100 DANH NGÔN VỀ GIÁO DỤC
1. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm
người và để tự khẳng định mình.
UNESCO
2.Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Gớt-tơ
3. Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Sếch-xpia
4.Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người
ngu học được ở người khôn.
Xen-xô
5.Kẻ không biết mà không biết mình không biết, hắn là thằng
điên.
A.Pô-tơ
6.Hãy tự biết mình.
Xô-cơ-rát
7.Thà không biết gì còn hơn là biết nhiều thứ nửa vời.
Nít-xơ
8.Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ
nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
H.Bal-lau
9.Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
J.Hơ-uốt
10.Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
C.D.Pa-nát
11.Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại
bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
W.Rô-gơ
12.Có những người cao quý do việc học hơn là thiên nhiên.
Xi-xê-rô
13.Giáo dục là một điều đáng kính trọng, nhưng nên nhớ rằng
đôi khi những điều được dạy là những cái không đáng biết.
Uyn-đơ
14.Ba nền tảng của học vấn là: nhận xét nhiều,từng trải nhiều
và học tập nhiều.
Ca-tơ-ran
15.Những gì được dạy ở các trường học không phải là giáo dục
mà chỉ là phương tiện của giáo dục.
Ê-mê-sơn
16.Một người muốn dạy dỗ kẻ khác thì trước hết phải tự điều
khiển được mình.
Bất-hơ
17.Người thầy giáo dạy học trò và cũng được học trò dạy lại
nhìều điều.
Ê-pic-tơ
18.Người thầy giáo thông minh luôn nghĩ rằng học trò thông
minh, người thầy ngu dốt luôn nghĩ rằng học trò ngu dốt.
Na-ga-giu-na
19.Không có môn học nào buồn tẻ, mà chỉ có những người
thầy buồn tẻ.
Lốc-cơ
20.Giáo dục học trò khác với chia kẹo cho tre con.
Săm-pho
21.Điều nực cười nhất là ai đó cứ tưởng giáo dục giống như
một trò chơi rao bán những chân lí nhất thành bất biến.
Gra-si-an
22.Người thầy hoàn hảo là người thầy biết rõ những chỗ chưa
hoàn hảo của mình.
Ô-gu-stanh
23.Giáo dục là công cụ biến con số không của lcịh sử thành
một tượng đài nhân văn giàu cảm xúc.
An-tô-min
24.Người ta có thể không có nhu cầu thưởng thức thi ca, nhạc
hoạ ;nhưng một khi đã không có nhu cầu hiểu biết thì không
nên bàn chuyện đúng, sai.
Plu-tác
25.Muốn giáo dục có kết quả, xét cho cùng, cần phải trả lời
được câu hỏi:Ai giáo dục ai?
Tun-li
26.Trở nên thấp kém hơn bản thân mình không phải là cái gì
khác ngoài sự ngu dốt, trở nên cao cả hơn bản thân mình
không phải là cái gì khác ngoài sự thông thái.
Xô-crát
27.Không phải thời gian mà sự giáo dục thích hợp và tự nhiên
sẽ dạy dỗ trí tuệ.
Đê-mô-crít
28.Giáo dục là nguồn dự trữ lớn nhất cho tuổi già.
A-ri-xtốt
29.Giáo dục là một kiểu sinh đẻ.
Lích-ten-béc
30. Nền giáo dục tốt nhất là biến học trò thành dân của một
dân tốcco tổ chức tốt nhất.
Hê-ghen
31.Người học trò hay nhất của tôi là người không bao giờ đồng
ý với tôi.
Le-mây-trơ
32.Mỗi người đều phải nhận hai thứ giáo dục: một thứ do
người khác truyền lại,một thứ do chính mình tạo nên.
Gíp-bông
33.Dốt nát là đêm tối của tâm hồn.
Xi-xê-rông
34.Thật vô cùng may mắn cho ai được học cách học.
Mê-na-đrơ
35. Người giáo viên bình thường mang chân lí đến cho trò,
người giáo viên giỏi biết dạy học trò đi tìm chân lí.
Đi-xtéc-véc
36.Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo
dục một người đàn bà được một gia đình. Giáo dục một người
thầy đươc cả một xã hội.
Ta-go
37.Giáo dục là một nghệ thuật làm cho con người trở thành
những người có đạo đức.
Hê-ghen
38.Nhà giáo dục cảm thấy mình là một mắt xích sinh động
giữa quá khứ và tương lai Sự nghiệp của họ bình dị nhuưg là
môth trong những sự nghiệp vĩ đại nhất của lịch sử.
