Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm, luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở thpt xuan thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.74 KB, 19 trang )

Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
TÊN ĐỀ TÀI:
GIÚP HỌC SINH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHỊ
LUẬN VÀ LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ TRONG BÀI VĂN “NGHỊ LUẬN VỀ
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG” THEO HƯỚNG MỞ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
Văn nghị luận là một thể loại có truyền thống từ lâu đời, có giá trị và tác dụng
hết sức to lớn trong trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Có
thể kể từ “Chiếu dời đô”(1010) của Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” (1285) của
Trần Quốc Tuấn, “Đại cáo bình Ngô” (1427) của Nguyễn Trãi, “Chiếu Cần
vương” (1885) của vua Hàm Nghi…
Từ thế kỉ XX, văn nghị luận ngày càng phát triển mạnh mẽ với hàng loạt
tên tuổi nổi tiếng mà tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh với bản “Tuyên ngôn độc
lập” (1945).
Văn nghị luận phản ánh rõ nét đời sống tinh thần, tư tưởng, ý chí và khát
vọng của cả dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, gắn liền với
từng chặng đường lịch sử của dân tộc; phản ánh nhận thức thẩm mĩ và quan
niệm của con người về văn chương nghệ thuật.
Văn nghị luận phong phú và đa dạng về thể loại tuy nhiên nhìn từ đề tài ta
có thể chia văn nghị luận thành hai loại lớn: nghị luận xã hội và nghị luận văn
học.
Trên thực tế, việc đưa văn nghị luận vào giảng dạy trong chương trình
môn Ngữ văn thể hiện sự cần thiết trong quá trình đào tạo học sinh- con người-
khả năng để đáp ứng đời sống. Tất nhiên, không phải để học sinh biết viết những
áng văn thật hay, thật tuyệt như kinh điển mà vấn đề là ở chỗ “chuẩn bị hành
trang vào đời”. Và như thế, ứng với hai loại văn nghị luận trên là hai kiểu bài
văn nghị luận học sinh được học và rèn luyện: nghị luận xã hội và nghị luận văn
học.
Trong nhà trường, về lí thuyết, học sinh được học chính thức cách làm bài


văn nghị luận ở hai bậc học: trung học cơ sở (lớp 9) và trung học phổ thông (lớp
12). Tuy nhiên, thời lượng phần lí thuyết là rất ít: 02 tiết (02 lần) ở 02 bậc học.
Vì điều đó, khi làm bài, học sinh vẫn lúng túng trong hướng viết, cách viết.
Trong cấu trúc-ma trận đề thi tốt nghiệp THPT và Đại học–cao đẳng,
phần làm văn với kiểu bài nghị luận xã hội được dành 30% tổng điểm (3/10).
Xu thế ra đề mở với tác dụng giúp học sinh thể hiện khả năng, hiểu biết,
sáng tạo của mình đang được xã hội chấp nhận, hưởng ứng.
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 1
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
Vì những cần thiết đó, với đề tài “Giúp học sinh nắm vững kĩ năng xác
định vấn đề nghị luận và lập ý trong bài văn “nghị luận xã hội về hiện
tượng đời sống” theo hướng mở chúng tôi muốn hướng đến trình tự các bước
thực hiện trong quá trình tập làm văn- viết bài văn “nghị luận xã hội về hiện
tượng đời sống”, đặc biệt, theo hướng mở. Bởi vì, khi nắm vững trình tự các
bước thực hiện, các bước lập luận, học sinh mới có thể thực hiện bài viết một
cách tự tin, chất lượng và hiệu quả hơn.
2. Phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các phương pháp: Miêu tả, phân tích, tổng hợp, khảo sát, thống kê.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 12 trường THPT Tôn Đức Thắng.
-Phạm vi nghiên cứu: Những bài văn nghị luận xã hội tiêu biểu trong chương
trình trung học phổ thông và những đề bài có những vấn đề liên quan mật thiết
tới quá trình học tập và rèn luyện của học sinh trong việc hình thành và phát huy
các kĩ năng nghị luận trong một bài văn. Cụ thể, đề tài đi sâu về hai thao tác, kĩ
năng, đó là: Xác định vấn đề nghị luận và lập ý trong bài văn “nghị luận xã
hội về hiện tượng đời sống” theo hướng mở.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Cơ sở lí luận
Không phải tới bây giờ và không riêng một nhà trường, chất lượng môn Văn
luôn là vấn đề được quan tâm, nhất là trong thời gian gần đây. Lí do thật đơn

giản: chất lượng bộ môn có tính chất công cụ này là chính là thước đo mặt bằng
kết quả giáo dục, là cơ sở để đánh giá nhìn nhận lại cả quá trình dạy học- hiệu
quả giáo dục! Vấn đề này đã nhiều lần được đưa ra trao đổi-thảo luận trên
báo ngành (báo GD&TĐ).
Trước đây, có những bài viết của tác giả Trần Đình Sử, Đỗ Ngọc Thống
đề cập về vấn đề dạy Làm văn trong sách giáo khoa chỉnh lí năm 2000, trong Tài
liệu Hướng dẫn chương trình sách giáo khoa 12 môn Ngữ văn theo chương
trình đổi mới năm 2008: “Học sinh phải biết lập dàn ý của bài, tìm luận điểm,
luận cứ trong bài”
“Không có học sinh nào không hàng ngày tiếp xúc với các con người, sự
việc điều quan trọng là học sinh có suy nghĩ và tinh thần, thái độ như thế
nào?”
Tuy nhiên, làm thế nào để học sinh học tập thực sự có chất lượng lại phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Vai trò của giáo viên là phải nắm bắt tất cả điều đó và
trở thành “ một đạo diễn” cho các hoạt động dạy –học để hướng dẫn học sinh
tiếp cận kiến thức và thực hành.Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi cố gắng
nghiên cứu soạn giảng sao cho phù hợp, có hiệu quả thiết thực. Chuyên đề thể
hiện một phần của quá trình đó với kiểu đề bài xây dựng theo hướng mở.
2. Cơ sở thực tế
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 2
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
Nét đặc thù của trường THPT Tôn Đức Thắng là tuyển sinh đầu vào lớp 10
quá thấp, thậm chí không đủ đầu vào. Khả năng học tập của các bộ môn văn
hóa mà đặc biệt là môn Ngữ văn thường rất yếu, các em thường thụ động trong
giờ học, không tự mình tìm hiểu, khám phá mà chỉ tiếp thu một chiều kiến thức
giáo viên giảng và ghi.
Do kĩ năng làm văn của các em còn nhiều hạn chế nên khi viết bài văn về
một hiện tượng đời sống, một tư tưởng đạo lí các em thường lúng túng, diễn đạt
chung chung, sơ sài chưa thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm, thái độ của

