Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luậnKỹ năng ứng xử và phỏng vấn việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.72 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
CƠ SỞ 2 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

KỸ NĂNG ỨNG XỬ VÀ PHỎNG VẤN VIỆC LÀM
(Đợt 1, Học kỳ I, năm học 2021-2022)

KỸ NĂNG TẠO ẤN TƯỢNG TỐT ĐẸP VỚI NHÀ PHỎNG
VẤN

GVHD: TS. Phạm Văn Tuân
Sinh viên thực hiện:
Vũ Thị Trúc Linh - 1853401010509
Lớp: Đ18KD2

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


PHIẾU CHẤM ĐIỂM
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................


.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Chữ kí của CBCT1

Chữ kí của CBCT2


MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề.....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2
II. Nội dung......................................................................................................................3
1. Khái niệm .................................................................................................................3
1.1. Định nghĩa ấn tượng ban đầu .............................................................................3
1.2. Đặc điểm của ấn tượng ban đầu.........................................................................3

1.3. Quá trình hình thành ấn tượng ban đầu .............................................................4
2. Tầm quan trọng của ấn tượng tốt đẹp với nhà phỏng vấn .......................................5
3. Kỹ năng tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà phỏng vấn ....................................................6
III. Kết luận....................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 12


I. Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
Ấn tượng đầu tiên của chúng ta có về một người thường là ấn tượng sâu sắc nhất
về người đó. Nghĩa là sau này ta có ấn tượng về người đó, thì ấn tượng ban đầu vẫn có
thể ảnh hưởng mạnh đến tư duy của ta. Nếu ấn tượng đầu tiên mà đẹp thì khuynh
hướng nghĩ tốt về người đó, cịn ấn tượng ban đầu khơng được tốt thì đa phần cuộc nói
chuyện đều sẽ khơng thành cơng. Trong một buổi phỏng vấn cũng vậy, việc tạo ấn
tượng tốt đẹp với nhà phỏng vấn rất quan trọng, là chìa khóa mở ra một cuộc nói
chuyện thành cơng, cũng như mang lại may mắn cho ứng viên khi được nhà tuyển
dụng hài lòng.
Ấn tượng ban đầu mang lại một giá trị vô cùng to lớn, nó có thể giúp ta lưu giữ
những ấn tượng sâu sắc trong lòng đối phương. Nhưng để lại ấn tượng ban đầu tích
cực hay tiêu cực đều nằm hoàn toàn vào những kỹ năng của mỗi người. Đúng thật vậy,
ấn tượng ban đầu là cửa ngõ quan trọng trong buổi phỏng vấn, giúp buổi phỏng vấn
diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và ngược lại trong buổi phỏng vấn với mỗi người ứng viên
tạo một ấn tượng ban đầu với phong thái không chỉn chu, tác phong không nhanh nhẹn
và thiếu tự tin khiến người phỏng vấn nghĩ ngay là chúng ta không thạo công việc,
lành nghề.
Điều này được nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những ấn tượng đầu tiên thực sự
chính xác trong việc phán đốn tính cách thật và các khả năng của một người. Đặc biệt
ấn tượng ban đầu không chỉ tồn tại trong chớp mắt mà nó cịn kéo dài mãi trong thâm
tâm của đối phương. Một khi đã tạo được ấn tượng tốt đẹp ăn sâu vào trong tâm trí cho
đối phương thì sự phát triển của mối quan hệ là nền tảng và tác động đến tất cả suy

nghĩ sau này. Cũng vì thế mà việc tạo ấn tượng đầu tiên trong buổi phỏng vấn luôn
được chú trọng và quan tâm nhất trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc.
Chính vì thế, việc tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà phỏng vấn là một trong
những chìa khóa thành cơng trong quá trình phỏng vấn. Sẽ quyết định liệu rằng họ có
thích bạn trong vài phút đầu tiên của buổi gặp và sau đó là dành cả buổi hẹn/phỏng vấn
đơn giản chỉ để xác nhận lại quyết định của họ. Vậy đâu là những phương pháp, kỹ
năng để có được chìa khóa thành cơng mang lại quyết định của nhà phỏng vấn hay để
đạt được những điều đó mỗi chúng ta cần phải làm gì.

