marketing, ký kết hợp đồng với
các đối tác quốc tế để giới thiệu sản phẩm.
- Quảng bá, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm Quế hữu cơ ra thị trường thế
giới thông qua các hội chợ, triển lãm chuyên ngành uy tín như các hội chợ tại Hàn
Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Dubai....
19


- Tổ chức Lễ hội Quế, Hội chợ Quế và một số họat động về Quế hàng năm
nhằm mục đích quảng bá giới thiệu sản phẩm quế của Yên Bái đến khách quốc tế.
14.5. Giải pháp về vốn
14.5.1. Vốn Nhà Nước chi cho các nội dung sau:
Các quy trình chuyển giao công nghệ; đào tạo cán bộ; tập huấn cho hộ dân;

hội thảo; hội nghị, nguyên vật liệu chính cho xây dựng mơ hình sản xuất Quế hữu
cơ (Bao bì nguyên liệu...), xây dựng thuyết minh; viết báo cáo; chí phí vẽ bản đồ
thực địa vùng trồng, chi phí đánh giá vùng trồng, chi phí cấp chứng chỉ quốc tế,
chi phí kiểm định mẫu đất, nước và mẫu Quế của vùng nguyên liệu, hỗ trợ chi phí
xúc tiến thương mại cho sản phẩm, chi phí một số hạng mục chi khác, chi phí quản
lý thực hiện dự án.
14.5.2. Vốn cơng ty và huy động nguồn vốn hợp pháp khác:
- Các chi phí đối ứng tiền vận chuyển; xây dựng nhà xưởng,trang thiết bị máy
móc sản xuất, nguyên vật liệu, chi phí xúc tiến thương mại, vốn lưu động để mua
sản phẩm..., Chi phí quản lý, chi phí hành chính và chi khác phục vụ cho sản xuất.
15. Tiến độ thực hiện
TT

Các nội dung, công
việc thực hiện chủ yếu

Sản phẩm
phải đạt

Người, cơ
Thời gian
quan thực
(BĐ-KT)
hiện

1

Xây dựng thuyết minh Thuyết minh dự án hồn
dự án
chỉnh


1/2020
-4/2020

Cơng ty

2

Vùng ngun liệu đạt tiêu
Điều tra đánh giá điều
chuẩn, khả thi cho mơ
kiện tự nhiên, kinh tế xã
hình sản xuất hữu cơ.
hội và đất đai để xác định
Xây dựng hệ thống dữ
được vùng xây dựng mô
liệu cho hệ thống kiểm
hình Quế hữu cơ
sốt nội bộ.

1/20204/2020

Th
chun gia

3

Hướng dẫn cho 578 hộ
Hướng dẫn hỗ trợ chăm
nơng dân phương pháp

sóc, ni dưỡng vùng
chăm sóc, ni dưỡng
ngun liệu quế được
các nương quế cho
lựa chọn
1255ha

5/2020

Thuê
chuyên gia

4

Triển khai giới thiệu canh
Tổ chức hội nghị triển tác quế hữu cơ tới 200
khai giới thiệu canh tác cán bộ tại 04 xã Đào
sản xuất quế hữu cơ
Thịnh, Tân Đồng, Việt
Thành, Hịa Cng.

06/2020
-08/2020

Cơng ty
thực hiện

20



5

Triển khai giới thiệu sản
Tổ chức hội nghị triển xuất quế hữu cơ tới 200
06/2020 –
khai sản xuất quế hữu cán bộ tại 04 xã Đào
08/2020

Thịnh, Tân Đồng, Việt
Thành, Hòa Cng.

6

Tập huấn về nơng
nghiệp hữu cơ và hệ
thống kiểm sốt nội bộ
cho nhóm trưởng và các
thành viên nịng cốt.