U-sin-xki
39.Sau bánh mì, giáo dục là nhu cầu đầu tiên của một dân tộc.
La-xơ-xphu-cô
40.Tất cả trẻ con đều bịt tai trước những lời khuyên răn dạy
bảo của bạn, nhuưg chúng sẽ mở mắt thật to xem bạn làm gì.
Ta-lét.
41.Tri thức chỉ là tri thức khi nó có sự nỗ lực suy nghĩ của
người học, chứ nó không phải là trí nhớ.
L.Tôn-xtôi
42.Dạy học không phải chỉ là một nghề kiếm sống thuần tuý,
nó đòi hỏi những hi sinh thầm lặng vô bờ bến.
Xu-khô-lôm-xki
43.Người thầy giáo nào cũng vừa làm thầy của học trò, vừa
làm trò của những người đã dạy dỗ mình
Ma-ka-ren-kô
44.Quên kiến thức thì có thể bị điểm kém, nhuưg còn cơ hội
giành điểm tốt.Quên bạn thì có thể trở thành kẻ ích kỉ, nhưng
vẫn có cơ may sửa chữa lỗi lầm.Quên thầy thì không còn lí do
gì khiến con người có thể chùn tay trước tội ác.
M.Go-rơ-ki
45.Có nhiều tiền cũng là hạnh phúc.Có tiếng tăm càng hạnh
phúc hơn.Nhưng có nhiều học trò cũ nhớ đến mình thì niềm
hạnh phúc ấy mới là vô giá.
S.Bally
46.Thầy giáo không chỉ là người dạy học trò cách viết chính
tả,mà còn phải dạy học trò cách viết hoa hai chữ "con người".
A.Sê-sê-hai-rơ
47.Càng tôn trọng con người bao nhiêu, càng yêu cầu con
người cao bấy nhiêu.
Ma-ka-ren-kô
48.Giáo dục đạo đức mà không trở thành thói quen chẳng khác
gì xây lâu đài trên cát.
Ma-ka-ren-kô
49.Dạy học tức là học hai lần.
G.Giu-be
50.Về thực chất, con người bắt đầu già khi mất năng lực học
tập.
A-Gráp
51.Người học trò mà không định vượt thầy thì thật đáng
thương.
Lê-ô-na
52.Hiều biết và chỉ có hiểu biết mới làm cho con người tự do và
đem lại cho con người sự vĩ đại.
D.Đi-đo-rô
53.Giáo dục con người là đào luyện cho họ có thể đối đầu với
mọi hoàn cảnh.
C.H.Ri-vê
54.Dạy học trò mà không khơi dậy cho họ khát vọng ham hiểu
biết thì chỉ là việc đập búa lên sắt nguội mà thôi.
Hô-ra-xơ-man
55.Tiêu chuẩn đánh giá con người là khát vọng vươn tới sự
hoàn chỉnh.
W.Gớt
56.Thiên tài gồm một phần trăm cảm hứng và chín mươi phần
trăm mồ hôi.
T.E đi-xơn
57.Gieo hành vi, bạn sẽ gặt thói quen, gieo thói quen, bạn sẽ
gặt tính cách, gieo tính cách, bạn sẽ gặt số phận.
V.Téc-ke-rây
58.Trẻ em khóc chào đời giống nhau ở khắp mọi nới. Khi lớn
lên, chúng có thói quen khác nhau. Đó là do kết qủa của giáo
dục.
Tuân Tử
59.Đạo học không có đường tắt.
Nguyễn Siêu
60.Giáo dục cũng phải có nhiều phương pháp(Giáo diệc đa
thuật hĩ)
Mạnh Tử
61.Giáo dục không phân biệt các thứ hạng người khác nhau.
