Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC HEO NÁI MANG THAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI – THÚ Y


MƠN: CHĂN NI HEO
CHUN ĐỀ: NI DƯỠNG VÀ CHĂM SĨC HEO NÁI MANG
THAI

GVHD: TS.NGUYỄN THỊ KIM LOAN
DANH SÁCH NHÓM:
STT

Họ Tên

MSSV

1

Lê Trần Quốc Thắng (NT)

13111459

2

Đàm Văn Hợp

13111240


3



Nguyễn Huy Hồng

13111233

4

Lê Đình Anh Hồng

13111231

5

Nguyễn Thị Thu Thảo

13111445

6

Đinh Ngọc Hoàng

13111030

7

Mai Thị Thảo

13111441

8


Trương Thành Danh

13111171

9

Nguyễn Bá Niên

13111360

10

Nguyễn Thị Thúy

13111487

11

Nguyễn Ngọc Thịnh

13111474

12

Tăng Tấn Phước

13111392

13


Ngô Thị Tuyết

13111555

14

Nguyễn Vũ Linh

13111296

15

Phạm Minh Tú

13111119

16

Trần Thị Lê Duyên

13111187

17

Nguyễn Thị Thùy Dung

13111180

18


Lê Văn Nhân

13111342

I. Đặt vấn đề
1. Tình hình chung
- Theo Bộ NN&PTNT, tình hình chăn ni cả nước trong tháng 9/2016 phát triển tương
đối ổn định do dịch bệnh không xảy ra và giá bán duy trì ở mức có lợi cho người chăn
ni. Số lượng hộ nuôi nhỏ lẻ đang giảm và quy mô nuôi tập trung số lượng lớn như
trang trại, gia trại đang phát triển. Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, tổng
Trang 2 / 20


số bò cả nước tháng 9 tăng khoảng 2-2,5% so với cùng kỳ năm 2015; Tổng số heo
-

tăng 3,5-4%; Tổng số gia cầm của cả nước tăng khoảng 5-5,5%.
Chăn nuôi heo: Đàn heo phát triển tương đối ổn định do dịch bệnh khơng xảy ra và
giá bán duy trì ở mức có lợi cho người chăn ni. Số lượng hộ nuôi nhỏ lẻ đang giảm
và quy mô nuôi tập trung số lượng lớn như trang trại, gia trại đang phát triển. Ước
tính tổng số heo của cả nước vào tháng 9/2016 tăng khoảng 3,5-4%; sản lượng thịt
heo hơi xuất chuồng 9 tháng năm 2016 tăng khoảng 4,45% so với cùng kỳ năm 2015.

-

2. Vấn đề quan tâm
Ngày nay nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi heo trên thế giới và trong nước
đã được áp dụng ở Việt Nam như: Chọn lọc và lai tạo ra những đàn heo thịt có mỡ dắt
trong thịt từ 2 - 4% giúp thịt heo có vị thơm, độ mềm và ngon. Nâng cao tỷ lệ nạc,

giảm mỡ, giảm chi phí thức ăn. Tăng khả năng tăng trọng; giảm thời gian nuôi thịt;
tăng số con sống trong một lứa. Muốn vậy chúng ta cần phải làm tốt từ khâu ban đầu
đó là cơng tác giống. Mang thai là thời gian dài nhất trong một chu kì sản xuất của
heo nái. Trong thời gian này, thức ăn tiêu thụ nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đế
hiệu quả sinh sản, nhưng lại khó đo lường ngay được nên thường hay bị xem nhẹ dẫn
đến thất bại trong chăn ni nái sinh sản. Vì vậy, để đạt được hiệu quả chăn nuôi nái
Trang 3 / 20


sinh sản cao nhất thì cần phải có một chương trình chăm sóc và ni dưỡng nái mang
thai sao cho đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, duy trì và dưỡng thai của nái. Điều
này địi hỏi người chăn ni phải nắm rõ quy trình ni dưỡng và chăm sóc nái mang
-

thai.
Mặt khác, chăn nuôi heo nái là một mắt xích quan trọng để tăng nhanh số lượng
đàn cả về số lượng lẫn chất lượng.

II. Một số giống heo được sử dụng làm nái
1. Giống heo nội.
a. Heo Móng Cái.
- Đặc điểm: Màu sắc lông da trắng, lưng và mông có khoang đen n ngựa, da mỏng
mịn, lơng thưa và thô. Đầu to, miệng nhỏ dài, tai đứng hướng về phía trước, có nếp
nhăn to và ngắn ở miệng. Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng
hơi xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân tương
-

đối cao thẳng, móng xoè.
Khối lượng heo sơ sinh: 450-500 gr/ con, heo
trưởng thành: 140-170 kg/con. Có con


-

tới 200 kg nhưng thời gian nuôi rất lâu.
Trong các giống heo nội như heo ỉ, heo
Mường Khương, heo mán… thì heo nái
Móng Cái nhiều ưu điểm nổi trội trong sinh
sản. Đây có lẽ là giống heo đẻ sai nhất, mỗi
lứa trung bình 14 - 16 con, kỷ lục đến 20 - 22 con, trong khi các giống heo khác, kể cả
các giống lai cũng chỉ 10 - 12 con/lứa. Heo nái Móng Cái còn đẻ sớm và đẻ dai. Trong
điều kiện chăn ni bình thường, heo nái Móng Cái chỉ cần ni 6 - 8 tháng là cho
phối giống được và thời gian đẻ có thể kéo dài tới 10 năm, thậm chí lâu hơn. Đây cịn

là giống heo đẻ dày, trung bình mỗi năm có thể sinh sản 1,9 - 2,2 lứa.
b. Heo Ba Xuyên.
- Đặc điểm: Lông và da đều có màu bơng đen trắng xen kẽ lẫn nhau. Đầu to vừa phải,
mặt ngắn, mõm hơi cong, trán có nếp nhăn, tai to vừa và đứng. Bụng to nhưng gọn,
mông rộng. Chân ngắn, móng xịe, chân chữ bát và đi móng, đi nhỏ và ngắn.

