Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Hướng dẫn học sinh trung học phổ thông xác định chủ đề tư tưởng qua việc phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm hai đứa trẻ của thạch lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.9 KB, 23 trang )

Hướng dẫn học sinh trung học phổ thông xác định
chủ đề tư tưởng qua việc phát hiện, phân tích, bình
giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học
tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam

Nguyễn Thị Lơ

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông phát hiện, phân tích, bình giá biểu
tượng bóng tối và ánh sáng trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”. Thiết kế dạy học tác phẩm “Hai
đứa trẻ” theo hướng nhấn mạnh vai trò, tác dụng của biểu tượng bóng tối và ánh sáng
trong việc bộc lộ chủ đề tư tưởng tác phẩm.

Keywords: Giáo dục; Giáo dục trung học; Phương pháp giảng dạy; Ngữ văn


Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chủ đề tư tưởng
Chủ đề tư tưởng có vị trí rất quan trọng trong tác phẩm, góp phần làm nên giá trị của tác
phẩm. Đặc biệt là các tác phẩm được chọn trong chương trình sách giáo khoa, để đáp ứng yêu cầu
về giáo dục thì tính tư tưởng của tác phẩm rất được các nhà biên soạn chú ý. Trong bối cảnh mà
đạo đức của học sinh có nhiều vấn đề đáng quan tâm, lo ngại như hiện nay thì việc giáo dục h-
ướng học sinh tới chân, thiện, mĩ là một trách nhiệm lớn của giáo dục, cũng như đối với môn Ngữ
văn. Tác phẩm được lựa chọn vào giảng dạy trong chương trình phải chứa đựng những chủ đề tư
tưởng lớn. Vì vậy việc chọn lựa tác phẩm và phương pháp giảng dạy của giáo viên phải hướng tới


bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh.
1.2. Biểu tượng nghệ thuật
Ngay từ buổi đầu tiên khi con người muốn biểu thị thông tin, gửi gắm “thông điệp” của
mình cho người khác hay cho thế hệ sau thì họ đã biết vạch lên vách đá, lên đất sét những hình
ảnh, kí hiệu. Người đời sau coi những hình ảnh, kí hiệu ấy là những biểu tượng đầu tiên của loài
người. Qua thời gian biểu tượng càng được mở rộng và yêu cầu của cái được gọi là biểu tượng
cũng khắt khe hơn. Biểu tượng không còn là khái niệm của đời sống mà đã đi vào văn chương
nghệ thuật. Những đọc giả, những nhà nghiên cứu và các giáo viên khi tiếp xúc với tác phẩm nếu
được sự dẫn đường của biểu tượng nghệ thuật sẽ cảm nhận dễ dàng và sâu sắc chủ đề tư tưởng
của tác phẩm. Nhờ vậy việc chuyển tải nội dung bài học đến với học sinh cũng có nhiều thuận lợi
hơn.
1.3. Thạch Lam và tác phẩm “Hai đứa trẻ”
Thạch Lam là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam. Văn Thạch Lam không tạo lên một
cơn sốt với độc giả bởi những câu chuyện tình yêu mùi mẫn hay những cốt truyện gay cấn, giàu
kịch tính mà tác phẩm của Thạch Lam cứ nhẹ nhàng, giàu cảm xúc và chất thơ đã thấm dần thấm
dần vào lòng người đọc, không dễ gì có thể lãng quên.
Tác phẩm “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Đây là
một tác phẩm chứa đựng nhiều giá trị nên đã có rất nhiều bài nghiên cứu. Tuy nhiên đối với tác
phẩm này còn nhiều vấn đề về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật chưa được chú ý khai
thác, đánh giá đúng mức. Vì vậy khi nghiên cứu về Thạch Lam tôi xin đưa ra một hướng mới để
có thể tìm hiểu tác phẩm đầy đủ hơn, toàn diện hơn.
1.4. Hứng thú của giáo viên
Tôi là một giáo viên đứng lớp đã được một số năm và đã giảng dạy tác phẩm “Hai đứa
trẻ” nhiều lần. Qua quá trình giảng dạy tôi chưa thực sự thấy toại nguyện với nội dung giảng dạy
và phương pháp giảng dạy bấy lâu của mình đối với tác phẩm. Với mong muốn được dạy tốt hơn,
nâng cao hiệu quả giảng dạy vì vậy tôi đề xuất đề tài “Hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông
xác định chủ đề tư tưởng thông qua việc phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng tối và ánh
sáng trong dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam”. Đề tài góp phần đi sâu vào biểu tượng
nghệ thuật cũng như nội dung cần tìm hiểu, phân tích, đánh giá giúp cho việc dạy tác phẩm phong
phú, đầy đủ hơn theo đúng giá trị vốn có của nó.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ trước đến nay có rất nhiều bài nghiên cứu về Thạch Lam và tác phẩm của Thạch Lam
và có thể gộm vào hai hóm vấn đề: Thạch Lam con người và văn chương và tác phẩm “ Hai đứa
trẻ”. Các tác giả đã tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời, con người, những yếu tố như quê hương, trào
lưu văn học… đã ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác của Thạch Lam. Và những bài viết đi sâu
đánh giá trên cả hai phương diện nội dung, nghệ thuật trong các sáng tác của Thạch Lam. Với tác
phẩm “Hai đứa trẻ”, các tác giả đã đi vào tìm hiểu những sáng tạo về nghệ thuật cũng như những
thành công về nội dung của tác phẩm. Tác phẩm này có thể nói là đã được khai thác tìm hiểu khá
kĩ lưỡng trên nhiều phương diện.
Riêng với vấn đề khai thác chi tiết nghệ thuật “ánh sáng và bóng tối” trong tác phẩm “Hai
đứa trẻ” của Thạch Lam, Tiến sĩ Hoàng Thị Huế – Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Huế đã có
bài viết “ Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ”. Trong
bài viết của mình tiến sĩ đã tìm hiểu nhiều phương diện của ánh ánh và bóng tối và đưa ra một cái
nhìn khái quát nhất về nghệ thuật sử dụng “ánh sáng và bóng tối” trong hai tác phẩm. Tuy nhiên
tác giả chưa có điều kiện tìm hiểu chi tiết, cụ thể, kĩ lưỡng về hai biểu tượng ánh sáng và bóng tối
trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Như vậy, có thể khẳng định số lượng bài viết, bài nghiên cứu về Thạch Lam và văn
chương của Thạch Lam rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt với tác phẩm “Hai đứa trẻ” các nhà
nghiên cứu đã đưa ra những công trình rất có giá trị. Tuy nhiên các bài nghiên cứu mới đưa ra
những cái nhìn chung, khái quát hoặc đề cập đến các phương diện khác của nội dung như chủ
nghĩa nhân đạo, hiện thực, nhân sinh …và nghệ thuật như ngôn ngữ, nhân vật, kết cấu, chất trữ
tình … Vì vậy trong đề tài của mình tôi muốn đi sâu, tìm hiểu về biểu tượng bóng tối và ánh sáng
trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng
tối và ánh sáng trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” .
- Thiết kế dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ” theo hướng nhấn mạnh vai trò, tác dụng của biểu t-
ượng bóng tối và ánh sáng trong việc bộc lộ chủ đề tư tưởng tác phẩm.
4. Đóng góp của luận văn
- Thấy được vai trò, tác dụng của biểu tượng nghệ thuật trong việc phân tích, bình giá và