1


Hiểu được tầm quan trọng của việc tạo ấn tượng tốt trong phỏng vấn, vì thế, em
đã chọn đề tài “Kỹ năng tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà phỏng vấn”. Với mong muốn vận
dụng những kiến thức tiếp thu được trong chương trình giảng dạy của nhà trường, từ
đó có thể đưa ra được những kỹ năng cũng như kết luận nhằm tạo ấn tượng đầu tiên tốt
đẹp với nhà phỏng vấn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những kỹ năng tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà phỏng vấn nhằm hồn
thiện hơn vấn đề, nên tìm hiểu trong đề tài. Cụ thể, em hướng đến những mục đích cơ
bản như sau:
- Giới thiệu khái quát về kỹ năng tạo ấn tượng với nhà phỏng vấn
- Tìm hiểu tình hình thực tế các yếu tố cần nắm khi đi phỏng vấn, để tạo một ấn
tượng sâu sắc với nhà phỏng vấn.
- Mục đích cuối cùng là thơng qua đề tài này sẽ bổ sung thêm kiến thức chuyên
môn lẫn nghiệp vụ về kỹ năng tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp với nhà phỏng vấn, đã
được học tập và chỉ dạy của thầy nhằm học tập và rút ra kinh nghiệm khi em sắp ra
trường và bước chân đi làm.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua

nghiên cứu tài liệu và thảo luận nhóm nhằm nghiên cứu ra các yếu tố để tạo nên ấn
tượng tốt đẹp với nhà phỏng vấn. Việc nghiên cứu này có thể xác định được các khái
niệm, hoặc mức độ chính xác của những yếu tố cấu thành nên ấn tượng ban đầu. Cách
khai thác dữ liệu nhằm đem đến cho việc nghiên cứu chính diễn ra chính xác, đạt được
mục tiêu đề ra.
Nghiên cứu chính xác: Dùng phương pháp quan sát và phương pháp tổng hợp từ
lý luận đến thực tiễn và từ thực tiễn rút ra các nhận xét.
Các phương pháp khác: Phương pháp thống kê, một số phần mềm tin học chuyên
dùng cho công tác nghiên cứu khoa học để xử lý số liệu thực tiễn làm cơ sở cho những
phân tích và bình luận, đánh gia và phương pháp kiểm định giả thuyết.

2


II. Nội dung
1. Khái niệm
1.1. Định nghĩa ấn tượng ban đầu
Cũng có khá nhều cách hiểu khác nhau về ấn tượng ban đầu: “Ấn tượng ban đầu
là sự nhìn nhận quan trọng trong các tình huống giáo tiếp hay là các mối quan hệ kinh
doanh và trong công việc”.
Hoặc một định nghĩa khác, Bùi Tiến Quý cho rằng: “Khi gặp nhau đồng thời
người ta vừa nhận xét vừa đánh giá vừa có ác cảm hay thiện cảm ngay từ phút đầu tiên
khơng chờ phải nghiên cứu, khảo sát hay thí nghiệm lại những đánh giá ấy”.
Nhưng chúng quy lại, theo em với cách hiểu về ấn tượng ban đầu vì định nghĩa
của Nguyễn Thanh Hương là hợp lý nhất: “Ấn tượng về một người nào đó là hình ảnh
tổng thể trên cơ sở ta nhìn nhận họ một cách tồn diện, qua việc cảm nhận các biểu
hiện như: diện mạo, lời nói, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ,..Sau lần tiếp xúc ban
đầu, ta sẽ có một ấn tượng nhất định về đối tượng của mình”.
1.2. Đặc điểm của ấn tượng ban đầu
Ấn tượng ban đầu là những ấn tượng chung, tổng thể về đối tượng, là những nét

