Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp tổ chức lao động F.W Taylor và những người kế tục Taylor. Lấy ví dụ minh họa tại doanh nghiệp Ford Motor, phân tích hiệu quả, ưu nhược điểm hoạt động tại Ford.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.29 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC


Bài Thảo Luận
ĐỀ TÀI : Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp
tổ chức lao động F.W Taylor và những người kế tục Taylor.
Lấy ví dụ minh họa tại doanh nghiệp Ford Motor, phân tích
hiệu quả, ưu nhược điểm hoạt động tại Ford.


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong quá trình đổi mới và đi lên không ngừng của thời hội nhập,
trước những cơ hội và thách thức lớn, tổ chức lao động có vai trò quyết định và tác
động trực tiếp đến phát triển mỗi con người. Tổ chức lao động ngày nay đã trở
thành nhân tố hàng đầu của một nền sản xuất và kinh doanh hiện đại, không ai phủ
nhận vai trò quan trọng và to lớn của tổ chức lao động nhằm đảm bảo sự tổn tại,
hoạt động bình thường và phát triển trong đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, đề tài
nhóm nghiên cứu của nhóm chúng em là :“Lịch sử hình thành và phát triển của
phương pháp tổ chức lao động F.W Taylor và những người kế tục Taylor. Lấy ví dụ
minh họa về những doanh nghiệp hiện tại hoặc trong quá khứ có sử dụng các
phương pháp tổ chức lao động đặc trưng này; phân tích hiệu quả, ưu nhược điểm
hoạt động tại những doanh nghiệp đó.”. Do sự hiểu biết và trình độ có hạn, bài
viết của chúng em cịn nhiều thiếu sót, kính mong sự góp ý của thầy, cơ để bài viết
của chúng em được đầy đủ, hoàn thiện hơn.


I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Phương pháp tổ chức lao động là gì?


Tổ chức lao động là quá trình tổ chức quá trình hoạt động của con người,
trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối
quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau.
Như vậy, tổ chức lao động là một phạm trù gắn liền với lao động sống, với
việc bảo đảm sự hoạt động của sức lao động. Thực chất, tổ chức lao động
trong phạm vi một tập thể lao động nhất định là một hệ thống các biện pháp
đảm bảo hoạt động lao động của con người nhằm mục đích nâng cao năng
xuất lao động và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp tổ chức lao động F.W
Taylor và những người kế tụng Taylor

a. Lịch sử hình thành và phát triển của phuơng pháp tổ chức lao động F.W Taylor
-Tổ chức lao động khoa học dựa vào nguyên tắc quản trị khoa học
+ Ở Châu Âu, kỹ thuật và phương pháp quản trị bắt đầu được áp dụng trong kinh
doanh từ thế kỷ 16, khi hoạt động thương mại đã phát triển mạnh. Trước đó, lý
thuyết quản trị chưa phát triển trong kinh doanh vì công việc sản xuất kinh doanh
chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình.
+ Đến thế kỷ 18, cuộc cách mạng cơng nghiệp đã chuyển sản xuất từ phạm vi gia
đình sang nhà máy. Quy mô và độ phức tạp gia tăng, việc nghiên cứu quản trị bắt
đầu trở nên cấp bách, song cũng chỉ tập trung vào kỹ thuật sản xuất hơn nội dung
của hoạt động quản trị.
+ Đến thế kỷ 19, những mối quan tâm của những người trực tiếp quản trị các cơ sở
sản xuất kinh doanh và của cả những nhà khoa học đến các hoạt động quản trị mới
thật sự sôi nổi. Tuy vẫn tập trung nhiều vào khía cạnh kỹ thuật của sản xuất nhưng
đồng thời cũng có chú ý đến khía cạnh lao động trong quản trị, như Robert Owen
đã tìm cách cải thiện điều kiện làm việc và điều kiện sống của công nhân. Xét về
phương diện quản trị, việc làm của Owen đã đặt nền móng cho các cơng trình
nghiên cứu quản trị nhất là các nghiên cứu về mối quan hệ giữa điều kiện lao động
với kết quả của doanh nghiệp. Từ cuối thế kỷ 19, những nỗ lực nghiên cứu và đưa
ra những lý thuyết quản trị đã được tiến hành rộng khắp. Và chính Frederick W.



Taylor ở đầu thế kỷ 20 với tư tưởng quản trị khoa học của mình đã là người đặt nền
móng cho quản trị hiện đại
-

