Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở huyện đan phượng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.02 KB, 27 trang )



Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học
sinh trường trung học cơ sở huyện Đan Phượng
Hà Nội

Nguyễn Thị Hồng Giang

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lưu Xuân Mới
Năm bảo vệ: 2008


Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh.
Khái quát về hai trường Trung học cơ sở (THCS) Liên Hồng và Tân Lập. Trình bày về
hoạt động tự học của học sinh và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học. Phân
tích thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh (ý kiến của giáo viên về vấn đề tự
học; quản lý kế hoạch tự học; tổ chức thực hiện kế hoạch tự học; chỉ đạo và kiểm tra đánh
giá hoạt động tự học). Đề xuất một số biện pháp: tăng cường giáo dục, nâng cao nhận
thức về vai trò của tự học và rèn luyện ý thức tự giác; Quản lý kế hoạch, nội dung, hình
thức tự học; Tăng cường kiểm tra-đánh giá hoạt động; Tạo môi trường và điều kiện thuận
lợi nhằm quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THCS huyện Đan Phượng
Keywords: Hoạt động tự học; Học sinh; Quản lý giáo dục; Trường trung học cơ
sở; Hà Nội

Content
1. Lý do chọn đề tài
Tự học được coi là cốt lõi của hoạt động học tập, ai cũng có khả năng tự học nhưng không
phải bất kỳ người học nào cũng biết cách tự học hiệu quả. Tự học có ý nghĩa và vai trò rất quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học hiện nay, do đó việc quản lý hoạt động tự học của




HS cũng đang là vấn đề mà nhiều nhà giáo dục quan tâm. Tầm quan trọng của việc tự học đã
được Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ rõ: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và
học, tạo ra năng lực tự học sáng tạo của HS”
Chương trình giáo dục phổ thông cũng nhấn mạnh việc bồi dưỡng cho HS phương pháp tự
học, dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS, giúp HS chủ động, sáng tạo trong học
tập cùng với sự tổ chức hướng dẫn thích hợp của giáo viên, góp phần hình thành phương pháp và
nhu cầu tự học, các kỹ năng tự học, năng lực tự học để có thể học tập suốt đời.
Chất lượng dạy học tại các trường THCS huyện Đan Phượng mặc dù có cải thiện song vẫn
còn những hạn chế nhất định. Để nâng cao chất lượng giáo dục cần thực hiện đồng bộ việc đổi
mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, trong đó, lấy “tự học làm cốt” như Bác Hồ
từng nói.
Nhận thức về tự học của không ít HS còn hạn chế, thụ động, chưa được rèn luyện các kỹ
năng tự học; các nhà quản lý, giáo viên và gia đình chưa thực sự quan tâm bồi dưỡng, hướng
dẫn, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tự học của HS. Chính vì vậy, việc tìm ra các biện pháp
quản lý hoạt động tự học của HS trường THCS đang là một vấn đề cấp thiết. Với lý do trên,
chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động tự học của HS trường Trung học Cơ sở
huyện Đan Phượng” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý HĐTH
của HS THCS huyện Đan Phượng - Hà Nội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu: hoạt động tự học của HS trường THCS huyện Đan Phượng- Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: các biện pháp quản lý HĐTH của HS THCS huyện Đan Phượng - Hà
Nội.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý HĐTH của HS tại trường THCS Liên Hồng và trường
THCS Tân Lập thuộc huyện Đan Phượng - Hà Nội; từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí
HĐTH của HS trường THCS có hiệu quả.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Nghiên cứu cơ sở lý luận về HĐTH của HS
- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng HĐTH của HS THCS , các biện pháp quản lý HĐTH của HS
THCS huyện Đan Phượng.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐTH của HS THCS có hiệu quả.
6. Giả thuyết khoa học
Đổi mới PPDH yêu cầu người học chủ động, có khả năng làm việc tự lập, theo nhóm, cặp
và khả năng TH, tự nghiên cứu. Nếu thực hiện tốt các biện pháp quản lý HĐTH của HS do tác
giả đề xuất thì sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS .
7. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp nghiên cứu thực
tiễn; phương pháp kê toán học
8. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vấn đề TH, công tác quản lý HĐTH của HS trường THCS.
- Đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH của HS THCS phù hợp, có tính khả thi, có giá trị thực
tiễn phổ biến có thể áp dụng cho các trường THCS khác trên địa bàn.


9. Cấu trúc luận văn: ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tự học và quản lý hoạt động tự học của HS.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THCS
Liên Hồng và trường THCS Tân Lập huyện Đan Phượng- Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THCS huyện Đan Phượng.
Chương 1
Cơ sở lý luận về tự học và quản lý hoạt động tự học của Học sinh
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
1.1.1 Trên thế giới
Vấn đề tự học đã được đề cập từ lâu với các đại diện tiêu biểu như: Khổng Tử (551-479

TCN), J.J. Rousseau (1712-1778), Pestalozi (1746-1827), Disterverg (1790-1886) và Usinxki
(1824-1890) [17; Tr.9].


