Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tìm hiểu và phân tích tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn khoáng sản thành an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.78 KB, 24 trang )


LỜI MỞ
ĐẦU
Khi bước vào năm thứ 2, chúng em được học thêm nhiều môn liên quan đến
chuyên ngành. Trong đó, có một môn tuy chỉ là tổng quát nhưng lại vô cùng quan
trọng, nó sẽ là nền tảng để sau này chúng em tiếp tục đi sâu vào các môn có tính
chuyên môn hơn, đó là môn “ Quản trị doanh nghiệp ” do thầy phụ trách. Vì em nhận
thấy được tầm quan trọng của môn học này đối với chuyên ngành đang theo học nên
em đã và đang rất cố gắng tiếp thu một cách đầy đủ và khoa học những kiến thức mà
thầy đã giảng dạy. Trong quá trình học tập môn này, em cảm thấy đây là môn học rất
thú vị, nó là môn học đầu tiên làm em thấy rằng em đã chọn đúng ngành học.
Sau khi hoàn tất chương trình, vì thầy muốn chúng em làm quen với việc viết
tiểu luận nên đã giao cho chúng em đề tài để viết một bài tiểu luận liên quan đến kiến
thức đã được học. Đó cũng là tình huống khó khăn nhất khi học môn này vì từ trước
đến nay em chưa từng làm quen với việc viết một bài tiểu luận. Với đề tài “ Phân tích
hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp “, em đã
quyết định đi vào tìm hiểu và phân tích tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khoáng sản Thành An.
Vì chưa từng tiếp xúc thực tế với môi trường kinh doanh tại doanh nghiệp và
sự giới hạn về kiến thức nên trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, vậy em mong thầy sửa chữa và góp ý chân thành để em có thêm những kinh
nghiệm cần thiết cho những bài viết quan trọng sau này. Em xin chân thành cảm ơn !
PHẦN I:
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. Khái niệm, bản chất hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh
doanh
1.1.1. Khái niệm
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn)
để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quá này, có thể hình thành công


thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H = K/C
Trong đó:
H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình) kinh tế nào đó;
K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó;
C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó.
Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất
lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi
điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan điểm như thế hoàn toàn có thể tính
toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt
động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.
Từ định nghĩa hiệu quả hoạt động kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể
hiểu: “ Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp xác định.”
1.1.2. Bản chất
Hiệu quả là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh
doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất ( lao động, máy móc thiết bị
, nguyên vật liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng xuất lao
động xã hội và tiết kiệm lao động sản xuất. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của
vấn đề hiệu quả kinh doanh. Chính từ thực trạng khan hiếm của nguồn lực và việc sử
dụng nguồn lực cũng mang tính chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng
tăng của xã hội, đã đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp là cần phải biết khai thác, tận
dụng triệt để và tiết kiệm nhất các nguồn lực.
1.1.3. Phân biệt hiệu quả với kết quả
Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh
doanh, chúng ta cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của

hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh
nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng
là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản
xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá
trị mà là một phạm trù tương đối, tức là nó chỉ được phản ánh bằng con số tương đối,
là tỉ số giữa kết quả va hao phí nguồn lực.
Về bản chất, hiệu quả và kết quả khác nhau ở chỗ kết quả phản ánh mức độ quy
mô, là cái mà doanh nghiệp đạt được sau mỗi kỳ kinh doanh, và có kết quả mới tính
được hiệu quả. Như vậy hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả là khoản thu về so với
khoản bỏ ra là các nguồn lực đầu vào. Hiệu quả và kết quả có mối quan hệ mật thiết
với nhau nhưng lại có khái niệm và bản chất hoàn toàn khác nhau. Có thể nói, kết quả
là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn hiệu quả, do có
tầm quan trọng đặc biệt nên trong nhiều trường hợp người ta coi nó không phải chỉ
như phương tiện để đạt kết quả cao mà còn như chính mục tiêu cần đạt.
1.2. Phân loại hiệu quả
* Hiệu quả xã hội : phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các
mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là : giải quyết công ăn
việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế; giảm số người thất
nghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động;… Nếu
xem xét hiệu quả xã hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả (mục
tiêu) đạt được về mặt xã hội và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
* Hiệu quả kinh tế : phản ánh đồng thời các mặt của quá trình sản xuất kinh
doanh như: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất, tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ
sử dụng các yếu tố đầu vào,…đồng thời nó yêu cầu doanh nghiệp phải phát triển theo
chiều sâu. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và
là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong
từng thời kỳ.
1.3. Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh

nghiệp
1.3.1. Hiệu quả kinh doanh là công cụ quản trị kinh doanh
Mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi
nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có. Để đạt được mục tiêu này, quản trị
doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là
một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình.
Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất
đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố
để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi
phí kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả. Do đó xét trên phương diện lý luận và thực
tiễn, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc
đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra
phương pháp đúng đắn nhất để đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa.
1.3.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh
Như chúng ta đã biết, nếu nguồn tài nguyên không hạn chế thi con người có thể
sản xuất vô tận hàng hóa, sử dụng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, lao động một
cách không khôn ngoan cũng chẳng sao. Nhưng thực tế lại không như vậy, mọi nguồn
tài nguyên trên Trái đất như: đất đai, khoáng sản, hải sản, lâm sản,…là một phạm trù
hữu hạn và đang ngày càng trở nên khan hiếm, cạn kiệt do chính sự khai thác và sử
dụng quá mức của con người. Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng
giảm thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng và tăng không có giới hạn.
Chính mâu thuẫn đó đòi hỏi và bắt buộc mọi doanh nghiệp phải lựa chọn và trả lời
chính xác ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Mọi
doanh nghiệp trả lời không đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã
hội để sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được trên thị trường - tức kinh doanh không
có hiệu quả, lãng phí nguồn lực sản xuất xã hội – sẽ không có khả năng tồn tại.
Để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của mình là tối đa hóa lợi nhuận,doanh
nghiệp phải sản xuất sản phẩm (dịch vụ) cung cấp cho thị trường. Để sản xuất phải sử
dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt hiện nay, có nhiều doanh nghiệp trụ vững, phát triển sản xuất, nhưng cũng có

không ít doanh nghiệp đã thua lỗ, giải thể, phá sản. Để có thể trụ lại trong cơ chế thị
trường, các doanh nghiệp luôn phải nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản
xuất, nâng cao uy tín,…nhằm hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Vì vậy, nâng cao hiệu quả là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện
mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Đạt hiệu quả kinh doanh và nâng
cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành
điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị
trường.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
1.4.1. Các nhân tố bên trong
1.4.1.1. Lực lượng lao động
Trong sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể sáng
tạo ra công nghệ, kỹ thuật và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm
mới với kiểu dáng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm (dịch
vụ) của doanh nghiệp có thể bán được tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực
lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các
nguồn lực khác (máy móc thiết bị. nguyên vật liệu,…) nên tác động trực tiếp đến hiệu
quả kinh doanh.
Ngày nay, sự phát triển khoa hoc kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế tri thức. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức là hàm lượng khoa học kết
tinh trong sản phẩm (dịch vụ) rất cao. Đòi hỏi lực lượng lao động phải là lực lượng
rất tinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Điều này càng khẳng định vai trò
ngày càng quan trọng của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
1.4.1.2 Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật
Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối
tượng lao động. Quá trình sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công cụ
lao động. Sự phát triển của công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng

suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Như thế, cơ sở
vật chất kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng năng suất, chất lượng,
tăng hiệu quả kinh doanh. Chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp chịu tác động
mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật, cơ cấu tính đồng bộ của máy móc thiết bị, chất lượng
của công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị,…
Trong thương trường, thực tế đã cho thấy, những doanh nghiệp nào được
chuyển giao công nghệ sản xuất và hệ thống thiết bi hiện đại, làm chủ được yếu tố kỹ
thuật thì phát triển được sản xuất kinh doanh, đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh
cao, tạo được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành và có khả năng
phát triển.
1.4.1.3. Nhân tố quản trị doanh nghiệp
Ngày nay, quản trị doanh nghiệp là nhân tố đóng vai trò ngày một thêm quan
trọng và không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chức năng chính yếu của quản trị doanh nghiệp là xác định cho doanh nghiệp một
hướng đi đúng đắn trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của
chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành
công, hiệu quả kinh doanh cao hay thất bại, kinh doanh phi hiệu quả của một doanh
nghiệp. Định hướng đúng và luôn định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu
dài của doanh nghiệp.
Đến nay, người ta cũng khẳng định ngay cả đối với việc đảm bảo và ngày càng
nâng cao chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp cũng chịu nhiều ảnh hưởng của
nhân tố quản trị chứ không phải của nhân tố kỹ thuật, quản trị nhân tố quản trị chứ
không phải của nhân tố kỹ thuật. Bằng phẩm chất và tài năng của mình, đội ngũ các
nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh
hưởng có tính quyết định đến sự thành đạt của doanh nghiệp.
1.4.1.4. Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin
Ngày nay sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học – kỹ thuật đang
làm thay đổi hẳn nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó có công nghệ tin học đóng vai trò
đặc biệt quan trọng. Thông tin được coi là hàng hóa, là đối tượng kinh doanh và nền
kinh tế thị trường hiện nay là nền kinh tế thông tin hóa. Để đạt được thành công khi

kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp
rất cần nhiều thông tin chính xác về nhu cầu thị trường hàng hóa, về công nghệ kỹ
thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh,… Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần
đến thông tin về kinh nghệm thành công hay thất bại của doanh nghiệp khác ở trong
csf và quốc tế, cần biết các thông tin về chính sách thay đổi trong các chính sách kinh
tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan….
1.4.1.5. Nhân tố tính toán kinh tế
Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và hao phí
các nguồn lực để đạt được kết quả đó. Cả hai đại lượng kết quả và hao phí nguồn lực
của mỗi thời kỳ cụ thể đề khó đánh giá thật chính xác.
Kinh tế học đã khẳng định tốt nhất là sử dụng phạm trù lợi nhuận kinh tế vì lợi
nhuận kinh tế mới là lợi nhuận “thực”, kết quả được đánh giá bằng lợi nhuận kinh tế
sẽ là kết quả “thực”. Song muốn xác định được lợi nhuận kinh tế thì phải xác định
được chi phí kinh tế. Phạm trù chi phí tính toán được chi phí kinh tế mà chỉ sử dụng
phạm trù chi phí tính toán. Trên cơ sở chi phí tính toán sẽ chỉ định được lợi nhuận tính
toán.
1.4.2. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
1.4.2.1. Môi trường quản lý
Môi trường quản lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật,… Mọi quy định pháp
luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì môi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng
tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi
trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng.
1.4.2.2. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinh
doanh từng doanh nghiệp. Trước hết, phải kể đến cá chính sách đầu tư, chính sách
phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu,… Các chính sách kinh tế vĩ mô này tạo ra sự ưu
tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể do đó tác
động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc
ngành,vùng kinh tế nhất định.