Các hình thức
+ Chun mơn hóa : mỗi người chỉ thực hiện một công việc
+ Sự phân đoạn quá trình sản xuất thành các nhiệm vụ, nững động tác/ thao
tác đơn giản, dễ thực hiện
+ Cá nhân hóa: Mỗi vị trí cơng tác được tổ chức sao cho tương đối độc lập,
ít quan hệ với những chỗ làm việc khác để tăng nhịp độ sản xuất
+ Định mức thời gian bắt buộc để hoàn thành một nhiệm vụ công việc: điều
không bắt buộc người lao động phải rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng
được nhu cầu chủ doanh nghiệp mới tồn tại trong điều kiện chủ yếu sản xuất
+ Tách bạch việc thực hiện với việc kiểm tra:người thực hiện nhiệm vụ,
công việc trong quá trình sản xuất và người kiểm tra giám sát họ là những
người khác nhau
+Tách biệt giữa thiết kế, phối hợp và thực hiện: tách bạch giữa người quản
lý với nhân viên thực hiện

b. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp tổ chức lao động của những
người kế tục Taylor
Tiêu biểu trong số này là Gantt G.L, Bedaux, Maynard.
*) Gantt và nguyên tắc chia nhỏ công việc:
Gantt G.C là cộng sự của Taylor, theo đuổi ý tưởng là chia nhỏ nhiệm vụthành
các cơng việc nhỏ đến mức có thể giao cho bất kỳ người lao động nào có trìnhđộ
trung bình, ơng hợp lý hóa lao động theo dây chuyền để khai thác tối đa sức
laođộng. Nguyên tắc của Gantt G.C cho phép khai thác tối đa lao động của
doanhnghiệp, kể cả doanh nghiệp có những lao động ở trình độ thấp và được các

doanhnghiệp loại này ứng dụng thành cơng, ngay cả Henry Ford – Ơng chủ của
ngànhcơng nghiệp ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ đã sớm áp dụng nguyên tắc này thành
công.
*) Gillberth và nguyên tắc chuẩn hóa các dãy thao tác thực thi cơng việc
Gillberth nghiên cứu hoạt động của người lao động và nhận thấy tất cả cáchoạt
động của người lao động có thể chia thành một số động tác cơ bản, từ đó pháthiện


ra những động tác thiếu và động tác thừa, từ đó Gillberth loại bỏ những độngtác
thừa, chuẩn hóa các thao tác thành chuỗi trong quá trình hoạt động của ngườilao
động qua đó tiết kiệm thời gian, hao phí lao động và nâng cao năng suất, điềunày
rất có ích trong rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người lao động, nhất làtrong
các ngành cơng nghiệp hoạt động theo dây chuyền địi hỏi độ chính xác caocủa các
bộ phận, mắt xích trong dây chuyền.
*) Bedaux và bấm giờBấm giờ để xác định thời gian chuẩn cho việc hồn thành
một cơng việc đểtừ đó xác định hướng và thưởng phạt nếu hồn thành cơng việc
nhanh hay chậm.Việc xác định thời gian hồn thành công việc giúp định mức lao
động hợp lý vàthúc đẩy sự phấn đấu, rèn luyện kĩ năng tay nghề của người lao
động, rút ngắn thờigian hồn thành cơng việc, nâng cao năng suất, hiệu quả cơng
việc tuy vậy điều đócũng có thể gây căng thẳng về mặt tâm lý, đối với người lao
động có thể dẫn tới sựchống đối.
*) Maynard và bảng thời gianViệc bấm giờ người lao động dẫn đến sự chống
đối và Maynard xây dựngbảng thời gian (Method time measurement) bảng này cho
mỗi động tác cơ bản mộtthời gian chuẩn để hồn thành từ đó cộng thời gian hồn
thành các thao tác cho việchồn thành cơng việc từ đó khơng cần phải có những
người bấm giờ tại nơi làm việc dẫn đến những ức chế tâm lí của người lao động.
- Điểm mới của tổ chức lao động của những người kế tục Taylor:
Xác định khối lượng công việc hàng ngày của công nhân một cách khoa học
với các thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình cơng nghệ phù hợp và xây
dựng định mức cho từng phần việc - là tiền đề quan trọng cho việc xác định vị trí

việc làm và mơ tả công việc; thực hiện trả lương theo số lượng sản phẩm và chế độ
thưởng vượt định mức; phân chia công việc quản lý, phân biệt từng cấp quản lý;
lựa chọn công nhân thành thạo từng việc, thay cho công nhân “vạn năng”; mỗi
công nhân được gắn chặt với một vị trí làm với ngun tắc chun mơn hóa cao;
thực hiện chế độ trả lương theo số lượng sản phẩm và chế độ thưởng vượt định
mức nhằm khuyến khích nỗ lực của công nhân; phân chia công việc quản lý, phân
biệt từng cấp quản lý; thực hiện sơ đồ tổ chức theo chức năng và theo trực tuyến;
tổ chức sản xuất theo dây chuyền liên tục.
Với các nội dung nói trên, năng suất lao động tăng vượt bậc, giá thành thấp; kết
quả cuối cùng là lợi nhuận cao để cả chủ và thợ đều có thu nhập cao. Học thuyết
này đã có ứng dụng rất lớn vào khu vực tư nhân đó là sự phân cơng lao động một
cách tỷ mỉ, chia nhỏ công việc thành từng bộ phận, mỗi bộ phận giao cho một
người đảm nhận, thực hiện trên cơ sở chun mơn hóa. Mỗi chức năng đều được
huấn luyện, đào tạo theo hướng chun mơn hóa. Đó là sự phân tích hợp lý, khoa
học mọi cơng việc, lợi ích bộ phận phụ thuộc vào lợi ích chung. Thêm vào đó, học