mình trước một hiện tượng đời sống, thậm chí không có bố cục của một bài làm
văn, nghĩa là các em chưa biết cách trình bày suy nghĩ của mình trước một hiện
tượng đời sống có ý nghĩa xã hội tích cực hay hiện tượng tiêu cực. Do đó hiệu
quả của việc dạy văn trong nhà trường trong nhiều năm qua thường là rất thấp.
Hơn nữa, việc hiểu và và làm sáng tỏ các vấn đề thuộc phạm vi hiện tượng,
sự kiện trong đời sống không phải là điều đơn giản. Người học phải nắm vững
các cách làm bài của kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống nếu không
thì chỉ là diễn đạt vấn đề một cách chung chung. Thế nên, chuyên đề này nhằm
hướng đến việc khắc phục phần nào hạn chế trong việc truyền thụ kiến thức lí
thuyết Làm văn khô cứng, tạo nên tâm lí nhàm chán đối với người học, đặc biệt
là hình thành và rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về một hiện tượng nói
riêng và nghị luận xã hội nói chung trong nhà trường phổ thông, nhất là học sinh
lớp12.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Các khái niệm cơ bản về văn nghị luận và bài văn nghị luận xã hội
1.1 Văn nghị luận
Văn nghị luận là bài văn nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan
điểm của người viết một cách trực tiếp về các vấn đề chính trị, đạo đức, lối
sống…và về văn học bằng ngôn ngữ trong sáng, với những lập luận chặt chẽ,
mạch lạc, giàu sức thuyết phục.
1.2 Nghị luận xã hội
Là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội- chính trị: một tư tưởng, đạo lí,
một lối sống cao đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một
vấn đề về thiên nhiên, môi trường,…
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 3
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
1.3 Các dạng bài văn nghị luận xã hội
1.3.1 Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Là kiểu bài văn nghị luận bàn về những tư tưởng đúng chỉ đạo các mối

quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng như lí tưởng, lòng yêu nước, yêu con
người, mối quan hệ với người thân, tình yêu, tình bạn; đối với bản thân là sự tu
dưỡng, rèn luyện,…
1.3.2 Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Là kiểu bài văn nghị luận bàn về những hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực
trong đời sống xã hội, các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề xã hội.
1.4 Các dạng đề văn nghị luận xã hội
1.4.1 Đề văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Thường thể hiện dưới bốn hình thức để người viết bàn luận và thể hiện tư
tưởng, quan điểm, thái độ của mình:
- Nêu trực tiếp vấn đề .
- Trích dẫn một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá,…
- Trích dẫn một câu (đoạn, bài) thơ.
- Một câu chuyện (một truyện ngắn)
1.4.2 Đề văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
Thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự được dư luận
xã hội trong nước cũng như cộng đồng quốc tế đang quan tâm.
Tất nhiên hai mặt của một vấn đề luôn được xem xét để nói đến trong một
bài văn. Tuy nhiên ở đây chúng tôi nêu ra với tính chất là: Thấy cái xấu mà
tránh, cái sai mà không làm. Tức là “hãy làm cái này, đừng làm cái kia”. Vấn đề
thự tế rất rộng nhưng ta có thể định hướng về những hiện tượng gần gũi trong
đời sống như sau:
-Ở phạm trù tích cực, mặt tốt:
+ Phát ngôn (lời ăn tiếng nói): lời nói đúng nơi đúng chỗ, bảo vệ cái đúng,
cái tốt.
+ Hành động dũng cảm: cứu người, đấu tranh chống cái xấu cái ác, tiêu
cực
+ Hành động chia sẻ, quan tâm, yêu thương
…v….v…v
-Hiện tượng tiêu cực, mặt trái:

+ Ô nhiễm môi trường
+ Bạo lực học đường
+ Vi phạm luật an toàn giao thông
+ Ăn mặc lố lăng, phản cảm
+ Học sinh đến trường nhưng không phải là đi học…
+ Thái độ hờ hững, lạnh lùng (hay bệnh vô cảm) trong đời sống hiện nay.
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 4
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
+ Hiện tượng giới trẻ phát ngôn bừa bãi, thiếu văn hóa trên các trang
mạng xã hội.
-Hành động vô trách nhiệm, thói đạo đức giả nhằm che đậy sự giả dối,
xấu xa (bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo).
2. Các biện pháp thực hiện
2.1 Những biện pháp chung
Thực tế học tập của học sinh và chất lượng chưa như mục tiêu đặt ra, một
số biện pháp thực hiện xuyên suốt được đặt ra từ khái quát, cơ bản tới cụ thể,
chi tiết theo từng vấn đề nghị luận trong bài văn nghị luận về hiện tượng đời
sống được chúng tôi thực hiện như sau:
-Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng (quy định của Bộ), kết hợp với kinh
nghiệm, vốn sống của giáo viên để hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức thuộc
lĩnh vực “cái cần”, cái có ích, thiết thực.
-Tập trung hướng dẫn học sinh phương pháp học môn Văn sao cho có
hiệu quả: cách đọc, cách ghi; sách cần đọc, kĩ năng cần học… Đặc biệt, kĩ năng
trình bày, diễn đạt trong bài văn phải được chú trọng ở những bài luyện tập (tăng
tiết và tự làm ở nhà). Giáo viên sẽ đọc và giúp học sinh chữa lỗi sai.
Ở những tiết tập làm văn trên lớp, giáo viên đặc biệt quan tâm đến trình tự bốn
bước (đọc đề, tìm hiểu đề/ lập dàn ý/ viết bài/ đọc bài- sửa chữa), và nhất là việc
tập trung hướng dẫn học sinh việc lập dàn ý.
Hướng dẫn và sửa chữa các lỗi cơ bản: dẫn dắt vấn đề nghị luận, nêu vấn

