Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Lý thuyết trường nghĩa và việc phân tích văn bản thơ cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.66 KB, 7 trang )

Lý thuyết trường nghĩa và việc phân tích văn
bản thơ cho học sinh trung học phổ thông



Hoàng Thị Hà


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Việt Hùng
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Trình bày cơ sở lý luận: Cơ sở ngôn ngữ học; cơ sở tâm lý và giáo dục
học. Thực trạng việc phân tích văn bản thơ ở nhà trường THPT và việc ứng dụng
trường nghĩa vào việc phân tích văn bản thơ. Đề xuất cách dạy ứng dụng trường
nghĩa vào phân tích văn bản thơ cho học sinh THPT. Thực nghiệm sư phạm: Thiết
kế giáo án thực nghiệm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, dạy thực nghiệm, kiểm
tra, đánh giá kết quả thực nghiệm.

Keywords. Ngữ văn; Phương pháp dạy học; Phân tích thơ; Lý thuyết trường nghĩa


Content
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trước sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức, giáo dục trong những năm qua đã có những
chuyển biến mạnh mẽ nhằm đào tạo những con người mới đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Trung tâm đổi mới của giáo dục là đổi mới hoạt động dạy học. Trong đó, dạy học theo
hướng tích hợp là một xu thế phổ biến trên thế giới. Dạy học theo hướng tích hợp là chìa


khoá để giải quyết mâu thuẫn giữa thời gian và nội dung dạy học, giữa nhu cầu của người hoc
và yêu cầu của người dạy
Dạy học văn cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Một trong những biểu hiện của sự tích
hợp trong bộ môn Ngữ văn là việc dạy phân môn Tiếng Việt phải gắn kiến thức về ngôn ngữ
với việc phân tích văn học và việc hình thành các kiến thức, kỹ năng tạo lập văn bản. Phân
môn tiếng việt giúp học sinh rèn luyện việc phân tích, thẩm nhận từ ngữ, lựa chọn, trau dồi từ
ngữ, phát triển các kỹ năng đặt câu. Thực chất là những kiến thức, kỹ năng hữu ích cho việc
tiếp nhận văn bản( tăng cường kỹ năng đọc - hiểu văn bản) cũng như cho việc tạo lập văn bản
(tăng cường kỹ năng làm văn). Ngược lại, ở những giờ đọc – hiểu về tác phẩm lại có giá trị
cung cấp những từ ngữ mang giá trị biểu cảm đặc sắc, có tác dụng rèn và phát triển ngôn ngữ.
Vì vậy, mang lai cho người học những lợi ích to lớn; mở rộng những kiến thức và kỹ năng
phong phú, đa dạng thích hợp với cuộc sống.
Dạy học theo tinh thần tích hợp ở nhà trường phổ thông đã trở nên thực sự cần thiết
nhằm tăng hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian. Dạy học tích hợp gắn nội dung dạy kiến
thức với nội dung rèn luyện kỹ năng, nội dung các môn học hỗ trợ lẫn nhau, đơn vị kiến thức
sau bao hàm những kiến thức kỹ năng đã học trước nhưng ở mức cao hơn và sâu hơn theo
nguyên tắc đồng tâm và phát triển.
Tuy nhiên, dạy học theo hướng tích hợp ở THPT còn nhiều bất cập do việc biên soạn
mảng ngôn ngữ còn trống và lặp lại chương trình cấp dưới, chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa mảng ngôn ngữ và văn học
1.2. Hơn nữa, khoa học hiện đại ngày càng mang tính liên ngành. Văn học và ngôn ngữ lại là
hai ngành khoa học có quan hệ ngày càng gắn bó chặt chẽ do đối tượng của ngôn ngữ được
mở rộng. Ngôn ngữ không chỉ được nghiên cứu trong sự tồn tại mang tính hệ thống dưới
dạng tĩnh mà ngôn ngữ được đặt trong hoạt động hành chức ở trạng thái động. Vì vậỵ, việc
vận dụng những thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ vào quá trình nghiên cứu văn học là hết
sức cần thiết. Vận dụng các kiến thức ngôn ngữ vào nghiên cứu văn học không chỉ là cơ sở
giúp văn học giải thích các hiện tượng ngôn ngữ mà còn giúp văn học giải thích được chính
văn học. Cơ sở ngôn ngữ học có thể hỗ trợ cho văn học đạt được mục đích của mình nhưng
ngược lại bản thân ngôn ngữ học khi nghiên cứu văn học cũng sẽ nhận ra được những quy
tắc, những nhân tố góp phần tự phát triển mình. “Một nhà ngôn ngữ không biết gì tới các