Trang 4 / 20


-

Khối lượng sơ sinh 350 – 450 gr/con.
Trưởng thành nặng 140 – 170 kg/con, có
con
nặng đến 200 kg.Bắt đầu phối giống lúc 6
– 7 tháng tuổi; một năm đẻ 2 lứa, 8 – 9


con/lứa.
c. Heo Thuộc Nhiêu
- Heo Thuộc Nhiêu là con lai giữa heo
Yorkshire và heo Bồ Xụ ở vùng Thuộc
Nhiêu
(huyện Châu Thành – Cai Lậy nay là tỉnh
Tiền Giang) từ năm 1930.Phân bố chủ yểu
ở vùng đồng bằng sơng cửu Long và Đơng
-

Nam Bộ.
Hình thái : Lơng và da trắng, có bớt đen
nhỏ trên da. Tai to, đứng. Thân hình to

-

trịn, đi bé. Chân nhỏ, thon.
Khối lượng sơ sinh 600 – 700 gr/con. Heo
trưởng thành 140 – 160 kg/con. Bắt đầu phối giống lúc 7 – 8 tháng tuổi. Một năm đẻ 2
lứa, mỗi lứa 8 – 10 con.

2. Giống heo ngoại
a. Heo yorkshire
- Có nguồn gốc từ vùng Yorkshire nước Anh, hiện nay heo Yorkshire được nuôi ở
hầu khắp các nước trên thế giới. Heo Yorkshire có khả năng thích nghi tốt hơn các
giống heo ngoại khác. Heo Yorkshire có lơng trắng tuyền, tai đứng, trán rộng, ngực
rộng, ngoại hình thể chất chắc chắn, ni con khéo, chịu được kham khổ, chất lượng
thịt tốt, khả năng chống chịu stress cao. Con đực có khối lượng trưởng thành khoảng
300–400 kg, con cái khoảng 230–300 kg. Bắt đầu phối giống lúc 8 tháng tuổi, nái đẻ
trung bình 2 – 2,1 lứa/năm, mỗi lứa trung bình từ 10-12 con.


Trang 5 / 20


-

Heo nái Yorkshire có khả năng sinh sản
tốt, ngày nay có mặt hầu hết ở các quốc
gia

trên thế giới.
b. Heo Landrace
- Tại châu Âu có nhiều giống heo Landrace
nhưng giống nhập nội vào Việt Nam có
xuất xứ từ Đan Mạch có hình đúng như
quả tên lửa, lơng da trắng tuyền, mõm
dài thẳng, hai tai to ngả về phía trước
che cả mắt, mình lép, 4 chân hơi yếu, đẻ
nhiều, tỷ lệ nạc cao, heo landrace 6
tháng tuổi có thể đạt 90kg, trưởng thành
200-250 kg. Bắt đầu phối giống lúc 7-8
tháng tuổi, heo nái đẻ 2 – 2,2 lứa/năm,
trung bình từ 9 đến 10 con/lứa.
Landrace thuộc nhóm heo nạc, và rất nổi tiếng khả năng sinh sản, tuy nhiên nhu cầu
dinh dưỡng cho heo landrace phải cao, nếu thiếu sẽ chậm lớn.
III. Phương pháp phát hiện heo có thai
1. Ý nghĩa
- Phát hiện heo nái có thai có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất . Nếu phân biệt được heo
nái có thai một cách chính xác, kịp thời ngay khi phối giống sẽ tác động các biện pháp
ni dưỡng, chăm sóc phù hợp với quy luật phát triển của bào thai để nâng cao khả

năng sinh sản của heo nái. Còn những heo nái khơng có thai có những biện pháp, kế
hoạch phối giống kịp thời.
2. Các thời kì mang thai
- Thời gian mang thai của heo nái bình quân là 114 ngày (113-116 ngày ) . Người
ta chia thời gian mang thai của heo nái thành 2 thời kì :
Thời gian mang thai kì I :Là thời gian heo có thai 84 ngày đầu tiên .
Thời gian mang thai kì II: Là thời gian heo mang thai từ 85 ngày cho đến khi đẻ.

Trang 6 / 20


Việc phát hiện heo nái có thai kì II dễ dàng hơn kì I vì bào thai lúc này phát triển
mạnh, bụng to và xệ hơn.
3. Các phương pháp phát hiện heo mang thai
- Trong thực tiễn có nhiều phương pháp phát hiện heo mang thai nhanh và chuẩn
xác như phương pháp căn cứ vào chu kì động dục của heo nái, dùng máy siêu âm,
phương pháp đo điện trở âm đạo phương pháp chuẩn đốn trong phịng thí nghiệm
-