đề nghị luận, khẳng định, đánnh giá và khái quát vấn đề sau khi phân tích.
Trường hợp học sinh yếu phải tập luyện từ cách đọc-xác định yêu cầu đề-
lập ý và cách thức phân tích (thao tác cơ bản), sau đó mới tới các hoạt động đã
nói ở trên.
-Thường xuyên kiểm tra việc luyện tập ở nhà của học sinh thông qua các
bài viết đã được hướng dẫn. (Có thể là bài viết học sinh tự tìm kiếm thông tin và
luyện tập). Yêu cầu của các bài viết cần phù hợp với các đối tượng học sinh: từ
thấp đến cao, từ tái hiện đến suy nghĩ, sáng tạo.
-Hướng dẫn, lưu ý học sinh cách sử dụng sách tham khảo sao cho có hiệu
quả dựa trên uy tín tác giả, nhà xuất bản; học chọn lọc “cái cần”, “không phải
là sao chép”.
-Công tác kiểm tra, đánh giá: Ra đề đúng, chính xác và khoa học; không
khó, không bắt bí (dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng). Chấm bài đúng, công
bằng, khách quan.
-Luôn nhắc nhở học sinh kết hợp giữa lí thuyết và thực hành viết bài.
Không nên đóng khung bài học, bài làm khô khan qua phần “Ghi nhớ” của sách
giáo khoa. Tức là luôn linh hoạt trong cấu trúc bài viết, không phải là khuôn
mẫu.
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 5
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
2.2 Những biện pháp cụ thể
2.2.1 Xác định vấn đề nghị luận
Thực tế, còn gọi là xác định luận đề (vấn đề trọng tâm- chủ đề)
Đây là thao tác không thể bỏ qua khi học sinh tiếp nhận đề bài. Đọc đề kĩ
càng từng câu từng chữ chính là cách để xác định đúng luận đề của bài viết (vấn
đề nghị luận).
Thực tế cho thấy đối tượng học sinh càng yếu càng lướt qua điều này.
Điều giáo viên căn dặn học sinh là luôn chú ý từng câu, từng chữ trong đề bài để
tránh lạc đề, xa rời vấn đề. Đặc biệt, với dạng đề mở, nắm vững nguyên tắc này

nắm vai trò tiên quyết để bài văn đúng-sai, để đáp ứng đúng yêu cầu đề.
-Học sinh đọc đề, gạch chân từ ngữ quan trọng.
-Đánh dấu các ý, các vế câu, các mệnh đề đặt ra để nắm vững vấn đề.
-Tìm hiểu, suy nghĩ mối quan hệ giữa các câu, ý trong đề; đề càng ngắn
càng cần phải chú trọng tới từng vế câu, từng chữ.
-Hiểu yêu cầu (trực tiếp- nghĩa hẹp) (gián tiếp-nghĩa rộng)
-Biết giải thích, nếu cần, bởi vì dựa vào ý này, việc triển khai bài viết mới
thuận tiện.
2.2.2 Xác lập luận điểm, xây dựng luận cứ
(quá trình lập ý)
Với những yêu cầu trực tiếp, vấn đề không có gì khó. Với những đề bài
theo hướng mở thì rất cần nhiều tới hiểu biết của học sinh về đời sống, xã hội,
con người…sau đó mới là kĩ năng cần thiết trước khi thực hiện viết bài: xác lập
luận điểm, xây dựng luận cứ.
Thực tế đây là hai thao tác với cách thực hiện theo trình tự hoàn chỉnh:
Xác lập những luận điểm (ý lớn) và luận cứ (ý nhỏ), hết luận điểm này, tới luận
điểm khác. Tức là theo trình tự của một bài văn, từ mở bài, qua thân bài tới kết
bài. Vì chuyên đề của chúng tôi định hướng từ góc độ người thầy triển khai bài
học cho nên vừa thể hiện sự tuân thủ như trên, vừa thể hiện sự tách biệt trong
hai thao tác, quá trình.
(Cách thể hiện trên bảng ở trường hợp 2 là trừ khoảng trống ở những luận
cứ để sau khi học sinh xác định sẽ viết thêm vào).
Xác định luận điểm qua các từ ngữ trong đề.
Xác định qua biểu hiện liên quan từ các vế câu
Xác định thông qua vấn đề phải giải thích ( với đề bài có những từ ngữ
phải hiểu-giải thích)
Nắm vững giới hạn (độ mở của đề) để xây dựng luận điểm hợp lí, phù
hợp với hiểu biết và khả năng sáng tạo của mình trong bài viết.
Có thể xác định luận điểm (ý lớn) từ hai mặt: phải-trái, đúng-sai, tích
cực-tiêu cực (hạn chế), tốt-xấu…v v…

Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 6
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
Sau đó mới xác lập luận cứ (ý nhỏ) để cụ thể hoá luận điểm (ý lớn).
Xác định qua “công thức”: biểu hiện-nguyên nhân-ảnh hưởng, tác động-
khắc phục, bài học
3.Vận dụng vào thực tế
3.1 Xác định vấn đề nghị luận
Qúa trình giảng dạy chúng tôi sử dụng những đề thi của Sở SD-ĐT Đồng
Nai, đề tốt nghiệp, cao đẳng-đại học những năm trước có liên quan. Ở đây là
một số đề bài, bài tập tiêu biểu mà chúng tôi nghiên cứu, xây dựng.
Các thao tác thực hiện trên một mặt tuân thủ nguyên tắc làm bài, một mặt
triển khai theo ý tưởng sáng tạo, phát hiện hiện tượng từ trải nghiệm đời sống.
Điều này thể hiện rõ nhất trong đề bài số 5 với độ “mở” rõ nhất.
Thực hiện ví dụ với đề bài 1:
Hiện tượng ô nhiễm môi trường sống ở địa phương em.
Khi đọc, học sinh phải thấy rằng, hiện tượng ô nhiễm môi trường được
giới hạn ở địa phương mình sống (không quá đà ôm đồm tất cả). Phải xác định
như thế mới có hệ thống luận điểm (ý) phù hợp.
Độ “mở” của bài văn: Vấn đề ở địa phương học sinh sống, điều này đòi
hỏi sự quan sát, hiểu biết của chính học sinh- sự trải nghiệm.
Ví dụ với đề bài 2:
Hiện tượng giới trẻ phát ngôn bừa bãi trên các trang mạng xã hội.
Khi đọc đề bài trên, học sinh có thể chú ý tới hai cụm từ: Một là, “hiện
tượng giới trẻ phát ngôn bừa bãi”. Hai là: “trên các trang mạng xã hội”. Vế thứ
hai là giới hạn của luận đề mà khi viết bài cần quan tâm sau khi đã xác định rằng
giới trẻ phát ngôn bừa bãi (không phải là tất cả mọi người).
Độ “mở” của bài văn: Vấn đề xuất phát từ sự phát triển của công nghệ
thông tin- mạng in-tơ-nét. Hiện tượng này không xa lạ với giới trẻ nói chung,
học sinh nói riêng; độ mở nằm ở sự kiến giải về hiện tượng- vấn đề: giải thích,

bàn luận theo cách nghĩ của cá nhân.
Ví dụ với đề bài 3:
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Trong vòng 30 năm trở lại đây, nhiệt độ trái đất đã tăng 0.5 độ. Nước
biển tăng lên 3,6 mm trong năm 2013, một dấu hiệu bất thường. Người ta dự
tính, vào năm 2030 và tới năm 2050, quốc gia Indonesia với gần 15000 đảo sẽ bị
nhấn chìm rất nhiều thành phố và làng mạc. Việt Nam cũng nằm trong số 5 nước
trên thế giới có nguy cơ ảnh hưởng lớn.
(theo “Tin tổng hợp”)
Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của anh, chị về hiện
tượng nêu trong bản tin.
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 7
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
Với đề bài trên, có sự gần gũi với đề số 1 đã nêu. Tuy nhiên, học sinh phải
xác định được rằng, bản tin đã đưa ra vấn đề về hậu quả của sự tác động đến môi
trường đó là ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là do con người, con
người sẽ nhận lấy hậu quả.
Độ mở của bài văn: Đây là vấn đề rộng nên học sinh cũng cần phải có khả
năng giới hạn bài viết để tránh lan man. Ví dụ, có thể đi sâu vào một vài yếu tố
học sinh hiểu biết cặn kẽ về hành động của con người tác động tới môi trường,
làm biến đổi khí hậu như nước thải, khí thải công nghiệp, khai thác và tận diệt
tài nguyên rừng (cây rừng).
Ví dụ với đề bài 4:
Hiện tượng thanh thiếu niên hiện nay (có cả học sinh-sinh viên) ăn mặc
lố lăng, phản cảm.
Yêu cầu của đề: Hiện tượng ăn mặc lố lăng, phản cảm. Đây là vấn đề văn
hoá- cách sử dụng trang phục.
Chú ý là ở đây có cái chung: thanh thiếu niên, cái riêng: học sinh- sinh
viên.

Độ mở của đề bài: Đó là mặt trái, thiếu văn hoá, thẩm mĩ…điều học sinh
cần có sự kiến giải phù hợp từ góc nhìn của tuổi trẻ. Ví dụ như: Cái mới thì có
thể chấp nhận nhưng lố lăng, phản cảm thì không nên.
Ví dụ với đề bài 5:
Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn
Đây là đề khó, hoàn toàn mở, vấn đề ở chỗ học sinh hiểu rằng: việc làm
tuy (tưởng) như không đáng (không ý nghĩa- rất nhỏ), nhưng thực ra có ý nghĩa
lớn lao mà ta cần làm! Học sinh phải biết hệ thống hoá dẫn chứng để phân tích
và bàn luận xác đáng. Vấn đề này giúp học sinh thể hiện cá tính, sự sáng tạo cao
trong bài viết.
Như thế, với 05 ví dụ ở trên được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, từ
dễ đến khó. Với quá trình tiếp cận, luyện tập, học sinh sẽ quen dần và các kĩ
năng cần thiết: đọc đề, xác định yêu cầu đề (vấn đề nghị luận- trọng tâm) sẽ
nâng cao dần trong quá trình rèn luyện. Với đối tượng khá-giỏi, những bài viết
như thế sẽ là điều kiện để các em phát huy năng lực của mình.
3.2 Xây dựng luận điểm, xác lập luận cứ
Thực hiện ví dụ với đề bài 1:
Hiện tượng ô nhiễm môi trường sống ở địa phương em.
Đây là hiện tượng xấu ảnh hưởng tới đời sống của nhân loại.
- Trước nhất, hiện tượng ô nhiễm này ở địa phương miền núi có thể biểu
hiện ở các khía cạnh lớn (các luận điểm) :
+Nước thải
+Rác thải sinh hoạt
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 8
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
+Rác thải trong sản xuất nông nghiệp
- Những hậu quả
- Hướng khắc phục
Đó là 5 ý lớn cho bài văn.

