Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nuôi dưỡng tinh thần nghiệp chủ - suy ngẫm và khuyến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.46 KB, 13 trang )

KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP
KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP
Nuôi dưỡng tinh thần nghiệp chủ - suy ngẫm và khuyến nghị
Ông Tan Wee Liang
Đại học Quản lý Singapore

Hiện nay, nhiều quốc gia đang rất quan tâm đến việc nuôi dưỡng tinh thần nghiệp chủ.
Các tổ chức cũng thường quan tâm đến vấn đề này nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới và
tinh thần nghiệp chủ tại tổ chức. Các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh phát triển
cũng mong muốn điều này đối với tổ chức của chính mình. Chính vì vậy, những nhà
quản trị xuất sắc đều muốn những ý tưởng sáng tạo của mình được tiếp tục phát triển
ngay cả khi họ không còn gắn bó với tổ chức nữa. Các nhà điều hành chủ chốt trong
những tập đoàn và các tổ chức lớn đang say mê với việc tập trung vào nguồn vốn con
người trong tổ chức. Họ bắt đầu để ý đến tiếng gọi của việc thực hiện cái gọi là tinh
thần nghiệp chủ trong nội bộ tổ chức.

Tôi xin tập trung vào 3 đối tượng quan tâm đến vấn đề này hiện nay là: nhà hoạch định
chính sách, các nhà doanh nghiệp và các nhà quản lý hay quản trị tổ chức. Ba nhóm
người này có thể quan tâm đến việc nuôi dưỡng phát triển tinh thần nghiệp chủ.
Trong phạm vi này, tôi sẽ đề cập đến những vấn đề sau: (1) Loại tinh thần nghiệp chủ
nào cần được khuyến khích?; (2) Cần có những yếu tố gì để nuôi dưỡng và phát triển
tinh thần nghiệp chủ?; (3) Chúng ta có thể làm gì đối với nhân tố chủ đạo - con người?

1. Loại tinh thần nghiệp chủ nào cần được khuyến khích?
Hiện nay, trên thế giới chưa có định nghĩa chính thức nào về tinh thần nghiệp chủ. Đây
được coi là một phạm trù được thiết lập và đã được kiểm chứng. Hầu hết các nhà đào
tạo sẽ đồng ý rằng thuật ngữ này đề cập đến một sự kết hợp giữa các đặc tính cá nhân
với kỹ năng kinh doanh. Phần lớn các chương trình về doanh nghiệp định nghĩa khái
niệm này trong phạm trù kinh doanh: một hình thức kinh doanh mới, sự phát triển
doanh nghiệp hoặc giới doanh nghiệp trong một loại hình kinh doanh. Shane &
Page 1 of 13


KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP
Venkataraman (2000) cho rằng giới doanh nghiệp, với tư cách là một lĩnh vực nghiên
cứu, cần tập trung vào cách thức và đối tượng cũng như những yếu tố ảnh hưởng mà
từ đó các cơ hội tạo ra hàng hoá và dịch vụ trong tương lai được khám phá, đánh giá
và khai thác. Từ nhận thức này, việc đánh giá các cơ hội và động cơ khởi nguồn doanh
nghiệp được quan tâm đáng kể.

Kao (1993) đã chấp nhận một khái niệm mới mà ông đã đề cập trong cuốn sách của
mình "Tinh thần nghiệp chủ: tạo ra sự thịnh vượng và quá trình gia tăng giá trị" (1995).
Ông định nghĩa rằng “doanh nghiệp là một quá trình tạo ra cái mới (sáng tạo) và sự
khác biệt (đổi mới) với mục đích tạo ra sự thịnh vượng cho mỗi cá nhân và gia tăng giá
trị cho xã hội". Định nghĩa của Kao cung cấp cho việc ứng dụng toàn cầu một khái niệm
nhà doanh nghiệp không bị hạn chế trong phạm trù kinh doanh (Tan 1994). Thuyết
động lực của nhà doanh nghiệp không bị bó hẹp trong thế giới kinh doanh. Nó được
mở rộng sang cả lĩnh vực công cộng trong các dịch vụ dân sự như những cuốn sách về
chủ đề xác định việc phát minh lại chính phủ (Osborne 1993). Osborne đã cung cấp
những ví dụ về việc các chính phủ cũng cần có tinh thần nghiệp chủ. Đồng thời nó cũng
được sử dụng để chỉ giới doanh nghiệp xã hội nhằm mình hoạ cho sự tương tác giữa
các mục tiêu xã hội với mục tiêu kinh doanh. Cần hiểu định nghĩa này theo nghĩa rộng
để bao hàm cả những đối tượng từ mọi khía cạnh theo nghĩa "tinh thần doanh nghiệp"
không bó hẹp trong phạm vi khởi sự doanh nghiệp. Do vậy, nên hiểu định nghĩa này
như một quá trình có giá trị. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào một quá trình. Một khi
bạn đã quyết định làm điều gì đó, bạn đã tham gia vào một quá trình và hiểu theo một
cách nào đó bạn đang tham gia vào giới nghiệp chủ. Có thể tạm chấp nhận khái niệm
nghiệp chủ là một ý thức hệ (Tan 2002). Khái niệm này có thể học và ghi nhớ.