(Trần Văn Phùng và CS,2009 [162]).
Phương pháp căn cứ vào chu kì động dục của heo nái :
Sau khi phối giống 21 ngày không thấy heo nái động dục trở lại xem như đã
mang thai. Phương pháp này cần kết hợp với những biển hiện bên ngoài của nái sau
khi phối giống như thấy heo nái có biểu hiện mệt mỏi, thích ngủ, từ kém ăn chuyển
sang phàm ăn, lơng da ngày càng bóng mượt, tính tình thuần hơn, dáng đi nặng nề thì
đó là những heo nái có thai. Ngược lại nếu quan sát thấy heo nái sau khi ăn không
chịu đi nằm, tai cúp đuôi luôn ve vẩy, âm hộ có hiện tượng hơi xung huyết thì có thể
heo nái đó chưa có thai, cần theo dõi phối giống kịp thời. Cần chú ý có những trường
hợp sau:
+ Hiện tượng động dục giả: là hiện tượng những heo nái sau khi phối giống đã

đạt nhưng vẫn có biểu hiện động dục. Hiện tượng này thường xảy ra ở ngày thứ
nhất hoặc thứ hai của chu kì thứ nhất sau khi phối giống, những biểu hiện này
thường không rõ ràng và thời gian động dục ngắn.
+ Hiện tượng có thai giả: là hiện tượng mà heo nái sau khi phối giống tuy khơng
đạt kết quả nhưng khơng có biểu hiện động dục. Nguyên nhân của hiện tượng này là
do thể vàng buồng trứng tồn tại lâu, kìm hãm tuyến yên tiết FSH làm cho bao

-

nỗn khơng phát triển và thành thục, nên heo khơng có biểu hiện động dục.
Phương pháp chuẩn đốn phịng thí nghiệm
Lấy 10 ml nước tiểu của heo nái cần chuẩn đoán, lấy vào buổi sáng sớm cho vào
cốc đun hoặc ống nghiệm, dùng tỉ trọng kế để đo, nếu đạt 1,01-1,025 là vừa nếu đặc
quá thì dùng nước cất pha lỗng . Sau đó cho thêm 2-3 giọt axit acetic 7-10%, nhỏ Iốt
vào đồng thời đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Khi dung dịch nước tiểu sơi sẽ có hiện
tượng chuyển màu: nếu chuyển màu đỏ dần từ trên xuống thì heo nái đó có thai, cịn
dung dịch chuyển màu vàng hoặc xanh lơ thì heo nái đó khơng có thai. Nước tiểu heo
Trang 7 / 20


nái có thai khi gặp Iốt thì chuyển màu vì nước tiểu có chứa kích tố khi kích tố này gặp
Iốt sẽ có phản ứng màu.
IV. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA HEO NÁI MANG THAI
1. Đặc điểm phát triển bào thai
Đặc điểm phát triển bào thai và các tổ chức có liên quan
- Đặc điểm phát triển bào thai: Ngay sau khi thụ tinh, hợp tử đã bắt đầu sử dụng chất
dinh dưỡng của tử cung làm chất dinh dưỡng cho mình. Ngày thứ 11 hợp tử đã cắm
sâu vào sừng tử cung gọi là hiện tượng làm tổ ở sừng tử cung. Ngày thứ 18 nhau thai
-


hình thành và có chức năng rõ rệt. Tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh.
Như vậy thai càng lớn hàm lượng nước càng giảm, lượng vật chất khơ tích luỹ càng
tăng, lipid, protein tích luỹ tăng. Vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của heo mẹ sẽ tăng.
Nhưng thực tế thì trong giai đoạn có chửa, nội tiết thay đổi dẫn tới quá trình trao đổi
chất của heo mẹ thay đổi theo phương thức "đồng hoá chiếm ưu thế so với dị hố",

-

nên nhu cầu dinh dưỡng của heo mẹ khơng địi hỏi lớn.
Quá trình phát triển bào thai heo chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn phơi thai: Từ ngày có chửa thứ 1 đến ngày thứ 22, hình thành các mầm
mống của các bộ phận cơ thể và chính ở giai đoạn này là giai đoạn quan trọng cho
việc tạo ra các cơ quan ban đầu của cơ thể heo
+ Giai đoạn tiền bào thai: Từ ngày có chửa thứ 23 đến ngày thứ 38, giai đoạn này tiếp
tục hình thành các tổ chức sụn, cơ, hệ thần kinh, tuyến sữa, đặc tính của giống, tính
đực, cái và các đặc điểm cấu tạo cơ thể của heo.
+ Giai đoạn phát triển bào thai: Từ ngày thứ 39 đến ngày thứ 114, khối lượng và thể
tích bào thai tăng lên rất nhanh, chiều dài thân, cao vai phát triển mạnh, bộ xương
được hình thành, các cơ quan nội tạng và bốn chân phát triển rõ.
+ Quá trình phát triển của bào thai heo
Tổ chức hình thành
Màng dạ con, ruột
Màng đệm, tổ chức tim
Tuyến tuỵ, phổi
Cuống rốn, tĩnh mạch cửa
Mũi, mắt, manh tràng, tổ chức xương cốt
Lông, da, nhau thai
Tế bào máu, tim đã hoạt động
Gan (bắt đầu tích luỹ glycogen)
Protein huyết thanh đã đợc tổng hợp

Trang 8 / 20

Ngày có chửa
11 – 12
16
16,5 - 17,5
20
21 – 28
28
30
40
50


Hormone tuyến yên, tuyến giáp bắt đầu

50

tiết
Fibrinogen đã được tổng hợp
Tinh hồn (đã xuống bìu)

90
95

2. Đặc điểm phát triển của các tổ chức có liên quan
- Nhau thai, dịch ối, dịch niệu: Nhau thai quyết định trong việc trao đổi dinh dưỡng
giữa thai và cơ thể mẹ, tham gia trao đổi bài tiết, là nơi giữ trữ dinh dưỡng tạm thời để
cung cấp cho thai khi cần thiết. Dịch ối, dịch niệu có tác dụng bảo vệ thai, tránh các
va chạm cơ giới cho thai, là kho giữ trữ khoáng, là nơi chứa các sản phẩm trao đổi