Xác lập các ý nhỏ:
Ý nhỏ cho “Nước thải”:
- Nước sinh hoạt trực tiếp xả ra vườn, ao.
- Nước thải từ chăn nuôi gia súc, đặc biệt là từ chăn nuôi heo xả ra ao hồ gây
ô nhiễm nặng nề.
Ý nhỏ cho “Rác thải”:
- Rác thải sinh hoạt: bọc ni lông vứt bừa bãi
- Rác thải do sản xuất nông nghiệp: chai lọ thuốc trừ sâu, thuốc sinh trưởng
vứt bừa bãi vườn rẫy.
- Súc vật, gia cầm chết bệnh thả trôi sông
- Việc đốt cây, cỏ khô; đốt phá rừng làm nương rẫy.
Ý nhỏ cho “Hậu quả”:
- Ruồi muỗi, mầm bệnh trú ẩn từ các bọc ni lông, chai lọ và truyển tới người.
- Môi trường nước ô nhiễm, bệnh gia súc, gia cầm lây lan vì không xử lí
đúng quy định.
-Tai nạn lao động từ chính chai lọ thuỷ tinh vứt ra.
- Lũ ống, lũ quét ảnh hưởng tới đời sống, đe doạ tính mạng con người.
Ý nhỏ cho hướng khắc phục:
- Ý thức tự giác từ sự hiểu biết của mỗi người
- Đấy mạnh giáo dục, tuyên truyền cho mọi người.
Ví dụ với đề bài 2:
Hiện tượng giới trẻ phát ngôn bừa bãi trên các trang mạng xã hội.
Ý lớn của bài sẽ là:
- Những phát ngôn bừa bãi trên các trang mạng xã hội như: facebok,
youtube, blog…
- Những ảnh hưởng, hậu quả
- Nguyên nhân
- Hướng khắc phục
- Bài học thực tế
Xây dựng các ý nhỏ cho bài viết lần lượt như sau:

- Những phát ngôn bừa bãi trên các trang mạng xã hội như: facebok,
youtube, blog…đó là:
+ Những phát ngôn không chính xác, mơ hồ “chỉ nghe nói”
+ Những lời chửi mắng thiếu văn hoá
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 9
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
+ Đối tượng: những nhân vật trong làng giải trí, bạn bè, thậm chí thầy cô, cha
mẹ…
- Những ảnh hưởng, hậu quả từ phát ngôn: ảnh hưởng tới phẩm chất, tính
cách con người. Là hình ảnh xấu, phản cảm, thiếu văn hoá…
- Nguyên nhân:
+ Tuổi trẻ nông nổi, bồng bột.
+ Lối sống đua đòi, không phù hợp với văn hoá Việt
+ Thiếu tình thương, thiếu sự quan tâm, giáo dục:
- Hướng khắc phục:
+ Cần có sự học tập, rèn luyện: Dẫn chứng câu nói của cha ông ta như là
“học ăn, học nói, học gói, học mở”; “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà
nói…” “lời nói, gói bạc”
+ Có nhiều bạn trẻ kinh doanh chân chính từ Facebook của mình: có tiền
mua sắm trang phục, đóng học phí. Đây là điều giới trẻ phải biết…
- Bài học thực tế:
+ Các trang mạng xã hội để giao lưu, học hỏi, là nơi thể hiện văn minh, văn
hoá, không nên có những hành động, lời nói thiếu văn hoá mà ảnh hưởng tới
bản thân, gia đình, xã hội…
+ Sử dụng công nghệ thông tin có ích cho bản thân, cho cuộc sống là điều
cần và nên ý thức, nên thực hiện
Ví dụ với đề bài 3:
Bản tin đã đưa ra vấn đề về hậu quả của sự tác động xấu đến môi trường.
Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là do con người gây nên, con người

phải nhận lấy hậu quả.
Như trên đã nói, đây là vấn đề rộng nên học sinh cũng cần phải có khả
năng giới hạn bài viết để tránh lan man. Cách thức tiến hành xác định luận điểm
ở bài này theo cách thức quen thuộc như sau:
- Xác định những nguyên nhân cơ bản dẫn tới ô nhiễm môi trường và gây
biến đổi khí hậu.
- Mô tả những hiện tượng: hình thức nào, ở đâu, đối tượng nào là chủ yếu
- Tác động, ảnh hưởng của hiện tượng.
- Thái độ, hành động của bản thân về hiện tượng, sự việc, biện pháp giải
quyết.
Nói ngắn theo kiểu “khẩu quyết” thì bài này viết theo trình tự: nguyên
nhân-biểu hiện-ảnh hưởng-giải pháp.
Xác lập luận cứ (ý nhỏ) cho bài viết lần lượt như sau:
- Xác định nguyên nhân cơ bản dẫn tới ô nhiễm môi trường và gây biến đổi
khí hậu:
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 10
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: hành động của con người. Vì sự
phát triển, mục đích phát triển kinh tế khiến người ta quên đi những giá trị vĩnh
cửu, lâu dài đó là sự biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng.
- Mô tả những hiện tượng kết hợp nêu những tác động, ảnh hưởng:
+ Các chất thải công nghiệp: Các chất-khí thải-nước thải sinh hoạt.
+ Hành động thiếu ý thức của con người (chai lọ thuốc sâu, thuốc dưỡng
vứt trên ruộng rẫy).
+ Hành động cố ý vì mục đích kinh tế (tiền bạc): lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm.
Ví dụ:
+ Nhà máy đường La Ngà thải chất độc hại ra sông La Ngà.
+ Vụ Ve-đan Đồng Nai xả nước chưa xử lí ra sông Đồng Nai.