N.A. Rubakin nhấn mạnh vai trò của tự học trong việc chiếm lĩnh tri thức của HS “Việc
giáo dục động cơ đúng đắn là điều kiện cơ bản để HS tích cực, chủ động trong tự học” [17;
Tr.9]. Tác giả A.M.Machiuskin [43] khẳng định sự cần thiết phải rèn luyện KNTH cho HS.
ở Châu á, từ những năm 30-40 của thế kỉ XX nhà sư phạm nổi tiếng Nhật Bản Tsunesaburo
Makiguchi [42] nhấn mạnh động lực giáo dục là kích thích người học sáng tạo ra giá trị để đạt
tới hạnh phúc của bản thân và của cộng đồng. Tác giả Raija Roy Singh [44] nghiên cứu vai trò
của năng lực tự học trong việc học tập thường xuyên và nhấn mạnh vai trò người thầy trong việc
hình thành, phát triển năng lực tự học.
1.1.2. ở Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến tự học, Người chỉ rõ: “Lấy tự học làm cốt” [32;
Tr.18]; “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học”; “Không phải có thầy thì học, thầy không đến
thì đùa. Phải biết tự động học tập” [32; Tr.79]. Để tự học có hiệu quả cao, Người nói “có thảo
luận và chỉ đạo giúp vào” và người dạy “phải nâng cao và hướng dẫn tự học” cho người học. Các
tác giả Nguyễn Hiến Lê [27], Nguyễn Duy Cầu [7], Nguyễn Kỳ [24,25], Trần Kiều [23], Lê
Khánh Bằng [5], Nguyễn Văn Đạo [14; Tr.10], Trần Bá Hoành [18; Tr.14] đều đề cập đến tự học
từ những khía cạnh khác nhau. Tác giả Lưu Xuân Mới [35] coi trọng việc rèn luyện KNTH cho
người học; tác giả Đặng Thành Hưng [20], Phạm Minh Hạc-Lê Đức Phúc [16] đi sâu phân tích
những đặc trưng cơ bản của hoạt động tự học.
1.2 Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động tự học
1.2.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài:
Quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức
năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra [9; Tr.1]
Bản chất của quản lý là sự phối hợp các nỗ lực của con người thông qua việc thực hiện các
chức năng quản lý, là tác động có mục đích đến tập thể người nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.
Chức năng quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra






KiÓm tra
KÕ ho¹ch











Sơ đồ 1.1: Chu trình quản lý
Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của
chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục
đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những
quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực,
trí lực và tâm lý trẻ em (21; Tr.16).
1.2.2. Tự học và hoạt động tự học
1.2.2.1 Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác
là lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo và thái độ tương ứng, những hành vi
và những dạng hoạt động nhất định [18; Tr. 82].
1.2.2.2. Tự học
- Có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm tự học như M.A.Rubakin [17; Tr.30], Lê Khánh
Bằng [5; Tr. 3.], Nguyễn Cảnh Toàn [38;Tr.59].

- Theo tác giả Lưu Xuân Mới "Tự học là quá trình tự tìm lấy kiến thức, kỹ năng, thái độ
một cách tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo bằng sự lỗ lực hành động của chính mình hướng
tới những mục tiêu nhất định." [35].
Trên cơ sở tham khảo các quan điểm khác nhau của những tác giả, trong luận văn này,
chúng tôi cho rằng: Tự học là hoạt động học do bản thân người học quyết định và thực hiện
một cách tự giác, tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo để đạt được mục tiêu đề ra.
1.2.2.3 Hoạt động tự học: là hoạt động có chủ đích của con người, liên quan đến sự tìm kiếm và
tiếp thu tri thức của người ấy trong lĩnh vực mình ưa thích, kể cả bằng con đường nghe các buổi
phát thanh và truyền hình theo chuyên đề” [41] .
Th«ng tin
qu¶n lý
ChØ ®¹o
Tæ chøc




1.2.3. Quản lý hoạt động tự học
1.2.3.1 Quản lý kế hoạch tự học: quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch tự học; quản lý nội
dung tự học; quản lý các hình thức tự học
1.2.3.2. Tổ chức cho HS tự học
Giáo viên cần phối hợp với cha mẹ HS, ban cán sự lớp hoặc tổ trưởng của các nhóm nhỏ để
tổ chức cho HS tự học theo nhóm, theo cặp, cá nhân
1.2.3.3 Chỉ đạo hoạt động tự học: có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tự học của HS, việc chỉ
đạo cần phù hợp với chương trình học, lịch học.
12.3.4. Kiểm tra đánh-giá hoạt động tự học:
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của HS.
- Tiếp theo đó cần kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học của HS
- HS tự kiểm tra, tự đánh giá trong tổ chức hoạt động tự học của mình
1.3 Cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động tự học:

- Luật giáo dục của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT . Về việc phát động phong trào thi đua
“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008-2013.
- Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về nhiệm vụ trọng tõm của GD
mầm non, GD phổ thụng, GD thường xuyờn, GD chuyờn nghiệp năm học 2008-2009.
Các văn bản trên là cơ sở pháp lí, tạo hành lang pháp lí cho việc quản lí hoạt động tự học
của học sinh trong các nhà trường.
Chương 2
Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THCS
Liên Hồng và trường THCS tân lập huyện đan phượng - hà nội
2.1. Khái quát chung về các trường THCS huyện Đan Phượng
Huyện Đan Phượng đạt chuẩn phổ cập THCS năm 1998, là một trong những huyện đứng
đầu về chất lượng giáo dục của tỉnh Hà Tây (cũ).
2.2 Vài nét về trường THCS Liên Hồng và trường THCS Tân Lập.
2.2.1. Vài nét về trường THCS Liên Hồng


Trường THCS Liên Hồng, có 34 giáo viên, với khoảng 416 HS, có 7 phòng học, 1 phòng
thí nghiệm. Cơ sở vật chất của trường THCS Liên Hồng còn nhiều hạn chế: chưa có phòng học
đa năng, chưa có phòng vi tính và thư viện…Năm học 2007-2008, trường có 6 HS giỏi cấp
huyện; tỉ lệ HS lớp 9 đỗ vào các trường THPT công lập chiếm 65%.
2.2.2 Vài nét về trường THCS Tân Lập
Trường THCS Tân Lập giáp với thị trấn Phùng, gồm 58 giáo viên, 876 HS. Nhiều năm học
trường đạt danh hiệu trường tiên tiến. Năm học 2007-2008, trường có 1 HS giỏi cấp tỉnh, 16 HS
giỏi cấp huyện, tỉ lệ HS lớp 9 đỗ vào các trường THPT công lập chiếm 73.6%.
2.3. Thực trạng về hoạt động tự học của HS
2.3.1. Nhận thức của HS về vấn đề tự học
Phần lớn HS trường THCS Tân Lập và Liên Hồng thấy được vai trò và tầm quan trọng của