chức năng thi ca và một nhà văn học mà thờ ơ với các vấn đề ngôn ngữ thì đều lỗi thời như
nhau”( Jacopson-“Ngôn ngữ và thi ca”,Tài liệu dịch ĐHTH Hà Nội).
Việc ứng dụng những thành tựu của ngôn ngữ vào phân tích văn học mở ra những hướng tiếp
cận, giải mã mới cho các văn bản văn học, đặc biệt là thơ.
Việc đọc hiểu các văn bản thơ chiếm một tỷ lệ khá lớn trong chương trình THPT. Phân tích
văn bản thơ là một công việc thường xuyên và không kém phần khó khăn phức tạp của người
dạy và người học. Giải mã ngôn ngữ thơ sao cho đúng, trúng tư tưởng, chủ đề tác phẩm, sao
cho ra cái được biểu hiện, mạch ngầm văn bản của một thứ ngôn ngữ đa nghĩa, cô đọng, hàm
súc, giàu hình ảnh như thơ bằng một con đường gần nhất. Đấy là điều người viết hết sức quan
tâm.
1.3. Một vấn đề cốt lõi của ngôn ngữ học là ngữ nghĩa học vẫn luôn được lưu tâm, việc
nghiên cứu đã đạt được những thành tựu quan trọng trong đó lý thuyết như lý thuyết về
trường nghĩa( trường từ vựng ngữ nghĩa) là đối tượng được các nhà nghiên cứu quan tâm từ
rất lâu. Nghiên cứu trường nghĩa (trường từ vựng ngữ nghĩa) sẽ làm sáng tỏ các mối quan hệ
ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng. Đặc biệt, nếu đặt các từ của trường nghĩa trong hoạt động,
người nghiên cứu sẽ có điều kiện phát hiện ra quy luật chuyển hóa từ trạng thái tĩnh sang
trạng thái động, qua đó phát hiện ra các đặc điểm sử dụng của từ ngữ.
1.4. Phân tích văn bản thơ trong chương trình THPT đã có rất nhiều cách tiếp cận như tiếp
cận từ thể loại, từ hệ thống thi pháp. Cùng với việc tiếp cận văn bản từ các yếu tố ngoài văn
bản thì việc tiếp cận văn bản thơ từ chính hệ thống ngôn ngữ ( yếu tố nội tại của văn bản)
trong mối quan hệ với các yếu tố ngoài văn bản là một công việc hết sức quan trọng. Vì khi
phân tích văn bản thơ, ngoài những yếu tố cần tìm hiểu như: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể
loại thì việc phân tích chính ngôn bản như câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu…là hết sức cần thiết,
đặc biệt là tìm ra nội dung cái được biểu đạt, mạch ngầm văn bản đằng sau những câu chữ cụ
thể.
Ngôn ngữ thơ, đặc biệt là thơ trữ tình nghiêng về biểu hiện với việc tổ chức kép các
lượng ngữ nghĩa vừa là một thử thách với người đọc, vừa là vẻ đẹp độc đáo, thú vị của thứ
ngôn ngữ “ý tại ngôn ngoại”.
Tuy nhiên, trong quá trình dạy học văn ở nhà trường THPT, do thói quen của lối dạy
học cũ (tách rời các phân môn) và đặc biệt là việc phân tích văn bản thơ theo lối cảm tính,