1.4.2.3. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông
tin liên lạc, điện, nước,… cũng như sự phát triển của giáo dục và đào tạo,… đều là
những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao
thông thuận lợi, điện nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng
doanh thu, giảm chi phí kinh doanh…. Và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của
mình.
1.5. Một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động sản
xuất kinh doanh
1.5.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp
15.1.1. Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là những chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi
nhuận và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh
trong doanh nghiệp.
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (R
E/TR
)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần trong kỳ có bao nhiêu phần
trăm lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng tăng càng tốt.
* Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu bán hàng

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận
Đối với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng thì doanh thu bán hàng
được tính bằng tổng các khoảng cho vay, đầu tư để đánh giá một đồng cho vay và đầu
tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.5.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn
* Sức sản xuất:
Tổng lợi nhuận (TE)

Tổng doanh thu thuần (TR
N
)
R
E/TR
=
x 100%
Tỷ suất doanh lợi
doanh thu bán hàng
=

LN từ hoạt động BH&CCDV
Doanh thu BH&CCDV
x 100%
SSX của
vốn
kinh doanh
=
TR
N
Tổng vốn kinh doanh bình quân
x 100%
SSX của
vốn
chủ sở hữu
=
TR
N
Vốn chủ sở hữu bình quân
x 100%

Chỉ tiêu sức sản xuất cho biết trong kỳ bình quân 1 đồng vốn tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu.
* Sức sinh lợi:
Chỉ tiêu sức sinh lợi cho biết trong kỳ bình quân 1 đồng vốn tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
1.5.1.3. Hiệu quả sử dụng chi phí
1.5.1.4. Hiệu quả sử dụng lao động
SSL của
vốn
=
TE
Tổng vốn kinh doanh binh quân
x 100%
SSL của
vốn
chủ sở hữu
=
TE
Vốn chủ sở hữu bình quân
x 100%
Hiệu suất sử
dụng
chi phí
=
TR
N
Tổng chu phí trong kỳ
x 100%
Hiệu suất sử
dụng

chi phí tiền
lương
=
TR
N
Tổng chi phí tiền lương
trong kỳ
x 100%
Sức sinh
lợi
của chi phí
=
TE
Tổng chi phí trong kỳ
x 100%
Sức sinh lợi của
chi phí tiền
lương
=
TE
Tổng chi phí tiền lương trong kỳ
x 100%
Năng suất lao
động
=
Số lao động bình quân trong kỳ
TR
N
x 100%
Sức sinh lợi của lao

động
=
Số lao động bình quân
trong kỳ
TE
x 100%
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CẤP
THOÁT NƯỚC TAM KỲ
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC TAM KỲ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên giao dịch : Công ty cấp thoát nước Tam Kỳ
Địa chỉ văn phòng : 248 Phan Châu Trinh- TP Tam Kỳ- Quảng Nam
Điện thoại : 0510.3851327
Fax : 0510.3824117
Tiền thân của Công ty cấp thoát nước Tam Kỳ là Công ty Cấp nước Tam
Kỳ được thành lập năm 1985
Công ty cấp thoát nước Tam Kỳ là một doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc chịu
sự quản lý của Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam.
Trước năm 1988, doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung quan
liêu bao cấp, Công ty chỉ hoạt động theo mệnh lệnh từ trên xuống nên việc phát triển
mở rộng mạng cấp nước còn bị hạn chế, mặc dù số lượng phát triển năm sau bao giờ
cũng cao hơn năm trước, nhưng không đáng kể. Từ tháng 10/1992 sự đổi mới cơ chế
quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bước
đầu Công ty thực hiện sắp xếp lại lao động theo định hướng gọn nhẹ và có hiệu quả,
cải tiến lề lối làm việc, giảm bớt thủ tục hành chính không cần thiết, đối với việc lắp
đặt và mở rộng mạng lưới cấp nước sạch, khuyến khích các hộ gia đình lắp đặt đường
ống cấp nước để tăng sản lượng tiêu thụ.
Do đó hoạt động sản xuất của Công ty phát triển không ngừng, mạng lưới cấp
nước ngày càng mở rộng