+ Tập đoàn Sonadezi thải nước chưa xử lí ra kênh Bà Chèo nhiều lần.
+ Các ví dụ khác…Động đất, sóng thần ở Nhật Bản khiến thiệt hại năng.Ô
nhiễm môi trường, khói bụi dày đặc khiến thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc nhiều
ngày trong tình trạng cực kì nguy hiểm. Người bệnh bị ung thư ở Trung Quốc
được chẩn đoán do tác nhân ô nhiễm môi trường đã bị trẻ hóa ( 30 tuổi!), một
điều hết sức kinh khủng.
+ Lũ ống, lũ quét xảy ra thường xuyên ở Việt Nam làm thiệt hại về người và
của cũng do nạn khai thác gỗ lậu ,chặt phá rừng làm nương rẫy…
 Thiệt hại vô cùng to lớn khi nó tác động tới môi trường sống: Nguồn
nước chăn nuôi thủy sản ô nhiễm. Nhiệt độ trái đất tăng dần, nước biển
dâng cao.
+ Con người đã phải trả giá quá nhiều cho sinh mạng đồng loại của mình,
cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Vì sự phát triển kinh tế, vì tiền bạc, lợi ích
cá nhân và lợi ích nhóm đã khiến con người ta cố tình bỏ qua những điều thiết
yếu mà họ tưởng như chuyện nhỏ: Căn bệnh ung thư không thuốc chữa, người
chết vì thiên tai mỗi năm càng tăng.
Thái độ, hành động của bản thân về hiện tượng, sự việc, biện pháp giải quyết:
+ Chúng ta phải làm gì?
+ Trước nhất, chúng ta cần chung tay xây dựng một môi trường sống trong
sạch, những hành động thiết thực nhất: học hỏi để hiểu biết, làm việc để chứng
minh: trồng cây, tạo môi trường sống xanh, gần gũi với thiên nhiên
+ Giữ gìn môi trường sống, vì nó là  phải là ý
thức và trách nhiệm của mỗi con người…Với học sinh, phải xuất phát từ việc
xây dựng, gìn giữ vệ sinh trường lớp: bỏ rác vào thùng, ý thức giữ gìn vệ sinh
chung…nhắc nhở, tuyên truyền mọi người chung tay cùng làm việc.
 Những hành động, dù rất nhỏ nhưng giữ gìn môi trường sống là đáng
trân trọng: lấy ví dụ.
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 11
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở

Đề xuất, kêu gọi: Vì tương lai, con người hãy học tập, sống có ý thức để
hiểu biết và góp sức bảo vệ môi trường.
Thực tế, bài này triển khai theocách làm vừa quen thuộc. Cái khác là vừa
thể hiện khả năng liên kết ý, phát huy sự sáng tạo của học sinh qua luận điểm
thứ 3, 4 của bài văn được thể hiện song hành (sáp nhập làm một).
Ví dụ với đề bài 4:
Hiện tượng thanh thiếu niên hiện nay (có cả học sinh-sinh viên) ăn mặc
lố lăng, phản cảm.
Thực hiện lần lượt vấn đề từ luận điểm 1 tới luận điểm cuối, không tách
rời như 3 ví dụ trên.
-Với đề bài này, học sinh cần hiểu và giải thích được rằng: ăn mặc (trang
phục) đối với con người cần phù hợp với lứa tuổi, công việc, nơi chốn
- Ăn mặc lố lăng phản cảm là mặt trái của cách sử dụng trang phục, gây
ấn tượng xấu với người giao tiếp. Ảnh hưởng xấu:
+ Cái nhìn thiếu thiện cảm (phản cảm)
+ Biểu hiện lối sống thiếu văn hóa của con người
- Biểu hiện: quần đáy ngắn, đáy xệ, áo ngắn hở hang, đầu tóc bù xù, nhuộm,
nam giới đeo bông tai
-Trình bày nguyên nhân của hiện tượng
+ Do đua đòi, ăn chơi
+ Do ảnh hưởng của văn hóa, lối sống lệch lạc từ phương Tây, không phù hợp
với truyền thống văn hóa Việt Nam.
Cụ thể, những ảnh hưởng từ thần tượng: ca sĩ, diễn viên (khi chính những
người này cũng lệch lạc, xấu).
Như thế, đó là do nhận thức yếu kém.
+ Gia đình chưa quan tâm (dù trang phục gắn với nhân cách)
- Suy nghĩ, bài học từ hiện tượng:
+ Ăn cho mình, mặc cho người, cần có cách ăn mặc phù hợp với cuộc sống, với
truyền thống của dân tộc.
+ Mỗi người cần có hiểu biết để ăn mặc cho phù hợp, để lưu lại ấn tượng đẹp

với người giao tiếp.
Ví dụ với đề bài 5:
Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn
Đây là đề khó, hoàn toàn mở, vấn đề ở chỗ học sinh hiểu rằng: việc làm
tuy nhỏ bé nhưng thực ra có ý nghĩa lớn lao. Học sinh phải biết hệ thống hoá
dẫn chứng để phân tích và bàn luận xác đáng.
- Trước nhất, xác định được những hành động tưởng như nhỏ bé, nhỏ nhặt
nhưng lại có ý nghĩa lớn lao.
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 12
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
- Tiếp theo, xác định những hành động có ảnh hưởng xấu, tác hại lớn
nhưng người ta cho là chuyện nhỏ.
- Nguyên nhân của hai hiện tượng, biểu hiện trên.
- Nêu các ví dụ, phân tích, mô tả.
- Bàn luận và khẳng định, rút ra bài học: phải sống có ích từ những điều
thiết thực, dù đôi khi tưởng như là nhỏ bé.
3.3 Bài viết minh hoạ
Trong phạm vi chuyên đề, chúng tôi giới thiệu bài viết minh hoạ cho đề
số 5:
VIỆC LÀM NHỎ, Ý NGHĨA LỚN
Trịnh Văn Huy
Bài viết 908 chữ
Không biết đã đọc ở đâu, nhưng một câu nói đã để lại cho tôi ấn tượng
sâu sắc, xin được chép lại:
“Đừng thấy việc nhỏ mà không làm
Đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”
***
Cuộc sống văn minh hiện đại có nhiều điều kiện để con người hưởng thụ
nhưng mặt trái của nó có nhiều điều đáng bàn. Ví dụ như người ta quá sa đà