tách rời từng yếu tố ngôn ngữ riêng biệt mà không đặt trong một hệ thống gắn với chủ đề, đề
tài nên việc phân tích đi chệch khỏi mạch ngầm văn bản, địa hạt nội dung cái được biểu đạt
mà tác giả muốn truyền tải tới người đọc.
1.5. Ứng dụng lí thuyết trường nghĩa vào phân tích văn bản thơ không chỉ hướng đến việc
rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ vào việc tiếp nhận văn bản sao cho có hiệu quả mà còn
có hiệu lực lớn trong việc phân tích, giải thích sự dùng từ nhất là cách diễn đạt chứa các hiện
tượng ngôn ngữ bất thường trong các văn bản thơ. Không chỉ ở việc tiếp nhận mà sử dụng lí
thuyết trường nghĩa vào phân tích văn bản thơ còn giúp cho học sinh khả năng tạo lập ( sản
sinh) lời nói thông qua một giờ dạy tác phẩm văn chương. Là một hoạt động hữu hiệu đối với
quá trình huy động và lựa chọn từ ngữ thích hợp nhất với nội dung cần diễn đạt. Chỉ huy
động đủ các từ ngữ thuộc về trường nghĩa, người viết mới dễ dàng tìm từ ngữ thích hợp để
tạo lời.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu các tác phẩm thơ
Thơ ca ra đời từ rất sớm và là hiện tượng độc đáo của văn học. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu lớn, nhiều hướng tìm tòi để giải mã các tác phẩm thơ.
Từ thời cổ đại Điđơrô đã bàn nhiều đến những vấn đề của thi ca. Có thể nói, học thuyết của
họ là tiền thân của ngành khoa học gọi là thi pháp học. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu
về thơ như: “Nghệ thuật thơ ca” của Aritxtôt, “Thi pháp học” của Tz Todrov, “Ngôn ngữ và thơ ca”
của Jakobson v.v
Hiện nay, việc nghiên cứu văn học, trong đó có thi ca từ hướng tiếp cận của “Thi pháp
học” đang được quan tâm. Từ những thành tựu của môn khoa học này,các công trình nghiên
cứu đã phát hiện ra nhiều điều mới về thơ,tạo cho người đọc một môi trường giao tiếp thuận
lợi để tiếp xúc với thơ. Tuy khái niệm “Thi pháp” rộng hẹp khác nhau, trong nghiên cứu cũng
không giống nhau (từ kí hiệu học, ngôn ngữ học, lí luận văn học…) nhưng các công trình đều
coi tổ chức ngôn ngữ là trung tâm của thi pháp thơ.
Đặc biệt, là từ sự ra đời của chủ nghĩa cấu trúc ở những năm sáu mươi của thế kỷ XX
tại Pháp. Tư tưởng cấu trúc bắt đầu từ lý thuyết ngôn ngữ học của F.de Saussure.Chủ nghĩa
cấu trúc trong văn học bắt nguồn từ chủ nghĩa hình thức Nga, là sự vận dụng lý thuyết ngôn
ngữ vào văn học với các đại diện tiêu biểu như R.Jakobson,Iu.Tưnhanốp, Mucarốpxki.