thuyết cũng đã chỉ ra sự phân chia công việc trong tổ chức thành hai bộ phận đó là
một bộ phận làm cơng việc thiết kế tổ chức, cịn một bộ phận là những người công
nhân. Học thuyết đưa ra cách trả công tương xứng với kết quả làm việc, tạo ra sự
nghiêm ngặt trong kỷ luật lao động.
Học thuyết này có điểm hạn chế là người cơng nhân bị vắt kiệt sức lao động,
làm việc với cường độ cao, liên tục. Tuy nhiên, học thuyết này đã có những thành
quả to lớn là đặt nền móng vững chắc cho phương pháp phân tích cơng việc, xác
định vị trí việc làm. Ngồi Taylor cịn có một số người khác như H.Fayol, Gant…
là những người đại diện cho trường phái cổ điển trong tổ chức lao động khoa học.
-

Qua các học thuyết quản trị nhân lực của các học giả trên thế giới, chúng ta
có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau


Sử dụng phương thức quản lý theo vị trí việc làm trên cơ sở tiêu chuẩn và bản
mơ tả cơng việc để từ đó làm cơ sở tuyển dụng công chức, đánh giá công chức, đào
tạo công chức… Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã luật hóa và đổi mới hoạt
động quản lý cơng chức theo hướng kết hợp giữa hệ thống chức danh tiêu chuẩn
với hệ thống vị trí việc làm. Tiếp tục đổi mới chế độ công vụ phù hợp với thể chế
chính trị ở Việt Nam trong q trình hội nhập quốc tế. Nghị định số 36/2013/NĐCP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và
Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 36/2013/NĐ-CP là những văn bản có tính quy định chung về ngun
tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công
chức.
Điều 35 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Việc tuyển dụng công
chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế”.
Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản hướng
dẫn như Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng cơng
chức, chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ được thực
hiện tối đa trong 2 tuần, trong đó có đào tạo, bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc
làm. Quyết định số 1374/2011/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 2015 cũng đã nhấn mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm.
Mục 5 Chương IV (từ Điều 50 đến Điều 54) Luật Cán bộ, công chức năm 2008
quy định về việc mơ tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số
lượng biên chế, làm cơ sở tuyển dụng, thi nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức.


c. Các nguyên tắc tổ chức lao động:
Xuất phát từ bản chất, mục đích và vai trị của tổ chức lao động, khi thựchiên tổ
chức lao động phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a, Nguyên tắc khoa học: Đây là nguyên tắc đòi hỏi các biện pháp tổ chức
laodộng phải được thiết kế và áp dụng trên cơ sở vận dụng các kiến thức, nguyên

lýkhoa học, đáp ứng được các yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường, các
nguyênlý của quản trị nói chung, quản trị nhân lực nói riêng và các mơn khoa học
có liênquan khác cũng như quan điểm, đường lối và các qui định pháp luật đối với
ngườilao động của Đảng và Nhà nước, qua đó khai thác tối đa các nguồn tiềm năng
củangười lao động, nguồn lực lao động thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của
quốcgia, tổ chức và doanh nghiệp và thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu phát triển tự
do,toàn diện của người lao động.
b, Nguyên tắc tác động tương hỗ: Khi nghiên cứu và thiết kế tổ chức laođộng,
các vấn đề phải được xem xét trong mối quan hệ tác động tương hỗ, hữu cơqua lại
lẫn nhau, quan hệ giữa các khâu công việc, nhiệm vụ trong một bộ phận,quan hệ
giữa các bộ phận với nhau và với tổng thể toàn tổ chức/ doanh nghiệp; phảinghiên
cứu nhiều mặt cả kinh tế lẫn xã hội, cái chung với cái riêng của cá nhân, từđó tạo
nên sức mạnh tổng hợp, tính khối của mọi bộ phận và tồn bộ tổ chức/
doanhnghiệp.
c, Nguyên tắc đồng bộ: Nguyên tắc này đòi hỏi khi thực hiện các biện pháptổ
chức lao động phải giải quyết, sự phối hợp đồng bộ các vấn đề liên quan bao
gồmcác công việc, các nhiệm vụ, các bộ phận, các cấp quản trị có liên quan vì lao
độngở mỗi khâu, mỗi cơng việc, mỗi nhiệm vụ có mối liên hệ mật thiết đến các
côngviệc/ nhiệm vụ, các khâu của q trình sản xuất, địi hỏi phải có sự đồng bộ về
tổ chức, vận hành, phải phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận và các cấp quản lý
mớiđảm bảo q trình sản xuất diễn ra bình thường, khơng bị ách tắc.
d, Nguyên tắc kế hoạch: nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt:
Một là: Các biện pháp tổ chức lao động phải được kế hoạch hóa chặt chẽ,trên cơ
sở những phương pháp khoa học, từ việc xác định mục tiêu của tổ chức laođộng
khoa học đến việc tổ chức điều hành và giám sát việc xây dựng và thực hiệncác
biện pháp tổ chức lao động. Phải được kế hoạch hóa nghiêm túc theo các ucầu
của cơng tác kế hoạch.
Hai là: Tổ chức lao động khoa học phải gắn với mục tiêu và yêu cầu của
kếhoạch của tổ chức/ doanh nghiệp. tổ chức lao động là một nội quy, một bộ
phậntrong kế hoạch hoạt động của tổ chức/ doanh nghiệp nên nó phải đảm bảo

thực hiệnđược kế hoạch hoạt động đã đặt ra với việc khai thác có hiệu quả nguồn
nhân lựchiện có, và sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với các kế hoạch khác.