khái quát tổng thể về đối tượng chứ không phải là dựa vào hình dáng lơi thơi hay một
nụ cười rạng rỡ, để chỉ nên tồn bộ con người. Vì đây là người mới gặp lần đầu chưa
có tiếp xúc, khơng có một chút thơng tin gì về đối phương và đặc biệt trong thời gian
chỉ giới hạn trong buổi phỏng vấn, thì điều này là khơng thể tránh khỏi những hiểu lầm
hay có cái nhìn tích cực với người đối diện. Như vậy, có thể nói ấn tượng ban đầu
mang tính khái qt cai, là nhữn hình ảnh chung nhất về đối tượng sau lần tiếp xúc đầu
tiên. Ấn tượng ban đầu mang tính chủ quan cảm tính và đây cũng là một nhược điểm
lớn.
Ấn tượng ban đầu thể hiện sự đánh giá của người phỏng vấn đến ứng viên được
phỏng vấn. Thường ấn tượng đầu tiên mang đậm màu sắc chủ quan, vì người phỏng
vấn khơng có điều kiện để xem xét người phỏng vấn theo nhiều phía được, thời gian
dành cho phỏng vấn có hạn. Ấn tượng đầu tiên chứa đựng nhận thức về đối tượng,
kèm theo đó là những cung bậc cảm xúc như: quý mến hay ghét bỏ, hài lịng hay
khơng hài lịng, chỉ trừ khi thái độ đó bị chi phối bởi cách ứng xử khơn khéo trong q
trình giao tiếp từ người ứng viên. Nếu người ứng viên có ấn tượng đầu tiên tốt đẹp với

3


người phỏng vấn thì mối quan hệ sau này nếu được trúng tuyển sẽ được sn sẻ, hay
gần hơn thì trong lúc ứng tuyển sẽ tạo cảm giác “dễ thở” hơn cho ứng viên.
1.3. Quá trình hình thành ấn tượng ban đầu
Ấn tượng ban đầu được tập hợp từ những yếu tố cấu thành nên, có thể nói ấn
tượng ban đầu có vai trị quan trọng trong mối quan hệ cũng như trong buổi phỏng
vấn, kinh doanh.
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành ấn tượng ban đầu
a. Các yếu tố thuộc đối tượng giao tiếp
Ấn tượng ban đầu là hình ảnh mà đối tượng giao tiếp, đặc biệt là những điểm bề
ngồi như: đầu tóc, ăn mặc, nét mặt, dáng đi, nói năng,...Chẳng hạn trong buổi phỏng
vấn, ngoại hình mang lại yếu quan trọng nên trước khi đi phỏng vấn ứng viên nên

chuẩn bị về trang phục gọn gàng, tránh những trang phục rườm rà hay về vấn đề vệ
sinh cá nhân như: hãy đảm bảo mọi thứ phải được sạch sẽ, nên cạo râu, cắt tóc đối với
nam giới, cịn nữ giới nên chú tâm vào ngoại hình một chút để tạo nên thiện cảm đối
với người phỏng vấn.
b. Các yếu tố ở chúng ta
Hình ảnh đối tượng giao tiếp không chỉ phụ về đối tượng mà còn phụ vào các đặc
điểm của chúng ta, đó là
- Tâm trạng. Tình cảm
Hiểu đơn giản là khi chúng ta có tâm trạng vui vẻ, thì cảnh vật xung quanh chúng
ta sẽ cảm thấy dễ mến, thân thiện và gần gũi hơn. Ngược lại nếu chúng ta có tâm trạng
buồn bã, cáu gắt, thì cảnh vật xung quanh nhuốm màu sắc xám xịt, ảm đạm, thì khi đối
tượng có vui vẻ, hoạt bát thế nào thì chúng ta cũng cảm thấy phiền phức. Chính vì thế,
tình cảm rất quan trọng, chi phối mạnh về hình ảnh đối phương trong chúng ta.
- Nhu cầu, sở thích thị hiếu
Người ta thường nói rằng, mọi người thường thu hút bởi những cái mà người ta
muốn thấy. Hơn nữa, cái hợp với yêu cầu, mong muốn, thị hiếu của người ta thì rất dễ
dàng thu hút hay gây ấn tượng ban đầu. Đặc biệt khi đi phỏng vấn thì đánh vào những
yêu cầu, mong muốn của người tuyển dụng với phong thái tự tin thì chắc chắn rằng
tấm vé vào cơng ty sẽ trong tầm tay.
c. Tình huống, hồn cảnh giao tiếp