HĐTH. Tuy nhiên, còn một bộ phận HS chưa có nhận thức chưa đầy đủ, có 38.8% HS phân vân
và 17.5% HS không đồng ý rằng “Tự học giúp hình thành năng lực tự học suốt đời”; có 48.9%
HS phân vân và không đồng ý “Cốt lõi của học tập là hoạt động tự học” và 35.8% phân vân-
không đồng ý rằng “Tự học tốt giúp rèn luyện phong cách làm việc độc lập, chủ động, tích cực”.
2.3.2. Thực trạng hoạt động tự học của HS
- Kế hoạch tự học


Kế hoạch tự học
Tân Lập

Liên Hồng
Chung

SL
%
SL
%
SL
%
1. Em có thời gian biểu tự học và thực hiện
đúng thời gian biểu.
82
53.6
71
53.0
153
53.3
2. Em có thời gian biểu tự học nhưng không
thực hiện đúng

12
7.8
6
4.5
18
6.3
3. Em không có thời gian biểu tự học
10
6.5
14
10.4
24
8.4
4. Em tự học khi rảnh rỗi, không theo thời
gian biểu.
49
32.0
43
32.1
92
32.1


Bảng 1.1: ý kiến học sinh về kế hoạch tự học
Có 53,3% HS cho biết “có thời gian biểu cho việc tự học và thực hiện đúng thời gian
biểu”. Số HS trả lời “Không có thời gian biểu cho việc tự học” là 8.4%, trong đó, không ít HS trả
lời rằng “tự học khi rảnh rỗi, không theo thời gian biểu” (chiếm 32.1%). Về ý kiến của giáo viên,
chỉ có 6.7% nói rằng, “phần lớn HS có thời gian biểu tự học và thực hiện đúng”; 11.1% nói rằng
“phần lớn HS có thời gian biểu tự học nhưng không thực hiện đúng”; 31.1% cho rằng “phần lớn
HS không có thời gian biểu tự học” và 51.1% giáo viên cho rằng, “phần lớn HS tự học khi rảnh

rỗi”.
- Nội dung tự học: chủ yếu là “Làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới”, (Giỏi: 96.2%; Khá:
94.7%; Trung bình: 84.5%). ý kiến giáo viên cũng cho thấy, phần lớn HS dành thời gian tự học
để “Làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới” (56.7%). Tiếp theo là “Học lý thuyết và bài tập
thầy cô sẽ kiểm tra” (Giỏi: 61.5%, Khá: 63.6% và Trung bình: 52.6%).
- Thời gian tự học: HS giỏi dành thời gian tự học từ 2 giờ trở lên chiếm 53.8%, HS khá là 35,6%
và HS trung bình là 27,0%. Như thế, có sự liên quan nhất định giữa học lực của HS với việc
dành thời gian tự học. HS khá, giỏi dành thời gian tự học nhiều hơn là HS học lực trung bình. Có
84.8% giáo viên khẳng định rằng “Những HS khá, giỏi là những HS có ý thức tự học cao”.
- Hình thức tự học
Hình thức tự học
Đồng ý
Phân vân
Không đồng
ý
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
1. Em tự suy nghĩ, tự tìm hiểu các tài liệu để
trả lời câu hỏi và làm bài tập của GV
209

71.8

76

26.1


6

2.1

2. Em viết lại bài giảng của giáo viên theo ý
hiểu của mình để tự làm bài tập
109
37.5
107

36.8

75

25.8

3. Em thường tự học ở nhà cùng nhóm bạn
153
52.9
86
29.8
50
17.3
4. Em thường xuyên được thảo luận nhóm và
191
66.3
72

25




tự trình bày sau đó thầy cô đánh giá.
25.0

8.7

5. Thay vì tự học ở nhà, thì em thường đi học
thêm
135
47.4
106
37.2
44
15.4
Bảng 2.2: Hình thức tự học của học sinh
Hình thức tự học phổ biến là “Tự suy nghĩ, tự tìm hiểu tài liệu để trả lời câu hỏi và làm bài
tập của giáo viên ở lớp” (71.8%). Chỉ có 37.5% HS được hỏi trả lời rằng: “Em viết lại bài giảng
của giáo viên theo ý hiểu của mình để tự làm bài tập”.
Tiếp theo là hình thức “tự thảo luận nhóm và tự trình bày, sau đó thầy cô đánh giá” (chiếm
66,3%) và “Tự học ở nhà cùng nhóm bạn” (52.9%); có 47.4% HS trả lời là “Thay vì tự học ở
nhà thì em thường đi học thêm”.
- Kiểm tra hoạt động tự học
Việc kiểm tra tự học chủ yếu do người thân trong gia đình HS đôn đốc, kiểm tra (Tân Lập:
57.1% và Liên Hồng: 47.8%). Khoảng một nửa HS cho biết, tự kiểm tra và tự nhắc nhở mình
học tập (Tân Lập: 46.2% và Liên Hồng: 49.3%), trong đó, HS giỏi chiếm tỉ lệ cao hơn so với HS
khá và HS trung bình (Giỏi: 63.5%, Khá: 48.1% và Trung bình: 38.8%). .
- Hứng thú với tự học
Tìm hiểu hứng thú của HS đối với tự học cho thấy, 65.4% HS trả lời hứng thú với tự học;

tuy nhiên 5.9% nói rằng không hứng thú. Nói về hứng thú của HS với tự học, có 30.4% GV cho
rằng “Phần lớn HS không hứng thú khi phải tự học”, 47.8% GV cho biết “ở lớp nhiều HS không
hứng thú khi phải tự suy nghĩ, tự tìm hiểu để trả lời câu hỏi hay giải bài tập”. Chính vì vậy vẫn
còn 8.9% số HS trả lời rằng thấy việc tự học không hiệu quả.
2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của HS
- Yếu tố chủ quan: yếu tố “HS có nhận thức đúng được ý nghĩa và vai trò của tự học”, có 45.1%
HS cho là ảnh hưởng nhiều; yếu tố thứ hai là “Có động cơ học tập đúng đắn”, có 39% ý kiến HS
cho là ảnh hưởng nhiều và 24.4% ý kiến cho là ảnh hưởng ít.
- Yếu tố khách quan: yếu tố “Xây dựng và duy trì nề nếp tự học”, có 41.9% HS cho là “ảnh
hưởng nhiều”. Tìm hiểu phong trào tự học và việc tổ chức HS tự học cho thấy, 76% HS trường
Tân Lập và 69.1% HS trường Liên Hồng nói rằng được nhà trường có tổ chức hình thức tự học.