dạy học tác phẩm văn chương bên cạnh các yếu tố hình thức nghệ thuật khác.
- Thể nghiệm cách thức vận dụng biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm
“Hai đứa trẻ” để góp phần hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông xác định tư tưởng chủ đề
của tác phẩm.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa lí luận.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp phân tích số liệu thống kê.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn dược trình bày trong 3 chương
Chương 1: Tiền đề lí luận của đề tài
Chương 2: Biểu tượng bóng tối và ánh sáng và cách thức hướng dẫn học sinh Trung học
phổ thông xác định chủ đề tư tưởng của tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ”
Chương 1: TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật.
1.1.1.1. Khái niệm biểu tượng
Nguồn gốc từ biểu tượng (symbol) bắt nguồn từ tiếng Hy – Lạp, có nghĩa là đồng song
hành hay đồng tồn tại, giống như hai vật sánh kề nhau để xem “kẻ nào tám lạng – người nào nửa
cân”. Hay một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại. Hai bên mỗi bên giữ một phần,
chủ và khách, người cho vay và người đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay lâu dài…
Sau này lắp ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối dây thân tình xưa, món nợ cũ, tình bạn
ngày trước. Biểu tượng chia ra và kết lại với nhau, nó chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp, nó gợi
lên ý một cộng đồng đã bị chia tách và có thể tái hình thành.
Trong triết học và tâm lí học, biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức
của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác
động của sự vật vào các giác quan của ta đã chấm dứt.
Theo tác giả Nguyễn Duy Lẫm, biểu tượng là một hình thức tín hiệu có nội hàm phong

phú. Nó có thể bao gồm các hình tượng cụ thể hoặc những hình tượng mang hàm nghĩa trìu tượng
và đều mang ý nghĩa xã hội sâu sắc: “ Biểu tượng là hình tượng ẩn dụ mang sức mạnh của tâm
thức, thường được bảo tồn lâu bền trong kí ức con người”.
Tác giả C G Jung: “Biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh ngay cả khi
chúng ta quen thuộc trong đời sống hằng ngày vẫn chứa đựng mối quan hệ liên can, cộng thêm
vào đó cái ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng. Trong biểu tượng có bao hàm một điều gì đó
mơ hồ, chưa biết hay bị che giấu đối với chúng ta”.
Trong cuốn “ Cẩm nang Mỹ học – Nghệ thuật – Thơ ca – Phê bình” do tác giả Nguyễn Hoàng
Đức tuyển dịch (theo Bách khoa New Catholic - Nhà xuất bản Văn hoá nghệ thuật) đã quan niệm:
“Biểu tượng là cái chất trên vai một trọng trách – qua đó chúng ta tìm thấy một hình thù – cái chứa
đựng một sức văng vô giới hạn hay một tiềm năng tự siêu vượt khỏi thân hình”.
Như vậy các tác giả đều có một quan niệm thống nhất về biểu tượng. “Biểu tượng là
những hình ảnh sự vật cụ thể cảm tính bao hàm trong nó nhiều ý nghĩa, gây được ấn tượng sâu
sắc với người đọc. Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau”.
1.1.1.2. Khái niệm biểu tượng nghệ thuật
Biểu tượng nghệ thuật được coi là kí hiệu thẩm mĩ đa nghĩa, bao gồm cái biểu đạt và cái
được biểu đạt. Nó chính là sự mã hoá cảm xúc, ý tưởng của tác giả. Biểu tượng nghệ thuật gắn
liền với những sáng tạo về nghệ thuật và thường hướng tới chân, thiện, mĩ Thể hiện quan điểm
thẩm mĩ về cái đẹp, cái cao cả của tác giả.
1.1.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật
1.1.2.1. Sự giống nhau giữa biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật
Giữa biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật đều có tính hai mặt. Nó luôn bao gồm cái biểu
đạt và cái được biểu đạt.
Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là mối quan hệ có lí do. Hay nói như tác giả
cuốn “ Biểu tượng văn hoá thế giới” : “Biểu tượng có sự đồng nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu
đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức”. Mối quan hệ này là một sự gắn bó rất mật thiết.
1.1.2.2. Sự khác nhau giữa biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật
Biểu tượng có xu hướng được bổ sung ý nghĩa. Tuy nhiên, dù được bổ sung ý nghĩa nhưng
sau một thời gian thì ý nghĩa đó trở nên cố định.
Biểu tượng nghệ thuật cũng luôn luôn có xu hướng tái sinh về mặt ý nghĩa, không chỉ cả

trong sáng tác mà còn cả trong tiếp nhận. Cái biểu đạt có thể vẫn giữ nguyên nhưng ý nghĩa của
nó luôn được bổ sung.
Biểu tượng luôn hướng đến những ý nghĩa chung, khái quát. Như trên đã nói nó thường
hướng đến một ý nghĩa cố định sau một thời gian phát triển. Nhưng biểu tượng nghệ thuật lại đa
dạng, phong phú, luôn phát triển sinh động điều này tuỳ thuộc vào văn cảnh tác phẩm.
1.1.3. Biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương
Biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương không tách rời chỉnh thể tác phẩm, nó
liên quan tới mọi yếu tố trong tác phẩm. Nó là yếu tố trung tâm.
Có rất nhiều tác giả đã tạo nên được một phong cách nghệ thuật riêng của mình nhờ có
những sáng tạo biểu tượng nghệ thuật độc đáo.
Cùng một biểu tượng nghệ thuật ở mỗi tác giả khác nhau có thể có những ý nghĩa khác
nhau. Sự lí giải biểu tượng tuỳ thuộc vào quan niệm và tư tưởng của mỗi tác giả.
Cùng một nội dung biểu đạt đó nhưng ở mỗi tác giả có thể có những hình thức biểu
tượng nghệ thuật khác nhau.
1.1.4. Mối quan hệ giữa biểu tượng nghệ thuật với không gian nghệ thuật và thời gian nghệ
thuật, với ý đồ sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn
1.1.4.1. Mối quan hệ giữa biểu tượng nghệ thuật với không gian nghệ thuật và thời gian nghệ
thuật
Thời gian nghệ thuật vừa phản ánh thời gian tự nhiên nhưng mặt khác còn thể hiện hư cấu
tưởng tượng của tác giả. Tác giả dùng thời gian để biểu đạt những ý nghĩa nhất định, phục vụ cho
việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Vì vậy thời gian nghệ thuật trở thành biểu tượng nghệ
thuật.
Không gian nghệ thuật vừa phản ánh không gian địa lí, mặt khác thể hiện hư cấu tưởng
tượng, ý đồ sáng tạo của nhà văn. Nhà văn cũng dùng không gian nghệ thuật để biểu đạt những ý
nghĩa nhất định. Và không gian nghệ thuật cũng là một phương diện quan trọng trong bút pháp
nghệ thuật của nhà văn nên có những trường hợp nó đã trở thành biểu tượng nghệ thuật.
Không gian nghệ thuật cùng với thời gian nghệ thuật không chỉ là biểu tượng nghệ thuật mà
cũng có những tác phẩm không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật làm nền, là môi trường để
biểu tượng nghệ thuật phát sinh, tồn tại và phát triển.
1.1.4.2. Mối quan hệ giữa biểu tượng nghệ thuật với ý đồ sáng tạo và phong cách nghệ thuật của