4


Tình huống, hồn cảnh giao tiếp cũng ảnh hưởng đến ấn tượng về đối tượng.
Chẳng hạn như một ứng cử viên đi phỏng vấn với bộ dạng lôi thôi, ăn nói thơ lỗ thì
chắc chắn rằng bạn ứng viên đó đã để lại một ấn tượng xấu khó phai cho các nhà
phỏng vấn.
1.3.2. thời gian hình thành ấn tượng ban đầu
Theo các nhà tâm lý học Mỹ thì quá trinh hình thành ấn tượng ban đầu bắt đầu

ngay từ khi người ta có tiếp xúc và được diễn ra chủ yếu ở những giây phút đầu tiên
của cuộc tiếp xúc. Nói cách khác, những giây phút đầu tiên của cuộc gặp gỡ là những
giây phút quyết định đến hình ảnh của mình trong con mắt của người đối diện.
Trong một buổi phỏng vấn việc tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà phỏng vấn, đó cũng
được coi là việc tơn trọng họ. Khi chúng ta được mời tới buổi phỏng vấn, bạn phải
chuẩn bị trước hoặc có việc bận cũng bắt buộc phải dời lại ngày khác để yêu tiên buổi
phỏng vấn này, bạn nên đến sớm cuộc hẹn khoảng 5 phút. Bạn phải trù tính thời gian
và lộ trình đến nơi. Nếu chưa biết rõ văn phòng diễn ra phỏng vấn, bạn nên gọi hỏi
đường trước. Mọi lời cáo lỗi do đến trễ dù hợp lý cách mấy vẫn sẽ làm mất đi ấn tượng
tốt về bạn.
2. Tầm quan trọng của ấn tượng tốt đẹp với nhà phỏng vấn
Tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu là điều bắt buộc trong giao tiếp, đặc biệt ở một buổi
phỏng vấn. Nó là thước đo đánh giá của nhà phỏng vấn dành cho bạn, nếu bạn tạo
được ấn tượng tốt ngay lần đầu tiếp xúc, thì điều đó có nghĩa là họ có cảm tình với
bạn, có thể họ sẽ chọn bạn vào vị trí mà họ đang tìm kiếm. Vì thế, ấn tượng ban đầu là
chìa khóa thành cơng, mở ra một cánh cửa tươi sáng cho chúng ta. Người Hy Lạp cổ
đại đã dành nhiều thời gian suy nghĩ và viết về tác động của một cá nhân lên người
khác. Họ chia quá trình giao tiếp ra làm 3 phần, gọi là ethos (sự chuẩn mực), pathos
(truyền cảm, có sức lay động) và logics (hợp lý).
a. Ấn tượng đầu tiên nói lên tất cả
Một câu nói vơ danh: “Sẽ khơng bao giờ có cơ hội thứ hau để có ấn tượng ban
đầu tốt đẹp”. Nên khi có buổi gặp mặt lần đầu tiên, cần phải chỉn chu ngoại hình, vì
khi gặp lần đầu, đối phương sẽ có sự phán đốn về bạn trong khoảng 4 giây đầu tiên và
phán đoán của họ hồn thành phần lớn trong vịng 30 giây tiếp theo. Chính vì vậy, ấn
tượng đầu tiên nói lên tất cả, cuộc phỏng vấn có thành cơng hay khơng đều nhờ vào ấn