Yếu tố khác có ảnh hưởng đến việc tự học của HS là “phương pháp dạy học của giáo viên”, 35%
HS cho rằng ảnh hưởng nhiều đến việc tự học của các em.
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động tự học của HS
2.5.1. ý kiến của giáo viên về vấn đề tự học
Đa số giáo viên được hỏi đồng ý về vai trò và ý nghĩa của tự học đối với HS. Nhiều ý kiến
của giáo viên cho rằng, tự học giúp rèn luyện cho HS cách làm việc chủ động, tích cực, hiểu kiến
thức sâu sắc hơn và có khả năng vận dụng vào thực tế, quyết định đến kết quả học tập của các
em.
Nội dung

Đồng ý

Phân vân

Không đồng
ý
SL

%
SL
%
SL
%
1. Tự học có vai trò quyết định đến kết quả
học tập của HS.
74
80.4
12
13.0
6
6.5
2. Tự học giúp HS hiểu kiến thức sâu sắc và
vận dụng vào thực tế tốt hơn
76
82.6
6
6.5
10
10.9
3. Tự học tốt giúp HS rèn luyện phong cách
làm việc độc lập, chủ động, tích cực
78
84.7
12
13.0
2
2.17
4. Hình thành năng lực tự học suốt đời

68
73.9
18
19.6
6
6.5
5. Cốt lõi của học tập là HĐTH
58
63.0
12
13.0
22
23.9
Bảng 2.3: ý kiến của giáo viên về vấn đề tự học của học sinh
2.5.2. Quản lý kế hoạch tự học của HS
Có 69% giáo viên trường Liên Hồng và 63% giáo viên trường Tân Lập nói rằng có tham
gia hướng dẫn lập thời gian biểu tự học ngoài giờ lên lớp cho HS với các hình thức: 74.1% giáo
viên trực tiếp hướng dẫn HS; 18.5% giáo viên nói rằng, HS lập kế hoạch tự học và giáo viên
duyệt.
2.5.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch tự học của HS
Có 83.7% giáo viên (Liên Hồng: 87.8%; Tân Lập: 80%) tham gia vào việc tổ chức cho HS
thực hiện thời gian biểu tự học ngoài giờ lên lớp. Hình thức “HS tự học với sự hướng dẫn của


giáo viên” được các giáo viên tự đánh giá là thực hiện tốt, chiếm 86.1%. Ngoài ra, hình thức "HS
tự học theo nhóm có sự hướng dẫn của GV”, số giáo viên cho biết thực hiện tốt hình thức này
chiếm 13.6%; tiếp theo là “HS tổ chức các buổi thảo luận theo chuyên đề có GV dự ", ở hỡnh
thức này cú 21.7% giỏo viờn được hỏi cho biết đó thực hiện tốt.
Hình thức tổ chức
Thực hiện

tốt
Chưa tốt

Chưa thực
hiện
SL
%
SL
%
SL
%
1. HS tự học có sự hướng dẫn của GV
62
86.1
8
11.1
2
2.8
2. HS tự học theo nhóm có sự hướng dẫn của
GV
6
13.6
26
59.1
12
27.3
3. Học sinh tổ chức các buổi thảo luận theo
chuyên đề có GV tham dự
10
21.7

24
52.2
12
26.1
Bảng 2.4: Hình thức tổ chức tự học cho học sinh
2.5.4. Chỉ đạo hoạt động tự học của HS
Tìm hiểu việc chỉ đạo hoạt động tự học của HS cho thấy, biện pháp “Chỉ đạo HS cách tự
học cá nhân, tự học theo nhóm và thực hiện thảo luận” được nhiều giáo viên cho là thực hiện tốt
với tỉ lệ 79.1%. Biện pháp tiếp theo là “Đôn đốc, kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện lịch tự học
và nội dung kiến thức giao cho HS tự học” (59.4%) và tiếp theo là “Phát động phong trào tự học
và có hình thức thi đua khen thưởng trong lớp” (53.1%).
2.5.5. Kiểm tra- đánh giá hoạt động tự học của HS
- Nội dung kiểm tra:
Thời gian biểu tự học ngoài giờ lên lớp của HS (69.2%).
Nội dung kiến thức HS tự học ngoài giờ lên lớp (58.3%)
Chất lượng, kết quả tự học mà HS đạt được (52.8%).
- Về hình thức kiểm tra gồm:
Giáo viên trực tiếp kiểm tra
Giáo viên kiểm tra thông qua cán sự lớp, tổ trưởng
Giáo viên để HS tự kiểm tra theo cặp, nhóm và nghe báo cáo


Giáo viên đề nghị phụ huynh, hoặc người thân của HS kiểm tra
2.6 Nhận xét chung
2.6.1. Những mặt mạnh
- Về ý thức, phần lớn HS chấp hành tốt nội quy, kỷ luật của trường, lớp; ý thức học tập tốt.
- Số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỉ lệ khá cao.
- Phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên và HS tham gia khảo sát này đã nhận thức được vai trò và
tầm quan trọng của tự học.
- Bước đầu HS đã biết áp dụng các hình thức tự học khác nhau.

2.6.2. Những mặt còn hạn chế
- Một bộ phận học HS và giáo viên quan niệm rằng, tự học là hoạt động tự học ở nhà, ngoài giờ
lên lớp, không có người hướng dẫn. Hoặc một số HS coi tự học là làm các bài tập được giao và
những phần giáo viên sẽ kiểm tra.
- Còn tồn tại một bộ phận HS có học lực yếu do ảnh hưởng của bệnh thành tích còn lại của
những năm học trước.
- Công tác hướng dẫn và quản lí hoạt động tự học của HS còn những hạn chế nhất định. Một bộ
phận giáo viên chưa hướng dẫn HS lập thời gian biểu cho việc tự học.
- Một bộ phận HS chưa có kế hoạch tự học rõ ràng mà mang tính cảm hứng hoặc khi các em có
thời gian rảnh rỗi.
- Việc kiểm tra vấn đề tự học chủ yếu do những người thân trong gia đình HS như bố mẹ, anh
chị theo dõi, kiểm tra.
- Điều kiện tự học của các em cũng chưa được nhà trường cũng như gia đình chú ý quan tâm
tạo điều kiện để các em tự học có hiệu quả cao.