2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty cấp thoát nước là một doanh nghiệp Nhà nước mang tính chất hoạt
động phục vụ công cộng, lấy mục tiêu kinh doanh làm mục tiêu hoạt động.
Sản xuất chính của công ty là cung cấp nguồn nước sạch phục vụ, nhằm thỏa
mãn các nhu cầu tiêu thụ của các hộ dân cư ( nhu cầu cấp nước sạch, nhu cầu sản xuất
kinh doanh, dịch vụ và một số nhu cầu khác trong khu vực nội thị TP Tam Kỳ). Sản
phẩm của Công ty là một sản phẩm đặc biệt thiết yếu đối với đời sống và sức khoẻ
con người. Vì vậy đòi hỏi chất lượng phải đảm bảo.
Bên cạnh sản phẩm nước sạch, sản phẩm xây lắp các công trình cấp nước cũng
phụ thuộc rất lớn vào tốc độ phát triển đô thị thành phố Tam Kỳ.
2.2. VẬN DỤNG THỰC TẾ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC TAM KỲ
2.2.1.Phân tích khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là
công việc rất quan trọng, qua đó nó cho chúng ta biết được về tình hình tái chính hiện
tại của công ty chúng ta. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt
được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách rõ ràng và chính xác hơn, từ đó
giúp cho doanh nghiệp biết công ty mình kinh doanh có hiệu quả hay không. Bên
cạnh đó thì phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp biết được những sản
phẩm hay dịch vụ nào của doanh nghiệp cho doanh thu cao cũng như về lợi nhuận và
những sản phẩm dịch vụ nào của doanh nghiệp cho lợi nhuận không cao. Từ đó giúp
các nhà lãnh đạo có quyết định đúng đắng hơn.
Để biết rõ hơn về kết quả kinh doanh của công ty ta xem bảng sau:
Bảng 2.2.1.a. Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 2006-2008
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu 31/12/06 31/12/07 31/12/08
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
10.348.154.939 11.663.232.743 11.386.424.693
2.Các khoản giảm trừ 33.607.273 35.431.843 43.770.806

3.Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
10.314.547.666 11.627.800.900 11.342.653.887
4.Giá vốn hàng bán 8.331.956.916 9.444.974.954 9.036.236.866
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
1.982.590.750 2.182.825.955 2.306.417.021
6.Doanh thu hoạt động tài chính 54.149.530 453.696.082 588.105.490
7.Chi phí tài chính 314.367.991 560.672.024 1.952.905.500
8.Chi phí bán hàng 551.681.091 543.867.889 491.337.613
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 740.154.614 1.097.874.393 1.164.937.245
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
430.536.584 434.107.731 631.030.887
11.Thu nhập khác 249.038.528 142.193.138 106.092.557
12.Chi phí khác 238.967.527 98.105.920 64.279.077
13.Lợi nhuận khác 10.071.001 44.087.218 41.813.480
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước 440.607.585 478.194.949 672.844.367
thuế
15.Thuế thu nhập doanh nghiệp 123.370.124 133.894.586
16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
317.237.461 344.300.363 672.844.367
Qua bảng trên ta có được:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (R
E/TR
) qua 3 năm 2006-2008
Bảng 2.2.1.b. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch

2007/2006 2008/2007
1 DTT SXKD 10.348.155 11.627.801 11.342.654 +1.279.646 -285.147
2 Lợi nhuận trước thuế 440.608 478.195 672.844 +37.587 +194.649
3
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu (3)=(2)/(1) (%)
4,258 4,113 5,932 -0,145 +1,819
Số liệu phân tích cho thấy: khả năng sinh lời chung từ các hoạt động của công
ty biểu hiện qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần trong 3 năm nhìn chung phần
tăng thêm nhiều hơn giảm đi.
Nếu trong năm 2006, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 4,258 đồng lợi nhuận
trước thuế thì đến năm 2007 giảm xuống còn 4,113 đồng nhưng sang năm 2008 tăng
lên đến 5,932 đồng.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bị ảnh hưởng bởi nhân tố DTT và thu nhập
của các hoạt động khác và nhân tố lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu bán hàng qua 3 năm 2006-2008
Bảng 2.2.1.c. Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu bán hàng
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
1
Doanh thu
BH&CCDV
10.348.154.939 11.663.232.743 11.386.424.693 +1.315.077.804 -267.808.050
2
LN từ hoạt
động
BH&CCDV
1.982.590.750 2.182.825.955 2.306.417.021 +200.235.205 +123.591.066
3 Tỷ suất lợi

nhuận
của doanh thu
bán hàng
19,159 18,715 20,256 -0,444 +1,541
(3)=(2)/(1) (%)
Số liệu phân tích cho thấy: khả năng sinh lời từ hoạt động BH&CCDV thể hiện
qua tỷ suất lợi nhuận của doanh thu bán hàng trong 3 năm nhìn chung phần tăng thêm
nhiều hơn giảm đi. Trong năm 2006 tỷ suất này là 19,159% nhưng sang năm 2007
giảm xuống 0,444% còn 18,715%,song đến năm 2008 tỷ suất này lại tăng lên 1,541%
là 20,256%
2.2.2.Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
2.2.2.1.Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn là một chỉ tiêu quan trọng đối với chủ sở hữu công ty và
là thước đo năng lực của nhà quản trị doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn ta thông qua 2 chỉ tiêu: sức sản xuất và sức sinh lợi. Dựa vào số liệu của công ty
ta có bảng sau:
Bảng 2.2.2.1 Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch 2008/2007
%
1 DTT SXKD 11.627.801 11.342.654 -285.147 -2,45
2 Lợi nhuận trước thuế 478.195 672.844 +194.649 40,70
3 Tổng vốn bình quân 73.577.448 62.538.928 -11.038.520 -15,00
4
Sức sinh lợi
(4) = (2) / (3) (%)
0,650 1,076 0,426 65,54
5
Sức sản xuất