nhà văn
Bất cứ một nhà văn nào cũng có phong cách nghệ thuật của riêng mình. Phong cách nghệ
thuật luôn liên quan chặt chẽ với ý đồ sáng tạo của nhà văn. Trong mối quan hệ với biểu tượng
nghệ thuật thì ý đồ sáng tạo và phong cách nghệ thuật chính là mũi tên chỉ hướng để nhà văn lựa
chọn biểu tượng nghệ thuật. Biểu tượng nghệ thuật ngược lại sẽ hoàn thiện phong cách nghệ thuật
và thực hiện ý đồ sáng tác cho nhà văn.
1.1.5. Cách thể hiện của biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương
Mỗi một loại hình nghệ thuật có một chất liệu riêng để xây dựng lên hình tượng: hội hoạ có
đường nét, màu sắc, điêu khắc có hình khối v. v.v. Văn chương nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm chất liệu
để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, bởi ngôn ngữ xuất hiện
đầu tiên trong cả hai quá trình : quá trình sáng tác và quá trình tiếp nhận.
Biểu tượng nghệ thuật cũng được xây dựng lên bằng ngôn ngữ. Cho nên muốn tìm hiểu
biểu tượng nghệ thuật người đọc phải thông qua ngôn ngữ để cảm thụ. Người nghệ sĩ lấy ngôn
ngữ để sáng tạo ra đứa con tinh thần của mình. Một trong những hình thức thể hiện rất tốt chủ đề
tư tưởng của tác giả là biểu tượng nghệ thuật. Vì biểu tượng nghệ thuật vừa có tính thẩm mĩ cao
và có ý nghĩa khái quát lớn. Và để xây dựng lên biểu tượng nghệ thuật tác giả có thể dùng hình
ảnh, chi tiết nghệ thuật Trong tác phẩm văn chương hình ảnh là hình thức biểu thị biểu tượng
nghệ thuật hiệu quả nhất.
1.2. Mối quan hệ giữa biểu tượng nghệ thuật trong việc xác định chủ đề tư tưởng của tác
phẩm văn chương
1.2.1. Vai trò của biểu tượng nghệ thuật trong việc xác định chủ đề tư tưởng của tác phẩm
văn chương
Biểu tượng có nhiệm vụ biểu hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
1.2.2. Chủ đề tư tưởng định hướng việc lựa chọn biểu tưởng nghệ thuật
Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn chương thì nội dung là
yếu tố quan trọng, quyết định. Chủ đề tư tưởng sẽ dẫn đường để nhà văn tìm ra những hình thức
nghệ thuật phù hợp. Trong đó biểu tượng nghệ thuật cũng phải là yếu tố đầu tiên phải phù hợp với
chủ đề. Biểu tượng nghệ thuật phải tập trung thể hiện được chủ đề thì mới được chọn làm biểu
tượng nghệ thuật cho tác phẩm.


Chương 2. BIỂU TƯỢNG BÓNG TỐI VÀ BIỂU TƯỢNG ÁNH SÁNG VÀ CÁCH THỨC
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG
CỦA TÁC PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM
2.1. Những dấu hiệu của biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng trong tác phẩm “Hai
đứa trẻ”
2.1.1. Những dấu hiệu của biểu tượng bóng tối
2.1.1.1. Phố huyện lúc chiều tà
Truyện ngắn bắt đầu bằng âm thanh của tiếng trống thu không gọi buổi chiều và hình ảnh
“Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng
trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Chiều đến nên “Trong cửa hàng hơi tối” còn cô
bé Liên “Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm vào tâm hồn
ngây thơ của chị”. Bóng tối không chỉ đến với không gian mà còn “ngập đầy dần” trong mắt của
nhân vật.
Thời điểm chiều tàn còn được đánh dấu bằng một hoạt động hết sức quen thuộc: chợ vãn.
Khung cảnh chợ vãn trên đất chỉ còn lại: “rác rưởi, vỏ bưởi, lá nhãn và lá mía”. Nhìn những sản
phẩm mà nó để lại đủ thấy sự nghèo nàn của phố huyện. Nhưng dù phố huyện có nghèo thì con
người vẫn gắn bó với nó bằng những tình cảm rất thiết tha, trìu mến. Liên vẫn cảm nhận thấy “cái
mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên
tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”.
Chiều tàn mọi hoạt động ban ngày kết thúc nhường chỗ cho hoạt động của những con
người trong đêm tối. Người đầu tiên là mẹ con chị Tí ngay lúc trời mới “nhá nhem tối” đã xuất
hiện. Ngày chị là “cò” đi mò cua bắt tép, tối lại là “vạc” đi bán hàng nước.
2.1.1.2. Phố huyện lúc về đêm.
Thời gian đã chuyển hoàn toàn sang đêm: “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như
nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối”. Trong không
khí ấy phải chăng con người cũng sẽ thấy lòng mình thanh tịnh hơn.
Đêm đến, bóng tối dần dần lấn lướt. Ban đầu chỉ là “Đường phố và các ngõ con dần chứa
đầy bóng tối”. Rồi đến “Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các
ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa.” Bóng tối đã bao trùm cả không gian phố huyện, nó dày đặc,
vây quanh con người. Hoạt động của con người trong không gian ấy cũng lặng lẽ như bóng tối.