7

Đào tạo về kỹ năng
thanh tra cho các thanh
tra nội bộ cho thành
viên nịng cốt

8

9


10

11

Triển khai vẽ bản đồ lên
dữ liệu nơng hộ phù hợp
với quy định hữu cơ

Tập huấn về canh tác
nông nghiệp hữu cơ
định kỳ cho các thành
viên của các nhóm nơng
dân
Tập huấn cho các nhóm
trưởng về các u cầu
của việc chứng nhận
hữu cơ và cách ghi chép
sổ sách
Tập huấn hướng dẫn
định kỳ cho các thành
viên chủ chốt tham gia
quản lý hệ thống hữu cơ

Đào tạo cho 578 hộ nông
dân và các cán bộ trong
hệ thống dự án; triển khai
về nơng nghiệp hữu cơ và
hệ thống kiểm sốt nội bộ
trên diện tích 1.255 ha
Quế

Đào tạo cho 80 thành
viên nịng cốt của 04 xã
Đào Thịnh, Tân Đồng,
Việt Thành, Hịa Cng
về kỹ năng thanh tra nội
bộ
Triển khai cho các thành
viên và trưởng nhóm tại
04 xã Đào Thịnh, Tân
Đồng, Việt Thành, Hịa
Cng vẽ bản đồ tổng thể
và chi tiết của 578 hộ
nông dân thuộc 04 xã.
Tập huấn cho 578 hộ
nông dân về các tiêu
chuẩn, kỹ thuật, phương
pháp canh tác Quế hữu
cơ.
Tập huấn cho 40 nhóm
trưởng tại 04 xã của
Vùng dự án.

06/202008/2020

06/202008/2020

07/202011/2020

07/202010/2020


Cơng ty

Chun
gia

Chun
gia

Th cơng
ty có chức
năng đo
đạc vẽ bản
đồ

Chuyên
gia

07/202010/2020

Chuyên
gia

Tập huấn cho 40 nhóm
06/2020 –
trưởng tại 04 xã của
10/2020
Vùng dự án.

Chuyên
gia


21


12

13

14

15

Xây dựng và nộp hồ sơ
xin cấp chứng nhận hữu
cơ quốc tế và mời thanh
tra quốc tế đánh giá

Hoàn thiện tồn bộ hệ
thống kiểm sốt nội bộ
theo các quy định của
chứng chỉ hữu cơ; hệ
thống các thanh tra viên
nội bộ, hệ thống sổ sách
ghi chép, truy suất ngồn
gốc sản phẩm, Vẽ hệ
thống bản đồ vùng
nguyên liệu.

07/202009/2020


Tổ chức
chứng
nhận nước
ngoài
(Control
Union)

Hội nghị triển khai cam
kết tiêu thụ quế hữu cơ
tại huyện Trấn Yên

Triển khai cho đại diện
04 xã cam kết công ty sẽ
thu mua và tiêu thụ các
sản phẩm của bà con.

10/202012/2020

Công ty

Hỗ trợ bao bì mới, có
chứng nhận hợp quy cho
bà con nông dân thu
hoạch quế đảm bảo tiêu
chuẩn hữu cơ quốc tế

Hỗ trợ bao bì thu hoạch
cho 578 hộ nơng dân
thuộc 04 xã đến chu kỳ
thu hoạch


06/202009/2020

Cơng ty

Duy trì tốt quan hệ với
khách hàng xuất khẩu
mới vào thị trường cao
cấp

Công ty

Vai trị, trách nhiệm của
các tác nhân trong chuỗi

Cơng ty
phối hợp
với chính
quyền và
bà con
nơng dân

16

TT

1

2


16. Sản phẩm của dự án
16.1. Nêu sản phẩm cụ thể của dự án
Tên sản phẩm
Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Chú thích
Đánh giá được khả năng tiếp cận
và khả năng tổ chức SX sản
phẩm Quế hữu cơ của các hộ dân
Báo cáo đánh giá kết và doanh nghiệp; so sánh hiệu
- Công ty
quả thực hiện dự án quả kinh tế và các yếu tố khác.
Số liệu khách quan trung thực,
chính xác, có độ tin cậy, đảm bảo
tính khoa học
Các SP của dự án đươc chứng nhận hữu cơ và thương mại hóa

22


2.1

1.255 ha rừng Quế
nguyên liệu của nông Đạt tiêu chuẩn hữu cơ và được
dân tại các xã Tân cấp chứng nhận quốc tế về sản
Đồng, Hịa Cng, phẩm hữu cơ, giá tăng, ít nhất
Việt Thành, Đào Thịnh 10% - 20% tại thời điểm được
được chứng nhận hữu chứng nhận.