(5) = (1) / (3) (%)
15,803 18,137 +2,334 14,77
* Sức sản xuất
Nhìn vào bảng trên ta thấy việc sử dụng vốn của công ty năm 2008 đạt hiệu
quả cao hơn năm 2007.
• Năm 2007, sức sản xuất của công ty là 15,803% nghĩa là 100 đồng vốn công
ty đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 15,803 đồng doanh thu.
• Năm 2008, so với năm 2007 doanh thu thuần sản xuất kinh doanh giảm
285.147 ngàn đồng tương ứng giảm 2,45%, trong khi đó tổng vốn bình quân của công
ty giảm từ 73.577.448 (ngàn đồng) xuống còn 62.538.928 (ngàn đồng) tức đã giảm
15% tương ứng với 11.038.520 (ngàn đồng); cả doanh thu và tổng vốn bình quân đều
giảm nhưng do tốc độ giảm của vốn cao hơn của doanh thu nên sức sản xuất của công
ty trong năm 2008 tăng 14,77% so với năm 2007. Tức sức sản xuất của công ty trong
năm 2008 đạt 18,137% nghĩa là 100 đồng vốn công ty tạo ra được 18,137 đồng doanh
thu.
* Sức sinh lợi
Vốn trong doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn
cho các hoạt động khác nhưng trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động
chính vì vậy ta xem xét hiệu suất sử dụng vốn trong lĩnh vực kinh doanh thuần túy
thông qua chỉ tiêu sức sinh lợi
• Năm 2007, cứ 100 đồng vốn qua quá trình sản xuất kinh doanh đem lại cho
công ty 0,65 đồng lợi nhuận.
• Đến năm 2008, cũng với 100 đồng vốn đã đem lại cho công ty 1,076 đồng lợi
nhuận tăng hơn năm 2007 là 0,426 đồng tương ứng 65,54%
Như vậy trong năm 2008 hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã có tiến bộ, đây
là dấu hiệu tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vì thế công ty
cần duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của mình.
2.2.2.2.Hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí mà
công ty phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động quản lý,
nó cung cấp các thông tin để cho nhà quản lý biết tình hình phân bổ, sử dụng các
khoản mục chi phí có đem lại hiệu quả hay không? từ đó có các quyết định đúng đắn
để tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Ta có thể
tổng hợp thành bảng số liệu sau:
Qua bảng số liệu ta thấy: Xét một cách tổng thể trong toàn công ty, hiệu quả sử
dụng chi phí năm 2007 không bằng năm 2006 nhưng đến năm 2008 hiệu quả sử dụng
lại tăng lên nhưng vẫn chưa đạt như năm 2006. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.2.2.2. Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng chi phí
ĐVT: Ngàn đồng
Stt
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Chênh lệch
2007 / 2006 2008 / 2007
+/- % +/- %
1 DTT SXKD 10.348.155 11.627.801 11.342.654 +1.279.646 +12,37 -285.147 -2,45
2
Lợi nhuận trước
thuế 440.608 478.195 672.844 +37.587 +8,531 +194.649 +40,705
3
Chi phí tiền
lương trong kỳ 1.291.836 1.641.742 1.656.275 +349.906 +27,09 +14.533 +0,89
4 Chi phí trong kỳ 9.623.793 11.086.717 10.692.512 +1.462.924 +15,20 -394.206 -3,56
5
Hiệu suất sử
dụng chi phí 1,075 1,049 1,061 -0,026 -2,419 +0,012 +1,144
6
Hiệu suất sử
dụng CPTL 8,038 7,083 6,848 -0,955 -11,881 -0,235 -3,318

7
Sức sinh lời của
chi phí 0,046 0,043 0,063 -0,003 -6,522 +0,020 +46,512
8
Sức sinh lời của
CPTL 0,341 0,291 0,406 -0,05 -14,663 +0,115 +39,519
9
Tỷ trọng giá
thành toàn bộ
trên DTT 0,930 0,953 0,943 +0,023 +2,52 -0,011 -1,13

- Hiệu suất sử dụng chi phí
+ Năm 2006, hiệu suất sử dụng chi phí là 1,075 nghĩa là 1 đồng chi phí sẽ có
được 1,075 đồng doanh thu.
+ Năm 2007, DTT tăng hơn 1.279 triệu đồng tương ứng với 12,37% trong khi
đó chi phí tăng đến 15,2% (1.462 triệu đồng) so với năm 2006, do tốc độ tăng chi phí
lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu nên hiệu suất sử dụng chi phí thấp. Cụ thể năm
2007,1 đồng chi phí chỉ thu được 1,049 đồng doanh thu.
+ Đến năm 2008, so với 2007 công ty đã sử dụng chi phí có hiệu quả hơn.
Doanh thu thuần giảm nhưng chi phí toàn bộ giảm mạnh hơn. Cụ thể năm 2008,1
đồng chi phí thì thu được tới 1,061 đồng doanh thu.
- Sức sinh lời của chi phí
+ Năm 2006, chỉ số này là 0,046 nghĩa là 1 đồng chi phí thì thu được 0,046
đồng lợi nhuận.
+ Năm 2007, chỉ số này giảm 6,522% so với năm 2006. Trong năm này lợi
nhuận tăng 37 triệu đồng tương ứng với 8,531% trong khi đó chi phí tăng 1.462 triệu
đồng tương ứng với 15.2%, do tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn chi phí nên sức sinh
lợi giảm. Cụ thể năm 2007,1 đồng chi phí thì thu được 0,043 đồng lợi nhuận.
+ Nhưng đến năm 2008, chỉ số này tăng rất nhanh 46,512% so với năm 2007.
Trong năm này lợi nhuận tăng 194 triệu đồng tương ứng 40,705% trong khi đó chi phí

