Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Vận dụng phương pháp xác định tài sản thuần để định giá doanh nghiệp. Lấy ví dụ minh họa tại một DN cổ phần hóa. Nêu nhận xét về ưu, nhược điểm của PP này..doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.15 KB, 16 trang )

Đại Học Thương Mại
Đề Tài: Vận dụng phương pháp xác định tài sản thuần để định giá DN. Lấy
ví dụ minh họa tại một DN cổ phần hóa. Nêu nhận xét về ưu, nhược điểm
của PP này.
BÀI LÀM
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Giá trị doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà
doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh.
Rất nhiều nguyên nhân khiến cho chúng ta phải tiến hành định giá một doanh
nghiệp như sáp nhập, mua bán, hợp nhất, chia nhỏ, cổ phần hóa, phá sản… Khi
định giá một doanh nghiệp cần có phương pháp có cơ sở khoa học rõ ràng, chặt
chẽ và có thể chấp nhận được, thì trước hết nó phải thuộc một trong hai cách tiếp
cận, đó là:
+ Đánh giá giá trị của các tài sản và các giá trị của các yếu tố tổ chức – các mối
quan hệ.
+ Lượng hóa các tài khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư.
Có thể nói, các hoạt động quản lý và các giao dịch kinh tế thông thường trong
cơ chế thị trường đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp.
Đó có thể là những yêu cầu có tính chất tình huống, cũng có thể là đòi hỏi có tính
chat thường nhật trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng là mối quan tâm
của ba loại chủ thể đó là: Nhà nước, nhà đầu tư và nhà quản trị doanh nghiệp.
Định giá doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu với các quốc gia muốn xây dựng và
phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp
Sự phát triển có hiệu quả và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân phụ
thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mức
độ đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội của mỗi doanh nghiệp lại phụ thuộc vào
môi trường kinh doanh và khả năng thích ứng của doanh nghiệp với hoàn cảnh
của môi trường kinh doanh.
“Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng


trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp”.
Thực hiện: Nhóm 7 Trang
1
Đại Học Thương Mại
Môi trường kinh doanh được cấu thành từ những yếu tố khác nhau, thông
thường được phân chia thành 2 môi trường đó là: môi trường bên ngoài và bên
trong.
1.2.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
1.2.1.1 Môi trường kinh doanh tổng quát
Các yếu tố môi trường vĩ mô bao gồm: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị
và luật pháp, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên, yếu tố công nghệ. Nghiên cứu về
môi trường vĩ mô nhằm đánh giá quy mô và tiềm năng thị trường của doanh
nghiệp và sự tác động của các tác lực môi trường như chính trị, kinh tế, xã hội…
đối với doanh nghiệp.
* Môi trường kinh tế
Khi nền kinh tế phát triển tốt thì doanh nghiệp có xu hướng đi lên và ngược
lại khi kinh tế giảm sút thì doanh nghiệp đi xuống. Như vậy, nếu dự đoán được
xu hướng phát triển của nền kinh tế, thì có thể dự báo được xu thế phát triển
chung của doanh nghiệp.
Thẩm định viên cần đánh giá môi trường kinh tế của doanh nghiệp dựa vào
các yếu tố sau: tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá,
các chỉ số trên thị trường chứng khoán…Tất cả chúng đều có tác động trực tiếp
tới giá trị doanh nghiệp.
* Môi trường chính trị pháp luật
Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh
nghiệp, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ,
hệ thống luật pháp hiện hành, xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễn
biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.
Một doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh tốt cần phải có những điều kiện
như môi trường chính trị ổn định ở mức độ nhất định được quy định trong lộ

trình phát triển kinh tế, các điều luật sở hữu trí tuệ, luật cạnh tranh…phải chi tiết,
rõ ràng, đồng bộ.
* Môi trường văn hóa xã hội
Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa - xã hội như: những quan niệm
về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán,
truyền thống; những quan tâm ưu tiên của xã hội; dân số, giới tính, độ tuổi, sự
gia tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người, trình độ nhận thức, học vấn chung
Thực hiện: Nhóm 7 Trang
2
Đại Học Thương Mại
của xã hội, các vấn đề liên quan đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên ...
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp phấn đấu đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và thích ứng với từng
văn hóa xã hội thì sẽ được xã hội chấp nhận.
* Môi trường công nghệ
Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe
dọa đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệ
là sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh
của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống. Sự bùng nổ của
công nghệ mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các
doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.
1.2.1.2 Môi trường ngành
Khi đánh giá môi trường ngành của doanh nghiệp, cần phân tích những nội
dung: quan hệ doanh nghiệp với khách hàng, với nhà cung cấp, các đối thủ cạnh
tranh, cơ quan nhà nước, chu kỳ kinh doanh, triển vọng tăng trưởng của ngành,
cạnh tranh trong ngành, áp lực cạnh tranh tiềm tàng.
* Quan hệ doanh nghiệp với khách hàng
Thị trường là yếu tố quyết định đến đầu ra của doanh nghiệp. Thị trường của
doanh nghiệp thể hiện bằng yếu tố khách hàng, họ có thể là cá nhân các doanh
nghiệp khác hoặc nhà nước ở cả hiện tại và trong tương lai. Doanh nghiệp muốn