2.2


Đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế.
Sản phẩm Quế điếu Thiết kế bao bì, bộ nhận diện
thương hiệu chun nghiệp theo
đóng lọ thủy tinh
tiêu chuẩn Châu Âu. Giá thành
gấp ít nhất 1,5 lần trước thời
điểm được cấp chứng nhận.

2.3

Đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế.
Thiết kế bao bì, bộ nhân diện
Sản phẩm Bột Quế thương hiệu chuyên nghiệp theo
đóng lọ thủy tinh
tiêu chuẩn Châu Âu. Giá thành
gấp ít nhất 1,5 lần trước thời
điểm được cấp chứng nhận.

2.4

Đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế.
Thiết kế bao bì, bộ nhân diện
Sản phẩm tinh dầu
thương hiệu chuyên nghiệp theo
Quế đóng lọ thủy
tiêu chuẩn Châu Âu. Giá thành
tinh
gấp ít nhất 1,5 lần trước thời
điểm được cấp chứng nhận.


2.5

Đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế.
Thiết kế bao bì, bộ nhân diện
thương hiệu chuyên nghiệp theo
Các loại sản phẩm tiêu chuẩn Châu Âu. Giá thành
quế thơ
gấp ít nhất 1,5 lần trước thời
điểm được cấp chứng nhận.

3

Đào tạo, tập huấn

3.1

Đào tạo 40 kỹ thuật viên (ICS) về
sản xuất hữu cơ.
Đào tạo kỹ thuật viên Kết quả: Cán bộ kỹ thuật có khả
năng làm chủ kỹ thuật và chuyển
giao kỹ thuật cho các hộ nông
dân khác

23


Tập huấn cho 578 hộ đồng bào
dân tộc (khoảng 2.312 lượt
người) về sản xuất theo tiêu

chuẩn hữu cơ từ khâu chọn
giống, chăm sóc, thu hoạch Quế
Kết quả: các hộ dân có khả năng
làm chủ kỹ thuật và tích cực áp
dụng.

3.2

Tập huấn kỹ thuật

4

Quy trình kỹ thuật

4.1

Quy trình trồng và
chăm sóc cây Quế
theo tiêu chuẩn hữu


4.2

Quy trình được hồn thiện tiên
Quy trình thu hoạch tiến, hiệu quả, phù hợp với tiêu
sản phẩm Quế
chuẩn hữu cơ và điều kiện áp
dụng tại vùng dự án

4.3


Quy trình sơ chế và
chế biến các sản phẩm
từ Quế theo tiêu chuẩn
hữu cơ quốc tế

4.4

Quy trình được hồn thiện tiên
Quy trình quản lý nội
tiến, hiệu quả, phù hợp với tiêu
bộ giám sát hệ thống
chuẩn hữu cơ và điều kiện áp
hữu cơ
dụng tại vùng dự án

5

Bao tiêu sản phẩm và xúc tiến thương mại

5.1

Báo cáo kết quả bao
tiêu sản phẩm đầu ra
đạt chất lượng cho
các hộ dân trong dự
án

5.2


5 hợp đồng mới đi thị trường cao
Báo cáo về kết quả cấp: Hà Làn, Đức, Mỹ, Hàn
các hoạt động xúc Quốc với mức giá cao hơn ít
tiến thương mại
nhất 1,5 lần so với lúc chưa có
chứng nhận

Quy trình được hồn thiện tiên
tiến, hiệu quả, phù hợp với tiêu
chuẩn hữu cơ và điều kiện áp
dụng tại vùng dự án

Quy trình được hoàn thiện tiên
tiến, hiệu quả, phù hợp với tiêu
chuẩn hữu cơ và điều kiện áp
dụng tại Công ty