e) Nguyên tắc huy động tối đa sự tự giác, tính sáng tạo của người lao động trong
xây dựng và thực hiện các biện pháp tổ chức lao động: nguyên tắc này dựatrên cơ
sở người lao động là người hiểu rõ công việc, nhiệm vụ và họ cũng là ngườitrực
tiếp thực hiện các cơng việc, nhiệm vụ, việc khuyến khích người lao động thamgia
vào quá trình xây dựng và thực hiện các biện pháp tổ chức lao động vừa đảmbảo
phát huy được sự sáng tạo của người lao động vừa đảm bảo tính khả thi cao vàtạo
tâm lý tích cực cho họ trong thực thi công việc, nhiệm vụ qua đó thúc đẩy năngsuất
và hiệu quả cơng việc.
f, Ngun tắc tiết kiệm: đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật đối
vớingười lao động. Nguyên tắc này dựa trên và địi hỏi phải thực hiện trên thực tế
đó lànguồn nhân lực là nguồn lực quý hiếm, phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả,
đồngthời đây là nguồn lực đặc biệt cho nên tổ chức lao động phải đảm bảo các mục
tiêuan tồn, vệ sinh lao động, đảm bảo cơng ăn việc làm, thực hiện trách nhiệm xã
hộiđầy đủ với người lao động, đảm bảo cho người lao động được phát triển tự do,
toàndiện.
II.

LIÊN HỆ DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu về doanh nghiệp Ford Motor.

Công ty Ford Motor là một công ty đa quốc gia Hoa Kỳ và là nhà xản suất xe ôtô
lớn hàng thứ 5 trên thế giới theo số lượng xe bán ra toàn cầu, theo sau Toyota,
General Motors, Volkswagen và Hyundai-Kia. Có trụ sở tại Dearborn, Michigan,
ngoại ô Detroit. Hãng được thành lập bởi Henry Ford và các cổ đông vào ngày 16
tháng 6 năm 1903. Ford đã đưa ra các phương pháp sản xuất xe với số lượng lớn và
quản lý Workfoce công nghiệp trên quy mô lớn, sử dụng dây chuyền sản xuất được

kỹ thuật hóa một cách tinh vi đặc biệt là các dây chuyền lắp ráp di động. Các
phương pháp của Henry Ford trở nên nổi tiếng khắp thế giới vào năm 1914. Từ
năm 2007, Ford nhận được nhiều giải thưởng về khảo sát chất lượng ban đầu từ J.
D. Power and Associates hơn các hãng khác. 5 trong số các loại xe của Ford được
xếp vào nhóm đầu và 14 loại xe được xếp vào nhóm 3. Năm 2008, Ford sản xuất


5,532 triệu xe ơ tơ và có số lượng nhân viên khoảng 213.000 người thuộc 90 nhà
máy và chi nhánh trên toàn thế giới.
2. Bộ máy tổ chức lao động, nguyên tắc tổ chức lao động, chính sách lao
động đặc biệt, triết lý lao độngcủa doanh nghiệp Ford Motor
a. Bộ máy tổ chức lao động
Công ty Ford Henry đang cơ cấu tổ chức bộ máy trong công ty kết hợp giữa 2 cơ
cấu tổ chức sau:
-Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý:
Trụ sở chính là cơng ty mẹ sẽ ra quyết định về chiến lược tổng thể của công
ty và phối hợp hoạt động của các cơ sở khác nhau. Các công ty con của Ford ở các
khu vực khác nhau sẽ lần lượt căn cứ vào những mục tiêu mà công ty mẹ đề ra
như trên,
đưa ra những mục tiêu ở khu vực mình: các quyết định về sản xuất, marketing,
hoạt động , tài chính. Mỗi quốc gia,khu vực đều có ban lãnh đạo riêng,tuân thủ và
thực hiện theo mục tiêu chiến lược của công ty mẹ đảm bảo chiến lược kinh doanh
và tiếp thị của các cấp dưới sẽ củng cố hơnchiến lược tổng thể chứ khơng gây cản
trở cho nó.
Theo mơ hình này, các bộ phận khu vực địa lý hoạt động như 1 đơn vị độc
lập, các quyết định được phân chia cho người quản lý mỗi khu vực hoặc quốc gia.
Mỗi đơn vị có các phịng ban riêng: phịng cung ứng, R&D, marketing và bán
hàng…và có xu hướng quản lý hầu hết việc lập kế hoạch chiến lược của riêng nó:
cung cấp sản phẩm, phân phối, chiến lược mkt… sao cho phù hơp với đia phương
đó.