lại giảm xuống 394 triệu đồng tương ứng 3,56%. Cụ thể năm 2008, 1 đồng chi phí thì
thu được 0,063 đồng lợi nhuận, cao gần gấp đôi so với năm 2007
2.2.2.3 Hiệu suất sử dụng lao động
Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, lao động của con người là nhân
tố có tính chất quyết định nhất chính vì vậy sử dụng lao động có hiệu quả là
một yếu tố quan trọng làm tăng khối lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm
chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả hoạt động cho doanh
nghiệp. Công ty cấp thoát nước với đặc điểm riêng của sản phẩm nên có số
lượng lao động tương đối ít. Hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong các
năm thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2.2.3 Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng lao động

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008
CL 2008 /2007
+/- %
1 DTT SXKD 1000đ 11.627.801 11.342.654 -285.147 -2,452
2 Lợi nhuận trước thuế
1000đ 478.195 672.844 +194.649 40,70
3 Số lao động BQ trong kỳ Người 86 70 -16 -18,605
4 Tổng quỹ lương 1000đ 2.284.003 2.205.830 -78.173 -3,423
5
Năng suất lao động
(5)=(1)/(3)
1000đ/
Người 135.207 162.038 +26.831 +18,844
6
Sức sinh lời của lao
động (6)=(2)/(3)
1000đ/
Người 5.560 9.612 4.052 72,878

7
Tỷ suất tổng quỹ lương trên
doanh thu Lần 0,196 0,194 -0,002 -1,020
* Về NSLĐ
+ Số lượng công nhân viên của công ty năm 2008 là 70 người, năm 2007 là 86
người. Như vậy năm 2008 số lượng công nhân viên của công ty đã giảm 16 người so
với năm 2007. Đây là điều hợp lý vì quy mô doanh nghiệp giảm do chia tách cho Núi
Thành. Sự giảm đi này là giảm số lượng công nhân trực tiếp sản xuất, quy mô giảm,
công nhân trực tiếp giảm nhưng lượng lao động gián tiếp không giảm, công ty cần có
sự điều chỉnh phân công lại lao động gián tiếp cho hợp lý tránh sự mất cân đối đồng
thời tránh sự lãng phí lao động.
+ Trong năm 2007, năng suất lao động của toàn bộ công nhân viên của công ty
là 135.207 (ngàn đồng/người), sức sinh lợi của lao động là 5.560 (ngàn đồng/người).
+ Trong năm 2008, năng suất lao động của toàn bộ công nhân viên của công ty
đã đạt 162.038 (ngàn đồng/ người) tăng 18,844% so với năm 2007 và sức sinh lợi của
lao động là 9.612 (ngàn đồng/người) tăng 72,878% so với năm 2007
Như vậy trong năm qua năng suất lao động bình quân năm của công ty tăng.
Công ty đã sử dụng có hiệu quả lượng lao động của mình. Có được điều này là nhờ
tuy lượng lao động và doanh thu thuần đều giảm nhưng tốc độ giảm của doanh thu
nhỏ hơn.
* Về tỷ suất quỹ lương
Để thấy rõ hơn về hiệu quả sử dụng lao động của công ty ta phải xem xét đến
tình hình quỹ lương của doanh nghiệp.
+ Năm 2007: tỷ suất quỹ lương trên doanh thu là 0,196 tức để tạo ra 1 đồng
doanh thu cần 0,196 đồng tiền lương.
+ Đến năm 2008: Tỷ suất này là 0,194 có nghĩa là cần 0,194 đồng tiền lương để
tạo ra được 1 đồng doanh thu.
Như vậy tỷ suất quỹ lương trên doanh thu của năm 2008 giảm 1.020% so với
năm 2007. Công ty đã tận dụng được sức lao động của công nhân, hiệu suất sử dụng
lao động của công ty tăng. Tuy sự giảm đi của tỷ suất này chưa cao nhưng đây là một