2.1.1.3. Phố huyện khi chuyến tàu đêm đi qua
Chuyến tàu là hoạt động cuối cùng trong ngày của phố huyện. Tàu đi phố huyện mới thực
sự chìm sâu vào đêm tối. Mọi hoạt động đã kết thúc, không gian trở nên tĩnh mịch hơn. Tâm hồn
của cô bé Liên đa cảm cũng yên bình hơn.
2.1.2. Những dấu hiệu của biểu tượng ánh sáng
2.1.2.1. Ánh sáng từ thiên nhiên vũ trụ
Ánh sáng lúc chiều tà cũng rất đặc biệt: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám
mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Đó là chút rực rỡ, huy hoàng cuối cùng của ngày. Dường
như mặt trời cũng muốn thể hiện mình lần cuối trước khi nhường chỗ cho bóng tối.
Màn đêm buông xuống, bóng tối bao trùm nhưng Thạch Lam vẫn quan sát chăm chú để thấy
ánh sáng vẫn hiện ra đẹp lạ lùng trong đôi mắt trẻ thơ: “Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp
lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây”.
2.1.2.2. Ánh sáng từ đời sống sinh hoạt của phố huyện
Khi đọc xong truyện “Hai đứa trẻ”, nhiều đọc giả cảm thấy bị ám ảnh bởi hình ảnh ngọn
đèn con của chị Tí. Hình ảnh này trở đi trở lại trong tác phẩm bẩy lần. Ngọn đèn tuy nhỏ nhoi, leo
lét nhưng ngọn đèn ấy đã mang lại ánh sáng thân mật, nơi đó con người tìm thấy sự gần gũi, ấm
áp của tình người.
Phố huyện còn được góp thêm bởi những ánh sáng khác như: “ Các nhà đã lên đèn cả rồi,
đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu và đèn dây sáng xanh trong
hiệu khách.”, “Từ phố huyện đi ra, hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài: mấy người
làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về”, cả cái bếp lửa của bác Siêu và ngọn đèn vặn nhỏ
của Liên “ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”. Ánh sáng ở đây có thể chỉ
là những khe sáng, vệt sáng, quầng sáng, thưa thớt từng hột sáng, vùng sáng nhỏ xanh… Tất cả
rất hiếm hoi, mong manh, yếu ớt không có sức mạnh để xua tan bóng đêm nhưng những ánh sáng
ấy đã giúp con người nơi đây nhận ra nhau. Cũng nhờ những ánh sáng đó mà con người nơi đây
thấy mình thân thuộc, gắn bó với nhau hơn của những con người có chung cảnh ngộ và số phận.
2.1.2.3. Ánh sáng từ quá khứ Hà Nội và ánh sáng của đoàn tàu
Liên và An đã từng sống ở Hà Nội và Hà Nội trong quá khứ của Liên có nhiều ánh sáng
và âm thanh “…là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá!” và “ Hà Nội sáng rực
vui vẻ và huyên náo”. Một quá khứ êm đềm, đẹp đẽ sẽ là hành trang rất tốt cho chị em Liên trong

những tháng ngày hiện tại.
Ánh sáng của đoàn tàu mỗi khi đêm về mới là trọng tâm ngòi bút của Thạch Lam. Hằng
ngày, những con người nơi phố huyện chỉ kết thúc mọi hoạt động của mình khi chuyến tàu đêm
đã đi qua. Họ đợi tàu với tất cả niềm khát khao mong đợi, háo hức đón chờ. Đoàn tàu đến không
chỉ để thoả mãn con mắt mà còn thoả mãn cả tấm lòng. Bởi khi đoàn tàu đến nó mang đến một
thế giới hoàn toàn khác. Dấu hiệu đầu tiên của đoàn tàu xuất hiện từ xa là chiếc đèn ghi với “ngọn
lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi”. Rồi tiếp đến là âm thanh dồn dập, rầm rộ của đoàn tàu.
Và ánh sáng của đoàn tàu mới thật đặc biệt với Liên: “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”,
đoàn tàu lại gần hơn ánh sáng đó càng rõ nét: “các toa đèn sáng trưng”, “đồng và kền lấp lánh, và
các cửa kính sáng”. Ánh sáng của đoàn tàu đã đủ sức xua tan bóng tối, làm cho phố huyện ngập
tràn trong âm thanh và ánh sáng. Tàu đi phố huyện trở lại như cũ, con người trở lại cuộc sống
thường nhật nhưng trong tâm hồn họ đã không còn yên tĩnh mà nó vang lên những khát vọng về
sự đổi thay.
2.1.3. Những đặc điểm cơ bản của biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng trong tác phẩm
“Hai đứa trẻ ”.
2.1.3.1. Những đặc điểm cơ bản của biểu tượng bóng tối trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ”.
Biểu tượng bóng tối trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” đã được tác giả miêu tả theo dòng chảy
của thời gian. Tất cả những chi tiết để miêu tả bóng tối ở đây chỉ để miêu tả không gian bóng
đêm. Và đây chỉ là bóng tối của thiên nhiên. Bóng tối ở đây không triền miên, dằng dặc, thê
lương, ảm đạm mà nó chỉ là một lát cắt của cuộc sống mà lúc này thiên nhiên, tạo vật đã chuyển
từ ngày sang đêm. Đêm đến nên mọi vật có sự thay đổi theo qui luật của tự nhiên.
2.1.3.2. Những đặc điểm cơ bản của biểu tượng ánh sáng trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ ”
Ánh sáng xuất hiện trong tác phẩm cũng rất đa dạng. Và đó những là ánh đèn, ánh lửa.
Ánh sáng ấy vẫy gọi con người quần tụ lại, quan tâm đến nhau dù đó chỉ là một chút động lòng
thương cảm cho nhau.
Đó còn là ánh sáng của thiên nhiên, vũ trụ - ánh sáng của những vì sao. Những ánh sáng này đã
tạo cho không gian truyện thêm lung linh, huyền ảo - một thứ ánh sáng kích thích sự tò mò và trí tưởng
tượng của trẻ thơ.
Và thứ ánh sáng đẹp đẽ nhất là ánh sáng của đoàn tàu. Nó rực rỡ sắc màu và mang trong mình một
sức mạnh có thể soi tỏ hết mọi ngóc ngách, mọi nơi tối tăm của phố huyện, làm cho phố huyện bừng lên