vào hưởng thụ mà trở nên tha hóa, thậm chí dẫn đến những tệ nạn xã hội.
Người ta lo toan đến cơm áo gạo tiền, lợi ích, địa vị của mình mà bất chấp tất
cả. Vì tiền, có người bỏ qua, quên tất những giá trị truyền thống văn hóa tốt
đẹp của dân tộc Thật sự, bộ phận người đó đang tồn tại trong xã hội và đây là
điều đáng lo ngại.
Tại sao họ lại như thế?
Vì thói ích kỉ, vì lợi ích nhóm mà họ đã cố tính cho qua những điều tưởng
như nhỏ nhặt.
Người ta quên đi những lời chào, phép xã giao tối thiểu. Cha ông ta từng
nói: Lời chào cao hơn mâm cỗ, hay : Lời nói chẳng mất tiền mua. Ắt ai cũng
hiểu và biết rằng lời nói là để giao tiếp. Vậy thì phải sử dụng lời nói cho đúng
nơi, đúng lúc. Vì khi đã nói ra, lời nói (phát ngôn) đâu là chuyện nhỏ nữa.
Người Trung Hoa nói: quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy, là vì vậy!
Khi Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập” trên quảng trường Ba Đình, Bác
vẫn không quên tới đối tượng đang lắng nghe, trực tiếp- đồng bào! Câu nói:
“Tôi nói đồng bào có nghe rõ không” có một ấn tượng rất lớn; dù, đôi khi rất
bình thường. Nhưng câu nói tưởng như bình thường ấy lại xuất phát từ tâm
khảm một con người vì đồng bào, vì dân tộc, vì nước. Nó xuất phát từ tình yêu
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 13
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
con người, tình yêu công lí, từ truyền thống nhân văn của dân tộc. Làm sao xem
đó là chuyện nhỏ!
Chúng ta không thể trở thành Hồ Chí Minh nhưng ở con người Hồ Chí
Minh có những điều tốt đẹp để chúng ta học. Một nhà báo nước ngoài đã nói
như vậy. Bác của chúng ta vĩ đại vì Bác biết, Bác đã thực hiện những công
việc của đời mình từ những gì tưởng như bình thường, nhỏ nhặt nhất!
Trở lại vấn đề, trong cuộc sống của chúng ta: đâu là việc nhỏ, đâu là việc
lớn? Thực tế không phải là việc nhỏ hay việc lớn tính theo số lượng mà vấn đề
nằm ở chỗ ta làm việc thế nào cho đúng, cho phù hợp với cuộc sống, hoàn cảnh,

đạo lí.
Lời chào thầy cô giáo, tiếng chào khách tới thăm trường của học sinh.
Một học sinh nhặt mẩu giấy vụn trên hành lang tới bỏ vào sọt rác. Sau
hành động đó có cả lời khen, có cái nhìn khác lạ và suy nghĩ: việc của lao công!
Một câu hỏi để tìm lời giải đáp cho một bài toán, bài văn với thầy cô
hoặc bạn bè.
Bọc một cuốn sách, giữ gìn nguyên vẹn sau một năm học, để có thể giúp
bạn nghèo lớp sau không tốn tiền mua.
Ai bảo đấy là những việc nhỏ mà không làm!?. Những hành động trên
chính là ý thức bảo vệ môi trường sống, là để tiếp thu tri thức nhân loại, là cách
sống chia sẻ: mình vì mọi người”!
Những điều đó đâu phải khó làm. Nhưng ai bảo đấy là việc nhỏ. Hãy
sống từ những điều rất nhỏ ấy, mình sẽ đúng là CON NGƯỜI (viết hoa).
Một thiếu nữ ở Bình Định cố tình và lạnh lùng giết người vì cho rằng
người kia đáng chết.
Công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải và 10 năm sau cũng khó khôi
phục lại môi trường sống nơi đây. Vì đỡ khoản phí bảo vệ môi trường, vì lợi ích
nhóm mà người ta xem đó là chuyện nhỏ.
Người ta dùng tiền mua bằng cấp, “ông tiến sĩ giấy” và cũng xem đó là
chuyện thường. Mục đích của họ mới là chuyện lớn. Người ta biết tác hại
không!?
Thử hình dung một người trẻ tuổi lẽ ra phải lao động để xây dựng cuộc
sống lại phải ngồi tù để trả giá cho tội ác.
Người dân sống với nghề chăn nuôi thủy sản của tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương, thành phố Hồ Chí Minh phải lao đao vì không thể làm ăn bình thường
khi mội trường nước ô nhiễm nặng.
Sẽ như thế nào nếu những người yếu, thiếu kiến thức, kĩ năng, thiếu tấm
lòng (kém tài-thiếu đức) mà đứng ở vị trí lãnh đạo. Họ làm giáo viên thì sẽ ra
sao nhỉ!? Những hành động và hậu họa sẽ chẳng ai lường được.
***

Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 14
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
Hãy sống và làm việc đúng nghĩa. Để sau một ngày làm việc ta không
phải ân hận và nuối tiếc vì những gì mình làm. Ta phải nghĩ, nên nghĩ đến công
việc cho ngày mai, nếu có thể. Đấy là ta đã sống cho mình, cho mọi người. đó
chính là việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Những cách thức, nội dung được trình bày ở trên đã được chúng tôi vận
dụng vào quá trình giảng dạy để phù hợp với thực tế nhà trường và nhu cầu của
xã hội. Tất nhiên, cách thực hiện để có hiệu quả thật sự vẫn là sự linh hoạt để
thích nghi và thể hiện sự sáng tạo của giáo viên trong kĩ năng -nghệ thuật sư
phạm.
- Phương pháp trên được chúng tôi đem giảng dạy thực nghiệm trong năm
2013-2014, ở hai lớp được đánh giá là học được nhất (12A) và lớp học yếu nhất
(12B3), kết quả như sau:
Lớp Sĩ số
Xác định đúng
luận đề, luận
điểm, dẫn chứng
và lập được dàn
ý.
Xác định được luận
đề, luận điểm, dẫn
chứng và lập được
dàn ý nhưng chưa
chú ý bàn luận.
Xác định được luận
đề, luận điểm, dẫn
chứng, nhưng chỉ

nêu biểu hiện, tác
hại.
Xác định được
luận đề, luận
điểm, dẫn chứng,
nhưng không lập
được dàn ý.
SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)
12A 40 15 37.5 15 37.5 7 17.5 3 7.5
12B3 35 6 17.1 14 40.0 10 28.5 5 14.2
- Các lớp không được giảng dạy theo cách thức chưa đổi mới với tiến trình,
yêu cầu luyện tập hàng loạt các đề bài trong sách giáo khoa và cũng được kiểm
tra nhanh với một bài tập đã cho ở hai lớp đã thực nghiệm theo phương pháp,
cách thức mới. Kết quả đạt được như sau:
(Lớp 12B4, 12B6)
Tổng số
học sinh
Xác định đúng luận
đề, luận điểm, dẫn
chứng, lập được dàn
ý
Xác định được luận đề,
luận điểm, dẫn chứng
và lập được dàn ý
nhưng chưa chú ý bàn
luận.
Xác định được luận đề,
luận điểm, dẫn chứng,
nhưng chỉ nêu tác hại
Xác định được luận

