Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bé tròn 12 tháng tuổi đến 23 tháng 29 ngày được gọi chung là bé 1 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.3 KB, 4 trang )

Bé tròn 12 tháng tuổi đến 23 tháng 29 ngày được gọi chung là bé 1 tuổi. Ngày nay, nuôi trẻ mau lớn, phát triển tốt là niềm mơ ước
của các bậc cha mẹ và cả xã hội.
Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự tăng trưởng và phát triển của bé 1 tuổi, để qua đó
có thể quan tâm, chăm sóc con mình một cách tốt nhất.
Sự tăng cân của bé
Ðể dễ nhớ, chúng ta có thể dựa vào cân nặng lúc sinh của bé: Bé tròn 12 tháng có cân nặng
trung bình gấp 3 lần cân nặng lúc sinh (Ví dụ: bé sinh ra có cân nặng trung bình 3-3,5kg,
khi tròn 12 tháng nặng 9-10kg là bình thường). Bé tròn 24 tháng có cân nặng gấp 4 lần cân
nặng lúc sinh. Nói cách khác với bé 1 tuổi, mỗi tháng tăng trung bình từ 200-300g là bình
thường.
Trong quá trình phát triển, nếu có một tháng bé không tăng cân thì các bậc phụ huynh cũng
đừng quá lo lắng, vì ở lứa tuổi này tốc độ tăng cân thấp hơn lúc dưới 1 tuổi, có tháng bé
tăng cân và có tháng bé không tăng cân là điều bình thường. Nhưng nếu liên tục 2, 3 tháng
bé không tăng cân, trái lại còn sụt cân thì nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và tham vấn
dinh dưỡng.
Cân nặng trung bình của bé ở lứa tuổi này
Tháng
tuổi
Cân nặng bé
trai (kg)
Cân nặng bé
gái (kg)
12 tháng 8,1-12,4 7,4-11,6
18 9,1-13,9 8,5-13,1
24 9,9-15,2 9,4-14,5
Sự tăng chiều cao của bé
Bé mới sinh thường có chiều dài từ 48-52cm, khi tròn 12 tháng có chiều dài khoảng 75 cm,
và khi tròn 24 tháng bé có chiều cao trung bình là 85cm (có thể ước đoán chiều cao lúc
trưởng thành bằng 2 lần chiều cao bé đạt được lúc 2 tuổi). Như vậy, chúng ta thấy trong 2
năm đầu đời, chiều cao của bé tăng rất nhanh. Năm đầu trung bình tăng tổng cộng khoảng
25cm, năm thứ hai tăng tổng cộng khoảng 10cm. Nếu cha mẹ quan tâm chăm sóc bé tốt


trong 2 năm đầu sẽ tạo được tiền đề tốt cho chiều cao của bé lúc trưởng thành.
Chiều cao trung bình của bé ở lứa tuổi này
Tháng
tuổi
Chiều cao bé
trai (cm)
Chiều cao bé
gái (cm)
12
tháng
70,7-81.5 68,6-80
18 76,3-88.5 74,8-87,1
24 80,9-94,4 79,9-93
Sự phát triển về răng
Bé bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi, sau đó số răng được tính bằng công thức: Số
răng = Số tháng tuổi - 4 (Ví dụ: bé 18 tháng tuổi sẽ có 14 răng). Ðến 24 tháng bé hoàn tất
bộ răng sữa 20 cái của mình. Có một số trường hợp bé chậm mọc răng, có thể do suy dinh
dưỡng, còi xương; Vì vậy các bậc phụ huynh nên tăng cường phơi nắng vào buổi sáng cho
bé (mỗi ngày từ 15-20 phút để cơ thể tổng hợp vitamin D), đồng thời chú ý cho bé uống sữa
không dưới 500ml/ngày để cung cấp đủ calci. Chế độ ăn của bé cũng cần phù hợp với số
răng, bé chỉ có thể ăn cơm khi đã có răng nhai (răng hàm). Một số bé tuy mọc răng chậm
(Có thể là do yếu tố di truyền từ cha mẹ) nhưng vẫn khỏe mạnh, tăng trưởng bình thường
so với lứa tuổi.
Sự phát triển vận động
Khi được 10-12 tháng, bé bắt đầu biết đứng chựng, lên 15 tháng biết đi bộ một mình và bò
lên cầu thang. 18 tháng tuổi, bé biết chạy nhưng dáng chạy chưa được uyển chuyển, có thể
leo lên cầu thang nếu được người lớn dắt tay, tự ngồi được trên ghế nhỏ và rất thích lục lọi
ngăn kéo hoặc giỏ rác. Ðược 24 tháng, bé chạy tốt, lên xuống cầu thang từng bước một,
biết nhảy, biết tự leo lên bàn ghế và tự mở cửa.
Sự phát triển về ngôn ngữ