trong ánh sáng.
2.2. Mối quan hệ giữa biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng trong tác phẩm “Hai đứa
trẻ”
2.2.1. Biểu tượng ánh sáng và biểu tượng bóng tối cùng xuất hiện và đều được sử dụng trong
tác phẩm
Thạch Lam không miêu tả ánh sáng và bóng tối tách bạch nhau mà ánh sáng và bóng tối
luôn cùng xuất hiện. Ánh sáng và bóng tối đều được Thạch Lam sử dụng trong tác phẩm: có lúc
lần lượt thay phiên nhau, có lúc xuất hiện cùng nhau tạo nên một bức tranh toàn cảnh về phố
huyện.
2.2.2. Biểu tượng bóng tối là chủ đạo
Thời gian của phố huyện được miêu tả trong tác phẩm là thời gian của đêm tối. Không gian
của truyện là không gian bóng đêm. Những dấu hiệu của bóng tối xuất hiện dày đặc trong tác
phẩm (không dưới 30 lần). Bóng tối được miêu tả ở nhiều thời điểm, nhiều góc độ.
2.2.3. Biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng bổ sung, tương hỗ nhau
Thạch Lam như một nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Thạch Lam đến với văn chương như
mang một sứ mệnh hoà giải: hoà giải giữa thơ và văn xuôi, giữa hiện thực và lãng mạn”. Bên
cạnh ngòi bút hiện thực Thạch Lam còn có ngòi bút trữ tình, lãng mạn Thạch Lam.
Vì vậy nếu nghiên cứu tác phẩm “Hai đứa trẻ” chỉ nhìn về phía bóng tối thôi là chưa đủ.
Trong tác phẩm, biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng luôn cùng xuất hiện bổ sung tương
hỗ nhau. Có lúc biểu tượng ánh sáng tô đậm thêm bóng tối, làm nổi bật bóng tối nhưng có lúc
biểu tượng bóng tối lại làm nền để biểu tượng ánh sáng thêm phần rực rỡ và toả sáng hơn. Biểu
tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng luôn song hành giống như hai mặt của cuộc sống. Trong
tác phẩm, Thạch Lam không tô đậm mặt nào ông thu nhật tất cả sự sống vào mắt và trải nó ra
trong những trang văn của mình. Thạch Lam nhìn cuộc sống theo nhiều chiều, theo con mắt của
một người yêu cuộc đời, yêu sự sống. Hai cuộc sống: hiện tại và tương lai, hiện thực và mơ uớc
luôn song hành. Nó tồn tại như vốn dĩ ánh sáng và bóng tối luôn đồng hành.
2.3. Ý nghĩa của biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng trong việc xác định chủ đề tư
tưởng của tác phẩm “Hai đứa trẻ”
Biểu tượng bóng tối xuất hiện chủ đạo trong tác phẩm cho ta thấy một cách nhìn của Thạch
Lam về cuộc sống mòn mỏi, quẩn quanh của con người nơi phố huyện nghèo. Bóng tối ở đây là

chủ đạo nhưng nó không che lấp được tất cả. Có bóng tối thì con người mới thấy sự hiện diện của
ánh sáng và mới thấy hết được ý nghĩa của ánh sáng. Ánh sáng có lúc chỉ là ánh đèn le lói nhưng
có lúc lại bừng lên rực rỡ. Đặc biệt ánh sáng của đoàn tàu không chỉ soi sáng cả không gian phố
huyện mà còn đủ sức soi rọi những ngóc ngách sâu kín trong tâm hồn con người. Ánh sáng là ước
mơ, là hy vọng của con người nơi đây: “Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì
tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Cuộc đời của họ tuy bị phủ lên một bức
màn đêm nhưng chưa lúc nào những con người ấy nguôi hy vọng. Những con người nơi phố
huyện muốn vươn tới một ngày mai tươi sáng hơn. Dù cho mơ ước ấy có phần mơ hồ chưa rõ nét
nhưng nó sẽ là động lực để họ vượt qua cuộc sống hiện tại. Đây cũng là những khát khao, ước
mong của muôn đời, muôn người. Như vậy với tác phẩm “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam không chỉ
nhìn về mặt trái của cuộc sống mà tác phẩm còn là một bức thông điệp về niềm tin của con người.
Trong hoàn cảnh đói khổ con người cũng không bao giờ mất đi niềm tin vào cuộc sống.
Như vậy giữa ánh sáng và bóng tối nhà văn không tô đậm, chú trọng mặt nào hơn để
người đọc có thể cảm nhận cuộc sống theo mọi góc cạnh. Thạch Lam là nhà văn yêu cuộc sống,
ông thu nhận tất cả vào tâm hồn, trân trọng tất cả để rồi thể hiện trên trang văn của mình. Ông
cũng thương cảm cho tất cả những con người sống xung quanh ông, những con người không được
sống no đủ, hạnh phúc, những cuộc đời bất hạnh. Và Thạch Lam cũng đã nhìn ra mối quan hệ đầy
tình người của những con người nghèo khó ấy. Đó là chất thơ trong tác phẩm của Thạch Lam. Dù
cuộc sống gian truân nhưng họ vẫn nhìn nhau đầy trân trọng, bao dung, đối xử với nhau đầy thiện
cảm. Họ sống với nhau bằng tấm lòng vị tha, đồng cảm, sẻ chia. Trong khó khăn họ vẫn đùm bọc
nhau. Đặc biệt trong bóng tối họ vẫn nhìn thấy ánh sáng, họ vẫn tràn đầy ước mơ và hi vọng về sự
đổi thay.
2.4. Những biện pháp hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông phát hiện, phân tích, bình
giá biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng trong dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ” của
Thạch Lam
Trong dạy học văn, để tạo nên thành công cho giờ học người giáo viên phải quan tâm tới
phương pháp. Do đặc trưng của bộ môn giáo viên nên chú trọng tới phương pháp đọc. Bởi môn
văn học là một môn học đặc biệt, môn học nghệ thuật – nghệ thuật ngôn từ. Đối với hoạt động
đọc – hiểu tác phẩm văn chương Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng có chia ra thành ba dạng đọc:
Đọc kỹ, đọc sâu và đọc sáng tạo. Áp dụng vào hoạt động dạy học tác phẩm văn chương ba dạng

đọc ấy được gắn liền với những phương pháp giảng dạy đặc trưng của bộ môn là phát hiện chi
tiết, phân tích và bình giá. Đọc kỹ sẽ đi liền với việc phát hiện ra chi tiết nghệ thuật, đọc sâu để
phân tích ý nghĩa nội dung và nghệ thuật và đọc sáng tạo để bình giá giá trị nhiều mặt của tác
phẩm.
2.4.1. Đọc, phát hiện chi tiết nghệ thuật thể hiện biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng
Đọc kỹ là “đọc nhiều lần”, việc đọc kỹ giúp người đọc có thể thẩm thấu giá trị của tác phẩm
đến từng chi tiết. Thông qua ngôn ngữ văn học, việc đọc kỹ khiến cho người đọc không bỏ sót
một điểm sáng thẩm mĩ nào trong tác phẩm.
Đối với tác phẩm “Hai đứa trẻ” việc đọc kỹ phải được giáo viên và học sinh đọc trước ở
nhà trong khâu chuẩn bị bài trước giờ lên lớp. Học sinh sẽ gạch chân vào sách những chi tiết mà
các em cho là quan trọng.
Khi lên lớp giáo viên có thể cho các em đọc lại tác phẩm (nếu có thời gian và tuỳ thuộc vào
dung lượng của bài học hoặc có thể đọc mẫu một số đoạn quan trọng) và đưa ra một số câu hỏi để
kiểm tra việc đọc. Muốn học sinh phát hiện ra chi tiết nghệ thuật thể hiện biểu tượng bóng tối và
biểu tượng ánh sáng giáo viên sẽ đặt câu hỏi dưới dạng gợi mở, phát hiện.
2.4.2. Đọc, phân tích ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của biểu tượng bóng tối và biểu tượng
ánh sáng
Đọc sâu đòi hỏi người đọc tìm ra được mối quan hệ của các yếu tố trong tác phẩm. Tất cả
những mối quan hệ ấy đều cùng chung một mục đích thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Với tác phẩm “Hai đứa trẻ” học sinh đọc lại những chi tiết nghệ thuật thể hiện biểu
tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng. Sau đó chỉ ra ý nghĩa của chúng. Không chỉ chỉ ra ý nghĩa
của những chi tiết nghệ thuật thể hiện biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng mà người giáo
viên còn phải hướng học sinh tới việc so sánh biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng với
những tác phẩm khác cũng có những chi tiết nghệ thuật biểu thị ánh sáng và bóng tối. Và chỉ ra
tại sao những chi tiết trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” lại được coi là biểu tượng nghệ thuật. Muốn
phân tích được sâu hơn ý nghĩa nội dung và nghệ thuật hai biểu tượng ánh sáng và bóng tối thì
giáo viên còn phải hướng học sinh đến việc đặt hai biểu tượng đó trong mối quan hệ với các yếu
tố khác trong tác phẩm như : không gian, thời gian, nhân vật…
2.4.3. Đọc, bình giá biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng
Đối với việc đọc sáng tạo đòi hỏi người đọc không chỉ tìm, phát hiện kiến thức mà phải