2.6.3. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân của những mặt mạnh do:
+ Nhà trường có truyền thống, nề nếp của Đoàn TNCS; Đội TNTP hoạt động tốt, là nguồn
cổ vũ để HS có ý thức phấn đấu trong học tập.
+ Đội ngũ giáo viên từng bước đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực
của HS.


+ Nhà trường luôn khích lệ giáo viên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tỉ lệ
giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao.
b) Nguyên nhân của những hạn chế:
+ Công tác xã hội hoá giáo dục chưa được đẩy mạnh, cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học
và cho hoạt động tự học của HS còn thiếu thốn, chất lượng chưa đảm bảo.
+ Chất lượng quản lý giáo dục nói chung vẫn còn bất cập.
+ Các nhà quản lý, giáo viên và gia đình HS chưa sâu sát trong việc quản lý hoạt động tự

học của HS.
+ Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt.
+ Một số HS và giáo viên chưa nhận thức rõ ý nghĩa và vai trò tự học.
Chương 3
biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở huyện đan
phượng
3.1 Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH của HS
Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa
Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học
Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn
Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả
Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi
3.2. Những biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THCS
3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của tự học và rèn
luyện ý thức tự giác trong việc tự học của học sinh
3.2.1.1.Mục đích của biện pháp:
Giúp học sinh nhận thức rõ ý nghĩa và vai trò của HĐTH, xác định mục đích học tập đúng
đắn, tạo niềm tin và hứng thú trong học tập, tạo niềm say mê trong tự học.


Giúp cán bộ quản lý và giáo viên thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của HĐTH để có
những biện pháp quản lý và cách thức dạy học nhằm phát huy khả năng tự học của học sinh.
3.2.1.2.Nội dung biện pháp
Cán bộ quản lý và GV cần có biện pháp giúp HS nhận thức được HĐTH, hiểu rõ vai trò
của nó đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
3.2.1.3.Hình thức thực hiện biện pháp
- Tổ chức tuyên truyền để giáo viên và HS có nhận thức đúng về HĐTH
- Đưa yêu cầu của mục tiêu đào tạo vào nội dung sinh hoạt Đoàn TNCS và Đội TNTP , vào tiết
sinh hoạt hoặc hoạt động ngoài giờ.
- Thường xuyên giáo dục học sinh về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, về nhiệm vụ học tập, vai trò của

tự học và cách học tại trường.
- Xây dựng nhà trường thân thiện, tạo ra bầu không khí học tập tích cực, động viên giúp đỡ
nhau trong tập thể học sinh.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:
Cán bộ quản lý, học sinh, giáo viên và các gia đình cần có nhận thức đúng về ý nghĩa, vai
trò và tầm quan trọng của hoạt động tự học.
3.2.2 Quản lý kế hoạch tự học của học sinh
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp:
Giúp HS lập kế hoạch, tổ chức thực hiện HĐTH theo kế hoạch đã lập; giúp giáo viên nắm
được nội dung và thời gian tự học của HS để có những cách thức tổ chức cho học sinh tự học đạt
hiệu quả cao.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp:
- Cán bộ quản lý, giáo viên ngoài việc hướng dẫn học sinh lập KHTH, cần phải có những biện
pháp quản lý KHTH của học sinh.


- Quản lý việc lập KHTH của HS theo tháng, theo tuần hay theo ngày.
- Quản lý thời gian tự học để biết được học sinh có thực hiện đúng theo thời gian biểu trong bảng
kế hoạch tự học đã lập hay không.
- Quản lý việc thực hiện KHTH của học sinh là khâu rất quan trọng, do đó giáo viên cần phối
hợp với cán sự lớp, cán sự môn học và gia đình học sinh để đôn đốc, giúp đỡ học sinh tự học
theo kế hoạch đã lập.
3.2.2.3. Hình thức thực hiện biện pháp
- Giáo viên kiểm tra nghiêm túc việc học sinh xây dựng kế hoạch tự học.
- Quản lý thời gian tự học của học sinh
- Tổ chức cho học sinh thực hiện kế hoạch tự học
Bảng 3.1: Bảng kế hoạch tự học
Tuần
Hình thức tự học
Nội dung tự học

Kết quả thực
hiện
T2
Sáng

5h-6h30
Tự học sinh ôn tập,
xem lại bài, soạn sách
vở trước khi đi học.
Xem lại bài các môn :
Toán, Anh, Sử theo thời
khoá biểu :
(Thứ hai : Toán, Anh, Sử,
Thể dục, Chào cờ)

Chiều


13h30-
15h30
16h-
17h30
Học nhóm với các bạn
cùng thôn, xóm (cùng
tổ)
+ Làm bài tập về nhà môn
Toán, Anh. + Đọc lại kiến
thức môn Sử, tự tóm tắt lại
và viết ra vở nháp.
+ Chuẩn bị bài mới môn

Anh, Văn
Hoàn thành
(HT)

Chưa hoàn
thành (CHT)
Tối
16h-
Tự học một mình
(hoặc có người nhà hỗ
+ Xem lại bài tập môn
Toán, Anh, chuẩn bị bài
+ HT


17h30
trợ)
môn Văn, Anh.
+ Chuẩn bị bài mới

+ CHT
T3
Sáng


(TKB Thứ ba: Văn, Anh,
Địa, Lý, Sinh)

Chiều





Tối




3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:
Cán bộ quản lý, giáo viên, gia đình quan tâm và quản lý chặt chẽ kế hoạch, thời gian tự học
của học sinh. Học sinh phải có ý thức tự giác lập kế hoạch tự học và nghiêm túc thực hiện theo
kế hoạch đã lập.
3.2.3. Quản lý nội dung tự học của học sinh
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp:
Giúp học sinh xác định được những kiến thức, nội dung mà học sinh tự học; Giúp nhà quản
lý, giáo viên nắm được những nội dung tự học của học sinh để có biện pháp kiểm tra-đánh giá
hợp lý.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp:
GV hướng dẫn HS ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới; giao nhiệm vụ tự học cụ thể, nội dung
kiến thức tự học phù hợp với trình độ học sinh, cách học, tâm lý lứa tuổi.
3.2.3.3. Hình thức thực hiện biện pháp:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới; ôn tập kiến thức đã học; xây dựng hệ thống
bài tập bắt buộc
- Kiểm tra-đánh giá thường xuyên nội dung tự học của HS
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp


- CBQL, GVcần nắm vững nội dung kiến thức, các KNĐS, lựa chọn tài liệu và xây dựng hệ
thống bài tập bắt buộc khi hướng dẫn HS tự học
- Học sinh có tính tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo trong tự học.