Việc định nghĩa tinh thần nghiệp chủ là rất cần thiết để xem xét các khía cạnh về giá trị
doanh nghiệp. Giá trị của các hoạt động doanh nghiệp không nên chỉ được xem xét ở
lĩnh vực lợi nhuận. Quá trình sáng tạo và đổi mới không chỉ đơn thuần thuộc phạm trù
"lợi nhuận đơn thuần" hoặc lời lãi. Theo ý nghĩa thời thượng của "tinh thần doanh

nghiệp", từ "doanh nghiệp" nên tập trung vào giá trị của hoạt động doanh nghiệp. Giá trị
này nên bao hàm tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Từ "giá trị" được lựa chọn để
Page 2 of 13
KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP
tránh việc liên hệ đến ý nghĩa "lợi nhuận". Ông này cũng đã bổ sung yếu tố "gia tăng
giá trị cho xã hội" mà không bao hàm thêm các yếu tố kết hợp khác.

Bản thân từ "giá trị" đã bao hàm một ý nghĩa tích cực. Chúng ta sử dụng từ này trong
mối quan hệ với các giá trị của quốc gia và tổ chức. Về bản chất, nếu chỉ có ý nghĩa
cho một phía, tức là chỉ có giá trị cho một bên thì giá trị của một hoạt động sẽ không
được công nhận. Một tên ăn trộm không phải là nghiệp chủ bởi anh ta sẽ không cung
cấp giá trị. Trong một ví dụ khác, một cá nhân nếu tối đa khai thác lợi nhuận cho riêng
mình thì sẽ không mang lại giá trị hoặc có đóng góp đối với xã hội. Theo ý nghĩa này,
hiện đang có sự tranh cãi cho rằng xã hội với những chuẩn mực của mình đã phân loại
các giá trị được coi là giá trị doanh nghiệp. Xã hội đang kêu gọi hành vi có trách nhiệm
trong đó bao gồm trách nhiệm của doanh nghiệp về môi trường và phát triển bền vững.
Đây còn được gọi là hành vi mang tính đạo đức.

Những doanh nhân tương lai (những doanh nhân trẻ), chủ các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, những người chủ tương lai của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và chính bản thân
các doanh nghiệp vừa và nhỏ có rất nhiều việc phải làm nếu họ muốn tạo dựng, phát
triển và lớn mạnh. Sự trợ giúp cho các chủ doanh nghiệp và các công ty vừa và nhỏ có
thể dưới hình thức các phương tiện hỗ trợ thuộc mạng lưới trợ giúp. Ở đây, mạng lưới
trợ giúp được đề cập đến như cơ sở hạ tầng cho quá trình nghiệp chủ..

Cho dù khái niệm nào được chấp nhận, điều quan trọng là ta phải hiểu rõ sự mong đợi
của mình. Nếu không có sự rõ ràng, ta sẽ dễ bị rơi vào tình trạng khẩu hiệu xáo rỗng,
do vậy cần xác định mục đích cụ thể. Tuy nhiên, nếu ta muốn cụ thể hoá mục đích, cần
phải xác định ngụ ý của mình với khái niệm doanh nghiệp bằng cách xác định các bước
hành động cần thực hiện để cung cấp cho sự tăng trưởng và phát triển.


Cần có những yếu tố gì để nuôi dưỡng và phát triển tinh thần nghiệp chủ?
Tinh thần nghiệp chủ cũng cần phải có những điều kiện nhất định để phát triển. Tại
nhiều quốc gia, nhiều chính phủ đã tiến hành các biện pháp khuyến khích và các
chương trình hỗ trợ. Chúng ta sẽ gọi các yếu tố này là "Hạ tầng nghiệp chủ". Dưới góc
Page 3 of 13
KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP
độ các tổ chức, để tạo được tinh thần nghiệp chủ trong nội bộ tổ chức, cần quan tâm
đến cơ cấu tổ chức.