5


tượng ban đầu, nó được xem là một thước đo tiêu chuẩn cho một người khi vừa mới

gặp lần đầu tiên.
b. Tính đến mọi thứ: Thực hiện tuyên bố cá nhân
Tất cả mọi thứ tạo nên bề ngoài của bạn là quan trọng. Vì trong khi bạn khơng
thể nào kiểm sốt được cảm giác của mình thì trang phục sẽ là giải pháp cứu cánh cho
bạn. Sự thật, chúng ta thường thấy rằng một người sáng suốt, họ sẽ tuyên bố cá nhân
về tất các lần xuất hiện của mình, đây cũng được coi là điểm nhấn để tạo ấn tượng tốt
đẹp.
Quần áo của bạn chịu phần lớn những ấn tượng ban đầu mà bạn tác động lên đối
phương. Bởi vì, trang phục hay kiểu tóc của bạn lại những khẳng định cho sự xuất hiện
của bạn sẽ gây ảnh hưởng, cảm nhận của đối phương dành cho bạn. Chẳng hạn, như
trong buổi phỏng vấn, ứng viên chú trọng vào ngoại hình với trang phục phù hợp với
buổi phỏng, khơng lịe loạt, khoa trương bản thân lên. Thì chắc chắn bạn đã tạo được
bước ấn tượng đầu tiên thành công rực rỡ với nhà tuyển dụng.
c. Hai điều bạn có thể làm ngay lập tức để biến những ý tưởng thành
hành động
Thứ nhất, hãy điều khiển mọi chi tiết trong lần xuất hiện. Để bạn có thể trở thành
một người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhà phỏng vấn, giúp bạn đạt điểm tối đa
trong lần gặp đầu tiên này.
Thứ hai, nghiên cứu thời trang và trang phục phù hợp để biết chính xác những gì
mình cần mặc và kết hợp chúng như thế nào. Hãy đọc một cuốn sách, tham gia một
hội thảo, vì chỉ cần một thay đổi nhỏ về ngoại hình cũng khiến bạn thành cơng trong
cuộc sống và đặc biệt là trong buổi phỏng vấn của chính bạn.
Chung quy lại thì tầm quan trọng của việc tạo ấn tượng ban đầu trong phỏng vấn,
giúp nhà phỏng vấn nắm bắt được những đặc trưng của ứng viên, ngược lại ứng viên
cũng nắm bắt được phản ứng của nhà phỏng vấn để ra quyết định những hành vi sắp
tới mà không sợ mắc sai lầm. Hay là định hướng cho việc tìm kiếm thơng tin về ứng
viên, vì ấn tượng ban đầu là cơ sở để nhà phỏng vấn chọn lọc những thông tin phù hợp
với những gì họ đã đọc ở bản CV và xem xét những thông tin phù hợp.
3. Kỹ năng tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà phỏng vấn
Ấn tượng ban đầu mang tới một giá trị vơ cùng to lớn, nó có thể giúp ta lưu giữ

những ấn tượng sâu sắc trong lòng các nhà tuyển dụng. Nhưng để lại những ấn tượng

6


sâu sắc theo hướng tích cực hay tiêu cực đều phụ thuộc vào chính kỹ năng của mỗi
chúng ta. Thế nên chúng ta cần có những yếu tố cấu thành nên kỹ năng tạo ấn tượng
tốt đẹp với nhà phỏng vấn.
Sau đây là những yếu tố tạo nên ấn tượng tốt đẹp với nhà phỏng vấn:
a. Hiểu rõ về công ty mà bạn ứng tuyển
Bất kể bạn là ai, khi đứng trước một lời hẹn phỏng vấn việc làm thì chúng ta nên
tìm hiểu kỹ về cơng ty. Bởi vì khi bạn biết rõ về đối phương, nhất lại là nhà tuyển
dụng thì bạn sẽ nắm bắt được đại khái về hình thức, quy cách tuyển dụng, phỏng vấn
họ thường áp dụng. Nếu bạn chứng tỏ được rằng những điều bạn hiểu về nhà tuyển
dụng ngay từ những giây phút đầu tiên của cuộc phỏng vấn thì đương nhiên nhà phỏng
vấn sẽ hài lịng về khả năng nắm bắt thơng tin của bạn.
Chẳng hạn, khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi đầu tiên cho bạn là “Tại sao bạn ở
đây?”. Vâng, đây chính là lúc bạn thể hiện sự hiểu biết của mình về cơng ty cũng như
phơ ra khả năng nắm bắt nhanh nhậy của mình. Đồng thời chứng minh luôn cho nhà
tuyển dụng thấy được rằng bạn đã hiểu rõ về công ty như thế nào? Và bạn đã thực sự
nghiêm túc khi tìm hiểu về cơng ty hay chưa. Đây cũng chính là sự nhiệt tình mà nhà
tuyển dụng đang tìm kiếm và mong muốn thấy ứng viên có được. Thế nên, bạn cần thể
hiện chúng một cách tự nhiên nhất để nói mọi điều đó cho họ thấy sự nhiệt huyết,
hứng thú và quan tâm tới công việc ở công ty họ.
b. Hãy luôn đúng giờ
Việc đến đúng giờ không chỉ quan trọng trong buổi phỏng vấn tìm việc mà cịn ở
bất cứ những cuộc hẹn nào. Thông thường trước buổi hẹn nhà tuyển dụng sẽ liên hệ
với ứng viên trước 1 hay 2 ngày. Vì thế, ứng viên cần chủ động xác nhận với nhà
tuyển dụng để đảm bảo rằng mình chắc chắn sẽ tới theo đúng lịch hẹn.
Tránh trường hợp đi trễ và đừng bao giờ phải nói lời xin lỗi “tơi đến trễ”, khi đã