- Nhà trường có đủ sách giáo khoa và thường xuyên bổ sung sách tham khảo để học sinh có điều
kiện tự học tốt hơn.
3.2.4. Quản lý các hình thức tự học của học sinh
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp:
Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh những hình thức tự học hiệu quả.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp:
- Quản lí tự học ở trên lớp: nghe, ghi, đọc sách, tự suy nghĩ để trả lời câu hỏi, tự làm bài tập, trao
đổi cặp, nhóm…
- Quản lí tự học ở nhà: tự suy nghĩ, học bài cũ (ghi tóm tắt nội dung, ghi bản tóm tắt điểm tựa, trả
lời câu hỏi, làm bài tập, trao đổi nhóm, cặp, đọc trước bài mới).
- Quản lí việc học thêm: môn học thêm, thời gian, lợi ích, kết quả, ý thức (tinh thần, thái độ).
3.2.4.3. Hình thức thực hiện biện pháp
- Các nhà quản lý đôn đốc, thường xuyên thăm lớp, dự giờ để kiểm tra hoạt động dạy học của
giáo viên
- Cán bộ quản lí, đội ngũ giáo viên tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm về các hình thức tự
học theo lớp, theo khối hoặc toàn trường.
- Hướng dẫn học sinh các hình thức tự học
- Hướng dẫn học sinh thực hiện việc tự học trên lớp và ở nhà
- Các nhà quản lý, giáo viên tổ chức dạy thêm học thêm phù hợp quy định của Bộ GD&ĐT.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:


Cần hướng dẫn cụ thể các hình thức tự học hiệu quả và quản lý chặt chẽ các hình thức tự
học của HS. Giáo viên cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để học sinh được tham gia
hoạt động nhóm, cặp. Gia đình tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thời gian tự học và tham
gia các hoạt động học tập theo nhóm, tổ…
3.2.5 Tăng cường kiểm tra-đánh giá hoạt động tự học của học sinh
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp:
Thúc đẩy hoạt động tự học của HS được thực hiện theo đúng kế hoạch và đạt kết quả cao.
Đồng thời cung cấp thông tin phản hồi nhằm điều chỉnh hoạt động giảng dạy của GV, điều chỉnh

hoạt động quản lý của CBQL và giúp HS điều chỉnh hoạt động tự học hướng tới mục tiêu, yêu
cầu đào tạo đã xác định.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp:
Cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh kiểm tra việc lập kế hoạch tự học, việc thực hiện
kế hoạch đã lập, kiểm tra nội dung và hình thức tự học như thế nào. Hình thành cho học sinh kỹ
năng tự kiểm tra, đánh giá bản thân. Xây dựng chuẩn các tiêu chí đánh giá HĐTH của HS
3.2.5.3. Hình thức thực hiện biện pháp:
- Cán bộ quản lý, giáo viên và gia đình phối hợp kiểm tra-đánh giá kế hoạch tự học của học
sinh.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ tự học của học sinh
- Kiểm tra đánh giá nội dung tự học của học sinh
- Kiểm tra đánh giá các hình thức tự học của học sinh
- Hướng dẫn học sinh cách tự kiểm tra đánh giá bản thân và kiểm tra đánh giá lẫn nhau
- Xây dựng chuẩn các tiêu chí đánh giá HĐTH của HS
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:


Học sinh nghiêm túc lập kế hoạch tự học và thực hiện việc tự học theo như nội dung kiến
thức, thời gian đã định. Khi học sinh tự kiểm tra-đánh giá hoặc kiểm tra đánh giá lẫn nhau phải
khách quan, báo cáo phải trung thực. Cán bộ quản lý và giáo viên cần tìm ra những biện pháp để
hướng dẫn, kiểm tra-đánh giá hoạt động tự học của học sinh. Động viên, khuyến khích những
học sinh có kết quả học tập tốt nhờ tự học. Gia đình học sinh cần tạo điều kiện, hỗ trợ, đôn đốc
các em trong học tập; trung thực trong việc trao đổi việc tự học của con em với giáo viên.
3.2.6. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhằm đáp ứng hoạt động tự học của học sinh
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp:
Tạo môi trường thân thiện và điều kiện thuận lợi, phù hợp nhằm đáp ứng hoạt động tự học
của học sinh đạt kết quả cao.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp:
Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để học sinh có cơ hội tham gia các hoạt động tự học;
tạo các mối quan hệ giao tiếp thân thiện giữa thầy-trò, giữa trò-trò, môi trường này cần có sự

giúp đỡ, sẻ chia với nhau, tương thân tương ái và hoà đồng.
3.2.6.3. Hình thức thực hiện biện pháp :
- Tổ chức sinh hoạt “Câu lạc bộ lớp em” và các cuộc thi
- Cung cấp đa dạng các sách, báo và tài liệu tham khảo
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:
Thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do
ngành giáo dục phát động. Duy trì tốt mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội.
Trên đây là một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của với học sinh trường THCS
huyện Đan Phượng. Các biện pháp trên cần được thực hiện đồng bộ và cần có sự kiểm tra-đánh
giá hiệu quả của từng biện pháp. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường mà ưu tiên thực
hiện các biện pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả tự học của học sinh.