-

trung gian như ure, creatin...
Tử cung heo mẹ: Trong thời gian chửa, tử cung heo nái khơng ngừng tăng trưởng về
thể tích cũng như trọng lượng để đảm bảo cho bào thai phát triển được bình thường và
chứa bào thai của heo lớn lên. Trong quá trình thay đổi này, tử cung của heo có nhiều
thay đổi về cả kích thước, khối lượng và thành phần. Tử cung heo nái tích luỹ nhiều
glycogen, tương ứng 13 kg trọng lượng sơ sinh của heo con, có 2,5 kg nhau thai, 2 kg
nước ối và tử cung heo mẹ phải tăng lên 3 - 4 kg mới ôm chứa đủ bào thai.

3. Sự thay đổi cơ thể heo mẹ trong quá trình mang thai
- Trong thời gian có chửa heo mẹ khơng xuất hiện động dục, trao đổi chất tăng, “q
trình đồng hố chiếm ưu thế hơn so với dị hố”. Tính tình trở nên hiền lành và dễ
-

chăm sóc ni dưỡng, tốc độ sinh trưởng nhanh.
Như vậy cơ thể mẹ và bào thai tăng nhanh theo thời gian chửa. Đặc biệt 60 ngày chửa
đầu (trung bình 600 - 650 g/ ngày), sau đó giảm xuống (400 - 450 g/ ngày). Như vậy
tăng trọng giai đoạn chửa đầu chủ yếu là tăng trọng cơ thể mẹ, cịn tăng trọng giai
đoạn cuối có chửa chủ yếu lại tăng trọng của bào thai và các tổ chức có liên quan. Do
vậy dinh dưỡng địi hỏi cung cấp cho heo mẹ trong giai đoạn có chửa ngày càng cao,
nhất là giai đoạn tháng chửa cuối, nhưng điều này mâu thuẩn với khả năng ăn được
của heo mẹ. Vì vậy để thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho heo nái chửa tháng cuối, người chăn nuôi phải thu nhỏ dung tích của khẩu phần và chia nhỏ lượng thức ăn để cho
heo mẹ ăn thêm bữa trong ngày. Những nghiên cứu gần đây cho biết nếu tăng lượng

Trang 9 / 20


thức ăn cho heo mẹ trong giai đoạn có chửa sẽ làm giảm khả năng ăn vào của heo mẹ
-


trong giai đoạn ni con.
Trong giai đoạn có chửa, có thể có bị xẩy ra 2 loại tai biến đối với heo me.
+ Toàn bộ các thai bị chết, gây nên sẩy thai.
+ Một phần thai bị chết, các thai khác tiếp tục phát triển. Trong trường hợp này các
thai chết xen kẽ với các thai sống, chúng không bị đẩy ra mà có thể bị tiêu biến bởi

-

-

thành tử cung (nếu bị chết sớm), thai bị khô (thai gỗ) và đẩy ra ngồi khi đẻ.
Ngun nhân của tình trạng trên là:
+ Lượng hormone thiếu do số lượng thể vàng không đủ, (< 5 thể vàng)
+ Sự có mặt của heo con thừa nhiễm sắc thể
+ Nguyên nhân bệnh lý (bệnh sẩy thai truyền nhiễm)
+ Dinh dưỡng thiếu hoặc kém cân bằng.
Quá trình đẻ của heo: Quá trình phát triển bào thai đến một giai đoạn nhất định, khi
thai đã phát triển hồn chỉnh. heo nái có những biến đổi trong cơ thể, những biến đổi
đó nhằm chuẩn bị cho heo đẻ dễ dàng đồng thời nó cũng giúp người chăn nuôi phát
hiện để hộ lý đỡ đẻ cho chúng. Thời gian chửa của heo trung bình 114 ngày (112 - 116
ngày). Quá trình đẻ của heo được chia ra ở 4 thời kỳ:
+ Thời kỳ mở cửa: Thân tử cung và sừng tử cung co bóp mạnh, lúc đầu co bóp ngắn,
nghỉ dài về sau co bóp dài, nghỉ ngắn. Khi tử cung co bóp thai và n ước màng thai ép
vào cổ tử cung làm cho cổ tử cung mở ra, một bộ phận màng thai chui qua cổ tử cung
vào âm đạo. Do các co bóp mạnh màng thai vỡ, nước ối chảy ra làm trơn đường thai
ra.
+ Thời kỳ thai ra: Lúc này cơ tử cung co bóp mạnh dồn dập kéo dài, cơ bụng, cơ
hồnh cũng co bóp làm cho áp lực trong xoang chậu tăng lên. Khi áp lực đạt cao nhất,
thai đi qua cửa xoang chậu, qua âm đạo rồi ra ngoài. Khi thai ra rốn của chúng tự đứt

rời khỏi dạ con.
+ Thời kỳ nhau ra: Sau khi thai ra từ 1 - 6 h, do tử cung tiếp tục co bóp nên nhau thai
sẽ được đẩy ra. Nếu sau 6 h nhau thai không ra hết là hiện tượng bị sát nhau, phải can
thiệp kịp thời để tránh viêm tử cung cho heo mẹ.
+ Thời gian hồi phục tử cung:
Thời gian này phụ thuộc rất lớn vào ba giai đoạn trên của q trình đẻ, thơng thường
2 -3 ngày. Thời gian đẻ của heo thường từ 1 - 5 h để đẻ 9 - 14 con.
Thời gian rặn đẻ mỗi lần là 7 giây, đẻ 1 con là 3 giây, khoảng cách giữa các con 420
giây. heo mẹ đẻ bình thường (1 - 2 h).
Trang 10 / 20