hẹn với nhà phỏng vấn. Nên cố gắng sắp xếp đến sớm hơn vài phút và đề phòng những
việc có thể làm bạn chậm trễ như kẹt xe hay đi sai đường. Đi trễ không những thể hiện
việc thiếu văn hóa mà cịn làm cho nhà phỏng vấn suy nghĩ rằng bạn không tôn trọng
họ, làm mất thời gian của họ. Chính điều này đã làm mất điểm ngay lần đầu tiên khi
gặp nhà tuyển dụng.
c. Trang phục lịch sự, chỉn chu khi tham gia phỏng vấn

7


Một trong những cách gây ấn tượng với nhà phỏng vấn đó là trang phục của ứng
viên. Vì đây được xem là bước khởi đầu trong công cuộc gây ấn tượng với nhà tuyển
dụng, nếu là một người làm việc chuyên nghiệp thì rất chú ý tới trang phục của bản
thân khi đi phỏng vấn. Tốt nhất ứng viên nên tìm hiểu kỹ tính chất cơng việc mà lựa
chọn trang phục phỏng vấn cho phù hợp.
Tuy nhiên, khi chọn trang phục bạn nên chọn trang phục sao cho trông gọn gàng
nhất có thể, tránh những trang phục rườm rà, lịe loẹt. Vì nhà tuyển dụng sẽ rất chú
tâm vào trang phục, nhất là ứng viên ăn mặc quá dễ dãi hay phản cảm thì nhà tuyển
dụng rất dễ mất cảm tình và chắc chắn sẽ khơng tuyển một nhân viên như vậy.
d. Thể hiện cá tính của bạn
Đơi khi việc tuân theo quy tắc để tạo ấn tượng cũng không phải là cách hay, mà
rất dễ đánh mất đi “bản sắc” riêng của bạn. Chẳng hạn như ứng tuyển vào vị trí thiết
kế nội thất ở một cơng ty địi hỏi năng lực lẫn sức sáng tạo, nên không thể nào mà áp
dụng những quy tắc nêu trên được, mà nhà tuyển dụng cần một ứng viên có chất riêng
thể hiện cá tính vào mỗi sản phẩm. Vì vậy, để tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp bạn
nên đáp ứng một mức tiêu chuẩn nào đó tơn lên chất riêng của bạn, mà không bị thái
quá, nhưng phải phù hợp với hồn cảnh.
e. Thái độ tự tin nhưng khơng thái quá khi phỏng vấn
Cách gây ấn tượng khi phỏng vấn tốt nhất đó là thể hiện thái độ tự tin của bản
thân đối với buổi phỏng vấn. Đặc biệt nếu bạn thể hiện rõ sự tự tin về công việc ứng

tuyển thì nhà tuyển dụng sẽ khơng nghĩ rằng bạn là một sinh viên mới ra trường và
chưa có nhiều kinh nghiệm.
Để có thể tự tin trong buổi phỏng vấn, bạn cần tránh tuyệt đối việc nói ấp ứng và
trình bày vấn đề của mình một cách mạch lạc. Việc này địi hỏi bạn phải kiên trì luyện
tập, vì sự tự tin không thể nào ngày một ngày hai là có được, mà cả một q trình mới
luyện được sự tự tin. Chính vì thế, cần chăm chỉ luyện tập cộng với một tinh thần thoải
mái thì buổi phỏng vấn của bạn sẽ thành công tốt đẹp.
f. Hãy lạc quan
Như đã nói sự tự tin ở trên, thì sự lạc quan cũng cần thiết trong buổi phỏng vấn.
Hãy cố gắng tự tin ngay cả khi bạn bị phê bình hoặc khi bạn đang lo lắng. Thay vào đó
hãy cố gắng học hỏi, rút kinh nghiệm từ những cuộc gặp đó và xây dựng cho mình một