3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
Để khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi đã xây
dựng một mẫu phiếu trưng cầu ý kiến của 120 giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường của ba
trường: THCS Liên Hồng, THCS Tân Lập và trường THCS Liên Trung.

Tªn biÖn ph¸p
Mức độ cần thiết
Tính khả thi
Rất cần thiết
Cần
thiết
Không
cần thiết
Khả thi
Không
khả thi

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1. Tăng cường giáo dục nâng cao
nhận thức về vai trò của tự học
và rèn luyện ý thức tự giác trong
việc tự học của HS.
112
93
8
7
0
0
117
98
3
2
2. Quản lý kế hoạch tự học của
học sinh
97
81
23
19

0
0
108
90
12
10
3. Quản lý nội dung tự học của
học sinh
110
92
10
8
0
0
114
95
6
5
4. Quản lý các hình thức tự học
của HS
109
91
11
9
0
0
111
93
9
7

5. Tăng cường kiểm tra -đánh
giá HĐTH của HS
100
83
20
17
0
0
111
93
9
7
6.Tạo môi trường và điều kiện
thuận lợi nhằm đáp ứng hoạt
động tự học của HS.
113
94
7
6
0
0
109
91
11
9
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm sáu biện pháp đề xuất
Qua tổng hợp các ý kiến cho thấy, đa số các cán bộ quản lý và giáo viên ủng hộ và tán
thành các biện pháp đề xuất. Điều đó chứng tỏ rằng các biện pháp quản lý hoạt động tự học của
học sinh THCS do tác giả đề xuất là có thể chấp nhận được.



Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
Nghiên cứu về các biện pháp quản lí hoạt động tự học của học sinh THCS là một đòi hỏi
cấp thiết hiện nay khi mà ngành giáo dục đang thực hiện chấn chỉnh kỉ cương, nền nếp dạy và
học. Thông qua việc phân tích kết quả nghiên cứu tại hai trường THCS Tân Lập và THCS Liên
Hồng, đề tài đưa ra một số kết luận sau:
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về tự học cho thấy, tự học được coi là hoạt động chính của
hoạt động học tập và cốt lõi của việc học là tự học. Tự học là cơ sở để cho mỗi người học có thể
học suốt đời, tự đào tạo bản thân. Quản lý hoạt động tự học của học sinh nhằm giúp học sinh tự
học một cách khoa học, hợp lý và đạt hiệu quả cao. Quản lý hoạt động tự học của học sinh cần
tập trung vào quản lý kế hoạch tự học, tổ chức cho học sinh tự học, chỉ đạo, kiểm tra- đánh giá
hoạt động tự học của học sinh.
Qua quá trình điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động tự học của học sinh và quản lý hoạt
động tự học của học sinh THCS chúng tôi nhận thấy những vấn đề sau:
- Thực trạng hoạt động tự học của học sinh THCS:
+ Về nhận thức: phần đông học sinh nhận thức được vai trò của hoạt động tự học đối với
kết quả học tập của bản thân. Bên cạnh đó, một bộ phận học sinh chưa có nhận thức tốt về vai trò
của tự học, nhất là yếu tố hình thành năng lực tự học suốt đời.
+ Về kế hoạch tự học: có hơn một nửa học sinh được hỏi có xây dựng và thực hiện đúng
theo thời gian biểu dành cho việc tự học; số còn lại thường tự học khi có thời gian rảnh rỗi, thậm
chí, một bộ phận học sinh không có thời gian biểu tự học; số khác có thời gian biểu tự học nhưng
lại không thực hiện đúng. Nhìn chung, học sinh học lực khá, giỏi dành thời gian tự học ở nhà
nhiều hơn so với học sinh có học lực trung bình, yếu.
+Về nội dung tự học: các em chủ yếu là làm các bài tập về nhà mà thầy cô giáo giao cho
hoặc chuẩn bị cho bài học mới hoặc học các phần lý thuyết và bài tập mà giáo viên sẽ kiểm tra.
Việc dành thời gian tự học cho các môn học yêu thích nhằm phát huy năng lực của bản thân thì
chưa được học sinh quan tâm thực hiện nhiều.



+ Về hình thức tự học: phần đông có hình thức tự học, tự suy nghĩ và tìm hiểu tài liệu để trả
lời câu hỏi và làm bài tập mà giáo viên giao cho; một hình thức tự học khác là các em học sinh
học theo nhóm rồi trình bày lại để giáo viên đánh giá; còn một bộ phận không nhỏ học sinh thay
vì tự học thì các em đi học thêm và coi đó là cách để thực hiện các yêu cầu của giáo viên hoặc
bồi dưỡng thêm kiến thức.
+Về kiểm tra hoạt động tự học: Học sinh tự học ở nhà chủ yếu là do bố mẹ, anh chị của
học sinh thực hiện kiểm tra, thường thì họ chỉ biết đôn đốc, nhắc nhở các em học tập còn nội
dung học tập như thế nào thì nhiều người không biết. Vai trò của giáo viên trong kiểm tra-đánh
giá hoạt động tự học của học sinh còn nhiều hạn chế.
- Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS
+ Về quản lí kế hoạch học tập của học sinh: có hơn 60% giáo viên được hỏi cho biết tham
gia hướng dẫn học sinh lập thời gian biểu tự học ngoài giờ lên lớp với các hình thức hướng dẫn
trực tiếp học sinh lập kế hoạch tự học hoặc học sinh lập kế hoạch rồi giáo viên góp ý .
+ Về tổ chức thực hiện kế hoạch tự học cho học sinh, chủ yếu là HS tự học có sự hướng
dẫn của giáo viên; các hình thức khác như học sinh tự học theo nhóm có sự hướng dẫn của giáo
viên và học sinh tổ chức các buổi thảo luận theo chuyên đề có giáo viên tham dự chưa được thực
hiện nhiều.
+ Về kiểm tra- đánh giá hoạt động tự học của học sinh: Giáo viên trực tiếp kiểm tra hoạt
động tự học của học sinh thông qua bản kế hoạch tự học hàng tuần của học sinh, qua kết quả
hoàn thành nhiệm vụ của học sinh mà giáo viên giao cho học sinh, qua kết quả kiểm tra định
kỳ Chưa thấy giáo viên phát huy vai trò của đội ngũ cán sự lớp, vai trò của đội đoàn hỗ trợ giáo
viên trong việc kiểm tra- đánh giá hoạt động tự học của học sinh.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng tự học và quản lí hoạt động tự học
của học sinh các trường THCS huyện Đan Phượng - Hà Nội, chúng tôi đề 6 biện pháp quản lý
hoạt động tự học của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tự học của học sinh
các trường THCS huyện Đan Phượng gồm: Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò
của tự học và rèn luyện ý thức tự giác trong việc tự học của học sinh; Quản lý kế hoạch tự học
của học sinh; Quản lý nội dung tự học của học sinh; Quản lý các hình thức tự học của học sinh;