Hiện tại cơng ty đang sở hữu 90 nhà máy và chi nhánh trên toàn thế giới.
-Cơ cấu tổ chức ma trận:
Ford Moto sử dụng cấu trúc ma trận với sự kết hợp và giao nhau
giữa 2 khu vực chức năng là thị trường nội địa-toàn cầu và sản xuất-tiếp thị-mua
bán hàng. Tại Ford, mỗi một nhân viên quản lý phải báo cáo với giám đốc chuyên
môn, đồng thời cũng phải báo cáo với giám đốc trong văn phịng chính. Nói một


cách bao quát hơn, mỗi nhà quản lý phải thông báo cho 2 ông chủ. Mỗi một hoạt
động, kế hoạch phải được thông báo cho 2 ông chủ này và chỉ được phép thực hiện
khi có sự đồng ý của cấp trên.
Cấu trúc này có lợi thế giúp kĩ năng hoàn thiện tốt hơn tốt hơn nhưng dễ gây ra
hiện tượng ông chủ kép.

b.Bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của công ty Ford moto bao gồm bộ máy lãnh đạo lớn nhất ở công
ty mẹ và bộ máy lãnh đạo ở các chi nhánh con của công ty:
-Chủ tịch và Giám đốc điều hành (CEO) là người nắm giữ vị trí cao nhất của cơng
ty Ford Moto,đóng vai trị là người dẫn dắt,đưa ra quyết định các chiến lược lớn
của tồn bộ cơng ty.Hiện tại ơng Jim Hackett đang là CEO của Ford Moto
-Phó chủ tịch : người dưới quyền CEO,thường đảm nhiệm song song vị trí Chủ tịch
các khu vực chức năng
-Chủ tịch khu vực chức năng: Phụ trách các mảng hoạt động trong công ty
Cụ thể hiện tại Ford Moto có 3 người đang nắm giữ vị trí Phó chủ tịch và Chủ tịch
khu vực chức năng như sau:
+Jim Farley với cương vị Phó Chủ tịch điều hành kiêm Chủ tịch phụ trách các thị
trường toàn cầu. Jim chịu trách nhiệm về các đơn vị kinh doanh khu vực của Ford
và thương hiệu sang trọng Lincoln cũng như tiếp thị, bán hàng và dịch vụ toàn cầu.



Farley hiện quản lý 2 thị trường khu vực của Ford là Châu Âu cùng với Trung
Đông và Châu Phi.
+Joe Hinrichs với cương vị Phó Chủ tịch điều hành kiêm Chủ tịch phụ trách các
hoạt động tồn cầu. Ơng đảm nhiệm việc phát triển sản phẩm, sản xuất và các vấn
đề về lao động, mơi trường và an tồn kỹ thuật. Hinrichs hiện là Chủ tịch phụ trách
các thị trường Bắc Mỹ và Nam Mỹ của Ford.
+Marcy Klevorn với cương vị Phó Chủ tịch điều hành kiêm Chủ tịch chuyên trách
về bộ phận di động, công ty con chịu trách nhiệm phát triển các loại xe tự lái cũng
như các hoạt động kinh doanh liên quan đến thiết bị di động.
-Bộ máy lãnh đạo ở các công ty chi nhánh
Hiện tại Ford dang sở hữu 90 công ty con và chi nhánh trên tồn thế giới,tùy vào
đặc tính của người lao động trên mỗi quốc gia mà mỗi công ty con sẽ có bộ máy
lãnh đạo riêng dưới sự điều hành của giám đốc chi nhánh
c. Nguyên tắc tổ chức lao động
Người lãnh đạo của công ty- Henry Ford tổ chức lao động trong cơng ty theo
ngun tắc : xố bỏ sự bất bình đẳng giữa các nhân viên, tạo ra một mơi trường mà
ở trong đó sự sáng tạo được khuyến khích và trách nhiệm của từng cá nhân được
tăng cao.
d. Các chính sách lao động đặc biệt
+ Khi thuê nhân công, Ford thực hiện một điều hiếm thấy trong kinh doanh, ông
không quan tâm đến lý lịch hay kinh nghiệm của một người. Thay vào đó, Ford
muốn tìm trong mỗi người sự sẵn sàng làm việc. Ông tin rằng bất kể người nào, dù
quá khứ có thể nào chăng nữa, cũng có mặt tốt và chỉ cần được cho một cơ hội để
thành công. Niềm tin của ông vào khả năng của nhân công đã gây cảm hứng giúp
họ cống hiến hết mình cho cơng ty.
+ Từ bỏ việc th các chun gia vì ơng nghĩ họ sẽ tạo giới hạn cho tiềm năng phát
triển và cải tiến
+ Từ chối đưa ra những tên gọi cho chức vụ của nhân viên. Thay vào đó, mọi
người được coi như là ở cùng một cấp bậc và mỗi người có một trách nhiệm cá
nhân riêng. Bằng cách xoá bỏ các giới hạn của quyền lực, Ford có thể giữ một lực

lượng lao động ổn định mà không cố gắng áp đặt lên người nào cả.