Xây dựng hợp đồng đàm phán
giữa Công ty và người dân.
Giá thu mua cao hơn ít nhất 10%
-20% so với giá thị trường.
Thanh toán đúng theo cam kết

16.2. Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án:

24

- Công ty

- Công ty



Với những lợi ích về mặt kinh tế và xã hội, sau khi kết thúc dự án, Công ty
sẽ chủ động duy trì kết quả quá trình sản xuất hữu cơ và xem xét phương án nhân
rộng mơ hình tại những vùng nguyên liệu khác trên địa bàn huyện Trấn Yên và
tỉnh Yen Bái; đồng thời duy trì mối liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị giữa các hộ
nông dân và doanh nghiệp sản xuất để kế thừa và phát huy kết quả sản xuất, kinh
doanh từ dự án.
17. Kinh phí thực hiện dự án phân theo các khoản chi
Tổng kinh phí triển khai thực hiện: 5.230.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm tỷ
hai trăm ba mươi triệu đồng chẵn), trong đó:
+ Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:
2.530.000.000 đồng.
+ Nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp: 2.700.000.000 đồng, chi tiết các
khoản chi:
- Thuê chuyên gia đánh giá lựa chọn địa điểm vùng nguyên liệu đáp ứng
các tiêu chí sản xuất hữu cơ: Kinh phí 362,08 triệu đồng, trong đó: Nguồn Nơng
thơn mới 342,88 triệu đồng; nguồn đối ứng 19,2 triệu đồng.
- Hội nghị triển khai giới thiệu canh tác sản xuất quế hữu cơ tại 4 xã: Kinh
phí 53,3 triệu đồng, trong đó: Nguồn Nông thôn mới 37,4 triệu đồng; nguồn đối
ứng 15,9 triệu đồng.
- Hội nghị triển khai sản xuất quế hữu cơ: Kinh phí 65,64 triệu đồng, trong
đó:Nguồn Nơng thơn mới 49,64 triệu đồng; nguồn đối ứng 16 triệu đồng.
- Tập huấn về nơng nghiệp hữu cơ và hệ thống kiểm sốt nội bộ cho nhóm
trưởng và các thành viên nịng cốt: Kinh phí 122,24 triệu đồng, trong đó:Nguồn
Nơng thơn mới 107,84 triệu đồng; nguồn đối ứng 14,4 triệu đồng.
- Đào tạo về kỹ năng thanh tra cho các thành viên nội bộ, cho thành viên
nịng cốt: Kinh phí 138,84 triệu đồng, trong đó:Nguồn Nơng thơn mới 110,04 triệu
đồng; nguồn đối ứng 28,8 triệu đồng.
- Vẽ bản đồ và lên dữ liệu nông hộ phù hợp với quy định hữu cơ: Kinh phí

248,9 triệu đồng, trong đó: Nguồn Nơng thơn mới 248,9 triệu đồng; nguồn đối ứng
0 triệu đồng.
- Chi tập huấn về canh tác nông nghiệp hữu cơ định kỳ cho các thành viên
của các nhóm nơng hộ: Kinh phí 410,21 triệu đồng, trong đó: Nguồn Nơng thơn
mới 352,61 triệu đồng; nguồn đối ứng 57,6 triệu đồng.
- Tập huấn cho các nhóm trưởng về các yêu cầu của việc chứng nhận hữu
cơ và cách ghi chép sổ sách: Kinh phí 249 triệu đồng, trong đó: Nguồn Nơng thơn
mới 177 triệu đồng; nguồn đối ứng 72 triệu đồng.
- Tập huấn hướng dẫn định kỳ cho các thành viên chủ chốt tham gia quản lý
hệ thống hữu cơ: Kinh phí 251,84 triệu đồng, trong đó: Nguồn Nơng thơn mới
201,44 triệu đồng; nguồn đối ứng 50,4 triệu đồng.
- Đăng ký và đánh giá hữu cơ bởi tổ chức quốc tế: Kinh phí 395,2 triệu đồng,
trong đó: Nguồn Nơng thơn mới 395,2 triệu đồng; nguồn đối ứng 0 triệu đồng.
25


×