Tăng cường kiểm tra-đánh giá hoạt động tự học của học sinh; Tạo môi trường và điều kiện thuận
lợi thằm đáp ứng hoạt động tự học của học sinh. Sau khi đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động
tự học của học sinh trường THCS, chúng tôi tổ chức khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả là đa số cán bộ quản lí và giáo viên ủng hộ và tán
thành các biện pháp nêu ra. Điều đó chứng tỏ rằng, các biện pháp do tác giả đề xuất là cần thiết
và có tính khả thi. Song những biện pháp này cần được thực hiện một cách linh hoạt, tùy thuộc
vào điều kiện cụ thể của từng trường học nhằm đem lại hiệu quả cao trong quản lý hoạt động tự
học của học sinh.
Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được giải quyết, mục đích nghiên cứu của
đề tài đã đạt được; đề tài có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rõ rệt.
2. Khuyến nghị
Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THCS huyện Đan
Phượng, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với trường THCS
- Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo đưa vấn đề quản lí hoạt động tự học của học sinh
thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên ngay từ đầu năm học.
- Giáo viên tăng cường đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học
sinh phát huy khả năng tự học; hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học, tự tìm hiểu tài liệu.
- Tổ chức định kì các buổi chia sẻ kinh nghiệm giữa các giáo viên và giữa các học sinh với
nhau về quản lí hoạt động tự học và thực hiện hoạt động tự học thông qua hình thức câu lạc bộ,
góc học tập.
- Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong trong việc kiểm
tra, giám sát hoạt động tự học của học sinh.
- Phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trong quản lý hoạt động
tự học của học sinh.


- Tổ chức dạy thêm, học thêm theo quy định của ngành giáo dục một cách khoa học, hợp lý
và đem lại hiệu quả thiết thực cho học sinh.
2.2. Đối với gia đình

- Cha mẹ cần động viên, kiểm tra hoạt động tự học của con thông qua thời gian biểu tự học;
tạo điều kiện cho con có thời gian tự học ở nhà.
- Cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên để hỗ trợ và kiểm tra hoạt động tự học của
các em học sinh.
2.3. Đối với các tổ chức xã hội
Cần tăng cường phối hợp các đoàn thể cơ sở như: Hội khuyến học, Đoàn Thanh niên
nhằm giúp học sinh có điều kiện tự học nâng cao kiến thức thông qua một số hình thức phòng
đọc sách cộng đồng, các hoạt động khen thưởng học sinh học tốt cũng sẽ có tác dụng động viên
các em cố gắng học tập tốt hơn.

References
1. Bộ GDĐT (2007). Điều lệ Trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học.(Ban hành
kốm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giỏo dục
và Đào tạo.
2. Bộ GDĐT, Hội khuyến học Việt Nam ( 2003). Dự thảo đề án: Xây dựng xã hội học tập ở
Việt Nam.
3. Bộ GDĐT ( 2007). Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS - Môn Tiếng Anh , Nxb
giáo dục.
4. Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả (1999). Khoa học tổ chức và quản lý-một số vấn đề lý
luận và thực tiễn . Nxb thống kê Hà Nội.
5. Lê Khánh Bằng (1994). Phương pháp tự học. Nxb Giáo dục, Hà nội.
6. Lê Khánh Bằng (2001). Học cách học trong thời đại ngày nay. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Duy Cầu (1999). Tôi tự học. Nxb Thanh Niên, Hà Nội.


8. Nguyễn Quốc Chí (2004).Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục, tài liệu dành cho học viên
cao học quản lý giáo dục. Khoa sư phạm -Đại học quốc gia Hà nội.
9. Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996-2004). Cơ sở khoa học quản lý, tài liệu
dành cho học viên cao học quản lý giáo dục, Khoa sư phạm Đại học quốc gia Hà nội.
10. Chính phủ nước CH XHCN Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-

2010. Phê duyệt ngày 28/12/2001.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996). Nghị quyết Trung ương 2, Khoá VIII.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006). Văn kiện Đại hội Đảng X, Nxb Chính trị Quốc Gia. Hà
Nội
13. Vũ Cao Đàm (2005). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Đạo (1999). Tự học là kinh nghiệm suốt cả đời của mỗi con người. Tự học, tự
đào tạo – tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Đỗ Ngọc Đạt (1997). Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học. NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Minh Hạc- Lê Đức Phúc (chủ biên) (2004). Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách-
NXB Chính trị quốc gia, Hà nội.
17. Trần Thị Minh Hằng (2003). Một số yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học của SV cao đẳng sư
phạm, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Đại học SPHN.
18. Trần Bá Hoành (1998). Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học, giáo dục và
đào tạo, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 7.
19. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1998). Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Nxb Giáo
dục, Hà nội.
20. Đặng Thành Hưng (1998). Học tập và tự học: Nhu cầu thiết yếu để phát triển toàn diện
con người trong điều kiện xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Kỷ yếu hội thảo cơ sở khoa
học của sự phát triển toàn diện con người - Thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tp. HCM
21. Trần Kiểm (1997).Quản lý giáo dục quản lý nhà trường-Viện KHGD, Hà Nội.
22. Trần Kiểm (2006). Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục. Nxb Đại Học Sư Phạm, Hà
nội.
23. Trần Kiều (Chủ biên) (1997). Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở.
Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

×