+ Cho phép nhân viên chủ động quyết định các cơng việc do mình phụ trách,giúp
cơng việc được xử lý nhanh hóng và hiệu quả
+ Tạo mơi trường làm việc thân thiện,mọi người tập trung vào phối hợp thực hiện
và giải quyết cơng việc
+Đưa ra các chính sách đãi ngộ để thu hút lực lượng lao động tinh nhuệ
+Trả lương cao và công bằng cho nhân viên
e. Triết lý lao động
-Henry Ford có những ý tưởng rất đặc biệt về các quan hệ với công nhân. Ford coi
trọng việc tăng lương đền bù như một hình thức chia lợi nhuận hơn là lương.
Lương được trả cho người lao động trên tuổi 22, đã làm việc cho công ty sáu tháng
hay hơn, và, một điều rất quan trọng, phải sống theo kiểu mà Ford tán thành. Cơng
ty lập nên một Phịng xã hội học gồm 150 nhà điều tra và nhân viên phụ trợ để
kiểm tra điều này. Thậm chí với những yêu cầu như vậy, một phần đông công nhân
vẫn đủ tư cách được chia lợi nhuận.
Trái ngược hẳn lại, Ford kiên quyết phản đối các liên đoàn lao động bên trong các
nhà máy của mình.

3. Hoạt động Ford Moto có sử dụng phương pháp tổ chức lao động theo
F.Taylor
a. Chun mơn hóa và chia nhỏ cơng việc
Bằng cách để mỗi công nhân làm thật thành thạo một công việc nhỏ trong dây
chuyền sản xuất xe oto,thời gian thao tác của cơng nhân ngày càng rút ngắn và
chính xác,năng suất lao động tăng. Cách thức này đã giúp nhà máy của Ford hoạt
động ngày càng năng suất hơn – nơi đã từng mất 12,5 giờ để làm một chiếc xe,
Ford đã giảm thời gian đó xuống cịn 1 phút và cuối cùng là 10 giây.
b. Phân đoạn quá trình sản xuất nhiệm vụ,phân đoạn nhỏ
Quá trình sản xuất một chiếc oto đã được Henry Ford chia thành các thao tác

nhỏ,giao cho mỗi công nhân thực hiện lặp đi lặp lại.
c.Cá nhân hóa


Ford Moto tổ chức lao động sao cho mỗi nhân công trong nhà máy làm một công
việc độc lập và ít liên quan đến bộ phận sản xuất khác. Điều này đã giúp cho tốc độ
sản xuất một chiếc oto ngày càng nhanh chóng đến mức kỉ lục do nhân cơng có
tồn quyền chủ động trong phần cơng việc của mình.
Ngun tắc này cũng giúp cơng ty tạo nên mơi trường làm việc thân thiện hơn do
nhân viên bận rộn vơi phần việc của mình,ít có thời gian tiếp xúc với đồng nghiệp
dẫn đến soi mói,ganh ghét,đố kị nhau như nhiều môi trường làm việc khác
d. Định mức thời gian bắt buộc thành nhiệm vụ
Xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của công nhân với
các thao tác và thời gian cần thiết để và xây dựng định mức cho từng phần việc.
Định mức được xây dựng qua thực nghiệm (bấm giờ từng động tác).
e.Tách bạch việc thực hiện với việc kiểm tra
Ford Motor đã phân chia ra các chức vụ khác nhau, đảm nhận từng vai trò, yêu cầu
gần như đến tuyệt đối sự tập trung vào chính chun mơn của mình. Mỗi cơng
nhân đều chịu tự quản lý của 2 đến 3 ông chủ ở khu vuwjc chức năng khác nhau
nên đảm bảo được tính khách quan trong đánh giá thực hiện cơng việc
f. Sử dụng tiền lương kích thích năng suất người lao động
Henry Ford làm sốc cả thế giới với cái được cho là đóng góp lớn nhất của ơng từ
trước đến giờ: chiến lược tiền lương ít nhất là 5 đơla một ngày. Mức lương trung
bình trong ngành cơng nghiệp tự động khi đó là 2,34 đơla/một ca 9 giờ. Ford
khơng những nhân đơi mức lương đó, ơng cịn tiết kiệm đi một giờ làm việc trong
ngày. Trong những năm đó, việc một người được trả công nhiều như vậy để làm
một việc khơng địi hỏi phải luyện tập hay học hỏi quá nhiều là điều không ai nghĩ
đến. Tờ Wall Street đã gọi kế hoạch đó là “một tội ác kinh tế”, và giới bình luận
khắp nơi đều nói đến “Chủ nghĩa Ford” với một sự coi thường. Sau đó, khi mà tiền
lương tăng lên 10 đôla một ngày, ngày càng nhiều người tiếp cận được với xe hơi.

Chính sách này đã mang năng suất lao động tăng vượt bậc, giá thành thấp,kết quả
cuối cùng là lợi nhuận cao để cả chủ và thợ đều có thu nhập cao,và cũng tạo động
lực cho lòng trung thành của đội ngũ nhân công.