bộc lộ được ý kiến cá nhân, những kiến giải sâu sắc về vấn đề mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm.
Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích được ý nghĩa nội dung và
nghệ thuật của biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng thôi là chưa đủ. Người giáo viên phải
biết bình giá và hướng dẫn học sinh biết cách bình giá về những biểu tượng đó. Kết thúc bài học
học sinh phải chỉ ra được mối quan hệ giữa biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng với hình
tượng nghệ thuật, với chủ đề tư tưởng của tác phẩm, với phong cách nghệ thuật của tác giả. Và
phải lí gải được vì sao tác giả lại chọn hai biểu tượng ánh sáng và bóng tối để xây dựng trong tác
phẩm. Đối với việc bình giá giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi nêu vấn đề.
2.5. Tìm hiểu, đánh giá việc nhận thức và vận dụng biểu tượng bóng tối trong dạy học tác
phẩm “Hai đứa trẻ”
2.5.1. Tìm hiểu việc nhận thức và vận dụng biểu tượng bóng tối trong dạy học tác phẩm “Hai
đứa trẻ”
Đối với biểu tượng nghệ thuật bóng tối và ánh sáng, qua khảo sát tôi nhận thấy thông
thường các giáo viên Trung học phổ thông khi dạy tác phẩm “ Hai đứa trẻ” hay nhận định biểu
tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng tương phản, đối lập nhau và làm nổi bật biểu tượng bóng
tối. Sau đó giáo viên dạy sẽ hướng học sinh đi đến kết luận bóng tối trong tác phẩm bao trùm lên
tất cả không gian phố huyện, len lỏi, luồn lách, bám sát vào tất cả cảnh vật và con người, bóng tối
đẩy lùi ánh sáng, lấn át ánh sáng. Từ biện pháp nghệ thuật đó nhà văn muốn xây dựng lên một
không gian phố huyện tối tăm, ảm đạm, xơ xác, tiêu điều. Nó tối tăm như chính cuộc đời buồn tẻ,
đơn điệu, bế tắc, không tương lai, không hi vọng của những người dân nghèo nơi phố huyện này.
Sau đó khái quát nên những con người nơi phố huyện chỉ là những cái bóng vật vờ đi qua cuộc
đời.
2.5.2. Đánh giá việc nhận thức và vận dụng biểu tượng bóng tối trong dạy học tác phẩm “Hai
đứa trẻ”
Đối với tác phẩm “Hai đứa trẻ” việc nhận thức và vận dụng biểu tượng nghệ thuật bóng tối của
giáo viên có phần áp đặt, khiên cưỡng. Khi dạy tác phẩm “Hai đứa trẻ” chúng ta hay gò tác phẩm theo
chiều hướng phản ánh hiện thực. Biểu tượng bóng tối được khẳng định: không chỉ thể hiện cuộc sống
nghèo khổ nơi phố huyện mà còn là biểu tượng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh, bế tắc của người
dân Việt Nam trước cách mạng.
2.6. Những yêu cầu cơ bản trong việc vận dụng biểu tượng nghệ thuật trong dạy học tác

phẩm văn chương và biểu tượng nghệ thuật bóng tối và biểu tượng ánh sáng trong thiết kế
dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
2.6.1. Những yêu cầu cơ bản trong việc vận dụng biểu tượng nghệ thuật trong dạy học tác
phẩm văn chương
Khi vận dụng biểu tượng nghệ thuật trong giảng dạy người giáo viên phải vận dụng đúng
mức độ: xem xét biểu tượng nghệ thuật trong mối quan hệ với các yếu tố khác.
Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên bao giờ cũng phải có một cái nhìn khách quan,
khoa học nhưng cũng phải giàu rung cảm của cảm xúc văn chương để cảm, hiểu và giảng dạy tác
phẩm.
2.6.2. Những yêu cầu cơ bản trong việc vận dụng biểu tượng nghệ thuật bóng tối và biểu
tượng ánh sáng trong thiết kế và thực hiện thiết kế tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
Khi thiết kế phần biểu tượng nghệ thuật bóng tối và biểu tượng ánh sáng người giáo viên
phải suy nghĩ kĩ, đặt biểu tượng đó trong mối quan hệ nhiều chiều để tìm ra bản chất của vấn đề.
Giáo viên phải xác định đúng những chi tiết nghệ thuật nào là chi tiết nghệ thuật biểu đạt biểu
tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng. Sau đó tìm ra ý nghĩa nội dung của hình thức nghệ thuật
đó. Và đặt biểu tượng đó trong quan hệ với hình tượng nghệ thuật, với chủ đề tư tưởng của tác
phẩm, với phong cách nghệ thuật của tác giả.
Đặc biệt khi lên lớp thực hiện thiết kế đó giáo viên không được áp đặt kiến thức. Ý nghĩa
của biểu tượng nghệ thuật bóng tối và biểu tượng nghệ thuật ánh sáng phải để học sinh tự tìm ra
dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Và trong quá trình giảng dạy có thể học sinh sẽ đưa ra những ý
kiến trái chiều, người giáo viên phải biết tôn trọng ý kiến của học sinh và từng bước đưa học sinh
tới quan điểm đúng đắn.

Chương 3 : THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM DẠY HỌC TÁC PHẨM
“HAI ĐỨA TRẺ”
3.1. Thiết kế giáo án tác phẩm "Hai đứa trẻ"
3.1.1. Mục đích thiết kế
Đối với đề tài nghiên cứu này tôi đưa ra một thiết kế thể nghiệm dạy học tác phẩm “Hai
đứa trẻ” với mong muốn đưa được đến người học một cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn cho tác
phẩm này.