R.Jakobson đi tìm các nguyên tắc tạo ra văn bản thơ làm nên “tính thơ”, “tính văn học” để
phân biệt văn bản văn học với phi văn học, mà tính văn học, tính thơ là do cách cấu tạo chất
liệu ngôn ngữ mà thành. Mục tiêu số một của thi pháp học cấu trúc là tìm ra mô hình cấu trúc
của văn bản, từ đó tìm cách để giaỉ mã văn bản. Lý thuyết đọc của chủ nghĩa cấu trúc kết hợp
với ký hiệu học nghệ thuật chú ý thêm phần ngữ nghĩa học và dụng học, trong đó phương
diện ý nghĩa, tạo nghĩa đóng vai trò quan trọng. Mà nói đến ý nghĩa thì cấu trúc học phải mở
ra, biến đổi, chứ không khép kín, bất biến như trường phái hình thức Nga và phê bình mới
Anh, Mỹ quan niệm.
Chủ nghĩa cấu trúc ra đời có ảnh hưởng rất lớn tới việc nghiên cứu, giải mã tác phẩm
thơ. Mở ra nhiều hướng tiếp cận mới mang tính liên ngành cho hai ngành khoa học ngôn ngữ
và văn học.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay việc tiếp cận thơ ca từ góc độ ngôn ngữ chưa thực sự
được quan tâm đúng mức. Ngoại trừ một số bài báo đăng rải rác trên các tạp chí (“Ngôn ngữ
thơ mới và ngôn ngữ thơ kháng chiến”-T.S Vũ Duy Thông, Tạp chí ngôn ngữ số1/2001;
“Một cách nói của ngôn ngữ thơ”- Hồng Diệu, Tạp chí ngôn ngữ số3/2001, “Ngôn ngữ thơ
hiểu thế nào cho phải?”-Trần Nhuận Minh,Tạp chí ngôn ngữ số6/2001; “Ngôn ngữ và nhà
thơ” -Đào Duy Hiệpv.v ) Chỉ đi vào một số mặt về ngôn ngữ của mảng thơ kháng chiến, về
một cách sử dụng số từ trong thơ Nguyễn Bính, một cách lý giải về ngôn ngữ thơ, một ý kiến
bàn luận về ngôn ngữ thơ, một nhận định về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ngôn ngữ thơ,
giữa ngôn ngữ thơ và nhà thơ trong công việc sáng tạo v.v
Chỉ thấy một số ít chuyên luận đi vào miêu tả những hoạt động của ngôn ngữ thơ ca
dưới các góc độ khác nhau :Bùi Công Hùng-Góp phần tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ
ca, H, 1989. Phan Ngọc-Góp phần tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, H,
1985. Nguyễn Phan Cảnh- Ngôn ngữ thơ,H, 1987. Hữu Đạt- Ngôn ngữ thơ ca Việt Nam,
Viện Hàn lâm khoa học Nga,M, 1993. Và một số luận văn, luận án nghiên cứu ngôn ngữ
nghệ thuật của từng tác giả khác nhau như: “Ngôn từ nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính”,
“Tìm hiểu ngôn từ thơ Hàn Mặc Tử” v.v
2.2. Lịch sử nghiên cứu văn học dựa trên trường nghĩa
Trường nghĩa và việc nghiên cứu trường nghĩa đã có từ lâu.Song, việc nghiên cứu sự
hành chức của một trường nghĩa mới đang ở giai đoạn đầu.

Trước tiên phải kể đến công trình của nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu, song song với việc
nghiên cứu, giới thiệu về trường nghĩa và các ứng dụng của nó, ông cũng đề cập đến việc ứng
dụng trường nghĩa vào phân tích văn học.
Trên tạp chí ngôn ngữ số 3 năm 1974, Đỗ Hữu Châu có bài viết “Trường từ vựng ngữ
nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm văn học nghệ thuật”. Ngoài ra trong các cuốn sách
của ông như “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” (NXBGD,1999), “Từ vựng học tiếng Việt”
(NXB ĐHSP, 2004) Sau khi trình bày lí thuyết về trường nghĩa tác giả cũng gợi mở hướng
nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm văn học theo trường nghĩa bằng việc lựa chọn một số trích
đoạn văn chương để phân tích. Nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở hướng gợi mở.
Đỗ Việt Hùng trong bài viết “Một số khía cạnh ứng dụng trường nghĩa trong hoạt động
giao tiếp (Tạp chí ngôn ngữ số 3 năm 2010) cũng đề cập đến việc ứng dụng trường nghĩa
trong quá trình tạo lập, sản sinh lời nói và quá trình lĩnh hội, tiếp nhận lời nói, trong đó quá
trình tiếp nhận và phân tích lời nói nhất là cách diễn đạt chứa hiện tượng ngôn ngữ bất
thường đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên Đỗ Việt Hùng mới chỉ đề cập đến sự ứng dụng
của lý thuyết trường nghĩa trong hoạt động giao tiếp nói chung, đồng thời cũng chỉ ra rằng:
“Quan hệ trường nghĩa giữa các từ ngữ trong từ vựng không chỉ là một bằng chứng về tính
hệ thống của từ vựng mà việc sử dụng tốt các quan hệ trường nghĩa còn có tính hành dụng
cao trong cả hai quá trình giao tiếp là tạo lập lời nói và lĩnh hội, phân tích các giá trị diễn
đạt nhất là các giá trị diễn đạt văn chương”[17, 13].
Tác giả Phạm Minh Diện trong luận văn thạc sỹ “Tìm hiểu một số phương pháp phân
tích ngôn ngữ tác phẩm văn học( một thử nghiệm so sánh các phương pháp qua việc phân
tích một bài thơ)” (1985) đã phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu theo một số hướng phân
tích của các tác giả Hoàng Tuệ, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Thái Hòa và theo trường từ vựng-
ngữ nghĩa của Đỗ Hữu Châu. Người viết luận văn này cũng đã nhận xét rằng: “Phương pháp
ngôn ngữ học thực thụ (như phương pháp ngữ nghĩa học của Đỗ Hữu Châu) bao giờ cũng
cho phép ta bắt đầu từ các từ ngữ với những ý nghĩa rõ ràng của nó, trên cơ sở đó mới tuần
tự chỉ ra các lớp nghĩa do phối hợp hay do đối lập với ngữ cảnh. Bởi vậy những hình ảnh,
cảm xúc bao giờ cũng hiện ra với tư cách là những “ý nghĩa” thuộc các lớp khác nhau. Và
cũng do vậy, chúng có một cấu trúc cực kỳ tinh vi, phức tạp nhưng lại khá rõ ràng. Đó chính
là chỗ mạnh của phương pháp ngữ học”[ 12, 46 ] Cũng theo người viết luận văn trên, tuy