đánh giá đúng khả năng phát triển cần phải xác định tính chất, mức độ bền vững
của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng. Uy tín của doanh nghiệp với
khách hàng có được không phải một sớm một chiều, mà cả quá trình và do nhiều
yếu tố hình thành. Chúng thể hiện ở: sự trung thành và thái độ của khách hàng, số
lượng và chất lượng khách hàng, tiếng tăm và các mối quan hệ tốt. Một khi các
yếu tố trên được đáp ứng thì doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững.
* Quan hệ doanh nghiệp với nhà cung cấp
Doanh nghiệp thường sử dụng các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, các dịch vụ,
nước, thông tin, tư vấn… có tính ổn định và đầy đủ nhằm phục vụ quá trình sản
xuất kinh doanh. Do tính chất khan hiếm các nguồn lực, nhà cung cấp không đủ
lớn doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động một cách liên tục không bị gián đoạn
cần có nhiều nguồn cung cấp có đủ số lượng yêu cầu, cung cấp kịp thời với chất
lượng ổn định, chủng loại nguyên liệu có thể thay thế được nhau.
* Các đối thủ cạnh tranh
Thực hiện: Nhóm 7 Trang
3
Đại Học Thương Mại
Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập không những doanh nghiệp phải đối mặt
với các đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư tại thị trường Việt Nam. Sự quyết liệt của trong môi trường cạnh tranh
được coi là nguy cơ đe dọa trực tiếp tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Khi đánh giá
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố: giá cả, chất lượng
sản phẩm, hậu mãi, số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thế mạnh của đối
thủ là gì. Đồng thời cũng phải xem xét tới các những yếu tố xuất hiện các đối thủ
mới.
* Các cơ quan nhà nước
Hoạt động của doanh nghiệp luôn phải đặt trước sự kiểm soát, giám sát cảu
các cơ quan nhà nước như: cơ quan thuế, cơ quan thanh tra, tổ chức công đoàn…
Doanh nghiệp có quan hệ tốt đẹp với các tổ chức đó thường là những doanh
nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với xã hội như nộp thuế đúng hạn,

chấp hành tốt luật lao động, quan tâm giải quyết các vấn đề môi trường sinh
thái…đó cũng thường biểu hiện là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn
mạnh, lợi nhuận thu được là chính thực lực chứ không phải là làm hàng giả, trốn
thuế…
* Chu kỳ kinh doanh
Nhìn chung, tình hình hoạt động của nhiều ngành thường hoàn toàn tương
đồng với các chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực cụ thể của một
ngành có thể không hoàn toàn tương đồng với chu kỳ kinh tế.
Do đó, khi đánh giá cần phân tích cụ thể từng lĩnh vực kinh doanh của doanh
nghiệp.
* Triển vọng tăng trưởng của ngành
Triển vọng tăng trưởng của một ngành có liên hệ chặt chẽ với chu kỳ kinh
tế. Một ngành có triển vọng tăng trưởng mạnh có thể đem lại cho các doanh
nghiệp trong ngành những cơ hội thuận lợi. Những cơ hội này thể hiện ở tiềm
năng mở rộng thị trường, khả năng cải thiện vị thế tài chính của các doanh
nghiệp,…
Vì vậy, khi đánh giá môi trường ngành của doanh nghiệp, cần xem xét triển
vọng của ngành trên cơ sở đánh giá chu kỳ của nền kinh tế và nhu cầu tiềm tàng
của nền kinh tế đối với ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.
1.2.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp
Thực hiện: Nhóm 7 Trang
4
Đại Học Thương Mại
* Hiện trạng về tài sản trong doanh nghiệp
Khi xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, bao giờ người ta cũng quan
tâm ngay đến hiện trạng tài sản của doanh nghiệp vì hai lý do chủ yếu :
- Thứ nhất : tài sản của một doanh nghiệp là biểu hiện của yếu tố vật chất cần
thiết, tối thiểu đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Số lượng, chất lượng,
trình độ kỹ thuật tính đồng bộ của các loại tài sản là yếu tố quyết định đến số
lượng và chất lượng của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra .

- Thứ hai : Giá trị các tài sản của doanh nghiệp được coi là một căn cứ và là một
sự đảm bảo rõ ràng nhất về giá trị doanh nghiệp.
* Vị trí kinh doanh
- Vị trí kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với SXKD. Vị trí kinh doanh
được đặng trưng bởi các yếu tố như địa điểm , diện tích của doanh nghiệp và các
chi nhánh thuộc doanh nghiệp, yếu tố địa hình , thời tiết …
- Một doanh nghiệp , nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại ,
dịch vụ , được đặt gần đô thị , các nơi đông dân cư , các trung tâm buôn bán lớn
và các đầu mối giao thông quan trọng có thể đem lại rất nhiều lợi thế cho doanh
nghiệp. Với vị trí thuận lợi, doanh nghiệp có thể giảm được nhiều khoản mục chi
phí chủ yếu như : chi phí vận chuyện, chi phí bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí
giao dịch…
* Uy tín kinh doanh
- Uy tín kinh doanh là sự đánh giá của khách hang về sản phẩm của doanh nghiệp
, nhưng nó lại được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau từ bên trong doanh
nghiệp như: do chất lượng sản phẩm cao, do năng lực và trình độ quản trị kinh
doanh giỏi, do thái độ phục vụ tận tình của nhân viên …
- Trong thực tế, có những doanh nghiệp trong nước có thể sản xuất những mặt
hàng chất lượng không thua kém hàng nước ngoài nhưng không thể bán với giá
cao như mặt hàng đó, bởi chưa xây dựng được uy tín với khách hàng .
* Trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao động
- Trình độ kỹ thuật và sự lành nghề của người lao động không chỉ có ý nghĩa đối
với việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn có thể làm giảm chi phí SXKD do
việc sử dụng hợp lý nguyên vật liệu … trong quá trình sản xuất , giảm được chi
phí đào tạo, bồi dưỡng, từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp.
Thực hiện: Nhóm 7 Trang
5
Đại Học Thương Mại
- Đánh giá về trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lão động không chỉ xem ở
bằng cấp , thợ bậc và số lượng lao động đạt được các tiêu chuẩn đó mà quan

trọng hơn trong điều kiện hiện nay, còn cần phải xem xét hàm lượng trị thức có
trong mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra.
* Năng lực quản trị kinh doanh
- Trong điều kiện ngày nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài
phải có một bộ máy quản lý SXKD đủ mạnh giúp cho nó có khả năng sử dụng
một cách tốt nhất các nguồn lực giúp cho quá trình sản xuất , biết tận dụng mọi
tiềm năng và cơ hội nảy sinh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động
của môi trường.
- Quản trị kinh doanh là một khái niệm rộng lớn. Năng lực quản trị kinh doanh
của một doanh nghiệp cần được đánh giá theo các nội dung cơ bản của hoạt động
quản trị, bao gồm sự đánh giá về khả năng hoạch định chiến lược, chiến thuật,
trình độ tổ chức bộ máy quản lý, năng lực quản trị các yếu tố đầu vào và đầu ra
của quá trình sản xuất, khả năng quản trị nguồn nhân lực vv…
1.3 Phương pháp giá trị tài sản thuần.
1.3.1 Cơ sở lí luận
Phương pháp này còn gọi là pháp giá trị nội tại hay mô hình định giá tài
sản,được xây dựng trên dựa trên các nhận định:
● Doanh nghiệp về cơ bản giống như một loại hàng hóa thông thường.
● Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành trên cơ sở
một lượng tài sản có thực. Những tài sản đó là sự hiện diện rõ ràng và cụ
thể về sự tồn tại của doanh nghiệp, chúng cấu thành thực thể của doanh
nghiệp.
● Tài sản của doanh nghiệp được hình thành bởi sự tài trợ vốn của các nhà
đầu tư ngay khi thành lập doanh nghiệp và còn được bổ sung trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Cơ cấu nguồn tài trợ để hình thành tài sản là
sự khẳng định và thừa nhận về mặt pháp lí các quyền sở hữu và lợi ích
của các nhà đầu tư đối với các tài sản đó.
Chính vì vậy, giá trị của doanh nghiệp được tính bằng tổng giá trị thị trường của
số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh.
1.3.2 Phương pháp xác định

Thực hiện: Nhóm 7 Trang
6

×