đề, luận điểm, dẫn
chứng, nhưng không
lập được dàn ý.
SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)
68 10 14.7 16 23.5 25 36.7 17 25.0
Kết quả bài viết số 2: Bài nghị luận về hiện tượng đời sống như sau:
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 15
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
Biểu 1:
Nhóm thực hiện
(12a, 12b3)
Tỉ lệ trung bình
trở lên
Tỉ lệ dưới
trung bình
Ghi chú
Số lượng 45 30 Tổng: 75
Tỉ lệ % 60% 40%
Biểu 2:
Nhóm không
thực hiện
(12b4, 12b6)
Tỉ lệ trung bình
trở lên
Tỉ lệ dưới
trung bình
Ghi chú
Số lượng 27 41 Tổng: 68
Tỉ lệ % 40% 60% (làm tròn số)

- Đối chiếu về kết quả giữa hai nhóm trên thì rõ ràng ở nhóm được giảng
dạy theo phương pháp mới, mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng nhận diện, phân
tích, bàn luận sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội cao hơn. ( Trên 60%
trung bình trong khi đó nhóm còn lại chưa thể đạt 40 % trên trung bình).
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Số liệu, kết quả của quá trình áp dụng thực hiện, các vấn đề đưa ra nghiên
cứu và thực hiện có sự kế thừa và có tính sáng tạo, thực tiễn; chất lượng học
sinh được nâng cao là hoàn toàn có thật, tin cậy. Đây là kết quả rất đáng mừng
đối với tình hình cụ thể của trường.
Chúng tôi mạnh dạn có những đề xuất, khuyến nghị sau:
-Đối với nhà trường: Quan tâm hơn tới công tác kiểm tra, đánh giá, đúc rút
kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy của giáo viên qua hình thức tổ chức báo
cáo chuyên đề cấp trường về các phương pháp, hình thức giảng dạy nâng cao
chất lượng có hiệu quả.
- Đề tài trên có thể sử dụng cho giáo viên trẻ tham khảo thêm để thấy rõ việc
kết hợp giữa lí thuyết (học ở Đại học) và thực tiễn giảng dạy.
Với giáo viên lâu năm, có thể đề tài này là một gợi ý để hiểu sâu hơn một vấn
đề thực tiễn mà nâng lên thành lí luận.
-Đối với Sở giáo dục đào tạo Đồng Nai: Tổ chức Hội nghị chuyên đề cấp
Tỉnh về kinh nghiệm dạy học để nhân rộng điển hình, để đồng nghiệp có điều
kiện trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy thiết thực, hữu ích phù hợp với cuộc
sống hơn.
Sở giáo dục cần có những kỉ luật hợp lí cho những sao chép “sáng kiến” để
đẩy lùi bệnh thành tích.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 16
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
1. Làm văn 12, Trần Đình Sử chủ biên, nxb Giáo dục, HN, 2000.
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK 12 môn Ngữ văn, Phan Trọng

Luận, Trần Đình Sử, nxb Giáo dục, HN, 2008
VII. PHỤ LỤC
Đây là bài tập sử dụng sau tiết 12: 
 !" GV đưa hình ảnh và nêu đề bài ở bảng phụ, HS sử dụng phiếu học tập để
viết.
+ Ô nhiễm làm cho môi trường sống đang bị huỷ hoại. Vậy môi trường sống
gồm những yếu tố nào?
+ Lập dàn ý đề bài: #$%&'()%%*'+,&-
.&/0 1 .
- Đáp án:
+ Môi trường sống là toàn bộ những yếu tố bao quanh cuộc sống của con
người và các sinh vật như: đất, nước, không khí,…
+ Dàn ý:
▪ Mở bài: Giới thiệu về tầm quan trọng của môi trường sống.
▪ Thân bài:
 Môi trường tự nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống con người.
 Hiện nay, môi trường đã và đang bị phá hủy, ô nhiễm ở nhiều nơi,
tác động xấu đến đời sống cộng đồng.
 Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nhận thức và hành
động sai trái của con người.
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 17
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
 Mỗi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên.
• Kết bài: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Đó cũng
là trách nhiệm lớn lao của thế hệ trẻ trong xã hội hiện nay.

Tân Phú ngày 15 tháng 5 năm 2014
Người thực hiện:
TRỊNH VĂN HUY

Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 18
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định vấn đề nghị luận và luận điểm,
luận cứ trong bài văn “nghị luận về hiện tượng đời sống” theo hướng mở
MỤC LỤC

Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: …………………………………………………… 1
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN……………………………………… 2
1. Cơ sở lí luận………………………………………………………………… 2
2. Cơ sở thực tiễn… ………………………………………………………… 2
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1.Các khái niệm cơ bản về văn nghị luận và bài văn nghị luận xã hội………….3
2.Các biện pháp thực hiện………………………………………………………5
2.1 Những biện pháp chung…………………………………………………….5
2.2 Những biện pháp cụ thể…………………………………………………… 6
2.2.1 Xác định vấn đề nghị luận…………………………………………………6
2.2.2 Xác lập luận điểm, xây dựng luận cứ………………………………… …6
3.Vận dụng vào thực tế………………………………………………………… 7
3.1 Xác định vấn đề nghị luận……………… …………………………………7
3.2 Xác lập luận điểm, xây dựng luận cứ……………………………………… 8
3.3 Bài viết minh hoạ…………………………………… ……………………13
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ……………………………………………… 15
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG……………………16
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
VII.PHỤ LỤC …………………………………………………………………17
MỤC LỤC……………………………………………………………… ……19
Người thực hiện: Trịnh Văn Huy-trường THPT Tôn Đức Thắng 19

×