Tác phẩm “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Vì vậy
thông qua bài dạy tôi muốn chỉ ra tính đa nghĩa trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” và văn chương
nghệ thuật nói chung.
Thông qua việc tìm hiểu về biểu tượng nghệ thuật bóng tối và ánh sáng tôi mong muốn đưa
ra một cách để tìm đến với chủ đề tư tưởng một cách chính xác, khoa học nhất.
Về phía giáo viên, tôi mong muốn hướng họ đến một thói quen phải suy nghĩ, tìm tòi
nghiên cứu xét tác phẩm trên nhiều phương diện. Họ hãy coi sách hướng dẫn thiết kế, sách giáo
viên là sự định hướng chứ không nên dập khuôn theo đó và áp đặt hoàn toàn suy nghĩ của mình
vào học sinh
3.1.2. Nội dung thiết kế
HAI ĐỨA TRẺ
Thạch Lam
A/ Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh thấy được bức tranh đời sống phố huyện và cảm nhận được tình cảm xót
thương của Thạch Lam đối với những con người nghèo khổ và sự cảm thông trân trọng trước
những mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
- Thấy được những nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua một truyện
ngắn trữ tình.
- Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
B/ Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức dạy học theo giáo án và phương pháp mà luận văn đề xuất.
C. Nội dung bài giảng
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam.
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Hai đứa trẻ”.
2.1. Phố huyện lúc chiều tà
a. Cảnh thiên nhiên
b. Cảnh sinh hoạt của con người nơi phố huyện.
2.2. Phố huyện về đêm
a. Biểu tượng ánh sáng và biểu tượng bóng tối.
b. Âm thanh

c. Nhịp sống phố huyện
2.3. Chuyến tàu đêm
a. Cảnh đợi tàu
b. Đoàn tàu đêm
c. Khi đoàn tàu đi.
3. Hướng dẫn học sinh tổng kết
3.1. Khái quát nội dung và đặc sắc nghệ thuật.
3.2. Củng cố, phát phiếu học tập.
3.1.3. Đánh giá thiết kế
3.1.3.1. Về nội dung
3.1.3.2. Về phương pháp
3.1.3.3. Về mục tiêu
3.1.4. Giải thích, hướng dẫn thực hiện thiết kế
3.1.4.1. Nội dung
Trong thiết kế tôi có chú trọng đến hai biểu tượng nghệ thuật là ánh sáng và bóng tối. Tuy
nhiên không xem đây là hình thức nghệ thuật duy nhất của tác phẩm mà đặt nó trong mối quan hệ
với tất cả các yếu tố khác trong tác phẩm.
3.1.4.2. Phương pháp giảng dạy
Đối với bài thiết kế này tôi rất chú trọng tới phương pháp đọc và kết hợp với những
phương pháp như phân tích, bình giá, thảo luận
3.1.4.3. Phương tiện dạy học
Giáo viên có thể chuẩn bị tranh ảnh, giáo án trình chiếu nếu có thể thiết kế được giáo án để
trình chiếu.
3.2. Thể nghiệm dạy học
3.2.1. Mục đích của thể nghiệm
- Muốn đánh giá được hiệu quả của một thiết kế thì thiết kế đó phải được đem ra thực dạy trong
nhà trường và để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
- Thông qua thể nghiệm dạy học, tôi có thể rút ra những kinh nghiệm để sửa chữa, bổ sung
cho giáo án thiết kế và phương pháp giảng dạy.
3.2.2. Đối tượng và địa bàn thể nghiệm

3.1. 2.1. Đối tượng thể nghiệm
Học sinh lớp 11 ban cơ bản Trung học phổ thông.
3.1.2.2. Địa bàn thể nghiệm
- Trường Trung học phổ thông Cộng Hiền, tôi chọn lớp 11B1 với sĩ số là 45 học sinh và
giáo viên dạy thể nghiệm là cô Nguyễn Thị Bền.
- Trường Trung học phổ thông Tô Hiệu, tôi chọn lớp 11B4 với sĩ số là 50 học sinh và giáo
viên dạy thể nghiệm là Đoàn Thanh Nga.
3.2.3. Phương pháp tiến hành thể nghiệm
Cho giáo viên tiến hành giảng dạy ở hai lớp, hai trường với hai giáo án khác nhau. Hai giáo án
đó thể hiện cách khai thác chủ đề tư tưởng theo hai hướng khác nhau.
3.2.4. Quy trình thể nghiệm
- Xây dựng kế hoạch thực nghiệm
- Trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh để họ nắm rõ được mục đích, ý nghĩa và cách
thức tiến hành trong giờ dạy.
- Đưa bản thiết kế thể nghiệm cho giáo viên nghiên cứu. Trao đổi và tiếp thu ý kiến từ phía
giáo viên để hoàn thiện hơn nữa bản thiết kế giáo án thể nghiệm.
- Tiến hành dự giờ để theo dõi trực tiếp quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp.
- Đánh giá kết quả thể nghiệm: đánh giá hiệu quả giáo án và rút kinh nghiệm.
3.2.5. Đánh giá kết quả thể nghiệm
3.2.5.1. Mục đích đánh giá
- Việc tiến hành đánh giá kết quả của quá trình dạy học thể nghiệm để tôi thấy được hiệu quả của
thiết kế giáo án thể nghiệm theo hướng của đề tài.
- Đánh giá được tác dụng và tính khả thi của đề tài.
3.2.5.2. Phương pháp đánh giá
- Sau giờ học sẽ so sánh, kiểm tra, đối chứng hai giờ học bằng cách thu thập ý kiến của giáo
viên và học sinh thông qua trao đổi trực tiếp và cả bằng phiếu khảo sát.
- Phân tích kết quả thu được sau khảo sát và thống kê để đưa ra kết luận.
3.2.5.3. Nội dung đánh giá
Đánh giá kết quả nhận thức, hứng thú của giáo viên và học sinh với hệ thống câu hỏi bám sát
nội dung mà giáo viên đã triển khai và học sinh tiếp thu được.