(Hữu giáo vô loại)
Khổng Tử
62.Người không bao giờ đặt câu hỏi:"Tại sao? Như thế nào? "
là người không thể giáo dục được (Bất viết "như ti hà, như tri
hà" giả, ngô mạt như tri hà dã dĩ hĩ)
Khổng Tử
63.Con người tuy có đạo lí, nhưng cứ ăn no mặc ấm và rong
chơi mãi mà không được giáo dục thì cũng gần như loài cầm
thú (Nhân chi hữu đạo dã, bão thực noãn y, dật cư nhi vo giáo,
tắc cận như cầm thú)
Mạnh Tử
64.Chỗ mà con người khác với loài cầm thứ thật mong manh
(Nhân chi sở dĩ dị ư cầm thú giả cơ hi)
Mạnh Tử
65.Sau khi làm xong các công việc xã hội thf hãy học văn(đọc
sách) (Hành hữu dư lạc, tắc dĩ học văn)
Khổng Tử
66.học khẩn trương như sợ không kịp với thời gian(lạc hậu) và
còn sợ cả sự rơi rụng, mất mát nữa (Học như bất cập, do
khủng bất chi)
Khổng Tử
67. Phấn khởi nhờ học Kinh Thi, biết cư xử đẻ tồn tại trong xã
hội là nhờ KInh Lễ, thành đạt trọn vẹn là nhờ Kinh Nhạc(Hưng
ư Thi, lập ư Lễ, thành ư Nhạc)
Khổng Tử
68.Kẻ ham học sẽ có trí tụê, kẻ sau mê thực hành sẽ nên
người, kẻ biết hổ then sẽ có dũng khí(Hiếu học cận hồ tri, lực
hành cận hồ nhân, tri sỉ cận hồ dũng).
Trung Dung
69.Người chê ta mà chê đúng tức là thầy ta, người khen ta mà
khen đúng tức là bạn ta, còn người nịnh hót ta chính là kẻ thù
của ta đó (Cố phi ngã nhi đáng giả, ngô sư dã; thị ngã nhi
đáng giả, ngô hữu dã; xiểm du ngã giả, ngô tạc dã)
Tuân Tử
70.Người ta có ba cái biết: sinh ra đã biết, học mà biết và rơi
vào cảnh khốn cùng cũng sẽ biết (Nhân hữu tam tri ư dã : sinh
nhi tri, học nhi tri, khốn nhi tri)
Tuân Tử
71.Người biết một vấn đề nào đó không bằng người yêu thích
nó, người yêu thích nó, người yêu thích nó không bằng người
say mê nó (Tri chi giả bất hiếu chi giả, hiếu chi giả bất như lạc
chi giả)
Khổng Tử
72.Biết thì nói là biết, không biết nói là không biết, như vậy
tức là người hiểu biết (Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri
dã)
Khổng Tử
73.Biết mình dốt nát mà có thể không lo lắng được ư? Biết
mình học nhưng không hành mà có thể yên tâm được ư? (Tri
nhi bất học, khả dĩ vô ưu dư? Học nhi bất hành, khả dĩ vô ưu
dư)
Hân Anh
74.Có đi học mới biết mình còn kém cỏi, có lam thầy mới biết
mình còn nông cạn (Học nhiên hâu tri bất lúc, giáo nhiên hâu
tri khốn)
Lễ kí
75.Giáo dục chính là cách làm cho con người phát huy được ưu
điếm và sửa chữa được sai lầm (Giáo dã giả, trưởng thiện nhi
cứu kì thất giả dã)
Lẽ kí
76.Hiểu qua lời giảng của thầy là có hạn, hiểu biết do tự học là
vô hạn (Giảng chi công hữu hạn, tập chi công vô dĩ)
Nhan Uyên
77.Học là gì? Học là hiểu rộng, hỏi cặn kẽ, suy nghĩ kĩ, phân
biệt rõ ràng, thực hành kịp thời (Học như hà? Bác học chi,
thẩm vấn chi, thận tư chi, minh biện chi, đốc hành chi)
Trung dung
78. Người khác học một lần, ta học trăm lần, người khác học
mười lần, ta học ngàn lần; như thế dù là người kém cỏi cũng
phải tiến bộ (Nhân thất năng chi, kỉ bách chi, nhân thập năng
chi, kỉ thiên chi; tuy nhu tất cường)
79.Bắn trăm phát, trượt một phát, không thể gọi là thiện xạ:
người học thấy khó mà bỏ giữa chừng, không thể gọi là có chí
(Bách phát, thất nhất, bất túc vị thiện xạ, học dã giả, cố
học nhất chi dã)
Tuân Tử
80. Học cái cơ bản sẽ nắm được các tiểu tiết, không có ai sa