Nguyên nhân gây đẻ do Oestrogen của nhau thai tăng tiết đột ngột, làm tăng độ mẫn
cảm của cơ trơn thành tử cung với oxytoxin, giải phóng ức chế progesteron. Do
adrenalin Corticosteroid của tuyến thượng thận tăng tiết, ức chế tiết progesterone. Do
Prostagladin F2 được tiết ra, thể vàng bị phá vỡ, Progesterone trong máu giảm
nhanh. Do Relatin tăng tiết, kích thích tuyến n tiết oxytoxine, tăng co bóp cơ tử
cung. Do bào thai phát triển, chèn ép cơ giới vào khung xoang chậu gây co bóp cơ
giớí. Do trilon B giảm, trilon A tăng, gây nên sự vận động mạnh của cơ tử cung. heo
mẹ rặn mạnh, đẩy thai ra ngoài.
Thời gian (h)

Giai đoạn đẻ

Giai đoạn con ra

Giai đoạn nhau ra

Bình thường


2-5

1–4

1-4

Khơng bình thường

6 - 12

6 – 12

> 12

V. Nuôi dưỡng heo nái mang thai
1. Tầm quan trọng
- Ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng thai >> quyết định số con/ổ, một chỉ tiêu quan
-

trọng để đánh giá năng suất heo nái.
Trong giai đoạn này thai được nuôi dưỡng trong cơ thể mẹ nên việc chăm sóc heo mẹ
có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của bào thai và quyết định khối lượng sơ sinh của

-

heo.
Giai đoạn này cịn có sự sinh trưởng và phát triển của heo mẹ cũng như q trình tích
lũy để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con, nếu giai đoạn này heo nái phát triển không tốt

>> ảnh hưởng tới sản lượng sữa trong giai đoạn nuôi con.

2. Nuôi dưỡng heo nái mang thai
- Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho heo nái mang thai để đáp ứng nhu cầu cho
sự phát triển của bào thai, nhu cầu duy trì của bản thân heo mẹ và tích lũy một phần
-

cho sự tiết sữa ni con sau này.
Giai đoạn mang thai kì I, II dùng khẩu phần có tỉ lệ protein là 13-14%, năng lượng
trao đổi không dưới 2900Kcal/kg thức ăn hỗn hợp. Nhưng giai đoạn mang thai II mức
ăn cần phải tăng từ 15-20% cao hơn so với giai đoạn mang thai kì I . Giai đoạn mang
thai kì I, bào thai chưa phát triển mạnh vì vậy nhu cầu dinh dưỡng chủ yếu cho heo
Trang 11 / 20


nái giai đoạn này là để duy trì cơ thể heo nái, một phần không đáng kể để nuôi thai.
Giai đoạn mang thai II bào thai phát triển rất nhanh, vì vậy cần cung cấp chất dinh
dưỡng để bào thai phát triển giai đoạn cuối để heo con sinh ra đạt được khối lượng sơ
-

sinh yêu cầu của từng giống. ( Trần Văn Phùng và CS,2009[165]) .
Khi xác định lượng thức ăn cho heo nái mang thai/ ngày chúng ta cần chú ý tới các
yếu tố sau :giống và khối lượng cơ thể heo nái, giai đoạn mang thai ( mang thai kì I
hay kì II), thể trạng heo nái (heo nái béo hay gầy),tình trạng sức khỏe của nái, nhiệt độ
mơi trường và chất lượng thức ăn. Ví dụ :heo nái mang thai kì II cho ăn nhiều hơn heo
mang thai kì I, heo nái gầy cho ăn nhiều hơn heo nái bình thường, mùa đơng khi nhiệt
độ xuống dưới 150C thì cho heo nái ăn nhiều hơn 0,3-0,5 kg thức ăn so với nhiệt độ

-

25-300 C để tăng khả năng chống rét cho heo.
Đối với heo nái tơ mang thai lần đầu, có thể cho ăn tăng từ 10-15% vì ngồi cung cấp


-

dinh dưỡng ni thai cịn cần cho sự phát triển cơ thể mẹ.
Đối với heo nái nội khối lượng khoảng 65-80kg , ở giai đoạn mang thai kì I cho ăn
1,11,2 kg thức ăn tinh cộng thêm 1-2kg rau xanh/ ngày. Giai đoạn mang thai kì II cho
ăn thêm khoảng 20-25% so với heo nái mang thai kì I, mức cho ăn từ 1,4-1,5kg thức
ăn tinh. Heo nái mang thai cần hạn chế thức ăn nhiều tinh bột và cho ăn thêm rau
xanh. Cho heo ăn thêm rau xanh ngồi việc bổ sung vitamin cịn có tác dụng tăng hệ
số chốn để heo khơng có cảm giác bị đói. Trong trường hợp khơng có điều kiện cho
ăn rau xanh (trong chăn ni cơng nghiệp) thì cần phải bổ sung đầy đủ các nguyên tố
khoáng và vitamin để tăng cường q trình chuyển hóa thức ăn và chống táo bón.
Trước khi đẻ 1 tuần cần giảm thức ăn đạm để phòng bệnh sưng vú do căng sữa khi đẻ.