phương pháp này không phải không có hạn chế( tác phẩm bị chẻ ra thành những yếu tố nhỏ,
dễ làm mất tính chỉnh thể) nhưng sự phân tích lại đạt tới trình độ chính xác, khoa học như
vậy là khá tối ưu.
Trong luận văn này, tác giả mới thử nghiệm phân tích một số tác phẩm thơ ca nhưng
còn hết sức sơ lược về hướng phân tích văn học theo trường nghĩa, việc phân tích lại chủ yếu
nhằm so sánh giữa các phương pháp nên chưa thực sự đi sâu vào hướng phân tích này.
Tuy nhiên, việc ứng dụng trường nghĩa như môt phương pháp vào dạy học bộ môn Ngữ
văn, đặc biệt là ngôn ngữ thơ cho học sinh trong nhà trường THPT thì vẫn còn là một khoảng
trống, Đây là công việc người viết muốn tìm tòi đi sâu nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đề xuất một hướng tiếp cận văn bản thơ cho học sinh nhà trường THPT,
phân tích ngôn ngữ thơ dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng (trường ngữ
nghĩa) với đề tài, chủ đề của văn bản thơ.
Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu chung, trong qua trình triển khai nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung
giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây.
3.1. Phân tích ngôn ngữ thơ đặt trong mối quan hệ với các trường nghĩa:
Trường nghĩa biểu vật
Trường nghĩa biểu niệm
Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang)
Trường nghĩa liên tưởng.
3.2. Chỉ ra các hiện tượng sử dụng đúng trường nghĩa, chuyển trường nghĩa.
Từ đó lí giải các biện pháp tu từ các hiện tượng lệch trường trong ngôn ngữ thơ. Từ đó tìm ra
mạch ngầm văn bản, cái được biểu đạt của ngôn ngữ thơ
3.3. Chỉ ra hướng tiếp cận văn bản thơ từ lí thuyết trường nghĩa
Xác định chủ đề, đề tài Xác lập các trường nghĩa giúp cho việc phân tích ngôn ngữ
thơ chính xác, rõ ràng, khoa học tránh tùy tiện chủ quan.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: đề tài giải quyết 3 mục tiêu ,nghiên cứu đề ra ở mục 3
- Giới hạn trong mục tiêu nghiên cứu; văn bản thơ ở chương trình THPT gồm ca dao, thơ
trung đại Việt Nam, thơ hiện đại Việt Nam, thơ nước ngoài