vào tiểu tiết mà có thể nắm được cái căn bản (Đắc kì đại giả
khả dĩ kiêm kì tiểu, vị hữu học kì tiểu nhi năng chi kì đại giả
dã)
Âu Dương Tu
81.Cùng một vấn đề mà người khác không thấy gì, nhưng ta
phát hiện điều cần hỏi, đó mới là học tập tiến bộ (Ư bất nghi
xứ hữu nghi, phương thị tiến hĩ )
Trương Tái
82.Nếu biết dốt nát là khuyết tật thì sẽ coi tri thức là sự hoàn
thiện (Dĩ bất tri vi khiếm, tác dĩ tri vi thái)
Lục Cửu Uyên
83.Học mà không suy nghĩ thì hiểu biết hời hợt chỉ nghĩ (vẩn
vơ) mà không chịu học thì đầu có trống rỗng mông lung (Học
nhi bất tư tắc võng tư nhi bất học tắc đãi )
Khổng Tử
84.Ngọc không mài giũa không thành vật báu, người không
học không hiểu đạo lí (Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất
học bất tri lí)
Lễ kí
85.Cái đích lớn lao của sự học không gì khác hơn là tìm lại cái
tâm đã mất (Học vấn chi đạo vô tha, cầu kì phóng tâm nhi dĩ
hĩ)
Mạnh Tử
86.Đời ta thì cso hạn mà sự hiểu biết thì vô hạn (Ngã sinh dã
hữu nhai, nhi tri dã vô nhai)
Trang Tử
87.Người bỏ học giữa chừng giống như bù nhìn, lay thì rung
rinh, buông tay ra thì cứng đờ (Học giả hữu tức thì, mất như
mộc ngẫu, nhân khiên súc tắc động, xả chi tắc tức )
Trương Hoành Cừ
88.Người hiếu học dẫ chết vẫn như còn. Người không học nếu
có sống chẳng qua cũng chỉ là thây đi thịt chạy mà thôi (Hiếu
học tuy tử nhược tổn. Bất học giả hành thi tâủ nhục nhĩ )
Nhiễm Mạt
89.Mỗĩ ngày biết thêm nhiều điều mình chưa biết, mỗi tháng
chẳng quên những điều mình đã biết, như vậy mới đáng gọi là
người ham học (Nhật tri kì sở vô, nguỵệt vô vong kì sở năng,
khả vi hiếu học giả dĩ hĩ)
Tử Hạ
90.Người không hiểu biết việc xưa nay (lịch sử và hiện tại) thì
chẳng khác gì ngựa trâu mà mặc áo vậy (Nhân bất thông cổ
kim, mã ngưu nhi khâm cư)
Hân Văn Công
91.Cong người không thể không biết xấu hổ , khi đã biết xấu
hổ tức là (cái điều sai trái) không còn đáng xáu hổ nữa (Nhân
bất khả dĩ vô sỉ, vô sỉ chi sỉ, vô sỉ hĩ)
Mạnh Tử
92.Ba người cùng đi, chắc chắn có một người đáng là thầy ta
(Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên)
Khổng Tử
93.Tai hoạ của con người là ở chỗ thích làm thầy người khác
(Nhân chi hoại tại hiếu vi nhân sư)
94.Người quân tử học văn để mở rộng kiến thức, học lễ để tự
kiếm chế mình cho đúng mực (Quân tử bác học ư vân, ước chi
di lễ)
Khổng Tử
95.Học không biết chán là người trí( Học bất yếm trí dã)
Mạnh Tử
96.Người ta sinh ra vốn giống nhau, nhưng do nhiễm những
thói quen khác nhau mà thành ra khác nhau ( Tính tương cận
dã, tập tương viễn dã)
Khổng Tử
97.Ai đọc sách mà không biết được nhiều hơn những điều viết
trong sách thì người đó mới sử dụng sách có một nửa.
G.Lét-xinh
98.Người mù chữ của thế kỉ XXI không phải là người không
biết đọc, mà là người không biết cách đọc.
Khuyết danh
99.Tin sách một cách mù quáng, máy móc thì coi như chẳng
đọc gì cả (Tận tín thư bất như vô thư)
Mạnh Tử
100.Người đi học xem sách , mỗi lần xem lại hiểu ra một điều
mới mẻ, đó chính là sự tiến bộ đấy (Học giả quan thư, mỗi kiến
mỗi tri tân ý đắc, học tiến hĩ )
Trương Tái
101.Cứ tưởng đọc sách là đã hiểu biết hết, đến khi vấp ngã
trong đời mới biết là chưa đủ (Đọc thư vị dĩ đa, phủ sự tri bất
túc )
Vương An Thạch