-

Cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch. ( Trần Văn Phùng và CS,2009[166])
Nguồn thức ăn sử dụng cho heo nái có thai : Nếu là chăn ni cơng nghiệp chúng ta
sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp và bổ sung thêm rau xanh càng tốt, một ngày từ 3-4 kg
rau xanh trên nái (cho nái chửa kì I) và từ 2-3 kg/nái/ngày (cho nái chửa kì II).Đối với
heo nái nuôi theo phương thức nhỏ, tận dụng ( heo nái nội) có thể cho ăn các loại thức
ăn địa phương có sẵn như ngơ, cám gạo, bột sắn, đậu tương, hoặc phối hợp trộn với
các loại thức ăn đậm đặc theo tỉ lệ quy định.

Trang 12 / 20


-

Thức ăn của heo nái có thai yêu cầu phối hợp nhiều loại thức ăn, mùi vị phải thơm

ngon, không bị mốc hư hỏng, thức ăn phải có phẩm chất tốt ( đảm bảo cân đối các
thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần như năng lượng, đạm, các axit amin, khoáng
và vitamin). Trước lúc heo nái đẻ cần giảm lượng thức ăn,nhưng cần duy trì đầy đủ

-

các chất dinh dưỡng bằng cách cho ăn các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.
Khơng cho nái có thai ăn các loại thức ăn có chứa chất độc, thức ăn bị ôi, thiu, mốc,
các loại kích thích dễ gây sảy thai như lá thầu dầu, khô dầu bông hoặc bỗng bã rượu.
Khơng nên sử dụng thức ăn có nhiều khơ dầu để ni heo nái có thai, sẽ tạo cơ bắp và

-

mỡ heo con biến tính, heo con đẻ ra yếu ớt, tỉ lệ nuôi sống kém.
Không nên cho heo nái ăn quá nhiều thức ăn vào 35 ngày đầu sau khi phối giống có
thai ( kể cả heo nái gầy ).
Ảnh hưởng của chế độ ăn không đúng đối với heo nái có thai:
+ Cho heo ăn quá nhiều:
Về kinh tế sẽ lãng phí tiền bạc
Về mặt kĩ thuật : Heo nái sẽ quá béo, tỉ lệ chết phôi cao ( đặc biệt 35 ngày sau khi
phối giống). Dễ làm chân yếu dẫn đến đè chết con trong giai đoạn ni con. Tiết sữa
kém trong chu kì ni con vì tuyến mỡ chèn ép tuyến sữa. Làm cho heo nái khó đẻ
hoặc đẻ kéo dài.
+ Cho ăn thiếu so với nhu cầu:
Heo nái sẽ gầy dẫn đến thể chất kém, giảm sức đề kháng với bệnh tật.
Không đủ dự trữ cho kì tiết sữa dẫn đến năng suất thấp, heo con cịi cọc, tỉ lệ ni

sống thấp
3. Nhu cầu các chất
- Nhu cầu xơ: Chất xơ chiếm 12-16%, có tác dụng nhuận tràng.Khẩu phần ăn của nái


-

mang thai phải cân bằng dưỡng chất tránh thiếu chất xơ vì:
+ Sẽ làm nái mang thai bị táo bón
+ Thiếu xơ dễ gây hội chứng MMA
+ Gây no cơ học, khống chế khẩu phần ăn.
Nhu cầu về khống: chiếm 2%
+ Là nhóm ngun liệu thức ăn có hàm lượng chất khống cao để tham gia vào quá
trình cấu tạo xương và các bộ phận khác: Ca, P, Mn, Zn, iod…
+ Nhóm thức ăn giàu khoáng bao gồm: Bột vỏ don, vỏ cua, vỏ ốc, vỏ trứng, bột
xương,…

Trang 13 / 20


+ Hàm lượng khoáng trong khẩu phần thức ăn cho heo quá mức quy định sẽ gây ngộ
-

độc cho gia súc.
Nhu cầu về Vitamin:
+ Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng vitamin cao giúp tăng cường q trình
trao đổi chất trong cơ thể.
+ Nhóm thức ăn giàu vitamin bao gồm:
Các loại rau, cỏ, lá cây, củ, quả (cà rốt, bí đỏ, su hào,…). Ngồi ra cịn có các loại
vitamin cơng nghiệp và các loại premix vitamin – khống nhằm cung cấp cả chất

khoáng và vitamin cho heo nái mang thai.
4. Nhu cầu nước uống
- Nhiệt độ nước uống thích hợp 18- 22 o C

- Nước khơng nhiễm tạp chất, vsv gây bệnh
- Độ pH tối ưu (6,5-7,0)
- Cho heo uống nước tự do
VI. Chăm sóc heo nái mang thai
- Vấn đề quan trọng trong cơng tác chăm sóc quản lý heo nái có thai là phịng bệnh sảy
thai, nghĩa là cần phải làm tốt công tác bảo vệ thai, làm cho thai sinh trưởng và phát
triển bình thường, tránh các tác động cơ giới gây đẻ non hoặc sảy thai nhất là trong
giai đoạn mang thai kì II. (Trần Văn Phùng và CS,2009[167]). Những nguyên nhân
gây sảy thai có thể do nền chuồng hoặc do sân chơi khơng bằng phẳng, mấp mô, làm
cho heo bị trượt ngã, cửa ra vào quá nhỏ làm cho heo chen lấn xô nhau, tránh đuổi
-

heo quá gấp, do tắm quá lạnh hoặc quá đột ngột, do thức ăn nhiễm nấm mốc…
Vận động cho heo
+ Trong điều kiện chăn ni có bãi chăn thả đối với heo nái mang thai kì I chú ý cho
heo nái vận động, nhất là đối với nái quá béo
+ Thời gian vận động hợp lý là từ 1-2 lần/ngày với 60-90 phút/lần. Heo nái mang thai
kì II thì hạn chế cho vận động, trước khi đẻ 1 tuần chỉ cho heo nái đi lại trong sân
chơi.
Chú ý : Khi thời tiết xấu và những nơi có địa hình khơng bằng phẳng nhiều rãnh
khơng cho heo vận động. Trước khi vận động nên cho heo uống nước đầy đủ để heo