4.Đánh giá hiệu quả, ưu điểm, nhược điểm của tổ chức lao động theo
Taylor tại dây chuyền nghiên cứu
a. Hiệu quả
• Thơng qua nội dung của thuyết Taylor ta có thể nhận thấy được ưu điểm
nổi bật của thuyết học này là sự phân cơng theo chức năng quản lý
• Hiệu quả lớn nhất đó là trong một thời gian ngắn có thể đào tạo được một
loạt nhân viên quản lý. Hộ có thể thực hiện nghiêm túc và đầy đủ nhiệm
vụ được giao. Trong hình thức tổ chức kiểu cũ theo kiểu quân đội, mỗi
nhân viên quản lý tại nơi làm việc đều phải đảm nhiệm tồn bộ cơng việc
quản lý phức tạp, do đó phải có sự hiểu biết nhiều về mặt kĩ thuật chun
mơn và có đủ điều kiện về trí lực, phẩm chất, nhưng trên thực tế rất khó
có thể kiếm được những người như vậy. Nếu căn cứ vào chủng loại công
việc khác nhau về mặt quản lý để phân công cho từng người theo tài năng
khác nhau của họ thì mỗi người chỉ cần có khả năng về một số mặt là có
thể đảm nhiệm được cơng việc đó
• Một hiệu quả khác đó là trong điều kiện toàn bộ phân xưởng đều sử dụng
công cụ, thiết bị và phương pháp theo quy chuẩn quy định, do thực hiện
chế độ quản lý theo khoa học, người ta có thể quy định kế hoạch trước
sản xuất, đưa ra những lệnh sản xuất chi tiết, do tổ trưởng tại nơi làm việc
trực tiếp chỉ đạo và giúp đỡ, vì vậy dù cơng việc có phức tạp vẫn có thể
th cơng nhân có mức lương thấp đảm nhiệm giúp giảm chi phí lao
động trong giá thành của sản phẩm
b. Ưu điểm
• Với việc bố trí lao động một cách khoa học, hợp lý đã phát huy
được sở trường của người lao động khiến họ có thể phát huy được

sở trường của người lao động khiến họ có thể phát huy đầy đủ khả
năng ở mức tốt nhất nhằm đạt được yêu cầu nâng cao năng suất lao
động trên tổng thể, giảm bớt các chi phí đào tạo và khơng có động
tác thừa
• Lựa chọn cơng nhân một cách khoa học, lựa cho những cơng nhân
đã có tay nghề trình độ cho nên kĩ thuật, cường độ làm việc của họ
sẽ cao, đảm bảo khối lượng công việc được hoàn thành.


• Thực hiện chế độ trả tiền lương theo sản phẩm đã khuyến khích
người lao động làm việc hồn thành định mức và vượt định mức.
Người lao động say mê làm việc hơn và đời sống của những người
lao động được cải thiện đáng kể.
• Phân cơng lao động đều giữa người quản lý và cơng nhân để có thể
xác định được rõ nhiệm vụ của người quản lý và công nhân. Đảm
bảo mọi người thực hiện công việc của mình một cách nghiêm túc,
đầy đủ
• Sự phân cơng lao động này nếu trong điều kiện toàn bộ phân
xưởng đều xưởng đều sử dụng công cụ, thiết bị, và phương pháp
sản xuất theo tiêu chuẩn quy định, do đó người ta có thể quy định
trước kế hoạch sản xuất, đưa ra chỉ lệnh sản xuất chi tiết đối với tất
cả cơng việc.
• Sự phân cơng lao động theo chức năng quản lý làm tăng kỉ cương
lao động trong một doanh nghiệp. Ví dụ nhân viên quản lý chỉ cần
hồn thành tồn bộ nhiệm vụ quản lý cũng có thể được hưởng
thêm lương phụ cấp tiền thưởng và thu nhập tăng như cơng nhân.
Cịn khi khơng đạt được mục tiêu thì có thể đạt được mức lương
thấp hơn
• Việc xác định định mức thời gian sản xuất tối ưu, nghiên cứu động
tác là nhằm tìm ra phương pháp thao tác tối ưu để đạt được định

mức thời gian tối ưu và thông qua việc nghiên cứu hai vấn đề này
sẽ đạt được hiệu quả sản tối ưu. Tất cả những điểm này đã mở ra
một cuộc cải cách về quản lý doanh nghiệp tao được bước tiến dài
theo hướng quản lý khoa học.
c. Nhược điểm
• Nói đến hình thức tổ chức quản lý đó là mâu thuẫn với nguyên tắc thống
nhất chỉ huy. Trong điều kiện thực hiện chế độ quản lý theo khoa học này,
mỗi nhân viê quản lý đều có quyền ra lệnh cho cơng nhân trong phạm vi
chức trách của họ. Điều đó có nghĩa là mỗi cơng nhân không thông qua
một người phụ trách chungđể tiếp cận với bộ phận quản lý mà hàng ngày
còn phải nhận chỉ thị từ tám người quản lý hình thành tình trạng có nhiều
chỉ huy, khiến cơng nhân khó lịng kích ứng dẫn đến rối loạn chỉ huy
trong sản xuất.
• Trước hết với định mức lao động thường rất cao đòi hỏi cơng nhân phải
làm việc cật lực mới có thể hoàn thành định mức và vượt mức định mức