Bé 15 tháng biết nói líu ríu, gọi "ba", "mẹ" hoặc tên một vật quen thuộc nào đó. Ðến 18
tháng bé nói được trung bình 10 từ, xác định một hoặc nhiều phần của cơ thể. Lên 24
tháng, biết xếp 3 từ lại thành câu. Tuy nhiên, một số bé biết nói và nói sõi rất sớm, một số
bé lại rất chậm nói. Tuy nhiên nếu cha mẹ thấy bé phát âm được vài từ, hiểu và làm được
hầu hết các yêu cầu của người lớn thì chắc chắn bé sẽ nói được.
Sự phát triển về tâm lý và xã hội
Khi được 15 tháng, bé biết làm theo các mệnh lệnh đơn giản, biết chỉ tay để nói lên đòi hỏi
của mình, biết ôm chặt ba hoặc mẹ để bày tỏ sự thương yêu.
Lên 18 tháng bé thích tự ăn một mình hoặc làm một số việc, chỉ tìm kiếm sự giúp đỡ khi
gặp rắc rối. Bé có thể giải thích khi bị ướt hoặc bị bẩn và đã biết ôm hôn ba mẹ. Bé 24
tháng đã cầm muỗng tốt, biết phụ cởi quần áo, biết nói về những điều vừa trải qua và lắng
nghe các câu chuyện tranh đơn giản.
Hiểu về quá trình phát triển của bé, cha mẹ sẽ biết cách tạo điều kiện cho con mình tăng
trưởng và phát triển một cách toàn diện nhất.
Dinh dưỡng cho bé 1 tuổi
TTO - *Con gái tôi được gần 12 tháng. 1 ngày cháu ăn 4 cữ cháo (mỗi cữ là 1/2 chén cháo), nhưng 1 ngày cháu
uống tới 5 bình sữa (mỗi lần 150ml). Ngoài ra bé còn ăn lặt vặt lúc thì trái cây, lúc thì sữa chua. Lúc sinh ra cháu
được 3,1kg và bây giờ được khoảng 9,5kg, cao 72cm.
Hiện tại bé chỉ có 4 cái răng, nhưng đã biết đi lúc 11 tháng, xin hỏi: Bé ăn như vậy có đủ chất không? Bé mọc 4 cái
răng ở thời điểm này là bình thường hay bất thường? Bé rất lười ăn cháo, mỗi lần ăn là ngậm nhưng khi cho ăn vài
hột cơm thì bé lại nhai và nuốt ngon lành. Như vậy tôi có nên cho bé ăn cơm khi được 1 tuổi?
(Đào Thị Minh Châu)
- Trả lời của phòng mạch online :
Bé của bạn đã tròn 12 tháng, mỗi lần chỉ bú 150 ml sữa là hơi ít, bù lại bạn đã cho bé bú tới 5 bình nên
lượng sữa như vậy là đủ. Lúc sinh ra bé được 3,1 kg , nay được 9,5 kg lại cao 72 cm là đạt chuẩn. Còn
việc mọc 4 răng cũng là bình thường.
Khi bé mọc răng bạn nên để cho bé ăn thức ăn cứng hơn như nhai cơm, cắn bánh, nhai miếng trái cây.
Chính những thực phẩm này sẽ tạo thuận lợi cho răng và xương hàm phát triển tốt hơn. Những thực
phẩm cứng còn làm cho các tuyến nước miếng tăng tiết, giúp tiêu hóa dễ dàng. Khi gia đình ăn cơm nên
cho bé ăn mỗi lần một chút cơm, bé nhìn người lớn nhai, bé cũng nhai, đừng sợ bé nhai bằng lợi, nó sẽ