3.2.6. Kết luận chung về quá trình thể nghiệm
Trong quá trình tiến hành thể nghiệm tôi đã thực hiện nghiêm túc đúng theo mục tiêu,
nguyên tắc, phương pháp dạy học.
Qua kết quả của quá trình thể nghiệm tôi tin vào tính khả thi của đề tài. Đề tài đã đem lại
được cái nhìn khách quan, đa chiều, sâu sắc hơn đối với tác phẩm " Hai đứa trẻ" của Thạch Lam.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Công việc dạy văn là một công việc vô cùng đặc biệt đòi hỏi người dạy vừa là người giáo
viên vừa là người nghệ sĩ. Người giáo viên phải yêu nghề, yêu người, không ngừng cố gắng nỗ
lực cho nghề nghiệp.
2. Thạch Lam là một tác giả lớn được đưa vào giảng dạy. Văn chương của Thạch Lam đã
chảy vào lòng người gần thế kỉ và sẽ còn chảy mãi.
3. Tác phẩm " Hai đứa trẻ" đã được khai thác, nghiên cứu nhiều nhưng giá trị văn chương là
vô tận. Với việc triển khai đề tài này, tôi chú trọng hơn tới biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong
việc thể hiện chủ đề tác phẩm. Tôi nhận ra vai trò rất lớn của biểu tượng nghệ thuật trong việc thể
hiện chủ đề trong tác phẩm văn chương nói chung. Tôi sẽ tiếp tục hướng đi này đối với nhiều tác
phẩm văn chương khác.
4. Thông qua kết quả của quá trình thể nghiệm tôi nhận thức được vai trò của biểu tượng nghệ
thuật bên cạnh các yếu tố nghệ thuật khác. Nhưng để biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn
chương phát huy được hết vai trò và tác dụng của nó trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm
cần sự nỗ lực của giáo viên và học sinh.
5. Dựa trên nền tảng lí luận vững chắc về những nguyên tắc, phương pháp trong dạy học văn,
đặc biệt là dạy học văn theo đúng đặc trưng của bộ môn, tôi đã chú trọng phương pháp đọc.
Phương pháp đọc không phải là một phương pháp mới nhưng nhiều giáo viên còn hiểu rất sơ
giản. Vì vậy thông qua đề tài này tôi mong muốn người giáo viên sẽ cái nhìn đầy đủ, chính xác về
phương pháp đọc trong dạy học văn.
6. Từ tiền đề lí luận tôi đã tiến hành thiết kế và dạy học thể nghiệm và đã thu được những
thành công bước đầu. Tuy nhiên do tuổi còn trẻ, kinh nghiệm còn ít luận văn chắc chắn không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô, sự đóng góp ý kiến
của bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện tốt hơn.


References
1. Vũ Quốc Anh (cùng nhiều tác giả). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ
Văn. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010.
2. Lê Bảo. Th ạch Lam, H ồ Dz ếnh. Nxb giáo dục, 1999
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn. Nxb Giáo dục,
2006
4. Lê Tâm Chính. Thế giới trẻ thơ qua đôi mắt Thạch Lam, sách Phân tích bình giảng văn học
chọn lọc. Nxb Văn học, 2000.
5. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường . Nxb Giáo
dục, 2009
6. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại.Nxb ĐHSP Hà
Nội, 2005
7. Nguyễn Hoàng Đức (Tuyển dịch). Cẩm nang mỹ học nghệ thuật thi ca phê bình. Nxb văn hoá
dân tộc, 2000.
8. Hà Minh Đức (cùng nhiều t ác giả). Lí luận văn học.Nxb Giáo dục, 2007
9. Nguyễn Thanh Hùng. Đọc – hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nxb Giáo dục,
2008.
10. Nguyễn Thanh Hùng. Đọc và tiếp nhận tác phẩm tác phẩm văn chương. Nxb Gi áo d ục,
2002
11. Nguyễn Thị Thanh Hương. Dạy văn ở trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2001
12. Nguyễn Thanh Hồng. Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam. Tạp chí Văn học. số 3,
1990.
13. Đỗ Đức Hiểu. Phố huyện của Thạch Lam. sách Thạch Lam – văn chương và cái đẹp, Nxb Hội
nhà văn, 1994.
14. Hoàng thị Huế. Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong" Chữ người tử tù" và " Hai
đứa trẻ" . htt:// Văn học. net
15. Jean Chevaller, A. Gheerbrant. Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới. Nxb Đà Nẵng, 2002.
16. Hoàng Thiệu Khang. Tư tưởng nghệ thuật của Thạch Lam. htt:// Văn học. net
17. Phong Lê. Thạch Lam trong " Tự lực văn đoàn". Sách: Thạch Lam tác gia và tác phẩm. Nxb

Giáo dục, 2006.
18. Phong Lê. Tuyển tập Thạch Lam. Nxb Văn học, 1988.
19. Nguyễn Duy Lẫm. Biểu trưng. Nxb Từ điển bách khoa, 2005
20. Phan Trọng Luận (chủ biên). Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1, Nxb Giáo dục, 2008
21. Phan Trọng Luận (chủ biên). Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1. Nxb Giáo dục, 2008
22. Phan Trọng Luận (chủ biên). Sách bài tập Ngữ văn 11 tập 1. Nxb Giáo dục, 2008
23. Phan Trọng Luận. Phương pháp dạy học văn. Nxb Giáo dục, 2002
24. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt. Phương pháp
dạy học văn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996
25. Vương Trí Nhàn. Tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác. Sách: Thạch Lam tác gia và tác phẩm.
Nxb Giáo dục, 2006.
26. Vương Trí Nhàn. Nhà văn hiện đại (tập 2). Nxb Khoa học xã hội, 1989.
27. Lã Nguyên. Lý luận tiểu thuyết theo dòng của Thạch Lam. Tạp chí văn nghệ quân đội. số
704, 2009
28. Nguyễn Phúc. Quan niệm văn chương của Thạch Lam: vị nghệ thuật hay vị nhân sinh?. Sách:
Thạch Lam – văn chương và cái đẹp. Nxb Hội nhà văn, 1940.
29. Phạm Phú Phong. Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam. Sách: Thạch Lam tác gia và tác phẩm.
Nxb Giáo dục, 2006.
30. Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt. Nxb Đ à N ẵng, 2005
31. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phí. Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục,
2004
32. Trần Đình Sử. Giáo trình dẫn luận thi pháp học. Nxb Giáo dục, 1994.
33. Trần Xuân Toàn. Biểu tượng nghệ thuật. http: WW.vnWeblogs. com
34. Lê Dục Tú. Thạch Lam – người đi tìm cái đẹp trong cuộc đời và trong văn chương, Nxb Giáo
dục, 2006
35. Lê Dục Tú, Vũ Tuấn Anh. Thạch Lam tác gia và tác phẩm.Nxb Giáo dục 2006
36. Nguyễn Tuân. Thạch Lam. Nxb Giáo dục, 2006.
37. Nguyễn Công Thắng. Thạch Lam trong "Gió lạnh đầu mùa". Kiến thức ngày nay. số 9, 1992.
38. Nguyễn Thành Thi, Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam. Nxb Khoa học xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh.

39. Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ. Văn chương Tự lực văn đoàn. Nxb Giáo dục, 1999.
40. Văn Tâm, Giảng bình truyện ngắn " Hai đứa trẻ". Sách: Thạch Lam tác gia và tác phẩ.Nxb
Giáo dục, 2006.
41. Đỗ Ngọc Thống, Dàn bài tập làm văn 11, Nxb Giáo dục 2009.

×