Hạ tầng nghiệp chủ
Điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách và các tập đoàn mong muốn khởi sự
doanh nghiệp trong xã hội của mình cần cân nhắc là các yếu tố mà một số người đề
cầp như là "hệ thống sinh thái doanh nghiệp" (enterprise eco-system). Xã hội ở đây có
thể hiểu ở nghĩa rộng cũng như nghĩa hẹp là một tổ chức. Tôi và đồng nghiệp gọi nó là
"hạ tầng nghiệp chủ". Với "hạ tầng nghiệp chủ" mà chúng tôi đề cập đến là các cơ sở
vật chất cung cấp hỗ trợ đối với các nhà doanh nghiệp, những nghiệp chủ tiềm năng,
chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ và những doanh nghiệp ở quy mô vừa dưới hình thức:
sự hỗ trợ với các nhiệm vụ mà các doanh nghiệp, các nghiệp chủ hoặc chủ các công ty
nhỏ cần phải thực hiện; các nguồn lực cần thiết, cả về vật chất và tiền bạc; thông tin; và
kiến thức cần thiết.

• Các cơ sở vật chất của hạ tầng nghiệp chủ có thể thuộc Nhà nước hay tư
nhân. Đó là cấu trúc của những cơ sở vật chất hỗ trợ này và những dịch vụ mà
họ cung cấp - trong một khu vực địa lý, tạo nên một cơ sở hạ tầng nghiệp chủ
của một quốc gia, một khu vực hay một địa phương. Những cơ sở hạ tầng như
vậy có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của
cộng đồng. Bởi từ kết quả của sự kết hợp giữa việc ra quyết định và sự lãnh
đạo, các cộng đồng có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động nghiệp chủ ở các
cấp độ khác nhau trong khu vực của mình bằng cách ảnh hưởng đến những yếu

tố trong hạ tầng nghiệp chủ (Bull và Winter, 1991).
• Những công việc hỗ trợ. Những doanh nhân tương lai (những doanh nhân trẻ),
chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người chủ tương lai của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, và chính bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ có rất nhiều
việc phải làm nếu họ muốn tạo dựng, phát triển và lớn mạnh. Sự trợ giúp cho
các chủ doanh nghiệp và các công ty vừa và nhỏ có thể dưới hình thức các
phương tiện hỗ trợ thuộc mạng lưới trợ giúp. Ở đây, mạng lưới trợ giúp được đề
cập đến như cơ sở hạ tầng cho quá trình nghiệp chủ.
Page 4 of 13
KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP
• Các nguồn lực cần thiết. Để hoạt động hiệu quả, các chủ doanh nghiệp hay
các công ty nhỏ cần có những nguồn lực hỗ trợ. Ví dụ, khi thành lập doanh
nghiệp, các chủ doanh nghiệp tương lai phải có vốn và các trang thiết bị phù
hợp. Mạng lưới trợ giúp chỉ hoạt động hiệu quả khi có các phương tiện hỗ trợ
giúp cho các chủ doanh nghiệp đang mong mỏi có được vốn và các trang thiết bị
phù hợp.
• Thông tin. Chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có thông tin để thực hiện tốt
công việc của mình. Ví dụ, các thông tin về môi trường. Nếu các chủ doanh
nghiệp tương lai muốn đưa ra những quyết định đúng đắn thì họ cần phải có các
thông tin như thông tin về nền kinh tế, thị trường, pháp luật, công nghệ... Những
thông tin này có thể có được từ những phương tiện trợ giúp trong hạ tầng
nghiệp chủ.
• Tri thức. Các chủ doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có thể
đạt được thành công cuối cùng nếu họ có được những tri thức phù hợp với
những công việc mà họ phải hoàn thành. Những tri thức đó có thể có được qua
bề dày kinh nghiệm và cả những lần vấp ngã. Tuy nhiên, những tri thức đó cũng
có thể có được thông qua đào tạo bài bản theo các phạm vi nội dung và kỹ năng
mà có thể áp dụng trực tiếp trong công việc kinh doanh. Khi có các phương tiện
trợ giúp để khuyến khích việc chuyển giao các tri thức đó thì có thể nói các
phương tiện đó là thành phần của hạ tầng nghiệp chủ.

Khích lệ và phát triển doanh nghiệp - Chìa khoá cho sự đột phá về Năng suất
Nguyễn Thị Bích Hằng
Trung tâm Năng suất Việt Nam

I. Vai trò của chủ doanh nghiệp và tinh thần nghiệp chủ:
1. Thế nào là chủ doanh nghiệp và tinh thần nghiệp chủ?
Mặc dù có thể phân chia doanh nghiệp thành nhiều loại hình khác nhau: theo nguồn
vốn, quy mô lao động, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động... nhưng giới doanh nghiệp đề
cập đến ở đây bao gồm toàn bộ các doanh nhân, thương chủ, những người sẵn sàng
chịu rủi ro hoạt động trên thương trường. Định nghĩa một cách tổng thể thì họ là "những
Page 5 of 13

×