không bị đau mà rất thích thú.
Các chất nên lưu ý như sau :
Chất đạm : trong sữa, trứng, thịt, tôm, bạn có thể cho bé ăn từng miếng nhỏ hoặc xay nhuyễn nấu cháo.
Mỗi ngày lượng đạm nên là 50-70g. Bạn có thể dùng gan heo, gan gà vì chúng chứa một lượng vitamin A
khá cao, tránh được bệnh khô mắt. Nếu bé thích nhai thì đừng xay cháo mà nên nấu cháo giữ nguyên
hạt, tức là không mềm quá và không cứng quá.
Về gạo: bạn nên cho bé ăn tổng số 100g gạo/ ngày là vừa. Còn dầu mỡ thì nên dùng chừng 30-40g. Rau
xanh và trái cây như vậy là tốt vì thiếu chúng thì sự hấp thu chất đạm sẽ giảm đi.
Dù ăn đủ bạn cũng vẫn nên cho trẻ ra sân chơi buổi sáng. Ánh nắng ban mai sẽ giúp trẻ không thiếu
vitamin D . Vitamine D sẽ giúp canxi và phospho vào xương dễ dàng hơn
Ngoài các chất dinh dưỡng đã nêu ở trên, cơ thể trẻ còn cần các chất xơ giúp đưa nhanh chất thải ra
khỏi đường tiêu hóa, phòng chống táo bón. Chất này có nhiều trong rau xanh và quả chín.
Bé 1 tuổi và những thực phẩm cần tránh
15-11-2010
Có một số thực phẩm chúng ta thường sử dụng phổ biến hàng ngày, nhưng với trẻ dưới một tuổi thì cần cẩn trọng
để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé.
Muối
Bạn không nên cho thêm muối vào bất cứ thức ăn nào dành cho bé, vì lúc này thận của bé chưa thích ứng với lượng muối
nhiều. Một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như: pho mát, xúc xích, thịt hun khói cũng nên hạn chế cho trẻ ăn.
Khi mua các thực phẩm dành cho bé, bạn cần kiểm tra kỹ thành phần muối trên bao bì. Theo khuyến cáo của các chuyên
gia, trẻ dưới 1 tuổi không nên cho dùng quá 0,4g natri mỗi ngày. Nếu nấu ăn cho gia đình, bạn cũng nên hạn chế cho thêm
muối vào các món ăn mà bé có thể ăn được. Điều này cũng giúp bạn đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Đường
Các thực phẩm và thức uống có đường thường chứa nhiều chất ngọt nên hay làm sâu răng khi răng trẻ mới mọc. Chỉ nên
thêm đường vào thực phẩm khi thực sự cần thiết. Trẻ dưới một tuổi tốt nhất không cho dùng các loại bánh ngọt, bích quy,
kẹo, kem.
Mật ong
Không nên dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi trong bất kỳ tình huống nào, ngay cả khi trẻ bị ho. Bởi vì, trong mật ong có
chứa một loại vi khuẩn có thể gây độc tố cho đường ruột của bé. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng là ngộ
độc ở trẻ sơ sinh.

Mật ong cũng là một dạng đường, cũng có nghĩa nó có thể ảnh hưởng không tốt cho răng và gây sâu răng.
Thực phẩm ít béo, ít calo và nhiều chất xơ
Nếu chọn thực phẩm này cho trẻ sơ sinh thì đây không phải là ý kiến hay. Trẻ nhỏ phát triển nhanh do đó rất cần được
cung cấp nhiều calo và các chất dinh dưỡng từ một lượng nhỏ thực phẩm hàng ngày, hơn là thực phẩm giàu chất xơ cho
người lớn.
Chất béo cung cấp cho trẻ năng lượng và một số vitamin chỉ có thể tìm thấy trong chất béo. Vì vậy nên chọn các thực
phẩm giàu sữa béo dành cho bé.
Không nên cho trẻ dùng các thực phẩm chứa thành phần chất xơ cao, đặc biệt là nguyên cám vì sẽ làm cản trở sự hấp thu
một số khoáng chất quan trọng như canxi, sắt. Trẻ lớn hơn một tuổi mới nên cho trẻ ăn gạo nâu, mì, hay ngũ cốc nguyên
cám vào bữa sáng.
Các loại hạt
Trẻ dưới 5 tuổi không nên cho ăn các loại hạt, nhất là đậu phộng vì có thể gây nghẹn, tắc nghẽn đường thở. Bên cạnh đó,
đậu phộng cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ.
Một số loại cá
Cá mập, cá kiếm, cá maclin là những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thần
kinh của trẻ, do đó cũng nên tránh cho trẻ ăn. Một số hải sản có vỏ cũng cần hạn chế vì có thể gây ngộ độc thức ăn ở trẻ.
Trứng sống
Không nên dùng trứng sống hay trứng chưa chín kỹ cho bé. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể cho ăn trứng nhưng bạn phải đảm
bảo trứng được luộc chín kỹ cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại.

×