5. Mẫu khảo sát
Hoạt động dạy học văn học cụ thể là dạy học văn bản thơ ở nhà trường THPT.
6. Vấn đề nghiên cứu
Ứng dụng lý thuyết trường nghĩa như thế nào vào hoạt động phân tích thơ ở nhà
trường THPT ?.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Ứng dụng lí truyết trường nghĩa vào phân tích văn bản thơ cho học sinh trong nhà trường
THPT là phương pháp phân tích ngôn ngữ thơ đặt các đơn vị ngôn ngữ trong tính hệ thống
(trường từ vựng ngữ nghĩa) gắn với chủ đề đề tài để lí giải các hiện tượng dùng từ và tìm mạch
ngầm văn bản của ngôn ngữ thơ
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu về trường nghĩa và ngôn ngữ thơ.
- Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn qua hoạt động giảng dạy của bản thân và đồng
nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu và so sánh giữa hai phương pháp giảng dạy. Dạy ngôn ngữ thơ
với việc xác lập các trường nghĩa với cách dạy tự do không xác lập trường nghĩa.
9. Đóng góp của đề tài
Về phương diện lí luận: Đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ phương
diện lí luận trong khoa học nghiên cứu văn học, đặc biệt là ngôn ngữ thơ, lí luận về phương
pháp phân tích văn bản thơ ở nhà trường THPT. Việc sử dụng lý thuyết trường nghĩa như
một phương pháp phân tích văn bản thơ cho học sinh THPT
Về phương diện thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ những
thành tựu ứng dụng của khoa học ngôn ngữ vào nghiên cứu văn học, phục vụ hoạt động dạy
học văn trong nhà trường THPT. Những giải pháp đưa ra sẽ có tác dụng thiết thực đối với
giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh phân tích văn bản thơ trong nhà trường THPT.
10. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng và đề xuất cách dạy văn bản thơ ứng dụng lý thuyết trường

nghĩa
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm



References
1. Phạm Thị Kim Anh. Tín hiệu thẩm mỹ thuộc trường nghĩa cây trong thơ Việt Nam.
Luận án tiến sĩ. ĐHSP.H, 2005
2. Aristote. Nghệ thuật thơ ca. Nxb văn học. H, 1999
3. Nguyễn Phan Cảnh. Ngôn ngữ thơ. Nxb văn hóa thông tin. H, 2001
4. Nguyễn Huy Cẩn. (chủ biên) Ngôn ngữ học, một số phương diện nghiên cứu liên
nghành. Nxb khoa học xã hội. H, 2008
5. Đỗ Hữu Châu. Cở sở ngữ nghĩa học từ vựng. NxbGD,1998
6. Đỗ Hữu Châu. Từ vựng học tiếng Việt.NXBĐHSP.H, 2004
7. Đỗ Hữu Châu. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Nxb Đại học Quốc Gia Hà nội. H,
1996
8. Đỗ Hữu Châu. Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ
thuật. Ngôn Ngữ số 3,1974
9. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường.
NxbGD. H,2009
10. Phạm Minh Diện. Tìm hiểu một số phương pháp phân tích ngôn ngữ tác phẩm văn
học( thử nghiệm so sánh các phương pháp qua việc phân tích một bài thơ). Luận văn
thạc sỹ ĐHSP.H,1985
11. Hồng Diệu. Một cách nói của ngôn ngữ thơ. Tạp chí ngôn ngữ số3, 2001
12. Hữu Đạt. Ngôn ngữ thơ Việt Nam. NxbGD. H,1996
13. Hà Minh Đức. Lý luận văn học.NxbGD.H,1995
14. Fde.Saussure. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Nxb Khoa học xã hội, 2005
15. Phạm Nhị Hà. Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ màu sắc trong thơ Xuân Quỳnh. Luận
văn thạc sỹ khoa học Ngữ Văn. ĐHSP. H,2004
16. Nguyễn Thái Hòa. Tìm cái mới trong biểu đạt thơ Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua. Tạp