dấu hiệu tốt , công ty cần duy trì và phát huy.
→ Qua tất cả những phân tích trên ta thấy trong năm qua công ty đã nâng cao
được hiệu quả sử dụng lao động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
đồng thời cải thiện đời sống cho công nhân viên.
PHẦN III:
ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC TAM KỲ
3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Xác định đúng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD sẽ góp phần giúp
doanh nghiệp nhận thức được nguyên nhân và phương hướng để nâng cao hiệu quả
SXKD. Qua những tính toán, phân tích ta có thể tổng kết lại một số điểm mạnh và yếu
của công ty như sau:
3.1.1. Ưu điểm
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua tương đối
tốt, tuy trong năm 2007 có sụt giảm nhưng năm 2008 lại có chiều hướng tăng lên. Có
được điều đó là nhờ:
- Công ty đã tiết kiệm được chi phí trong quá trình sản xuất và chi phí bán hàng
thể hiện ở tỷ trọng giá vốn hàng bán,chi phí bán hàng trong doanh thu thuần giảm.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm đã tạo động lực cho người lao động làm
việc cộng với sự quản lý chặt chẽ nguồn nhân lực, công ty đã gia tăng được hiệu quả
lao động cụ thể NSLĐ năm 2008 đạt 162.038 (Ngàn đồng/ người) tăng 18,844% so
với năm 2007, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Công ty cũng đã có cố gắng tận dụng những TSCĐ hiện có. Trong những
năm qua công ty có những đầu tư mới về máy móc thiết bị, thanh lý những TSCĐ
không đem lại hiệu quả kinh tế. Năm 2008 công ty đã đưa thêm gần 30 tỷ TSCĐ vào
sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng TSCĐ từ 0,183 (năm 2007) lên 0,219 (năm
2008).
- Lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm qua có
tiến bộ, năm 2008 đạt hơn 631 triệu tăng hơn năm 2007 là 197 triệu đồng.
3.1.2. Nhược điểm - nguyên nhân

- Khách quan
Năm 2008 là năm nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh
tế chung của thế giới, công ty cấp thoát nước Tam Kỳ cũng không thể nằm ngoài những
ảnh hưởng đó. Trong năm đó giá phí của xăng dầu tăng cao có giai đoạn lên đến trên
19.500đồng/ lít đó cũng góp phần làm gia tăng chi phí của công ty.
Dịch vụ cấp nước của công ty có tính chất độc quyền trên địa bàn thành phố
Tam kỳ, là công ty kinh doanh nhưng cũng phải chú ý đến lợi ích xã hội mang tính
chất phục vụ nhân dân. Giá thu phí cấp nước được nhà nước quy định.
Trong năm qua có sự phân chia khu vực cấp nước, bàn giao 1 số nơi trước đây
thuộc sự quản lý của công ty cho đơn vị Núi Thành vì thế thị trường bị thu hẹp.
- Chủ quan
+ Doanh thu năm 2008 giảm 2.452% so với năm trước nhưng chi phí quản lý
doanh nghiệp lại tăng 6,11%, đây là dấu hiệu không tốt ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận
của công ty, từ đó làm giảm hiệu suất kinh doanh của công ty.
+ Quy mô công ty thu hẹp, lượng lao động giảm là hợp lý tuy nhiên công ty chỉ
giảm công nhân trực tiếp sản xuất là 16 người nhưng nhân viên gián tiếp vẫn giữ
nguyên, đây là một hạn chế. Công ty cần có kế hoạch để sử dụng lượng lao động gián
tiếp hợp lý tránh tình trạng lãng phí.
+ Trong năm 2008 việc phân bổ khoản “lỗ chênh lệch tỷ giá ” quá lớn đã tạo
sức ép cho công ty làm lợi nhuận của công ty giảm mạnh. Nguyên nhân là phân bổ
không đồng đều vào chi phí của các năm trước.
3.2. GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC TAM KỲ
Hiệu quả SXKD là một phạm trù tổng hợp. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh thì doanh nghiệp phải sử dụng nhiều biện pháp từ việc nâng cao hiệu quả
khai thác sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản trị điều
hành, đưa ra chiến lựợc kinh doanh đúng đắn, phù hợp để nắm bắt tận dụng thời cơ
của môi trường kinh doanh, hạn chế đến mức tối đa sự tác động của các yếu tố bất lợi
đến từ môi trường kinh doanh. Xuất phát từ những phân tích trên ta đã thấy đâu là
điểm mạnh, đâu là những điểm yếu, nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của

công ty, em xin đưa ra một số giải pháp sau để nâng cao hiệu quả kinh doanh:
3.3.1. Giải pháp 1: Sử dụng tốt nguồn nhân lực
Người ta thường nhắc đến luận điểm “Ngày nay khoa học công nghệ đã trở
thành lực lượng lao động trực tiếp”. Áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện tiên quyết
để tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên cần thấy rằng: máy móc dù tối tân
đến đâu cũng do con người sáng tạo ra, nếu không có lao động sáng tạo của con người
sẽ không có MMTB đó. Chính vì thế trong kinh doanh nguồn nhân lực là yếu tố quan
trọng hàng đầu quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Chính con người với năng
lực thực sự của họ mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng các nguồn lực mà họ đã có và
sẽ có: vốn, vốn, công nghệ kỹ thuật một cách có hiệu quả. Sử dụng tốt nguồn lao động
biểu hiện trên các mặt số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động
kỹ thuật của công nhân viên để từ đó tăng khối lượng, chất luợng sản phẩm, giảm chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu suất sử
dụng lao động của công ty trong năm 2008 tăng, công ty tiếp tục duy trì sử dụng tốt
hơn nguồn nhân lực của mình, tạo điều kiện để tăng hiệu quả kinh doanh trong tương
lai.
3.3.2. Giải pháp 2: Mở rộng thị trường, tăng doanh thu
- Mở rộng mạng lưới cấp nước: Hiện tại theo điều tra sơ bộ ở nhiều kiệt trong
thành phố, những vùng ven thành phố người dân vẫn chưa được sử dụng nước sạch đã
qua quá trình xử lý của công ty và họ đang có nhu cầu sử dụng. Công ty cần tuyên
truyền vận động để nhiều hộ dân trong một diện tích nhất định lắp đặt hệ thống cấp
nước do chi phí để lắp đặt đường ống đến khu vực nào đó là rất lớn nên nếu chỉ có
một vài hộ dân sử dụng sẽ không đem lại hiệu quả cao.
- Giữ vững và nâng cao chất lượng nước. Nước uống có ảnh hưởng lớn đến sức
khoẻ người tiêu dùng do đó chất lượng sản phẩm rất quan trọng. Trong thời gian qua
như các phương tiện thông tin đại chúng đã công bố chất lượng sản phẩm nước uống
trên thị trường bị giảm sút, sản phẩm nước uống đóng chai của một số hãng không
đảm bảo chất lượng, không đạt tiêu chuẩn gây mất lòng tin ở người tiêu dùng. Đây là
cơ hội cũng là thử thách cho công ty để chiếm lòng tin của khách hàng, tăng sản lượng
tiêu thụ.