8


cuộc nói chuyện sao cho phù hợp, tránh trở nên tụt chí khi thấy bại phỏng vấn mà dựa
vào thất bại đó, biến nó thành bài học cho mình.
Hãy tập cho mình sự nhã nhặn, ân cần và chu đáo. Với cách cư sử lịch sự, nhã
nhặn bạn sẽ tạo được ấn tượng ban đầu rất tốt, vì vậy hãy luôn luôn thể hiện sự ân cần
và chu đáo ấy một cách tốt nhất có thể.
g. Khơng để chng điện thoại là cách tôn trọng nhà tuyển dụng
Trước khi bước vào phỏng vấn, bạn nên tắt chuông điện thoại hoặc để ở chế độ
rung và cất gọn gàng vào túi để cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp. Hiểu một cách đơn
giản đó là nhà tuyển dụng sẽ rất mất cảm tình nếu điện thoại của bạn reo chng liên
tục, làm cản trở thời gian ứng tuyển. Đây cũng chính là điểm mà nhà tuyển dụng sẽ
đánh giá bạn là một người giao tiếp kém, thiếu chuyên nghiệp trong làm việc.
h. Tránh nói câu “Tơi khơng biết”
Khi phỏng vấn trả lời câu hỏi với nhà tuyển dụng, việc trả lời thành thật là cách
tạo ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn. Nhưng nếu bạn trả lời khơng biết thì chắc chắn
đến 99% là bạn đã bị loại. Do đó, nếu gặp phải câu hỏi mà bạn chưa từng nghe qua

hay những câu hỏi vượt ngoài khả năng của bạn, thay vì nói tơi khơng biết. Bạn có thể
trả lời: “Em sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề này”, những câu trả lời như vậy thường sẽ
khiến nhà tuyển dụng tin rằng bạn là người cầu tiến và muốn học hỏi thêm kinh
nghiệm. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc bạn vào vị trí mà nha tuyển dụng đang ứng
tuyển.
i. Ngôn ngữ cơ thể
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp và cũng là
yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn có một số
hành động như liên tục nhìn đồng hố, ngồi rung đùi với tư thế khoanh tay hoặc ngồi
không yên hay chưa chú tâm trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng, luôn hỏi ngược lại
câu hỏi mà nhà tuyển dụng đã đưa ra bằng câu hỏi “Em chưa nghe rõ câu hỏi, anh/chị
có thể hỏi lại được khơng ạ?”, điều này khiến nhà phỏng vấn nghĩ rằng bạn xem
thường cuộc phỏng vấn và không tôn trọng nhà tuyển dụng.
Đặc biệt với tư thế ngồi lom khom, vai xệ, ngọ nguậy trên ghế trong khi nói, hai
bàn tay thường xuyên làm những động tác thừa thải, khơng dám nhìn thẳng vào mắt
của nhà tuyển dụng, giọng nói thì thều thào thiếu sức sống...Chứng tỏ rằng bạn đang

9


rất kém tự tin trong lời nói của mình. Do đó, hãy nên chú ý và kiểm sốt thật tốt những
cử chỉ nhỏ nhặt này, để tránh những đánh giá khơng đáng có về bạn.
Để có những lời khen, hay thậm chí là những phản ánh tích cực từ nhà tuyển
dụng dành. Bạn nên ngồi thẳng lưng và vai, hai bàn tay đan vào nhau và ánh mắt nhìn
thẳng khi được hỏi hay trả lời và vận dụng cử chỉ tay đê biểu hiện thêm sự hào hứng
với công việc muốn được làm. Việc vận dụng ngôn ngữ cơ thể tốt sẽ giúp bạn được
được lòng nhà phỏng vấn, khiến họ có những suy nghĩ tích cực về bạn.
j. Hiểu đúng về vai trị của mình
Sau cái nhìn đầu tiên về ứng viên, nhà tuyển dụng mong muốn thấy được vai trò
của bạn trong buổi phỏng vấn, mà vai trò đó là do chính bạn thể hiện cho họ thấy.