-

không uống nước bẩn ở bãi chơi.
Tắm chải:
+ Tắm chải cho heo có thai là rất cần thiết, có tác dụng làm sạch da, thơng lỗ chân
lơng để tăng cường trao đổi chất, tuần hoàn gây cảm giác dễ chịu, heo cảm thấy thoải
Trang 14 / 20



mái kích thích tính thèm ăn, phịng chống bệnh kí sinh trùng ngồi da. Tắm chải cịn
tạo điều kiện gần gũi giữa người và heo nái để thuận tiện cho việc ni dưỡng chăm
sóc heo nái khi đẻ. Việc tắm cho heo cần tiến hành hàng ngày, đặc biệt trong mùa hè
nóng bức, ngồi các tác dụng kể trên cịn có tác dụng chống nóng cho heo nái. Ngưng
tắm trong 5-6 ngày cuối trước khi nái đẻ.(Trần Văn Phùng và CS,2009[168])
VII. Các vấn đề trong quản lý heo nái mang thai
1. Chuồng trại
- Chuồng trại cần được xây cao để thống mát trong mùa hè, ấm áp trong mùa đơng,
thốt được khí độc trong chuồng ni, u cầu theo qui mô sản xuất khác nhau cần:
Qui cách chuồng nái tổng hợp (chờ phối, chửa đẻ heo con sau cai sữa) : độ cao cột
hiên ít nhất từ 3-3,5 m tính từ mặt nền chuồng. Nền chuồng phải cao hơn đất tự nhiên
-

tối thiểu 40cm.
Chuồng cần ánh sáng rọi vào buổi sáng, tránh mưa từ phía tây và gió bấc lùa vào mùa
rét.
Ô chuồng của heo nái mang thai:
+ Heo nái chữa đa số được nuôi trong các ô ngăn cách nhau bằng các vách ngăn, kích
thước các ơ như sau: rộng 0,65 – 0,70 m; cao 1,0 - 1,3 m; dài 2,2 – 2,4 m. Ở mỗi vách
ngăn có các chấn song nằm ngang, khoảng cách giữa các chấn song này là 15 cm.
+ Nền chuồng cho heo nái chữa có thể làm bằng bê tơng liền khối có độ dốc 3-5 0
hoặc làm sàn bằng sắt tròn Ø10 với khoảng cách giữa các nan là 1 cm; hoặc sàn bằng
các tấm đan bê tông…
+ Máng ăn làm bằng bê tơng hoặc kim loại. Máng bê tơng có kích thước rộng 40 cm,
phần nhơ ra ngồi 10 cm, phần ở trong chuồng 30 cm; chiều dài máng tùy thuộc vào
số lượng vách ngăn ô chuồng heo nái chửa. Máng kim loại kích thước rộng 35 cm, dài
50 cm được làm bằng tơn hoặc thép Inox dày 1 mm có cần để xoay ra ngoài sau khi
cho heo ăn.
+ Núm uống: cao 85 cm từ mặt sàn chuồng, lắp ở phí trên của máng ăn.

+ Bố trí chuồng trại sao cho khu ni dưỡng nái mang thai được n tĩnh, ít bị kích
động bởi các hoạt động khác trong trại. Nền chuồng khơ ráo, có độ nhám thích hợp,
khơng trơn trượt độ dốc quá cao dễ gây té ngã. Chuyển heo nái lê chuồng đẻ 1 tuần
trước khi sinh.
 Ưu điểm:
Trang 15 / 20


-

+ Có thể cung cấp được chính xác số lượng thức ăn cho từng heo nái.
+ Thuận tiện trong việc phát hiện heo nái động dục, phối giống và kiểm tra có chửa.
+ Heo nái n tĩnh hơn, ít hoạt động trước và trong khi ăn, đỡ sẩy thai.
 Nhược điểm:
+ Heo ít được vận động nên dễ bị ảnh hưởng về móng.
Các yêu cầu về vật liệu xây dựng
+ Ô lồng chuồng cho nái chờ phối và chửa: dài 2,2m; rộng 0,7m; cao 1 m. Các thanh
ngăn dọc lồng chuồng cách nhau từ 15 25 cm (Chủ ý thanh ngăn cuối chuồng cách
mặt nền chuồng là 25cm). Sàn nền lót tấm đan có khe hở 1cm hoặc sàn bê tơng có
độ nghiêng 3- 5%. Phía sau từng dãy ơ lồng cá thể có rãnh thốt nước, có nắp đậy
bằng tấm đan có khe hở 1,5cm; rãnh thốt phân rộng 0,3m, sâu 0,3 - 0,5m; có độ

-

nghiêng từ 1-3% hướng về các rãnh thốt tồn khu ở các đầu chuồng.
u cầu về tiểu khí hậu chuồng ni
+ Nhiệt độ chuồng 18 – 200C. Độ ẩm 65 – 70%. Tốc độ gió: 0,3 - 0,4 m/s.
+ Chuồng ni phải được thiết kế sao cho có thể chống nóng và tạo sự thơng thống

cho nái mang thai được ngủ nhiều, đặc biệt là giai đoạn gần đẻ.