3.3.3. Giải pháp 3: Tiết kiệm chi phí
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Công ty cần rà soát lại nội dung của từng
khoản chi, quản lý chặt chẽ hơn nữa để tiết kiệm chi phí, hạ thấp chi phí quản lý
doanh nghiệp trong doanh thu. Doanh thu của hoạt động cấp nước giảm nhưng
chi phí quản lý doanh nghiệp của hoạt động này tăng, và đây là nguyên nhân
chính làm tỷ trọng chi phí QLDN trên doanh thu của công ty tăng. Vì vậy công ty
cần đặc biệt chú ý quản lý chi phí của hoạt động này.
- Công ty cần có chính sách phân bổ chi phí “chênh lệch tỷ giá ” cho hợp lý
đồng đều giữa các năm để tránh tạo sức ép cho 1 năm nào đó.
3.3.4. Giải pháp 4: Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có
trong công ty.
- Công ty phải tăng cường hơn nữa việc đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất
và đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả công ty phải giao cho các cơ sở chế biến lập
kế hoạch và xác định rõ nhu cầu đầu tư của mình để có trình tự ưu tiên đầu tư hợp lý,
tránh việc xây dựng, mua sắm vốn nhưng chưa sử dụng đến dễ phát sinh hao mòn hữu
hình lẫn vô hình.
- Triệt để sử dụng diện tích, nhà cửa vật kiến trúc, kho bãi, phương tiện vận
chuyển hiện có, chẳng hạn như trong thời gian trái vụ công việc sản xuất không nhiều,
công ty có thể tận dụng cho những mục đích khác như cho thuê.
- Phân cấp quản lý vốn cố định cho các phân xưởng trong từng nhà máy nhằm
nâng cao trách nhiệm vật chất của từng đơn vị để đảm bảo vốn được sử dụng tốt hơn.
- Nên tổ chức các đại lý bán hàng cho công ty, kết hợp bán nước đóng chai và
vật tư thiết bị cấp nước.
- Nên tổ chức các đội sửa chữa đến tận nơi, tận nhà của khách hàng để sữa
chữa các hư hỏng, thay các thiết bị nếu khách hàng yêu cầu.
3.3.5. Giải pháp 5: Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ phải thu bằng sử dụng
chiết khấu thanh toán.
Chiết khấu thanh toán là khoản tiền mà Công ty giảm cho người mua khi họ
thanh toán tiền trước thời hạn. Thông qua hình thức này:
- Về phía người mua: họ có được những lợi ích do việc thanh toán trước thời hạn.

- Về phía Công ty: có thể tạo động lực cho khách hàng thanh toán trước thời hạn, rút
ngắn được thời gian chiếm dụng vốn, nhận thêm một khoản lợi giải pháp mang lại nhưng
sẽ tốn chi phí chiết khấu.
Vậy chiết khấu thanh toán có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào tỷ suất chiết
khấu mà công ty đưa ra, nó phải thõa mãn điều kiện hai bên cùng có lợi. Do đó việc xây
dựng tỷ suất chiết khấu rất quan trọng phải dựa vào cả 2 bên.
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, khi mà Việt Nam đã
gia nhập WTO thì mỗi doanh nghiệp của chúng ta đều đứng trước những khó khăn thử
thách, sự tồn tại hay phá sản là điều dễ dàng xảy ra. Môi trường kinh doanh là một
thực thể khách quan tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp
đều chịu sự tác động của nó. Song một vấn đề đặt ra là tại sao có doanh nghiệp tăng
trưởng phát triển còn có doanh nghiệp phá sản. Đó là bài toán khó đối với mỗi doanh
nghiệp.Giải thích điều này các nhà kinh tế nói rằng đó là do chiến lược kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp, khả năng phát huy nội lực, nắm bắt cơ hội và thách thức của
thị trường.
Từ việc tìm hiểu công ty, trong đề tài này em đã tính toán các chỉ tiêu phân
tích hiệu quả kinh doanh của công ty và đưa ra một số giải pháp để có thể nâng cao
hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên khóa
luận không thể tránh khỏi nhưng sai sót. Rất mong sự đóng góp và sửa chữa của thầy.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, ngày 20 tháng 5 năm 20011
Sinh viên thực hiện
Lê Anh Mùi
KẾT LUẬN

×