Cũng đừng quá chú tâm để ý việc thể hiện theo hình thức và tác phong quá cứng nhắc
mà quên đi mục đích bạn đến buổi phỏng vấn này là thể hiện năng lực và vai trò của
bản thân bạn cho họ thấy. Đặc biệt bạn nên năng nổ, đừng thụ động ngồi yên một chỗ,
hãy tự nhắc nhở bản thân bạn lúc này là phải trực tiếp giải quyết thật tốt những câu hỏi
được đưa tới từ nhà tuyển dụng, cũng như hiểu rõ tại sao bạn lại có mặt tại phỏng vấn.
Chẳng hạn, nếu bạn làm cho công ty, vai trò của bạn quan trọng như thế nào trong việc
góp phần xây dựng và phát triển bền vững trong cơng ty. Chính vì hiểu rõ về vai trị
của mình, khả năng bạn trúng tuyển vào đợt tuyển dụng rất là cao.
k. Nắm vững 4 câu hỏi sau
Thứ nhất, “Tại sao bạn ở đây?”. Đây là câu hỏi có thể hiểu là nhà tuyển dụng
đang muốn biết bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty hay chưa và đã nắm những gì về cơng
ty.
Thứ hai, “Bạn có thể làm gì cho công ty?”. Với câu hỏi này bạn nên trả lời về
bản thân và những khả năng mang lại lợi ích cho công ty. Và với câu hỏi này, nhà
tuyển dụng cũng muốn biết tại sao bạn lại đổi công việc.
Thứ ba, “Bạn có phải là người dễ dàng thích nghi với mọi sự thay đổi?”. Những
nhà tuyển dụng rất hay hỏi những câu hỏi như thế này cho ứng viên, để xem liệu bạn
có thể hịa hợp được với nền văn hóa của cơng ty hay khơng và cũng muốn kiểm
chứng mức độ hòa nhập của bạn đến đâu.
Thứ tư, “Bạn có biết bạn khác biệt với mọi ứng viên ở điểm nào?”. Câu hỏi này
muốn bạn đưa ra những điểm mạnh, cũng như cách khắc phục những điểm yếu mà bạn
đã nêu ra nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng nên chọn bạn.

10


III. Kết luận
Nick Vujicic – một diễn giả nổi tiếng đã từng nói: “ Tính cách của bạn được hình
thành từ những thách thức mà bạn đối mặt và vượt qua. Lòng can đảm của bạn phát
triển khi bạn đối mặt với những nỗi sợ hãi”. Vâng , trong một cuộc phỏng vấn cũng

vậy, chính sự thách thức trong buổi phỏng vấn, bắt buộc chúng ta cần phải vượt qua và
tạo cho mình một phong thái tự tin, để chèn ép nỗi sợ hãi bằng cách hình thành cho
mình kỹ năng tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà phỏng vấn
Ấn tượng ban đầu có vai trị quan trọng trong buổi phỏng vấn, vì đây là yếu tố
quyết định sự đánh giá của nhà tuyển dụng dành cho ứng viên và cũng rút ngắn được
thời gian giao tiếp, có được những nhận định ban đầu về nhân cách, năng lực, trình độ
của ứng viên, từ đó có thể tự tin quyết đốn khi đưa ra những quyết định chính xác,
kịp thời.
Ngồi ra, ấn tượng ban đầu chính là thương hiệu của ứng viên trong mắt nhà
tuyển dụng. Hãy mạnh dạn tạo ấn tượng ở mọi nơi, mọi lúc và với mọi người để tạo
thương hiệu và nó cũng đặt biệt quan trọng để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trong
buổi phỏng vấn xin việc. Vì nhà tuyển dụng chỉ mất vài giây để đánh giá một ứng
viên, nhưng vài giây đó cũng có thể quyết định được khả năng bạn có phù hợp với vị
trí tuyển dụng của cơng ty hay khơng. Chính vì thế, hãy tạo cho mình những kỹ năng
cần thiết để tạo được ấn tượng tốt đẹp với nhà phỏng vấn.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dale Carnegie. (1936). Đắc nhân tâm. Mỹ: Nhà Xuất Bản Trẻ. Tr.91-102
2. Đinh Thị Thắm. (2021). Tiểu luận vai trò và ảnh hưởng của ấn tượng ban đầu trong
giao tiếp. Tr.12.
3. Th.s Huỳnh Phú Trịnh. (2007). Kỹ năng tìm việc làm. Tr.35-45.
4. Th.s Nguyễn Huy Tồn. (2011). Kỹ năng giao tiếp của học viên trường trung cấp
cảnh sát nhân dân II.
5. Trần Nam Trang. (18/10/2013). Ấn tượng ban đầu và yếu tố ảnh hưởng trong kinh
doanh.
Ngày tham khảo (17/10/2021)


12



×