chí văn học số 7
17. Đỗ Việt Hùng- Nguyễn Thị Ngân Hoa. Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác
phẩm văn học. Nxb Đại học Quốc Gia Hà nội. H, 2003
18. Đỗ Việt Hùng. Một số khía cạnh ứng dụng trường nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
Tạp chí ngôn ngữ số 3 , 2010
19. Đỗ Việt Hùng. Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong việc dạy học tiếng
Việt. Nxb Giáo dục. H.1998
20. Jakôbsơn, R. Ngôn ngữ học và thi học. Tạp chí ngôn ngữ số 14, 2001
21. Jakôbsơn,R. Thơ của ngữ pháp và ngữ pháp của thơ. Tạp chí văn học số12, 1998
22. Jakôbsơn.R. Thơ là gì? Tạp chí văn học số 12, 1996
23. Jonh Lyons. Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết. NxbGD, 1996
24. Jung. C.G. Quan hệ của tâm lý học phân tích và sáng tạo nghệ thuật thơ ca, Tạp chí
văn học số 2, 1995
25. Nguyễn Trọng Khánh. Phân tích tác phẩmvăn học trong nhà trường từ góc độ ngôn
ngữ. Nxb Giáo dục. H, 2008
26. Nguyễn Xuân Kính. Thi Pháp Ca dao. Nxb Đại Học Quốc Gia.H, 2006
27. Lajos, Nyiro. Việc phân tích tác phẩm văn học theo ngữ nghĩa học. Tạp chí văn học
số 6 , 1978
28. Mã Giang Lân. Nhận xét ngôn ngữ thơ Việt Nam. Tạp chí văn học số3 ,2003
29. Likhasôp.Đ. Về đặc trưng của từ ngữ nghệ thuật. Tạp chí văn học số6, 1980
30. Phương Lựu . Tiếp nhận văn học .GD, 1997
31. Phan Trọng Luận (Chủ biên). Phương pháp dạy học văn (tập 1,2).Nxb
ĐHSP.H,2008
32. Trần Nhuận Minh. Ngôn ngữ thơ, hiểu thế nào cho phải? Tạp chí ngôn ngữ số6
,2001
33. Nguyễn Xuân Nam, Thơ, tìm hiểu và thưởng thức. NXBTác phẩm mới, 1985
34. Nguyễn Thanh Nga. Phương thức chuyển nghĩa và tạo đơn vị từ vựng mới trên cơ sở
nghĩa biểu trưng trong giao tiếp lời nói hằng ngày. Tạp chí ngôn ngữ số 4, 2001
35. Phan Ngọc. Thơ là gì?Tạp chí văn học số 1, 1991
36. Solncev VM. Về các huyền thoại ngôn ngữ học. Tạp chí ngôn ngữ số 1, 1992

37. Trịnh Thanh Sơn. Bàn về ngôn ngữ thơ. Tạp chí ngôn ngữ số6 ,2001
38. Trần Đình Sử. Những Thế giới nghệ thuật thơ. NXBGD-Hội Nhà văn,1995
39. Trần Đình Sử. Một số vấn đề thi pháp học hiện đại. Vụ giáo viên. H, 1993
40. Trần Đình Sử. Ngôn ngữ với việc lĩnh hội tác phẩm thơ. Tạp chí Văn Học số
10/1999
41. Trần Đình Sử. Tính mơ hồ, đa nghĩa của văn học. Tạp chí văn học. Số1/1996
42. Bùi Minh Toán. Những mối quan hệ hệ thống của ngôn ngữ và việc phân tích ngôn
ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học. Tạp chí ngôn ngữ số3,1989
43. Bùi Minh Toán. Từ trong hoạt động giao tiếp. Nxb GD, 1999
44. Nguyễn Bá Thành. Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại. NxbVăn học.H,
1996
45. Trần Khánh Thành.Vài nét về hướng sáng tạo trong ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện
đại. Tạp chí văn học số 2, 1982
46. Trần Ngọc Thêm. Suy nghĩ về một phương pháp phân tích văn bản thơ.Tạp chí văn
học số 5, 1981
47. Lã Nhâm Thìn. Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại.
NxbGD.H, 2009
48. Vũ Duy Thông. Ngôn ngữ thơ Mới và ngôn ngữ thơ kháng chiến. Tạp chí ngôn ngữ
số 1 , 2001
49. Đỗ Lai Thúy. Con mắt thơ. Nxb Lao động. H,1992
50. Hoàng Trinh . Thơ và hình thức thơ.Tạp chí Văn học số1, 1983
51. Trung Tâm Ngữ Văn. Mấy vấn đề về ngôn ngữ học và văn học. Nxb Khoa học xã
hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh , 1997
52. Lê Dục Tú . Về một số đặc điểm của thơ hôm nay. Tạp chí văn học số 3, 1992
53. Nguyễn Như Ý(chủ biên). Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học.NxbGD, 2003





×