2. Vệ sinh phòng bệnh cho heo nái trước khi đẻ
- Từ 3-5 ngày trước ngày dự kiến đẻ, ô chuồng heo nái cần được cọ rửa sạch, phun
thuốc sát trùng bằng thuốc Crezin 5% hoặc bằng thuốc sát trùng khác nhằm tiêu độc
-

khử trùng chuồng nái trước khi đẻ.
Trước khi đẻ 10 ngày cần tẩy nội ngoại ký sinh trùng ( bằng trộn thuốc vào thức ăn
hoặc tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y; có thể sử dụng IVOMEXC liều 1 ml cho

-

33kg thể trọng tiêm dưới da, hoặc COFAVIT 500, liều 4ml/nái, tiêm bắp).
Chú ý khơng tiêm phịng cho heo nái những vắc xin kể trên khi mang thai ở giai đoạn

-

từ phối đến 60 ngày sau khi phối giống ( trừ trường hợp có dịch bệnh xảy ra).
Quy trình tắm ghẻ : Thường xuyên phát hiện ghẻ để điều trị kịp thời. Ngoài ra
14 ngày trước ngày dự kiến đẻ, tắm lần thứ nhất sau đó 7 ngày tắm lần thứ 2. Xổ lãi,
diệt ký sinh trùng ngoài da để tránh lây ghẻ và nhiễm giun sán cho heo con theo mẹ

ngay từ những ngày đầu sau khi mới sinh ra
3. Vaccin cho heo nái mang thai
- Nói chung việc tiêm ngừa vaccine cho heo nái là điều rất cần thiết, vì có thể đạt được
hai mục đích đó là:
+ Ngừa bệnh cho heo nái
+ Heo nái sẽ truyền kháng thể để phòng bệnh cho heo con qua sữa đầu. Vấn đề ở đây
là nên tiêm ngừa lúc nào cho có hiệu quả
Trang 16 / 20



-

C
Thuốc, vaxin

Heo nái chửa

ADE – Bcomplex

Ngày chửa 84 và 100

Vacxin
Phó thương hàn

Nếu dịch xảy ra tiêm
cho nái chửa trước đẻ
ít nhất 15 ngày

Vacxin
Dịch tả heo

3 – 4 tuần trước đẻ
hoặc sau đẻ trên 15 ngày

Vacxin
Tụ huyết trùng

3 – 4 tuần trước đẻ
hoặc sau đẻ trên 15 ngày


V. Rối loạn sinh sản và hô hấp (JIXA1-R)

4 tháng tiêm một lần

E.coli lần 1 + FMD (LMLM) (3 type hoặc 2
type).

Mang thai tuần thứ 12

E.coli lần 2.

Mang thai tuần thứ 14

Định kỳ vaccine AD (giả dại)

Tháng 4, 8,12 trong năm

Vacxin
Parvovac phòng bệnh sẩy thai lần 1

6 tuần trước khi phối giống

Vacxin
Parvovac phòng bệnh sẩy thai lần 2.

3 tuần trước khi phối giống

h
ú


ý:
+ Đối với heo nái đẻ có thể tiêm vacxin sau khi đẻ qua 10 ngày nhưng cần kết thúc trước
cai sữa 2 ngày.
+ Có thể tiêm vacxin Dịch tả heo và vacxin Tụ huyết trùng cùng một ngày nhưng tiêm
ở 2 vị trí khác nhau

Trang 17 / 20


VIII. Tài liệu tham khảo
Giáo trình chăn ni heo (TS.Trần Văn Phùng và TS. Hà Thị Thảo,2009)
/> /> /> /> /> />
Trang 18 / 20


Mục Lục
I. Đặt vấn đề...................................................................................................3
1. Tình hình chung.................................................................................3
2. Vấn đề quan tâm................................................................................3
II. Một số giống heo được sử dụng làm nái....................................................4
1. Giống heo nội......................................................................................4
a. Heo Móng Cái...............................................................................4
b. Heo Ba Xuyên................................................................................5
c. Heo Thuộc Nhiêu.........................................................................5
2. Giống heo ngoại..................................................................................6
a. Heo Yorkshire................................................................................6
b. Heo Landrace................................................................................6
III. Phương pháp phát hiện heo nái có thai....................................................7
.....................................................................................................................

1. Ý nghĩa................................................................................................7
2. Các thời kì mang thai.........................................................................7
3. Các phương pháp phát hiện heo nái có thai.....................................7
IV. Đặc điểm sinh lý của heo nái mang thai....................................................8
1. Đặc điểm phát triển bào thai.............................................................8
2. Đặc điểm phát triển của các tổ chức có liên quan............................9
3. Sự thay đổi cơ thể mẹ trong quá trình mang thai..........................10
V. Nuôi dưỡng heo nái mang thai.................................................................12
1. Tầm quan trọng................................................................................12
2. Nuôi dưỡng heo nái mang thai........................................................12
3. Nhu cầu các chất...............................................................................14
...............................................................................................................
4. Nhu cầu nước uống..........................................................................15
VI. Chăm sóc heo nái mang thai....................................................................15
VII. Các vấn đề trong quản lý heo nái mang thai..........................................16
1. Chuồng trại.......................................................................................16
2. Phòng bệnh heo nái trước khi đẻ....................................................18
3. Vaccin cho heo nái mang thai..........................................................18
VIII. Tài liệu tham khảo....................................................................................20

Trang 19 / 20


Trang 20 / 20



×