• Hơn nữa người lao động bị gắn chặt với dây chuyền sản xuất tới mức họ
trở thành những ‘công cụ biết nói’ vai trị của người lao động khơng được
chú ý đến dẫn tới công việc trở nên dơn điệu. Những động cơ khác ngồi
lợi ích kinh tế đãkhơng được quan tâm như: Người lao động mệt mỏi về
tâm sinh lý, coi tiền thưởng là hình phạt kĩ thuật chứ không phải là động
cơ mạnh mẽ thúc đẩy người lao động làm việc
• Tính dân chủ cơng bằng về cơ hội trong các xí nghiệp chưa được quan
tâm. Đây là hạn chế làm ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lý người lao động
và làm cho năng suất lao động giảm đi đáng kể vì mỗi cá nhân đều có cơ
hội như tất cả mọi người để phát huy hết năng lực, khả năng của mình ở
mức cao nhất
III.


Đề xuất, kiến nghị
• Về chun mơn hóa sản xuất theo dây chuyền, mỗi cơng nhân thì có trình
độ chun mơn riêng nên sẽ sắp xếp vào những công đoạn cần những kỹ
năng đó.
• Ford Motor sản xuất ơ tơ, thì mỗi cơng nhân sẽ được phân vào vị trí năng
lực mà họ có thể làm được hiệu quả nhất như vị trí sản xuất vành xe, lốp
xe, khung xe, ..v..v.. vì mỗi người không phải làm hết tất cả các công
đoạn, mà họ chỉ chuyên môn vào công đoạn nào mà họ làm tốt nhất.
• Qua thực nghiệm, ta có thể thấy rằng việc tăng năng suất lao động không
những phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh như: điều kiện lao động,
chế độ nghỉ ngơi… mà cò phụ thuộc vào tâm lý người lao động và bầu
khơng khí trong tập thể lao động. Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Ford Motor, cần phải xây dựng trên 2 tiêu thức quan trọng nhất: mức độ
quan tâm của nhà quản lý đối với người lao động và mức độ gắn bó của
các thành viên trong doanh nghiệp và với doanh nghiệp.
• Từ những nội dung đã nêu ở trên, có thể rút ra các tư tưởng chính của
thuyết Taylor là: tối ưu hóa q trình sản xuất (qua hợp lý hóa lao động,
xây dựng định mức lao động); tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và
điều kiện tác nghiệp; phân công chuyên mơn hóa (đối với lao động của
cơng nhân và đối với các chức năng quản lý); và cuối cùng là tư tưởng
“con người kinh tế” (qua trả lương theo số lượng sản phẩm để kích thích
tăng năng suất và hiệu quả sản xuất).
( Bổ sung thêm kiến nghi sửa đổi căn cứ những nhược điểm đã nêu).
IV. Kết luận


• Sự ra đời tư tưởng quản lý theo khoa học của F.W.Taylor đã làm nên một
cuộc cải cách về quản lý xí nghiệp, khiến cho việc quản lý nhà máy cuối
thể kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã tiến một bước dài theo hướng quản lý một
cách khoa học, trong đó khơng thể thiếu doanh nghiệp Ford Motor.

Taylor đã đóng góp sức mình cho lịch sử phát triển của phương thức quản
lý xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Để nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, việc
học hỏi những tư tưởng quản lý theo khoa học của Taylor là điều cần
thiết. Bên cạnh những giá trị tích cực, tư tưởng quản lý theo khoa học của
Taylor vẫn còn một số hạn chế. Chính vì vậy, u cầu quản lý của chúng
ta hiện nay là phải học hỏi những giá trị tích cực và loại bỏ những mặt
cịn tồn tại, vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện
của Việt Nam hiện nay. Nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý xã hội chính
là góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp.
• Nhìn chung cơng tác tổ chức lao động khoa học tại các doanh nghiệp ở
nước ta hiện nay đã có sự quan tâm chú ý một cách đáng kể. Nhưng chưa
có sự đầu tư thoả đáng và đúng đối với nguồn lực con người nhằm phát
triển tổ chức tạo tiền đề cho sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của
doanh nghiệp. Tổ chức lao động khoa học đã dần được quan tâm hơn nữa
tại các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngồi. Các văn bản quy định về định mức kỹ thuật
lao động có căn cứ khoa học ngày càng được hoàn thiện. Tổ chức lao
động khoa học ngày càng đi vào thực tế, các cán bộ lao động tiền lương,
cán bộ nhân sự ngày càng có trình độ chun mơn cao và được làm việc
trong môi trường ngày càng năng động, và họ ngày càng có vai trị quan
trọng trong tổ chức. Xu hướng trong những năm tới là ngày càng hồn
thiện cơng tác tổ chức lao động khoa học.
V. Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Tổ chức và định mức lao động (Phạm Cơng Đồn, 2019, Giáo
trình Tổ chức và định mức lao động, NXB Thống Kê)
- Theo />- Theo wepidia: />




×